You are on page 1of 6

BÁO CÁO ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN TỈNH HẢI DƯƠNG NĂM 2021

1.Địa hình:

+ Hải Dương có diện tích 1.662 km², là tỉnh có diện tích trung bình trong số các tỉnh thành ở Việt Nam, được
chia làm 2 vùng: vùng đồi núi và vùng đồng bằng. Vùng đồi núi nằm ở phía bắc của tỉnh thuộc thành phố Chí
Linh và thị xã Kinh Môn, chiếm khoảng 11% diện tích tự nhiên. Đây là vùng đồi núi thấp, phù hợp với việc
trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ và cây công nghiệp ngắn ngày. Vùng đồng bằng còn lại chiếm 89% diện tích tự
nhiên do phù sa sông Thái Bình bồi đắp, đất màu mỡ, thích hợp với nhiều loại cây trồng, sản xuất được nhiều

vụ trong năm.

Page 1 of 6
2. Khí hậu:

+ Hải Dương nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, chia làm 4 mùa rõ rệt (mùa xuân, mùa hạ, mùa thu,
mùa đông).

+Vào giai đoạn từ tiết lập xuân đến tiết thanh minh (khoảng đầu tháng 2 - đầu tháng 4 dương lịch) có hiện
tượng mưa phùn và nồm là giai đoạn chuyển tiếp từ mùa khô sang mùa mưa. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5
đến tháng 9 hàng năm.

+ Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.300 – 1.700 mm. Các huyện, thị phía Bắc tỉnh có lượng mưa thấp dưới
1500mm do địa hình khuất dãy núi Đông Triều và dãy núi Kinh Môn. Khu vực phía Bắc tỉnh Hải Dương cùng
với phía Đông tỉnh Bắc Giang, Lạng Sơn, phía Đông tỉnh Cao Bằng là những khu vực khuất gió mùa mùa hạ,
nhận được ít hơi ẩm, nên lượng mưa trung bình năm thường thấp hơn các nơi khác cùng ở miền Bắc. Thành
phố Hải Dương có lượng mưa trung bình năm thấp nhất so cùng các thành phố ở vùng đồng bằng sông Hồng.

+Nhiệt độ trung bình: 23,3 °C

+Số ngày trời nắng trong năm: 1.600 - 1750 giờ (cao ở các huyện phía Bắc, giảm dần tại các huyện phía
Nam)

+ Độ ẩm tương đối trung bình: 85 – 87%

Page 2 of 6
+ Khí hậu thời tiết thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, bao gồm cây lương thực, thực phẩm và cây ăn quả,
đặc biệt là sản xuất cây rau màu vụ đông.

3. Vị trí địa lý:

+ Hải Dương là một tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng

+ Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Hải Dương, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 57 km về
phía tây, cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 45 km về phía đông, có vị trí địa lý:

Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang


Phía Đông giáp tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng
Phía Tây giáp tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Hưng Yên
Phía Nam giáp tỉnh Thái Bình

+ Các điểm cực của tỉnh Hải Dương: Điểm cực Bắc tại: xã Hoàng Hoa Thám, Thành phố Chí Linh
Điểm cực Tây tại: xã Cẩm Hưng, huyện Cẩm Giàng
Điểm cực Đông tại: phường Minh Tân, Thị xã Kinh Môn
Điểm cực Nam tại: xã Hồng Phong, huyện Thanh Miện

Page 3 of 6
4. Tài nguyên đất

+Tổng diện tích đất là 165.477 ha


+đất nông nghiệp 106.577 ha
+đất phi nông nghiệp 58.165 ha
+đất chưa sử dụng 735 ha
=> Để phát triển công nghiệp, Hải Dương cần huy động và sử dụng lượng lớn nguồn lực đất đai.

5. Tài nguyên nước Tỉnh

+ Hải Dương có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, với tổng số 14 sông lớn có chiều dài khoảng 500 km và
trên 2.000 km sông nhỏ chảy theo hướng chính là Tây Bắc - Đông Nam
+Lớn nhất là sông Thái Bình qua địa phận tỉnh với chiều dài 64 km (điểm đầu từ phường Phả Lại, thị xã Chí

Page 4 of 6
Linh và điểm cuối tại xã Vĩnh Lập, huyện Thanh Hà) cùng với các phân lưu sông Kinh Thầy, sông Kinh Môn,
sông Lai Vu, sông Gùa, sông Hàn Mẫu, sông Mạo Khê… và các sông thuộc hệ thống thủy nông Bắc Hưng
Hải.
+ Hệ thống các sông chính có dòng chảy tự nhiên, phụ thuộc vào mùa mưa, lũ trên lưu vực và sự điều tiết
của các hồ chứa ở thượng nguồn sông Thái Bình, tập trung chủ yếu ở các huyện phía Đông Nam của tỉnh

6. Khoáng sản tỉnh Hải Dương:

- Khoáng sản tỉnh Hải Dương khá đa dạng, có giá trị nhất là loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng, đóng góp
quan trọng cho phát triển kinh tế tỉnh.

- Qua nghiên cứu, điều tra, tìm kiếm thăm dò khoáng sản trong phạm vi tỉnh đã phát hiện được 24 loại hình
khoáng sản bao gồm:
+ than đá, sắt, đồng, thủy ngân, bauxit, phosphorit, than bùn, sét chịu lửa, dolomit, keratophyr, đá vôi xi
măng, sét silic phụ gia xi măng, sét gạch ngói, cát xây dựng, đá vôi xây dựng, cuội kết thạch anh, thạch anh
tinh thể, cuội sỏi, quarzit.

- Khoáng sản trọng tâm là sét gốm sứ và vật liệu xây dựng. Đã xác định được 91 mỏ và điểm quặng được
chia làm 4 nhóm:
+Nhóm nhiên liệu
+ Nhóm khoáng sản kim loại
+Nhóm khoáng sản không kim loại
+ nhóm khoáng chất công nghiệp
+ Nhóm nước nóng – khoáng.

-Trong số các khoáng sản nêu trên, một số đã được khai thác sử dụng với qui mô lớn như sét chịu lửa, đá vôi
xi măng, sét xi măng, bauxit, số còn lại cần tiếp tục nghiên cứu khai thác để đáp ứng yêu cầu phát triển một
số ngành công nghiệp trong tỉnh.

Page 5 of 6
Page 6 of 6

You might also like