You are on page 1of 3

3.1.

Thiết kế, triển khai các chương trình, tập huấn bồi dưỡng, nâng cao việc
học và tạo môi trường học tiếng dân tộc cho dân tộc thiểu số
Để nâng cao việc học tiếng dân tộc cho dân tộc thiểu số, cần đề cao sự hình
thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho các em, bồi dưỡng tình yêu tiếng nói,
chữ viết tiếng DTTS cho học sinh DTTS để giúp các em có ý thức bảo tồn, phát
huy bản sắc văn hóa dân tộc; giúp học sinh phát triển kỹ năng sử dụng tiếng DTTS
nghe, nói, đọc, viết, mở rộng hiểu biết về văn hóa của đồng bào DTTS, bồi dưỡng
tinh thần đoàn kết dân tộc và ý thức công dân, đảm bảo mục tiêu phát triển trí tuệ,
thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực cho học sinh.
Triển khai và sử dụng sách giáo khoa (SGK), tài liệu hướng dẫn dạy học bậc
tiểu học đối với các tiếng DTTS được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) biên
soạn hoàn thành. Trong đó, trang bị đầy đủ SGK, tài liệu hướng dẫn dạy học bậc
tiểu học đối với các tiếng DTTS đã được ban hành chương trình môn học; đảm bảo
đủ 100% SGK, tài liệu hướng dẫn dạy học bậc tiểu học đối với các tiếng DTTS
được Bộ GD&ĐT biên soạn hoàn thành trên địa bàn tỉnh. Vận dụng linh hoạt
chương trình SGK giảng dạy các tiếng DTTS của Bộ GD&ĐT phù hợp với địa
phương. Tăng cường hoạt động Hội đồng bộ môn tiếng DTTS cấp tiểu học và các
trường TH&THCS nhằm tư vấn, góp phần nâng cao chất lượng dạy học các môn
tiếng DTTS trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Có giáo viên dạy tiếng
DTTS đối với những tiếng có số lượng học sinh tiểu học đủ để thành lập lớp, trong
đó 45% giáo viên có trình độ chuẩn được đào tạo; 100% cán bộ quản lý giáo dục
có liên quan về dạy học tiếng DTTS được bồi dưỡng nâng cao năng lực.
Chỉ đạo các cơ sở giáo dục có dạy tiếng DTTS tăng cường đổi mới phương
pháp giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, tự học, chủ động sáng
tạo của người học, học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn; tăng cường
ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và công tác giáo dục dân tộc...
3.2. Tăng cường nguồn đầu tư cho công tác phát triển giáo dục ở các vùng dân
tộc thiểu số
Chúng ta không thể chờ kinh tế phát triển mới phát triển giáo dục. Giáo dục
phải đi trước một bước, chúng ta đã có kinh nghiệm phát triển sự nghiệp giáo dục
trong những ngày đầu giành độc lập, khi nạn đói làm hàng triệu người chết nhưng
do làm tốt công tác vận động, tuyên truyền phong trào "bình dân học vụ" đã khơi
dậy truyền thống hiếu học của nhân dân ta. Phát triển giáo dục, đào tạo cho đồng
bào dân tộc để đồng bào có điều kiện vươn lên hoà nhập cùng đồng bào cả nước và
thực hiện quyền bình đẳng của mình về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội là vấn đề
hết sức quan trọng và cần thiết. Cần hối hợp đồng bộ giữa chính sách của Đảng và
Nhà nước với hoạt động của ngành giáo dục và sự đóng góp của toàn dân cho sự
nghiệp giáo dục ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Xã hội hóa giáo dục nói chung
để kêu gọi toàn dân cùng quan tâm đóng góp một cách thiết thực là một trong
những biện pháp hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Nguồn:
1. http://mattran.org.vn/to-chuc-thanh-vien/thuc-trang-va-giai-phap-cong-tac-
phat-trien-giao-duc-o-vung-dan-toc-thieu-so-hien-nay-14616.html
2. https://binhphuoc.gov.vn/vi/news/tin-tuc-su-kien-421/nang-cao-chat-luong-
day-hoc-cac-mon-tieng-dan-toc-thieu-so-trong-chuong-trinh-giao-duc-pho-
thong-giai-doan-2021-2030-29286.html

You might also like