You are on page 1of 2

Không chỉ riêng Việt Nam mà hầu hết các quốc gia trên thế giới đều coi

giáo dục là quốc sách hàng đầu.

Hàng năm các quốc gia đều đầu tư một nguồn vốn không nhỏ cho giáo dục của nước mình nhằm cải
thiện hệ thống giáo dục của nước mình. Không chỉ đơn giản là bỏ vốn để nâng cấp cơ sở vật chất giáo
dục hay cải thiện hệ thống, hàng loạt các chính sách có lợi cho giáo dục được chính phủ các nước đưa ra
như miễn giảm học phí cho học sinh, các chính sách học bổng, thúc đẩy sự đầu tư của các doanh nghiệp
tư nhân vào giáo dục,.... Điều này đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt của chính phủ dành cho nền giáo
dục của nước mình. Nổi bật nhất về sự đầu tư cho giáo dục là 4 quốc gia Anh, Hàn Quốc, Đan Mạch, Na
Uy, hàng năm bỏ nguồn vốn đầu tư cho giáo dục nhiều nhất thế giới.

Anh hằng năm chi khoảng 6,6% từ GDPđược dành làm ngân sách đầu tư cho các cấp từ giáo dục tiểu học
đến đại học. Nước Anh cũng được biết đến với sự đầu tư lên đến hàng triệu bảng dành cho giáo dục trẻ
em và thúc đẩy sự dịch chuyển xã hội (- thúc đẩy sự phát triển cá nhân và xã hội của nhiều cộng đồng,
góp phần trực tiếp vào việc nâng cao năng suất dân số và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của đất
nước.).Theo một tài liệu được công bố bởi website chính thức của chính phủ Anh vào tháng 8 năm 2018,
quốc gia này đang tiến hành một sáng kiến tập trung vào việc hỗ trợ giáo dục và phát triển trẻ em giai
đoạn sớm. Ngoài ra, báo cáo này còn tiết lộ rằng, chính phủ đang đầu tư một quỹ trị giá 30 triệu bảng
vào một kế hoạch hành động xã hội nhằm tạo ra những trường mầm non chất lượng cao phục vục giáo
dục trẻ em.

Hàn Quốc là quốc gia Châu Á duy nhất xuất hiện trong top 4 các quốc gia đầu tư nhiều nhất cho giáo
dục. Theo báo cáo của OECD, quốc gia châu Á này đầu tư 6,3% GDP vào giáo dục, bỏ xa các cường quốc
khác cùng lục địa. Những tiến bộ công nghệ của Hàn Quốc tạo ra những liên kết rất lớn trong việc phát
triển và thực hiện các kế hoạch để thúc đẩy và kích thích giáo dục từ giai đoạn đầu. Sự kết nối đó lớn
đến nỗi Hàn Quốc là quốc gia đầu tiên trên thế giới ứng dụng internet băng thông rộng trong các trường
tiểu học và trung học. Mô hình giáo dục ở Hàn Quốc lại thu hút sinh viên cả địa phương lẫn quốc tế bởi
các chương trình học tiếng Anh, tiếng Hàn đa dạng, các hoạt động ngoại khóa thú vị… Sinh viên sẽ không
gặp bất kỳ cản trở hay giới hạn nào để tiếp cận các chương trình học như vậy. Nhìn chung, chính phủ
Hàn Quốc đã mạnh tay chi cho giáo dục để không bị các quốc gia khác ở châu Á bỏ lại phía sau.

Chính phủ và người dân Đan Mạch coi việc đầu tư vào giáo dục đã trở thành một cỗ máy để phát triển
xã hội, kinh tế và con người. Đan Mạch mỗi năm chi tiêu 6,5% GDP của mình cho lĩnh vực giáo dục, trong
đó 4,5% dành cho giáo dục tiểu học và trung học – đây được coi là mức đầu tư cao nhất trong khu
vực.Nền giáo dục tại Đan Mạch được chính phủ trợ cấp gần như toàn bộ. Ngoài ra, vẫn có những
chương trình đào tạo, các trường đại học tư nhân và thu phí.

Na Uy cũng là một trong những quốc gia phân bổ tỷ trọng GDP lớn cho đầu tư giáo dục, với 6,2% dành
cho giáo dục tiểu học đến đại học. Tại Na Uy, ngân sách từ chính phủ dành cho giáo dục chiếm tỉ lệ rất
cao so với khu vực tư nhân. Điều này cho thấy, chính phủ Na Uy đã đưa ra mức độ cam kết rất cao dành
cho phát triển giáo dục – một trụ cột quan trọng trong nền kinh tế xã hội. Trong báo cáo do OECD đưa
ra; khoảng 75% sinh viên tại Na Uy được hưởng lợi từ các khoản vay chính phủ, các học bổng hoặc trợ
cấp. Nghiên cứu cũng ghi nhận rằng ở Na Uy, 'các trường công lập miễn học phí và đồng thời hỗ trợ chi
phí ăn ở’ cho học sinh, sinh viên. Ngược lại, các tổ chức tư nhân có mức học phí tiêu chuẩn hàng năm
khoảng 5.100 USD. Quy định này không chỉ mang lại lợi ích cho sinh viên trong nước mà ngay cả du học
sinh tại Na Uy cũng sẽ được hưởng lợi. Quốc gia Viking này cũng là đất nước có tỉ lệ tiếp cận giáo dục rất
cao, sự liên lạc và kết nối chặt chẽ giữa học sinh, giáo viên, ban giám hiệu và cơ sở đào tạo.
Với xã hội hiên đại ngày nay, việc giáo dục không còn nằm trong phạm vi một quốc gia nữa mà nó liên
kết tất cả các quốc gia trên thế giới. Ngoài đầu tư cho giáo dục nước mình, các nước cũng bỏ ramoojt
khoản không nhỏ dành cho các du học sinh của nước khác. Hằng năm mỗi nước đều đưa ra các gói học
bổng đi du học để thu hút du học sinh đến với nước mình; các quốc gia cũng liên kết hợp tác với nhau
để cùng đưa học sinh, sinh viên nước mình đến nước bạn trao đổi học tập; tạo điều kiện giữ chân du học
sinh ở lại nước mình làm việc,.... Chẳng hạn như New Zealand từ năm 2012 đã áp dụng Pathway Student
visa dành cho du học sinh, có thời hạn lên đến 5 năm. Khi có loại thị thực này, bạn có thể học tập 3 khóa
liên tục mà không cần gia hạn như trước. Chính sách này đã làm giảm bớt “gánh nặng” về giấy tờ cho các
bạn du học sinh. Hay như chính phủ Ireland mới đây đã ban hành quy định cho phép sinh viên tốt nghiệp
ở lại quốc gia này kiếm việc làm trong 6 tháng. Một khi có việc, bạn có quyền nộp đơn xin giấy phép lao
động hoặc thẻ cư trú (green card). Tất cả những chính sách ấy đều nhằm thu hút du học sinh nước ngoài
đến với nước mình giao lưu và học tập.

Như vậy ta có thể thấy không riêng gì Việt Nam mà các quốc gia trên thế giới cũng đều coi trọng giáo dục
và coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Các quốc gia đều coi giáo dục như một bộ mặt thể hiện mức độ
phát triển của đât nước mình. Vì vậy, khi muốn biết một quốc gia phát triển hay không, ngoài nhìn về
khía cạnh kinh tế ra, giáo dục cũng là một khía canh quan trọng để ta nghĩ tới

You might also like