You are on page 1of 8

2.

Thực trạng đầu tư và chi tiêu tài chính của các cơ sở giáo dục đại học
công lập

2.1. Cơ cấu thu

Năm học 2016 - 2017, cả nước có 235 trường đại học (trong đó có 170
trường đại học công lập và 65 trường đại học ngoài công lập) (Niên giám
thống kê, 2018). Các trường đại học này được ngân sách nhà nước tài trợ
thông qua các đầu mối cơ quan chủ quản là các Bộ, cơ quan ngang bộ, tổ
chức chính trị - xã hội, ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố và đại học quốc gia
(Nguyễn Xuân Thu, 2017).
Nguồn thu từ học phí của các trường đại học mới chỉ đảm bảo một phần
chi phí thường xuyên của trường, trong khi đó, nguồn NSNN cấp cho chi
thường xuyên đang ngày càng giảm dần trong tiến trình tiến đến tự chủ
hoàn toàn chi thường xuyên. Đa số các trường còn hạn chế trong nghiên
cứu và triển khai nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, trực tiếp giải quyết
những vấn đề thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội. Do vậy, nguồn thu từ
hoạt động NCKH và ứng dụng của các trường còn rất hạn chế. Các trường
chưa có chính sách tích cực trong thúc đẩy mối liên kết giữa trường học,
viện nghiên cứu với các đơn vị kinh tế, chưa gắn kết công tác đào tạo,
NCKH với thực tiễn đời sống sản xuất - kinh doanh để gia tăng nguồn thu.
Hình 1: Cơ cấu nguồn thu tài chính của các trường đại học công lập
Đơn vị tính: %
Nguồn: Tổng hợp dựa trên dữ liệu thống kê của Bộ Tài chính
Tại các quốc gia trên thế giới, nguồn thu của các trường đại học cũng có
sự khác biệt. Ở Trung Quốc nguồn ngân sách nhà nước vẫn là nguồn đầu
tư quan trọng cho các trường đại học công lập. Nguồn thu chủ yếu từ ngân
sách nhà nước chiếm khoảng 63%, nguồn thu từ đóng góp cộng đồng và
nguồn thu khác chiếm khoảng 18%, nguồn thu từ học phí của sinh viên
chiếm khoảng 19%. Ngân sách các trường đại học ở Đức chủ yếu do
chính quyền Bang tài trợ khoảng 17%. Việc cấp phát ngân sách nhà nước
dựa vào nhu cầu do đơn vị lập. Ngân sách nhà nước cấp chung cho cả
nghiên cứu khoa học và giảng dạy. Hệ thống giáo dục đại học ở Hàn Quốc
gồm 23 trường ĐHCL và 153 trường đại học tư. Khi Chính phủ Hàn Quốc
giao quyền tự chủ toàn diện cho các trường đại học thì mức học phí và số
lượng các trường đại học có xu hướng gia tăng. Trước sức ép tăng học
phí, các trường đại học ở Hàn Quốc được ngân sách nhà nước cấp theo
chế độ khoán và được tự do vay vốn ngân hàng, được tự do sử dụng trang
thiết bị cho đào tạo đại học.

2.2. Thu từ NSNN và các hỗ trợ của Chính phủ

Chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo năm 2016 - 2017
đạt 217.057 (tỷ đồng) (tăng gấp khoảng 7,6 lần so với năm 2005) chiếm tỷ
lệ 14,84% tổng ngân sách nhà nước.
Bảng 1. Mức chi và cơ cấu chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo

Nguồn: Tổng cục Thống kê


Tính theo GDP, tỷ lệ chi tiêu từ nguồn lực nhà nước cho giáo dục, đào tạo
trên GDP của Việt Nam cao hơn so với nhiều nước, khu vực, thậm chí so
với các nước có trình độ phát triển kinh tế cao hơn. Năm 2012, tỷ lệ chi
tiêu công cho giáo dục, đào tạo trên GDP của Việt Nam chiếm 6,3%, cao
hơn so với Singapore (3,2% năm 2010), Malaysia (5,1%), Thái Lan (3,8%),
Hàn Quốc (5,2% năm 2011), Hồng Kông (3,5%). Năm 2010, tỷ lệ chi ngân
sách trên mỗi sinh viên đại học ở Việt Nam bằng xấp xỉ 40% thu nhập bình
quân đầu người, trong khi ở Hoa Kỳ, tỷ lệ này là 21%, Singapore là 28%,
Hàn Quốc là 13%, Nhật Bản là 25%. Điều này cho thấy, mức ưu tiên mà
Chính phủ Việt Nam dành cho giáo dục khá lớn so với khả năng tài chính
của quốc gia (Đinh Thị Nga, 2017).
Bên cạnh đó, Chính phủ còn có nhiều chính sách hỗ trợ khác như thực
hiện chính sách miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí cho học sinh, sinh
viên nghèo; kinh phí hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non; kinh phí hỗ trợ
phát triển giáo dục đối với con em đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu,
vùng xa; kinh phí hỗ trợ học bổng và hỗ trợ phương tiện, đồ dùng học tập
thực hiện chính sách giáo dục đối với người khuyết tật,… Ngoài ra,
chương trình tín dụng ưu đãi dành cho sinh viên thông qua Ngân hàng
Chính sách xã hội đã tạo điều kiện cho hàng triệu học sinh, sinh viên thuộc
hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học
tập và lập nghiệp. Sau hơn 10 năm triển khai, chính sách tín dụng này đã
nhanh chóng đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả, trở thành một
chương trình có ý nghĩa cả về kinh tế, chính trị và xã hội. Doanh số cho
vay học sinh, sinh viên (HSSV) đạt hơn 51 nghìn tỷ đồng, với hơn 3,5 triệu
lượt HSSV được vay vốn (Đào Thanh Bình và các cộng sự, 2017). Hạn
mức cho vay đối với học sinh, sinh viên được điều chỉnh tăng qua từng
năm, từ mức vay 8 triệu đồng/sinh viên/năm thì đến năm 2008 con số này
đã tăng lên mức 18 triệu đồng/năm/HSSV (Quyết định số 751/QĐ-TTg
ngày 30/05/2017).
Hình 2: Tỷ lệ chi ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo
Nguồn: Tổng hợp dựa trên dữ liệu của Bộ Tài chính
Bên cạnh những kết quả đạt được, chính sách đầu tư cho giáo dục, đào
tạo của Việt Nam còn có những hạn chế, bất cập. Cơ cấu đầu tư cho giáo
dục - đào tạo chưa hợp lý thể hiện ở cơ cấu chi cho các nhiệm vụ, giữa
các bậc học, nội dung chi trong từng bậc học và ngành nghề trong từng
bậc học. Cụ thể, tỷ lệ chi thường xuyên, gồm: Chi lương, chi cho hoạt động
dạy học và nâng cao chất lượng giáo trình chiếm khoảng 80% tổng chi,
trong đó chủ yếu là dành để chi trả tiền lương.
Bảng 2. Cơ cấu chi NSNN cho giáo dục, đào tạo
Đơn vị tính: Tỷ đồng, %

Nguồn: Tổng hợp số liệu quyết toán chi NSNN từ KBNN


Như vậy, trong cơ cấu chi NSNN cho giáo dục và đào tạo giai đoạn 2011 -
2015, tỷ trọng chi thường xuyên tăng và tỷ trọng chi đầu tư phát triển
(ĐTPT) giảm (tính cả về số tuyệt đối và tỷ trọng), cụ thể: (i) Chi thường
xuyên có xu hướng tăng trong giai đoạn gần đây, nguyên nhân chính là do
việc tăng lương cho giáo viên, tăng chỉ số giá tiêu dùng. Tốc độ tăng chi
thường xuyên trung bình giai đoạn 2011 - 2015 là 116,4%; (ii) Chi ĐTPT
giảm về tỷ lệ (gần 5% từ 2011 đến 2015), lý do chính là Chính phủ thực
hiện chính sách thắt chặt chi tiêu công để giảm gánh nặng nợ công và
giảm đầu tư do giai đoạn trước được tăng cường đầu tư cơ sở trường,
lớp. Tốc độ tăng chi đầu tư trung bình chỉ là 106,8%.
Thêm vào đó, trong tổng số NSNN đầu tư cho GDĐT thì tỷ lệ ngân sách
dành cho GDĐH còn hạn chế - chiếm 12%, trong khi đó tỷ lệ chi cho giáo
dục tiểu học chiếm gần 30% tổng chi NSNN cho các cấp học. Năm 2010,
tỷ lệ chi tiêu công cho giáo dục trên mỗi học sinh tiểu học của Hoa Kỳ là
22%, Singapore chỉ có 11%.

2.3. Chi tiêu của các cơ sở GDĐH công lập

Hàng năm, các trường ĐHCL sử dụng nguồn kinh phí chủ yếu cho chi
thường xuyên như chi lương, chi nghiệp vụ chuyên môn; chi sửa chữa,
mua sắm vật tư; chi học bổng sinh viên,… Hình 2 trình bày cơ cấu chi của
các trường đại học công lập gồm: Chi tiền lương, chi nghiệp vụ chuyên
môn, chi mua sắm thiết bị và chi khoa học công nghệ. Kết quả thống kê
cho thấy, trong giai đoạn 2009 - 2015, các khoản chi thường xuyên bình
quân chiếm trên 90% tổng chi của các trường ĐHCL. Tỷ lệ chi cho NCKH
và mua sắm thiết bị hầu như chưa được đảm bảo do thiếu nguồn vốn.
Nguồn tài chính cho NCKH và công nghệ của các trường tuy đã tăng hàng
năm nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu. Việc sử dụng và phân bổ
chưa hiệu quả, vẫn còn mang tính bình quân và dàn trải. Cơ sở vật chất
được đầu tư từ nguồn kinh phí khoa học - công nghệ chưa đáp ứng được
nhu cầu của các trường, trong khi đó ở một số đơn vị hiệu quả sử dụng cơ
sở vật chất chưa cao, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của các
trường đại học.
Cơ chế quản lý tài chính các trường ĐHCL có những bước chuyển biến đáng kể:

Thứ nhất, các trường ĐHCL đã chuyển mình từ chỗ hoàn toàn dựa vào ngân sách cấp
100% cho các khoản chi thường xuyên đến nay đã có nhiều trường tự chủ được 100% và
trên 50% kinh phí chi thường xuyên. Cơ cấu nguồn thu của các trường ĐHCL có sự thay
đổi đáng kể, tỷ trọng các nguồn thu từ học phí, lệ phí và các hoạt động dịch vụ, lao động -
sản xuất tăng lên, để bù đắp cho phần cắt giảm tài trợ từ ngân sách nhà nước.
Thứ hai, các nhà quản lý các trường ĐHCL đã có sự thay đổi đáng kể trong cách thức
quản lý và định hướng phát triển. Các nhà quản lý không chỉ lo về công tác chuyên môn,
bảo đảm chất lượng cho các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học của nhà trường,
mà còn nghiên cứu, tìm kiếm các giải pháp để nâng cao nguồn thu, bảo đảm cho việc vận
hành các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển nhà trường.
Thứ ba, để thực hiện quyền và nghĩa vụ tự chủ tài chính của trường, các trường ĐHCL đã
chủ động khai thác nguồn thu sự nghiệp, như tăng cường các hoạt động dịch vụ, lao động
sản xuất, thực hiện các hợp đồng tư vấn, chuyển giao công nghệ, thành lập các doanh
nghiệp. Bên cạnh đó, các trường còn mở rộng các hoạt động liên kết đào tạo, đặc biệt là
liên kết với các trường đại học nước ngoài, qua đó vừa tăng nguồn thu cho trường, vừa
nâng cao chất lượng đào tạo và uy tín của trường.
Thứ tư, các trường đã tiến hành xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, xây dựng định mức cho
việc thanh toán các khối lượng công việc thực hiện trong đào tạo, thực hiện khoán chi đối
với các khoản chi hoạt động nghiệp vụ, từ đó xây dựng ý thức trách nhiệm của từng cá
nhân trong trường về việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Thứ năm, các trường ĐHCL đã tiến hành sắp xếp lại tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn
và hiệu quả; chủ động ký kết các hợp đồng lao động phù hợp với khối lượng công việc và
khả năng tài chính của trường.
quản lý tài chính trong các trường đại học còn tồn tại một số vấn đề sau:

Thứ nhất, quyền tự chủ của các trường ĐHCL về công tác chuyên môn còn hạn chế. Hầu
hết các trường chưa tự chủ trong việc xác định ngành đào tạo, quy mô tuyển sinh, mức học
phí... Điều này có ảnh hưởng không nhỏ tới nguồn thu học phí, lệ phí của các trường và do
đó gây khó khăn cho việc thực hiện tự chủ tài chính của mỗi trường.
Thứ hai, quy chế chi tiêu nội bộ đã được xây dựng và sửa đổi cho phù hợp hơn với thực tế
hoạt động của đơn vị nhưng vẫn còn chưa sát, nhiều nội dung và mức chi vẫn còn thiếu
hoặc chưa đầy đủ nên khi các cơ quan thanh tra và kiểm toán kiểm tra tình hình tài chính
của đơn vị sẽ phải giải trình và có khi sẽ bị xuất toán... Việc nghiên cứu, ban hành quy chế
chi tiêu nội bộ thường tập trung vào việc nâng cao thu nhập cho giảng viên, cán bộ, nhân
viên; các vấn đề liên quan đến phục vụ đào tạo và nâng cao cơ sở vật chất cho nhà trường
chưa được chú trọng.
Thứ ba, các trường ĐHCL chưa huy động được tối đa các nguồn tài chính trong quá trình
thực hiện quản lý tài chính tại đơn vị. Hoạt động khoa học là một trong hai hoạt động chính
của các trường ĐHCL, tuy nhiên nguồn thu từ hoạt động nghiên cứu khoa học chưa được
chú trọng.
Thứ tư, quản lý tài chính tại các trường ĐHCL còn để xảy ra nhiều bất cập trong phân phối
các khoản chi và nội dung chi.
Thứ năm, bất cập của cơ chế quản lý tài chính hiện hành đã gián tiếp làm cho một số
trường chưa thực sự mặn mà với tự chủ tài chính. Thực tiễn cho thấy, cơ chế tự chủ tài
chính hiện hành chưa đảm bảo sự công bằng cho cán bộ viên chức để các trường tham gia
thực hiện; chỉ khuyến khích các trường mở rộng quy mô, tăng nguồn thu tài chính mà chưa
thực sự gắn với việc nâng cao chất lượng đào tạo.
Thứ sáu, trong cơ chế tự chủ tài chính chưa có chế tài xử lý, gắn trách nhiệm giải trình của
các trường và các cơ quan chức năng nhà nước, dẫn tới việc lập và giao dự toán thu sự
nghiệp cho các trường thiếu chính xác, không phù hợp với thực tế
Những tồn tại, hạn chế trong quản lý tài chính xuất phát từ nhiều nguyên nhân sau:

Một là, các trường ĐHCL không có đủ nguồn tài chính để bù đắp chi phí đào tạo, đảm bảo
chất lượng đào tạo và tái đầu tư phát triển, nâng cao chất lượng đào tạo nên phần lớn đều
không đáp ứng đủ tiêu chí về cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng. Bên cạnh đó, do bị
khống chế về trần học phí, nên để có thêm nguồn thu, các cơ sở giáo dục ĐHCL buộc phải
tăng số lượng và quy mô đào tạo, mở rộng các loại hình đào tạo không chính quy, liên kết
đào tạo.
Hai là, thực hiện tự chủ tài chính công tác quản lý tài chính trong các trường đã được lãnh
đạo nhà trường có những quan tâm chỉ đạo, song sự kiểm tra, giám sát quá trình hoạt động
tài chính của lãnh đạo chưa thực sâu sát. Các quyết định về tài chính của nhà trường chưa
được phân tích, nghiên cứu một cách kỹ lưỡng gắn với các hoạt động chuyên môn nghiệp
vụ của nhà trường trong từng giai đoạn.
Ba là, hiện nay, cơ chế phân bổ nguồn lực ngân sách nhà nước vẫn mang tính chất bình
quân giữa các cơ sở giáo dục ĐHCL, chưa gắn với các chất lượng và kết quả đầu ra.
Bốn là, do áp lực tăng thu nhập, nên hầu hết giảng viên đại học đều mong muốn vượt định
mức giờ giảng theo quy định. Điều này dẫn đến, việc giảng viên đại học không có thời gian
để nghiên cứu khoa học, nâng cao trình độ nghiệp vụ, đổi mới nội dung bài giảng, phương
pháp sư phạm... Đây cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng
đào tạo.

Hạn chế và nguyên nhân


TÀI LIỆU THAM KHẢO:

You might also like