You are on page 1of 110

ĐỒ ÁN TỔNG HỢP THOÁT NƯỚC

LỜI MỞI ĐẦU


Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường cùng quý thầy, cô
trường Đại Học Xây Dựng Miền Tây, khoa hạ tầng đô thị đã trang bị hành trang vững
chắc bước vào thực tế. Em xin chân thành cảm ơn thầy Trần Thanh Thảo đã giảng
dạy và là giáo viên hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đồ án để em hoàn
thành đồ án môn học. Với sự tận tình dìu dắt dạy bảo của Thầy đã bổ sung những lổ
hỏng mà em gặp phải, nó sẽ là vốn kiến thức thực tế giúp em tự tin hơn trong công
việc sau này. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện do kiến thức còn hạn chế, đồ án còn
nhiều thiếu sót. Em mong nhận được sự đóng góp quý báo của thầy để đồ án được
hoàn thiện hơn. Sau cùng em xin kính chúc Thầy, cùng toàn thể quý Thầy Cô khoa hạ
tầng đô thị, trường Đại Học Xây Dựng Miền tây nhiều sức khỏe, thành công trong việc
và cuộc sống.
Em xin chân thành biết ơn!
Sinh viên thực hiện

NGUYỄN HUỲNH DUY TÂN

GVHD: TRẦN THANH THẢO


SVTH: NGUYỄN HUỲNH DUY TÂN Trang 1
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP THOÁT NƯỚC

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CHUNG VỀ ĐIỀU KHU VỰC


THIẾT KẾ
I. Đặc điểm chung của khu vực thiết kế.
1. Điều kiện tự nhiên
 Vị trí địa lý

Phía Bắc giáp sông Cu Đê, phía Nam giáp đường 40m nối khu dân cư Nam Ô với
đường cao tốc Liên Chiểu - Dung Quất, phía Đông giáp khu dân cư Nam Ô và đường
quốc lộ 1A, phía Tây giáp đường cao tốc Liên Chiểu - Dung Quất.
Khu đất trong phạm vi nghiên cứu quy hoạch được giới hạn bởi các mốc 1-33;
thuộc địa phận phường Hoà Hiệp - quận Liên Chiểu và xã Hoà Liên - huyện Hoà
Vang; có diện tích là 74.526.618m2. Phần đất được quy hoạch, kiến nghị đầu tư xây
dựng có diện tích là 3.966.728 m2.
 Địa hình, địa mạo:
Nhìn chung địa hình khu vực nghiên cứu tương đối bằng phẳng, hơi dốc thoải
dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Trong khu đất có những luồng lạch nước hình
thành hệ thống thoát nước tự nhiên. Đảo Thuỷ Tú do phù sa tích tụ bồi đắp.
 Đặc điểm khí hậu: Khu vực này thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa
đông lạnh vừa. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12, mùa khô
từ tháng 1 đến tháng 8. Độ ẩm không khí trung bình là 82%.

GVHD: TRẦN THANH THẢO


SVTH: NGUYỄN HUỲNH DUY TÂN Trang 2
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP THOÁT NƯỚC

Lượng mưa trung bình hàng năm vùng hạ lưu sông Cu đê là xấp xỉ 5000
mm/năm.Nhiệt độ trung bình năm là 25,90C.
Nhiệt độ hàng năm dao động từ 210C (tháng 1) đến 290C (tháng 7).
Nhiệt độ trung bình của khu vực về mùa hè là 280C.
Nhiệt độ trung bình của hỗn hợp nước thải sinh hạt và sản xuất về mùa đông là
210C, Nhiệt độ trung bình của nước sông về mùa hè là 230C.
Hướng gió thịnh hành là gió Đông (tần suất 30%), gió Bắc (tần suất 25%), gió
Tây Bắc (tần suất 15%), gió Tây Nam (tần suất 10%) và các hướng gió khác tần suất
20%.Vận tốc gió trung bình năm: 3,5 m/s.
 Địa chất thủy văn, địa chất công trình:
Khu vực nghiên cứu quy hoạch thuộc vùng hạ lưu sông Cu Đê đổ ra Vịnh Đà
Nẵng. Độ dốc nhỏ nên thường xuyên bị nhiễm mặn trong mùa khô. Chịu ảnh hưởng
của thuỷ triều nên dòng chảy có hai chiều xuôi ngược luân phiên nhau.
Trong mùa lũ, vận tốc dòng chảy trung bình thường vượt hơn 1,5m/s. Cao độ
đỉnh lũ là 0,5 m, tần suất 3%.
Về địa chất công trình do khu vực quy hoạch xây dựng khu đô thị Thủy Tú hiện
tại là các bãi bồi ở hạ lưu sông Cu Đê nên phải đắp một lớp đất san nền dày 3-4m, độ
đầm chặt từng lớp K= 0,9 nên khả năng chịu tải trọng bề mặt là khá lớn.
Về chế độ thủy văn: Chế độ mực nước tại sông có mực nước lớn vào mùa mưa
nhưng vào mùa khô mực nước rất thấp.
Mực nước cao nhất về mùa mưa: 0,5 m.
Mực nước thấp nhất về mùa khô: 0,0 m.
 Điều kiện kinh tế - xã hội
Đây là một trong những nơi có cảnh quan đẹp nhất của thành phố Đà Nẵng. Một
mặt giáp cửa biển, hai mặt giáp sông, núi, phong cảnh hữu tình, là một trong những
điểm dừng chân đẹp nhất của tuyến du lịch dọc sông Cu Đê. Đây là vị trí lý tưởng để
xây dựng một đô thị sông nước, gắn liền với môi trường cảnh quan, sinh thái.
Nền kinh tế quận phát triển theo cơ cấu: Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp.
Trong đó công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp giữ vai trò chủ đạo, thương mại – dịch
vụ giữ vị trí quan trọng, nông nghiệp sẽ giảm dần tỷ trọng đến mức ổn định. Mục tiêu
trong những năm đến là "Xây dựng quận Liên Chiểu trở thành đô thị lớn phía Tây Bắc
của thành phố, là trọng điểm phát triển công nghiệp, du lịch và dịch vụ; là cửa ngõ
GVHD: TRẦN THANH THẢO
SVTH: NGUYỄN HUỲNH DUY TÂN Trang 3
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP THOÁT NƯỚC

phía Bắc, đầu mối giao thông quan trọng; một trong những trung tâm giáo dục - đào
tạo, triển khai các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất; là địa bàn giữ vị trí chiến
lược quan trọng về quốc phòng, an ninh của thành phố; như Kết luận số 24-KL/TU
ngày 06/10/2004 của Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng.
Trên địa bàn quận có chợ Hoà Khánh và các chợ khác như chợ Thanh Vinh, Nam
Ô, Hoà Mỹ... và nhiều đại lý bán sỉ và lẻ các mặt hàng phong phú đáp ứng nhu cầu của
người tiêu dùng. Ngoài ra, Bến xe Trung tâm thành phố đóng trên địa bàn quận đã tạo
điều kiện thuận lợi để luân chuyển hàng hoá và đón đưa khách từ các tỉnh thành khác
đến với Đà Nẵng. Trong công tác đầu tư hạ tầng cơ sở, quận đã chú trọng đến hệ thống
giao thông, điện, nước sinh hoạt, chợ, trường học và bệnh viện.
Hiện nay với hơn 60 dự án quy hoạch khu dân cư như dự án Trung tâm đô thị
mới Tây Bắc, Khu đô thị sinh thái Quan Nam - Thuỷ Tú, Dự án nâng cấp và mở rộng
Xí nghiệp Dây và cáp điện Tân Cường Thành, đường DT 606 (lên khu du lịch nghỉ
dưỡng Bà Nà), mở rộng và nâng cấp đường Hoàng Văn Thái... tạo nên bộ mặt đô thị
ngày càng khang trang, hiện đại.
Năm 2017, tình hình kinh tế quận tiếp tục đà tăng trưởng góp phần thực hiện mục
tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận đã đề ra. Bên cạnh đó, UBND quận
tiếp tục tập trung giải quyết những vấn đề khó khăn như giải tỏa đền bù, di dời tái định
cư, trật tự đô thị, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, an ninh trật tự, đảm
bảo an sinh xã hội nhằm thực hiện Chương trình “Thành phố 4 an” và Năm kỷ luật, kỷ
cương hành chính.
Dưới sự lãnh đạo của Ban Thường vụ Quận ủy, sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của
UBND thành phố, sự hỗ trợ của các ban ngành thành phố, sự giám sát, đôn đốc của
HĐND quận, UBND quận đã triển khai các biện pháp tích cực, tổ chức thực hiện
nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh đạt nhiều kết quả, cụ thể như sau:
Công nghiệp: Giá trị sản xuất thực hiện 10.287 tỷ đồng/10.200tỷ đồng, đạt
100,9% so với kế hoạch năm, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm 2016.
 Thương mại - dịch vụ: Giá trị thực hiện 2.086 tỷ đồng/2.064 tỷ đồng, đạt
101,1% kế hoạch năm, tăng 21,5% so với cùng kỳ năm 2016.
 Tổng mức hàng hoá bán lẻ 16.329 tỷ đồng/16.000tỷ đồng, đạt 102% kế hoạch
năm, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2016.

GVHD: TRẦN THANH THẢO


SVTH: NGUYỄN HUỲNH DUY TÂN Trang 4
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP THOÁT NƯỚC

 Giá trị xuất khẩu: thực hiện 02 triệu USD/ 1,8 triệu USD đạt 111% kế hoạch
năm, tăng 17,65% so với cùng kỳ năm 2016.
 Hoạt động sản xuất công nghiệp năm 2017 chuyển biến tích cực so với năm
2016 do nền kinh tế đi vào ổn định và các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp của Chính
phủ, thành phố và quận. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng trưởng khá 12,2%, đạt kế
hoạch so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận đề ra (10%-15%). Thị trường hàng hóa
khá ổn định, không có hiện tượng thiếu hàng, khan hiếm hàng hay sốt giá. Hàng hóa
phong phú cả về số lượng và chủng loại, đặc biệt là các mặt hàng lương thực thực
phẩm, đồ uống, rau củ quả. Hàng sản xuất trong nước tiếp tục chiếm lĩnh được thị
trường, ngày càng được người tiêu dùng ưachuộng với giá cả hợp lý, chất lượng và
mẫu mã, kiểu dáng bao bì không thua kém nhiều so với hàng nhập khẩu. Hoạt động
của các loại hình dịch vụ khác cũng khá sôi nổi như dịch vụ lưu trú, ăn uống, giải trí…
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp đã không ngừng thực hiện các gói kích cầu tiêu dùng
sản phẩm. Vì vậy đã thu hút được sức mua và tiêu dùng của người dân địa phương.
Nhận thức của các hộ kinh doanh ngày càng được nâng cao thông qua các lớp tập huấn
về văn minh thương mại, kỹ năng giao tiếp bán hàng, an toàn vệ sinh thực phẩm.
Quyền lợi của người tiêu dùng cũng ngày càng được chú trọng thông qua các đợt kiểm
tra kiểm soát thị trường hàng hóa, giá cả, buộc các tiểu thương cam kết không kinh
doanh hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng…
 Nông - lâm - thủy sản: Giá trị sản xuất ước thực hiện 43,542 tỷ đồng/45,67 tỷ
đồng, đạt 95,34% KH, giảm 5,6% so với năm 2016, đạt 97,4% so với Nghị quyết về
nhiệm vụ năm 2017 của HĐND quận (44,7 tỷ đồng)..
 Hiện trạng sử dụng đất đai.
Thành phần đất đai chủ yếu là đất canh tác lúa, hoa màu, ao nuôi tôm, ngoài ra
còn các loại đất khác như đất mương thuỷ lợi, đất thổ cư chiếm tỷ lệ nhỏ.
Theo quyết định số 1472/QĐ-UBND của Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Đà Nẵng
ngày 11 tháng 4 năm 2018 về việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2018 của
Quận Liên Chiểu với các chỉ tiêu như sau:
Bảng 1.2. Diện tích các loại đất phân bổ trong năm

GVHD: TRẦN THANH THẢO


SVTH: NGUYỄN HUỲNH DUY TÂN Trang 5
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP THOÁT NƯỚC

Phân theo đơn vị hành chính

Phường
F Cơ cấu
STT Chỉ tiêu Hòa Hòa Hòa Hòa
(ha) % Hòa
Hiệp Hiệp Khánh Khánh
Minh
Bắc Nam Bắc Nam

Tổng diện tích tự


7.453 100 3.824 762 1.055 1.034 768
nhiên

Đất nông
1 3539 47,48 2.891 60,53 154,95 360,16 71,56
nghiệp

Đất phi nông


2 3.448 46,27 720 593 796 673 666
nghiệp

Đất chưa sử
3 466 6,25 222 109 104 0,26 30
dụng

Bảng 1.3. Kế hoạch đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng

Phân theo đơn vị hành chính

Phường
F
STT Mục đích sử dụng Hòa Hòa Hòa Hòa
(ha) Hòa
Hiệp Hiệp Khánh Khánh
Minh
Bắc Nam Bắc Nam

1 Tổng diện tích 18,24 5,54 3,04 7,2 1,18 1,28

2 Đất nông nghiệp - - - - - -

3 Đất phi nông nghiệp 18,24 5,54 3,04 7,2 1,18 1,28

Bảng 1.4. Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất

Phân theo đơn vị hành chính

Phường
F
STT Chỉ tiêu Hòa Hòa Hòa Hòa
(ha) Hòa
Hiệp Hiệp Khánh Khánh
Minh
Bắc Nam Bắc Nam

GVHD: TRẦN THANH THẢO


SVTH: NGUYỄN HUỲNH DUY TÂN Trang 6
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP THOÁT NƯỚC

Đất nông nghiệp


1 chuyển sang đất phi 53,7 23,4 0,04 6,8 21,7 1,81
nông nghiệp

Chuyển đổi cơ cấu


2 sử dụng đất trong nội - - - - - -
bộ đất nông nghiệp.

Đất phi nông nghiệp


không phải là đất ở
3 23 1,6 3,1 9,7 8,6
tại đô thị chuyển
sang đất ở tại đô thị

 Hiện trạng các công trình kiến trúc.


Nhà ở: hầu hết là nhà tạm, nhà bán kiên cố có kết cấu chính là vách phên cót, mái
tôn, mái giấy dầu, chủ yếu là nhà 1 tầng.
Công trình công cộng: Chỉ có một số lượng hạn chế các công trình cộng cộng
với quy mô nhỏ trong khu vực nghiên cứu như trường học (1 lớp), chợ, UBND
phường, xã...
Các công trình kiến trúc khác: có một số công trình tôn giáo nhỏ như đình chùa
(nằm trên đảo nhỏ), nhà thờ họ.
Cây xanh: ngoại trừ các loại hoa màu, lúa được canh tác theo mùa vụ, chủ yếu là
các loại cây bụi mọc tự phát. Một số cây ăn quả trồng rải rác trong các khu vườn nhà
dân song không cho thu hoạch đáng kể.
 Hiện trạng thoát nước của khu vực thiết kế
+ Nước thải sinh hoạt: hiện vẫn chưa được đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước
thải, nước thải chỉ được xử lý sơ bộ tại công trình, sau đó thải chung với hệ thống thoát
nước mưa đổ trực tiếp ra sông rạch, nên gây ô nhiễm môi trường. Hệ thống thoát nước
nói chung còn rất hạn chế, chỉ có một số ít nơi có hệ thống thoát nước nhưng rất manh
mún, phạm vi phục vụ rất hạn chế. Tất cả các hệ thống đó cũng đều là hệ thống thoát
chung cho cả nước mưa và nước thải sinh hoạt, chưa qua xử lý và thoát trực tiếp ra
sông rạch. Đối với các khu vực ngoại thị hầu như chưa có xây dựng hệ thống thoát
nước mưa và nước thải. Nước mưa chủ yếu thoát theo địa hình tự nhiên ra sông rạch
hoặc tự thấm, nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý thải trực tiếp ra môi trường.
+ Nước thải Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, làng nghề: Khu công nghiệp,
cụm công nghiệp chưa xây dựng hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng, hệ thống xử lý nước thải

GVHD: TRẦN THANH THẢO


SVTH: NGUYỄN HUỲNH DUY TÂN Trang 7
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP THOÁT NƯỚC

tập trung chưa được xây dựng. Phần lớn các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp nằm xen kẽ trong khu dân cư, khu đô thị sử dụng các trang thiết bị, máy móc
cũ kỹ, công nghệ sản xuất lạc hậu, diện tích nhỏ không đủ cho đầu tư xây dựng hệ
thống xử lý nước. Các khu vực chăn nuôi gia súc gia cầm và các làng nghề nhỏ lẻ vẫn
chưa có các biện pháp xử lý nước thải nước thải chủ yếu được thải trực tiếp ra kênh
rạch.
 Đánh giá hiện trạng hệ thống thoát nước của khu vực.
Khu vực thiết kế là một trong những nơi có cảnh quan đẹp nhất của thành phố Đà
Nẵng. Một mặt giáp cửa biển, hai mặt giáp sông, núi, phong cảnh hữu tình, là một
trong những điểm dừng chân đẹp nhất của tuyến du lịch dọc sông Cu Đê.Đây là vị trí
lý tưởng để xây dựng một đô thị sông nước, gắn liền với môi trường cảnh quan, sinh
thái.Nhưng nhìn chung khu vực này chưa được đầu tư đúng mực về kết cấu hạ tầng,
đặc biệt là hệ thống thoát nước. Để hạ tầng của khu đô thị Thủy Tú – quận Liên Chiểu
– thành phố Đà Nẵng được hoàn chỉnh thì việc đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước là
rất quan trọng và cần thiết nhằm đảm bảo nhu cầu sinh hoạt và điều kiện vệ sinh của
người dân sống trong khu vực này.
Địa hình thành phố Đà nẵng cao ở trung tâm và phía Tây thành phố ( sân bay Đà
Nẵng và núi Phước Tường). Từ đó, thấp dần xuống phía Bắc là Vịnh Đà Nẵng, phía
Đông và phía Nam là Sông Hàn.
Độ dốc địa hình từ 0,002 - 0,005, đây là địa hình có độ dốc thuận lợi cho việc
thoát nước mặt của thành phố Đà Nẵng.
Khu vực phía Đông Sông Hàn là một dãi đất chạy dài từ Bắc xuống Nam. Từ cầu
Nguyễn Văn Trổi chạy về phía Bắc, địa hình cao ở giữa và thấp dần về hai phía Biển
Đông và Sông Hàn. Từ cầu Nguyễn Văn Trổi chạy về phía Nam, dải đất này cao ở
phía Tây bởi những cồn cát nối tiếp nhau ở cao độ từ +8,00m đến +18,00m. Những
cồn cát này thấp dần và kết thúc ở khu vực Ngũ Hành Sơn.
 Định hướng quy hoạch phát triển đô thị khu vực thiết kế.
Theo quyết định số 200/QĐ-UBND của Ủy Ban Nhân Dân Thành phố Đà Nẵng
ngày 02 tháng 4 năm 2014 về định hướng phát triển chung của Thành Phố Đã Nẵng
đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 thì khu đô thị Thủy Tú – quận Liên Chiểu –
thành phố Đà Nẵng được định hướng phát triển như sau:

GVHD: TRẦN THANH THẢO


SVTH: NGUYỄN HUỲNH DUY TÂN Trang 8
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP THOÁT NƯỚC

Vùng công nghiệp: gồm 02 khu công nghiệp Liên chiểu và Hòa Khánh và cụm
công nghiệp Thành Vinh thuộc hai phường Hòa Hiệp và hòa khánh.
Vùng nông nghiệp: bao gồm khu vực đất nông nghiệp bao quanh các khu công
nghiệp và phân bố tương đối đồng đều trên địa bàn 3 phường của quận Liên Chiểu.
Vùng trung tâm hành chính – văn hóa – dịch vụ: bao gồm khu trung tâm hành
chính của quận xây dựng trên địa bàn phường Hòa Minh và khu vực dọc theo quốc lộ
1A và tuyến đường Liên Chiểu – Thuận Phước thuộc địa bàn 3 phường Hòa Minh,
Hòa Khánh, Hòa Hiệp.
Vùng du lịch: nằm dọc theo tuyến đèo Hải Vân, bao gồm tuyến đường bộ và
đường sắt và các bãi tắm ven biển: Hải Vân, Xuân Thiều, Nam Ô và kéo dài lên hai bờ
sông Cu Đê.
Nhà ở: cải tạo, nâng cấp, xây dựng lại nhà ở hiện có, các làng xóm cũ đồng bộ
hiện đại. Cải tạo và xây dựng lại các khu tập thể cũ đồng bộ, hiện đại, cao tầng, bổ
sung hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và các tiện ích công cộng.
Phát triển nhà ở trong các khu đô thị theo hướng đơn vị đồng bộ, hiện đại, chất
lượng cao, chủ yếu xây dựng chung cư cao tầng hiện đại kết hợp xây dựng các trung
tâm thương mại, dịch vụ quy mô lớn trên các trục đường vành đai, hướng tâm, đường
chính đô thị.
Công sở: phát triển mới tổ hợp văn phòng, giao dịch, cao tầng, hiện đại hoặc kết
hợp xây dựng các trung tâm thương mại, dịch vụ quy mô lớn trên các trục đường vành
đai, hướng tâm, đường chính đô thị.
Giáo dục: phát triển cụm trường đại học, dạy nghề, kỹ thuật và khoa học cung
cấp nguồn nhân lực trình độ cao và đạt tiêu chuẩn cho vùng trung tâm dịch vụ chất
lượng cao (thương mại, dịch vụ, tài chính, ngân hang, chứng khoán,…). Phát triển đầy
đủ hệ thống giáo dục phổ thông.
Y tế: cải tạo, xây dựng lại kết hợp phát triển hệ thống bệnh viện cơ sở khám chữa
bệnh phục vụ trong khu vực. Phân bố lại các cơ sở y tế cấp cơ sở.Phát triển tổ hợp
công trình y tế đa chức năng, chất lượng cao, tầm cỡ quốc tế.
Dịch vụ du lịch: phát triển cơ sở lưu trú, khách sạn theo hướng dịch vụ cao cấp.
Công nghiệp, kho tang: di dời các cơ sở công nghiệp nhỏ lẻ đến khu công nghiệp
tập trung, quỹ đất sau khi di dời các cơ sở công nghiệp để phát triển dân dụng, ưu tiên
quỹ đất này dành để phát triển công trình phục vụ lợi ích công cộng của khu vực
GVHD: TRẦN THANH THẢO
SVTH: NGUYỄN HUỲNH DUY TÂN Trang 9
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP THOÁT NƯỚC

(thương mại dịch vụ, hệ thống trường phổ thông…), hạn chế phát triển nhà ở. Nâng
cấp khu công nghiệp Hòa Khánh, Khu công nghiệp Liên Chiểu.
Thương mại: cải tạo, xây dựng lại và phát triển các cơ sở thương mại, chợ theo
hướng trung tâm thương mại, siêu thị hiện đại, có thể kết hợp phát triển văn phòng.
Bổ sung đầy đủ hệ thống trường mầm non, trường tiểu học, trung học cơ sở và
phổ thông trung học.
Thoát nước và vệ sinh môi trường: xây dựng trạm xử lý nước thải ở phía Bắc
cụm công nghiệp Hòa Khánh, cải tạo và mở rộng các hồ điều tiết như hồ Bàu Mạc, hồ
Bàu Tràm, hồ Bàu Sấu… Nhằm tránh tình trạng ngập úng cục bộ khi có mưa lớn.
Kiểm soát ô nhiễm nước ngầm, nước mặt, ô nhiễm không khí, tiếng ồn. Xử lý
triệt để các cơ sở gây ô nhiễm. Cải tạo hệ thống thoát nước, phục hồi các sông hồ, cải
thiện giao thông đô thị.
Từng bước nghiên cứu tách thoát nước mưa và nước thải sinh hoạt ra riêng, nước
mưa xả trực tiếp ra biển, nước thải sinh hoạt được xử lý thông qua bể tự hoại, nước
thải công nghiệp, y tế, lò mổ được xử lý cục bộ trước khi thải ra cống chung.
Định hướng xây dựng hệ thống thoát nước chính là hệ thống thoát nước riêng.
Đối với khu dân cư làng xóm hiện có thì cho phép sử dụng hệ thống thoát nước thải
nửa riêng, thu gom qua giếng tách và cống bao trước khi đưa về trạm xử lý. Cao độ
nền đối với các khu vực thoát nước tự chảy được xác đinh trên cơ sở cao độ mực nước
nguồn xả theo tần suất tính toán.
Đối với các khu vực phải bơm động lực ra các tuyến sông, cao độ nền được xác
định dựa trên cơ sở mực nước tính toán của tuyến thoát nước chính về trạm bơm tiêu
và độ dốc thủy lực của các tuyến cống thoát nước.
Nước thải trong các nhà ở, công trình công cộng phải xử lý qua bể tự hoại; nước
thải công nghiệp từ các nhà máy, khu công nghiệp phải được xử lý đảm bảo các quy
định về môi trường, trước khi xả vào hệ thống thoát nước thải riêng của thành phố và
chuyển đến trạm xử lý tập trung.

GVHD: TRẦN THANH THẢO


SVTH: NGUYỄN HUỲNH DUY TÂN Trang 10
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP THOÁT NƯỚC

CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ MẠNG LƯỚI THOÁT NƯỚC THẢI


KHU VỰC THIẾT KẾ ĐẾN NĂM 2030
I. Xác định lưu lượng nước thải tính toán
1. Diện tích các khu vực thiết kế
Khu đất trong phạm vi nghiên cứu quy hoạch được giới hạn bởi các mốc 1-33;
thuộc địa phận phường Hoà Hiệp - quận Liên Chiểu và xã Hoà Liên - huyện Hoà Vang;
Phần đất được quy hoạch, kiến nghị đầu tư xây dựng có diện tích là 2.500.000 m2.
2. Xác định dân số và mật độ dân số
Theo chương trình phát triển đô thị Thủy Tú-Liên chiểu-TP Đà Nẵng đến năm
2020, định hướng đến năm 2030.
Dân số:

KVI: (người)

KVII: (người)

→ (người)
Mật độ dân số:
KVI: 140 (người/ha).
KVII:140 (người/ha)..
3. Xác định lưu lượng nước thải tính toán của khu vực dân cư
 Lưu lượng nước thải trung bình ngày

(m3/ngđ)
Trong đó:
N: Dân số tính toán của khu vực thiết kế (người).

:Tiêu chuẩn thoát nước của khu vực thiết kế (l/người.ngđ).


Lưu vực I: 160 (l/ng.ngđ)

Lưu vực II: 180 (l/ng.ngđ)

(m3/ngđ)

(m3/ngđ)
GVHD: TRẦN THANH THẢO
SVTH: NGUYỄN HUỲNH DUY TÂN Trang 11
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP THOÁT NƯỚC

= 1,15 ÷ 1,3, ta chọn = 1,3 theo mục 4.1.2 TCVN 7957:2008 về Tiêu
chuẩn TCXDVN "Thoát nước - Mạng lưới bên ngoài và công trình - Tiêu chuẩn thiết
kế".

- Lưu lượng nước thải lớn nhất ngày

- Lưu lượng nước thải lớn nhất ngày

- Lưu lượng nước thải lớn nhất ngày của thị trấn:

 Lưu lượng nước thải trung bình giờ:

 Lưu lượng nước thải trung bình giây:

 Lưu lượng nước thải lớn nhất giây:

Bảng 1: Hệ số không điều hòa chung K0


5 10 20 50 100 300
2,5 2,1 1,9 1,7 1,6 1,55

Trong đó: Kch – hệ số không điều hòa chung, lấy theo bảng 2 TCVN 7957:2008.

Ta có (l/s) nội suy ta được Kch = 1,598.


4. Xác định lưu lượng nước thải từ các công trình công cộng
 Lưu lượng nước thải từ trường học:

Trường học I của : Số học sinh trong khu đô thị Thủy Tú dự kiến đến năm
2030 chiếm 22% dân số toàn đô thị. Vậy số học sinh tính toán là:

(sinh viên), tiêu chuẩn .

GVHD: TRẦN THANH THẢO


SVTH: NGUYỄN HUỲNH DUY TÂN Trang 12
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP THOÁT NƯỚC

- Lưu lượng nước thải trung bình ngày:

(m3/ngđ)
Trong đó:
N: Số học sinh tính toán của 1 trường trong khu vực (học sinh).

: Tiêu chuẩn thoát nước của trường học (lít/người.ngđ). Lấy theo bảng
2.1 của thiết kế công trình công cộng (đã cho).
- Lưu lượng nước thải trung bình giờ:

(m3/h)
- Lưu lượng nước thải trung bình giây:

(m3/h)
Với Kh làhệ số không điều hòa đối với trường học, Kh = 1,8.
- Lưu lượng nước thải giây lớn nhất:

(l/s)

Trường học II của :


Số học sinh trong khu đô thị Thủy Tú dự kiến đến năm 2030 chiếm 22% dân số
toàn đô thị. Vậy số học sinh tính toán là: (sinh viên), tiêu chuẩn

.
- Lưu lượng nước thải trung bình ngày:

(m3/ngđ)
Trong đó:
N: Số học sinh tính toán của 1 trường trong khu vực (học sinh).

: Tiêu chuẩn thoát nước của trường học (lít/người.ngđ). Lấy theo bảng
2.1 của thiết kế công trình công cộng( đã cho).
- Lưu lượng nước thải trung bình giờ:

(m3/h)

GVHD: TRẦN THANH THẢO


SVTH: NGUYỄN HUỲNH DUY TÂN Trang 13
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP THOÁT NƯỚC

- Lưu lượng nước thải trung bình giây:

(m3/h)
Với Kh là hệ số không điều hòa đối với trường học, Kh = 1,8.
- Lưu lượng nước thải giây lớn nhất:

(l/s)
 Lưu lượng nước thải từ bệnh viện:

Bệnh viện 1 và bệnh viện 2 của và có số liệu giống nhau: có số giường

bệnh N=200; tiêu chuẩn (l/giường).


- Lưu lượng nước thải trung bình ngày:

(m3/ngđ)
Trong đó:
N: Số học sinh tính toán của 1 trường trong khu vực (học sinh).

: Tiêu chuẩn thoát nước của trường học (lít/người.ngđ). Lấy theo bảng
2.1 của thiết kế công trình công cộng( đã cho).
- Lưu lượng nước thải trung bình giờ:

(m3/h)
- Lưu lượng nước thải trung bình giây:

(m3/h)
Với Kh là hệ số không điều hòa đối với trường học, Kh = 2,5.
- Lưu lượng nước thải giây lớn nhất:

(l/s)
5. Xác định lưu lượng nước thải từ các xí nghiệp công nghiệp
Trong khu đô thị Thủy Tú, dự kiến có khu công nghiệp khoảng 10ha.
Tổng số công nhân làm việc trong nhà máy xí nghiệp chiếm 10% dân số thị xã là:

(công nhân)

GVHD: TRẦN THANH THẢO


SVTH: NGUYỄN HUỲNH DUY TÂN Trang 14
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP THOÁT NƯỚC

Lưu lượng nước thải sản xuất của các nhà máy, xí nghiệp CN chiếm 14% lưu

lượng nước của khu dân cư:


Quy mô thải nước khu công nghiệp được trình bài như bảng dưới đây:
Bảng 2.2. qui mô các khu công nghiệp

NT sản Số công nhân


Công nhân trong các nhà máy xí nghiệp xuất các ca sản xuất
Số Số CN được Phân bố
hiệu Phân xưởng tắm NT trong
S khu số công từng khu Ca Ca
T công nhân N N CN Ca I II III
T nghiệp (%CN) (%) BT(%) (%) BT(%) (%Qsx) (%) (%) (%)
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
1 I 35 30 70 80 50 40 50 30 20
2 II 65 40 60 70 60 60 60 20 20

- Lượng nước thải sinh hoạt trong các nhà máy CN


 Xí nghiệp 1
- Lưu lượng nước thải sản xuất của các nhà máy, xí nghiệp CN 1 chiếm 40% lưu

lượng nước thải của khu dân cư:

- Xí nghiệp 1 ở số công nhân chiếm 35%: (công


nhân).

+ Phân xưởng nóng có 30% công nhân: (công nhân)


Ca 1: (công nhân)
Ca 2: (công nhân)
Ca 3: (công nhân)

+ Phân xưởng lạnh có 70% công nhân: (công nhân)


Ca 1: (công nhân)
Ca 2: (công nhân)
Ca 3: (công nhân)
Số công nhân trong từng xí nghiệp, từng phân xưởng trong từng ca

GVHD: TRẦN THANH THẢO


SVTH: NGUYỄN HUỲNH DUY TÂN Trang 15
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP THOÁT NƯỚC

+ lưu lượng trung bình ngày của :

xí nghiệp I có: (người)

→Q = (m3/ngđ)
+ Lượng NT trung bình giờ của XN1: Q

Q = = (m3/ngđ)
+ Lượng nước thải trung bình giây của XN1: q

q = (l/s)

Ca 1: Q = (m3/h)

Ca 2: Q = (m3/h)

Ca 3: Q = (m3/h)
+ Lưu lượng lớn nhất giờ của :Q

Q = (m3/h)
N3 = 1347 người ; N4 =578 người Khlạnh = 3; KhNóng = 2.5; T = 8

→Q = (m3/h)
+ Lưu lượng NT lớn nhất giây của XN1: q

Q = = (l/s)
Trong đó:
N1; N2 - Số công nhân phân xưởng lạnh và nóng (người)
25; 45 - Tiêu chuẩn thải nước SH của công nhân phân xưởng lạnh và nóng (l/ng.ngđ)
N3; N4 - Số công nhân phân xưởng lạnh và nóng trong ca đông nhất (người)
T - Thời gian làm việc trong ca (h)
BT N
Kh ; Kh - Hệ số không điều hoà giờ NT ở phân xưởng lạnh và nóng
* Lưu lượng nước cho công nhân tắm sau khi tan ca:

GVHD: TRẦN THANH THẢO


SVTH: NGUYỄN HUỲNH DUY TÂN Trang 16
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP THOÁT NƯỚC

Q = (m3/ngđ)
 Trong xí nghiệp I có N5 =578 người, N6 =1347 người
Số công nhân được tắm trong phân xưởng nóng: NCN= 80%×578=462 (công nhân)
Số công nhân được tắm trong phân xưởng lạnh: NCN= 50%×1347=674 (công nhân)

Q = = (m3/ngđ)
 Lưu lượng tắm của ca 1có 50% số công nhân:
= Q ×50% = 54,68×50%= 27,34 (m3/ngđ)
 Lưu lượng tắm của ca 2 có 30% công nhân:
= Q ×30% = 54,68×30%= 16,404 (m3/ngđ)
 Lưu lượng tắm của ca 3 có 20% công nhân:
= Q ×20% = 54,68×20%= 10,936 (m3/ngđ)
Trong đó:
N1; N2 - Số công nhân tắm trong ngày đêm phân xưởng lạnh và phân xưởng nóng
(người)
40; 60 - Tiêu chuẩn tắm của công nhân phân xưởng lạnh và nóng (l/ng.ngđ)
N5; N6 - Số công nhân tắm trong ca đông nhất phân xưởng lạnh và nóng (người)
T - Thời gian làm việc trong ca (h)
N
K ; Kh - Hệ số không điều hoà giờ NT ở phân xưởng lạnh và nóng
*Xí nghiệp 2
Lưu lượng nước thải sản xuất của các nhà máy, xí nghiệp CN 1 chiếm 60% lưu lượng
nước thải của khu dân cư: Qsx= 1316× 60%= 921,2(m3/ngđ)
Xí nghiệp 2 ở KVII số công nhân chiếm 65%: N= 65%×5500=3575 (công nhân)
Phân xưởng nóng có 40% công nhân: Nn= 40% ×3575=1430 (công nhân)
+ Ca 1: 1430×60% =858 (công nhân)
+ Ca 2: 1430 20% = 286 (công nhân)
+ Ca 3: 1430×20% =286 (công nhân)
Phân xưởng lạnh có 60% công nhân: NL=60%× 3575=2145 (công nhân)
+ Ca 1: 2145 ×60% = 1287(công nhân)
+ Ca 2: 2145 ×20% =429 (công nhân)
+ Ca 3: 2145 ×20% =429(công nhân)
Số công nhân trong từng xí nghiệp, từng phân xưởng, trong từng ca
+Lưu luợng trung bình ngày của XN2: Q

Q = (m3/ngđ)
 Xí nghiệp II có: N1 =2145 người ; N2 = 1430 người

GVHD: TRẦN THANH THẢO


SVTH: NGUYỄN HUỲNH DUY TÂN Trang 17
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP THOÁT NƯỚC

Q = (m3/ngđ)
+ Lượng NT trung bình giờ của XN2: Q

Q = = (m3/ngđ)
+ Lượng nước thải trung bình giây của XN2: q

q = (l/s)

Ca 1: Q = (m3/h)

Ca 2: Q = (m3/h)

Ca 3: Q = (m3/h)
+Lưu lượng lớn nhất giờ của XN2: Q

(m3/h)
N3 =1340 người ; N4 =2145 người; = 3; KhN = 2.5; T = 8

→ (m3/h)

+Lưu lượng NT lớn nhất giây của XN2: Q

(l/s)
Trong đó:
N1; N2 - Số công nhân phân xưởng lạnh và nóng (người)
25; 45 - Tiêu chuẩn thải nước SH của công nhân phân xưởng lạnh và nóng (người)
l/ng.ngđ)
N3; N4 - Số công nhân phân xưởng lạnh và nóng trong ca đông nhất (người) (người)
T - Thời gian làm việc trong ca (h)
BT N
Kh ; Kh - Hệ số không điều hoà giờ NT ở phân xưởng lạnh và nóng
*Lưu lượng nước cho công nhân tắm sau khi tan ca:

Q = (m3/ngđ)
 Trong xí nghiệp II có N5 =1340 người, N6 =2145 người
Số công nhân được tắm trong phân xưởng nóng: NCN= 70%×1340=938 (công nhân)
Số công nhân được tắm trong phân xưởng lạnh: NCN= 60%×2145=1287(công nhân)
GVHD: TRẦN THANH THẢO
SVTH: NGUYỄN HUỲNH DUY TÂN Trang 18
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP THOÁT NƯỚC

Q = = (m3/ngđ)
 Lưu lượng tắm của ca 1 có 50% số công nhân:
= Q ×50% = 107,76×60%= 64,656 (m3/ngđ)
 Lưu lượng tắm của ca 2 có 20% công nhân:
= Q ×20% = 107,76×20%= 21,552 (m3/ngđ)
 Lưu lượng tắm của ca 3 có 20% công nhân:
= Q ×20% = 107,76×20%= 21,552 (m3/ngđ)
Trong đó:
N1; N2 - Số công nhân tắm trong ngày đêm phân xưởng lạnh và phân xưởng nóng
(người)
40; 60 - Tiêu chuẩn tắm của công nhân phân xưởng lạnh và nóng (l/ng.ngđ)
N5; N6 - Số công nhân tắm trong ca đông nhất phân xưởng lạnh và nóng (người)
T - Thời gian làm việc trong ca (h)
N
K ; Kh - Hệ số không điều hoà giờ NT ở phân xưởng lạnh và nóng
6. Tổng lưu lượng nước thải của toàn đô thị:

KVI:

KVII:

Bảng tổng hợp lưu lượng và biểu đồ lưu lượng nước thải

GVHD: TRẦN THANH THẢO


SVTH: NGUYỄN HUỲNH DUY TÂN Trang 19
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP THOÁT NƯỚC

KVI KVII
NƯỚC
GIỜ NƯỚC
BỆNH TRƯỜNG KHU CÔNG THẢI BỆNH TRƯỜNG KHU CÔNG
TRON THẢI SINH VIỆN HỌC NGHIỆP SINH VIỆN HỌC NGHIỆP
TỔNG HỢP
G HOẠT
HOẠT
NGÀY
Kc = 1,56 Kh = 2,5 Kh = 1,8 SHCN Kc = 1,56 Kh = 2,5 Kh = 1,8 SHCN
% m3 % m3 % m3 % m3 % m3 % m3 % m3 % m3 m3 %
0-1 1.550 80.6 0.2 0.12 6.25 13.354 1.550 109 0.2 0.12 6.25 23.9 226.899 1.57
1-2 1.550 80.6 0.2 0.12 18.75 40.063 1.550 109 0.2 0.12 18.75 71.7 301.396 2.08
2-3 1.550 80.6 0.2 0.12 37.50 80.125 1.550 109 0.2 0.12 37.50 143.4 413.143 2.85
3-4 1.550 80.6 0.2 0.12 6.25 13.354 1.550 109 0.2 0.12 6.25 23.9 226.899 1.57
4-5 1.550 80.6 0.5 0.30 6.25 13.354 1.550 109 0.5 0.30 6.25 23.9 227.259 1.57
5-6 4.350 226.2 0.5 0.30 12.50 26.708 4.350 305 0.5 0.30 12.50 47.8 606.668 4.19
8.4 8.4
6-7 5.950 309.4 3.0 1.80 13.893 6.25 13.354 5.950 418 3.0 1.80 16.672 6.25 23.9 798.503 5.51
2 2
7.5 7.5
7-8 5.800 301.6 5.0 3.00 12.458 6.25 13.354 5.800 407 5.0 3.00 14.949 6.25 23.9 779.415 5.38
5 5
7.5 7.5
8-9 6.700 348.4 8.0 4.80 12.458 6.25 13.354 6.700 470 8.0 4.80 14.949 6.25 23.9 892.995 6.16
5 5
10. 7.5 10. 7.5
9 - 10 6.700 348.4 6.24 12.458 18.75 40.063 6.700 470 6.24 14.949 18.75 71.7 970.373 6.70
4 5 4 5
7.5 7.5
10 - 11 6.700 348.4 6.0 3.60 12.458 37.50 80.125 6.700 470 6.0 3.60 14.949 37.50 143.4 1076.839 7.43
5 5
7.5 7.5
11 - 12 4.800 249.6 9.6 5.76 12.458 6.25 13.354 4.800 337 9.6 5.76 14.949 6.25 23.9 662.735 4.57
5 5
15. 15.
12 - 13 3.950 205.4 9.4 5.64 25.080 6.25 13.354 3.950 277 9.4 5.64 30.096 6.25 23.9 586.395 4.05
2 2
13 - 14 5.550 288.6 6.0 3.60 7.5 12.458 12.50 26.708 5.550 390 6.0 3.60 7.5 14.949 12.50 47.8 787.314 5.43

GVHD: TRẦN THANH THẢO


SVTH: NGUYỄN HUỲNH DUY TÂN Trang 20
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP THOÁT NƯỚC

5 5
7.5 7.5
14 - 15 6.050 314.6 5.0 3.00 12.458 6.25 13.354 6.050 425 5.0 3.00 14.949 6.25 23.9 809.965 5.59
5 5
7.5 7.5
15 - 16 6.050 314.6 8.1 4.86 12.458 6.25 13.354 6.050 425 8.1 4.86 14.949 6.25 23.9 813.685 5.62
5 5
7.5 7.5
16 - 17 5.600 291.2 5.5 3.30 12.458 6.25 13.354 5.600 393 5.5 3.30 14.949 6.25 23.9 755.575 5.21
5 5
8.4 8.4
17 - 18 5.600 291.2 5.0 3.00 13.910 18.75 40.063 5.600 393 5.0 3.00 16.691 18.75 71.7 832.667 5.75
3 3
18 - 19 4.300 223.6 5.0 3.00 37.50 80.125 4.300 302 5.0 3.00 37.50 143.4 754.953 5.21
19 - 20 4.350 226.2 5.0 3.00 6.25 13.354 4.350 305 5.0 3.00 6.25 23.9 574.819 3.97
20 - 21 4.350 226.2 3.7 2.22 6.25 13.354 4.350 305 3.7 2.22 6.25 23.9 573.259 3.96
21 - 22 2.350 122.2 2.0 1.20 12.50 26.708 2.350 165 2.0 1.20 12.50 47.8 364.068 2.51
22 - 23 1.550 80.6 1.0 0.60 6.25 13.354 1.550 109 1.0 0.60 6.25 23.9 227.859 1.57
23 - 24 1.55 80.6 0.5 0.30 6.25 13.354 1.550 109 0.5 0.30 6.25 23.9 227.259 1.57
TỔNG 100 5200 100 60 100 165 300 641 100 7020 100 60 100 198 300 1146.94 14490.94 100

GVHD: TRẦN THANH THẢO


SVTH: NGUYỄN HUỲNH DUY TÂN Trang 21
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP THOÁT NƯỚC

0-1 1.57
8.00
7.43
1-2 2.08
2-3 2.85
7.00 6.70 3-4 1.57
6.16 4-5 1.57
6.00 5.75 5-6 4.19
5.51 5.59 5.62
5.38 5.43 6-7 5.51
5.21 5.21
5.00
7-8 5.38
4.57 8-9 6.16
4.19 9 - 10 6.70
4.05 3.97 3.96
4.00
10 - 11 7.43
11 - 12 4.57
3.00 2.85 12 - 13 4.05
2.51
13 - 14 5.43
2.08
2.00 14 - 15 5.59
1.57 1.57 1.57 1.57 1.57 15 - 16 5.62
16 - 17 5.21
1.00
17 - 18 5.75
18 - 19 5.21
0.00
0 - 1 1 - 2 2 - 3 3 - 4 4 - 5 5 - 6 6 - 7 7 - 8 8 - 9 9 - 10 - 11 - 12 - 13 - 14 - 15 - 16 - 17 - 18 - 19 - 20 - 21 - 22 - 23 -
19 - 20 3.97
10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 20 - 21 3.96
21 - 22 2.51
Series1 22 - 23 1.57
23 - 24 1.57

GVHD: TRẦN THANH THẢO


SVTH: NGUYỄN HUỲNH DUY TÂN Trang 22
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP THOÁT NƯỚC

II. Lựa chọn giải pháp và sơ đồ hệ thống thoát nước


1. Phân chia lưu vực thoát nước.
- Lựa chọn nguồn tiếp nhận nước thải sinh hoạt.
 Điều kiện xả nước thải vào nguồn tiếp nhận.
Nước thải càng bẩn thì quá trình oxy hóa càng nhanh, lượng oxy dự trữ
trong nguồn bị cạn kiệt dần và sau đó là quá trình kỵ khí xảy ra. Quá trình phân
hủy kỵ khí làm các chất hữu cơ tạo thành CH 4 , CO 2 , H 2 S rất hôi thối và độc hại
cho người và các sinh vật.
Tuy nhiên nguồn nước có khả năng tự làm sạch có thể lợi dụng, nhưng cân
một thời gian nhất định và chỉ trong một phạm vi cho phép.
Mức độ ô nhiễm cho phép và nồng độ giới hạn của một số chất tại điểm
tính toán của nguồn nước sau khi xáo trộn với nước thải tuân theo QCVN
40:2011/BTNMT.
Giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp
Giá trị C
TT Thông số Đơn vị
A B
1 Nhiệt độ oC 40 40
2 Màu Pt/Co 50 150
3 pH - 6 đến 9 5,5 đến 9
4 BOD5 (20oC) mg/l 30 50
5 COD mg/l 75 150
6 Chất rắn lơ lửng mg/l 50 100
7 Asen mg/l 0,05 0,1
8 Thuỷ ngân mg/l 0,005 0,01
9 Chì mg/l 0,1 0,5
10 Cadimi mg/l 0,05 0,1
11 Crom (VI) mg/l 0,05 0,1
12 Crom (III) mg/l 0,2 1
13 Đồng mg/l 2 2
14 Kẽm mg/l 3 3
15 Niken mg/l 0,2 0,5

GVHD: TRẦN THANH THẢO


SVTH: NGUYỄN HUỲNH DUY TÂN Trang 23
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP THOÁT NƯỚC

Giá trị C
TT Thông số Đơn vị
A B
16 Mangan mg/l 0,5 1
17 Sắt mg/l 1 5
18 Tổng xianua mg/l 0,07 0,1
19 Tổng phenol mg/l 0,1 0,5
20 Tổng dầu mỡ khoán g mg/l 5 10
21 Sunfua mg/l 0,2 0,5
22 Florua mg/l 5 10
23 Amoni (tính theo N) mg/l 5 10
24 Tổng nitơ mg/l 20 40
25 Tổng phốt pho (tính theo
mg/l 4 6
P)
Clorua
26 (không áp dụng khi xả vào mg/l 500 1000
nguồn nước mặn, nước lợ)
27 Clo dư mg/l 1 2
28 Tổng hoá chất bảo vệ thực
mg/l 0,05 0,1
vật clo hữu cơ
29 Tổng hoá chất bảo vệ thực
mg/l 0,3 1
vật phốt pho hữu cơ
30 Tổng PCB mg/l 0,003 0,01
31 Coliform vi khuẩn/100ml 3000 5000
32 Tổng hoạt độ phóng xạ α Bq/l 0,1 0,1
33 Tổng hoạt độ phóng xạ β Bq/l 1,0 1,0
 Lựa chọn nguồn tiếp nhận
Khu vực nghiên cứu quy hoạch thuộc vùng hạ lưu sông Cu Đê đổ ra Vịnh Đà
Nẵng. Độ dốc nhỏ và chịu ảnh hưởng của thuỷ triều nên dòng chảy có hai chiều xuôi
ngược luân phiên nhau.Trong mùa lũ, vận tốc dòng chảy trung bình thường vượt hơn
1,5 m/s. Cao độ đỉnh lũ là 0,5 m, tần suất 3%.
Về địa chất công trình do khu vực quy hoạch xây dựng khu đô thị Thủy Tú hiện
tại là các bãi bồi ở hạ lưu sông Cu Đê nên phải đắp một lớp đất san nền dày 3-4m, độ
đầm chặt từng lớp K= 0,9 nên khả năng chịu tải trọng bề mặt là khá lớn.

GVHD: TRẦN THANH THẢO


SVTH: NGUYỄN HUỲNH DUY TÂN Trang 24
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP THOÁT NƯỚC

Về chế độ thủy văn: Chế độ mực nước tại sông có mực nước lớn vào mùa mưa
nhưng vào mùa khô mực nước rất thấp.
Căn cứ vào những đặc điểm địa chất, thủy văn của khu vực thiết kế, ta chọn
nguồn tiếp nhận là hạ lưu sông Cu Đê.
- Đề xuất và lựa chọn giải pháp thoát nước
Các loại hệ thống thoát nước đô thị gồm có các loại sau đây:
 Hệ thống thoát nước chung:
Là hệ thống mà tất cả các loại nước thải (sinh hoạt, sản xuất và mưa) được thu
gom trong cùng một hệ thống và dẫn đến công trình xử lý.
Ưu điểm: Đảm bảo tốt nhất về phương diện vệ sinh vì toàn bộ nước thải đều
được xử lý trước khi xả ra nguồn. Đạt giá trị kinh tế đối với mạng lưới thoát nước các
khu nhà cao tầng vì tổng chiều dài của mạng tiểu khu và mạng đường phố giảm 30 -
40% so với hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn và chi phí quản lý mạng giảm 10 - 20%.
Nhược điểm: Đối với những khu vực xây dựng nhà thấp tầng, công tác quản lý
điều phối trạm bơm và trạm xử lý phí trở nên phức tạp, khó đạt hiệu quả mong
muốn. Vào mùa mưa lưu lượng nước lớn nên có thể gây ngập lụt, nhưng mùa khô
lưu lượng nước nhỏ bùn cát lắng động làm giảm khả năng chuyển tải… phải tăng số
lần nạo vét, tháu rửa cống. Vốn đầu tư xây dựng ban đầu cao vì không có sự ưu tiên
cho từng loại nước thải.
Phạm vi áp dụng: Giai đoạn đầu xây dựng của hệ thống thoát nước riêng;
những đô thị hoặc khu đô thị nhà cao tầng, trong nhà có xây dựng bể tự hoại; phù hợp
với những đô thị hoặc khu vực đô thị xây dựng nhà cao tầng; bên cạnh có nguồn
tiếp nhận lớn cho phép xả nước thải vào với mức độ yêu cầu xử lý thấp; điều
kiện địa hình thuận lợi cho thoát nước, hạn chế được số lượng trạm bơm và áp lực

bơm; Cường độ mưa nhỏ q 20< 80 (l/s.ha).


 Hệ thống thoát nước riêng:
Là hệ thống, trong đó từng loại nước thải riêng biệt chứa các chất bẩn đặc
tính khác nhau, được vận chuyển theo các mạng lưới thoát nước độc lập. Có 2 loại
hệ thống thoát nước riêng.
Hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn: mỗi loại nước thải được vận chuyển
trong hệ thống thoát nước riêng.

GVHD: TRẦN THANH THẢO


SVTH: NGUYỄN HUỲNH DUY TÂN Trang 25
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP THOÁT NƯỚC

Hệ thống thoát nước riêng không hoàn toàn: nước thải sinh hoạt và nước
thải sản xuất bẩn chung một hệ thống đường ống. nước thải qui ước sạch và nước
mưa thoát theo kênh lộ thiên xả trực tiếp vào nguồn.
Ưu điểm: so với hệ thống thoát nước chung: dễ quản lý, chi phí quản lý giảm
và ít xảy ra lắng đọng. Công suất trạm bơm, trạm xử lý nhỏ; Giảm được vốn đầu tư
xây dựng ban đầu; Chế độ làm việc của hệ thống ổn định.
Nhược điểm: Tổng chiều dài đường ống lớn (tăng 30 - 40% so với hệ thống thoát
nước chung); Vệ sinh kém hơn so với những hệ thống khác vì nước bẩn trong nước
không được xử lý mà xả trực tiếp vào nguồn; Tổng giá thành xây dựng và quản lý
cao do tồn tại song song nhiều hệ thống công trình, mạng lưới trong đô thị; Mùa
khô mạng lưới thoát nước mưa không làm việc nên không kinh tế.
Phạm vi áp dụng: Hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn phù hợp cho những đô
thị lớn, tiện nghi và các xí nghiệp công nghiệp; Có khả năng xả toàn bộ lượng nước
mưa vào nguồn tiếp nhận; Điều kiện địa hình không thuận lợi đòi hỏi phải xây dựng

nhiều trạm bơm nước thải khu vực; Cường độ mưa lớn q 20> 80 (l/s.ha); Hệ thống
riêng không hoàn toàn thì phù hợp với những vùng ngoại ô hoặc giai đoạn đầu xây
dựng hệ thống thoát nước của các đô thị.
 Hệ thống thoát nước nửa riêng:
Là hệ thống mà tại những điểm giao nhau giữa hai mạng lưới độc lập sẽ xây
dựng các giếng tràn - tách nước mưa.
Ưu điểm: Theo quan điểm vệ sinh, thì tốt hơn hệ thống riêng; Khắc phục
được nhược điểm của hai hệ thống trên.
Nhược điểm: Vốn đầu tư xây dựng ban đầu cao; Quản lý rất phức tạp, nên ít
được sử dụng.
Phạm vi áp dụng: Hệ thống nửa riêng phù hợp với những đô thị có dân số lớn
hơn 50.000 người; Nguồn tiếp nhận nước thải trong đô thị công suất nhỏ và không có
dòng chảy; Những nơi có nguồn nước dùng vào mục đích tắm, thể thao bơi lội; Khi
yêu cầu tăng cường bảo vệ nguồn nước khỏi bị nhiễm bẩn do nước thải.
 Hệ thống thoát nước hỗn hơp: là sự kết hợp các loại hệ thống kể trên.
Thường gặp ở một số thành phố cải tạo chỉ áp dụng khi xây dựng và cải tạo hệ
thống thoát nước trong những thành phố lớn (dân số trên 100.000 người) có nhiều
vùng với mức độ tiện nghi và địa hình khác nhau.
GVHD: TRẦN THANH THẢO
SVTH: NGUYỄN HUỲNH DUY TÂN Trang 26
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP THOÁT NƯỚC

Việc lựa chọn hệ thống và sơ đồ thoát nước phụ thuộc vào : Tính chất phục vụ
lâu dài và ổn định của các công trình thiết bị trên hệ thống; Điều kiện địa phương;
Tính kinh tế, kỹ thuật và yêu cầu vệ sinh môi trường.
Theo định hướng quy hoạch chung của tỉnh thì đến năm 2030, thì hệ thống
thoát nước chính được xây dựng là hệ thống thoát nước riêng.
- Đề xuất và lựa chọn sơ đồ hệ thống thoát nước
Các loại sơ đồ hệ thống thoát nước:
 Sơ đồ thẳng góc:
Các đường cống góp lưu vực được vạch tuyến theo hướng vuông góc với hướng
dòng chảy của sông. Sơ đồ này chủ yếu được sử dụng đối với mạng lưới thoát nước mưa
và nước sản xuất quy ước sạch.Nước thải xả thẳng ra sông không cần xử lý.
 Sơ đồ giao nhau:
Các cống góp thoát nước lưu vực được vạch tuyến theo hướng vuông góc
với hướng dòng chảy của sông và tập trung về cống góp chính và cống góp chính
song song với sông. Sơ đồ này sử dụng khi địa hình dốc thoải dần về phía sông
và cần phải xử lý nước thải.
 Sơ đồ phân vùng:
Sử dụng trong trường hợp thành phố chia làm nhiều khu vực riêng biệt hay
trong trường hợp thành phố có địa hình dốc lớn. Nước thải từ vùng thấp thì bơm
trực tiếp đến công trình xử lý hay bơm vào cống góp của vùng cao. Ở mỗi vùng có
sơ đồ riêng tương tự như sơ đồ giao nhau.
 Sơ đồ song song:
Các cống góp lưu vực được vạch tuyến song song hoặc tạo một góc nhỏ với
hướng dòng chảy của sông và tập trung nước về cống góp chính, vận chuyển nước
thải về trạm xử lý. Cống góp chính vuông góc với hướng dòng chảy của sông. Sơ
đồ này sử dụng khi địa hình có độ dốc lớn về phía sông.
 Sơ đồ ly tâm:
Sơ đồ này nước thải được xử lý ở hai hoặc một số trạm độc lập phân tán ở nhiều
phía. Sơ đồ này được áp dụng ở những nơi địa hình phức tạp và thành phố lớn.
Căn cứ vào những đặc điểm địa chất, thủy văn của khu vực thiết kế, ta chọn
sơ đồ hệ thống thoát nước dạng sơ đồ giao nhau.

GVHD: TRẦN THANH THẢO


SVTH: NGUYỄN HUỲNH DUY TÂN Trang 27
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP THOÁT NƯỚC

II. Tính toán thiết kế mạng lưới thoát nước sinh hoạt
1. Quy hoạch mạng lưới đường ống
 Nguyên tắc vạch tuyến mạng lưới thoát nước:
Vạch tuyến mạng lưới thoát nước bẩn là khâu quan trọng trong thiết kế mạng
lưới thoát nước. Nó ảnh hưởng lớn đến khả năng thoát nước, hiệu quả kinh tế hay giá
thành của mạng lưới thoát nước.
Hết sức lợi dụng địa hình, đặt cống theo chiều nước tự chảy từ phía đất cao
đến phía đất thấp của lưu vực thoát nước đảm bảo lượng nước thải lớn nhất tự
chảy theo cống, tránh đào đấp nhiều, tránh đặt nhiều trạm bơm gây lãng phí.
Đặt cống thật hợp lý để tổng chiều dài của cống là nhỏ nhất, tránh trường
hợp nước chảy vòng vo và cống đặt sâu.
Các cống góp chính đổ về trạm xử lý và cửa xả nước vào nguồn.Trạm xử
lý đặt ở phía thấp so với địa hình thành phố nhưng không bị ngập lụt, cuối
hướng gió chính về mùa hè, cuối nguồn nước, bảo đảm khoảng cách xa khu
dân cư và xí nghiệp công nghiệp là 500m.
Giảm tới mức tối thiểu cống chui qua sông hồ, cầu phà, đường giao
thông, đê đập và các công trình ngầm.Việc bố trí cống thoát nước phải kết hợp
chặt chẽ với các công trình ngầm khác của thành phố.
 Các phương pháp vạch tuyến mạng lưới thoát nước ở các đường phố:
Phụ thuộc địa hình mặt đất và biện pháp thi công mà người ta vạch tuyến
mạng lưới đường phố theo các sơ đồ sau:
- Sơ đồ hộp: Cống được đặt dọc theo các đường phố bao quanh tiểu khu. Sơ
đồ này sử dụng khi địa hình bằng phẳng, tiểu khu có diện tích lớn và công trình
xây dựng sâu vào bên trong.
- Sơ đồ ranh giới thấp: Cống đặt theo đường phố ở phía ranh giới thấp của
tiểu khu. Sơ đồ này sử dụng khi địa hình có độ dốc tương đối lớn. Sơ đồ này có ưu
điểm là giảm được tổng chiều dài mạng lưới xuống 10% so với sơ đồ hộp.
- Sơ đồ xuyên qua tiểu khu: Mạng lưới thoát nước trong tiểu khu thường kéo dài
ra và các nhánh nối đi từ tiểu khu này qua tiểu khu khác. Sơ đồ này có ưu điểm là tổng
chiều dài mạng lưới ngắn hơn các sơ đồ vạch tuyến trên. Và nhược điểm là quản lý có
thể gặp khó khăn, khó phân cấp và kém hiệu quả.

GVHD: TRẦN THANH THẢO


SVTH: NGUYỄN HUỲNH DUY TÂN Trang 28
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP THOÁT NƯỚC

Căn cứ vào những đặc điểm địa chất, thủy văn của khu vực thiết kế, ta đề xuất
hai phương án vạch tuyến mạng lưới thoát nước như sau:
 Phương án 01: Bản vẽ TN02.
 Phương án 02: Bản vẽ TN03.
Phương án 01: Có 02 tuyến chính không phải ở vụ trí thấp nhất nhưng lại nằm
ở vị trí trung tâm của đô thị phương án 01 sử dụng điu ke nhằm giảm số lượng trạm
bơm và giảm chi phí quản lý.
Phương án 02: Sử dụng hai tuyến cống chính chạy dọc theo phần địa hình thấp
nhất của khu đô thị ở sát sông và các kênh mương. Trên hai tuyến cống chính bố trí
các trạm bơm vừa có tác dụng giảm độ sâu chọn cống, vừa là trạm bơm nước thải qua
sông. Nước thải từ các lưu vực được thu gom về trạm bơm chính (TB6) để bơm về
trạm xử lý đặt sát bờ sông.
2. Xác định module lưu lượng

KVI:

KVII:

Trong đó:
- q0: Lưu lượng nước đơn vị (module lưu lượng)
- P : mật độ dân số (người/ha)
- qtc : tiêu chuẩn thải nước (l/người.ngđ)
3. Xác định lưu lượng tính toán từng đoạn cống
- Lưu lượng tính toán của đoạn cống được tính theo công thức:
qntt = (qndđ + qncs + qncq) ¿ Kch + Sqttr
Trong đó:
qntt : Lưu lượng tính toán của đoạn cống thứ n
qndđ : Lưu lượng dọc đường của đoạn cống thứ n: qndd = SFi¿ qđv
SFi : Tổng diện tích các tiểu khu đổ nước thải vào cống đang xét
qđv : Lưu lượng đơn vị của khu vực.
qncs : Lưu lượng cạnh sườn đổ vào đầu đoạn cống thứ n.
qncq : Lưu lượng chuyển qua của đoạn cống thứ n, là lưu lượng tính toán của đoạn cống
thứ (n - 1).
qvcn = qttn-1= (qdđn-1+ qcsn-1+ qvcn-1) ¿ Kch+Sqttr

GVHD: TRẦN THANH THẢO


SVTH: NGUYỄN HUỲNH DUY TÂN Trang 29
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP THOÁT NƯỚC

+ Kch : Hệ số không điều hoà.


+ Sqttr: Lưu lượng tính toán của các khu công nghiệp đổ vào đầu đoạn cống tính
toán.

GVHD: TRẦN THANH THẢO


SVTH: NGUYỄN HUỲNH DUY TÂN Trang 30
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP THOÁT NƯỚC

4. Tính toán thuỷ lực mạng lưới


Căn cứ vào các bảng tính toán lưu luợng cho từng đoạn cống ở trên ta tiến hành
tính toán thuỷ lực cho từng đoạn cống để xác định được: đường kính ống (D), độ dốc
thuỷ lực (i), vận tốc dòng chảy (v), độ đầy dòng chảy trong cống (h/D). Sao cho phù
hợp với các yêu cầu về đường kính tối thiểu, độ đầy tối đa, tốc độ và độ dốc cống đặt
ra trong qui phạm và tiêu chuẩn xây dựng hiện hành.
Đường kính nhỏ nhất:
Khi d ≤ 300 thì vật liệu ống làm bằng bê tông.
Khi d > 300 thì vật liệu ống làm bằng bê tông cốt thép.
Đường ống thoát nước bằng vật liệu bê tông và bê tông cốt thép với đường
kính 200, 250, 300mm có giá thành xây dựng khác nhau không nhiều. Ngược lại
đường ống có đường kính 200 và 250 qua thực tế sử dụng người ta thấy bít tắt ống
nhiều và giá thành quản lý cao vì vậy khi thiết kế đường ống thoát nước cho đô thị

người ta khuyên nên lấy d min =300 mm .


Độ dốc nhỏ nhất của ống (cống) thoát nước sinh hoạt có thể xác định bằng
1
i MIN =
công thức gần đúng. d với d là đường kính trong của ống (m).
Độ dốc đoạng cống có mối quan hệ chặt chẽ với vận tốc và độ đầy đoạn cống vì vậy
Khi độ dốc nhỏ thì vận tốc nước chảy nhỏ ⇒ dễ gây tắt cống.
Khi độ dốc lớn thì vận tốc nước chảy lớn ⇒ dễ mài mòn ống và làm cho ống
chóng bị chôn sâu.
Vì vậy khi tính toán cần chọn giá trị i hợp lý. Theo kinh nghiệm thì giá trị i được

chọn bám sát vào


i MIN . i TT ≥i MIN .
Vận tốc tính toán: Nước thải chứa nhiều cặn bẩn, cặn bẩn này gồm cặn hữu cơ
và vô cơ. Cặn hữu cơ thường nhẹ, có trọng lượng riêng nhỏ nên dễ vận chuyển trong
ống, nhưng cặn vô cơ thường khó vân chuyển. Vì vậy vận tốc nước chảy trong ống
phải đảm bảo không gây lắng cặn (Vận tốc này được gọi là vận tốc tự làm sạch), đồng
thời vận tốc trong ống cũng không quá lớn sẽ làm cho ống bị chôn sâu và nhanh chóng

bị mài mòn
V MIN ≤V TT ≤V MAX với V MIN là vận tốc không lắng (m/s) ; V TT là vận

GVHD: TRẦN THANH THẢO


SVTH: NGUYỄN HUỲNH DUY TÂN Trang 31
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP THOÁT NƯỚC

tốc tính toán (m/s) nếu ống kim loại


V TT ≤8 (m/s) và ống phi kim loại V TT ≤4

(m/s) ;
V MAX là vận tốc phá hoại (m/s).

Độ đầy tính toán:


h
<1
Theo quy định ống thoát nước không được phép chảy đầy d với lý do
Phải có khoảng không để cho chất nổi không gây tắt cống.
Phải có khoảng không để chứa và lưu thông khí độc phá hoại mạng lưới.
Phải có khoảng không để đề phòng lưu lượng vượt quá lưu lượng tính toán.
h
=0 , 5÷0 , 7
Theo kinh nghiệm sử dụng người ta thấy rằng d là khoảng độ đầy hợp lý.
h h
Qua nghiên cứu thực tế ta thấy d là hàm số f ( d ) . Vì vậy khi d tăng thì d tăng,
h
cụ thể là d lấy phụ thuộc vào d. Do đó chúng ta phải lấy theo qui phạm VN 2008.
Tuy nhiên trong quá trình tính toán ở một số đoạn cống đầu tiên, có thể không
thoả mãn các yêu cầu trên, lúc đó ta chỉ có thể xét tới một số yêu cầu ưu tiên.

Theo TCVN 7957:2008 qui định: Cống thoát nước trong khu vực có đường

min = 1/D để chọn


kính nhỏ nhất là D = 300 mm, độ dốc luôn bám sát độ dốc tổi thiểu i
độ dốc. Với những đoạn cống đầu tiên của tuyến do lưu lượng nhỏ nên sẽ không đảm
bảo được các điều kiện về độ dốc cho phép i ¿ 0,0005 và tốc độ cho phép v ¿ 0,7 (m/s)
nên thường bị lắng cặn. Do vậy ta có thể cho các đoạn cống này là các đoạn cống
không tính toán, chỉ cần đặt đoạn theo độ dốc nhỏ nhất. Vì vậy nên muốn các đoạn
cống không bị lắng cặn thì ta cần có biện pháp quản lý cọ rửa thường xuyên, muốn thế
ta phải thiết kế thêm giếng tẩy rửa.
Việc tính toán thuỷ lực mạng lưới thoát nước dựa vào “ Bảng tính toán thuỷ lực
cống và mương thoát nước – GS.TSKH Trần Hữu Uyển – ĐHXD”. Và được kiểm tra
bằng cách lập trình trên máy vi tính của TS.Dương Thanh Lượng – ĐHTL dựa trên
phần mềm EXCEL.
 Xác định độ sâu chôn cống đầu tiên.

GVHD: TRẦN THANH THẢO


SVTH: NGUYỄN HUỲNH DUY TÂN Trang 32
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP THOÁT NƯỚC

Độ sâu đặt cống có ảnh hưởng rất lớn đối với giá thành và thời hạn xây dựng
mạng lưới thoát nước.Vì vậy phải chọn độ sâu đặt cống sao cho tới mức nhỏ nhất. Tuy
nhiên còn phải xét tới các điều kiện sau:
Bảo vệ cống khỏi bị phá hủy bởi tác động cơ học.
Bảo đảm khả năng đấu nối giữa các thiết bị vệ sinh trong nhà, mạng lưới thoát
nước tiểu khu với mạng lưới thoát nước đường phố.
Trong điều kiện thông thường thì độ sâu chôn cống ngoài phố không nhỏ hơn
(0,5 - 0,7)m + d với d là đường kính cống ngoài phố.
Độ sâu đặt cống đầu tiên được xác định bằng công thức sau:
H=h+ ∑ i ( L+l ) + Z 2−Z 1 + Δd
Trong đó
H : độ sâu chôn cống ban đầu của mạng lưới đường phố (m), sơ bộ có thể lấy
bằng 1,5 ¿ 2,0 m.
h : độ sâu chôn cống ban đầu của cống trong sân nhà hay tiểu khu (m).

(Thường lấy bằng 0,2÷0 ,4.m ).


i : độ dốc của cống trong sân nhà hay tiểu khu.
Z1 ; Z2 :cốt mặt đất, tương ứng ở giếng thăm đầu tiên của mạng lưới trong

sân nhà hay tiểu khu và mạng lưới ngoài phố (m).
L+l : chiều dài mạng lưới tiểu khu hoặc sân nhà từ đểm (giếng) xa nhất tới
điểm đầu nối với đường cống ngoài phố (m).
Δ. d : độ chênh lệch của ống trong sân nhà và ngoài phố. Δ. d=D−d (m).
Cống thoát nước không nên đặt quá sâu sẽ gây khó khăn cho công tác thi công
và quản lý về sau. Theo quy phạm quy định độ sâu tối đa chôn cống không lớn hơn 6,0 m.

GVHD: TRẦN THANH THẢO


SVTH: NGUYỄN HUỲNH DUY TÂN Trang 33
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP THOÁT NƯỚC

Sơ đồ xác định độ sâu chôn cống đầu tiên


1- Ống thoát nước trong nhà ; 2- Nhánh nối ; 3- Cống sân nhà (tiểu khu)
4 - Giếng kiểm tra ; 5 - Cống nối tiểu khu với cống ngoài phố ;

GVHD: TRẦN THANH THẢO


SVTH: NGUYỄN HUỲNH DUY TÂN Trang 34
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP THOÁT NƯỚC

6 - Giếng thăm trên mạng ngoài phố

5. BẢNG KẾT QUẢ TÍNH TOÁN THỦY LỰC TUYẾN CỐNG CHÍNH, CỐNG
PHỤ
- Phương pháp nối cống: nối ngang mực nước

- Độ sâu chôn cống ban đầu: 1 mé

GVHD: TRẦN THANH THẢO


SVTH: NGUYỄN HUỲNH DUY TÂN Trang 35
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP THOÁT NƯỚC

Th Diện tích Mô Lưu lượng trung bình từ Hệ


ứ tự Tiểu Khu (ha) đun các tiểu khu số Lưu lượng (l/s) Lưu
đoạ Cạn lưu khôn Lưu lượng lượng
Dọc Dọc Dọc
n h lượn Cạnh chuyể Tổng g Tiểu tập trung tính
đườn Cạnh sườn đườn đườn
cốn sườ g sườn n qua cộng điều khu Cục chuyể toán
g g g
g n (l/s) hòa bộ n qua (l/s)
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
TUYẾN CỐNG CHÍNH A-B-C-D-E-F
49a, 0.27
A-B 50a 4.03 6 1.112 0 1.112 3 3.337 3.337
48c,50 0.27 10.01 26.73
B-C b 48a, 49b 2.68 5.04 6 0.740 1.391 1.112 3.243 3.088 4 6 36.750
45b, 48b,50c, 50b, 0.27 1.476 16.80
C-D 47a 51a 3.42 5.35 6 0.944 6 3.243 5.664 2.967 4 26.736 43.540
44a, 0.27 19.42
D-E 45c 3.61 6 0.996 0 5.664 6.660 2.917 8 26.736 46.164

42c, 41a, 42b, 45d, 0.27 1.098 23.88


E-F 43a 45a, 46a 2.49 3.98 6 0.687 5 6.66 8.446 2.828 4 0.694 26.736 51.314
TUYẾN CỐNG CHÍNH F-G-H-I-J-K-L
0.27 23.88
F-G 6 0 0 8.446 8.446 2.828 5 27.43 51.315
0.27 23.88
G-H 6 0 0 8.446 8.446 2.828 5 27.43 51.315

GVHD: TRẦN THANH THẢO


SVTH: NGUYỄN HUỲNH DUY TÂN Trang 36
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP THOÁT NƯỚC

35b, 35a, 36b, 37b, 0.27 12.18 32.16


H-I 36a 38a, 39a, 40a 3.23 10.3 6 0.891 2.843 8.446 0 2.641 8 27.43 59.598
0.27 13.68 35.10
I-J 35c, 36c, 37a 5.44 6 0.000 1.501 12.18 1 2.566 7 27.43 62.537
33a, 0.27 13.68 16.20 39.87
J-K 34c 32b, 33b, 34b 3.46 5.7 6 0.955 1.573 1 9 2.46 5 27.43 67.305

30a, 29b, 30b, 31b, 0.27 16.20 17.48 42.25


K-L 31c 32a, 33c, 34a 2.4 2.21 6 0.662 0.610 9 1 2.417 2 27.43 69.682
TUYẾN CỐNG CHÍNH L-M-N-O-P-Q-S-T-TXL

L- 26c, 26b, 27b, 28a, 0.27 17.48 20.56 43.88


M 27a 29a, 30c, 31a 2.77 8.41 6 0.765 2.321 1 7 2.134 9 27.43 71.319

M- 24b, 23a, 24c, 25b, 0.27 20.56 23.87 52.61


N 25c 26a, 27c, 28b 2.4 9.57 6 0.662 2.641 7 1 2.204 1 27.43 80.041

16b, 17c, 17d,


18b, 19a, 19b,
20a, 21a, 22a,
16c, 22b, 23b, 24a, 0.27 23.97 28.98 58.95
N-O 17b 24d, 25a 2.19 16 6 0.604 4.410 1 6 2.034 7 27.43 86.387

11a,12b,13c,1
12c, 4b, 15a,16a, 0.27 28.98 32.36 63.94 26.73 118.11
O-P 13b 17a,18a 2.38 9.85 6 0.657 2.719 6 1 1.976 6 6 27.43 2

GVHD: TRẦN THANH THẢO


SVTH: NGUYỄN HUỲNH DUY TÂN Trang 37
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP THOÁT NƯỚC

7b, 0.27 32.36 33.46 65.69 119.85


P-Q 13a 10b, 12a 2.31 1.69 6 0.638 0.466 1 5 1.963 2 54.166 8

1b,4a,4b,5a,13 0.27 33.46 36.67 70.88 125.05


Q-S 6a,7c d, 14a 2.16 9.46 6 0.596 2.611 5 2 1.933 7 54.166 3
0.27 1.275 36.67 37.94 72.89 127.06
S-T 1a,2c 4.62 6 1 0 2 7 1.921 6 54.166 2
T-
TX 0.27 55.55 55.55 98.77 152.94
L 6 6 6 1.778 9 54.166 5
TUYẾN CỐNG CHÍNH a-b-c-d-e-f-g-h-i-j-T
52a,53 0.27
a-b b 3.24 6 0.894 0.000 0.894 3 2.683 2.683
54b,5 52b,53a,54a,5 0.27 11.97
b-c 5a 5b 4.01 7.21 6 1.107 1.990 0.894 3.991 3 2 11.972
0.27 13.53
c-d 55c 1.88 6 0.000 0.519 3.991 4.510 3 0 13.530
56a,57 0.27 17.24
d-e a 56b 3.4 1.38 6 0.938 0.381 4.51 5.829 2.959 9 17.249
58a,59 0.27 21.83
e-f a 59b 4.18 2.28 6 1.154 0.629 5.829 7.612 2.869 9 21.839
0.27 21.83
f-g 6 0.000 0.000 7.612 7.612 2.869 9 21.839
0.27 23.75
g-h 8b,9a 2.83 6 0.781 0.000 7.612 8.393 2.83 2 23.752
0.27 27.24
h-i 7a,8a 9b,10a 3.51 1.9 6 0.969 0.524 8.393 9.886 2.756 6 0.694 27.940
i-j 2b,3a 1.12 0.27 0.309 0.000 9.886 10.19 2.74 27.93 0.694 28.629

GVHD: TRẦN THANH THẢO


SVTH: NGUYỄN HUỲNH DUY TÂN Trang 38
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP THOÁT NƯỚC

6 5 5
0.27 10.19 10.76 29.18
j-T 2a 2.05 6 0.566 0.000 5 1 2.712 3 0.694 29.877

TUYẾN CỐNG CHÍNH p-o-n-m-l-k-j


0.27
p-o 60a 1.6 6 0.442 0.000 0.442 3 1.325 1.325
0.27
o-n 66a 61a,62b,64b 1.28 4.29 6 0.353 1.184 0.442 1.979 3 5.938 5.938
0.27 10.64
n-m 62a,63a,64a 5.68 6 0.000 1.568 1.979 3.547 3 0 10.640
68a,69 0.27 13.07
m-l a 2.94 6 0.811 0.000 3.547 4.358 3 5 13.075
66a,67a,68b,6 0.27 19.91
l-k 67b 9b 3.55 5.47 6 0.980 1.510 4.358 6.848 2.908 3 19.913
0.27 19.91
k-j 6 6.848 6.848 2.908 4 19.914

GVHD: TRẦN THANH THẢO


SVTH: NGUYỄN HUỲNH DUY TÂN Trang 39
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP THOÁT NƯỚC

Diện tích Mô Lưu lượng trung bình từ các Hệ số


Thứ Tiểu Khu (ha) đun tiểu khu Lưu lượng (l/s) Lưu
tự
lưu khôn Lưu lượng tập lượng
đoạ Dọc Cạn Cạn
Dọc lượn Dọc chuyể Tổng g Tiểu trung tính
n Cạnh sườn đườn h h
đường g đường n qua cộng điều khu Cục chuyển toán
cống g sườn sườn
(l/s) hòa bộ qua (l/s)
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
TUYẾN CỐNG NHÁNH B1-B
B1- 49b,
B 48a 6.04 0.276 1.667 1.667 3 5.001 5.001
TUYẾN CỐNG NHÁNH C1-C
C1-
C 48b 3.19 0.276 0.880 0.880 3 2.641 2.641
TUYẾN CỐNG NHÁNH C3-C2-C
C3- 50d,
C2 51a 2.34 0.276 0.646 0.646 3 1.938 1.938
C2- 0.64
C 50c 50d, 51a 0.33 2.34 0.276 0.091 6 0.646 1.383 3 4.149 4.149
TUYẾN CỐNG NHÁNH E3-E1-E2-E
E3- 45a,
E1 46a 1.43 0.276 0.395 0.395 3 1.184 1.184
E1- 41a,
E2 42a 1.57 0.276 0.433 0.395 0.828 3 2.485 2.485
E1- 42b, 41a,42a,45a, 1.10
E 45d 46a 0.81 4 0.276 0.224 4 0.828 2.156 3 6.467 6.467
TUYẾN CỐNG NHÁNH H1-H
GVHD: TRẦN THANH THẢO
SVTH: NGUYỄN HUỲNH DUY TÂN Trang 40
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP THOÁT NƯỚC

H1- 35a,40
H a 3.51 0.276 0.969 0.969 3 2.906 2.906
TUYẾN CỐNG NHÁNH H3-H2-H
H3- 37b,38
H2 a 4.14 0.276 1.143 1.143 3 3.428 3.428
H2- 36b,39
H a 2.65 0.276 0.731 1.143 1.874 3 5.623 5.623
TUYẾN CỐNG NHÁNH I1-I
I1-I 35c 1.85 0.276 0.511 0.511 3 1.532 1.532
TUYẾN CỐNG NHÁNH I3-I2-I
I3-I2 37a 2.43 0.276 0.671 0.671 3 2.012 2.012
I2-I 36c 1.16 0.276 0.320 0.671 0.991 3 2.973 2.973
TUYẾN CỐNG NHÁNH J1-I
J1-I 34b 2.05 0.276 0.566 0.566 3 1.697 1.697
TUYẾN CỐNG NHÁNH J3-J2-J
J3-
J2 32b 2.48 0.276 0.684 0.684 3 2.053 2.053
J2-J 33b 1.17 0.276 0.323 0.684 1.007 3 3.021 3.021
TUYẾN CỐNG NHÁNH K1-K
K1- 31b,
K 34a 3.61 0.276 0.996 0.996 3 2.989 2.989
TUYẾN CỐNG NHÁNH K3-K2-K
K3- 29b,
K2 32a 3.58 0.276 0.988 0.988 3 2.964 2.964
K2- 30b,
K 33c 2.11 0.276 0.582 0.988 1.570 3 4.711 4.711
TUYẾN CỐNG NHÁNH L1-L
L1- 26b, 2.86 0.276 0.789 0.789 3 2.368 2.368

GVHD: TRẦN THANH THẢO


SVTH: NGUYỄN HUỲNH DUY TÂN Trang 41
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP THOÁT NƯỚC

L 31a
TUYẾN CỐNG NHÁNH L3-L2-L
L3- 28a,
L2 29a 3.41 0.276 0.941 0.941 3 2.823 2.823
L2- 27b,
L 30c 2.14 0.276 0.591 0.941 1.532 3 4.595 4.595
TUYẾN CỐNG NHÁNH M1-M
M1- 25b,
M 26a 2.01 0.276 0.555 0.555 3 1.664 1.664
TUYẾN CỐNG NHÁNH M3-M2-M
M3- 23a,
M2 28b 4.81 0.276 1.328 1.328 3 3.983 3.983
M2- 24c,
M 27c 1.75 0.276 0.483 1.328 1.811 3 5.433 5.433
TUYẾN CỐNG NHÁNH N1-N
N1- 16b,
N 25a 1.4 0.276 0.386 0.386 3 1.159 1.159
TUYẾN CỐNG NHÁNH N7-N2-N
19b,
20a,
N7- 21a,
N2 22a 3.5 0.276 0.966 0.966 3 2.898 2.898
N2- 17c, 17d,18b,19a,22 2.65 12.62
N 24a b, 23b, 24d 2.13 9.62 0.276 0.588 5 0.966 4.209 3 12.627 7
TUYẾN CỐNG NHÁNH N6-N5-N2
N6- 22b,
N5 23b 3.57 0.276 0.985 0.985 3 2.956 2.956
N5- 24d 1.65 0.276 0.455 0.985 1.440 3 4.321 4.321
GVHD: TRẦN THANH THẢO
SVTH: NGUYỄN HUỲNH DUY TÂN Trang 42
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP THOÁT NƯỚC

N2
TUYẾN CỐNG NHÁNH N4-N3-N2
N4- 18b,
N3 19a 2.81 0.276 0.776 0.776 3 2.327 2.327
N3-
N2 17d 1.59 0.276 0.439 0.776 1.215 3 3.645 3.645
TUYẾN CỐNG NHÁNH O1-O2-O
O2- 11a,
O1 15a 2.36 0.276 0.651 0.651 3 1.954 1.954
O1- 12b,
O 16a 1.35 0.276 0.373 0.651 1.024 3 3.071 3.071
TUYẾN CỐNG NHÁNH O4-O3-O2
O4- 14b,
O3 18a 3.52 0.276 0.972 0.972 3 2.915 2.915
O3- 13c,
O 17a 3.07 0.276 0.847 0.972 1.819 3 5.458 5.458
TUYẾN CỐNG NHÁNH P1-P
P1- 10b,
P 12a 1.69 0.276 0.466 0.466 3 1.399 1.399
TUYẾN CỐNG NHÁNH Q2-Q1-Q
Q2-
Q1 4b, 14a 2.98 0.276 0.822 0.822 3 2.467 2.467
Q1-
Q 5a, 13d 2.2 0.276 0.607 0.822 1.429 3 4.288 4.288
TUYẾN CỐNG NHÁNH Q4-Q3-Q
Q4-
Q3 4a, 1b 4.28 0.276 1.181 1.181 3 3.543 3.543
Q3- 0.276 0.000 1.181 1.181 3 3.543 3.543

GVHD: TRẦN THANH THẢO


SVTH: NGUYỄN HUỲNH DUY TÂN Trang 43
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP THOÁT NƯỚC

Q
TUYẾN CỐNG NHÁNH h1-h
h1-h 9b, 10a 1.9 0.276 0.524 0.524 3 1.573 1.573
TUYẾN CỐNG NHÁNH e1-e
56c,
e1-e 59b 3.16 0.276 0.872 0.872 3 2.616 2.616
TUYẾN CỐNG NHÁNH d1-d
0.519
d1-d 56b 1.883 0.276 0.5197 7 3 1.559 1.559
TUYẾN CỐNG NHÁNH c1-c
c1-c 55d 1.88 0.276 0.519 0.519 3 1.557 1.557
TUYẾN CỐNG NHÁNH b1-b
b1- 53a,
b 54a 3.7 0.276 1.021 1.021 3 3.064 3.064
TUYẾN CỐNG NHÁNH b2-b1
b2- 52b,
b1 55b 3.51 0.276 0.969 0.969 3 2.906 2.906
TUYẾN CỐNG NHÁNH l2-l1-l
66a,
l2-l1 69b 3.05 0.276 0.842 0.842 3 2.525 2.525
67a,
l1-l 68b 2.42 0.276 0.668 0.842 1.510 3 4.530 4.530
TUYẾN CỐNG NHÁNH n3-n2-n1-n
n3- 62a,
n2 63a, 2.89 0.276 0.798 0.798 3 2.393 2.393
n2-
n1 64a 2.79 0.276 0.770 0.798 1.568 3 4.704 4.704
n1-n 0.276 0.000 1.568 1.568 3 4.704 4.704

GVHD: TRẦN THANH THẢO


SVTH: NGUYỄN HUỲNH DUY TÂN Trang 44
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP THOÁT NƯỚC

TUYẾN CỐNG NHÁNH o3-o2-o1-o


o3-
o2 62b 0.28 0.276 0.077 0.077 3 0.232 0.232
o2- 61a,
o1 64b 3.75 0.276 1.035 0.077 1.112 3 3.336 3.336
o1-o 1.112 1.112 3 3.336 3.336

7. BẢNG KẾT QUẢ TÍNH TOÁN THỦY LỰC TUYẾN CỐNG CHÍNH, CỐNG PHỤ
- Phương pháp nối cống: nối theo đỉnh cống

- Độ sâu chôn cống ban đầu: 1 mét

Ký Độ sâu
hiệ Lưu Cao độ chôn cống
Đườn Độ Độ
u Chiề lượng Độ Vận (đỉnh)
g đầy chên
đoạ u dài tính dốc tốc h Mặt đất Đỉnh cống Đáy cống
kính (h/D h i x
n (L) toán (i) (v) Cuố
(D) ) L Đầ Cu Cuố Cuố Đầu
cốn (Q) Đầu Đầu i
g u ối i i
(m/
(m) (l/s) (mm) (m) (m) (m) (m) (m) (m) (m) (m) (m) (m)
s)
(10
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (11) (12) (13) (14) (15) (16) (17)
)
TUYẾN CỐNG CHÍNH A-B-C-D-E-F
0.005 0.57 1.21 0.04 0.24 8.04 6.78 2.21
A-B 210 3.337 200 9 9 6.83 8 1
8 2 8 8 1 8 2 8

GVHD: TRẦN THANH THẢO


SVTH: NGUYỄN HUỲNH DUY TÂN Trang 45
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP THOÁT NƯỚC

0.002 0.78 0.50 0.15 0.39 6.32 6.67 6.16 2.32 2.83
B-C 193 36.75 400 9 9 6.83
6 8 2 9 8 8 1 9 9 1
0.002 0.81 0.48 0.17 0.44 6.32 5.84 6.15 5.66 2.84 3.33
C-D 193 43.54 400 9 9
5 3 2 7 2 8 6 1 9 9 1
0.002 0.82 0.58 0.18 0.45 5.84 5.25 5.66 5.07 3.33 3.92
D-E 245 46.164 400 9 9
5 5 8 3 7 6 8 3 5 7 5
0.002 0.82 0.47 0.19 0.49 5.25 4.78 5.05 4.58 3.94 4.41
E-F 205 51.314 400 9 9
3 1 2 9 8 8 6 9 7 1 3
TUYẾN CỐNG CHÍNH F-G-H-I-J-K-L
15.2 0.002 0.82 0.03 0.19 0.49 4.78 4.75 4.58 4.55 4.41 4.44
F-G 51.315 400 9 9
4 3 1 5 9 8 6 1 7 2 3 8
0.002 0.82 0.22 0.19 0.49 4.75 4.52 4.55 4.44
G-H 96.5 51.315 400 9 9 4.33 4.67
3 1 2 9 8 1 9 2 8
0.002 0.83 0.66 0.22 0.55 4.52 3.86 4.30 3.64 4.69 5.35
H-I 302 59.598 400 9 9
2 7 4 1 2 9 5 8 4 2 6
0.002 0.84 0.01 0.22 0.56 3.86 3.85 3.63 3.62 5.36 5.37
I-J 5.26 62.537 400 9 9
2 6 2 8 9 5 3 7 5 3 5
0.002 0.66 0.23 0.59 3.85 3.19 3.61 2.95 5.38 6.04
J-K 301 67.305 400 0.86 9 9
2 2 9 7 3 1 4 2 6 8
0.002 0.85 0.47 0.24 8.24 7.77 7.52 1.47
K-L 225 69.682 400 0.62 9 9 8 1
1 1 2 8 8 6 8 2
TUYẾN CỐNG CHÍNH L-M-N-O-P-Q-S-T-TXL
L- 0.002 0.85 0.25 8.25 7.62
300 71.319 400 0.63 0.63 9 9 8 7.37 1 1.63
M 1 5 2 2 2
M- 0.002 0.89 0.50 0.26 0.67 7.62 7.11 7.35 6.84 1.64 2.15
230 80.041 400 9 9
N 2 1 6 9 2 2 6 3 7 7 3
0.002 0.93 0.52 0.23 0.47 7.11 6.58 6.87 6.34 2.12 2.65
N-O 230 86.387 500 9 9
3 4 9 9 7 6 7 7 8 3 2

GVHD: TRẦN THANH THẢO


SVTH: NGUYỄN HUỲNH DUY TÂN Trang 46
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP THOÁT NƯỚC

118.11 0.002 1.02 0.55 0.28 0.56 6.58 6.03 6.30 2.69
O-P 230 500 9 9 5.75 3.25
2 4 3 2 5 9 7 5 2 8
119.85 0.002 1.04 0.28 0.56 6.03 5.63 5.75 5.35 3.24 3.64
P-Q 160 500 0.4 9 9
8 5 3 4 7 5 5 1 1 9 9
125.05 0.002 1.06 0.33 0.28 0.57 5.63 5.29 5.34 5.00 3.65 3.99
Q-S 130 500 9 9
3 6 9 8 8 6 5 7 7 9 3 1
127.06 0.002 1.08 0.66 0.28 0.57 5.29 4.34 4.65
S-T 247 500 9 9 4.63 5.01 3.99
2 7 9 7 7 4 7 3 7
T-
152.94 0.002 1.14 0.72 0.32 0.64 3.90 4.30 3.58 4.69 5.41
TX 260 500 9 9 4.63
5 8 9 8 1 2 2 9 1 1 9
L
TUYẾN CỐNG CHÍNH a-b-c-d-e-f-g-h-i-j-T
207. 0.006 0.55 1.30 0.04 0.21 8.04 6.73 6.69 2.30
a-b 2.683 200 9 9 8 1
5 3 3 7 2 2 2 5 3 7
0.003 0.68 1.11 0.10 0.54 6.73 5.62 6.62 5.51 2.37 3.48
b-c 301 11.972 200 9 9
7 5 4 9 4 5 1 6 2 4 8
0.003 0.70 0.11 0.58 5.62 5.50 5.50 5.38 3.49 3.61
c-d 32.5 13.53 200 0.12 9 9
7 5 8 8 1 1 3 3 7 7
0.003 0.72 1.05 0.11 0.36 5.50 4.44 4.33 4.66
d-e 301 17.249 300 9 9 5.39 3.61
5 9 4 1 9 1 7 6 4
391. 0.003 1.29 0.12 0.42 4.44 3.15 4.31 3.02 4.68 5.97
e-f 21.839 300 0.76 9 9
5 3 2 8 6 7 5 9 7 1 3
104. 0.003 0.75 0.33 0.12 8.12 7.79 7.66 1.33
f-g 21.839 300 0.43 9 9 8 1
5 2 2 4 9 9 5 6 4
200. 0.003 0.77 0.66 0.13 0.44 7.79 7.13 7.66 6.99 1.33 2.00
g-h 23.752 300 9 9
5 3 7 2 4 7 5 3 1 9 9 1
0.003 0.81 0.55 0.14 0.48 7.13 6.58 6.98 6.43 2.01 2.56
h-i 162 27.94 300 9 9
4 9 1 6 6 3 2 7 6 3 4

GVHD: TRẦN THANH THẢO


SVTH: NGUYỄN HUỲNH DUY TÂN Trang 47
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP THOÁT NƯỚC

0.003 0.82 0.47 0.14 0.49 6.58 6.10 6.43 5.95 2.56 3.04
i-j 140 28.629 300 9 9
4 4 6 8 3 2 6 4 8 6 2
0.003 0.83 1.08 0.15 0.50 6.10 5.01 5.95 4.86 3.04 4.13
j-T 320 29.877 300 9 9
4 2 8 2 6 6 8 4 6 6 4
TUYẾN CỐNG CHÍNH p-o-n-m-l-k-j
0.008 0.49 2.50 0.02 8.02 5.52 5.49 3.50
p-o 305 1.325 200 0.14 9 9 8 1
3 6 1 8 8 7 9 1
0.004 0.62 1.08 0.06 0.34 5.52 4.44 5.45 4.37 3.54 4.62
o-n 230 5.938 200 9 9
7 4 1 9 3 7 6 8 7 2 3
0.003 0.67 1.12 0.10 0.50 4.44 3.32 4.34 3.22 4.65 5.77
n-m 295 10.64 200 9 9
8 3 1 1 3 6 5 5 4 5 6
0.003 0.69 1.33 0.11 8.11 6.78 6.66 2.33
m-l 370 13.075 200 0.58 9 9 8 1
6 2 2 6 6 4 8 2
0.003 0.73 0.12 0.40 6.78 5.58 6.66 5.46 2.33 3.53
l-k 375 19.913 300 1.2 9 9
2 3 3 8 4 4 1 1 9 9
0.003 0.73 1.24 0.12 0.40 5.58 4.33 5.46 4.21 3.53 4.78
k-j 390 19.914 300 9 9
2 3 8 3 8 4 6 1 3 9 7

GVHD: TRẦN THANH THẢO


SVTH: NGUYỄN HUỲNH DUY TÂN Trang 48
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP THOÁT NƯỚC

BẢNG TÍNH TOÁN THỦY LỰC TUYẾN CỐNG NHÁNH


Ký Độ sâu
Lưu
hiệ Cao độ chôn cống
Chiề lượn Đườ Độ Độ
u Độ Vận (đỉnh)
u g ng đầy chên
đoạ dốc tốc h Mặt đất Đỉnh cống Đáy cống
dài tính kính (h/ hix
n (i) (v) Cuố
(L) toán (D) D) L Đầ Cu Cuố Cuố Đầu
cốn Đầu Đầu i
(Q) u ối i i
g
(m/ (m
(m) (l/s) (mm) (m) (m) (m) (m) (m) (m) (m) (m) (m)
s) )
(10 (11
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (12) (13) (14) (15) (16) (17)
) )
TUYẾN CỐNG NHÁNH B1-B
B1- 0.00 0.60 1.02 0.06 0.30 9.06 8.03 7.97 1.02
210 5.001 200 9 9 9 0
B 5 8 9 2 8 2 3 1 9
TUYẾN CỐNG NHÁNH C1-C
C1- 0.00 0.55 1.28 0.04 8.04 6.75 6.71 2.28
204 2.641 200 0.21 9 9 8 1
C 6 1 5 2 2 7 5 5
TUYẾN CỐNG NHÁNH C3-C2-C
C3- 0.00 0.52 1.49 0.03 0.17 8.03 6.54 6.50 2.49
210 1.938 200 9 9 8 1
C2 7 5 1 5 5 5 4 9 1
C2- 0.00 0.58 0.69 0.05 0.27 6.54 5.85 6.48 5.79 2.51 3.20
133 4.149 200 9 9
C 5 9 2 5 5 4 2 9 7 1 3
TUYẾN CỐNG NHÁNH E3-E1-E2-E
E3- 0.00 1.86 0.02 0.13 8.02 6.13 2.86
212 1.184 200 0.49 9 9 6.16 8 1
E1 9 6 6 1 6 4 6
E1- 0.00 0.54 0.88 0.20 5.27 5.23 3.76
136 2.485 200 0.04 9 9 6.16 6.12 2.88
E2 7 7 4 2 6 6 4

GVHD: TRẦN THANH THẢO


SVTH: NGUYỄN HUỲNH DUY TÂN Trang 49
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP THOÁT NƯỚC

E1- 0.00 0.62 0.57 0.07 0.36 5.27 5.20 4.62 3.79 4.37
131 6.467 200 9 9 4.7
E 5 9 6 3 3 6 3 7 7 3
TUYẾN CỐNG NHÁNH H1-H
H1- 0.00 1.26 0.04 0.22 8.04 6.77 6.73 2.26
211 2.906 200 0.56 9 9 8 1
H 6 6 4 2 4 8 4 6
TUYẾN CỐNG NHÁNH H3-H2-H
H3- 0.00 0.57 0.04 0.24 8.04 6.90
200 3.428 200 1.14 9 9 8 6.86 1 2.14
H2 6 3 9 5 9 9
H2- 0.00 0.61 0.73 0.06 0.33 6.90 6.17 6.84 2.15
156 5.623 200 9 9 6.11 2.89
H 5 9 3 6 1 9 6 3 7
TUYẾN CỐNG NHÁNH I1-I
0.00 0.50 1.62 0.15 6.40 6.37 2.62
I1-I 211 1.532 200 0.03 9 9 8.03 8 1
8 7 5 2 5 5 5
TUYẾN CỐNG NHÁNH I3-I2-I
I3- 0.00 0.52 0.03 0.17 8.03 6.63
200 2.012 200 1.4 9 9 8 6.6 1 2.4
I2 7 8 6 9 6 6
0.00 0.56 0.93 0.04 0.22 6.63 6.59 5.65 2.40 3.34
I2-I 156 2.973 200 9 9 5.7
6 4 6 5 5 6 1 5 9 5
TUYẾN CỐNG NHÁNH J1-I
0.00 0.51 1.56 0.03 0.16 8.03 6.47 6.43 2.56
J1-I 211 1.697 200 9 9 8 1
8 5 1 2 2 2 1 9 1
TUYẾN CỐNG NHÁNH J3-J2-J
J3- 0.00 0.53 0.03 0.18 8.03 6.63
200 2.053 200 1.4 9 9 8 6.6 1 2.4
J2 7 1 6 1 6 6
0.00 0.56 0.04 0.22 6.63 5.71 6.59 5.67 2.40 3.32
J2-J 156 3.021 200 0.92 9 9
6 3 5 7 6 6 1 1 9 9
TUYẾN CỐNG NHÁNH K1-K
K1- 211 2.989 200 0.00 0.56 1.24 0.04 0.22 9 9 8.04 6.8 8 6.75 1 2.24

GVHD: TRẦN THANH THẢO


SVTH: NGUYỄN HUỲNH DUY TÂN Trang 50
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP THOÁT NƯỚC

K 6 1 5 5 6 5 5 5
TUYẾN CỐNG NHÁNH K3-K2-K
K3- 0.00 0.56 1.10 0.04 0.22 8.04 6.94 6.89 2.10
181 2.964 200 9 9 8 1
K2 6 3 4 5 4 5 1 6 4
K2- 0.00 0.60 0.05 0.29 6.94 6.16 6.88 6.10 2.11 2.89
156 4.711 200 0.78 9 9
K 5 3 9 7 1 1 2 2 8 8
TUYẾN CỐNG NHÁNH L1-L
L1- 0.00 0.54 0.03 0.19 8.03 7.04
150 2.368 200 0.99 9 9 8 7.01 1 1.99
L 7 3 9 7 9 9
TUYẾN CỐNG NHÁNH L3-L2-L
L3- 207. 0.00 0.55 1.28 0.04 0.21 8.04 6.75 6.71 2.28
2.823 200 9 9 8 1
L2 5 6 8 6 4 8 4 8 4 6
L2- 0.00 0.59 0.05 0.29 6.75 5.94 6.69 5.88 2.30 3.11
162 4.595 200 0.81 9 9
L 5 8 9 3 8 8 9 9 1 1
TUYẾN CỐNG NHÁNH M1-M
M1 0.00 0.51 0.03 0.15 8.03 6.98
140 1.664 200 1.05 9 9 8 6.95 1 2.05
-M 8 7 2 9 2 2
TUYẾN CỐNG NHÁNH M3-M2-M
M3
0.00 0.58 1.04 0.05 0.26 8.05 7.00 6.95 2.04
- 194 3.983 200 9 9 8 1
5 7 8 4 8 4 6 2 8
M2
M2 0.00 0.61 0.77 0.06 0.32 7.00 6.22 6.94 6.16 2.05 2.83
162 5.433 200 9 9
-M 5 3 8 5 5 6 8 1 3 9 7
TUYẾN CỐNG NHÁNH N1-N
N1- 0.00 0.48 1.35 0.02 8.02 6.66 6.64 2.35
158 1.159 200 0.13 9 9 8 1
N 9 5 9 6 6 7 1 9
TUYẾN CỐNG NHÁNH N7-N2-N
N7- 263 2.898 200 0.00 0.55 1.60 0.04 0.22 9 9 8.04 6.44 8 6.39 1 2.60

GVHD: TRẦN THANH THẢO


SVTH: NGUYỄN HUỲNH DUY TÂN Trang 51
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP THOÁT NƯỚC

N2 6 9 4 4 2 4 6 4
N2- 12.62 0.00 0.68 0.11 0.56 6.32 5.76 2.67 3.23
160 200 0.56 9 9 6.44 5.88
N 7 4 6 3 7 7 7 3 3
TUYẾN CỐNG NHÁNH N6-N5-N2
N6- 0.00 0.56 1.18 0.04 0.22 8.04 6.86 6.81 2.18
194 2.956 200 9 9 8 1
N5 6 3 3 5 4 5 2 7 3
N5- 0.00 0.59 0.75 0.05 0.28 6.86 6.10 6.80 6.05 2.19 2.94
145 4.321 200 9 9
N2 5 6 4 6 1 2 8 6 2 4 8
TUYẾN CỐNG NHÁNH N4-N3-N2
N4- 0.00 0.54 0.91 0.03 0.19 8.03 7.12 7.08 1.91
137 2.327 200 9 9 8 1
N3 7 3 8 9 4 9 1 2 8
N3- 0.00 0.57 0.79 0.05 0.25 7.12 6.32 6.27 2.72
145 3.645 200 9 9 7.07 1.93
N2 6 9 8 1 4 1 3 2 8
TUYẾN CỐNG NHÁNH O1-O2-O
O2- 0.00 0.52 0.85 0.03 0.17 8.03 7.18 7.14 1.85
120 1.954 200 9 9 8 1
O1 7 6 2 5 6 5 3 8 2
O1- 0.00 0.56 0.92 0.04 0.22 7.18 6.25 7.13 6.21 1.86 2.78
157 3.071 200 9 9
O 6 5 6 6 9 3 7 7 1 3 9
TUYẾN CỐNG NHÁN O4-O3-O2
O4- 0.00 0.83 0.04 0.22 8.04 7.20 7.16 1.83
137 2.915 200 0.56 9 9 8 1
O3 6 6 4 2 4 8 4 6
O3- 0.00 0.61 0.77 0.06 0.32 7.20 6.43 7.14 1.85
161 5.458 200 9 9 6.37 2.63
O 5 4 3 5 6 8 5 3 7
TUYẾN CỐNG NHÁNH P1-P
P1- 0.00 1.25 0.02 0.14 8.02 6.77 6.74 2.25
157 1.399 200 0.5 9 9 8 1
P 8 6 9 4 9 3 4 6
TUYẾN CỐNG NHÁNH Q2-Q1-Q
Q2- 120 2.467 200 0.00 0.54 0.78 0.04 0.20 9 9 8.04 7.26 8 7.22 1 1.78

GVHD: TRẦN THANH THẢO


SVTH: NGUYỄN HUỲNH DUY TÂN Trang 52
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP THOÁT NƯỚC

Q1 7 6 1
Q1- 0.00 0.59 0.70 0.05 6.55 7.20 6.50 1.79 2.49
135 4.288 200 0.28 9 9 7.26
Q 5 5 2 6 8 4 2 6 8
TUYẾN CỐNG NHÁNH Q4-Q3-Q
Q4- 0.00 0.57 1.27 6.77 6.72 2.27
223 3.543 200 0.05 0.25 9 9 8.05 8 1
Q3 6 8 1 9 9 1
Q3- 0.00 0.57 0.74 6.77 6.03 6.72 5.98 2.27 3.01
131 3.543 200 0.05 0.25 9 9
Q 6 8 7 9 2 9 2 1 8
TUYẾN CỐNG NHÁNH h1-h
h1- 0.00 0.51 1.09 0.03 0.15 8.03 6.93 6.90 2.09
142 1.573 200 9 9 8 1
h 8 1 3 1 4 1 8 7 3
TUYẾN CỐNG NHÁNH e1-e
e1- 0.00 0.55 1.25 0.04 0.20 8.04 6.78 6.74 2.25
199 2.616 200 9 9 8 1
e 6 2 4 2 8 2 8 6 4
TUYẾN CỐNG NHÁNH d1-d
d1- 0.00 0.50 1.61 0.03 0.15 8.03 6.41 6.38 2.61
210 1.559 200 9 9 8 1
d 8 9 7 1 4 1 4 3 7
TUYẾN CỐNG NHÁNH c1-c
c1- 0.00 0.50 1.61 0.03 0.15 8.03 6.41 6.38 2.61
210 1.557 200 9 9 8 1
c 8 9 7 1 4 1 4 3 7
TUYẾN CỐNG NHÁNH b1-b
b1- 0.00 0.56 1.09 0.04 0.22 8.04 6.94 6.90 2.09
186 3.064 200 9 9 8 1
b 6 5 7 6 9 6 9 3 7
TUYẾN CỐNG NHÁNH b2-b
b2- 191. 0.00 1.14 0.04 0.22 8.04 6.89 6.85 2.14
2.906 200 0.56 9 9 8 1
b1 5 6 9 4 2 4 5 1 9
TUYẾN CỐNG NHÁNH l2-l1-l
l2- 110. 2.525 200 0.00 0.54 0.70 0.04 0.20 9 9 8.04 7.33 8 7.29 1 1.70

GVHD: TRẦN THANH THẢO


SVTH: NGUYỄN HUỲNH DUY TÂN Trang 53
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP THOÁT NƯỚC

l1 5 6 7 7 1 5 1 4 3 7
225. 0.00 0.05 7.33 6.18 7.27 6.12 1.72 2.87
l1-l 4.53 200 0.6 1.15 0.29 9 9
5 5 8 4 4 6 6 4 4
TUYẾN CỐNG NHÁNHn3-n2-n1-n
n3- 0.00 0.54 0.85 0.19 7.18 7.14 1.85
130 2.393 200 0.04 9 9 8.04 8 1
n2 7 4 8 8 2 2 8
n2- 0.00 0.60 1.63 0.05 0.29 7.18 7.12 5.49 1.87 3.50
320 4.704 200 9 9 5.55
n1 5 2 2 9 7 2 3 1 7 9
n1- 0.00 0.60 0.34 0.05 0.29 5.20 5.49 5.14 3.50 3.85
69 4.704 200 9 9 5.55
n 5 2 5 9 7 5 1 6 9 4
TUYẾN CỐNG NHÁNH o3-o2-o1-o
o3- 0.01 0.37 1.65 0.05 6.35 6.34 2.65
99 0.232 200 0.01 9 9 8.01 8 1
o2 7 7 3 2 7 7 3
o2- 0.00 0.57 0.57 0.04 0.24 6.35 5.78 6.30 5.73 2.69 3.26
99 3.336 200 9 9
o1 6 2 4 8 1 7 3 9 5 1 5
o1- 0.00 0.57 0.38 0.04 0.24 5.78 5.73 5.35 3.26 3.64
66 3.336 200 9 9 5.4
o 6 2 3 8 1 3 5 2 5 8

GVHD: TRẦN THANH THẢO


SVTH: NGUYỄN HUỲNH DUY TÂN Trang 54
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP THOÁT NƯỚC

CÁC SỐ LIỆU THIẾT KẾ


Theo dữ liệu dân số tính toán là 55000(người) nên ta chọn 55000 (người)
Tiêu chuẩn thoát nước: q0 = 200 l/ng.ngđ.
Hàm lượng:
+ BOD5 = 290 (mg/l)
+ SS = 240 (mg/l)
+ COD = 300 (mg/l)
+ pH = 7,5 t0= 160C
Tổng Nitơ : 65 ( mg/l)
- Nitơ hữu cơ : 32 ( mg/l)
- Nitơ tự do: 33 (mg/l)
Tổng photpho : 12 ( mg/l)
- Photpho có nguồn gốc hữu cơ: 6 (mg/l)
- Photpho có nguồn gốc vô cơ: 6 (mg/l)
- Vị trí đặt cống gần bờ.
- Nguồn đạt loại B
- Điểm kiểm tra nước sông phục vụ cho trạm cấp nước theo chiều dòng chảy x = 2 km
và theo đường thẳng xthẳng = 1,6 km
- Lưu lượng nước sông nhỏ nhất đảm bảo tầng suất 95%: Q = 9,820m3/s
- Vận tốc trung bình của dòng chảy trong sống: vtb = 0,45m/s
- Độ sâu trung bình của sông ứng với lưu lượng nước sông nhỏ nhất: Htb = 3,5m
- BOD5 của sông: Lng = 3,3mg/l
- Hàm lượng oxy hòa tan: Ong = 8 mg/l
- Hàm lượng cặn lơ lửng trong sông: Cng = 11 mg/l

Bảng 3 : Giá trị các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép
trong nước sinh hoạt
STT Thông số Đơn vị Giá trị tối đa

GVHD: TRẦN THANH THẢO


SVTH: NGUYỄN HUỲNH DUY TÂN Trang 55
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP THOÁT NƯỚC

A B1 B2 B1 B2
1 pH - 6-9 6-9 6-9 6-9 6-9
2 BOD5 mg/l 30 60 70 85 100
3 COD mg/l 75 175 200 225 250
4 Tổng chất rắn lơ lửng mg/l 50 125 150 175 200
5 Tổng Nitơ ( tính theo N) mg/l 30 50 60 70 80
6 Photphat (PO43-) mg/l 6 8 10 12 15
( tính theo P)
7 Tổng Coliform MNP/ 5000 10000 10000 10000 10000
100ml

Đánh giá chất lượng nguồn nước thải.

Nước thải sau khi xử lý được thải ra nguồn phải đáp ứng được các chỉ tiêu của
QCVN 14-MT:2015/BTNMT.

Kết quả phân tích mức độ nhiễm bẩn của nguồn nước thải cần xử lý được thể hiện
trong bảng sau:

Bảng 4. Mức độ nhiễm bẩn của nước thải

Giới hạn tối đa


STT Thông số Đơn vị Kết quả Ghi chú
cho phép (B)
1 pH - 7,5 6-9 Đạt
2 BOD5 mg/l 290 60 Xử lý
3 COD mg/l 300 175 Xử lý
Tổng chất rắn lơ
4 mg/l 240 125 Xử lý
lửng
5 Tổng nitơ mg/l 65 50 Xử lý
6 Tổng phốt pho mg/l 12 8 Xử lý

→ Từ kết quả phân tích bên trên ta nhận thấy: Các thông số ô nhiễm trong nước thải
như BOD5, COD, Tổng chất rắn lơ lửng, Tổng Nitơ và tổng phtpho chưa qua xử lý đều
vượt quá giá trị tối đa cho phép theo QCVN 14-MT:2015/BTNMT. Nên cần xử lý nước
thải trước khi thải ra nguồn.

GVHD: TRẦN THANH THẢO


SVTH: NGUYỄN HUỲNH DUY TÂN Trang 56
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP THOÁT NƯỚC

* Xác định mức độ xử lý nước thải


- Xác định mức độ xử lý nước thải theo hàm lượng cặn lơ lửng.
- Xác định mức độ xử lý nước thải cần thiết theo chỉ tiêu BOD5.
+ Xác định nồng độ BOD5 yêu cầu trong nước thải xả ra nguồn theo quá trình tiêu
thụ oxy sinh học.
+ Xác định nồng độ BOD5 yêu cầu để đảm bảo hàm lượng oxy hòa tan trong nước
sông mà không kể đến quá trình làm thoáng bề mặt.
+ Hiệu quả xử lý nước thải theo yêu cầu.
- Xác định mức độ xử lý nước thải theo tổng Nitơ.
- Xác định mức độ xử lý nước thải theo tổng photpho.
- Xác định mức độ xử lý nước thải cần thiết theo chỉ tiêu COD.
- Lựa chọn dây chuyền công nghệ phù hợp để xử lý các chỉ tiêu khác (giá trị pH nằm
trong khoản cho phép nên không cần xử lý).

GVHD: TRẦN THANH THẢO


SVTH: NGUYỄN HUỲNH DUY TÂN Trang 57
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP THOÁT NƯỚC

HẦN I - TỔNG QUAN NƯỚC THẢI


Đặt vấn đề
Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá nhưng không phải vô tận. Mặc dù lượng
nước chiếm 97% bề mặt trái đất nhưng lương nước có thể dùng cho sinh hoạt và sản
xuất rất ít chỉ chiếm 3%. Nhưng hiện nay nguồn nước này đang bị ô nhiễm trầm trọng
do nhiều nguyên nhân mà nguyên nhân chính là do hoạt động sản xuất và ý thức của
con người.
Việc khan hiếm nước ngọt đã và đang gây ra hậu quả hết sức nghiêm trọng đến môi
trường, hệ sinh thái, các loài sinh vật, trong đó có con người, tìm ẩn nguy cơ chiến
tranh...Do vậy việc xây dựng hệ thống thoát nước cũng như trạm bơm xử lý nước thải
cho các khu vực dân cư trở thành yêu cầu hết sức cần thiết, đặc biệt là với thành phố
đang trong giai đoạn đô thị hóa và phát triển mạnh mẽ.

I. Nguồn gốc nước thải


1. Khái niệm: Nước thải là sản phẩm được sản sinh ra từ các khu dân cư, các cơ sở
thương mại, tổ chức, và các khu công nghiệp. Nước thải được phân ra làm các loại
sau: Nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp và nước thải tự nhiên. Tương ứng
với 3 loại đó thì ta cần phải có những phương án xử lý nước thải phù hợp để đạt được
hiệu suất tốt nhất, giảm thiếu tối đa ô nhiễm môi trường.
- Nước thải sinh hoạt: Là nước đã sử dụng cho các mục đích ăn uống, sinh hoạt, tắm
rửa vệ sinh nhà cửa,...của các khu dân cư, cơ sở dịch vụ,... Như vậy, nước thải sinh
hoạt được hình thành trong quá trình sinh hoạt của con người. Một số hoạt động dịch
vụ hoặc cộng đồng như bệnh viện, trường học, nhà ăn,...cũng tạo ra các loại nước thải
có thành phần và tính chất tương tự như nước thải sinh hoạt
- Nước thải công nghiệp: Là loại nước thải sản xuất sinh ra từ quá trình sản xuất của
các doanh nghiệp, nhà xưởng chứa các loại hóa chất độc hại và khó xử lý hơn so với
nước thải sinh hoạt. Nước thải công nghiệp được xả ra ngoài qua các hệ thống bể chứa
sau quá trình sản xuất

GVHD: TRẦN THANH THẢO


SVTH: NGUYỄN HUỲNH DUY TÂN Trang 58
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP THOÁT NƯỚC

- Nước thải tự nhiên: ngoài hai loại trên, nước thải còn có thể bao gồm nước mưa trải
tràn, khi mưa trải qua các mái nhà, mặt đất hoặc trải qua các nơi có lượng khí thải ô
nhiễm lớn, nơi có thể mang theo các nguyên tố độc hại,các loại trầm tích, đất đá, các
hợp chất hửu cơ, xác động vật, đầu mỡ,...

2. Thành phần và đặc tính của nước thải


Nước thải đô thị là tổ hợp hệ thống phức tạp các thành phần vật chất, trong đó chất
nhiễm bẩn thuộc thành phần hữu cơ và vô cơ thường tồn tại dưới dạng không hòa tan,
dạng keo và dạng hòa tan. Thành phần và tính chất nhiễm bẫn phụ thuộc vào mức độ
hoàn thiện thiết bị, tình trạng làm việc của mạng lưới, tập quán sinh hoạt và mức sống
xã hội của người dân... Do tính chất hoạt động của đô thị mà chất nhiễm bẩn nước thải
thay đổi theo thời gian, nhưng để tiện lợi trong sử dụng, người ta quay ước đối với
nước thải sinh hoạt có giá trị bình quân không đổi.
Mức độ ô nhiễm của nước thải bởi các chất hữu cơ có thể xác định theo lượng ôxy cần
thiết để ôxy hóa các chất hữu cơ dưới tác động của vi sinh vật hiếu khí và được gọi là
nhu cầu ôxy của quá trình sinh hóa. Giá trị của BOD thường được xác định bằng thực
nghiệm.
Định mức trọng lượng các chất nhiễm bẩn cơ bản tính theo đầu người được xác định
theo TCVN 7957:2008 như sau:
- Chất rắn lơ lửng (SS): 60-65 g/người ng.đêm
- BOD5 của nước thải đã lắng: 30-35 g/người ng.đêm
- BOD5 của nước chưa lắng: 65 g/người ng.đêm
- Chất hoạt tính bề mặt: 2-2,5 g/người ng.đêm
Thành phần và tính chất của nước thải công nhiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố (lĩnh
vực sản xuất công nghiệp, nguyên liệu tiêu thụ, chế độ công nghệ, lưu lượng đơn vị
tính trên sản phẩm..) và rất đa dạng. Trong các thành phố phát triển. Theo tài liệu
nước, khối lượng nước thải công nghiệp chiếm khoảng 30-35% tổng số lượng nước
thải đô thị. Khi tính toán công trình xử lý chung nước thải sinh hoạt và nước thải công
nghiệp người ta căn cứ vào chất nhiễm bẫn sinh hoạt. Như vậy chất nhiễm bẩn công
nghiệp coi như đã giữ lại ở các công trình xử lý cục bộ với mục đích đảm bảo tính an
toàn của hệ thống dẫn và xử lý nước thải đô thị

3. Tác hại của nước thải sinh hoạt đến môi trường
Nước thải sinh hoạt thường có nồng độ ô nhiễm cao do chứa các chất độc hại như chất
tẩy rửa, thuốc trừ sâu, hóa chất, vi khuân, vi sinh vât, nitơ, phốt phát, BOD 5,
COD,...được thải ra trong quá trình sinh hoạt. Các chất độc này rất độc hại, ảnh hưởng
trực tiếp đến sức khỏe con người, đặc biệt là virut, vi khuẩn, giun sán,...
Tác hại đến môi trường của nước thải do các thành ô nhiểm tồn tại trong nước thải gây
ra:
- COD, BOD: Sự kháng hóa, ổn định chất hữu cơ tiêu thụ một lượng và làm giảm pH
của môi trường.
- SS: Lắng động ở nguồn tiếp nhận, gây điều kiện yếm khí

GVHD: TRẦN THANH THẢO


SVTH: NGUYỄN HUỲNH DUY TÂN Trang 59
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP THOÁT NƯỚC

- Nhiệt độ: Nhiệt độ của nước thải sinh hoạt thường không ảnh hưởng đến đời sống
của thủy sinh vật nước
- Vi trùng gây bệnh: Gây ra các bệnh lan truyền bằng đường nước như tiêu chảy, ngộ
độc thức ăn, vàng da, …
- Ammonia, P: đây là nguyên tố dinh dưỡng đa lượng. Nếu nồng độ trong nước quá
cao dẫn đến hiện tượng phú nhưỡng hóa (sự phát triển bùng phát của loài tảo, làm cho
nồng độ ôxy trong nước rất thấp vào ban đêm và gây ngạt thở và cả diệt vong các sinh
vật, trong khi đó vào ban ngày nồng độ oxy rất cao do quá trình hô hấp của tảo thải ra).
- Màu: Mất mỹ quan
- Dầu mỡ: Gây mùi, ngăn cản khuếch tán oxy trên bề mặt lớn và gây thiếu thụt oxy của
nguồn tiếp nhận dẫn đến ảnh hưởng đến môi trường sinh thái trong môi tường nước.
Nếu ô nhiễm quá mức, điều kiện yếm khí có thể hình thành, trong quá trình phân hủy
yếm khí sinh ra các sản phẩm như: H2S, NH3, CH4,...làm cho nước có mùi hôi thối

II. TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT
VÀ XỬ LÝ CẶN
Nước thải nói chung có chứa nhiều chất ô nhiễm khác nhau, đòi hỏi phải xử lý bằng
những phương pháp thích hợp khác nhau. Sau đây là tổng quan các phương pháp xử lý
nước
ương pháp xử lý nước thải được chia thành các loại sau:
- Phương pháp xử lý: lý học;
- Phương pháp xử lý: hóa học và hóa lý;
- Phương pháp xử lý: sinh học.

1. Phương pháp xử lý lý học trong xử nước thải


Trong nước thải thường chứa các chất không tan ở dạng lơ lửng.Để tách các chất này
ra khỏi nước thải thường sử dụng các phương pháp cơ học như lọc qua song chắn rác
hoặc lưới chắn rác, lắng dưới tác dụng của trọng lực hoặc lực li tâm và lọc. Tùy theo
kích thước, tính chất lý hóa, nồng độ chất lơ lửng, lưu lượng nước thải và mức độ cần
làm sạch mà lựa chọn công nghệ xử lý thích hợp.
a. Song chắn rác, lưới chắn rác trong hệ thống xử lý nước thải
Nước thải dẫn vào hệ thống xử xử lý nước thải trước hết phải qua song chắn rác hay
lưới chắn rác. Tại đây các thành phần có kích thước lớn như giẻ, rác, vỏ đồ hộp, cành
cây, bao nilon, … được giữ lại. Nhờ đó tránh làm tắc bơm, đường ống hoặc kênh dẫn.
Đây là bước quan trọng nhằm đảm bảo an toàn và điều kiện làm việc thuận lợi cho cả
hệ thống xử lý nước thải.
Song chắn rác thường được đặt vuông góc với dòng chảy, song chắn gồm các thanh
kim loại (thép không rỉ) tiết diện 5x20mm đặt cách nhau 20-50mm trong một khung
thép hàn hình chữ nhật, dễ dàng trượt lên xuống dọc theo 2 khe ở thành mương dẫn.
Vận tốc nước thải ứng với lưu lượng lớn nhất qua khe hở của song chắn rác cơ giới từ
0,8 – 1,0 m/s, qua song chắn kết hợp nghiền rác là 1,2 m/s.

GVHD: TRẦN THANH THẢO


SVTH: NGUYỄN HUỲNH DUY TÂN Trang 60
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP THOÁT NƯỚC

Lưới chắn rác thường đặt nghiên 46-60 0 so với phương thằng đứng, vận tốc lớn nhất
qua lưới là 0,6 m/s. Khe rộng của mắt lưới thường từ 10 – 20 mm. Làm sạch song chắn
rác bằng thủ công hay bằng các thiết bị cơ khí tự động hoặc bán tự động. Ở trên hoặc
bên cạnh mương đặt song song, lưới chắn rác phải bố trí sàn thao tác đủ chổ để thùng
rác và đường vận chuyển.
b. Lắng cát trong hệ thống xử lý nước thải

Bể lắng cát được thiết kế để tách các tạp chất vô cơ không tan có kích thước từ 0,2mm
đến 2mm ra khỏi nước thải nhằm đảm bảo an toàn cho bơm khỏi bị cát, sỏi bào mòn,
tránh tắc đường ống dẫn và tránh ảnh hưởng đến các công trình sinh học phía sau. Bể
lắng cát có thể phân thành 2 loại: bể lắng ngang và bể lắng đứng. Ngoài ra để tăng hiệu
quả lắng cát,bể lắng cát thổi khí cũng được sử dụng rộng rãi.
Vận tốc dòng chảy trong bể lắng ngang khi lưu lượng lớn nhất là 0,3 m/s và khi khi
lưu lượng nhỏ nhất là 0,15 m/s. Vận tốc này cho phép các hạt cát, các hạt sỏ và các hạt
vô cơ khác lắng xuống đáy, còn hầu hết các hạt hữu cơ khác không lắng và được xử lý
ở các công trình tiếp theo.
c. Bể lắng xử lý nước thải
Bể lắng có nhiệm vụ lắng các hạt cặn lơ lửng có sẵn trong nước thải (bể lắng đợt 1)
hoặc cặn được tạo ra từ quá trình keo tụ tạo bông hay quá trình xử lý sinh học (bể lắng
đợt 2). Theo dòng chảy, bể lắng được phân thành: bể lắng ngang và bể lắng đứng.
Trong bể lắng ngang, dòng nước chảy theo phương ngang qua bể với vận tốc không
lớn hơn 0,01 m/s và thời gian lưu nước thừ 1,5 – 2,5h.
Các bể lắng ngang thường được sử dụng khi lưu lượng nước thải lớn hơn 15.000
m3/ngày.
Đối với bể lắng đứng, nước thải chuyển động theo phương thẳng đứng từ dưới lên đến
vách tràn với vận tốc từ 0,5 – 0,6 m/s và thời gian lưu nước trong bể dao động khoảng
45 – 120 phút.
Hiệu suất lắng của bể lắng đứng thường thấp hơn bể lắng ngang từ 10 – 20%.
d. Làm khô bùn cặn bằng hệ thống ép băng tải
Hệ thống ép cặn trên băng tải gồm: Máy bơm bùn từ bể nén bùn đến thùng hòa trộn
hóa chất keo tụ và thùng định lượng, thùng này đặt trên đầu vào của băng tải. Hệ thống
băng tải và trục ép, thùng đựng và xe vận chuyễn cặn khô, bơm nước sạch để rửa băng
tải, rãnh thu nước lọc ép, vào hệ thống thoát nước bẩn của trạm.
Đầu tiên cặn từ thùng định lượng và phân phối đi vào đoạn đầu của băng tải, ở đọa này
nước được lọc qua băng tải theo nguyên tắc lọc trọng lực, đi qua cần gạt để sang điều
cặn trên trên toàn chiều rộng băng rồi đi qua trục ép có lực ép tăng dần. Độ ẩm của cặn
sau khi làm khô trên máy lọc ép băng tải đạt từ 70-75%.
e. Tuyển nổi trong hệ thống xử lý nước thải
Phương pháp tuyển nổi thường được sử dụng để tách các tạp chất (ở dạng rắn hoặc
lỏng) phân tán không tan, tự lắng kém khỏi pha lỏng.
Trong một số trường hợp, quá trình này còn được dùng để tách các chất hòa tan như
các chất hoạt động bề mặt. Trong xử lý nước thải, quá trình tuyển nổi thường được sử
GVHD: TRẦN THANH THẢO
SVTH: NGUYỄN HUỲNH DUY TÂN Trang 61
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP THOÁT NƯỚC

dụng để khử các chất lơ lửng, làm đặc bùn sinh học. Ưu điểm cơ bản của phương pháp
này là có thể khử hoàn toàn các hạt nhỏ, nhẹ, lắng chậm trong thời gian ngắn.
Quá trình tuyển nổi được thực hiện bằng cách sục các bọt khí nhỏ vào pha lỏng.
Các bọt khí này sẽ kết dính với các hạt cặn. Khi khối lượng riêng của tập hợp bọt khí
và cặn nhỏ hơn khối lượng riêng của nước, cặn sẽ theo bọt nổi lên bề mặt.
Hiệu suất quá trình tuyển nổi phụ thuộc vào số lượng, kích thước bọt khí, hàm
lượng chất rắn. Kích thước tối ưu của bọt khí nằm trong khoảng 15 – 30 micromet
(bình thường từ 50 – 120 micromet). Khi hàm lượng hạt rắn cao, xác xuất va chạm và
kết dính giữa các hạt sẽ tăng lên, do đó, lượng khí tiêu tốn sẽ giảm. Trong quá trình
tuyển nổi, việc ổn định kích thước bọt khí có ý nghĩa quan trọng.

2. Phương pháp xử lý hóa học và hóa lý trong hệ thống xử lý nước thải


a.Trung hòa
Nước thải chứa acid vô cơ hoặc kiềm cần được trung hòa đưa pH về khoảng 6,5 – 8,5
trước khi thải vào nguồn nhận hoặc sử dụng cho công nghệ xử lý tiếp theo. Trung hòa
nước thải có thể thực hiện bằng nhiều cách:
- Trộn lẫn nước thải acid và nước thải kiềm;
- Bổ sung các tác nhân hóa học;
- Lọc nước acid qua vật liệu có tác dụng trung hòa;
- Hấp thụ khí acid bằng nước kiềm hoặc hấp thụ ammoniac bằng nước acid.
b. Keo tụ- tạo bông xử lý nước thải
Trong nguồn nước, một phần các hạt thường tồn tại ở dạng các hạt keo mịn phân tán,
kích thước các hạt thường dao động từ 0,1 – 10 micromet. Các hạt này không nổi cũng
không lắng, và do đó tương đối khó tách loại. Vì kích thước hạt nhỏ, tỷ số diện tích bề
mặt và thể tích của chúng rất lớn nên hiện tượng hóa học bề mặt trở nên rất quan trọng.
Theo nguyên tắc, các hạt nhỏ trong nước có khuynh hướng keo tụ do lực hút Vander
Waals giữa các hạt. Lực này có thể dẫn đến sự kết dính giữa các hạt ngay khi khoảng
cách giữa chúng đủ nhỏ nhờ va chạm. Sự va chạm xảy ra nhờ chuyển động Brown và
do tác động của sự xáo trộn. Tuy nhiên trong trường hợp phân tán cao, các hạt duy trì
trạng thái phân tán nhờ lực đẩy tĩnh điện vì bề mặt các hạt mang tích điện, có thể là
điện tích âm hoặc điện tích dương nhờ sự hấp thụ có chọn lọc các ion trong dung dịch
hoặc sự ion hóa các nhóm hoạt hóa. Trạng thái lơ lửng của các hạt keo được bền hóa
nhờ lực đẩy tĩnh điện. Do đó, để phá tính bền của hạt keo cần trung hòa điện tích bề
mặt của chúng, quá trình này được gọi là quá trình keo tụ. Các hạt keo đã bị trung hòa
điện tích có thể liên kết với các hạt keo khác tạo thành bông cặn có kích thước lớn
hơn, nặng hơn và lắng xuống, quá trình này được gọi là quá trình tạo bông.

Phương pháp sinh học trong xử lý nước thải


Phương pháp sinh học được ứng dụng để xử lý các chất hữu cơ hòa tan có trong nước
thải cũng như một số chất vô cơ như H 2S, Sunfit, ammonia, Nitơ, … dựa trên cơ sở
hoạt động của vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ gây ô nhiễm. Vi sinh vật sử

GVHD: TRẦN THANH THẢO


SVTH: NGUYỄN HUỲNH DUY TÂN Trang 62
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP THOÁT NƯỚC

dụng chất hữu cơ và một số khoáng chất để làm thức ăn. Một cách tổng quát, phương
pháp xử lý sinh học có thể phân thành 2 loại:
Phương pháp kị khí sử dụng nhóm vi sinh vật kị khí, hoạt động trong điều kiện không
có oxy.
Phương pháp hiếu khí sử dụng nhóm vi sinh vật hiếu khí, hoạt động trong điều kiện
cung cấp oxy liên tục.
Quá trình phân hủy các chất hữu cơ nhờ vi sinh vật gọi là quá trình oxy hóa sinh hóa
trong hệ thống xử lý nước thải. Để thực hiện quá trình này, các chất hữu cơ hòa tan, cả
chất keo và chất phân tán nhỏ trong nước thải cần di chuyển vào bên trong tế bào vi
sinh vật theo 3 giai đoạn chính như sau:
- Chuyển các chất ô nhiễm từ pha lỏng đến bề mặt tế bào vi sinh vật.
- Khuếch tán từ bề mặt tế bào qua màng bán thấm do sự chênh lệch nồng độ bên trong
và bên ngoài tế bào.
- Chuyển hóa các chất trong tế bào vi sinh vật, sản sinh năng lượng và tổng hợp tế bào
mới.
Tốc độ quá trình oxy hóa sinh hóa phụ thộc vào nồng độ chất hữu cơ, hàm lượng các
tạp chất và mức độ ổn định của lưu lượng nước thải vào hệ thống xử lý. Ở mỗi điều
kiện xử lý nhất định, các yếu tố chính ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng sinh hoá là chế
độ thủy động, hàm lượng oxy trong nước thải, nhiệt độ, pH, dinh dưỡng và các yếu tố
vi lượng.

4. Phương pháp sinh học kỵ khí trong xử lý nước thải


Quá trình phân hủy kỵ khí các chất hữu cơ là quá trình sinh hóa phức tạp tạo ra hàng
trăm sản phẩm trung gian và phản ứng trung gian. Tuy nhiên phương trình phản ứng
sinh hóa trong điều kiện kỵ khí có thể biểu diễn đơn giản như sau:
Chất hữu cơ CH4 + CO2 + H2 + NH3 +H2S + Tế bào mới
Một cách tổng quát quá trình phân hủy kỵ khí xảy ra theo 4 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: thủy phân, cắt mạch các hợp chất cao phân tử;
- Giai đoạn 2: acid hóa;
- Giai đoạn 3: acetate hóa;
- Giai đoạn 4 trong quá trình kị khí xử lý nước thải: methan hóa.
Các chất thải hữu cơ chứa nhiều chất hữu cơ cao phân tử như proteins, chất béo,
carbohydrates, celluloses, lignin,…trong giai đoạn thủy phân, sẽ được cắt mạch tạo
những phân tử đơn giản hơn, dễ phân hủy hơn.
Các phản ứng thủy phân sẽ chuyển hóa protein thành amino acids, carbohydrate thành
đường đơn, và chất béo thành các acid béo. Trong giai đoạn acid hóa, các chất hữu cơ
đơn giản lại được tiếp tục chuyển hóa thành acetic acid, H 2 và CO2. Các acid béo dễ
bay hơi chủ yếu là acetic acid, propionic acid và lactic acid. Bên cạnh đó, CO 2 và H2,
methanol, các rượu đơn giản khác cũng được hình thành trong quá trình cắt mạch
carbohydrate.
Vi sinh vật chuyển hóa methan chỉ có thể phân hủy một số loại cơ chất nhất định như
CO2 + H2, formate, acetate, methanol, methylamines, và CO.
GVHD: TRẦN THANH THẢO
SVTH: NGUYỄN HUỲNH DUY TÂN Trang 63
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP THOÁT NƯỚC

Tùy theo trạng thái của bùn, có thể chia quá trình xử lý kỵ khí trong xử lý nước thải
thành:
- Quá trình xử lý kỵ khí với vi sinh vật sinh trưởng dạng lơ lửng như quá trình tiếp xúc
kỵ khí (Anaerobic Contact Process), quá trình xử lý bằng lớp bùn kỵ khí với dòng
nước đi từ dưới lên (UASB);
- Qúa trình xử lý kỵ khí với vi sinh vật sinh trưởng dạng dính bám như quá trình lọc kỵ
khí (Anaerobic Filter Process).

6. Phương pháp xử lý sinh học hiếu khí trong xử lý nước thải


Quá trình xử lý sinh học hiếu khí nước thải gồm ba giai đoạn:
- Oxy hóa các chất hữu cơ;
- Tổng hợp tế bào mới;
- Phân hủy nội bào.
Các quá trình xử lý sinh học bằng phương pháp hiếu khí trong bể xử lý nước thải có
thể xảy ra ở điều kiện tự nhiên hoặc nhân tạo. Trong các công trình xử lý nhân tạo,
người ta tạo điều kiện tối ưu cho quá trình oxy hóa sinh hóa nên quá trình xử lý có tốc
độ và hiệu suất cao hơn rất nhiều.
Tùy theo trạng thái tồn tại của vi sinh vật, quá trình xử lý sinh học hiếu khí nhân tạo có
thể chia thành:
- Xử lý sinh học hiếu khí với vi sinh vật sinh trưởng dạng lơ lửng chủ yếu được sử
dụng để khử chất hữu cơ chứa carbon như quá trình bùn hoạt tính, hồ làm thoáng, bể
phản ứng hoạt động gián đoạn, quá trình lên men phân hủy hiếu khí. Trong số các quá
trình này, quá trình bùn hoạt tính là quá trình phổ biến nhất.
- Xử lý sinh học hiếu khí với vi sinh vật sinh trưởng dạng dính bám như quá trình bùn
hoạt tính dính bám, bể lọc nhỏ giọt, bể lọc cao tải, đĩa sinh học, bể phản ứng nitrate
với màng cố định.

GVHD: TRẦN THANH THẢO


SVTH: NGUYỄN HUỲNH DUY TÂN Trang 64
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP THOÁT NƯỚC

PHẦN II–XÁC ĐỊNH CÁC THÔNG SỐ TÍNH TOÁN VÀ LỰA CHỌN SƠ ĐỒ


DÂY CHUYỀN XỬ LÝ NƯỚC THẢI

2.1 Lưu lượng nước thải tính toán


Lưu lượng nước thải sinh hoạt
Bảng 5: Bảng tổng hợp lưu lượng
Khu vực 1 Khu vực 2 Toàn thành phố
TT Loại nước thải
Q (m3/ngđ) Q (m3/ngđ) Q (m3/ngđ)
1 Nước thải sinh hoạt 5200 7020 12220
2 Nước thải từ khu CN 641 1146,94 1787,94
3 Nước thải từ CTCC 225 258 483
Tổng lượng nước thải 6066 8454,94 14490,94
Công suất khi thiết kế trạm
6066 8455 14521
XLNT
Chọn công suất khi thiết kế trạm XLNT là (m3/ngđ)
Lưu lượng nước thải giờ trung bình

(m3/h)

Lưu lượng nước thải trung bình giây

(l/s) = 0,127(m3/s)

Hệ số không điều hòa chung: với qstb = 173,611 (l/s) tra bảng 2 mục 4.1.2 TCXDVN
7957:2008 Thoát nước - Mạng lưới và công trình bên ngoài – Tiêu chuẩn thiết kế, ta
xác định được các thông số sau: Kcmax =1,582 ; Kcmin =0,601
Hệ số không Lưu lượng nước thải trung bình qtb (l/s)
điều hòa
chung K0 5 10 20 50 100 300 500 1000 ≥5000

K0 max 2,5 2,1 1,9 1,7 1,6 1,55 1,5 1,47 1,44

K0 min 0,38 0,45 0,5 0,55 0,59 0,62 0,66 0,69 0,71

Lưu lượng nước thải giây lớn nhất


Qsmax =Qstb×Kcmax = 173,611 × 1,582= 274,653(l/s) = 0,275(m3/s)
Lưu lượng nước thải giây nhỏ nhất:
Qsmin= Qstb ×Kcmin =173,611 × 0,601 =104,34 = 0,104(m3/s)
Lưu lượng nước thải giờ lớn nhất
( m3/h)
GVHD: TRẦN THANH THẢO
SVTH: NGUYỄN HUỲNH DUY TÂN Trang 65
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP THOÁT NƯỚC

Lưu lượng nước thải giờ nhỏ nhất


( m3/h)

2.2.Xác định mức độ xử lý của nước thải


2.2.1 Mức độ xáo trộn và pha loãng
Để tính toán lưu lượng nước tham gia vào quá trình pha loãng ta xác định hệ số
xáo trộn a.
Hệ số xáo trộn được tính theo công thức:

=
Trong đó:
+ Q: lưu lượng nước thải nhỏ nhất đảm bảo tần xuất 95%, Q = 9,820 m3/s
+ aa : Hệ số tính toán đến các yếu tố thuỷ lực trong quá trình xáo trộn được tính toán
theo công thức:

+ : Hệ số tính toán đến độ khúc khuỷ của kênh:

x: Khoảng cách từ cống xả đến điểm tính toán theo chiều chảy, x= 2 m
xthẳng: Khoảng cách từ cống xả đến điểm tính toán theo đường thẳng, xthẳng = 1,6 m.

=

+ : Hệ số phụ thuộc vào vị trí cống xả, =1 (với vị trí cống xả đặt ở gần bờ).
+E: Hệ số dòng chảy rối. Sông Công là sông lớn, chảy ở vùng đồng bằng lên E xác
định theo công thức sau :

E=
Với :

+ Htb: Độ sâu trung bình nước sông, Htb =3,5 m.

+ vtb: vận tốc dòng chảy trung bình của sông, vtb =0,45m/s.

E=

+ q: Lưu lượng trung bình giây của nước thải,

GVHD: TRẦN THANH THẢO


SVTH: NGUYỄN HUỲNH DUY TÂN Trang 66
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP THOÁT NƯỚC

Từ đó ta có:

=

Vậy:

=
Số lần pha loãng nước thải với nước trong kênh được tính:

n= = ≈ 48 (lần)

2.2.2 Xác định mức độ xử lý nước thải theo cặn lơ lửng


a. Mức độ cần thiết làm sạch theo chất lơ lửng:
Hàm lượng chất lơ lửng cho phép của nước thải khi xả vào nguồn được tính:

Cnth =
Trong đó:
+a: hệ số sáo trộn, = 0,827
+ b : Hàm lượng chất lơ lửng tăng cho phép trong nước nguồn, ta chọn là nguồn loại 1
nên theo Bảng A-1 PLA TCXDVN 7957-2008 thì b = 0,8 mg/l
+ q: Lưu lượng trung bình giây của nước thải, q = 0,174 (m3/s).
+ Q: Lưu lượng nước thải nhỏ nhất đảm bảo tần xuất 95%, Q = 9,820m3/s.
+ Cs: Hàm lượng chất lơ lửng của nước trước khi xả nước thải vào,Cng = 11 mg/l
Từ đó ta có lượng chất lơ lửng cho phép sau khi xả nước thêm vào nguồn:

Cnth = 0,8 = 58,673(mg/l)


Do theo QCVN 40 -2011 BTNMT - nguồn loại A hàm lượng cặn lơ lửng tối đa cho
phép Cnth,yc 50 mg/l. Chọn hàm lượng chất lơ lửng cho phép của nước thải khi xả vào
nguồn
Cnth > Cnth,yc = 58,673 mg/l >50 mg/l => Cnth=50(mg/l)
Mức độ cần thiết làm sạch theo chất lơ lửng được tính theo công thức:

E= 100%
Trong đó :
+ CSH: Hàm lượng chất lơ lửng trong nước thải trước khi xử lý, CSH=SS=240 mg/l.

E=
GVHD: TRẦN THANH THẢO
SVTH: NGUYỄN HUỲNH DUY TÂN Trang 67
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP THOÁT NƯỚC

b. Mức độ cần thiết làm sạch theo BOD của hỗn hợp nước thải và nước nguồn
Theo Bảng A.1 PLA TCXDVN 7957-2008 thì nước thải sau khi hoà trộn với nước
sông, BOD của sông không được vượt quá 4 mg/l

BODcủa nước thải cần đạt sau khi xử lý (LT) được tính theo:

L1NT = (mg/l)
Trong đó:
+ L1NT : BOD của nước thải cho phép xả vào nguồn, mg/l.
+ Lcp: BOD tới hạn (BOD cho phép) sau khi chộn vào nguồn, Lcp = 4 mg/l.
+ Lng: BOD trong nước nguồn tại điểm trước khi xả nước thải, Lng =3,3 mg/l.
+ a: Hệ số xáo trộn, = 0,602
+ Q: lưu lượng nước thải nhỏ nhất đảm bảo tần xuất 95%, Q = 9,820 m3/s.
+ q: Lưu lượng trung bình giây của nước thải, q = 0,174 (m3/s).
+ k1, k2 : Hằng số tốc độ tiêu thụ ôxy của nước thải và nước nguồn ở 16 0C thì k1(160C)
= k2(160C) = 0,083 ngày-1.
+ t: Thời gian dòng chảy từ vị trí xả đến điểm tính toán tính theo ngày đêm.

t= = = 0,0565(ngđ)

L1NT=

c. Xác định nồng độ BOD5 yêu cầu để đảm bảo hàm lượng oxy hòa tan trong nước
sông mà không kể đến quá trình làm thoáng bề mặt

L2NT = (mg/l)

Trong đó:

+ Ong: Lượng oxy hòa tan trong nguồn tiếp nhận, Ong= 8 mg/l.

+ Oyc: Lượng oxy yêu cầu trong nước sông trước cống xả nước thải vào nguồn, O yc= 6
mg/l.

+ Lng: BOD của nước sông, Lng = 3,3 mg/l.

+ : Hệ số xáo trộn, = 827

+ Q: lưu lượng nước thải nhỏ nhất đảm bảo tần xuất 95%, Q = 9,820 m3/s.

GVHD: TRẦN THANH THẢO


SVTH: NGUYỄN HUỲNH DUY TÂN Trang 68
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP THOÁT NƯỚC

+ q: Lưu lượng trung bình giây của nước thải, q = 0,174(m3/s).

L2NT =

 Vậy
d. Xác định nồng độ BOD 5 yêu cầu để đảm bảo hàm lượng oxy hòa tan trong nước
sông có kể đến quá trình làm thoáng bề mặt

Ta có hệ phương trình:
Trong đó:
Da: sự thiếu hụt oxy trong nước nguồn trước khi xã nước thải vào
Da= Obh - Ong = 9,5– 8 = 1,5 (mg/l)
Obh: Nồng độ oxy bảo hòa (tra bảng ta có Obh=9,5 (mg/l))
Ong: Nồng độ oxy hòa tan trong nguồn tiếp nhận (Ong = 8 mg/l)
Dth: độ thiếu hụt oxy lớn nhất tại thời điểm tới hạn được xác định
Dth= Ong – Oyc = 9,5 – 6 = 3,5 (mg/l)
k1, k2: hệ số tốc độ tiêu thụ và hòa tan oxy (tra bảng k1=0,1; k2=0,2)

Chọn tth = 2 thế vào (1) ta có:

Vậy nồng độ BOD5 yêu cầu để đảm bảo hàm lượng oxy hòa tan trong nước sông có kể đến
quá trình làm thoáng bề mặt là:

L3NT=
Như vậy, nếu kể đến quá trình làm thoáng bề mặt thì trong sông luôn đảm bảo hàm
lượng oxy yêu cầu. Theo QCVN 40 -2011 BTNMT - nguồn loại B nồng độ BOD tối đa
cho phép Lnth,yc 50 mg/l.
Ta thấy:
GVHD: TRẦN THANH THẢO
SVTH: NGUYỄN HUỲNH DUY TÂN Trang 69
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP THOÁT NƯỚC

 Vậy chọn
Mức độ cần thiết làm sạch theo BOD được tính theo công thức:

E0 =

e) Xác định lượng oxy cần thiết theo công thức:

Trong đó:
+ Q: Công suất trạm xử lý nước thải, Q =15000 (m3/ngđ)
+ L0: Hàm lượng BOD5 của nước thải trước khi xử lý, L0 = 270 (mg/l)
+ Lnth: Hàm lượng BOD5 của nước thải sau khi xử lý, Lnth = 50 (mg/l)

+
+ Px = 0 (kg/ngày)

 (kgO2/ngày)
- Nhiệt độ oxy bão hòa trong nước (theo giáo trình - Bảo vệ quản lý tài nguyên nước,
tra bảng 4.6 + nội suy, trang 138), Obh = 9,5 (mg/l)
- Lượng oxy cần thiết duy trì trong hồ C = DO = 1,5 (mg/l)
- Lượng oxy cần thực tế do các thiết bị làm thoáng cấp vào:

( kgO2/ngày)
 Điều kiện cần: Hiệu quả lử lý nước thải theo yêu cầu:

(%)
Vậy ta có mức độ xử lý nước thải theo:
+ Hàm lượng cặn lơ lững (SS): 79,167 %
+ Hàm lượng BOD5: 81,481%
+ Hàm lượng oxy hòa tan: 81,481 %

 Ta chọn sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước thải với yêu cầu mức độ xử lý
đạt 81,481 %

GVHD: TRẦN THANH THẢO


SVTH: NGUYỄN HUỲNH DUY TÂN Trang 70
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP THOÁT NƯỚC

2.3 Lựa chọn sơ đồ dây chuyền công nghệ của trạm xử lý nước thải
Việc lựa chọn sơ đồ dây chuyền công nghệ trạm xử lý nước thải dựa vào các yếu tố
sau:
- Tổng công suất của trạm xử lý.
- Thành phần và đặc tính của nước thải.
- Tiêu chuẩn xã thải vào nguồn tiếp nhận tương ứng.
- Phương pháp xử lý cặn.
- Điều kiện mặt bằng và đặc điểm địa chất thủy văn khu vực xây dựng trạm xử lý.
- Các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật khác của địa phương.
Ngoài ra cần chú ý rằng, các công trình đơn vị xử lý nước thải được bố trí sao cho
nước thải có thể tự chảy từ công trình này đến công trình tiếp theo để giảm chi phí sử
dụng bơm chuyển tiếp
Vì thủy vực tiếp nhận là nguồn nước mặt loại B (để cấp nước cho đô thị), nước
thải khi xả ra phải đảm bảo điều kiện cần thiết theo quy định của TCVN 7957:2008 là
BOD5 ≤ 25 mg/l; COD ≤ 35 mg/l; Ôxy hòa tan không nhỏ hơn 2 hoặc 6 mg/l và hàm
lượng cặn lơ lửng cho phép không tăng quá 2 mg/l. Nước thải phải được xử lý sinh
học hoàn toàn trước khi thải ra sông.
 Từ những kết quả đã tính toán và các yếu tố cơ bản đã nêu trên ta có thể lựa
chọn 1 trong 2 phương án về dây chuyền công nghệ như sau:

GVHD: TRẦN THANH THẢO


SVTH: NGUYỄN HUỲNH DUY TÂN Trang 71
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP THOÁT NƯỚC

Phương án 1:

Công suất: 15000 m3/ngđ


Nước thải

Ngăn tiếp nhận

Song chắn rác Máy nghiền rác

Bể lắng cát ngang Sân phơi cát

Làm thoáng đơn giản

Bể lắng đứng đợt I

Quạt Bể lọc sinh học cao tải

Bể lắng đứng đợt II Bể Metan


Bể tiếp xúc ly tâm Sân phơi bùn

Trạm Clo Nguồntrộn


Máng xả

Thuyết minh phương án I


Ở phương án này, nước thải từ hệ thống thoát nước đường phố được máy bơm ở trạm
bơm nước thải bơm đến trạm xử lý bằng ống dẫn có áp đến ngăn tiếp nhận. Qua song
chắn rác có đặt máy nghiền rác, rác nghiền được đưa đến bể Mêtan để lên men còn
nước thải đã được tách loại các rác lớn tiếp tục được đưa đến bể lắng cát. Sau một thời
gian, cát lắng từ bể lắng cát được đưa đến sân phơi cát.
Nước sau khi qua bể lắng cát được đưa đến bể làm thoáng đơn giản để làm tăng hiệu
suất lắng cho bể lắng đứng đợt I. Cặn lắng được đưa đến khu xử lý bùn bằng cơ học
còn nước sau lắng được đưa tiếp đến bể lọc sinh học cao tải.

GVHD: TRẦN THANH THẢO


SVTH: NGUYỄN HUỲNH DUY TÂN Trang 72
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP THOÁT NƯỚC

Do lưu lượng trạm xử lý thuộc loại trung bình, ta thiết kế bể lọc sinh học cao tải. Các
chất bùn cặn sinh ra bởi bể lọc sinh học cao tải được đưa về bể Metan để lên men.
Nước sau bể lọc sinh học cao tải được đưa đến bể lắng đứng đợt II. Các chất bùn cặn
tạo ra cũng được đưa về bể Metan để xử lý.
Sau khi ra khỏi bể lắng đứng đợt II, nước được đưa đến máng trộn để trộn clo khử
trùng nước. Nước sau đó được đưa đến bể tiếp xúc lý tâm rồi xả ra nguồn tiếp nhận.
Toàn bộ lượng bùn cặn của trạm xử lý sau khi được làm khô đến một độ ẩm nhất định.
Bùn cặn sau đó được dùng cho chế biến phân hoặc được mang đi chôn lấp
Phương án đảm bảo hiệu quả xử lý.

Phương án 2
Công suất: 15000 m3/ngđ Nước thải

Ngăn tiếp nhận

Song chắn rác Máy nghiền rác

Bể lắng cát ngang Sân phơi cát

Bể lắng đứng đợt I Bể nén bùn ly tâm

Nguồn xả Bể Metan
GVHD: TRẦN THANH THẢO Bể aeroten cải tiến
SVTH: NGUYỄN HUỲNH DUY TÂN Trang 73
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP THOÁT NƯỚC

Sân phơi bùn

Thuyết minh phương án II:


Ở phương án này, nước thải từ hệ thống thoát nước đường phố được máy bơm ở trạm
bơm nước thải bơm đến trạm xử lý bằng ống dẫn có áp đến ngăn tiếp nhận. Qua song
chắn rác có đặt máy nghiền rác, rác nghiền được đưa đến bể Mêtan để lên men còn
nước thải đã được tách loại các rác lớn tiếp tục được đưa đến bể lắng cát. Sau một thời
gian, cát lắng từ bể lắng cát được đưa đến sân phơi cát.
Nước sau khi qua bể lắng cát được đưa đến bể lắng đứng đợt I, tại đây các chất thô
không hoà tan trong nước thải như chất hữu cơ,.. được giữ lại. Cặn lắng được đưa đến
sân phơi bùn còn nước sau lắng được đưa tiếp đến bể aeroten.
Bể aeroten cải tiến có hiệu quả xứ lí cao,loại bỏ các chất hữu cơ , giảm tối thiểu mùi
hôi, nhu cầu oxy sinh hóa lớn(BOD) loại bỏ ô nhiểm cung cấp một dòng nước chất
lượng tốt,quá trình oxy hóa và nitrat hóa đạt được, ổn định bùn, loại bỏ gần 97% chất
rắn lơ lững
Toàn bộ lượng bùn cặn của trạm xử lý sau khi được lên men ở bể Mê tan được đưa ra
sân phơi bùn (hoặc thiết bị làm khô bùn cặn). Bùn cặn sau đó được dùng cho mục đích
nông nghiệp.
Phương án đảm bảo hiệu quả xử lý.
 Chọn phương án: Qua phân tích ta thấy bể aeroten cải tiến có nhiều ưu điểm
vượt trội hơn bể lọc sinh học cao tải nên ta chọn phương án 2
- Chọn kích thước mương dẫn: hình chữ nhật

GVHD: TRẦN THANH THẢO


SVTH: NGUYỄN HUỲNH DUY TÂN Trang 74
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP THOÁT NƯỚC

PHẦN III - TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CHI TIẾT CÁC CÔNG TRÌNH TRONG
TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI

3. Khối cơ học:
3.1.Xác định dung tích hầm tiếp nhận
Chọn thời gian lưu lước trong hầm là 15 phút:
Vậy dung tích hầm tiếp nhận nước thải từ mạng lưới đổ về ứng với thời gian nước thải
lưu lại 15 phút là:

3.2.Xác định kích thước ngăn tiếp nhận


Chọn ngăn tiếp nhận:

Hình 1: sơ đồ cấu tạo ngăn tiếp nhận

Với Qsmax = 990(

 Chọn 1 ngăn tiếp nhận, ngăn có 2 ống:

GVHD: TRẦN THANH THẢO


SVTH: NGUYỄN HUỲNH DUY TÂN Trang 75
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP THOÁT NƯỚC

Đường kính 1 ống: D=600 (mm)

A= 2000(mm) B=2300(mm) H=2000(mm) H1=1600(mm)


h=750(mm) h1=750(mm) b=600(mm) L=1000(mm) l1=1200(mm)
( phục lục 3 các kích thước cơ bản của một số công trình xử lý nước thải - tra bảng
P3.1 trang 319_ Xử Lý Nước Thải. Ts Trần Đức Hạ)

3.3.Tính toán song chắn rác tại ngăn tiếp nhận

Hình 2: Sơ đồ cấu tạo song chắn rác

Lưu lượng tính toán (l/s)


Các thông số tính
toán qstb=173,611 qsmax= 274,653 qsmin= 104,34

Độ dốc i (‰) 2,5 2,5 2,5


Chiều ngang B(m) 0,5 0,5 0,5
Tốc độ v(m/s) 0,99 1,1 0,86
Độ đầy (h/H) 0,69 1,15 0,42
( Tra bảng: các tính toán thủy cống và mương máng thoát nước hình chữ nhật của
thầy Trần Hữu Uyển).
Chiều sâu của lớp nước ở song chắn rác lấy bằng độ đày tính toán:

h1=hmax= 1,15(m)

Số khe hở giữa các thanh song chắn rác xác định theo công thức:

GVHD: TRẦN THANH THẢO


SVTH: NGUYỄN HUỲNH DUY TÂN Trang 76
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP THOÁT NƯỚC

(khe hở)

Trong đó:
q- lưu lượng lớn nhất của nước thải bằng 0,275 (m3/s)
b- khoảng cách giữa các khe hở, b=0,02(m) (b=15-20mm)
vtt- tốc độ chuyển động của nước thải trước song chắn rác ứng với lưu lượng lớn nhất.
Đối với biện pháp lấy rác thủ công, vận tốc (vtt=0,3÷0,6 m/s), chọn vtt=0,6(m/s)
h1- chiều sâu lớp nước qua song chắn
Kz- hệ số tính đến mức độ cản trở dòng chảy do hệ thống cào rác của song chắn thủ
công, Kz=(1,1-1,05)
Chiều rộng của song chắn rác:
(m) 0,6m
Trong đó:
d- chiều dày của mỗi song chắn, chọn d=8(mm) = 0,008 (m)
Kiểm tra lại vận tốc của dòng chảy ở phần mở rộng của mương trước song chắn ứng
với lưu lượng nước thải nhỏ nhất nhằm tránh sự lắng động cặn trong mương, vận tốc
này không nhỏ hơn 0,4m/s

(m/s)
 Kết quả thõa mãn yêu cầu
Tổn thất áp lực trong song chắn :

Trong đó:

vmax – tốc độ chuyển động của nước thải trước song chắn ứng với lưu lượng lớn nhất,
vmax= 1,15 (m/s)

K – hệ số tính đến sự tăng tổn thất do vướng mắc rắc ở song chắn, K=3

ζ – hệ số sức kháng cục bộ của song chắn

sin α
ζ=β. . =2,42x x sin600 = 0,618

Ở đây:
GVHD: TRẦN THANH THẢO
SVTH: NGUYỄN HUỲNH DUY TÂN Trang 77
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP THOÁT NƯỚC

β – hệ số phụ thuộc vào tiết diện ngang của thanh song chắn, với tiết diện hình chữ
nhật, β = 2,42
S – chiều dày mỗi thanh, S=0,008 m
b- chiều rộng mỗi khe hở, b=0,02 m
α- góc nghiên so với mặt phẳng ngang, α=600
Vậy:

(m)
Chiều dài ngăn mở rộng trước song chắn

(m)
Trong đó:
φ – góc mở của mương trước song chắn rắc, φ=200
Bs, Bm– chiều rộng của song chắn và của mương dẫn
Không cần mở rộng
Chiều dài ngăn mở rộng của song chắn

(m)
Chiều dài xây dựng của mương đặt song chắn rác
L=l1+l2+ls=1,5 (m)
ls – chiều dài cần thiệt của ô đặt song chăn rác, ls=1,5
Chiều sâu xây dựng của mương đặt song chắn rác
H=hmax+hs+0,5=1,15+0,125+0,5= 2,125(m) Chọn H=2,2(m)
Lượng rác lấy từ song chắn rác

Trong đó:
a – lượng rác tính cho đầu người trong năm, (theo bảng 3.1- trang 67 giáo trình Ts.
Trần Đức Hạ), khi lấy rác bằng cơ giới và với khoảng cách giữa các khe hở b=20mm,
lấy a=8 (l/ng.năm)
Ntt – dân số tính toán theo chất lơ lửng, Ntt= 55000 người
Với dung trọng của rác 750 kg/m3, trọng lượng của rác sẽ là

=750 x 1,205= 903,75 (kg/ngđ) =0,904 (tấn/ngđ)

Lượng rác trong từng giờ của ngày đêm:

(tấn/ngđ)
Kh – hệ số không điều hòa giờ, Kh=2
Rác được nghiền nhỏ bằng máy nghiền rác, sau đó dẫn trực tiếp đến bể mêtan

GVHD: TRẦN THANH THẢO


SVTH: NGUYỄN HUỲNH DUY TÂN Trang 78
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP THOÁT NƯỚC

Lượng nước cần cung cấp cho máy nghiền rác 40 m 3 cho 1 tấn rác (theo TCXDVN
7957 – 2008, lấy Kh=2
Q=40.P=40x0,904= 36,16(m3/ngđ)
 Tổng số song chắn rác là 2, 1 công tác và 1 dự phòng.
3.4.Tính toán bể lắng cát ngang

Hình 3: Sơ đồ cấu tạo bể lắng cát ngang

Bể lắng cát ngang bao gồm phần công tác và phần lắng cặn
Chiều dài bể lắng cát ngang:

Trong đó:
U0 – độ lớn thủy lực của các hạt với đường kính (0,2÷0,25 mm) giữ lại trong bể, U 0 lấy
(18÷24 mm/s)
K – hệ số tỷ lệ U0 (bảng 27 TCXDVN 7957 – 2008), U0=24,2 (mm/s) thì K=1,3
Hn – chiều sâu công tác của bể lắng cát lấy (0,25÷1,0 m), Hn=0,4
v – vận tốc dòng chảy trong bể khi lưu lượng nước thải lớn nhất v=0,3 (m/s)
Các thông số thủy lực của máng dẫn nước thải vào bể lắng cát ngang

Lưu lượng tính toán (l/s)


Các thông số tính toán
qstb=173,611 qsmax= 274,653
Độ dốc i 2,5 2,5
B (m) 0,5 0,5
v (m/s) 0,99 1,1
h/H 0,69 1,15

Vậy
 Chọn bể lắng cát gồm 2 đơn nguyên là 1 đơn nguyên công tác và 1 đơn nguyên
dự phòng, diện tích tiết diện ướt mỗi đơn nguyên:

GVHD: TRẦN THANH THẢO


SVTH: NGUYỄN HUỲNH DUY TÂN Trang 79
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP THOÁT NƯỚC

Trong đó:
max
q s –lưu lượng lớn nhất giây của nước thải
n – số ngăn làm việc đồng thời, n=1
Chiều rộng của mỗi đơn nguyên:

Thể tích phần lắng của bể lắng ngang:

Trong đó:
Ntt – dân số tính toán
P – lượng cát được giữ lại trong bể theo TCXDVN 7957 – 2008, đối với hệ thống
thoát nước riêng hoàn toàn P=0,02 (l/ng.ngđ)
T – chu kì thổi cát, T=2 (ngđ)
Chiều cao lớp cát trong bể lắng:

Chiều cao xây dựng bể lắng cát ngang:


Hxd = h + hc + hbv =0,4+0,149+0,5= 1,049 (m)

 Lấy Hxd = 1,1(m)

Kiểm tra lại tính toán với điều kiện: vmin≥ 0,15 m/s

 Cát được đưa ra khỏi bể lắng bằng thiết bị nâng thủy lực.
 Để ổn định vận tốc dòng chảy trong bể lắng cát ngang, ở phía cuối bể cần có
đập tràn thành mỏng. Tính toán đập tràn theo công thức:

GVHD: TRẦN THANH THẢO


SVTH: NGUYỄN HUỲNH DUY TÂN Trang 80
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP THOÁT NƯỚC

Hình 4: sơ đồ đập tràn thành mỏng

Độ chênh cốt giữa đáy bể lắng cát và ngưỡng tràn (m)

Chiều rộng đập tràn b 0(m)

3.5.Tính toán sân phơi cát

GVHD: TRẦN THANH THẢO


SVTH: NGUYỄN HUỲNH DUY TÂN Trang 81
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP THOÁT NƯỚC

Hình 5: Mặt bằng sân phơi cát


Nhiệm vụ của sân phơi cát là làm ráo nước trong hỗn hợp bùn cát, được xây dựng ở
gần vị trí bể lắng cát
Diện tích hữu ích sân phơi cát:

hc – chiều cao lớp bùn cát trong năm, hc=5 (m/năm)


 Chọn sân phơi cát gồm 2 ô, kích thước mỗi ô:22,3 (m) x 22,4(m), tổng diện tích
sân phơi cát: 499,52 x 2 = 999,04 m2
3.6 . Thiết bị đo lưu lượng
a. Chức năng.
Để đảm bảo cho các công trình xử lý nước hoạt động đạt hiệu quả, ta cần biết lưu
lượng nước thải chảy vào từng công trình và sự dao động lưu lượng theo các giờ trong
ngày. Các thiết bị đo lưu lượng được bố trí trên đoạn máng dẫn nước thải từ bể lắng
cát đến bể lắng đợt 1.
Để xác định lưu lượng ta dùng máng Pac – san .
b. Cấu tạo.
l1 l2 l3
W
A

GVHD: TRẦN THANH THẢO


SVTH: NGUYỄN HUỲNH DUY TÂN Trang 82
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP THOÁT NƯỚC

Hình 6 : Thiết bị đo lưu lượng máng pac - san


c. Tính toán
Kích thước máng được định hình theo tiêu chuẩn và được chọn tùy thuộc vào lưu
lượng nước.
Với giá trị lưu lượng tính toán của trạm là:
+ qmax = 274,653 l/s
+ qtb = 173,611 l/s
+ qmin = 104,34 l/s
Theo bảng P3.8 trang 322 giáo trình Xử lý nước thải, ta chọn máng Pac – san có các
kích thước sau:

Lưu lượng b H 2/3H B B1 hH l1 2/3l1 l2 l3


(l/s) (m) (m) (m) (m) (m) (m) (m) (m) (m) (m)

5 – 500 0,3 1,35 0,9 0,83 0,6 0,22 1,35 0,9 0,9 0,6

3.7 Bể làm thoáng đơn giản


Thể tích bể làm thoáng:

(m3)
Trong đó:
+ : Lưu lượng nước thải trong giờ lớn nhất;
+ t: Thời gian làm thoáng trong 10-20 phút; t = 15 phút;
Lưu lượng khí cấp cho toàn bộ bể:
(m3/h)
Trong đó:
+ Dkh: Lưu lượng không khí đơn vị lấy bằng 0,5m3/m3 nước thải;
Chọn 2 bể làm thoáng:
Lưu lượng khí cấp cho 1 bể:

(m3/h)
Diện tích mặt bằng của 1 bể làm thoáng:

(m2)
Trong đó:
I: Cường độ thổi khí nằm trong khoảng 4-7m3 không khí/m2/h
ở đây chọn I = 5 (m3/m2/h)
Chiều cao công tác bể làm thoáng sơ bộ:
GVHD: TRẦN THANH THẢO
SVTH: NGUYỄN HUỲNH DUY TÂN Trang 83
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP THOÁT NƯỚC

(m)
2
Vậy chọn kích thước mỗi bể là: B × L = 5x5 = 25 (m )
Hàm lượng chất lơ lửng sau khi thực hiện việc làm thoáng sơ bộ và lắng với hiệu suất:
E = 45% được tính theo công thức:

Trong đó:

: Hàm lượng chất lơ lửng trong nước thải dẫn đến làm thoáng.

Như vậy:
Hàm lượng chất lơ lửng trôi trên nước thải ra khỏi bể lắng đến công trình xử lý sinh
học 126,5 mg/l 150mg/l. Đạt yêu cầu quy định.
Hàm lượng bẩn của nước thải theo BOD 5 giảm với hiệu suất: E1 = 15%. Vậy sau khi
làm thoáng sơ bộ và lắng hàm lượng bẩn của nước thải bằng:

: Hàm lượng bẩn của nước thải dẫn đến bể làm thoáng =290

3.8. Bể lắng đứng đợt 1

Bể lắng đứng
Nước thải sau khi qua bể lắng cát ngang chuyển động vòng được dẫn đến bể lắng đứng
đợt I. Nhiệm vụ của bể lắng đợt I là lắng các tạp chất phân tán nhỏ (chất lơ lửng) dưới
dạng cặn lắng xuống đáy bể hoặc nổi lên trên bề mặt.
- Lưu lượng nước thải tính toán:

GVHD: TRẦN THANH THẢO


SVTH: NGUYỄN HUỲNH DUY TÂN Trang 84
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP THOÁT NƯỚC

Hiệu suất lắng cần thiết E đảm bảo hàm lượng cặn lơ lửng trong nước thải khi đưa về
công trình xử lý sinh học. C1  150 mg/l.

- Thời gian lắng t xác định theo công thức:

- Tốc độ lắng Uo của phần tử cặn nhỏ nhất giữ lại theo hiệu suất lắng E = 34,8% khi
chiều sâu bể lắng h1 chọn bằng 3,0m.

* Trong đó:
: Hệ số kể đến ảnh hưởng của nhiệt độ (Lấy theo bể lắng ngang đợt 1 Bảng 31
TCXDVN-7957:2008 t0 = 160 chọn  = 1,352)
n: Hệ số phụ thuộc vào tính chất lơ lửng n = 0,25
t: Thời gian lắng, t = 535,613 (s)
W: Thành phần thẳng đứng của tốc độ nước thải trong bể theo TCXDVN 7957 – 2008
bể lắng đứng V = 0 mm/s)
+ Chọn chiều sâu vùng lắng H = 3m, tra bảng 7-13 trang 46 TCXDVN 51 – 2008

được:

+ K: Hệ số lấy theo kiểu bể lắng và cấu tạo của thiết bị phân phối và thu lấy nước
K = 0,35

Chọn 6 bể lắng với lưu lượng nước thải tính toán cho 1 bể là 164,792 m3/h.
- Đường kính một bể lắng được xác định theo công thức:

Lấy đường kính bể 12m, chiều sâu công tác 3m.


- Dung tích phần chứa cặn:

GVHD: TRẦN THANH THẢO


SVTH: NGUYỄN HUỲNH DUY TÂN Trang 85
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP THOÁT NƯỚC

+ Q: Lưu lượng nước thải 15000(m3ngđ)


+ T: Thời gian lưu cặn (thời gian giữa 2 lần xả cặn) từ 4h (xả cơ giới) đến 48h xả thủ
công (chọn T = 2 ngày xả cơ giới).
+ P: Độ ẩm của cặn lấy bằng 95%.
+ : Khối lượng thể tích của cặn thường lấy bằng 1g/m3.

Ta có: D = Da = 12m; Db = 1,0 m.


Từ công thức tính toán thể tích hình nón cụt chứa cặn

Chiều sâu lớp bùn h4 là: h4 = ha – hb = 1,721 – 0,18 = 1,541(m)


Tổng chiều sâu bể lắng:
H = h1 + h2 + h3 + h4 = 3 + 0,3 + 0,3 + 1,541= 5,141 (m) chọn H=5,2m
Trong đó:
+ h2: Chiều cao phần bảo vệ phía trên mặt nước h2 = 0,3m
+ h3: Bề dày lớp trung hòa giữa lớp nước công tác và lớp bùn trong bể lắng h3
= 0,3m.

GVHD: TRẦN THANH THẢO


SVTH: NGUYỄN HUỲNH DUY TÂN Trang 86
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP THOÁT NƯỚC

4.Khối sinh học


4.1.Bể Aeroten cải tiến (SBR) làm việc theo mẻ

Hình 7: Qui trình hoạt động bể aeroten

Các thông số đầu vào của bể SBR:


- Công suất thiết kế: Q= 15000 m3/ngđ.
- BOD5 =290 mg/l.
- COD = 300 mg/l
Các thông số đầu ra: (Theo tiêu QCVN 40 – 2011, cột B)
- BOD5  60 mg/l
- COD  175 mg/l
Các thông số thiết kế:
- Thời gian lưu bùn (tuổi của bùn)  c=10 – 30 ngày, chọn 10 ngày
- Tỷ số F/M = 0,04-0,1 ngày-1
- Nồng độ bùn hoạt tính lơ lửng trong bể: X=2000 – 5000 mg/l, chọn X=3500 mg/l.
- Độ tro của cặn: Z = 0,3 mg/mg.
- Chỉ số thể tích bùn: SVI = 120 ml/g
Sau khi đã tính được chỉ số SVI, dựa vào giá trị SVI mà ta có thể chuẩn đoán được
“bệnh” của hệ thống bùn bể hiếu khí như:
- SVI < 100: Bùn già: có thể trên bề mặt sẽ có bùn nhỏ như đầu mũi kim,
đầu ra sẽ bị đục.
- 100 < SVI < 250: Bùn hoạt động tốt, lắng tốt, đầu ra ít đục. Thông
thường, SVI từ 100 – 120 là tốt nhất.
- SVI > 250: Bùn khó lắng, đầu ra bị đục.
- Tỷ số MLVSS: MLSS= 0,68

- Nhiệt độ nước thải: t= 16oC


4.1.1. Xác định kích thước bể SBR:
GVHD: TRẦN THANH THẢO
SVTH: NGUYỄN HUỲNH DUY TÂN Trang 87
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP THOÁT NƯỚC

Tổng thời gian của một chu kì hoạt động


T = tF + tA + tS + tD + t1= 3 + 2 + 0,5 + 0,5 = 6h
Với:
Thời gian làm đầy: tF = 3h
Thời gian phản ứng: tA = 2h
Thời gian lắng: tS = 0,5h
Thời gian rút nước: tD = 0,5h
Thời gian pha chờ: t1 = 0
Chọn SBR gồm 2 bể , khi bể này đang làm đầy thì đơn nguyên khác đang phản ứng.
- Số chu kì hoạt động của 1 bể trong 1 ngày
24h
n = 6h = 4 (chu kì/đơn nguyên.ngày)
- Tổng số chu kì làm đầy trong 1 ngày
N = 2xn = 2x4 = 8 (chu kì/ngày)
- Thể tích bể làm đầy trong 1chu kì

VF = (m3)
- Hàm lượng chất rắn lơ lửng trong thể tích bùn lắng
1000mg / gx1000ml / l 1000 1000
 8333,3
Xs = SVI = 120 (mg/l)
- Xét sự cân bằng khối lượng
VTxX =VSxXS
VS X 3500
 0, 42
 VT = X S = 8333,3
Cần cung cấp thêm 20% chất lỏng phía trên để bùn không bị rút ra theo khi rút nước
0,42 x 1,2 = 0,504
VF VF
 VT = 1 – 0,504 = 0,496 Chọn VT = 0,5
- Thể tích của bể SBR:
VF
T =
0,5 = m3
V
Chọn:
Chiều cao của bể, H = 5 m
Chiều cao bảo vệ bể, hbv = 0,5 m
Chiều cao xây dựng bể
Hxd = H + hbv = 5 + 0,5 = 5,5 m
Diện tích của bể:

GVHD: TRẦN THANH THẢO


SVTH: NGUYỄN HUỲNH DUY TÂN Trang 88
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP THOÁT NƯỚC

S= m2
Vậy kích thước bể SBR: L x B x H = 9,3m x 9m x 9 m
Thời gian lưu nước trong suốt quá trình:

 10 – 50 h

4.1.2. Xác định hàm lượng BOD5 hoà tan trong nước thải ở đầu ra:
* Xác định BOD5 của nước thải đầu vào và đầu ra của bể aeroten :
Ta có BOD5 = 290 ( mg/l )
+Chọn hiệu quả xử lý BOD của bể SBR là 90%
+Vậy BOD5 ra = 290 x (1 – 0,90) = 29 ( mg/l )
* Tính BOD5 hoà tan trong nước ở đầu ra
Phương trình cân bằng vật chất:
+ BODra = BOD5 hoà tan trong nước đầu ra + BOD5 của chất lơ lửng trong nước đầu ra
Trong đó BOD5 ra = 29 (mg/l)
Hàm lượng chất lơ lửng có khả năng phân hủy sinh học ở đầu ra:
60 x 0,65 = 39 (mg/l)
+ Vậy lượng oxy cần thiết là: (39mg/l )x 1,42 mgOxy/ mg tế bào =55,38 mg/l
+BOD5 của chất rắn lơ lửng đầu ra là : 55,38 x 0,68 = 35,997 mg/l
Vậy:
BOD5ra= BOD5 hoà tan trong nước đầu ra + BOD5 của chất lơ lửng trong đầu ra
→ BOD5ht+ =60-35,997
⇒ BOD5ht= 24,003 mg/l
Tính hiệu quả xử lý
Hiệu quả tính theo BOD5 hòa tan:

Hiệu quả xử lý tính theo tổng cộng:

4.1.3. Tính toán lượng bùn sản sinh ra mỗi ngày.


Tốc độ tăng trưởng của bùn:

Lượng bùn hoạt tính sinh ra do khử BOD5 theo VSS trong 1 ngày:

GVHD: TRẦN THANH THẢO


SVTH: NGUYỄN HUỲNH DUY TÂN Trang 89
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP THOÁT NƯỚC

Ta chọn:
Y=0,4 g VSS/g bBOD
Kd.T = k20 ×  (T-20) = 0,12 g/g.ngày (1,04)16-20 = 0,103 g/g.ngày
Bảng 7. Hệ số động học bùn hoạt tính ở 16oC.

Hệ số Đơn vị Giới hạn Giá trị điển hình


m g VSS/g VSS.ngày 3-13,2 6
Ks g bCOD/m3 5-40 20
Y g VSS/g bCOD 0,3-0,5 0,4
kd g VSS/g VSS.ngày 0,06-0,2 0,12
fd Không thứ nguyên 0,08-,02 0,15
Tổng lượng bùn sinh ra theo SS trong 1 ngày:

kg/ngày
Tổng lượng bùn dư cần xử lý mỗi ngày:
Lượng bùn dư cần xử ly(Gd) = tổng lượng bùn – lượng cặn trôi ra khỏi bể
= 1025,989– 20x15000x10-3 = 725,989
kg/ngày.
Thể tích cặn chiếm chỗ sau 1 ngày:

m3/ngày.
Chiều cao cặn lắng trong bể:

Thể tích bùn phải xả một bể (để lại 20%):


Vb = 0,8  hb  F =0,8  1,483  9,3  9 = 99,302 m3
Vậy lượng bùn phải bơm bỏ ở hai bể SBR mỗi ngày là:
Vtcb = 99,302 x 2 = 198,604 m3/ngày
4.1.4. Xác định lượng không khí cần thiết cho một đơn nguyên:
Lượng oxi cần thiết cung cấp cho mỗi bể theo điều kiện cần để làm sạch BOD, oxy
hóa amoni NH+4 thành NO3-, khử NO3- .

Thời gian thổi khí của một bể: tối thiểu một nửa thời gian làm đầy nên thổi khí
3h
2 +2h = 3,5 h
Tổng thời gian sục khí một ngày của một bể:
3,5hx4 = 14h

GVHD: TRẦN THANH THẢO


SVTH: NGUYỄN HUỲNH DUY TÂN Trang 90
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP THOÁT NƯỚC

Tỷ lệ chuyển hoá oxi trung bình:

Lượng oxi thực tế:


635,157(kg/h) x2 =1270,314 (kg/h)
Ta chọn:
Hiệu suất chuyển hoá oxi là 9%
Không khí có 23,2% trọng lượng O2
Khối lượng riêng không khí là 1,2 kg/m3
Lượng không khí cần cấp:

Kiểm tra lượng không khí cần thiết cho xáo trộn hoàn toàn một bể:

( L/m3.phút )
Trị số này nằm ngoài khoảng cho phép: q = 20-40( L/m3phút)
Vậy ta chọn q = 20 (L/m3.phút)
Lượng không khí cần thiết cho quá trình:
Qkk = 20 l/m3phút  300 m3 = 6000 ( L/phút ) = 0,1m3/s
Số lượng đĩa thổi khí cần lắp đặt trong bể SBR
Q kk
N
qc = =40 đĩa
Chọn đĩa có đường kính 170mm, diện tích bề mặt 0,02 (m2) thì suy ra ta có
lưu lượng riêng phân phối khí của đĩa thổi khí qc=150-200 l/phút/ đĩa.
Chọn qc=150(l/phút/đĩa)
Vậy số đĩa thổi khí cần lắp đặt trong mỗi bể SBR là: 40 đĩa.
4.1.5. Cách phân phối đĩa thổi khí trong bể
Khí từ máy thổi khí được dẫn qua ống chính đi vào bề SBR (đặt dọc theo
chiều dài bể). Mỗi đường ống dẫn vào mỗi bể SBR được chia làm 3 đường ống
phụ cấp 1 bổ trí dọc theo thành bể xuống đáy bể phân phối khí cho các đĩa đặt
tại đáy mỗi bể SBR. Theo tiêu chuẩn các đầu răng của đĩa thổi khí là răng phi
27 nên chọn ống nhánh cấp 2 là ống phi 27 để dẫn khí vào các đĩa.
4.1.6. Tính toán đường ống, bơm bùn ra khỏi bể SBR
Đường ống dẫn nước ra khỏi bể SBR:
Vận tốc dòng chảy trong ống có áp là v = 0,7 – 1,5 m/s. Chọn v=1,5 m/s.
Đường kính ống dẫn nước:

D= =0,384 (m).

GVHD: TRẦN THANH THẢO


SVTH: NGUYỄN HUỲNH DUY TÂN Trang 91
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP THOÁT NƯỚC

Theo kinh nghiệm thực tế để tránh trường hợp bị tắt nghẽn và giảm thời gian thu
nước ra khỏi bể SBR ta chọn ống thoát nước ra khỏi bể SBR là ống uPVC có  150.
Thu nước ra khỏi bể SBR bằng phao nổi .Thiết bị gồm một phao nổi làm
bằng vật liệu sợi thủy tinh, phía trên là hệ thống cơ điện tử tự động điều khiển
việc hút nước, được bao quanh bởi một lớp bảo vệ, phần này được nối với phần
chứa nước chìm ở dưới nước, giữa hai phần này được bịt kín hoàn toàn bằng
một vòng đệm nằm ở dưới đáy của phao nổi. Các hệ thống này được nối với
ống dẫn nước ra bằng nhựa dẻo có thể uốn cong theo sự lên xuống của thiết bị.
Sau cùng, ống dẫn nhựa dẻo nối với ống dẫn nước ra cố định bằng nhựa PVC
150 mm.
Tính toán bơm bùn ra khỏi bể SBR về bể nén bùn.
- Lưu lượng bùn cần thải bỏ tại một bể SBR trong: Q Vb= 99,302 m3/ngày. Lượng bùn
này được chia điều cho bốn chu kỳ hoạt động của bể SBR
- Lượng bùn cần xả bỏ tại một chu kỳ:

Qck = (m3/ngày) = (m3/s)


- Chiều cao cột áp: H=10m.
- Công suất của bơm:
Qck    g  h
N = 1000   =
Với:

- : khối lượng riêng của bùn thải lấy bằng khối lượng riêng của bùn, =1080kg/m3.
- : hiệu suất hữu ích của bơm. Chọn =0,8.
Ngoài thị trường không có loại bơm trên, chọn loại bơm nhúng chìm cánh
hở TSURUMI 50SFQ 2.4.0.4KW. Số lượng bốn cái, mỗi bể SBR đặt hai cái có
cột áp H =11 m, cống suất bơm 0,4kW, hãng sản xuất Tsurumi – Nhật.
Đường ống dẫn khí vào bể SBR:
- Đường ống chính:
Vận tốc khí trong ống chính v khí =10−20 m/s ,
 Chọn v khí =20 m/s .
Đường kính ống dẫn khí chính (cung cấp cho 2 bể SBR)

Dk = m.
Với:
vk: Vận tốc khí trong ống dẫn chính
Chọn ống dẫn khí chính là ống sắt tráng kẽm  80mm
Kiểm tra lại vận tốc khí trong ống:

vkhi= ( m/s )

GVHD: TRẦN THANH THẢO


SVTH: NGUYỄN HUỲNH DUY TÂN Trang 92
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP THOÁT NƯỚC

 Thỏa điều kiện


- Đường ống nhánh:
Vận tốc khí trong ống chính v khí =10−20(m/s )
Lượng khí qua mỗi ống nhánh:

qk = ( m3/s)
Đường kính ống nhánh dẫn khí:

dk =
Với: vn: Vận tốc khí trong ống nhánh
Chọn ống nhánh dẫn khí là ống PVC , đường kính  30mm.
Kiểm tra lại vận tốc khí trong ống:

( m/s.)
 Thỏa điều kiện

4.2. Tính toán máy thổi khí


Áp lực cần thiết của hệ thống phân phối khí:
Hk = hd + hc + hf + H= 0,4 + 0,4 + 0,5 + 5 = 6,3 m.
Với:
hd: Tổn thất áp lực do ma sát dọc chiều dài ống; hd  0,4 m;
chọn hd =0,4m
hc:Tổn thất cục bộ; hc  0,4 m, chọn hc = 0,4 m
hf: Tổn thất qua thiết bị phân phối khí; hf  0,5 m, chọn hf = 0,5 m
H: Chiều sâu hữu ích của bể SBR, H = 5 m
Công suất máy thổi khí:

= 6,814
kW.
Trong đó:
e : Hiệu suất máy thổi khí; e = 0,7 - 0,8, chọn e = 0,8
Gk: Trọng lượng dòng khí
G = Q x  k = 0,1 x 1,3 = 0,13 kg/s
k k

R : Hằng số khí; R = 8,314 KJ/KmoloK (đối với không khí)


T1: Nhiệt độ không khí đầu vào  T1 = 16 + 273 = 289oK
P1: Áp suất tuyệt đối của không khí đầu vào  P1 = 1 atm
P2: Áp suất tuyệt đối của không khí đầu ra:
Hk
P2 = 1 + 10,12 = 1 + = 1,622 atm
GVHD: TRẦN THANH THẢO
SVTH: NGUYỄN HUỲNH DUY TÂN Trang 93
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP THOÁT NƯỚC

K  1 1,395  1
n: hệ số n, n = K = 1,395 = 0,283 (K = 1,395 đói với không khí)
Bảng 4.7 Thông số kích thước SBR

STT Thông số Đơn vị Giá trị


1 tb
m3/ngày 15000
Lưu lượng thiết kế, Q ngaøy

2 Thời gian làm đầy, tF = 3h. h 3


3 Thời gian phản ứng, tA = 2h. h 2
4 Thời gian lắng, tS = 0,5h. h 0,5
5 Thời gian rút nước, tD h 0,5
6 Thời gian chờ, tI h 0
7 Số đơn nguyên 2
8 Số chu kì /ngày.bể 4
9 Chiều cao bể m 5
10 Chiều cao bảo vệ, hbv m 0,5
11 Chiều cao xây dựng, Hxd m 5,5
12 Chiều dài bể, L m 9
13 Chiều rộng bể, B m 3,5
14 Thời gian lưu nước h 20

5. Khối khử trùng


5.1. Khử trùng bằng tia cực tím.

a) Định nghĩa
- Khử trùng bằng tia cực tím (UVGI) là một phương pháp khử trùng sử dụng tia cực
tím (UV – C) để giết hoặc làm bất hoạt các vi sinh vật bằng cách phá hủy các acid
nucleic và phá hoại DNA của chúng, khiến chúng không thể thực hiện chức năng tế
bào quan trọng. UVGI được sử dụng trong một loạt các ứng dụng, chẳng hạn như thức
phẩm, không khí và lọc nước.
b) Hiệu quả
- Hiệu quả diệt khuẩn của tia cực tím phụ thuộc vào độ dài của thời gian vi sinh vật
tiếp xúc với tia cực tím, cường độ và bước sóng của bức xạ tia cực tím, sự hiện diện
của các hạt có thể bảo vệ các vi sinh vật khỏi tia cực tím và khả năng của một vi sinh
vật chịu được tia UV khi tiếp xúc của nó.
c) Công suất
- Ở bước sóng nhất định, UV gây đột biến vi khuẩn, virut và các vi sinh vật khác.
Đặc biệt ở các bước sóng khoảng 260 – 270 (nm) UV phá vỡ liên kết trong phân tử
DNA của vi sinh vật, tạo ra dimer thymine có thể giết chết hoặc vô hiệu hóa các vi
sinh vật.

GVHD: TRẦN THANH THẢO


SVTH: NGUYỄN HUỲNH DUY TÂN Trang 94
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP THOÁT NƯỚC

- Đèn thủy ngân phát ra tia cực tím bước sóng 253,7 (nm), đèn Diot cực tím
(Ultraviolet Light Emitting Diodes, UV – C LED) phát ra tia cực tím có bước sóng
255 – 280 (nm). Quá trình này tương tự như việc các bước sóng dài hơn (UVB) làm
cháy nắng ở người. Vi sinh vật có ít sự bảo vệ khỏi tia cực tím và không thể tồn tại kéo
dài tiếp xúc với nó.
- Tia cực tím có độ dài bước sóng 254 (nm), có khả năng diệt khuẩn cao nhất. Trong
các nhà máy xử lý nước thải, dùng đèn thủy ngân có áp lực thấp để phát ra tia cực tím,
loại đèn này phát ra tia cực tím có bước sóng 253,7 (nm), bước sóng đèn đặt trong hộp
thủy tinh không hấp thụ tia cực tím, ngăn cách đèn với nước thải.
- Đèn được lấp thành bộ trong hộp đựng có vách ngăn phân phối đến khi nước chảy
vào hộp, được trộn đều với số lượng vi khuẩn đi qua đèn trong thời gian tiếp xức ở hộp
là cao nhất. Lớp nước này đi qua đèn có độ dày khoảng 6 (nm) năng lượng tiêu thụ
6000 – 13000 (microwat/s). Các loại đèn thủy ngân áp lực thấp sản xuất tia cực tím
hiện nay có thể phát ra công suất 30000 (microwat/s) độ bền 3000 – 6000 (giờ).
d) Hữu ích
- Thiết bị xử lý nước bằng tia cực tím có thể được sử dụng để khử trùng nước giếng
và nước bề mặt. Về mặt giá cả thì phương pháp xử lý khử trùng nước bằng tia cực tím
rẻ hơn so với các phương pháp khử trùng bằng ozone
- Khử trùng bằng chlorine để xử lý nhẵng vi sinh vật lớn hơn và có hiệu quả khử
trùng tối ưu nhất, nhưng những phương pháp này rất tốn kém và đòi hỏi phải được
huấn luyện về cách vận hành và phải cẩn thận khi sử dụng nguồn nhiên liệu nguy hiểm
để vận hành máy.
- Cuối cùng, xử lý nước bằng cách đun sôi trên bếp lửa là phương pháp xử lý đáng
tin cậy nhất nhưng đòi hỏi nhiều công sức và phải chịu chi phí cao. Xử lý bằng tia UV
nhanh hơn và sử dụng năng lượng ban đầu, hiệu quả gấp khoảng 20000 lần so với
phương pháp đun sôi.
e) Thiết bị
- Để khử trùng nước bằng tia cực tím ở công trình xử lý nước thường sử dụng các
loại đèn UV.

6. Khối xử lý bùn cặn


6.1.Bể Mêtan

GVHD: TRẦN THANH THẢO


SVTH: NGUYỄN HUỲNH DUY TÂN Trang 95
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP THOÁT NƯỚC

1
1. è n g d É n c Æn t ¦ ¥ I
2. è n g d É n c Æn CHÝN
3. è n g d É n KHÝ
4. VAN § è T KHÝ

Sơ đồ tính toán bể mê tan

a) Bể mêtan
Bể mêtan là công trình được xây dựng để lên men (ổn định yếm khí) các loại bùn cặn
trong nước thải. Bể được xây dựng bằng BTCT, có dạng hình tròn trên mặt bằng.
Các loại cặn được dẫn đến bể mêtan
- Bùn cặn từ bể lắng đợt 1
- Bùn hoạt tính từ bể Aroten
- Rác đã nghiền khối lượng
Thể tích tổng cộng của hỗn hợp bùn cặn

Trong đó:
+ Wb: Lượng bùn của bể lắng đợt I; Wb = 64,8 1,1 = 71,28(m3/ngày),
độ ẩm P1 = 95%
: Hệ số tính đến khả năng tăng trưởng không điều hòa của bùn hoạt tính trong quá
trình xử lý sinh học;  = 1,1  1,2 (chọn  = 1,1)
+ Wc: Lượng cặn từ bể Aroten; Wc = 725,989 1,1 = 798,588 (m3/ngày),
độ ẩm P2 = 95%
K: Hệ số tính đến khả năng tăng lượng cặn, do đó có cỡ hạt lơ lửng lớn: K = 1,1  1,2
(chọn K = 1,1).
+ Wr: Khối lượng rác nghiền
Lượng rác đã nghiền nhỏ từ độ ẩm P1 = 80% đến độ ẩm P2 = 95%

(m3/ngđ)
GVHD: TRẦN THANH THẢO
SVTH: NGUYỄN HUỲNH DUY TÂN Trang 96
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP THOÁT NƯỚC

Với: W1 là lượng rác vớt lên từ song chắn rác với độ ẩm 80%,
W1 = 1,205 m3/ngđ

(m3/ngđ)
Vậy thể tích của hỗn hợp cặn trong 1 ngày là:
W =71,28+798,588+4,82=874,688 (m3/ngđ)
c) Độ ẩm trung bình của hỗn hợp cặn

Trong đó:
Ck: Lượng chất khô trong cặn tươi

Ck = (T/ngđ)
Bk: Lượng chất khô trong bùn bể aeroten

Bk = (T/ngđ)
Rk: lượng chất khô của rác đã nghiền

(T/ngđ)

Vậy :
Khối lượng cặn khô trong bể mêtan:

(m3/ngđ)
d) Tính toán bể mêtan
Với Phh=95%>94% . Chọn chế độ lên men ấm với t=330C và d=10%.
Dung tích bể mêtan được tính theo công thức sau:

(m3)
Trong đó:
+ W: Lượng cặn tổng cộng dẫn đến bể mêtan, W = 784,688 m3/ngđ;
+ d: Liều lượng cặn dẫn vào bể mêtan trong ngày đêm phụ thuộc vào chế độ lên men
và độ ẩm của cặn, lên men ấm thì d = 10% (Bảng 53 TCVN 7957-2008);
Chọn số bể mêtan làm việc N = 2. Dung tích của mỗi bể:

GVHD: TRẦN THANH THẢO


SVTH: NGUYỄN HUỲNH DUY TÂN Trang 97
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP THOÁT NƯỚC

W= (m3)
Kích thước cơ bản của bể mêtan (Lấy theo kích thước thiết kế mẫu – loại dung tích
4000m3 được tra theo bảng P3.7 sách XLNT đô thị trang 322)
D = 20 m hct = 10,6 m
h1 = 3,5 m h2 = 2,9 m
Lượng khí đốt thu được từ bể metan

(m3/kg chất không tro)


n – hệ số phụ thuộc độ ẩm của cặn về chế độ lên men, lấy n=0,72 (t=33 0C, P=95%)
(TCXDVN7957 – 2008- trang 76-77)

a – khả năng lớn nhất của chất không tro

a=53% cặn bể lắng đợt 1


a=44% bùn hoạt tính dư

lấy giá trị trung bình

vậy (m3/kg chất không tro)

- Lượng chất không tro của cặn tươi, Co

* Trong đó:
+ Ck: Lượng chất khô trong cặn tươi, Ck = 3,564 (m3/ngđ) = 3,564(t/ngđ).
+ Ac: Độ ẩm báo nước của cặn tươi, Ac = 5%.
+ Tc: Tỷ lệ độ tro của cặn tươi, Tc = 25%.
Lượng chất khô tro trong rác đã nghiền:

(tan/ngd)

Lượng chất khô tro trong bùn hoạt tính dư:

* Trong đó:

GVHD: TRẦN THANH THẢO


SVTH: NGUYỄN HUỲNH DUY TÂN Trang 98
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP THOÁT NƯỚC

+ Bk: Lượng chất khô trong bùn hoạt tính dư, Bk = 39,939 (t/ngđ).
+ Ab: Độ ẩm báo nước của bùn hoặc tính dư, Ab = 6%.
+ Tb: Tỷ lệ độ tro trong bùn hoạt tính dư, Tb = 27%.
- Lượng khí đốt tổng cộng:
K = y (Co + Ro + Bo) × 1000 = 0,413 (0,39 + 0,03 + 3,93)×1000 =1796,55(m3/ngđ)

6.2. Tính toán bể nén bùn đứng của trạm xử lý có bể Aeroten

Sơ đồ cấu tạo bể nén bùn

Lưu lượng trung bình của nước thải


Q=15000 (m3/ngđ)
Độ ẩm của bùn sau khi nén phải đạt p=97% trước khi dẫn vào bể meetan. Thời gian
nén bùn t=10÷12h
Độ tăng sinh khối của bùn từ bể aeroten được xác định: (TCXDVN7957 – 2008, trang
67, điều 8.16.12)
Sb=0,8×C1 + 0,3 × La
C1 – lượng chất lơ lửng trong nước thải đưa vào bể aeroten, C1=126,5 (mg/l)
La – hàm lượng BOD5 trước xử lý
Sb=0,8 ×132 + 0,3 × 290 = 192,6(mg/l)
Hàm lượng bùn hoạt tính dư lớn nhất:
Smax=K×Sb=1,2 × 192,6= 231,12(mg/l)
K – hệ số không điều hòa tháng của bùn hoạt tính dư, K=1,2
Lưu lượng bùn dư lớn nhất được dẫn về bể nén bùn

C – nồng độ bùn hoạt tính dư trước khi nén, C=6000 (g/m3)

GVHD: TRẦN THANH THẢO


SVTH: NGUYỄN HUỲNH DUY TÂN Trang 99
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP THOÁT NƯỚC

Diện tích bể nén bùn đứng:

v1 – tốc độ chuyển động của bùn từ dưới lên, v1=0,1 (mm/s)=0,0001 (m/s)

Diện tích ống trung tâm của bể nén bùn

v2 – tốc độ chuyển động của bùn trong ống trung tâm, v2=28 (mm/s)=0,028 (m/s)
Diện tích tổng cộng của bể nén bùn
F=F1 + F2=66,875 + 0,239=67,114(m2)
Xây dựng 2 bể nến bùn đứng, diện tích mỗi bể

Đường kính của mỗi bể nén bùn

chọn D=5,6m
Đường kính ống trung tâm:

Đường kính phần loe của ống trung tâm

d1=1,35×D0=1,35 ×0,552= 0,745 (m)


Đường kính tấm chắn:
d2=1,3×d1=1,3×0,745= 0,969 (m)
Chiều cao phần lắng của bể:
h1=v1 ×t ×3600=0,0001×10 ×3600=3,6 (m)
t – thời gian bùn lắng, t=10h
Chiều cao phần hình nón với góc 450

d – đường kính đáy bể (phần hình nón cục), d=0,5(m)


GVHD: TRẦN THANH THẢO
SVTH: NGUYỄN HUỲNH DUY TÂNTrang 100
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP THOÁT NƯỚC

Chiều cao phần chứa bùn hoạt tínhđã nén của bể


hb=h2-h3-hth=3,019 – 0,5 – 0,3=2,219 (m)
h3 - khoảng cách từ ống loe tới tấm chắn, h3=0,5 (m)
hth – chiều cao lớp nước trung hòa, hth=0,3 (m)
Chiều cao tổng cộng của bể nén bùn
H=h1+h2+hbv=3,6 + 3,019 +0,4=7,019(m) chọn H=7,1
hbv – chiều cao bảo vệ, hbv=0,4 (m)

6.3. Sân phơi bùn

a) Nhiệm vụ
Cặn sau khi lên men ở bể mêtan có độ ẩm cao cần làm ráo nước trong cặn để đạt được
độ ẩm cần thiết thuận lợi cho việc vận chuyển và xử lý tiếp theo. Chọn sân phơi bùn để
thực hiện quá trình làm ráo nước trong cặn. Nhiệm vụ của sân phơi bùn là giảm độ ẩm
¿
của bùn xuống còn 75 80%.
b) Tính toán sân phơi bùn
Thể tích bùn cặn dẫn đến sân phơi bùn:
Wch = WM + W0 ( m3/ngđ)
Trong đó:
W0: Thể tích cặn từ bể tiếp xúc, W0 = 0 (m3/ngđ);
W: Thể tích cặn từ bể mêtan, W = 784,688 (m3/ngđ);
Vậy: Wch = 784,688+0 = 784,688 (m3/ngđ)
Diện tích hữu ích của sân phơi bùn:

(m2)
Trong đó:
q0: Tải trọng lên sân phơi bùn, q0 = 2 m3/m2/năm;
n: Hệ số kể đến điều kiện khí hậu, n = 2,4.
Chọn sân phơi bùn chia làm 16 ô, diện tích mỗi ô là

(m2)
Chọn kích thước mỗi ô là 24,5 24,5 m
Diện tích phục vụ của sân phơi bùn:`

(m2)
Trong đó:
∆: Hệ số kể đến diện tích phục vụ, ∆ = 0,2 ÷ 0,4
Diện tích tổng cộng của sân phơi bùn

GVHD: TRẦN THANH THẢO


SVTH: NGUYỄN HUỲNH DUY TÂNTrang 101
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP THOÁT NƯỚC

F = F1 + F2 = 59668,83 + 11933,766= 71602,596 (m2)


Lượng cặn phơi đến độ ẩm 80% trong 1 năm là

(m3)
Chu kỳ xả bùn vào sân phơi bùn dao động từ 20 ÷ 30 ngày tùy thuộc nhiều yếu tố: tính
chất của bùn dẫn vào sân phơi bùn, khả năng thấm của đất và mùa nắng mưa trong
năm. Nước từ sân phơi bùn được thu gom bởi hệ thống ống có đục lổ đặt dọc theo
chiều dài sân phơi, ống thu nước đặt ở giữa ngăn bùn. Các ống này dẫn nước về hố thu
gom và được bơm trở lại trước bể aroten. Bùn xả vào sân phơi nhờ hệ thống ống dẫn
bùn đặt trên thành sân phơi bùn.
6.4. Tính toán hệ thống thiết bị làm khô bùn cặn bằng máy ép băng tải
Sơ đồ cấu tạo thiết bị làm khô bùn cặn bằng máy ép băng tải

Máy ép lọc thường hoạt động 8 giờ và 7 ngày trong tuần


Khối lượng cặn cần xử lý trong 1 tuần
G1 =Gb ×7 (tấn/tuần)
Gb – lượng bùn đã lên men (tấn/ngđ)

 (kg)=5,924 (tấn)
 (tấn/tuần)
Thể tích cặn cần xử lý trong 1 tuần:
Q1=V x 7
Trong 5,924 (tấn) hỗn hợp cặn gồm 1/3 cặn vô cơ có tỷ trọng 2,5 và 2/3 cặn hữu cơ có
tỷ trọng 1 thì tỷ trọng của hỗn hợp sẽ là

GVHD: TRẦN THANH THẢO


SVTH: NGUYỄN HUỲNH DUY TÂNTrang 102
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP THOÁT NƯỚC

 S=0,212 (tấn/m3)
Thể tích của hỗn hợp cặn

(m3)

Gb – trọng lượng cặn khô, Gb= 5,924(tấn)


P – nồng độ % của cặn khô trong hỗn hợp theo tỷ lệ thập phân, P= 0,05
 Q1 = Vx 7 = 558,86 x 7= 3912,02(m3/tuần)
Khối lượng cặn đưa vào trong máy trong 1 giờ

(kg/h)

(m3/h)
Chiều rộng băng tải nếu chọn năng suất máy là 250kg/m (rộng).h:

(m)
→ Cặn sau khi đi qua máy ép băng tải đạt độ ẩm 70%

Thể tích cặn thu được sau 1 giờ ép cặn là:

(m3/h)

Chiều Công suất động cơ, HP (sức ngựa )


Công suất khi
rộng
Loại hàm lượng bùn Kéo
băng tải Máy Máy Bơm
(1-2,5)% băng
lọc, mm khuấy nén khí rửa
tải
ATA-500 0,5-2 5-500 500 1/2 1/4 1/2 3

GVHD: TRẦN THANH THẢO


SVTH: NGUYỄN HUỲNH DUY TÂNTrang 103
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP THOÁT NƯỚC

PHẦN IV: TÍNH TOÁN CAO TRÌNH CÔNG NGHỆ


I. Quy hoạch mặt bằng tổng thể trạm xử lý
1. Chọn vị trí xây dựng trạm xử lý nước thải
- Việc chọn vị trí xây dựng trạm xử lý nước thải dựa vào các điều kiện địa hình, thủy
văn, so sánh các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật và đảm bảo yêu cầu sau:
- Đặt ở cuối hướng gió chủ đạo.
- Đảm bảo khoảng cách, cách ly vệ sinh.
- Kết hợp với qui hoạch chung của khu vực và tính tới khả năng mở rộng trong tương
lai của khu vực đó.
- Tiện lợi trong vận chuyển.
2. Mặt bằng tổng thể và kích thước các công trình phụ
Việc qui hoạch mặt bằng được thực hiện sao cho đạt được các chỉ tiêu về qui
hoạch mặt bằng. Các công trình chính được ưu tiên xây dựng sao cho thuận tiện nhất,
các công trình phụ và công trình phục vụ được bố trí trên diện tích đất còn lại sao cho
hợp lý.
* Công trình chính
Công trình chính bao gồm: ngăn tiếp nhận nước thải, song chắn rác, máng đo
lưu lượng,bể làm thoáng sơ bộ, bể lắng cát ngang, bể lắng đứng đợt I, bể Aroten, bể
mêtan, sân phơi cát, sân phơi bùn.
* Công trình phụ và phụ trợ
Bao gồm: nhà điều hành, đường bao quanh và đường nội bộ, trạm sửa chữa
điện máy, trạm biến áp, trạm khí nén, phòng thí nghiệm, nhà để xe, kho, nhà bảo vệ.
Xung quanh trạm xử lý nước thải có trồng cây xanh và hàng rào bảo vệ.
II. Tính toán và xây dựng cao trình thủy lực trạm xử lý
Cao độ mặt đất nơi xây dựng trạm là: 1,2 m
Mực nước cao nhất trên sông là: 0,9m
Cao trình của từng công trình ảnh hưởng lớn đến sơ đồ của trạm xử lý, vì nó quyết
định khối lượng công tác đất. Các công trình có chiếu cao tương đối lớn thì phải thiết
kế kiểu nữa chìm, nữa nổi so với bề mặt đất để giảm khối lượng công tác đất và lượng
đất phải chuyên chở.
Nước phải tự chảy qua các công trình, mực nước ở công trình đầu trạm xử lý phải cao
hơn mực nước cao nhất ở sông, hồ chứa một giá trị bằng tổng tổn thất áp lực qua các
công trình và có dự trữ 1 ÷ 1,5m để nước chảy tự do từ miệng cống xả ra sông.
Việc xác định sự liên quan giữa các công trình về mặt cao trình, song song với việc
thiết kế mặt bằng tổng thể của trạm, ta phải dựng mặt cắt dọc theo chiều chuyển động
của nước và bùn gọi là cắt dọc theo nước và theo bùn.
Mặt cắt dọc theo nước là mặt cắt triển khai các công trình theo đường chuyển động dài
nhất của nước từ kênh dẫn đến cửa xả ra sông hồ.
Mặt cắt theo bùn bắt đầu từ van xả bùn của bể lắng đợt I đến sân phơi bùn.

GVHD: TRẦN THANH THẢO


SVTH: NGUYỄN HUỲNH DUY TÂNTrang 104
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP THOÁT NƯỚC

Cao trình công nghệ theo bùn ta dự theo cao trình công nghệ theo nước mà xây
dựng các công trình. Sau đó bố trí các máng dẫn, đường ống dẫn bùn theo cao
độ, tận dụng địa hình sau cho bùn là tự chảy. Trên đường đi của bùn sẽ có các
máy bơm bùn vào các công trình như bể mê tan, máy ép băng tải.
III. Xác định tổn thất áp lực trong trạm xử lý.
Tổn thất áp lực trong trạm xử lý gồm:
- Tổn thất chiều dài khi nước chuyển động theo ống, kênh máng nối các công
trình với nhau.
- Tổn thất khi nước chảy qua máng tràn, cửa sổ ở chỗ dẫn nước vào ra khỏi
công trình, các thiết bị đo, kiểm tra.
- Tổn thất qua từng công trình, ở những chỗ chênh lệch mực nước.
-Ngoài ra còn dự trữ áp lực qua từng công trình (không kể tổn thất cục bộ ở
kênh, máng xả ra khỏi công trình) là:
+ Tổn thất qua song chắn rác: theo thiết kế hs = 10-30 cm.
+ Tổn thất qua các kênh dẫn: sơ bộ lấy 10 cm.
+ Tổn thất qua bể lắng cát ngang: 10-25 cm
+ Tổn thất qua bể lắng đứng đợt 1: sơ bộ lấy 20 cm
+ Tổn thất qua bể Aroten cải tiến: sơ bộ lấy 10 cm
Cao trình mực nước tại cửa xã:
Hcx= HTB + hdt = 0,9 + 1,5 = 2,4 (m)
Trong đó: - HTB: cao độ trung bình mực nước sông.
- hdt: áp lực dự trữ để nước chảy tự do tử cửa xã ra sông.
Cao trình mực nước trong mương dẫn nước ra miệng xã (cuối mương):
HCM= Hcx+ h = 2,4 + 0,2 = 2,6(m)
Trong đó: - h: Tổn thất áp lực qua mương (h= 0,2m)
Cao trình mực nước trong mương dẫn nước ra miệng xã (đầu mương):
HĐM= Hcx+ (L.i) = 2,6 + 50 x 0,02 = 3,6(m)
Trong đó: - L: chiều dài mương dẫn nước từ bể kiểm tra đến cửa xã (L=50m).
- i: Độ dốc đáy mương (i=2%= 0,02)
Cao trình đỉnh mương dẫn nước ra cửa xã (cuối mương):
H= HCM+ hbv = 2,6 + 0,3 = 2,9(m)
Trong đó: - hbv: chiều cao bảo vệ (hbv = 0,3m).
Cao trình đỉnh mương dẫn nước ra cửa xã (đầu mương):
H= HĐM+ hbv = 3,6 + 0,3 = 3,9(m)
Trong đó: - hbv: chiều cao bảo vệ (hbv = 0,3m).
Cao trình mực nước trong bể kiểm tra:
Hkt= HĐM+ h = 3,6 + 0,1 = 3,7(m)
Trong đó: - h: Tổn thất áp lực qua bể (h= 0,1m).
Cao trình mực nước trong mương sau bể SBR:
3,7+ L.i = 3,7 + 5x0,02 = 3,8(m)
Trong đó:- L: chiều dài mương (L=5m).

GVHD: TRẦN THANH THẢO


SVTH: NGUYỄN HUỲNH DUY TÂNTrang 105
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP THOÁT NƯỚC

- i: Độ dốc đáy mương (i=2%= 0,02)


Cao trình đỉnh mương sau bể SBR:
3,8+ hbv = 3,8 + 0,3 = 4,1(m)
Trong đó: - hbv: chiều cao bảo vệ (hbv = 0,3m).
Cao trình mực nước trong SBR:
3,8+ h = 3,8 + 0,4 = 4,2(m)
Trong đó: - h: Tổn thất áp lực qua bể (h= 0,4m).
Cao trình đỉnh bể SBR:
4,2+ h = 4,2 + 0,5 = 4,7(m)
Trong đó: - hbv: chiều cao bảo vệ (hbv = 0,5m).
Cao trình mực nước trong mương sau bể lắng đứng đợt 1:
4,2+ L.i = 4,2 + 5x0,02 = 4,3(m)
Trong đó:- L: chiều dài mương (L=5m).
- i: Độ dốc đáy mương (i=2%= 0,02).
Cao trình đỉnh mương sau bể lắng đứng đợt 1:
4,3+ hbv = 4,3 + 0,3 = 4,6(m)
Trong đó: - hbv: chiều cao bảo vệ (hbv = 0,3m).
Cao trình mực nước trong bể lắng đứng đợt 1:
4,3+ h = 4,3 + 0,3 = 4,6 (m)
Trong đó: - h: Tổn thất áp lực qua bể (h= 0,3m).
Cao trình đỉnh bể lắng đứng đợt 1:
4,6+ h = 4,6 + 0,5 = 5,1(m)
Trong đó: - hbv: chiều cao bảo vệ (hbv = 0,5m).
Cao trình mực nước trong mương sau bể lắng cát ngang:
5,1+ L.i = 5,1 + 3x0,02 = 5,16(m)
Trong đó:- L: chiều dài mương (L=3m).
- i: Độ dốc đáy mương (i=2%= 0,02).
Cao trình đỉnh mương sau bể lắng cát ngang:
5,16+ hbv = 5,16 + 0,3 = 5,36(m)
Trong đó: - hbv: chiều cao bảo vệ (hbv = 0.3m).
Cao trình mực nước trong bể lắng cát ngang:
5,16 + h = 5,16+ 0,3 = 5,36(m)
Trong đó: - h: Tổn thất áp lực qua bể (h= 0.3m).
Cao trình đỉnh bể lắng cát ngang:
5,36 + h = 5,36 + 0,5 = 5,86(m)
Trong đó: - hbv: chiều cao bảo vệ (hbv = 0.5m).
Cao trình mực nước trong mương trước bể lắng cát ngang:
5,36+ L.i = 5,36+ 3x0,02 =5,42(m)
Trong đó:- L: chiều dài mương (L=3m).
- i: Độ dốc đáy mương (i=2%= 0,02).
Cao trình đỉnh mương trước bể lắng cát ngang:

GVHD: TRẦN THANH THẢO


SVTH: NGUYỄN HUỲNH DUY TÂNTrang 106
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP THOÁT NƯỚC

5,42+ hbv = 5,42+ 0,3 = 5,76(m)


Trong đó: - hbv: chiều cao bảo vệ (hbv = 0.3m).
Cao trình mực nước trong song chắn rác:
5,42+ h = 5,42 + 0,2 = 5,66(m)
Trong đó: - h: Tổn thất áp lực qua song chắn rác (h= 0.2m).
Cao trình mực nước trong mương dẫn trước song chắn rác:
5,66+ L.i =5,66 +1,56× 0,02 =6,0(m)
Trong đó:- L: chiều dài mương (L=1.56m).
- i: Độ dốc đáy mương (i=2%= 0,02)
Cao trình đỉnh mương dẫn trước song chắn rác:
6+ hbv = 6+ 0,3 = 6,3(m)
Trong đó: - hbv: chiều cao bảo vệ (hbv = 0.3m).
Như vậy khi xây dựng cao trình công nghệ của trạm xử lý. Sơ bộ ta có thể chọn cao
trình tại song chắn rác là + 6,28 (m) để đảm bảo nước tự chảy trong quá trình xử lý, từ
đó giảm chi phí đầu tư ban đầu và quá trình quản lý vận hành sau này.

GVHD: TRẦN THANH THẢO


SVTH: NGUYỄN HUỲNH DUY TÂNTrang 107
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP THOÁT NƯỚC

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CHUNG VỀ ĐIỀU KHU VỰC THIẾT KẾ................2
I. Đặc điểm chung của khu vực thiết kế...................................................................2
1. Điều kiện tự nhiên......................................................................................2
CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ MẠNG LƯỚI THOÁT NƯỚC THẢI KHU VỰC THIẾT KẾ
ĐẾN NĂM 2030...........................................................................................................11
I.Xác định lưu lượng nước thải tính toán................................................................11
1. iện tích các khu vực thiết kế....................................................................11
2. Xác định dân số và mật độ dân số...........................................................11
3. Xác định lưu lượng nước thải tính toán của khu vực dân cư...................11
5. Xác định lưu lượng nước thải từ các xí nghiệp công nghiệp...................14
6. Tổng lưu lượng nước thải của toàn đô thị:...............................................19
Bảng tổng hợp lưu lượng và biểu đồ lưu lượng nước thải..........................19
II. Lựa chọn giải pháp và sơ đồ hệ thống thoát nước.............................................23
1.Phân chia lưu vực thoát nước....................................................................23
II. Tính toán thiết kế mạng lưới thoát nước sinh hoạt............................................28
1. Quy hoạch mạng lưới đường ống............................................................28
2. Xác định module lưu lượng.....................................................................29
3. Xác định lưu lượng tính toán từng đoạn cống........................................29
4. Tính toán thuỷ lực mạng lưới..................................................................31
5. Bảng kết quả tính toán thủy lực tuyến cống chính, cống phụ
6. Bảng tính toán thủy lực tuyến cống chính , cống phụ............................42
CÁC SỐ LIỆU THIẾT KẾ.........................................................................................49
Đánh giá chất lượng nguồn nước thải.................................................................51
Bảng 4. Mức độ nhiễm bẩn của nước thải..........................................................51
Giới hạn tối đa cho phép (B)................................................................................51
* Xác định mức độ xử lý nước thải.....................................................................51
HẦN I - TỔNG QUAN NƯỚC THẢI.......................................................................52
I. Nguồn gốc nước thải...........................................................................................53
1. Khái niệm:................................................................................................53
2. Thành phần và đặc tính của nước thải....................................................53
3. Tác hại của nước thải sinh hoạt đến môi trường....................................54
II. TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT
VÀ XỬ LÝ CẶN....................................................................................................54
GVHD: TRẦN THANH THẢO
SVTH: NGUYỄN HUỲNH DUY TÂNTrang 108
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP THOÁT NƯỚC

1. Phương pháp xử lý lý học trong xử nước thải.........................................55


III. Phương pháp xử lý hóa học và hóa lý trong hệ thống xử lý nước thải.............56
1. Phương pháp sinh học trong xử lý nước thải..........................................57
2. Phương pháp sinh học kỵ khí trong xử lý nước thải................................58
3. Phương pháp xử lý sinh học hiếu khí trong xử lý nước thải....................58
PHẦN II–XÁC ĐỊNH CÁC THÔNG SỐ TÍNH TOÁN VÀ LỰA CHỌN SƠ ĐỒ
DÂY CHUYỀN XỬ LÝ NƯỚC THẢI......................................................................60
2.1 Lưu lượng nước thải tính toán......................................................................60
2.2.Xác định mức độ xử lý của nước thải...........................................................61
2.2.1 Mức độ xáo trộn và pha loãng............................................................61
2.2.2 Xác định mức độ xử lý nước thải theo cặn lơ lửng.............................62
2.3 Lựa chọn sơ đồ dây chuyền công nghệ của trạm xử lý nước thải..............66
PHẦN III - TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CHI TIẾT CÁC CÔNG TRÌNH TRONG
TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI.....................................................................................71
3. Khối cơ học:........................................................................................................71
3.1.Xác định dung tích hầm tiếp nhận.........................................................71
3.2.Xác định kích thước ngăn tiếp nhận......................................................71
3.3.Tính toán song chắn rác tại ngăn tiếp nhận...........................................72
3.4.Tính toán bể lắng cát ngang...................................................................75
3.5.Tính toán sân phơi cát............................................................................78
3.6. Thiết bị đo lưu lượng............................................................................78
3.7 Bể làm thoáng đơn giản.........................................................................79
3.8. Bể lắng đứng đợt 1................................................................................80
4.Khối sinh học.......................................................................................................83
4.1.Bể Aeroten cải tiến (SBR) làm việc theo mẻ.........................................83
4.1.1.Xác định kích thước bể SBR:.............................................................84
4.1.2. Xác định hàm lượng BOD5 hoà tan trong nước thải ở đầu ra:...........85
4.1.3. Tính toán lượng bùn sản sinh ra mỗi ngày.........................................86
4.1.4.Xác định lượng không khí cần thiết cho một đơn nguyên:.................86
4.1.5. Cách phân phối đĩa thổi khí trong bể.................................................87
4.1.6. Tính toán đường ống, bơm bùn ra khỏi bể SBR................................88
4.2. Tính toán máy thổi khí..................................................................................89
5. Khối khử trùng....................................................................................................90
5.1. Khử trùng bằng tia cực tím...................................................................90

GVHD: TRẦN THANH THẢO


SVTH: NGUYỄN HUỲNH DUY TÂNTrang 109
ĐỒ ÁN TỔNG HỢP THOÁT NƯỚC

6. Khối xử lý bùn cặn..............................................................................................92


6.1.Bể Mêtan................................................................................................92
6.2. Tính toán bể nén bùn đứng của trạm xử lý có bể Aeroten....................95
6.3. Sân phơi bùn.........................................................................................97
6.4. Tính toán hệ thống thiết bị làm khô bùn cặn bằng máy ép băng tải.....98
PHẦN IV: TÍNH TOÁN CAO TRÌNH CÔNG NGHỆ..........................................101
I. Quy hoạch mặt bằng tổng thể trạm xử lý.....................................................101
1. Chọn vị trí xây dựng trạm xử lý nước thải.............................................101
2. Mặt bằng tổng thể và kích thước các công trình phụ.............................101
II. Tính toán và xây dựng cao trình thủy lực trạm xử lý................................101
III. Xác định tổn thất áp lực trong trạm xử lý.................................................102

GVHD: TRẦN THANH THẢO


SVTH: NGUYỄN HUỲNH DUY TÂNTrang 110

You might also like