You are on page 1of 3

1.

PHỔ CẬP GIÁO DỤC


Tại Việt Nam, xóa mù chữ, phổ cập giáo dục là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm
hướng tới mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần thực
hiện thắng lợi nhiệm vụ công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước. Đến năm 2000, 98,03% số
quận/huyện và 98,53% số xã/phường ở Việt Nam đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia xóa
mù chữ-phổ cập giáo dục tiểu học. Năm học 2022 - 2023, tỷ lệ huy động trẻ mầm non đến
trường tăng 4,6% so với năm học trước; tỷ lệ huy động trẻ mẫu giáo 5 tuổi đến trường và huy
động học sinh cấp tiểu học đúng độ tuổi đều duy trì ở mức cao 99,7%. Tỷ lệ học sinh hoàn
thành chương trình tiểu học đạt mức cao 98,81%; có 63/63 tỉnh, thành phố duy trì và đạt
chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học, đạt tỷ lệ 100%. Ngoài ra còn có mạng lưới cơ sở giáo dục
thường xuyên, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên cấp huyện, trung tâm
học tập cộng đồng, trung tâm ngoại ngữ-tin học, trung tâm thực hiện giáo dục kỹ năng sống.
Cùng với đó, các cơ sở giáo dục đã đẩy mạnh dạy học từ xa, dạy học trực tuyến, dạy học trên
truyền hình và từng bước xây dựng các khóa học trực tuyến mở đại chúng. Số lượt người
tham gia các lớp cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ, các lớp phổ cập ngoại
ngữ, tin học ứng dụng, giáo dục kỹ năng sống, nghề ngắn hạn tại các trung tâm học tập cộng
đồng tăng hằng năm… Hơn thế nữa, để phổ cập giáo dục cho đồng bào dân tộc ít người, nhà
nước chủ trương phát triển của hệ thống giáo dục từ mầm non đến trung học phổ thông, với
việc thành lập nhiều mô hình trường học dành cho con em đồng bào các dân tộc. Tính đến
01/8/2015, tỷ lệ người dân tộc thiểu số từ 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết đạt 79,8%; tỷ lệ
học sinh trong độ tuổi đi học đúng cấp đạt 70,2%2. Giáo dục ở vùng đồng bào dân tộc thiểu
số, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện khó khăn được chú trọng phát triển. Hiện
Việt Nam có 318 trường phổ thông dân tộc nội trú thuộc 48 tỉnh, thành phố với quy mô gần
102 ngàn học sinh; trên 1,1 ngàn trường phổ thông dân tộc bán trú ở 29 tỉnh, thành phố với
quy mô 250 ngàn học sinh. Nhà nước cũng có chính sách cử tuyển học sinh dân tộc thiểu số
vào các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, với mỗi năm có khoảng hơn 3
nghìn học sinh được cử đi học.
2. Nâng cao chất lượng giáo dục
Chất lượng giáo dục phổ thông (cả đại trà và mũi nhọn) được nâng lên, được quốc tế ghi nhận
là một trong 10 hệ thống giáo dục hàng đầu của thế giới nằm ở khu vực Ðông Á - Thái Bình
Dương. Các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam tiếp tục được xếp hạng cao và tăng thứ bậc trên
các bảng xếp hạng uy tín quốc tế. Học sinh Việt Nam tiếp tục đạt nhiều thành tích cao trong
các kỳ thi quốc tế. Theo Bảng xếp hạng các quốc gia tốt nhất về giáo dục năm 2021 (công bố
năm 2022), Việt Nam xếp thứ 59 thế giới, tăng 5 bậc so với năm trước. Học sinh Việt Nam
đạt điểm gần mức trung bình của OECD ở toán, đọc và khoa học, xếp thứ 34/81 quốc gia và
thứ 2 ở khu vực ASEAN sau Singapore. Theo báo cáo năm 2020 của Ngân hàng Thế giới về
vốn nhân lực, chỉ số vốn nhân lực của Việt Nam đứng thứ 38/174 nền kinh tế. Kết quả thi Ô-
lim-pích khu vực và quốc tế cũng đặc biệt xuất sắc. Giai đoạn 2016-2020, Bộ GD và ÐT cử
nhiều đoàn học sinh Việt Nam tham dự kỳ thi Ô-lim-pích các môn văn hóa với 174 lượt em
dự thi và đạt những kết quả cao, với 170 giải thưởng, gồm: 54 Huy chương vàng, 68 Huy
chương bạc, 40 Huy chương đồng, tám bằng khen. Kết quả qua từng năm đều có bước tiến bộ
vượt bậc, nhiều học sinh Việt Nam đạt điểm số cao nhất ở các nội dung thi. Năm 2020, tất cả
24 thí sinh Việt Nam tham dự các kỳ thi Ô-lim-pích khu vực và quốc tế đều đoạt giải. Trong
đó, tất cả bốn thí sinh đội tuyển Hóa học đoạt Huy chương vàng, xếp thứ 2 thế giới (sau đội
tuyển quốc gia Mỹ). Số Huy chương vàng mà học sinh Việt Nam đạt được trong giai đoạn
2016-2020 nhiều gấp đôi giai đoạn 2011-2015.
3. Đổi mới giáo dục:
Chương trình giáo dục được đổi mới theo hướng phát triển năng lực học sinh. Phương pháp
giảng dạy được đổi mới, chú trọng đến việc học tập tích cực, trải nghiệm của học sinh. Ðối
với triển khai chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới, Bộ GD và ÐT đã ban
hành chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, chương trình môn học; thẩm định, phê duyệt
năm bộ sách giáo khoa lớp 1 để đưa vào sử dụng trong năm học 2020 - 2021. Ðây là lần đầu
tiên chương trình giáo dục phổ thông được xây dựng một cách đồng bộ các môn học, hoạt
động giáo dục ở tất cả các cấp, lớp học theo hướng bảo đảm nội dung tinh gọn, giảm số môn
bắt buộc; tăng môn học, chủ đề và hoạt động giáo dục tự chọn, xây dựng một số môn tích
hợp. Ðồng thời, xã hội hóa, xóa bỏ độc quyền sách giáo khoa phổ thông, tiết kiệm cho ngân
sách nhà nước trong việc biên soạn sách giáo khoa mới; trao quyền tự chủ lựa chọn sách về
các trường phổ thông, giúp phù hợp đặc điểm vùng, miền. Bộ GD và ÐT đã ban hành đầy đủ
các chuẩn đối với đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục giáo dục mầm non, phổ thông;
áp dụng nhiều giải pháp nhằm giảm áp lực, tạo động lực cho giáo viên. Xây dựng và triển
khai lộ trình đào tạo bồi dưỡng giáo viên theo chuẩn mới, theo chương trình và sách giáo
khoa giáo dục phổ thông mới bảo đảm tiến độ, chất lượng.
Việc đánh giá học sinh được đổi mới, đa dạng hơn. Ðáng chú ý, thi, kiểm tra, đánh giá được
quan tâm, bảo đảm thực chất và hiệu quả. Trong đó, kiểm tra đánh giá được triển khai theo
hướng phát triển năng lực người học; kết hợp giữa đánh giá kết quả và đánh giá quá trình. Kỳ
thi tốt nghiệp THPT được tổ chức khách quan, công bằng và minh bạch; giảm áp lực và tốn
kém cho xã hội; tránh học lệch học tủ; hạn chế tối đa gian lận trong thi cử; cung cấp thông tin
tin cậy phục vụ đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông và là một trong các căn cứ tuyển sinh
đại học, giáo dục nghề nghiệp.
4. Mở rộng hợp tác quốc tế:
Hợp Tác Quốc Tế: Việt Nam đã thiết lập quan hệ hợp tác giáo dục với hơn 100 quốc gia và
lãnh thổ, ký kết gần 100 thỏa thuận và điều ước quốc tế từ 2016 - 2020, nâng cao vị thế quốc
tế1. Số lượng học bổng do chính phủ nước ngoài cấp cho Chính phủ Việt Nam đã tăng gần 4
lần từ năm 2013 – 2019. Các trường đại học công lập quốc tế (Việt – Đức, Việt – Pháp, Việt
– Nga, Việt – Nhật, Việt – Anh) được thành lập. Hàng trăm chương trình đào tạo liên kết đã
triển khai; đến nay có vài vạn du học sinh từ khoảng 70 quốc gia trên thế giới học tập tại Việt
Nam. Việt Nam mở cửa thị trường giáo dục theo GATS, phát triển mạnh mẽ các chương trình
liên kết và nhượng quyền quốc tế, đặc biệt trong giáo dục đại học. Ngành giáo dục Việt Nam
đẩy mạnh hợp tác quốc tế với các nước trong khu vực và trên thế giới. thành lập cơ sở giáo
dục bằng vốn đầu tư nước ngoài thì từ năm 2000, Việt Nam đã ban hành và không ngừng
hoàn thiện các văn bản pháp lý khuyến khích sự hiện diện thương mại của các nhà cung ứng
giáo dục nước ngoài theo cơ chế vì lợi nhuận và không vì lợi nhuận, dưới các hình thức văn
phòng đại diện, cơ sở liên kết và cơ sở 100% vốn nước ngoài. Vì thế, tính đến năm 2021, cả
nước có gần 500 dự án FDI, đến từ trên 30 quốc gia/vùng lãnh thổ, đầu tư vào lĩnh vực giáo
dục và đào tạo với tổng số vốn lên tới gần 5 tỉ USD. Số lượng cơ sở giáo dục có vốn đầu tư
nước ngoài hiện chiếm khoảng 17% trong hơn 3.800 cơ sở giáo dục ngoài công lập. Các
trường đại học Việt Nam tăng cường hợp tác với các trường đại học quốc tế trong lĩnh vực
đào tạo và nghiên cứu.
5. Ứng dụng công nghệ thông tin:
Công nghệ thông tin được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong giáo dục, góp phần nâng cao
chất lượng dạy và học. Đối với giáo dục mầm non và phổ thông, Bộ GDĐT đã xây dựng hệ
thống cơ sở dữ liệu quản lý thông tin chi tiết của tất cả các trường học từ mầm non đến phổ
thông bao gồm các cấu phần cơ sở dữ liệu thành phần (gồm trường, lớp, học sinh, giáo viên,
cơ sở vật chất, tài chính,...) và đã tổng hợp thông tin dữ liệu từ 63 sở GDĐT, 710 phòng
GDĐT. Qua đó đã số hóa, gắn mã định danh của gần 24 triệu hồ sơ học sinh (số hóa các
thông tin về lý lịch, quá trình học tập, rèn luyện, sức khỏe …), hơn 1,5 triệu hồ sơ giáo viên,
nhân viên và cán bộ quản lý (hồ sơ, trình độ chuyên môn, đánh giá theo chuẩn) từ 53 nghìn
trường học và thông tin về cơ sở vật chất, nhà vệ sinh trường học. Thực hiện Đề án số 06 về
phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư phục vụ chuyển đổi số quốc gia của Chính phủ, vừa
qua, Bộ GDĐT đã kết nối thành công Cơ sở dữ liệu ngành Giáo dục với Cơ sở dữ liệu Quốc
gia về dân cư (do Bộ Công an quản lý). Qua đó đã kết nối, đồng bộ, xác thực mã căn cước
công dân và chia sẻ dữ liệu của hơn 1,5 triệu giáo viên (đạt 95%) và gần 21 triệu hồ sơ học
sinh (đạt 92%). Ứng dụng CNTT phục vụ kỳ thi tốt nghiệp THPT và công tác tuyển sinh đại
học đã được triển khai đồng bộ, triệt để. Từ đăng ký dự thi, đăng ký nguyện vọng xét tuyển
đến nộp phí xét tuyển và xác nhận nhập học đều được thực hiện theo hình thức trực tuyến đối
với tất cả thí sinh. Năm 2022, Bộ GDĐT hoàn thành triển khai, cung cấp và tích hợp dịch vụ
công mức độ 4 về "Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT" và “Đăng ký xét tuyển trình độ đại học,
trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non” trên Cổng dịch vụ công Quốc gia; tích hợp nền
tảng thanh toán trực tuyến cung cấp trên Cổng dịch vụ công Quốc gia. Bộ GDĐT còn đang
nâng cấp mở rộng cơ sở dữ liệu về giáo dục mầm non, phổ thông cung cấp miễn phí cho các
sở, phòng với Bộ GDDT phục vụ quản lý điều hành giáo dục trên môi trường số; cung cấp
trục tích hợp và chia sẻ dữ liệu trong ngành Giáo dục, đảm bảo kết nối đầy đủ và thông suốt
dữ liệu quản lý ngành. Bộ cũng xem xét xây dựng phần mềm dạy học trực tuyến dùng chung
để cung cấp miễn phí tới các trường phổ thông.

You might also like