You are on page 1of 37

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

KHOA CHÍNH TRỊ HỌC

BÁO CÁO
MÔN THỰC TẾ CHÍNH TRỊ XÃ HỘI

Giảng viên hướng dẫn: TS. Trần Thị Hoa Lê

Sinh viên: Vũ Thanh Hằng

Mã sinh viên: 2154030030

Lớp hành chính: Quản Lý Công K41

Lớp tín chỉ: CT02056_K41.17


LỜI CẢM ƠN
Để có được chuyến đi thành công, đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến
Học viện Báo chí Và Tuyên truyền đã đưa môn học Thực tế chính trị - xã hội vào
chương trình giảng dạy.Các thầy cô Khoa Chính Trị Học cùng các lãnh đạo, cán bộ
nhân viên tại Trường chính trị Trường Chinh đã giúp đỡ tạo điều kiện cho sinh
viên chúng em có them những kiến thức, trải nghiệm và kinh nghiệm quý gia phục
vụ cho cuộc sống sau này. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô
phụ trách đoàn, Phó trưởng khoa – Tiến sĩ Dương Thị Thục Anh, Tiến sĩ Trần Thị
Hoa Lê- Cô cố vấn học tập Lớp Quản Lý Công K41 và Ths. Lưu Văn Thắng đã
đồng hành cùng với tập thể lớp Quản Lý Công K41 trong suốt chuyến đi thực tế.
Các thầy cô đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt
chuyến đi thực tế vừa qua. Trong suốt chuyến đi Thực tế chính trị - xã hội tại tỉnh
Nam Định, em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học tập hiệu
quả, nghiêm túc. Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu, là hành trang để
em có thể vững bước sau này.
Bộ môn Thực tế chính trị - xã hội là môn học thú vị, vô cùng bổ ích và có tính
thực tế cao. Đảm bảo cung cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn của
sinh viên. Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực
tế còn nhiều bỡ ngỡ. Mặc dù em đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài tiểu luận
khó có thể tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ còn chưa chính xác, kính mong
cô xem xét và góp ý để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
LỜI MỞ ĐẦU
Thực tế chính trị - xã hội là môn học bắt buộc đối với sinh viên Học viện Báo chí
và Tuyên truyền. Môn học giúp cho sinh viên quan sát trực tiếp các di tích có ý
nghĩa chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường thực tiễn. Qua đó, sinh viên
có nhận thức sâu sắc hơn nội dung kiến thức cơ sở và chuyên ngành của mình hơn.
Chuyến đi thực tế chính trị - xã hội năm nay của lớp Quản Lý Công K41, Khoa
Chính Trị, Học viện Báo chí và Tuyên truyền với điểm đến là tỉnh Nam Định. Lớp
dự kiến tham quan Học viện Chính trị Trường Chinh và một số điểm du lịch.
Chuyến đi kéo dài 1 ngày. Qua buổi tìm hiểu tại Trường Chính trị Trường Chinh
cùng với sự chia sẻ của các thầy, cô đại điện cơ quan đã đem lại cho chúng em rất
nhiều kiến thức và kinh nghiệm làm việc của họ.
Để thể hiện được những kiến thức mình đã học hỏi được trong các buổi trao đổi,
em đã tổng hợp lại trong báo cáo này một cách cụ thể, rõ ràng và chân thực nhất.
Với tư cách là sinh viên của lớp, em xin kính gửi đến cô giáo phụ trách môn học
Trần Thị Hoa Lê cùng với các thầy cô tại trường Chính trị Trường Chinh lời cảm
ơn chân thành vì đã tạo cho chúng em cơ hội học tập và tiếp thêm kinh nghiệm liên
quan tới chuyên ngành mà không phải sinh viên trường nào cũng được trải
nghiệm!
Nội dung phần báo cáo thực tế của em bao gồm các chương sau:
Chương 1: Tổng quan về tỉnh Nam Định.
Chương 2: Buổi trao đổi với báo cáo viên Ths Hoàng Thị Châu Yên – Trưởng
khoa Xây Dựng Đảng - Trường Chính trị Trường Chinh.
Chương 3: Tìm hiểu, nghiên cứu địa danh của tỉnh Nam Định
Chương 4: Bài học rút ra sau chuyến đi thực tế.
Bài báo cáo thực tế này của em không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong cô
đánh giá và góp ý để em bổ sung cho kiến thức chuyên môn nghiệp vụ của mình
thêm vững vàng góp phần tự tin khi ra trường công tác trong ngành.
Em xin chân thành cảm ơn!
NỘI DUNG
I. Tổng quan về tỉnh Nam Định
1. Vị trí địa lý
Nam Định nằm ở phía Nam vùng đồng bằng sông Hồng, ở tọa độ 19o54’ đến
20o40’ vĩ độ Bắc và từ 105o55’ đến 106o45’ kinh độ Đông. Nam Định tiếp giáp
với tỉnh Thái Bình ở phía Bắc, tỉnh Ninh Bình ở phía Nam, tỉnh Hà Nam ở phía
Tây Bắc, giáp biển (vịnh Bắc Bộ) ở phía Đông.
Nam Định nằm ở trung tâm vùng Nam Đồng bằng sông Hồng, trong vùng ảnh
hưởng của Tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và Vành đai
kinh tế vịnh Bắc Bộ. Thuận lợi để kết nối với thủ đô Hà Nội, các trung tâm kinh tế
và các tỉnh lân cận.
2. Diện tích đất tự nhiên: 1.668 km2
3. Địa hình
Địa hình tương đối bằng phẳng, có 2 vùng chính là vùng đồng bằng thấp trũng và
vùng đồng bằng ven biển, ở phía Tây Bắc tỉnh có một số ít đồi núi thấp. Địa hình
thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, chỗ cao nhất từ đỉnh núi Gôi cao 122m,
chỗ thấp nhất -3m (so với mặt biển) ở vùng đồng bằng trũng huyện Ý Yên.
Vùng ven biển có bờ biển dài, địa hình khá bằng phẳng. Một số nơi có bãi cát thoải
mịn thích hợp với phát triển du lịch nghỉ mát tắm biển như Thịnh Long (Hải Hậu),
Quất Lâm (Giao Thuỷ), Rạng Đông (Nghĩa Hưng). Nam Định có 3 sông lớn là
sông Hồng, sông Đáy, sông Ninh Cơ. Ngoài ra có sông Đào nối liền sông Hồng và
sông Đáy cùng với nhiều sông nhỏ khác giúp cho giao thông đường thuỷ thuận lợi
và bồi đắp phù sa, tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp.
4. Đơn vị hành chính, dân số
Diện tích đất tự nhiên 1.637.7 km2
- Nam Định có 10 đơn vị hành chính, trong đó có 09 huyện và thành phố Nam
Định (đô thị loại I).
Dân số trung bình năm 2022: 1,957 triệu người
Mật độ dân số: 1.195 người/km2
Tỉnh có nguồn nhân lực trẻ, dồi dào, có chất lượng: người trong độ tuổi lao động
khoảng 1 triệu người, chiếm 60% dân số.
5 Văn hóa truyền thống
Với dải đồng bằng cổ xưa, nơi lưu giữ các phong tục tập quán đặc sắc tại những
làng mạc trù phú, Nam Định là vùng đất mang nét đặc trưng của nền văn minh lúa
nước sông Hồng, thích hợp với các loại hình du lịch đồng quê, khảo sát, nghiên
cứu văn hóa, tâm linh, sinh thái. Còn lưu giữ trọn vẹn tại đây chứng tích của triều
Trần, triều đại phong kiến với những chiến công rực rỡ trong lịch sử, cũng là giai
đoạn phát triển cực thịnh của nền phong kiến Việt Nam.
Phía sau nhịp sống bình lặng, Nam Định luôn tiềm ẩn sức sống mãnh liệt của một
nền văn hóa dân tộc chưa hề phai nhạt theo thời gian. Lễ hội Đền Trần với hình
ảnh 14 vị vua cùng Đức Thánh Trần Hưng Đạo luôn là nguồn cội để mọi người
dân Việt hướng về tinh thần đoàn kết dân tộc. Tại Khu di tích lịch sử văn hóa Trần
hiện hữu 45 di tích gắn liền với lịch sử Vương triều hưng thịnh bậc nhất trong lịch
sử phong kiến Việt Nam. Xưa kia, nơi đây vốn là hành cung Thiên Trường được
coi như kinh đô thứ hai của đất nước, cho tới nay luôn có sức thu hút với du khách
trong nước và quốc tế.
II. Buổi trao đổi với báo cáo viên Ths Hoàng Thị Châu Yên – Trưởng khoa Xây
Dựng Đảng, Trường Chính trị Trường Chinh

Hình ảnh các thầy cô trường chính trị Trường Trinh, thầy cô khoa Chính Trị
Học cùng sinh viên lớp Quản Lý Công K41 trong buổi học
1. Tình hình kinh tế

Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2021 theo giả so sánh 2010 ước đạt
49.742 tỷ đồng, tăng 7,7% so với năm 2020 và là một trong 11 tỉnh, thành phố có
tăng trưởng GRDP cao nhất cả nước. Dịch Covid-19 bùng phát lẩn thứ 4 với những
diễn biến phức tạp, khó lường đã đặt ra nhiều thách thức trong việc thực hiện mục
tiêu kép “vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế" tỉnh Nam Định. Kết
quả tăng trưởng kinh tế năm 2021 cho thấy sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, linh
hoạt, hiệu quả của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, các ngành, địa phương đã triển
khai thực hiện nghiêm chỉ đạo của Trung ương Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ; sự chung sức, đồng lòng của hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp,
nhân dân để kiểm soát dịch bệnh và thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã
hội năm 2021. Trong mức tăng chung của nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp
và thủy sản tăng 3,81%, đóng góp 0,79 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng
chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 12,37%, đóng góp 4,96 điểm phần
trăm; khu vực dịch vụ tăng 4,56%, đóng góp 1,65 điểm phần trăm; thuế sản phẩm
trừ trợ cấp sản phẩm tăng 9,84%, đóng góp 0,3 điểm phần trăm.
Quy mô, cơ cấu kinh tế: Quy mô GRDP tỉnh Nam Định năm 2021 theo giả hiện
hành ước đạt 84.097 tỷ đồng, tăng 7.111 tỷ đồng, tương đương tăng 9,27% so với
năm 2020. Về cơ cấu kinh tế: Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm
20,80%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 41,86% khu vực dịch vụ chiếm
34,26%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 3,08% (Cơ cấu tương ứng của
năm 2020 là: 22,46%; 39,48%; 34,94%; 3,13%). GRDP bình quân đầu người theo
giá hiện hành đạt 45,8 triệu đồng/người, tăng 5,9% so với năm trước (năm 2020
đạt 43,23 triệu đồng/người).
2. Tình hình xã hội
2.1. Dân số và lao động
Dân số trung bình tỉnh Nam Định năm 2021 là 1.836.268 người, tăng 55.935 người
so với năm 2020 chủ yếu tăng do người dân trở về địa phương từ các tỉnh, thành
phố ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Chuyển dịch cơ cấu lao động tiếp tục theo xu
hướng từ khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản sang khu vực công nghiệp, xây
dựng và dịch vụ.
Dân số trung bình năm 2021 là 1.836.268 người, tăng 55.935 người, tương đương
tăng 3,1% so với năm 2020. Trong tổng dân số, dân số thành thị 371.572 người,
chiếm 20,2%; dân số nông thôn 1.464.696 người, chiếm 79,8%; dân số nam
899.374 người, chiếm 49,0%; dân số nữ 936.894 người, chiếm 51,0%. Tỷ số giới
tính của dân số năm 2021 là 96 nam/100 nữ.
Lực lượng lao động tử 15 tuổi trở lên của 2021 ước tính là 1.057.690 người, tăng
32.527 người so với so với năm trước, trong đó: Lao động nam 507.903 người,
chiếm 48% tổng số và lao động nữ 549.787 người, chiếm 52%. Lực lượng lao
động từ 15 tuổi trở lên khu vực thành thị là 184.249 người, chiếm 17,4%; khu vực
nông thôn là 873.441 người, chiếm 82,6%. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động năm
2021 ước đạt 57,6%, tăng 0,02 điểm phần trăm so với năm trước.
Lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc là 1043.198 người, bao gồm 356.252 người
đang làm việc ở khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, giảm 8,0% so với năm
trước, chiếm 34,2% tổng số; khu vực công nghiệp và xây dựng 396.662 người,
tăng 13,1%, chiếm 38,0%; khu vực dịch vụ 290.284 người, tăng 6,4%, chiếm
27,8%. Chuyển dịch lao động tiếp tục theo xu hướng từ khu vực nông, lâm nghiệp
và thủy sản sang khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ với tỷ trọng lao động
tương ứng trong các khu vực năm 2020 là: 38,3%; 34,7%; 27,0%.
Năng suất lao động trên địa bàn tỉnh theo giá hiện hành năm 2021 ước đạt 80,6
triệu đổng/lao động (tương đương 3.490 USD/lao động, tăng 179 USD so với năm
2020); theo giá so sánh, năng suất lao động tăng 4,37% do trình độ của người lao
động ngày càng được nâng cao (tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ
năm 2021 đạt 20,32%, cao hơn mức 19,70% của năm 2020).
2.2. Đời sống dân cư
Năm 2021, tình hình đời sống các tầng lớp dân cư trên địa bàn tỉnh nhìn chung ổn
định, không có hộ thiếu dỏi. Tình hình kinh tế - xã hội phát triển ổn định, các chính
sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được
các cấp, các ngành quan tâm và đảm bảo; giá cả các mặt hàng thiết yếu phục vụ
cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân ổn định.
Đời sống của cán bộ công nhân viên chức so với mặt bằng chung có mức thu nhập
ổn định hơn thu nhập của người lao động khối sản xuất. Mức thu nhập của cán bộ,
công nhân viên chức, người lao động hưởng lương khu vực nhà nước quản lý ước
đạt 6,5 triệu đồng/người/tháng. Thu nhập của người lao động trong các doanh
nghiệp ổn định. Đời sống dân cư khu vực nông thôn được cải thiện. Phong trào xây
dựng nông thôn mới phát huy tác dụng tích cực, cơ sở hạ tầng có bước phát triển,
mức sống khu vực nông thôn được nâng lên, tình hình an ninh chính trị trên địa
bàn ổn định.
Trong dịp Tết Nguyên đán, các cấp, các ngành trong tỉnh tổ chức thăm hỏi chúc
Tết, tặng quà của Chủ tịch nước, của các tổ chức, đơn vị và cá nhân cho gia đình
chính sách, người có công với 295,5 nghìn xuất quà trị giá gần 78,1 tỷ đồng, hỗ trợ
hộ nghèo ăn Tết 2,3 tỷ đồng.
Thực hiện chính sách với người có công: Hoạt động đền ơn đáp nghĩa, tưởng nhớ,
tri ân những người có công với cách mạng luôn được các cấp ủy Đảng, chính
quyền, ban ngành, đoàn thể và nhân dân quan tâm bằng những hành động cụ thể,
thiết thực. Trong dịp Tết nguyên đán Tân Sửu và Kỷ niệm 74 năm ngày Thương
binh - Liệt sỹ 27/7, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh tổ chức thăm hỏi,
tặng quà cho đối tượng người có công và thân nhân người có công với cách mạng
với tổng số kinh phi gần 100 tỷ đồng.

Năm 2021, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh giải quyết chế độ chính
sách cho 1.700 trường hợp đối tượng liên quan đến lĩnh vực người có công; chỉ trả
trợ cấp thường xuyên cho trên 46.000 đối tượng người có công với tổng kinh phí
trên 1.044 tỷ đồng.
Bảo trợ xã hội: Việc chăm lo cho các đối tượng bảo trợ xã hội được các cấp, các
ngành của tỉnh tích cực thực hiện nhất là trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021.
Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh chúc thọ, tặng quà trong dịp tết Tân Sửu
năm 2021 cho 32.079 người cao tuổi với tổng số tiền 9,7 tỷ đồng và 1.680 m vải
lụa (tương đương 60,7 triệu đồng); trợ cấp Tết đột xuất cho 81.489 người thuộc đối
tượng bảo trợ xã hội và 937 hộ nghèo với số tiền trên 12,4 tỷ đồng. Các tổ chức, cá
nhân bằng nhiều hình thức phù hợp ủng hộ tiền, gạo, thực phẩm, bánh chưng, nhu
yếu phẩm thiết yếu; chăn ẩm, quần áo ấm, khám chữa bệnh, cấp thuốc, tu sửa nhà
dột nát.. Đồng thời vận động cán bộ, hội viên, thanh thiếu niên, tình nguyện viên,
các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và các nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh tích cực
hưởng ứng tham gia theo tinh thần cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn
với địa chỉ nhân đạo”.
Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh luôn đảm bảo các nội dung quản lý, thực hiện đầy đủ
các chế độ quy định về chăm sóc, nuôi dưỡng đối với trên 200 đối tượng được giao
quản lý tại Trung tâm. Chủ động khắc phục khó khăn về cơ sở vật chất, nguồn
nhân lực, tổ chức thực hiện tốt việc tiếp nhận, bảo đảm an ninh trật tự, tạm thời
quản lý, chăm sóc tại Trung tâm các đối tượng người lang thang xin ăn ở các địa
phương.
Thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP, Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ, Quyết định số 30/2021/QĐ-UBND của UBND tỉnh về việc triển
khai thực hiện các chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp
khó khăn do đại dịch Covid-19 và Quyết định số 51/2021/QĐ- UBND của UBND
tỉnh quy định hỗ trợ đối với hộ kinh doanh sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm
muối và những người bán quà vặt, buôn chuyển, kinh doanh lưu động, kinh doanh
thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh, gặp khó
khăn do đại dịch Covid-19. Tính đến ngày 17/11/2021, trên địa bàn tỉnh trợ hỗ trợ
cho 1.246.486 lượt người với tổng kinh phi hơn 427,4 tỷ đồng.
Công tác xoá đói giảm nghèo: Giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ
ưu tiên trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đúng theo tinh thần Nghị
quyết 7I/NQ-CP ngày 31/5/2018 của Chính phủ. Ước năm 2021, tỷ lệ hộ nghèo đạt
khoảng 1,8%, tỷ lệ hộ cận nghèo là 5,02% (theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn
2021-2025).
Theo báo cáo của Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh, tính đến hết tháng 11 năm
2021 doanh số cho vay hộ nghèo 15,4 tỷ đồng, với 252 lượt khách hàng: doanh số
cho vay hộ cận nghèo 340,1 tỷ đồng, với 5.383 lượt khách hàng; doanh số cho vay
hộ mới thoát nghèo 309,5 tỷ đồng với 4.468 lượt khách hàng; doanh
Tình hình giải quyết việc làm và đào tạo nghề: Đến nay Trung tâm dịch vụ việc
làm tỉnh tổ chức 12 phiên giao dịch việc làm. Tư vấn về việc làm, học nghề cho
50.851 lượt người; giới thiệu việc làm cho 3.371 lao động, trong đó giới thiệu việc
làm trong nước cho 3.067 người, giới thiệu việc làm ngoài nước cho 304 người.
Giải quyết việc làm mới cho 32,9 nghìn lượt người lao động (vượt 102,7% kế
hoạch); trong đó, xuất khẩu lao động khoảng 1.500 người (đạt 107,14% kế hoạch
năm 2021). Tỷ lệ lao động qua đào tạo 74%.
2.3. Giáo dục và đào tạo
a. Giáo dục
Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng lớn đến ngành giáo dục của cả nước và tỉnh Nam
Định. Để thích ứng với tình hình thực tế, ngành Giáo dục tỉnh đã chủ động tham
mưu, kịp thời đưa ra các phương án ứng phó; chỉ đạo, hướng dẫn phù hợp để vừa
đảm bảo an toàn cho học sinh, giáo viên, vừa thực hiện kế hoạch năm học.
Với tinh thần chủ động, sáng tạo, linh hoạt trong tổ chức hoạt động quản lý, dạy -
học ứng phó với dịch bệnh, bước đầu của năm học 2021-2022: 100% cơ sở giáo
dục đã xây dựng kế hoạch giáo dục thích ứng với tình hình diễn biến của dịch bệnh
(cả trực tiếp và trực tuyến); việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và
dạy học ngày càng hiệu quả; công tác thu, chi đầu năm học cơ bản các đơn vị triển
khai theo quy định và hướng dẫn.
Giáo dục mầm non: Năm học 2021 - 2022, trên địa bàn tỉnh Nam Định có 230
trường mầm non, trong đó có 226 trường mầm non công lập và 4 trường mầm non
ngoài công lập, giảm 1 trưởng so với cùng kỳ năm học trước, với quy mô 95.722
cháu. Tổng số trẻ em đi nhà trẻ là 14.494 cháu. Tổng số cháu vào mẫu giáo là
81.228 cháu.
Giáo dục phổ thông: Năm học 2021 - 2022, tỉnh Nam Định có 509 trường bằng so
với năm học trước: Tiểu học có 226 trường, THCS có 226 trưởng, THPT có 57
trưởng. Toàn tỉnh có 340.847 học sinh, cụ thể: Khối Tiểu học có 170.608 học sinh,
trong đó học sinh tuyển mới vào lớp 1 là 34.444 học sinh giảm 0,56% so với năm
học trước; khối THCS 115.975 học sinh trong đó học sinh tuyển mới vào lớp 6 là
28.574 học sinh giảm 5,25 % so với năm học trước. Khối THPT 54.264 học sinh
trong đó học sinh tuyển mới vào lớp 10 là 19.028 học sinh tăng 5,03% so với năm
học trước.
Năm học 2021 - 2022, toàn tỉnh có 15.089 giáo viên trong đó: Bậc Tiểu học 6.523
giáo viên, bậc THCS 5.716 giáo viên và bậc THPT 2.850 giáo viên. Trinh độ giáo
viên đạt chuẩn và trên chuẩn ngày càng tăng cao đáp ứng tốt yêu cẩu dạy và học
theo chương trình chuẩn của Bộ GD và ĐT.
Năm học 2020 - 2021, ở bậc tiểu học có 99,93% học sinh hoàn thành chương trình
cấp học, bậc THCS tỷ lệ được công nhận tốt nghiệp đạt 99,95%. Trong kỳ thi
THPT quốc gia, tỷ lệ tốt nghiệp chung toàn tỉnh năm 2020 là 99,65%, tỷ lệ tốt
nghiệp khối THPT 99,93%, tỷ lệ tốt nghiệp khối GDTX 97,00%. Tỉnh Nam Định
đứng thứ 2 toàn quốc về điểm trung bình các môn với mức điểm 6,996 (cao hơn
năm 2020 là 0,068 điểm), trong đó điểm trung bình môn Toán và môn Hóa học xếp
thứ Nhất toàn quốc.
b. Đào tạo
Hiện nay, trên địa bản tỉnh Nam Định có 4 trường đại học và 38 cơ sở giáo dục
nghề nghiệp. Năm 2021, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã triển khai chuyển biến
tích cực về giáo dục nghề nghiệp. Trong năm, có 35.200 người được học nghề, đạt
100% kế hoạch năm, trong đó đào tạo nghề cho lao động nông thôn là 1.104 người
(đạt 100% kế hoạch).
3. Mục tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2023
Mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2023
Giữ vững ổn định và bảo đảm tốc độ tăng trưởng khá của nền kinh tế, tiếp tục triển
khai hiệu qua các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 Chương trình phục hồi
và phát triển kinh tế - xã hội
- Đẩy mạnh xây dựng đô thị thông minh, chính quyền diễn từ chuyển đổi số cải
cách hành chính, tạo môi trường dầu từ kinh doanh thuận lợi
- Tập trung xây dựng NTM nâng cao, kiểu mẫu, huy động mọi nguồn lực để đầy
nhanh tiến do thực hiện các dự án trọng điểm tạo động lực cho phát trên kinh tế -
xã hội
3.1. Mục tiêu
- Chú trọng phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa, xã hội, nâng cao đời sống vật
chất tinh thần của nhân dân
|- Ouản lý chặt che đắt đai, tài nguyên, bảo vệ môi trong chủ động các biện pháp
phòng chống thiên tai, ứng phó hiệu qua biến đổi khí hậu
-Tăng cường kỷ luật kỷ cương hành chính, phòng chống tham nhũng. Củng cố
quốc phòng, an ninh, ổn định chính trị, trật tự an ninh xã hội
3.2 Chỉ tiêu
Các chỉ tiêu kinh tế (06 chi tiêu)
(1) Tổng sản phẩm GRDP (giá so sánh 2010) tăng từ 9. 06-9,5%
(2)Cơ cấu kinh tế.
- Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 17.5%
- Công nghiệp, xây dựng dịch vụ: 82.5%
(3) Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng từ 14.5% trở lên
(4) Giá trị xuất khẩu đạt từ 3.300 triệu USD trở lên.
(5) Tong vốn đầu từ toàn xã hội tăng từ 17.0% trở lên
(6) Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn đạt trên 9500 tỷ
Các chỉ tiêu xã hội (05 chỉ tiêu)
(1) Tạo việc làm cho khoảng 32.0 nghìn lượt người
(2) Tỷ lệ lao động qua đảo tao từ 77.0% trở lên.
(3) Tỷ lệ nghèo da chiêu (gồm tỷ lệ hộ nghèo và hộ cận ngèo) theo chuẩn nghèo đa
chiều giai đoạn 2012-2025 giảm từ 0,6% trở lên
(4) Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt từ 95,5% trở lên
(5) Công tác xây dựng NTM. Có thêm 10 xã, thị trấn trở lên đủ điều kiện đạt chuẩn
NTM nâng cao, 20 xã trở lên dù điều kiện đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.
4. Một số giải pháp trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nam Định năm
2023
1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo
Các cấp, các ngành, các địa phương phải quyết tâm, giữ vững tinh thần vượt khó,
đoàn kết, tự lực, tự cường, chủ động thích ứng, điều hành linh hoạt, hành động
quyết liệt, khoa học, hiệu quả và tích cực đổi mới sáng tạo với tinh thần bám sát
Nghị quyết của Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; các Nghị quyết
chuyên đề, các kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, các Nghị quyết của Quốc
hội, Chính phủ, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX; các Nghị quyết
chuyên đề của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh cũng như các Nghị quyết của cấp
huyện. Tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, luôn bình tĩnh, tự tin, bản
lĩnh, chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo điều hành. Tiếp tục phát
huy tinh thần đoàn kết, thống nhất, nỗ lực phấn đấu, chung sức, đồng lòng quyết
tâm hành động để tạo nên sức mạnh tổng hợp, sự đồng tâm nhất trí của cả hệ thống
chính trị để triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao.

Các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố căn cứ Nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND
tỉnh, chương trình, kế hoạch, văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh để xây dựng kế
hoạch triển khai, trong đó có các giải pháp cụ thể thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ,
đảm bảo đạt kết quả cao nhất, đúng quy định pháp luật và phù hợp với tình hình
thực tế của địa phương. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phải thực hiện nghiêm
các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước; quy chế, quy định của Tỉnh ủy,
UBND tỉnh.
2. Tiếp tục tập trung phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh
Các cấp, các ngành tập trung theo dõi sát diễn biến tình hình dịch COVID-19 và
các dịch bệnh khác, không để dịch chồng dịch, bùng phát trên diện rộng; chủ động
triển khai quyết liệt, kịp thời các biện pháp phòng, chống dịch, bảo đảm thích ứng
an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 theo đúng chỉ đạo của
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của Bộ, ngành Trung ương và quy
định của tỉnh, nhất là thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 17/3/2022
của Chính phủ và Kế hoạch số 40/KH-UBND ngày 28/3/2022 của UBND tỉnh về
Chương trình phòng, chống dịch COVID-19. Tăng cường công tác thông tin, tuyên
truyền để người dân nâng cao ý thức tự giác, có trách nhiệm với chính mình, với
gia đình và cộng đồng trong việc phòng, chống dịch. Tiếp tục tuyên truyền và đẩy
mạnh công tác tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho nhân dân theo hướng dẫn của
Bộ Y tế.
3. Tăng cường xây dựng, hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật và
nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đảm bảo kỷ luật, kỷ cương; đẩy
mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực lãng phí
3.1. Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện tốt
công tác xây dựng, thẩm định các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của HĐND
và UBND tỉnh đảm bảo tiến độ, chất lượng; thường xuyên kiểm tra, rà soát, hệ
thống hóa văn bản quy phạm pháp luật. Tổ chức thực hiện hiệu quả công tác hành
chính tư pháp và bổ trợ tư pháp nhất là lĩnh vực công chứng, đấu giá tài sản, hộ
tịch, chứng thực gắn với thanh tra, kiểm tra. Tiếp tục thực hiện tốt trợ giúp pháp lý
trong hoạt động tố tụng.
3.2. Các cấp, các ngành tiếp tục thực hiện tốt công tác tuyên truyền chính sách, phổ
biến, giáo dục pháp luật. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác
phổ biến, giáo dục pháp luật, đổi mới đa dạng hóa hình thức tiếp cận pháp luật cho
người dân. Tăng cường công tác kiểm tra, rà soát văn bản theo thẩm quyền. Quán
triệt và thực hiện nghiêm văn bản quy phạm pháp luật, nhất là các quy định mới
được ban hành.
Tăng cường kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kết luận, chỉ đạo của UBND tỉnh,
Chủ tịch UBND tỉnh; kiểm tra công vụ để kịp thời chấn chỉnh việc thực thi nhiệm
vụ, công vụ của công chức. Thực hiện tốt công tác thi đua, khen thưởng; phát động
các phong trào thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ngay
từ đầu năm. Tăng cường quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo, đảm bảo
tự do tín ngưỡng và tuân thủ pháp luật.
3.3. Thanh tra tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện
tốt kế hoạch thanh tra năm 2023; thực hiện thanh tra đột xuất theo quy định. Thực
hiện tốt công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết dứt điểm khiếu nại tố cáo
ngay từ cơ sở, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu. Nâng cao hiệu quả công tác
phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, nhất là trong quản
lý, sử dụng kinh phí chi thường xuyên của ngân sách nhà nước, sử dụng vốn đầu tư
công, tài sản công. Ban hành và tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch phòng
chống tham nhũng năm 2023.
4. Nâng cao chất lượng công tác lập, quản lý và thực hiện quy hoạch và kế hoạch
4.1. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Ban Quản lý các Khu công nghiệp,
UBND các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện đồng bộ
các giải pháp nâng cao chất lượng công tác quy hoạch và quản lý thực hiện quy
hoạch phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và thu hút đầu tư. Tổ chức công bố công
khai và thực hiện các nội dung Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến
năm 2050 (sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt); Quy hoạch xây dựng
vùng liên huyện Hải Hậu - Giao Thủy, vùng liên huyện Nghĩa Hưng - Ý Yên và
vùng liên huyện Nam Trực - Trực Ninh đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050;
điều chỉnh Quy hoạch phân khu hai bên Đại lộ Thiên Trường; điều chỉnh Quy
hoạch chung xây dựng các thị trấn đến năm 2030; Đề án thành lập Khu kinh tế
Ninh Cơ,…
4.2. Các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố rà soát lại quy hoạch của ngành, quy
hoạch của địa phương để tổ chức thực hiện đảm bảo phù hợp với Quy hoạch tỉnh
thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quản lý chặt chẽ và khai thác có hiệu
quả quy hoạch hai bên các tuyến đường, khu vực có tiềm năng phát triển. Hạn chế
tối đa việc điều chỉnh quy hoạch.
4.3. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thành
phố và các đơn vị liên quan tập trung hoàn thành hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt và triển khai thực hiện Kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh giai đoạn 2021-
2025. Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 cấp huyện theo
Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 09/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ. Tổ chức
triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch sử dụng đất năm 2023 của cấp huyện.
5. Đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với xây dựng Chính quyền điện tử và chuyển
đổi số; tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến,
thu hút đầu tư
5.1. Các cấp, các ngành tổ chức sơ kết, đánh giá giữa nhiệm kỳ kết quả thực hiện
Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX và
các Nghị quyết chuyên đề của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh. Tiếp tục đẩy mạnh
thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước tỉnh Nam Định giai
đoạn 2021-2030; Kế hoạch cải cách hành chính tỉnh Nam Định giai đoạn 2021-
2025.
5.2. Sở Nội vụ, các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố tiếp tục triển khai
thực hiện Kế hoạch tinh giản biên chế và sắp xếp đơn vị sự nghiệp công lập giai
đoạn 2022-2025; Kết luận số 40-KL/TW ngày 18/7/2022 của Bộ Chính trị về nâng
cao hiệu quả công tác quản lý biên chế của hệ thống chính trị giai đoạn 2022-2026;
Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 về một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp
xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả;
Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và
quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công
lập.
Triển khai đề án phân cấp đối với UBND cấp huyện, cấp xã và cơ quan chuyên
môn thuộc UBND cấp tỉnh. Thực hiện nghiêm quy chế làm việc của UBND tỉnh.
Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm xây dựng đội ngũ
cán bộ, công chức có phẩm chất đạo đức, có năng lực, trình độ và tinh thần trách
nhiệm, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Tạo điều kiện thuận
lợi và bảo vệ cán bộ, công chức, viên chức đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm,
dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.
5.3. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan,
các huyện, thành phố tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ theo Kế hoạch số 122/KH-
UBND ngày 22/10/2022 của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU của
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về “Chuyển đổi số tỉnh Nam Định đến năm 2025,
định hướng đến năm 2030”. Triển khai các bước chuyển đổi số ở các lĩnh vực như:
Quản lý hành chính, giáo dục, y tế, tài nguyên và môi trường.
5.4. Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, các huyện, thành
phố tập trung đẩy nhanh tiến độ triển khai các nội dung công việc cụ thể thực hiện
Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ
chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” trên địa bàn
tỉnh.
5.5. Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố chỉ đạo thực hiện nghiêm, có
hiệu quả việc gửi, nhận văn bản điện tử có ký số liên thông 4 cấp. Thường xuyên rà
soát, đảm bảo hoạt động ổn định, kết nối thông suốt trong giải quyết thủ tục hành
chính.
5.6. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng UBND tỉnh, các sở, ngành có liên quan,
UBND các huyện, thành phố: Tiếp tục phấn đấu đạt và vượt các chỉ tiêu về cải
thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh đến năm 2025
đã đề ra trong Kế hoạch số 79/KH-UBND ngày 16/7/2021 về thực hiện Nghị quyết
số 04-NQ/TU ngày 18/6/2021 của Ban Chấp hàng Đảng bộ tỉnh về đẩy mạnh cải
cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh, xúc tiến đầu tư giai đoạn 2021-
2025; số 99/KH-UBND ngày 20/8/2021 về nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh
cấp tỉnh và Chỉ số cải cách hành chính giai đoạn 2021-2025; số 120/KH-UBND
ngày 31/12/2020 về chuyển đổi số giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm
2030,…
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Chính phủ và của
tỉnh về hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng
lực cạnh tranh, xúc tiến và thu hút đầu tư. Thúc đẩy khởi nghiệp, sáng tạo, hỗ trợ
doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia hiệu quả vào chuỗi liên kết, đảm bảo hài hòa
giữa hiệu quả kinh tế với trách nhiệm xã hội và bảo vệ tài nguyên, môi trường.
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong cung cấp các dịch vụ công; nâng
cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 4. Phấn đấu tỷ lệ đăng
ký kinh doanh qua mạng đạt khoảng 60%. Đẩy mạnh thực hiện phương thức tiếp
nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công
ích.
Nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm Phục vụ hành chính công, Xúc tiến
đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân,
doanh nghiệp khi thực hiện các thủ tục hành chính với cơ quan nhà nước; làm tốt
việc hỗ trợ, tư vấn cho doanh nghiệp trong và ngoài nước khi tìm hiểu đầu tư vào
tỉnh. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, thu hút đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho
doanh nghiệp về tìm hiểu, đầu tư vào tỉnh; ưu tiên thu hút các dự án có vốn lớn,
công nghệ cao, thân thiện với môi trường, các dự án trong lĩnh vực xây dựng kết
cấu hạ tầng công nghiệp, thương mại, giáo dục đào tạo, y tế,… Tiếp tục phát huy
hiệu quả hoạt động Tổ công tác của tỉnh để kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn,
vướng mắc liên quan đến các dự án đầu tư của nhà đầu tư theo quy định Luật Đầu
tư (Tổ công tác 874).
Tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra, kiểm tra; thực hiện rà soát, điều
chỉnh kế hoạch thanh tra, kiểm tra để đảm bảo không trùng lặp, chồng chéo; không
làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường, đúng pháp luật của doanh nghiệp.
6. Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại các ngành sản xuất và dịch vụ gắn với đổi mới
sáng tạo, nâng cao chất lượng tăng trưởng, sức cạnh tranh của nền kinh t
6.1. Thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp cơ cấu lại nông nghiệp, phát triển
kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu
mẫu
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với UBND các huyện,
thành phố và các đơn vị liên quan tiếp tục thực hiện hiệu quả Kế hoạch cơ cấu lại
ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025 theo hướng hiện đại, ứng dụng công nghệ
cao, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Đẩy mạnh đổi mới các hình
thức sản xuất nông nghiệp, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông sản, hàng
hóa theo chuỗi giá trị. Khuyến khích phát triển nông nghiệp xanh, sạch, nông
nghiệp sinh thái, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao, thông minh,
thích ứng với biến đổi khí hậu; từng bước chuyển tư duy từ sản xuất nông nghiệp
sang kinh tế nông nghiệp. Quản lý chặt chẽ chất lượng vật tư nông nghiệp, nông
sản; chủ động phòng trừ, kiểm soát tốt dịch bệnh trên vật nuôi và cây trồng. Tăng
cường triển khai đồng bộ các biện pháp nhằm ngăn chặn và giảm thiểu khai thác
hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Đẩy nhanh
tiến độ chuyển đổi số trong nông nghiệp, nông thôn.
Tập trung triển khai thực hiện các tiêu chí xây dựng xã, huyện NTM nâng cao,
NTM kiểu mẫu giai đoạn 2021-2025 theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và
UBND tỉnh. Đôn đốc, hướng dẫn các địa phương thực hiện và hoàn thiện các tiêu
chí NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, phấn đấu năm 2023 có thêm 10 xã, thị trấn trở
lên đủ điều kiện đạt chuẩn NTM nâng cao; 20 xã, thị trấn trở lên đủ điều kiện đạt
chuẩn NTM kiểu mẫu. Triển khai đồng bộ Chương trình mỗi xã một sản phẩm
(OCOP) gắn với xây dựng thương hiệu để khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế các
sản phẩm đặc trưng của các địa phương, tạo điều kiện thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm,
xúc tiến thương mại; phấn đấu năm 2023 toàn tỉnh có thêm 50 sản phẩm OCOP
được công nhận đạt hạng từ 3 sao trở lên. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, tháo
gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư cấp nước sạch nông
thôn theo quy định.
6.2. Đẩy mạnh phát triển các lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ
a) Sở Công Thương, Ban quản lý các khu công nghiệp chủ trì, phối hợp với UBND
các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan triển khai hiệu quả, kịp thời các chính
sách, quy định của nhà nước nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh
nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, xuất khẩu và xúc tiến thương mại. Hỗ trợ,
tạo điều kiện để các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng, tiếp cận và nhanh
chóng hoàn thành các thủ tục về đất đai và thủ tục đầu tư. Tập trung thu hút, phát
triển các ngành công nghiệp có công nghệ hiện đại; giá trị gia tăng cao và có khả
năng đóng góp lớn cho nguồn thu ngân sách và một số ngành công nghiệp có thế
mạnh của tỉnh.
Tập trung đôn đốc đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện cơ sở hạ tầng các khu, cụm công
nghiệp để thu hút nhà đầu tư thứ cấp tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã
hội của tỉnh góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động khu vực nông thôn, như: Khu
công nghiệp dệt may Rạng Đông; Khu công nghiệp Mỹ Thuận; CCN Yên Bằng,
huyện Ý Yên; CCN Thanh Côi, huyện Vụ Bản; mở rộng CCN Đồng Côi, huyện
Nam Trực,… ; hoàn thiện các thủ tục để sớm khởi công xây dựng KCN Bảo Minh
mở rộng; CCN Tân Thịnh, huyện Nam Trực,... Hỗ trợ nhà đầu tư nghiên cứu, khảo
sát và hoàn thiện thủ tục đầu tư KCN Hồng Tiến, KCN Trung Thành, huyện Ý Yên
và các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn các huyện theo quy hoạch[1]. Tiếp tục
hỗ trợ nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ dự án Nhà máy sản xuất cấu kiện bê tông đúc
sẵn Xuân Thiện Nghĩa Hưng; sớm khởi công và triển khai xây dựng dự án đầu tư
xây dựng Nhà máy thép xanh Xuân Thiện Nghĩa Hưng, Nhà máy thép xanh số 1
Xuân Thiện Nam Định,…

Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, thông tin thị trường; hỗ trợ, tạo điều
kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xây dựng và quảng bá thương hiệu, tìm kiếm,
mở rộng thị trường xuất khẩu, tiêu thụ sản phẩm. Hỗ trợ doanh nghiệp khai thác,
tận dụng tốt các cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường các nước tham gia
các Hiệp định thương mại tự do với Việt Nam, nhất là các Hiệp định thương mại tự
do thế hệ mới. Tăng cường công tác quản lý thị trường, chống đầu cơ, buôn lậu,
gian lận thương mại; đảm bảo ổn định và lành mạnh hoá thị trường.
b) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND các huyện, thành phố và
các đơn vị liên quan đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá, khai thác có hiệu quả, bền vững
các loại hình và sản phẩm du lịch là thế mạnh của tỉnh. Khuyến khích, tạo điều
kiện thu hút đầu tư xây dựng, phát triển du lịch; khai thác tiềm năng, thế mạnh về
du lịch của địa phương trong mối tương quan với du lịch của vùng, trong đó phát
triển và tăng cường quản lý hoạt động du lịch văn hóa tâm linh, sinh thái, lịch sử,...
c) Sở Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh và các đơn vị liên quan
tổ chức phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân, vận chuyển hàng hóa, đảm bảo an
toàn, hiệu quả. Tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp
luật về trật tự an toàn giao thông; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, theo dõi
các phương tiện vận tải qua thiết bị giám sát hành trình và đường dây nóng; xử lý
nghiêm các trường hợp vi phạm.
d) Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh chỉ đạo các tổ chức tín dụng thực hiện
nghiêm, kịp thời các cơ chế, chính sách về tiền tệ, tín dụng đảm bảo hoạt động
ngân hàng an toàn, hiệu quả; đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn tín dụng phục
vụ phát triển sản xuất, kinh doanh; kiểm soát tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi
ro. Tích cực huy động các nguồn vốn, chủ động cân đối để đảm bảo khả năng
thanh khoản và chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng. Tiếp tục triển khai hiệu quả các
chương trình, chính sách tín dụng trọng điểm, nhất là những chính sách thuộc
Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo đúng chỉ đạo của Chính
phủ, Thủ tướng chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
6.3. Tăng cường quản lý thu, chi ngân sách, điều hành ngân sách chặt chẽ, hiệu
quả, công khai, minh bạch
a) Cục Thuế tỉnh chỉ đạo các phòng, chi cục thuế thực hiện tốt nhiệm vụ thu ngân
sách nhà nước năm 2023, phấn đấu hoàn thành vượt mức dự toán thu ngân sách ở
mức cao nhất. Quản lý chặt chẽ, khai thác tốt các nguồn thu, bảo đảm thu đúng, đủ,
kịp thời theo quy định của pháp luật; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế,
xử lý nợ đọng thuế, phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, gian lận thuế.
Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính về thuế, đẩy mạnh điện tử hóa quản lý thuế.
Thường xuyên tổ chức đối thoại với doanh nghiệp, tháo gỡ kịp thời những khó
khăn vướng mắc trong việc thực hiện chính sách thuế, nghĩa vụ nộp thuế.
Các huyện, thành phố tập trung chỉ đạo hoàn thiện các thủ tục để tổ chức đấu giá
quyền sử dụng đất tại các dự án đầu tư hạ tầng khu đô thị, khu dân cư tập trung,
các khu đất nhỏ lẻ, xen kẹt đủ điều kiện theo quy định.
b) Sở Tài chính, Kho Bạc nhà nước tỉnh, các cấp, các ngành điều hành chi ngân
sách theo dự toán được duyệt và các quy định của nhà nước. Thực hiện nghiêm các
quy định pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản; thường xuyên đôn đốc đẩy
nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đảm bảo hoàn thành kế hoạch của năm
2023. Thực hiện tốt chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; quản lý chặt
chẽ chi ngân sách nhà nước đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả và đúng chế độ. Chủ động
cân đối nguồn lực đảm bảo đầy đủ các khoản chi cho con người, an sinh xã hội và
công tác phòng chống thiên tai, bão lũ, phòng chống dịch bệnh. Kiểm soát chặt chẽ
việc quản lý, sử dụng tài sản công; quản lý tài chính theo quy định.
7. Tập trung phát triển, hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng
bộ, hiện đại, kết nối. Tăng cường bảo vệ môi trường, quản lý, sử dụng hiệu quả đất
đai, tài nguyên, chủ động phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu
7.1. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng, Sở Tài chính, Sở
Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thành phố và các đơn
vị liên quan tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công, giải phóng mặt bằng, thực hiện
thủ tục các dự án trọng điểm của tỉnh, như sau:
- Tập trung hoàn thành các dự án: Tỉnh lộ 488B, 485B; Cải tạo, nâng cấp một số
đoạn đê xung yếu trên tuyến đê sông tỉnh Nam Định,… Phấn đấu cơ bản hoàn
thành dự án Xây dựng tuyến đường bộ ven biển đoạn qua tỉnh Nam Định; Khu
Trung tâm lễ hội thuộc khu di tích lịch sử - văn hóa thời Trần.
- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án: Giai đoạn II dự án Xây dựng tuyến đường
trục phát triển nối vùng kinh tế biển tỉnh Nam Định với đường cao tốc cầu Giẽ -
Ninh Bình (Tỉnh lộ 490); Bệnh viện đa khoa tỉnh; Xây dựng cầu qua sông Đào;
Đường trục phía Nam thành phố Nam Định (đoạn từ đường Vũ Hữu Lợi đến Quốc
lộ 21B); Xây dựng tuyến đường bộ mới Nam Định - Lạc Quần - đường bộ ven biển
(Tỉnh lộ 484),... Các dự án xây dựng hạ tầng khu đô thị, khu (điểm) dân cư tập
trung, khu tái định cư của các huyện, thành phố.

- Triển khai quyết liệt để hoàn thiện thủ tục, khởi công và thi công các dự án thuộc
Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết số 11/NQ-CP
ngày 30/01/2022 của Chính phủ, đảm bảo giải ngân toàn bộ số vốn ngân sách trung
ương hỗ trợ trong năm 2023.
- Tiếp tục phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải thực hiện dự án Cụm công trình
kênh nối Đáy - Ninh Cơ; xây dựng cầu Bến Mới; khởi công xây dựng cầu Ninh
Cường.
7.2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước tỉnh và các đơn vị
liên quan thường xuyên rà soát, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để đẩy
nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư công ngay từ các tháng đầu
năm, nhất là các công trình, dự án trọng điểm, phấn đấu hoàn thành kế hoạch giải
ngân năm 2023. Hỗ trợ tối đa cho nhà đầu tư trong và ngoài nước hoàn thiện các
thủ tục và triển khai thực hiện dự án sử dụng vốn của nhà đầu tư đảm bảo theo quy
định. Tăng cường các biện pháp quản lý, kiểm soát để không phát sinh nợ đọng
xây dựng cơ bản; đẩy mạnh công tác đấu thầu qua mạng theo Văn bản số
590/UBND-VP5 ngày 28/7/2022, số 650/UBND-VP5 ngày 16/8/2022 của UBND
tỉnh.
7.3. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thành
phố và các đơn vị liên quan tăng cường quản lý chặt chẽ và khai thác có hiệu quả
các loại tài nguyên, khoáng sản, nhất là đất đai và khoáng sản cát; kiên quyết ngăn
chặn và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các vi phạm về đất đai;
đảm bảo việc giao đất, cho thuê đất và quản lý, sử dụng đất được thực hiện đúng
các quy định của pháp luật. Tiếp tục đôn đốc xử lý đối với các dự án chậm tiến độ
đầu tư, chậm đưa đất vào sử dụng, xây dựng sai so với tổng mặt bằng, quy hoạch
được duyệt. Đảm bảo lợi ích của người dân trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
khi thu hồi đất, không để xảy ra khiếu kiện, phát sinh thành điểm nóng về an ninh,
trật tự.
Triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa
bàn tỉnh giai đoạn 2020-2025. Thực hiện nghiêm đánh giá tác động môi trường;
kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường đối
với các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh theo quy định và xử lý nghiêm các vi phạm.
Đẩy mạnh xã hội hóa để thực hiện các dự án thu gom, xử lý nước thải, rác thải tập
trung; tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường
trong toàn xã hội.
7.4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ngành liên quan, UBND các
huyện, thành phố duy trì nghiêm chế độ thường trực, kiểm tra phát hiện và xử lý
kịp thời các sự cố về đê điều và các công trình thủy lợi đảm bảo an toàn cho sản
xuất và đời sống nhân dân. Kiên quyết xử lý và ngăn ngừa tình trạng vi phạm Luật
Đê điều. Chủ động, sẵn sàng các phương án phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu
nạn theo phương châm “4 tại chỗ”. Tiếp tục đầu tư, nâng cao năng lực chống chịu
của hệ thống đê sông, đê biển, khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão. Thực hiện tốt
các quy định về quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng
sinh học.
8. Chú trọng phát triển toàn diện và đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, bảo đảm gắn kết
hài hòa giữa phát triển kinh tế với văn hóa, xã hội; nâng cao đời sống Nhân dân,
bảo đảm an sinh xã hội
8.1. Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan
tiếp tục thực hiện hiệu quả Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung
ương số 29-NQ/TW và Kết luận số 51-KL/TW về “Đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo”; Kế hoạch thực hiện Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ
thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025, định
hướng đến năm 2030”; Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030”.
Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả và chất lượng Chương trình giáo dục phổ
thông 2018; đẩy mạnh thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực, chất lượng, phát
triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Nâng cao chất lượng dạy học
ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh ở các cấp học. Tăng cường giáo dục đạo đức, kỹ
năng sống, bảo đảm an toàn trường học; công tác giáo dục thể chất cho học sinh.
Định hướng phân luồng trong giáo dục phổ thông, đổi mới về nội dung, đa dạng
hóa các hình thức giáo dục hướng nghiệp và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng
cao theo hướng thiết thực, gắn với nhu cầu thực tiễn.
8.2. Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường công tác phòng,
chống bệnh không để xảy ra dịch bệnh lớn trên địa bàn. Tăng cường công tác bảo
vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. Nâng cao năng lực hệ thống y tế, bảo
đảm an ninh y tế, nhất là y tế cơ sở, y tế dự phòng; nâng cao năng lực điều trị của
tất cả các tuyến. Khuyến khích xã hội hóa, hợp tác công tư trong y tế, tạo điều kiện
để y tế tư nhân phát triển. Đẩy mạnh công tác truyền thông về phòng chống dịch
bệnh, giáo dục sức khỏe, an toàn vệ sinh thực phẩm; kiểm tra giám sát chặt chẽ
chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
8.3. Bảo hiểm xã hội chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường công
tác tuyên truyền, vận động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế để tiến tới bảo
hiểm y tế toàn dân, bảo hiểm xã hội cho mọi người lao động; phấn đấu tỷ lệ dân số
tham gia bảo hiểm y tế năm 2023 đạt từ 95,5% trở lên. Giải quyết kịp thời, đúng
chế độ chính sách và các quyền lợi chính đáng của người tham gia bảo hiểm.
8.4. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên
quan triển khai kịp thời, hiệu quả các chính sách đối với người có công và đảm bảo
an sinh xã hội; các chính sách giảm nghèo, hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo phát
triển sản xuất, tăng thu nhập để thoát nghèo bền vững. Thực hiện hiệu quả chính
sách, pháp luật về chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em; chủ động giải quyết các
vấn đề về trẻ em và phòng ngừa, giảm thiểu các nguy cơ gây tổn hại cho trẻ em;
kiểm soát và giảm số trẻ em bị tai nạn, thương tích, nhất là đuối nước, tai nạn giao
thông. Chú trọng chăm lo và phát huy vai trò người cao tuổi; tổ chức thực hiện tốt
Chương trình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đến năm 2030. Triển khai có hiệu
quả Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030; Chương trình
phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2021-2025; Chương
trình truyền thông về bình đẳng giới đến năm 2030; Chương trình phòng chống ma
túy, phòng chống mại dâm, phòng chống mua bán người giai đoạn 2021-2025,…
Tăng cường thực thi pháp luật về lao động, việc làm, an toàn vệ sinh lao động, bảo
hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp. Chú trọng đổi mới, nâng cao chất lượng đào
tạo nghề, mở rộng các hình thức giáo dục nghề nghiệp, gắn kết công tác đào tạo
nghề với thị trường lao động và hội nhập quốc tế.
8.5. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các ngành, địa phương
triển khai hiệu quả Kết luận của đồng chí Tổng Bí thư tại Hội nghị văn hóa toàn
quốc, Kết luận 76-KL/TW ngày 04/6/2020 của Bộ Chính trị; Kết luận số
75-KL/TU ngày 14/12/2021 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện
Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 09/6/2016 về xây dựng môi trường văn hóa lành
mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nam Định. Tiếp tục thực
hiện có hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trong
giai đoạn mới. Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao; phát
huy hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hóa, thể thao trên địa bàn tỉnh; phát
triển các môn thể thao thành tích cao có thế mạnh của tỉnh. Tăng cường công tác
quản lý lễ hội; kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh doanh, dịch vụ văn hoá công
cộng như quảng cáo, biểu diễn nghệ thuật, lưu trú du lịch.
8.6. Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các ngành, các địa phương
triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ khoa học và công nghệ; chú trọng nghiên
cứu, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất và đời sống
góp phần thực hiện chuyển đổi số, xây dựng đô thị thông minh, nông thôn mới
nâng cao, kiểu mẫu, phát triển kinh tế biển. Tập trung triển khai Kế hoạch xây
dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Nam Định giai đoạn 2022-
2025, định hướng đến năm 2030. Hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thực
hiện theo chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ, thông qua áp dụng các công nghệ mới,
tiên tiến gắn với chương trình Sở hữu trí tuệ và truy xuất nguồn gốc cho các sản
phẩm, hàng hóa chủ lực của tỉnh để hỗ trợ xuất khẩu. Tổ chức vận hành có hiệu
quả hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2015 trong các cơ quan
hành chính nhà nước.
9. Tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an
toàn xã hội
Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh và các
đơn vị liên quan: Tập trung quán triệt, thực hiện tốt các Nghị quyết, Chỉ thị của
Trung ương, bộ, ngành và của tỉnh về công tác quốc phòng, biên phòng, an ninh
năm 2023. Duy trì nghiêm chế độ thường trực sẵn sàng chiến đấu, phối hợp với các
lực lượng giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Hoàn
thành 100% chỉ tiêu tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ. Tổ chức diễn tập khu vực
phòng thủ theo kế hoạch. Tổ chức quản lý, bảo vệ biên giới vùng biển, địa bàn; sẵn
sàng lực lượng, phương tiện tham gia cứu hộ cứu nạn. Triển khai xây dựng các
công trình quốc phòng đảm bảo tiến độ, chất lượng và đúng quy định của pháp
luật.
Tập trung triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 16/3/2022 của Bộ
Chính trị về đẩy mạnh xây dựng lực lượng Công an nhân dân thật sự trong sạch,
vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình
hình mới. Chủ động đấu tranh ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động
chống phá của các thế lực thù địch, phản động, không để bị động, bất ngờ. Đảm
bảo an ninh chính trị, an ninh kinh tế, trật tự an toàn xã hội, an toàn giao thông,
phòng chống cháy nổ trên địa bàn. Nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào toàn
dân bảo vệ an ninh tổ quốc. Tăng cường đấu tranh, trấn áp các loại tội phạm, tệ nạn
xã hội. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về phòng cháy, chữa cháy và
cứu nạn, cứu hộ; tăng cường tuyên truyền, giáo dục kiến thức, kỹ năng phòng
cháy, chữa cháy cho nhân dân.
10. Đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông, tạo niềm tin, đồng thuận xã hội;
tăng cường công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội,
các đoàn thể nhân dân
10.1. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có
liên quan đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông; tăng cường công tác quản lý,
định hướng thông tin báo chí, tuyên truyền; chủ động thông tin đầy đủ, kịp thời về
các vấn đề được dư luận, xã hội quan tâm. Tăng cường công tác quản lý nhà nước
đối với lĩnh vực bưu chính, viễn thông, báo chí, xuất bản, thông tin trên mạng
internet; kịp thời phản bác, chấn chỉnh, đấu tranh với các luận điệu sai trái; ngăn
chặn, gỡ bỏ các thông tin xấu độc, không đúng sự thật; xử lý nghiêm tổ chức, cá
nhân vi phạm; từng bước tạo văn hóa số trên mạng. Đảm bảo an toàn thông tin
mạng.
10.2. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Nam Định và các cơ quan thông tấn,
báo chí chủ động thông tin đầy đủ, kịp thời, khách quan về tình hình phát triển
kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và những vấn đề nhân dân quan tâm, tạo sự
đồng thuận trong xã hội. Tiếp tục nâng cao chất lượng nội dung các chương trình,
trang thông tin đảm bảo nhanh, kịp thời, chính xác với cơ cấu chương trình hợp lý,
đa dạng và hấp dẫn, phục vụ hiệu quả nhiệm vụ chính trị của tỉnh và nhu cầu của
nhân dân. Tập trung tuyên truyền các ngày kỷ niệm, ngày lễ lớn của đất nước; các
hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn nhất
là việc triển khai các Nghị quyết của Trung ương và của tỉnh.
10.3. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các đoàn thể thường xuyên phối
hợp với UBND tỉnh, các sở, ngành, địa phương làm tốt công tác tư tưởng thông
qua việc tuyên truyền, vận động để củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo
đồng thuận cao, tin tưởng và tích cực tham gia thực hiện các chủ trương, chính
sách của Đảng và Nhà nước, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ
phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 đã đề ra.
III. Tìm hiểu, nghiên cứu địa danh của tỉnh Nam Định
3.1 Tìm hiểu nghiên cứu di tích đền Trần, Nam Định
Khu di tích Đền Trần Nam Định là ngôi đền thờ 14 vị vua nhà Trần cùng gia quyến
và các quan lại có công phù tá.
Khu di tích đền Trần - Nam Định bao gồm 3 công trình kiến trúc chính là: đền
Thiên Trường, đền Cố Trạch và đền Trùng Hoa, có kiểu dáng chung và quy mô
ngang nhau. Phía trước có cổng ngũ môn. Qua cổng là một hồ nước hình chữ nhật.
Chính giữa phía sau hồ là đền Thiên Trường.

Đền Thiên Trường


Đền Thiên Trường thường gọi Đền Thượng, tọa lạc ở vị trí trung tâm của khu di
tích Đền Trần Nam Định. Đền được xây trên nền Thái Miếu và cung Trùng Quang
của nhà Trần mà trước nữa là nhà thờ tộc của họ Trần. Cung Trùng Quang là nơi
các thái thượng hoàng nhà Trần sống và làm việc. Kiến trúc Đền Thiên Trường
hiện nay gồm có tiền đường, trung đường, chính tẩm, thiêu hương, 2 dãy tả hữu vu,
2 dãy tả hữu ống muống, 2 dãy giải vũ Đông Tây. Tổng cộng có 9 tòa, 31 gian.
Khung đền được dựng bằng gỗ lim, mái lợp ngói, nền lát gạch.
Tiền đường là nơi để ban thờ và bài vị của các quan có công lớn phù tá nhà Trần.
Trung đường đặt bài vị của 14 hoàng đế nhà Trần. Chính tẩm thờ tự 4 vị thủy tổ họ
Trần, và các phu nhân, hoàng phi. Tòa thiêu hương (kinh đàn) đặt ban thờ và bài vị
của các công thần nhà Trần.
Đền Cố Trạch

Đền Cố Trạch thường gọi là Đền Hạ, nằm ở mặt Đông của khu di tích Đền Trần
Nam Định. Tiền đường đặt bài vị 3 gia tướng thân tín của Trần Hưng Đạo là Phạm
Ngộ, Phạm Ngũ Lão và Nguyễn Chế Nghĩa. Trung đường thờ bài vị và tượng của
Trần Hưng Đạo, 4 người con trai, Phạm Ngũ Lão và các tả hữu tướng quân. Chính
tẩm đặt bài vị cha mẹ, Trần Hưng Đạo và vợ (công chúa Thiên Thành), 4 con trai
và 4 con dâu, con gái và con rể.
Thiêu hương (kinh đàn) đặt long đình, trong có tượng Trần Hưng Đạo cùng 9 pho
tượng Phật. Gian tả vu đặt bài vị Trương Hán Siêu, Phạm Thiện Nhân và các văn
thần triều Trần. Gian hữu vu đặt bài vị các võ thần triều Trần, bài vị Trần Công và
các thân nhân họ Trần.
Đền Trùng Hoa

Đền Trùng Hoa nằm ở mặt phía Tây của khu di tích Đền Trần. Đền được xây dựng
mới từ năm 2000, trên nền cung Trùng Hoa xưa - nơi các hoàng đế nhà Trần về
tham vấn các vị thái thượng hoàng. Trong đền Trùng Hoa có 14 pho tượng được
đúc bằng đồng của 14 hoàng đế nhà Trần đặt tại tòa trung đường và tòa chính tẩm.
Tòa thiêu hương đặt ngai và bài vị thờ hội đồng các quan. Gian tả vu thờ các quan
văn. Gian hữu vu thờ các quan võ.
Lễ hội Đền Trần Nam Định
Hàng năm, tại đây sẽ diễn ra 2 lễ hội lớn, đó là Lễ khai ấn đầu xuân và Hội đền
tháng tám, thu hút đông đảo người dân và du khách thập phương về dự, tri ân công
đức của 14 vị vua Trần và cầu mong những điều tốt đẹp.
- Lễ khai ấn Đền Trần Nam Định : diễn ra từ ngày 14 - 15 tháng Giêng âm lịch.
Tối ngày 14, bắt đầu nghi thức rước hòm ấn từ nội cung đền Cố Trạch sang đền
Thiên Trường, rồi làm lễ khai ấn vào đúng giờ Tý... sau đó khách thập phương vào
đền tế lễ, xin lá ấn với mong muốn năm mới thành đạt và phát tài.
- Hội Đền Trần ở Nam Định : diễn ra từ ngày 15 - 20 tháng 8 âm lịch. Phần lễ bắt
đầu với các lễ rước từ đình, đền xung quanh về dâng hương ở đền Thiên Trường.
Phần hội sẽ có các hoạt động văn hóa dân gian hấp dẫn như: diễn võ 5 thế hệ, đấu
vật, múa lân, chơi cờ thẻ, đi cầu kiều, hát văn, múa Bài Bông..
3.2 Tìm hiểu nghiên cứu Bảo tàng Dệt
Bảo tàng dệt Nam Định hay còn gọi là bảo tàng ngành dệt may Việt Nam có tọa
lạc nằm tại số 5 đường Hoàng Hoa Thám, thành phố Nam Định. Bảo tàng dệt may
Nam Định thuộc khu nhà truyền thống của tổng công ty cổ phần nhà máy dệt Nam
Định. Đây chính là cái nôi của ngành dệt Việt Nam và là nơi lưu giữ những giá trị,
hiện vật truyền thống chiến đấu, lao động sản xuất của những cán bộ, công nhân
ngành dệt may thời xưa.
Nam Định là địa danh gắn liền với ngành nghề truyền thống mà nhiều người
thường hay nhắc đến và đã đi vào trong câu ca dao "Vải tơ Nam Định, lụa hàng Hà
Đông". Và nhà máy Dệt May Nam Định chính là một biểu tượng tự hào của người
dân nơi đây khi sản xuất ra nhiều sản phẩm dệt may chất lượng.
Lúc bấy giờ, nhà máy Dệt Nam Định là nhà máy có quy mô lớn nhất Đông Dương
và cũng là cơ sở nghiên cứu về tơ lụa do Đông Dương thành lập vào năm 1889 với
số lượng công nhân lên đến 6.000 người. Sự ra đời của nhà máy chính là điều kiện
cho phong trào cách mạng ở giai cấp công nhân lớn mạnh.
Năm 1965, chiến tranh phá hoại Miền Bắc của giặc Mỹ khiến thành phố Nam Định
bị bắn ác liệt. Và theo chỉ thị của cấp trên, nhà máy Dệt Nam Định đã được sơ tán
đi nhiều nơi để tiếp tục hoạt động sản xuất và chỉ để lại một B duy nhất là B2.
Một phần ba máy móc và hơn 4.000 cán bộ nhân viên, B2 được gọi là Nhà máy
Dệt Nam Định ở lại chiến đấu và sản xuất tại đất Thành Nam mặc cho bom giặc
tấn công, tàn phá các cơ sở công nghiệp dệt.
Một phần ba máy móc và hơn 4.000 cán bộ nhân viên, B2 được gọi là Nhà máy
Dệt Nam Định ở lại chiến đấu và sản xuất tại đất Thành Nam mặc cho bom giặc
tấn công, tàn phá các cơ sở công nghiệp dệt.
Và theo chủ trương của cấp trên, bên nhà máy đã xây dựng một loạt hệ thống
đường hầm, giao thông hào, hố cá nhân để tránh sự tàn khốc của bom đạn giặc Mỹ,
vừa duy trì sản xuất vừa chiến đấu. Với tinh thần đoàn kết, chiến đấu cao, các cán
bộ nhân viên nhà máy Liên hợp Dệt vẫn quyết giữ vững phong trào “Tay thoi, tay
súng”; “Tay búa, tay súng”; “Đội bom mà sản xuất”; “Địch đánh ngày ta sản xuất
đêm”; “Địch đánh cả đêm ta sản xuất cả ba ca”…
Và tại nhà máy dệt may Nam Định, Hồ Chủ Tịch đã 3 lần về thăm và nói chuyện,
động viên, khích lệ cán bộ, công nhân làm việc nơi đây.
Khi hòa bình lập lại, Nhà máy Dệt Nam Định đã trở thành biểu tượng sừng sững và
tự hào của thành phố Nam Định và gắn bó nhiều kỷ niệm của bao thế hệ.
Chính giá trị văn hóa, lịch sử vô cùng to lớn, hào hùng của nhà máy Dệt Nam
Định; năm 2010, lãnh đạo Tập đoàn Dệt May Việt Nam đã xây dựng Bảo tàng Dệt
Nam Định và hoàn thành vào năm 2012.
IV. Bài học rút ra sau kì thực tế chính trị xã hội

Chuyến đi Thực tế chính trị - xã hội tới Trường Chính Trị Trường Chinh và một số
địa điểm du lịch của tỉnh Nam Định là một chương trình tham quan học tập đầy bổ
ích. Vì qua chuyến đi đó, em đã học hỏi được rất nhiều kiến thức liên quan đến
chuyên ngành mình đang theo học. Hơn nữa, em còn biết thêm rất nhiều về tình
hình kinh tế, xã hội, du lịch của tỉnh Nam Định giúp mở mang tầm hiểu biết về các
lĩnh vực của tỉnh. Cũng may mắn là được sự giúp đỡ của thầy cô ở Trường Chính
trị Trường Trinh hướng dẫn một cách nhiệt tình.
Bạn Phạm Thị Minh Huyền (sinh viên lớp Quản Lý Công K41) chia sẻ cảm
nhận sau chuyến đi thực tế tại tỉnh Nam Định: “Chuyến đi để lại cho mình nhiều
bài học thiết thực qua những câu chuyện của các thầy cô là cơ hội để mình mở
mang kiến thức. Là sinh viên năm hai, đây là lần đầu tiên mình có cơ hội tìm hiểu
thực tế về các kiến thức chính trị - xã hội. Và điều mình cảm thấy ý nghĩa nhất là
qua chuyến đi này là chia sẻ thực tế của các thầy cô công tác tại địa phương, những
kinh nghiệm thực tế cũng đủ làm cho mình hiểu nhiều hơn về ngành nghề của bản
thân sau này. Thực sự đây là cơ hội hiếm hoi của mình cũng như các bạn trong lớp
khi có cơ hội tiếp xúc với bậc tiền bối dày dặn kinh nghiệm”.
Chuyến đi cũng là sự trải nghiệm, học hỏi đầy thú vị và bổ ích, đã khơi dậy trong
em niềm đam mê với nghề. Không những thế em còn được trang bị thêm kiến thức
chuyên ngành và kĩ năng đội nhóm, về làm việc tập thể.
Thời gian đi thực tế tại các cơ quan báo chí tỉnh Nam Định tuy ngắn nhưng mỗi
bài học nhận được từ chuyến đi thực tế chính là tài sản, là hành trang quý báu để
em vững bước trên con đường tương lai của chính mính. Sau chuyến đi này em
được nâng cao kiến thức của bản thân mình.
Điều làm em ấn tượng nhất trong chuyến thực tế là lòng yêu nghề mãnh liệt của
các thầy cô, các thầy cô đã đem đến cho em những kiến thức được trình bày một
cách chi tiết, đầy đủ và dễ hiểu nhất. Bởi trong xã hội ngày nay có mấy ai còn giữ
được cái tâm sâu đậm với nghề như vậy. .
Qua đợt thực tế chính trị - xã hội cũng làm cho em hiểu thêm bản thân mình hơn,
biết được những ưu nhược điểm qua lời khuyên từ các thầy cô. Bởi vì chưa có cơ
hội tiếp xúc với các cơ quan nhiều nên em vẫn còn nhiều bỡ ngỡ. Nhận được lời
khuyên từ cô chú em sẽ cố gắng khắc phục và cố gắng học hỏi từ các tiền bối, thầy
cô trong trường nhiều hơn.
Chuyến thực tế tuy có gặp nhiều khó khăn và đôi lần chán nản khi mới bắt đầu,
nhưng dần dần em đã quen với mọi thứ bởi sự nhiệt tình của các thầy cô đã tận tình
giải đáp những khúc mắc của chúng em về chuyên ngành đang theo học.
KẾT LUẬN
Môn học Thực tế chính trị - xã hội đã tạo cơ hội cho chúng em
được học tập, trải nghiệm thực tế tại tỉnh Ninh Bình. Với sự dẫn
dắt của các thầy cô, một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự
hướng dẫn nhiệt tình của đồng chí Ths Hoàng Thị Châu Yên –
Trưởng khoa Xây Dựng Đảng - Trường Chính trị Trường Chinh
cùng với sự đồng hành của các thầy cô bộ môn.
Dù chuyến đi thực tế chỉ diễn ra trong 1 ngày, nhưng vẻ đẹp yên
bình, ấm áp của cảnh đẹp nới đây, sự thân thiện của các thầy cô ở
Trường Chính trị Trường Chinh đã đem lại cho chuyến đi của
chúng em vô cùng đáng nhớ. Những kinh nghiệm, kiến thức mà cô
truyền đạt cho chúng em là những hành trang để em có thể bước
vào công việc mai sau một cách vững vàng hơn.
Qua chuyến đi thực tế tới Trường Chính Trị Trường Chinh em
thấy họ đã làm rất tốt công việc của mình, luôn luôn đặt lòng yêu
nghê lên trên hết. Các thầy, cô là những người đã có kinh nghiệm
lâu năm trong nghề, những kiến thức uyên bác làm chúng em cảm
thấy ngưỡng mộ. Tuy chưa bao giờ được đặt chân tới tỉnh Nam
Định nhưng nó đã để lại trong em vô cùng đẹp, nó sẽ là điểm đến
tiếp theo của em trong thời gian sắp tới nếu có cơ hội.

You might also like