You are on page 1of 11

ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ


CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

TIỂU LUẬN MÔN HỌC


QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN VÀ CHẤT THẢI NGUY HẠI

ĐỀ TÀI:
KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG…………….

Giảng viên giảng dạy : ThS. BÙI PHẠM PHƯƠNG THANH


Sinh viên thực hiê ̣n :
Lớp :
MSSV :

Bình Dương, tháng 11/2021


PHẦN MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đang bước vào thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa của đất nước.Chính vì
điều đó,kinh tế đất nước ngày càng phát triển, tốc độ tăng trường kinh tế ngày càng cao
nên đời sống người dân đang từng bước được cải thiện.Xã hội được phát triển nhằm đáp
ứng đáp ứng nhu cầu và lợi ích của con người, nhu cầu tiêu dùng, tiện nghi trong sinh
hoạt cũng tăng lên một cách đáng kể. Từ đó, dẫn đến lượng rác thải ra từ sinh hoạt cũng
như các hoạt động khác ngày càng nhiều qua đó tạo áp lực lớn và khó khăn cho công tác
quản lý chất thải rắn sinh hoạt. Chất thải rắn có thể gây ô nhiễm toàn diện đến môi trường
sống như : đất, nước, không khí và các hệ sinh thái tự nhiên và xã hội.Việc quan tâm đến
hiện trạng rác thải gây ô nhiễm nhằm bảo vệ môi trường và tài nguyên cũng như lợi ích
phát triển kinh tế chung của đất nước.
Quận 1 Tp.Hồ Chí Minh là một trong những quận được coi là trung tâm đầu não của cả
Thành phố.Cho nên lượng rác thải sinh hoạt ở đâu rất lớn vì là một trong những quận
phát triển nhất, lượng người đổ về đây làm việc, du lịch, tham quan, buôn bán và sinh
sống hầu như đều tập trung ở nơi này.Việc kiềm soát và quản lý hiệu quản chất thải rắn
sinh hoạt đã trở thành vấn đề cấp bách không chỉ ở Quận 1 mà còn là vấn đề của của
Thành Phố hiện nay, điều này đòi hỏi phải có giải pháp đột phá nhằm giảm thiểu ô nhiễm
môi trường,xây dựng Thành phố xanh – sạch – đẹp.Theo thống kê cùa Sở Tài nguyên và
Môi trường Tp.Hồ Chí Minh, lượng CTR sinh hoạt phát sinh trên địa bàn khoảng 9.200
tấn/ngày, chủ yếu là các khu vực dân cư, cơ quan, khách sạn, nhà hàng, cơ sở sản xuất,
chợ…Hàng năm tỷ lệ gia tăng CTR sinh hoạt của Thành phố khoảng 5%, riêng Quận 1
chiếm tới 1,5%. Dự kiến tới năm 2025 sẽ tăng lên đến 13.000 tấn/ngày.Đặc biệt, thành
phần phát sinh rác thải ngày càng đa dạng, xuất hiện nhiều loại rác thải cồng kềnh, rác
quá khổ là đồ dùng nội thất như bàn, ghế salon, giường, tủ…sau khi hư hỏng bị các hộ
dân vứt bừa bãi ra đường khiến việc thu gom, xử lý trở nên khó khăn. Công tác thu gom,
xử lý, vận chuyển CTR sinh hoạt gặp nhiều thách thức khi phần lớn người dân có thói
quen bỏ chất thải rắn sinh hoạt trước cửa nhà, trên vỉa hè, gây mất mỹ quan đô thị.Thậm
chí nhiều hộ dân sống gần khu vực kênh rạch ném thẳng rác kênh làm cho công tác thu
gom gặp nhiều khó khăn, lâu dần dẫn đến ô nhiễm nguồn nước và sẽ gây các bệnh truyền
nhiễm cho những người tiếp xúc với nguồn nước đó.Công tác quản lý lực lượng thu gom
của Quận 1 nói riêng và các quận của Thành phố nói chung chưa chặt chẽ. Nhiều đơn vị
thu gom chưa đảm bảo thời gian quy định, trang thiết bị thô sơ, dẫn đến rò rỉ nước và rác
thải ra môi trường công cộng. Cùng với đó, sự kết nối giữa công tác thu gom và vận
chuyển không đồng bộ dẫn đến hoạt động tại các điểm hẹn tập kết rác kéo dài so với quy
định (1 giờ) khiến chất thải tàn đọng. Mạng lưới trạm trung chuyển chưa hoàn thiện,vị trí
các trạm trung chuyển không xa nhau. Đồng thời,việc chuyển đổi thực hiện phương thức
cung ứng dịch vụ vận chuyển rác của Thành phố từ giao kế hoạch, đặt hàng thông qua
hợp đồng sang đấu thầu đã gây khó khăn cho cơ quan quản lý nhà nước do chưa có đầy
đủ văn bản quy định.Ngoài ra,các quận huyện của Thành phố nói chung chưa đủ nhân sự
chuyên trách để đảm nhiệm công tác kiểm tra, giám sát và xử phạt vi phạm trong hoạt
động vận chuyển CTR sinh hoạt.
Chính vì thế,việc khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý CTR sinh hoạt tại Quận
1 là một trong những công việc cấp thiết và có ý nghĩa thực tế.Việc thực hiện đề tài
“Khảo sát hoạt động thu gom,vận chuyển CTR sinh hoạt tại Quận 1, Tp.HCM” với mong
muốn khẩn trương triển khai đồng bộ các giải pháp hướng tới nâng cao hiệu quả trong
công tác quản lý CTR sinh hoạt trong thời gian tới hết sức cần thiết, nhằm giảm thiểu ô
nhiễm môi trường và trách tình trạng rác thải tràn làn ngoài cộng đồng góp phần cho
Quận 1 phát triển xanh – sạch – đẹp nói riêng và cả TP.HCM nói chung.
2.Mục tiêu nghiên cứu
- Đề tài được thực hiện nhằm để khảo sát hoạt động công tác thu gom, vận chuyển
CTR sinh hoạt tại Quận 1, Tp.HCM
- Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong công tác thu gom, vận chuyển, xử lý
CTR
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý CTR, đẩy mạnh công tác
thu gom,vận chuyển CTR sinh hoạt tại khu vực thực hiện đề tài.
3.Đối tượng nghiên cứu
Chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận 1, Tp.HCM
4.Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý CTR sinh hoạt bao gồm tất cả
các phường trực thuộc trên địa bàn Quận 1,Tp.HCM gồm : Bến Nghé, Bến Thành, Cô
Giang, Cầu Kho, Cầu Ông Lãnh, Đa Kao, Nguyễn Cư Trinh, Nguyễn Thái Bình, Phạm
Ngũ Lão, Tân Định.
Thời gian nghiên cứu : từ 26/10/1021 đến 26/11/2021
5.Ý nghĩa đề tài nghiên cứu
-
PHẦN 1: TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.1 Vị trí địa lý
Tổng diện tích: 7,7211 km2 gồm quận 1 và quận 2 cũ nhập lại, dân số quận 194.632
người theo số liệu cập nhật mới nhất. Mật độ dân số xếp thứ 4 so với các quận huyện
khác với con số khoảng 26.182 người/km2 , trong đó: người kinh chiếm 89.3%, người hoa
chiếm 10.2%, các dân tộc khác chiếm 0.5%.
Quận 1 (hay còn gọi Quận Nhất) là quận trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh,Việt
Nam.Quận là nơi tập trung nhiều cơ quan chính quyền, các lãnh sự quán các nước và các
tòa nhà cao tầng của thành phố. Quận 1 được xem là nơi sầm uất và có mức sống cao
nhất của Tp.HCM về mọi phương diện.
 Phía Đông giáp với Tp.Thủ Đức với ranh giới là sông Sài Gòn
 Phía Tây giáp với Quận 3 và Quận 5
 Phía Nam giáp Quận 4 với ranh giới là rạch Bến Nghé
 Phía Bắc giáp các quận Bình Thạnh và Phú Nhuận với ranh giới là kênh Nhiêu
Lộc – Thị Nghè.

1.2 Điều kiện tự nhiên


Vùng đất quận 1 được hình thành trên nền phù sa cổ sông Đồng Nai, có bề dày hàng chục
năm tuổi. Địa hình cao hơn mặt nước biển từ 2 – 6m, nền đất nén dẽ, giàu đá ong, nằm
dọc theo bờ sông Sài Gòn và rạch Bến Nghé, đất đai thường xuyên được phù sa bồi đắp
nên rất màu mỡ, rất thích hợp cho xây dựng và trồng trọt.
Quận 1 nằm trong đới khí hậu gần ven biển, đón hướng gió mát từ Cần Thơ về. Với độ
nóng trung bình hàng năm là 26oC và lượng mưa trung bình là 1.800 mm, đây là một
trong vài khu vực của thành phố được hưởng sự thông thoáng, ẩm mát quanh năm. Quận
có nguồn tài nguyên nước ngầm rất phong phú. Qua nhiều năm khai khác và sử dụng
nguồn nước ngầm ở quận 1 có lúc bị nhiễm mặn nhưng dần dần vẫn được phục hồi như
cũ, có trữ lượng lớn, độ tinh khiết cao.
1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội
1.3.1 Kinh tế
Quận 1 là trung tâm kinh tế không chỉ ở Tp.HCM mà là cả khu vực phía Nam.Tình hình
kinh tế trên địa bàn quận vẫn giữ sự ổn định, tổng giá trị sản xuất tăng bình quân 15,98%
năm.Cơ cấu ngành kinh tế chính của quận là thương mại – dịch vụ, chiếm tỷ trọng
78,17% trong tổng giá trị sản xuất và có tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016 –
2019 là 17,66% năm, riêng năm 2020 tăng trường chậm lại do ảnh hưởng dịch Covid 19,
ước tính khu vực thương mại – dịch vụ chỉ tăng 5% so với năm 2019. Công tác giảm
nghèo đạt dấu móc quan trọng, hoàn thành chỉ tiêu không còn hộ nghèo theo chuần nghèo
TP giai đoạn 2016 – 2020 vượt tiến độ đề ra trước 2 năm.
Trong những năm qua, quận 1 không ngừng đẩy mạnh phát triển kinh tế để tương xứng
với vị thế là trung tâm của vùng. Phát triển mạnh về: dịch vụ, du lịch, thương mại, công
nghiệp, công nghệ cao, bất động sản. Xây dựng những đô thị lớn nổi danh như: Sài Gòn
Mê Linh Tower, Lancaster Nguyễn Trãi Tower, khu đô thị Vinhomes Golden River,
Nguyễn Du Park Villas, D1 Mension…Tổng số doanh nghiệp lớn nhỏ tại quận 1 trên
15.000 tỷ đồng và tổng ngân sách thu năm 2020 19.000 tỷ đồng.Cùng với hệ thống hạ
tầng giao thông kiện toàn được quy hoạch đồng bộ, quận 1 hỗ trợ nhanh quá trình chuyên
chở khách hàng và hàng hóa, đây là điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp, du lịch
và bất động sản.Trên địa bàn hiện có 20.178 doanh nghiệp và 17.808 hộ kinh doanh cá
thể đang hoạt dộng, những con số này không ngừng tăng lên, thu hút nhiều lao động đến
làm việc.

1.3.2 Văn hóa xã hội


Trong năm 2019, phong trào “ Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa” được UBND Quận
1 triển khai đồng bộ bằng nhiều hình thức và nội dung thiết thực, cụ thể, phù hợp với yêu
cầu thực tế như: phát huy vai trò cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thực hiện nếp sống văn
minh. Cấp bảo hiểm y tế cho hộ nghèo,hộ cận nghèo và hộ vượt chuẩn cận nghèo, giải
quyết việc làm cho người dân lao động.
Hiện nay quận 1 có 25.114 hộ đạt chuẩn gia đình văn hóa chiếm tỷ lệ 96.57%, 66/66 khu
phố đạt khu phố văn hóa, 10/10 phường đạt chuẩn phường Văn minh đô thị, 161 cơ quan
đơn vị đạt chuẩn, 155 doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa, 101 điểm sáng văn hóa, 5 công
viên văn hóa và còn một số tuyến hẻm, tuyến đường lớn nhỏ đạt vệ sinh – văn minh.Qua
đó cho thấy UBND quận 1 luôn tích cực vận đồng tuyên truyền người dân cùng tham gia
phomg trào xây dựng đời sống văn hóa. Tập trung các giải pháp nâng cao chất lượng gia
đình văn hóa, khu phố văn hóa,…; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, đảm bảo
công tác an sinh xã hội.
Về dân số:
Hiện quận 1 có 194.632 người, với diện tích 7.73 km2,trong đó quận 1 có 10 phường.
Cụ thể:
 Bến nghé: diện tích 2.48 km2 , dân số 21.289 người, mật độ dân số 8.584
người/km2
 Cầu kho: diện tích 0.35 km2, dân số 20.582 người, mật độ dân số 58.8.6 người/km2
 Cầu Ông Lãnh: diện tích 0.23 km 2, dân số 17.712 người, mật độ dân số 77.009
người/km2
 Bến Thành: diện tích 0.93 km2, dân số 21.129 người, mật độ dân số 20.914
người/km2
 Cô Giang: diện tích 0.36 km2, dân số 23.939 người, mật độ dân số 66.497
người/km2
 Đa Kao: diện tích 1 km2, dân số 23.518 người, mật độ dân số 23.518 người/km2
 Nguyễn Thái Bình: diện tích 0.5 km2, dân số 19.450 người, mật độ dân số 38.900
người/km2
 Phạm Ngũ Lão: diện tích 0.49 km 2, dân số 22.538 người, mật độ dân số 45.996
người/km2
 Nguyễn Cư Trinh: diện tích 0.76 km 2, dân số 25.990 người, mật độ dân số 34.197
người/km2
 Tân Định: diện tích 0.63 km2, dân số 30.850 người, mật độ dân số 48.970
người/km2
Về văn hóa:
 Tôn giáo: chiếm 1/3 trên tổng số 2,4 triệu tín đồ theo Phật Giáo, Công Giáo, Cao
Đài, Tin Lành, Hồi Giáo tại Tp.HCM
 Trụ sở tôn giáo: có gần 100 cơ sở thờ tự đủ mọi tôn giáo
 Trình độ văn hóa: 100% người dân được phổ cập giáo dục từ THCS – THPT. Có
trên 85% con em đang theo học tại các trường đại học cao đẳng trên địa bàn.
Về giáo dục hiện quận 1 có rất nhiều trường từ mầm non cho đến đại học như:
 Số trường mầm non: 29 trường công lập và tư thục
 Số trường tiểu học : 17 trường công lập và trường quốc tế
 Số trường THCS và THPT : 13 trường công lập, tư thục và quốc tế
 Số trường trung cấp, cao đẳng : trên 30 trường
 Số trường đại học : 13 trường công lập, tư thục và quốc tế với các điểm trường nổi
danh như Đại học KHXH & NV Tp.HCM, Đại học Ngân Hàng Tp.HCM, Đại học
Sài Gòn, Nhạc viện Tp.HCM, Đại học y dược Tp.HCM,…
 Và còn các mô hình giáo dục khác: cơ sở nuôi dậy trẻ mồ côi và khuyết tật như
Mái Ấm Hướng Dương, Mái ấm Tre xanh, trại trẻ mồ côi tàn tật, Trung tâm giáo
dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên Quận 1.
Về y tế:
Tất cả các phường trên địa bàn quận đều có các trạm y tế và có rất nhiều cơ sở khám
chữa bệnh tư nhân phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh hàng ngày của người dân.Quận luôn
ưu tiên việc khám chữa bệnh cho tất cả người dân trên địa bàn nhằm đảm bảo sức khỏe
và tinh thần cho người dân sinh sống và làm việc tại địa bàn.
PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Nội dung nghiên cứu
2.1.1 Khảo sát hoạt động thu gom CTR sinh hoạt tại quận 1
 Thu gom sơ cấp
 Thu gom thứ cấp
 Hình thức thu gom
 Tần suất
 Đơn vị thu gom
 Nhân lực và thiết bị phục vụ thu gom
 Điểm tập kết
 Trạm trung chuyển (có thì làm)
2.1.2 Khảo sát hoạt động vận chuyển CTR sinh hoạt tại quận 1
 Phương tiện
 Thiết bị
 Nhân lực phục vụ công tác vận chuyển
 Thời gian
 Tần suất vận chuyển
 Đơn vị vận chuyển
2.1.3 Đánh giá thuận lợi và khó khăn
2.1.4 Đề xuất giải pháp (biện pháp) cải thiện
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp luận (cách tiếp cận đối tượng và nội dung nghiên cứu)
(vẽ sơ đồ nghiên cứu ra -> để đạt từng nội dung nghiên cứu trên sử dụng phương pháp
nghiên cứu nào)

Trình bày cụ thể, chi tiết các Phương pháp sử dụng ở trên (sử dụng PP như thế
nào? Làm thế nào để đạt được nội dung nghiên cứu? Giải quyết nội dung nào?
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu các cơ sở lý thuyết

2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu (số liê ̣u thứ cấp, số liê ̣u sơ cấp)

2.2.4. Phương pháp khảo sát thực tế: đối tượng khảo sát, nô ̣i dung khảo sát, thời
gian khảo sát, phương tiê ̣n phục vụ khảo sát
2.2.5. PP định tính, định lượng (xác định KLuong, thành phần CTR) bỏ

2.2.6. PP điều tra xã hô ̣i học (phỏng vấn nhanh): đối tượng phỏng vấn, nô ̣i dung
phỏng vấn, hình thức phỏng vấn (phát phiếu thu lại sau/phỏng vấn trực tiếp,
…)
2.2.7. Phương pháp PTHTMT: CED

2.2.8. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu


PHẦN 3 - KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.3 Hiện trạng thu gom CTR sinh hoạt tại quận 1
3.3.1 Hiện trạng công tác thu gom sơ cấp CTR sinh hoạt
3.3.2 Hiện trạng công tác thu gom thứ cấp CTR sinh hoạt
3.4 Hiện trạng công tác vận chuyển CTR sinh hoạt tại quận 1
Tương tự trên, trình bày chi tiết cho từng loại CTR trên. Phương tiện vận chuyển, nhân
lực vận chuyển, số lượng? Thời gian vận chuyển? Đơn vị vận chuyển? Vận chuyển đi
đâu? Khoảng cách bao xa?

Lưu ý: chỉ có CTRSH mới đem ra điểm hẹn (điểm tập kết hoặc trạm trung chuyển).

3.5 Đánh giá sơ bộ công tác thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt
3.5.1 Thuận lợi
3.5.2 Khó khăn
3.6 Đề xuất biện pháp cải thiện
3.6.1 Xác định nguyên nhân theo sơ đồ CED (sơ đồ xương cá)
Phân tích điểm mạnh/điểm yếu/cơ hội/thách thức
3.6.2 Đối với công tác thu gom
3.6.3 Đối với công tác vận chuyển
PHẦN 4 - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Trình bày một cách ngắn gọn theo cách tổng kết những kết quả đạt được, những
đóng góp mới và những đề xuất mới. Phần kết luận cần ngắn gọn, không có lời bàn và
bình luận thêm. Về phần kiến nghị, đưa ra những đề xuất/ dự đoán/ lời khuyên về những
hướng nghiên cứu tiếp theo
4.1. KẾT LUẬN (trình bày khoảng 1 trang)
4.2. KIẾN NGHỊ (trình bày khoảng ½ trang)

You might also like