You are on page 1of 24

Lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viên - Năm 2011 -1-

LỜI CẢM ƠN


Qua thời gian học tập, nghiên cứu chương trình Bồi dưỡng kiến thức quản
lý Nhà nước ngạch chuyên viên năm 2011 tại Trường Chính trị tỉnh Ninh Thuận,
được sự quan tâm và nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm của
các thầy cô giảng viên của trường cũng như các đồng chí lãnh đạo Ủy ban nhân
dân tỉnh và các Sở, ngành, tôi đã được trang bị và hệ thống lại những kiến thức
quản lý nhà nước cơ bản, từ đó tôi đã nhận thức được rõ hơn tầm quan trọng của
công tác quản lý nhà nước đối với xã hội, đặc biệt trong giai đoạn tiếp tục đổi
mới toàn diện đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng nền kinh tế thị
trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tăng cường và mở rộng hội nhập kinh
tế quốc tế.
Tuy thời gian học tập và nghiên cứu không nhiều nhưng với sự tận tâm
truyền đạt nhất là những kinh nghiệm về kỹ năng nghiên cứu cũng như xử lý
tình huống quản lý nhà nước từ khoá học sẽ giúp tôi vững vàng, tự tin hơn, nâng
cao chất lượng trong công tác tham mưu lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo
điều hành trong tình hình mới. Đồng thời bản thân cũng nhận thức được rằng
muốn đạt được hiệu quả cao trong công tác quản lý, cần phải nhạy bén, nắm
chắc được các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản dưới luật, vận dụng
sáng tạo, kết hợp linh hoạt với thực tiễn cuộc sống để giải quyết các vấn đề liên
quan đến nhiệm vụ được giao.
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở
Nội vụ đã cử tôi đi học lớp Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình
chuyên viên. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Chính
trị tỉnh, Quý thầy cô, giảng viên đặc biệt là Khoa Nhà nước và Pháp luật đã trực
tiếp giảng dạy, truyền đạt kiến thức trong suốt thời gian học tập tại trường.
Kính chúc Quý lãnh đạo, Quý thầy cô dồi dào sức khỏe và hạnh phúc!

Học viên

Nguyễn Thị Quỳnh Trang

Học viên Nguyễn Thị Quỳnh Trang - Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận
Lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viên - Năm 2011 -2-

Ninh Thuận, ngày tháng năm 2011

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN CHẤM TIỂU LUẬN


Tên học viên: Nguyễn Thị Quỳnh Trang
Lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viên - Năm 2011

- Về ưu điểm:

- Về hạn chế:

- Đánh giá:

Điểm chấm:
+ Điểm bằng số:
GIẢNG VIÊN CHẤM 1 GIẢNG
+ Điểm bằng chữ:VIÊN CHẤM 2

LỜI MỞ ĐẦU


Học viên Nguyễn Thị Quỳnh Trang - Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận
Lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viên - Năm 2011 -3-

Qua thời gian học tập, nghiên cứu lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà
nước chương trình chuyên viên năm 2011 do Trường Chính trị tỉnh Ninh Thuận
tổ chức, được sự quan tâm và nhiệt tình giảng dạy, giúp đỡ của các giảng viên
của Trường cũng như các đồng chí lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh và các Sở,
ngành, tôi đã tiếp thu được nhiều kiến thức mới, bổ ích liên quan đến nhiều lĩnh
vực quản lý của Nhà nước.
Tuy thời gian học tập và nghiên cứu không nhiều nhưng với sự tận tâm
truyền đạt nhất là những kinh nghiệm về kỹ năng nghiên cứu cũng như xử lý
tình huống quản lý Nhà nước từ khoá học sẽ giúp tôi vững vàng, tự tin hơn,
nâng cao chất lượng trong công tác tham mưu lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ
đạo điều hành trong tình hình mới.
Để thu hoạch những gì bản thân học hỏi được về những vấn đề quản lý
Nhà nước, đồng thời vận dụng những kiến thức đã tiếp thu từ khóa học thông
quan sự truyền đạt tận tâm của Quý thầy cô Trường Chính trị tỉnh Ninh Thuận
vào thực tiễn công tác, học viên mạnh dạn xác định: “Nâng cao hiệu quả quản
lý Nhà nước trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm” là nội dung cơ bản để
viết bài tiểu luận tình huống quản lý Nhà nước cuối khoá “Bồi dưỡng kiến thức
quản lý Nhà nước chương trình chuyên viên”.
Công tác bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm hiện đang là vấn
đề thời sự, thu hút sự quan tâm của mỗi gia đình và toàn xã hội. Các trường học
nói chung và nhà trẻ, mẫu giáo nói riêng đều có phục vụ ăn uống kèm theo đó là
các yêu cầu cấp bách về kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm. Thực phẩm vô
cùng cần thiết và quan trọng đối với con người nếu sử dụng thực phẩm không
tốt, không bảo đảm vệ sinh rất dễ gây ngộ độc.
Thuật ngữ ngộ độc thực phẩm là tình trạng bệnh lý do hấp thụ thực phẩm
bị ô nhiễm hoặc có chứa chất độc, biểu hiện bằng những triệu chứng dạ dày -
ruột (nôn, tiêu chảy,…) và những triệu chứng khác tùy theo đặc điểm của từng
loại ngộ độc (tê liệt thần kinh, co giật, rối loạn hô hấp,…). Tác nhân gây ngộ
độc có thể là chất độc hóa học (hóa chất bảo vệ thực phẩm,…), chất độc tự nhiên
có sẵn trong thực phẩm, do vi sinh vật (vi khuẩn, virút, ký sinh trùng) và do thực
ăn bị biến chất.
Ở nước ta tình hình ngộ độc thực phẩm cũng rất nghiêm trọng, các vụ ngộ
độc thực phẩm do dư lượng thuốc trừ sâu quá cao ở rau quả, do phẩm màu công
nghiệp, do hóa chất bảo quản và tăng trọng sử dụng một các tùy tiện. Theo số
liệu thống kê của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm trong 8 tháng đầu năm 2011,
trên địa bàn cả nước đã xảy ra 75 vụ ngộ độc thực phẩm với nhiều vụ ngộ độc
tập thể, làm hơn 3.900 trường hợp bị ngộ độc, trong đó 9 trường hợp tử vong.

Học viên Nguyễn Thị Quỳnh Trang - Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận
Lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viên - Năm 2011 -4-

Còn theo nguồn số liệu liên quan khác của Bộ Y tế, hàng năm Việt Nam có
200.000 người bị ung thư, trong đó con số tử vong lên tới 150.000 người. Về
nguyên nhân dẫn đến ung thư, có khoảng 35% số bệnh nhân ung thư (tức là
khoảng 70.000 người) được chẩn đoán mắc bệnh do những nguyên nhân liên
quan tới việc sử dụng thực phẩm độc hại. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế
giới, mỗi năm Việt Nam có 8 triệu người (chiếm xấp xỉ 1/10 tổng dân số) bị ngộ
độc thực phẩm hoặc ngộ độc do liên quan đến thực phẩm.
Ngày nay với mậu dịch toàn cầu mở rộng, trong các mặt hàng mậu dịch
hàng nông lâm, thủy sản và thực phẩm chế biến của các quốc gia được trao đổi
rộng rãi với nhau. Ngoài vấn đề vệ sinh thực phẩm, thực phẩm bị nhiễm trùng;
đến nay những cơ quan quản lý thực phẩm trên thế giới đã cảnh báo những chất
nguy hiểm có thể hiện hữu trên bàn ăn hàng ngày của chúng ta. Đó là: 3-MCPD,
Semicarbazide, Acetamipri, Sudan Red I-IV, Urea, Clor, Dipterex, …
Tiểu luận này sẽ là thước đo của quá trình đúc kết của hơn hai tháng học
tập tại trường. Mặc dù đã cố gắng rất nhiều nhưng do thời gian ngắn, kinh
nghiệm bản thân có hạn nên bài viết này chắc chắn còn những hạn chế nhất định
còn thiếu sót vì vậy nhận xét và đánh giá của thầy, cô sẽ là những bổ khuyết
cuối cùng của khóa học để kiến thức bản thân được hoàn thiện hơn.

Phần I
MÔ TẢ TÌNH HUỐNG

Học viên Nguyễn Thị Quỳnh Trang - Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận
Lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viên - Năm 2011 -5-



An toàn vệ sinh thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong chiến lược bảo
vệ sức khỏe con người. Việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm không những
làm giảm bệnh tật, tăng cường khả năng và hiệu suất lao động mà còn góp phần
phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, thể hiện nếp sống văn minh của một đất nước.
Trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị
trường với nền kinh tế nhiều thành phần đã tạo nên những chuyển biến tích cực
về phát triển kinh tế. Hàng loạt các sản phẩm thực phẩm sản xuất trong nước và
từ nước ngoài tràn ngập vào thị trường ngày càng nhiều và đa dạng. Dịch vụ
thức ăn đường phố ngày càng phát triển gây khó khăn cho việc quản lý.
Thực phẩm nguồn cung cấp năng lượng, các chất dinh dưỡng cần thiết
cho sự sống của con người tồn tại và phát triển. Thực phẩm cũng là nguồn
truyền bệnh nguy hiểm gây ra những vụ ngộ độc cấp tính và mạn tính. Ở Việt
Nam theo thống kê chưa đầy đủ của ngành Y tế từ năm 1990 đến nay có khoảng
vài trăm vụ ngộ độc thực phẩm do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Thành phố N là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của tỉnh K, có 9
huyện, thị, thành phố với 169 xã, phường tổng số dân là 1.623.000 người. Đời
sống chủ yếu là nông nghiệp, có nhiều kênh rạch. Một bộ phận khác chuyên
đánh bắt hải sản ở vùng ven biển.
Trong nhiều năm qua địa phương đã và đang thực hiện nhiều chương trình
y tế có hiệu quả trong đó có chương trình an toàn vệ sinh thực phẩm. Tuy nhiên
tình trạng ngộ độc vẫn thường xuyên xảy ra. Đó là hai vụ ngộ độc thực phẩm ở
hai cơ sở giáo dục H và A xảy ra liên tiếp nhau với tổng cộng 110 trẻ mắc và 30
trẻ em phải nhập viện, rất may là đã không có trường hợp nào tử vong.
Trường hợp đầu tiên xảy ra tại nhà trẻ H, theo như lời kể của các nhân
chứng: vào lúc 10 giờ 30 phút ngày 16 tháng 9 năm 2011 sau khi các cháu ăn
bữa ăn trưa, gồm 3 món, thì đến khoảng 13 giờ cùng ngày có một số cháu xuất
hiện triệu chứng nôn, đau bụng và tiêu chảy, lần lượt tiếp theo cùng với triệu
chứng như trên đã có tổng cộng là 30 trẻ em bị ngộ độc, trong đó có 20 trẻ em
phải nhập viện. Sau 02 ngày nằm viện, 20 trẻ em đã khỏi hoàn toàn và xuất viện.
Cách 01 tuần sau, vụ thứ hai tương tự xảy ra ở nhà trẻ A, với cùng một triệu
chứng như vụ thứ nhất và 10 trẻ em đã phải nhập viện, rất may mắn là không có
trường hợp nào tử vong.
Trước sự việc xảy ra liên tiếp, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và nguy hiểm
đến tính mạng của các cháu, các cơ quan chức năng và cán bộ ngành Y tế thành
phố phải làm gì để hạn chế tình trạng ngộ độc thực phẩm?
Phần II
XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG

Học viên Nguyễn Thị Quỳnh Trang - Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận
Lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viên - Năm 2011 -6-



1. Xác định nguyên nhân gây ra tình hình ngộ độc thức ăn ở nhà trẻ và
đánh giá hậu quả để có hướng xử lý thích hợp và kịp thời.
2. Phối hợp với ngành giáo dục và các ngành liên quan tăng cường công
tác thanh tra, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm ở các bếp ăn tập thể thuộc hệ
thống giáo dục.
3. Tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm và tổ chức khám sức
khỏe đối với chủ cơ sở, giáo viên và người phụ trách cấp dưỡng.
4. Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, kỷ cương phép nước, bảo đảm
trật tự quản lý Nhà nước trên lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm.
5. Bảo vệ lợi ích chính đáng của tổ chức nhà nước, tổ chức xã hội và của
công dân.
6. Giải quyết hài hòa giữa tính hợp pháp, hợp lý, tính pháp lý, lợi ích kinh
tế, lợi ích xã hội.

Phần III
PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ

Học viên Nguyễn Thị Quỳnh Trang - Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận
Lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viên - Năm 2011 -7-



3.1. Nguyên nhân:


3.1.1. Công tác quản lý Nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm:
Việc phân công trách nhiệm, phân cấp quản lý, mối quan hệ phối hợp
trong quản lý Nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm và trách nhiệm của chủ cơ
sở nhà trẻ đã được Nhà nước, các ngành, các cấp đã quan tâm chỉ đạo với nhiều
văn bản:
- Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 được Quốc hội nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 17 tháng
6 năm 2010 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2011.
- Nghị định số 163/2004/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2004 của Chính
phủ quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm;
- Nghị định số 45/2005/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ
quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
- Nghị định số 79/2008/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2008 của Chính phủ
quy định hệ thống tổ chức quản lý, thanh tra và kiểm nghiệm về vệ sinh an toàn
thực phẩm.
- Quyết định số 43/2006/QĐ-TTg ngày 20 tháng 02 năm 2006 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch hành động quốc gia bảo đảm vệ sinh an
toàn thực phẩm.
- Chỉ thị số 06/2007/CT-TTg ngày 28 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng
Chính phủ triển khai các biện pháp cấp bách bảo đảm vệ sinh an toàn thực
phẩm.
- Quyết định số 1221/2000/QĐ-BYT ngày 18 tháng 4 năm 2000 của Bộ
trưởng Bộ Y tế về việc ban hành quy định về vệ sinh trường học.
- Quyết định số 4128/2001/QĐ-BYT ngày 03 tháng 10 năm 2001 của Bộ
trưởng Bộ Y tế về việc ban hành quy định về điều kiện bảo đảm vệ sinh an toàn
thực phẩm tại các nhà ăn, bếp ăn tập thể và cơ sở kinh doanh, chế biến suất ăn
sẵn.
- Quyết định số 5327/2003/QĐ-BYT ngày 13 tháng 10 năm 2003 của Bộ
trưởng Bộ Y tế về việc ban hành quy định về lấy mẫu thực phẩm và bệnh phẩm
khi xảy ra ngộ độc thực phẩm.
- Quyết định số 11/2006/QĐ-BYT ngày 09 tháng 3 năm 2006 của Bộ
trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Quy chế cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ

Học viên Nguyễn Thị Quỳnh Trang - Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận
Lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viên - Năm 2011 -8-

sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có nguy
cơ cao.
Các văn bản trên là hành lang pháp lý tương đối đầy đủ, là điều kiện thuận
tiện để các nhà quản lý, nhà chuyên môn tăng cường công tác thanh tra, kiểm
tra, giám sát trên lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm.
Cùng với các văn bản theo hệ thống pháp luật về vệ sinh an toàn thực
phẩm, nhiều luật, pháp lệnh mới hoặc sửa đổi bổ sung có liên quan tới công tác
quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm cũng đã được ban hành như Luật Tiêu chuẩn
quy chuẩn kỹ thuật, Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa, Luật Dược, Luật
Quảng cáo, Pháp lệnh Thú y, Pháp lệnh Bảo vệ thực vật,... và hàng loạt các văn
bản dưới luật cũng được ban hành kèm theo. Tất cả các văn bản nói trên đã tạo
hành lang pháp lý cho công tác quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm,
đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
Theo thống kê chưa đầy đủ, tổng số văn bản pháp luật pháp luật có liên
quan tới vệ sinh an toàn thực phẩm lên tới hàng trăm văn bản, trong đó do các
cơ quan trung ương ban hành là 299 văn bản, do địa phương ban hành tới gần
930 văn bản. Tuy nhiên, việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật về vệ sinh
an toàn thực phẩm còn bộc lộ một số bất cập như còn chồng chéo, trùng lắp, một
số quy định không khả thi; một số quy định còn thiếu cụ thể như quy định về
giới hạn mức ô nhiễm trong sản phẩm thực phẩm, quy định về thực phẩm chức
năng, quy định về thực phẩm biến đổi gen, quy định cấp giấy đủ điều kiện bảo
đảm vệ sinh an toàn thực phẩm tại các nhà ăn, bếp ăn tập thể, quy định tập huấn
kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm, quy định phân cấp quản lý Nhà nước về vệ
sinh an toàn thực phẩm ở thời điểm xảy ra hai vụ ngộ độc trên.
Đến nay đã ban hành thêm các văn bản:
- Quyết định số 41/2006/QĐ-BYT ngày 08 tháng 6 năm 2006 của Bộ
trưởng Bộ Y tế về việc ban hành quy định điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
đối với cơ sở kinh doanh, dịch vụ, phục vụ ăn uống.
- Quyết định số 12/2006/QĐ-BYT ngày 25 tháng 7 năm 2006 của Bộ
trưởng Bộ Y tế về việc ban hành quy định phân cấp nhiệm vụ quản lý và tham
gia quản lý Nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trong ngành y tế.
Ngành Y tế của thành phố N, thời gian qua đã có quan tâm đến công tác
này nhưng chưa thực sự hoạt động mạnh mẽ, chưa quan hệ phối hợp tốt với các
ban, ngành khác như: giáo dục, thú y, công an, kinh tế,… còn chủ quan, chỉ
quan tâm đến các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và dịch vụ ăn uống mà
quên đi hay nói cách khác là đã bỏ qua, chưa chú trọng đến hoạt động của các

Học viên Nguyễn Thị Quỳnh Trang - Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận
Lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viên - Năm 2011 -9-

bếp ăn tập thể như nhà trẻ, mẫu giáo nên điều đáng tiếc đã xảy ra ở hai cơ sở nói
trên.
3.1.2. Về phía cơ sở nhà trẻ:
Vào khoảng 7 giờ 30 phút ngày 30 tháng 9 năm 2011, ngành Y tế của
thành phố N nhận được thông tin vụ ngộ độc thực phẩm tại cơ sở nhà trẻ H từ
Bệnh viện tỉnh S và vụ ngộ độc thứ 2 ở cơ sở nhà trẻ A xảy ra cách 1 tuần sau
vụ thứ nhất và cũng được thông tin từ Bệnh viện tỉnh S ngày 23 tháng 9 năm
2011.
Ở cả hai vụ, ngành Y tế thành phố N sau khi nhận được thông tin đều có
phân công cán bộ xuống điều tra, giám sát tại hiện trường thu thập những thông
tin cần thiết để xác định nguyên nhân, hậu quả để có hướng xử lý vụ việc. Kết
quả điều tra chỉ xác định được bữa ăn - nguyên nhân chứ không xác định được
thức ăn - nguyên nhân vì không có mẫu thức ăn. Cả hai vụ, nhóm giám sát đã
ghi nhận được những đặc điểm chung tương đối giống nhau.
3.1.2.1. Về vệ sinh đối với cơ sở:
Chủ cơ sở đã tận dụng nơi ở làm nơi nuôi dạy trẻ (có giấy phép hoạt động
của ngành giáo dục cấp) nên chưa đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm:
- Vị trí nhà bếp, nhà ăn gần với nhà vệ sinh.
- Bếp ăn được thiết kế và tổ chức không theo nguyên tắc một chiều.
- Thùng chứa rác, thùng chứa thức ăn thừa không có nắp đậy, không có
cửa sau (cửa riêng) để vận chuyển rác, thức ăn thừa.
- Nơi chế biến thực phẩm không được thông thoáng, ánh sáng tự nhiên
không đủ.
- Nguyên liệu từ đầu vào đến sản phẩm cuối cùng không được thực hiện
theo nguyên tắc một chiều, thực phẩm tươi sống còn để lẫn lộn với nguyên liệu
chế biến và thực phẩm chín.
- Chưa có dao, thớt riêng cho thực phẩm sống và dao, thớt riêng cho thực
phẩm chín.
- Nhà vệ sinh chỉ duy nhất một cái không đảm bảo yêu cầu so với số
lượng trẻ và người nhà có mặt thường ngày.
Với điều kiện hạ tầng cơ sở như trên cũng là một trong những nguyên
nhân dễ dẫn đến tình trạng ngộ độc thực phẩm.
3.1.2.2. Về nhân lực:
Sức khỏe của nhân viên trong việc chế biến thực phẩm và tại nơi chế biến
thực phẩm có một vị trí quan trọng trong nguy cơ thực phẩm bị ô nhiễm vi
khuẩn gây bệnh. Con người là nguồn tạo ra độc tố ruột của tụ cầu khuẩn vàng, vì

Học viên Nguyễn Thị Quỳnh Trang - Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận
Lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viên - Năm 2011 - 10 -

với một tỷ lệ cao dân số có mang tụ cầu vàng ở trên da, mũi họng, trong các vết
thương, vết cắt bị nhiễm trùng. Con người cũng là đối tượng bị nhiễm nhiều loại
vi khuẩn gây bệnh đường ruột và có thể truyền sang thực phẩm khi vệ sinh cá
nhân không tốt như: không rửa tay sạch sẽ bằng nước sạch có xà phòng trước
khi bắt đầu làm việc, sơ chế, chế biến thực phẩm, sau khi chế biến với các
nguyên vật liệu tươi sống, sau khi tiếp xúc với bề mặt bẩn, sau khi đi vệ sinh
xong hoặc trước khi tiếp xúc phân phối thực phẩm ăn ngay. Các cá nhân bị
nhiễm trùng da, có các triệu chúng của bệnh hô hấp, tiết niệu, đường ruột cần
phải nghỉ, không được làm việc tiếp xúc với thực phẩm.
Ở đây, điều tra vụ ngộ độc của nhóm giám sát thì nhân viên giữ trẻ và
nhất là đối với cấp dưỡng, là người trực tiếp chế biến, phục vụ ăn uống cho các
cháu, chưa được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm, không nắm
vững những trách nhiệm, nhiệm vụ về công việc của mình trong phòng ngừa
ngộ độc thực phẩm, không khám sức khỏe trước khi tuyển dụng và khám sức
khỏe định kỳ mỗi năm theo quy định của Bộ Y tế. Cơ sở chưa trang bị bảo hộ
lao động như: mũ, tạp dề hay găng tay,… cho người trực tiếp chế biến, phục vụ
ăn uống và đây cũng là nguyên nhân có thể gây nên tình trạng ngộ độc thực
phẩm.
3.1.2.3. Nguyên nhân trực tiếp khác:
Đối với cơ sở nhà trẻ ngoài hai nguyên nhân có thể có như trên, còn có
nguyên nhân trực tiếp khác như tự thân thực phẩm đã có tác nhân gây ngộ độc
hoặc nhiễm khuẩn trong quá trình từ nuôi trồng, chế biến, bảo quản sau chế
biến. Tuy nhiên trong trường hợp này, ngành Y tế thành phố N nhận được thông
tin về vụ ngộ độc nói trên trễ, nên đã không thu được mẫu thực phẩm nghi ngờ
cũng như mẫu bệnh phẩm (chất nôn của bệnh nhân ngộ độc) để có cơ sở xét
nghiệm, phân tích nguyên nhân chính xác hơn (tác nhân gậy ngộ độc).
Hiện nay người ta chia ngộ độc thức ăn theo bốn nhóm nguyên nhân
chính:
- Ngộ độc thực phẩm do thực phẩm nhiễm vi sinh vật và độc tố của vi
sinh vật:
Ngộ độc thực phẩm là do vi khuẩn chiếm tỉ lệ cao, các vi khuẩn gây bệnh
qua thực phẩm chủ yếu là:
+ Salmonella:
Salmonella gây tiêu chảy cấp tính và các nhiễm trùng hệ thống. Các động
vật thường dùng để chế biến thực phẩm như thịt, các chế phẩm sữa, trứng, hải
sản thường hay nhiễm loại vi khuẩn này.

Học viên Nguyễn Thị Quỳnh Trang - Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận
Lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viên - Năm 2011 - 11 -

+ Ngộ độc Staphylococcus aureus:


Tụ cầu nhiễm vào thực phẩm chủ yếu do người có mụn nhọt hoặc vết
thương mang vi khuẩn, thực phẩm dễ nhiễm thường là thịt, cá, gia cầm, các loại
bánh kem, rau quả.

+ Clostridium perfringens

Có trong đất cát, cống rãnh và cả trong ruột của thú vật. Vi khuẩn này
phát triển trong điều kiện không cần có không khí hoặc chỉ cần có rất ít không
khí mà thôi. Người ta gọi chúng là vi khuẩn của nhà ăn (The Cafeteria germ) vì
chúng thường hiện diện trong các thực phẩm nguội lạnh của các cửa hàng ăn
uống. Việc nấu nướng đôi lúc cũng không thể diệt hết mầm bệnh được, một số
vi khuẩn có thể vẫn còn sống sót, tiếp tục sinh sôi nảy nở phát triển và sản xuất
ra độc tố.

+ Shigella

Lây truyền từ những người biến chế thức ăn không chịu rửa tay cho kỹ
lưỡng trước khi sờ mó vào rau cải và thực phẩm tươi sống. Khuẩn Shigella có
thể được tìm thấy trong thịt gà, trong các dĩa salade và trong sữa. Triệu chứng
phát hiện ra sau khi ăn một vài ngày là đau bụng quặn thắt, sốt nóng, và tiêu
chảy thường có máu. Khỏi bệnh sau 5 - 7 ngày. Trường hợp nặng có thể thấy ở
các trẻ em dưới 2 tuổi. Các cháu có thể bị động kinh và co giật. Một số người bị
nhiễm mà không bị bệnh gì hết nhưng họ lại có thể lây nhiễm cho các người
khác.

+ Vibrio vulnificus

Gặp ở những vùng ven biển. Người có thể bị nhiễm qua các vết trầy trên
da từ nước biển, hoặc do ăn phải những loại đồ biển, như nghêu sò, có chứa vi
khuẩn V. vulnificus. Đau bụng, nôn mửa và tiêu chảy là những biểu hiện chính.
Ở những người già cả hoặc ở những người có sức miễn dịch kém, họ có thể bị
nhiễm trùng huyết, nổi mụt nước ngoài da, giảm áp huyết động mạch và chết vì
bị shock.

+ Calicivirus hay Norwalk-like virus

Virus này cũng thường gây ngộ độc thực phẩm, nhưng ít khi được người
ta định bệnh một cách chính xác được. Triệu chứng là đau bụng và ói mửa dữ
dội nhiều hơn là tiêu chảy. Bệnh thường dứt sau 2 - 3 ngày. Virus được tìm thấy

Học viên Nguyễn Thị Quỳnh Trang - Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận
Lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viên - Năm 2011 - 12 -

trong chất nôn mửa và trong phân người bệnh. Calicivirus thường lây truyền từ
người nầy sang người khác qua việc sờ mó, chuẩn bị và biến chế món ăn.

+ Vibrio parahemolyticus

Vi khuẩn được tìm thấy ở các sản phẩm vùng biển. Ăn tôm, cá, nghêu và
sò nấu không thật chín có thể bị ngộ độc .
+ Cryptospora và Giardia lamblia
Đây là 2 loại ký sinh trùng thuộc nhóm nguyên sinh vật (protozoa) có
trong phân súc vật và có thể nhiễm vào nguồn nước (kể cả nước giếng) và rau
cải, …
+ Ngoài ra trong nhóm này còn do Clostridium botulium (thường gặp ở
rau quả ướp muối, mứt), Campylobacter, Escherichia coli, độc tố vi nấm,…
- Ngộ độc do thức ăn biến chất.
+ Ngộ độc do thức ăn giàu đạm bị biến chất, ôi thiu.
+ Ngộ độc do thức ăn giàu chất béo bị biến chất, ôi thiu.
+ Ngộ độc Nitrat, Nitrit (thường dùng trong bảo quản thịt, cá)
- Ngộ độc do bản thân thức ăn có sẵn chất độc:
+ Ngộ độc do thức ăn thực vật có chất độc như khoai tây mọc mầm, do
sắn độc, do măng, nấm độc.
+ Ngộ độc do động vật có chất độc như thịt cóc, cá nóc, lư biển, bạch tuộc
đốm xanh.
- Ngộ độc do thực phẩm bị ô nhiễm các chất độc hóa học, hóa chất bảo vệ
thực vật, kim loại nặng, các chất phụ gia thực phẩm,…
Tóm lại:
Qua phân tích đã xác định rõ một số nguyên nhân chính là:
- Sự sai sót chủ quan trong công tác quản lý chất lượng vệ sinh an toàn
thực phẩm của ngành Y tế thành phố N.
- Sự phát triển tràn lan của các nhà trẻ, mẫu giáo tư thục, nhất là vào các
dịp hè. Chưa có sự quy hoạch, quy định hợp lý về điều kiện thành lập cơ sở.
- Người chế biến, phục vụ ăn uống chưa thực hiện tốt quy định vệ sinh cá
nhân, vệ sinh lao động, không nắm vững kiến thức về vệ sinh an toàn thực
phẩm, chỉ làm việc theo thói quen sẵn có.
3.2. Hậu quả:

Học viên Nguyễn Thị Quỳnh Trang - Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận
Lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viên - Năm 2011 - 13 -

3.2.1. Về xã hội:
Tuy khắc phục hậu quả kịp thời nhưng vẫn ảnh hưởng phần nào sức khỏe
các cháu, ảnh hưởng đến tư tưởng phụ huynh cũng như cộng đồng về công tác
quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, ảnh hưởng uy tín đối với cơ sở, gây hoang
mang cho một số phụ huynh không an tâm tiếp tục gửi trẻ đến lớp, điều này đã
làm xáo trộn sinh hoạt bình thường của một số gia đình;
3.2.2. Về kinh tế:
Tất nhiên là có ảnh hưởng đến kinh tế của gia đình có người bệnh như bỏ
công ăn việc làm, tiền thuốc thang cho người bệnh, tốn kém kinh phí Nhà nước
cho công tác điều tra và điều trị.
Ngoài ra ngành Y tế thành phố N đã làm giảm sút lòng tin ở các cấp lãnh
đạo và nhân dân do sự thiếu sót, chủ quan trong công tác quản lý chất lượng vệ
sinh an toàn thực phẩm, gây bất bình trong nhân dân.

Học viên Nguyễn Thị Quỳnh Trang - Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận
Lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viên - Năm 2011 - 14 -

Phần VI
XÂY DỰNG, PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN
PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG


4.1. Xây dựng phương án giải quyết:


4.1.1. Phương án 1:
Xử phạt vi phạm hành chính hai cơ sở nhà trẻ để xảy ra tình trạng ngộ độc
nói trên.
Căn cứ Nghị định số 45/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ
về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, cơ sở đã vi phạm:
- Không thực hiện việc khám sức khỏe cho người lao động trước khi
tuyển dụng (điểm a, khoản 1, Điều 11 Nghị định số 45/NĐ-CP) mức khung phạt
500.000 - 1.500.000 đồng.
- Không có giấy chứng nhận đã qua tập huấn về vệ sinh an toàn thực
phẩm (điểm a, khoản 1, Điều 15 Nghị định số 45/NĐ-CP) mức khung phạt
100.000 - 300.000 đồng.
- Không thực hiện việc báo cáo khi có ngộ độc thực phẩm xảy ra với cơ
sở y tế hoặc Ủy ban nhân dân địa phương nơi gần nhất để có biện pháp phòng
ngừa và khắc phục hậu quả kịp thời (điểm s, khoản 5, Điều 15 Nghị định số
45/NĐ-CP) mức khung phạt 10.000.000 - 15.000.000 đồng.
Tổng mức phạt bằng tiền là 13.700.000 đồng.
- Ưu điểm của phương án này là xử lý nghiêm minh, đúng theo pháp luật,
là tiếng chuông cảnh báo, điển hình để răn đe các cơ sở khác rút kinh nghiệm,
quan tâm hơn trong vấn đề an toàn thực phẩm ở cơ sở.
- Hạn chế của phương án này là mang tính thụ động; không có tính thuyết
phục vì chưa được thanh tra, kiểm tra để nhắc nhở của ngành chức năng; hoàn
cảnh cơ sở còn khó khăn nên không có khả thi quyết định xử lý vi phạm hành
chính; đồng thời gây khó khăn cho vấn đề thu nhập kinh tế của những người liên

Học viên Nguyễn Thị Quỳnh Trang - Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận
Lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viên - Năm 2011 - 15 -

quan (giáo viên, cấp dưỡng,…), cơ sở đã chi phí khắc phục tốt hậu quả và chưa
tạo điều kiện cho cơ sở khắc phục.
4.1.2. Phương án 2:
Xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc nặng hơn đối với cán bộ
ngành Y tế thành phố N đặc biệt là những người có trách nhiệm trong công tác
quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm ở cơ quan y tế thành phố N.
- Ưu điểm của phương án này là xử lý cán bộ nghiêm minh, để mọi người
rút kinh nghiệm, nâng cao tinh thần trách nhiệm được giao, không những trên
lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm mà còn trên mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế
khác.
- Hạn chế của phương án này là ngoài nguyên nhân chủ quan trong công
tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm còn có nguyên nhân khách quan từ các cơ
sở, các ngành có liên quan, gây hoang mang tư tưởng cho những người bị kỷ
luật trên vì sẽ đưa đến hàng loạt vấn đề liên quan về nâng lương, khen thưởng,
bố trí, quy hoạch cán bộ trong khi sự phân cấp quản lý chưa rõ ràng, cụ thể và
chưa có tiền lệ về cách xử lý trên.
4.1.3. Phương án 3:
Tổ chức họp kiểm điểm rút kinh nghiệm đối với người có trách nhiệm
trong công tác quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và nhắc nhở chủ cơ
sở chấp hành pháp luật nghiêm túc; đồng thời tăng cường phối hợp ngành giáo
dục rà soát các thủ tục đủ điều kiện để cấp phép thành lập nhà trẻ, mẫu giáo, tổ
chức tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm cho những người có liên
quan và có kế hoạch thanh tra, kiểm tra thường xuyên, đột xuất ở lĩnh vực này.
- Ưu điểm của phương án này là xử lý hợp tình, hợp lý cả cán bộ ngành
chuyên môn cũng như cơ sở, hạn chế việc thành lập nhà trẻ, khi cơ sở không đủ
điều kiện về hạ tầng cơ sở, về nhân sự và vệ sinh khác; đồng thời giúp các cơ sở
đang hoạt động nắm được kiến thức cơ bản về vệ sinh an toàn thực phẩm và ý
thức được trách nhiệm của mình trong việc nuôi dạy trẻ, tăng cường công tác
thanh tra, kiểm tra để hạn chế đến mức tối đa các trường hợp ngộ độc thực phẩm
xảy ra, tạo được sự an tâm, tin tưởng cho xã hội.
- Hạn chế của phương án này là thực thi pháp luật chưa nghiêm túc, đưa
ra nhiều điều kiện, quy định khó khăn về thủ tục cho cá nhân và tổ chức muốn
thành lập cơ sở nuôi dạy trẻ trong tình hình kinh tế mở, trong cải cách thủ tục
hành chính hiện nay.
4.2. Lựa chọn phương án xử lý tình huống:

Học viên Nguyễn Thị Quỳnh Trang - Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận
Lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viên - Năm 2011 - 16 -

Từ cơ sở phân tích nguyên nhân và hậu quả, chọn phương án 3 để giải


quyết là phương án có tính khả thi nhất, phù hợp giữa tình và lý trong việc xử lý
phê bình những cá nhân có trách nhiệm trong công tác quản lý chất lượng vệ
sinh an toàn thực phẩm cũng như cơ sở, thông qua công tác thanh tra, kiểm tra
hướng dẫn, đôn đốc thực hiện việc chấp hành pháp luật. Mặt khác, phương pháp
này còn hạn chế được sự thành lập tràn lan các cơ sở nhà trẻ, mẫu giáo không đủ
điều kiện. Ngoài ra phương án này còn nêu lên vấn đề trang bị kiến thức vệ sinh
an toàn thực phẩm cần thiết cho cơ sở, từng bước xây dựng mô hình trường học
an toàn vệ sinh thực phẩm.
Ở phương án 1 mang tính thụ động “Xử lý vụ việc sau khi xảy ra”, chưa
mang tính tuyên truyền giáo dục. Ngành chức năng không có kế hoạch hướng
dẫn họ ở bước đầu thành lập cơ sở, cho nên vì không biết mà vi phạm (không
khám sức khỏe, không học tập kiến thức điều lệ vệ sinh, không đủ điều kiện hạ
tầng cơ sở,…) do đó một phần vi phạm của họ là vô tình mặc dù pháp luật cũng
đã có quy định.
Còn ở phương án 2, có xử lý cảnh cáo đi nữa thì việc cũng đã rồi, mà
nguyên nhân ngộ độc xảy ra cũng không phải hoàn toàn vì ngành y tế, điều này
nếu thực thi có thể sẽ ảnh hưởng đến tư tưởng đối với họ trong công tác tiếp
theo. Do vậy chọn phương án 3, có thể đây sẽ là phương án tối ưu trong 3
phương án đưa ra.

Học viên Nguyễn Thị Quỳnh Trang - Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận
Lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viên - Năm 2011 - 17 -

Phần V
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN ĐƯỢC LỰA CHỌN


Bước 1: tổ chức
- Củng cố lại hoạt động của Ban chỉ đạo vệ sinh an toàn thực phẩm cấp
thành phố và xã, phường.
- Tổ chức họp đánh giá hoạt động quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm
trong thời gian qua, kiểm điểm làm rõ trách nhiệm vụ ngộ độc thực phẩm nêu
trên.
- Tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố quyết định thành lập đoàn thanh
tra, kiểm tra liên ngành: y tế, giáo dục, công an, thuế, kinh tế,...
- Lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm trong năm.
Bước 2: Điều tra, lập danh sách các cơ sở nhà trẻ, mẫu giáo
Phối hợp với ngành Y tế địa phương (xã, phường), Phòng giáo dục, Ủy
ban nhân dân các xã, phường điều tra lập danh sách các cơ sở nhà trẻ, mẫu giáo
tư thục lẫn công lập có phép hoạt động cũng như chưa có phép.
Bước 3: Tổ chức khám sức khỏe
- Chọn lựa nhân sự thành lập đoàn khám (lâm sàng và cận lâm sàng) do
thủ trưởng cơ quan y tế ra quyết định.
- Phối hợp Phòng giáo dục thống nhất ra thông báo, gởi giấy mời kiểm tra
sức khỏe đến từng cơ sở theo danh sách thống kê.
Bước 4: tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm cho các cơ sở
- Tổ chức biên soạn, in ấn tài liệu về kiến thức, quy định điều kiện vệ sinh
và các văn bản pháp quy liên quan.
- Chuẩn bị hội trường, công tác hậu cần, định ngày tập huấn,…
- Thông báo mời tập huấn.

Học viên Nguyễn Thị Quỳnh Trang - Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận
Lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viên - Năm 2011 - 18 -

- Tổ chức cấp giấy chứng nhận tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực
phẩm.
Bước 5: Dự trù vật tư, hóa chất phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra
- Chuẩn bị hóa chất xét nghiệm nhanh khi kiểm tra vệ sinh an toàn thực
phẩm.
- Chuẩn bị sinh vật phẩm xét nghiệm vi sinh, hóa thực phẩm.
- Chuẩn bị bao bì, thùng lạnh, lấy mẫu thực phẩm,…
Bước 6: Kinh phí thực hiện
- Sử dụng kinh phí trong kinh phí chương trình dự án được cấp từ đầu
năm.
- Tranh thủ kinh phí cơ quan, kinh phí địa phương hỗ trợ khi cần thiết.
Bước 7: Tổng kết, báo cáo
- Báo cáo kết quả hoạt động hàng tháng, quý lên ngành cấp trên.
- Tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm ở mỗi năm.

Học viên Nguyễn Thị Quỳnh Trang - Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận
Lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viên - Năm 2011 - 19 -

Phần VI
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


6.1. Kết luận:


Chỉ thị số 06/2007/CT-TTg ngày 28/3/007 của Thủ tướng Chính phủ triển
khai các biện pháp cấp bách bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, Thủ tướng
Chính phủ đã nhấn mạnh “Công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm được
Đảng, Quốc hội, Chính phủ và toàn thể xã hội rất quan tâm và đã có nhiều tiến
bộ trong những năm qua: hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý vệ
sinh an toàn thực phẩm được bổ sung hoàn thiện hơn; công tác phối hợp liên
ngành được tăng cường và ngày càng có hiệu quả; công tác giáo dục truyền
thông được đẩy mạnh, tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức, nâng cao trách
nhiệm của lãnh đạo các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội và người tiêu dùng,
góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân, phát triển kinh tế - xã hội”.
Trong đề tài này chọn phương án 3 để giải quyết tình huống nêu trên là
phù hợp với mục tiêu đưa ra. Tuy không xác định nguyên nhân chính gây ra vụ
ngộ độc nhưng điều chắc chắn rằng nếu phương án được thực thi nó sẽ góp phần
đáng kể trong việc hạn chế tình hình ngộ độc thực phẩm ở các nhà trẻ, mẫu giáo
trên địa bàn. Góp phần bảo vệ tính mạng, sức khỏe của con người, duy trì và
phát triển nòi giống, tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước về vệ sinh an toàn
thực phẩm.

6.2. Kiến nghị:


- Ban hành Luật An toàn thực phẩm đồng thời sớm sửa đổi, bổ sung, một
số luật có liên quan để bảo đảm tính đồng bộ, hiệu quả trong việc quản lý chất
lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý nhà nước về vệ
sinh an toàn thực phẩm. Đảm bảo pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm được
thực hiện nghiêm minh nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước.

Học viên Nguyễn Thị Quỳnh Trang - Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận
Lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viên - Năm 2011 - 20 -

- Có cơ chế phối hợp giữa thanh tra chuyên ngành vệ sinh an toàn thực
phẩm với lực lượng quản lý thị trường; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra,
xử lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý chất lượng vệ
sinh an toàn thực phẩm.
- Nâng cao chất lượng công tác giáo dục, truyền thông về vệ sinh an toàn
thực phẩm, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, giáo dục; chú trọng giáo dục
đạo đức kinh doanh của người sản xuất kinh doanh thực phẩm, ý thức tiêu dùng
thực phẩm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức về vệ
sinh an toàn thực phẩm, ý thực chấp hành pháp luật về quản lý chất lượng vệ
sinh an toàn thực phẩm, chú trọng giáo dục ý thức trách nhiệm của người sản
xuất kinh doanh thực phẩm đối với cộng đồng.
- Đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ công tác quản lý
vệ sinh an toàn thực phẩm tại địa phương, chú trọng nguồn nhân lực tại cấp
huyện, xã.
- Sớm có quy hoạch phát triển của nhà trẻ cụ thể và công khai trên toàn
thành phố.
- Rà soát, xem xét và có những quy định cụ thể về tiêu chuẩn thành lập
nhà trẻ, cấp giấy phép thành lập nhà trẻ.
- Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục về vệ sinh an toàn thực
phẩm phòng chống ngộ độc xảy ra cho mọi người qua các phương tiện thông tin
đại chúng.
- Tăng cường công tác giám sát chủ động và điều tra kịp thời các vụ ngộ
độc thực phẩm xảy ra.
- Củng cố hệ thống báo cáo về ngộ độc thực phẩm từ tỉnh đến xã kịp thời,
chính xác. Thực hiện công tác báo cáo nhanh khi xảy ra ngộ độc.
- Cần quan tâm hơn đến công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức vệ sinh an
toàn thực phẩm cho nhân viên giữ trẻ.
- Cần phải đặt ra tiêu chuẩn khi tuyển dụng nhân viên nấu bếp về trình học
vấn, về thâm niên làm việc và đảm bảo đủ các điều kiện về sức khỏe và tập huấn
kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm trước khi tuyển dụng hoặc định kỳ khám sức
khỏe và tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm cho nhân viên phục vụ tại
bếp ăn tập thể theo quy định.
- Không cấp phép hoạt động cho các cơ sở không bảo đảm điều kiện vệ
sinh an toàn thực phẩm.

Học viên Nguyễn Thị Quỳnh Trang - Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận
Lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viên - Năm 2011 - 21 -

TÀI LIỆU THAM KHẢO




1. Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 được Quốc hội nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 17 tháng
6 năm 2010 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2011.
2. Nghị định số 163/2004/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2004 của Chính
phủ quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm;
3. Nghị định số 45/2005/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2006 của Chính
phủ quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
4. Chỉ thị số 06/2007/CT-TTg ngày 28 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng
Chính phủ triển khai các biện pháp cấp bách bảo đảm vệ sinh an toàn thực
phẩm.
5. Quyết định số 1221/2000/QĐ-BYT ngày 18 tháng 4 năm 2000 của Bộ
trưởng Bộ Y tế về việc ban hành quy định về vệ sinh trường học.
6. Quyết định số 4128/2001/QĐ-BYT ngày 03 tháng 10 năm 2001 của Bộ
trưởng Bộ Y tế về việc ban hành quy định về điều kiện bảo đảm vệ sinh an toàn
thực phẩm tại các nhà ăn, bếp ăn tập thể và cơ sở kinh doanh, chế biến suất ăn
sẵn.
7. Quyết định số 5327/2003/QĐ-BYT ngày 13 tháng 10 năm 2003 của Bộ
trưởng Bộ Y tế về việc ban hành quy định về lấy mẫu thực phẩm và bệnh phẩm
khi xảy ra ngộ độc thực phẩm.
8. Quyết định số 11/2006/QĐ-BYT ngày 09 tháng 3 năm 2006 của Bộ
trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Quy chế cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ
sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có nguy
cơ cao.

Học viên Nguyễn Thị Quỳnh Trang - Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận
Lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viên - Năm 2011 - 22 -

9. Quyết định số 12/2006/QĐ-BYT ngày 25 tháng 7 năm 2006 của Bộ


trưởng Bộ Y tế về việc ban hành quy định phân cấp nhiệm vụ quản lý và tham
gia quản lý Nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trong ngành y tế.
10. Quyết định số 41/2006/QĐ-BYT ngày 08 tháng 12 năm 2006 của Bộ
trưởng Bộ Y tế về việc ban hành quy định điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
đối với cơ sở kinh doanh, dịch vụ, phục vụ ăn uống.
11. Quyết định số 43/2006/QĐ-TTg ngày 20 tháng 02 năm 2006 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch hành động quốc gia bảo đảm vệ sinh an
toàn thực phẩm.
12. Nghị định số 79/2008/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2008 của Chính
phủ quy định hệ thống tổ chức quản lý, thanh tra và kiểm nghiệm về vệ sinh an
toàn thực phẩm.
13. Giáo trình Bồi dưỡng quản lý hành chính Nhà nước chương trình
chuyên viên năm 2011.

Học viên Nguyễn Thị Quỳnh Trang - Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận
Lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viên - Năm 2011 - 23 -

MỤC LỤC
Lời nói đầu............................................................................................................................................................................................3

Phần I - Mô tả tình huống.................................................................................................................................................5

Phần II - Xác định mục tiêu xử lý tình huống.........................................................................................6

Phân III - Phân tích nguyên nhân và hậu quả........................................................................................7

3.1. Nguyên nhân:.....................................................................................................................................................................7

3.2. Hậu quả:................................................................................................................................................................................12

Phần IV - Xây dựng các phương án giải quyết vấn đề và lựa chọn phương
án tối ưu.................................................................................................................................................................................................14

4.1. Xây dựng phương án giải quyết................................................................................................................14

4.2. Lựa chọn phương án xử lý tình huống...............................................................................................15

Phần V - Kế hoạch tổ chức thực hiện phương án lựa chọn................................................17

Phần VI - Kết luận và kiến nghị............................................................................................................................19

6.1. Kiến nghị..............................................................................................................................................................................19

6.2. Kết luận.................................................................................................................................................................................19

Tài liệu tham khảo.......................................................................................................................................................................21

Học viên Nguyễn Thị Quỳnh Trang - Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận
Lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viên - Năm 2011 - 24 -

Học viên Nguyễn Thị Quỳnh Trang - Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận

You might also like