You are on page 1of 3

14_Nguyễn Hoàng Hương Ly

MỘT CUỘC CÁCH MẠNG TRONG NỀN GIÁO DỤC VIỆT NAM

Giáo dục là một vấn đề trung tâm trong cuộc tranh luận sôi nổi vào những ngày cuối
của năm 1998. Do các học giả đã lập luận với báo chí rằng chính phủ đầu tư sai vào
các trường học và đại học, ngân hàng thế giới đã đưa ra một bản báo cáo đầy đủ nhất
về vấn đề này, nổi bật là sự yếu kém và những thiếu sót phải đối mặt nếu Việt Nam
muốn có một hệ thống giáo dục phù hợp với những thách thức của nền kinh tế thị
trường tự do mới.

Câu hỏi về việc trả lương cho giáo viên là tâm điểm của cuộc tranh luận gay gắt tại
Việt Nam về hệ thống giáo dục nhà nước và làm cách nào để hệ thống giáo dục này đủ
tốt cho nền kinh tế thị trường mới mà giáo dục đang chuẩn bị cho các em học sinh.
Đại hội Đảng lần thứ 8 đã nhận định đây là một trong những cuộc khủng hoảng lớn
nhất của đất nước và đã chọn nó là một trong những vấn đề đầu tiên mà quốc hội đưa
ra để thảo luận trước uỷ ban trung ương vào tháng trước.

Trong số những trọng điểm của việc đánh giá một cách sâu rộng và thẳng thắn về tình
hình Việt Nam, ngân hàng thế giới đã đưa ra những khuyến nghị nhằm:
Tăng lương cho giáo viên
Tăng giờ học trên trường
Chấn chỉnh tình trạng “thiên vị người giàu” mất cân bằng trợ cấp cho sinh viên khá
giỏi trong bậc Đại học
Nâng cao tiêu chuẩn giảng dạy
Điều chỉnh việc đào tạo nghề để thu hẹp khoảng cách kỹ năng, điều khiến hàng nghìn
sinh viên tốt nghiệp không có kỹ năng thị trường

Đó là một sự giao thoa có ý nghĩa to lớn ở một đất nước luôn đánh giá cao giáo dục
hơn hầu hết mọi khía cạnh khác của đời sống văn hoá. Năm 1992, hiến pháp sửa đổi
đã khẳng định “giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Hiện nay, nhiều học giả tin rằng
chính phủ đã không thực hiện theo đúng cam kết của mình cùng tiêu chuẩn khoa học
dẫn tới giáo dục đã đi xuống những năm gần đây.

Những bất cập trong nền giáo dục rất dễ nhận thấy như: giờ học trên trường chỉ kéo
dài 4 tiếng, ít hơn 25% so với hầu hết các nước, và năm học ngắn hơn ít nhất 20 ngày.
Lương của giáo viên quá thấp. Chi tiêu cho giáo dục mất cân bằng, với một số tiền
cực kỳ lớn được chi cho số ít các sinh viên đại học, trong khi đó bậc tiểu học lại thiếu
tiền. Và nhiều trường học, đặc biệt ở bậc tiểu học, giáo viên không có trình độ phù
hợp cũng được tuyển dụng.
Vậy điều gì đã xảy ra? Cựu đại diện thường trú tại Việt Nam của Ngân hàng Thế giới
Bradley Babson đã nói rằng: Giáo dục đã bị ảnh hưởng bởi quá trình chuyển đổi sang
nền kinh tế thị trường. Về nhiều mặt, lĩnh vực giáo dục đã không được chú trọng trong
vòng 5 năm qua, thay vào đó, chính phủ tập trung vào những lĩnh vực khác. Hiện đang
có sự thay đổi trọng tâm và nhận thức tầm quan trọng của người Việt Nam đối với sự
thành công của các chính sách trong tương lai của chính phủ. Đó là lý do tại sao giáo
dục lại được đặt lên hàng đầu.

Chính phủ đã không mù quáng trong tình huống đó. Uỷ ban Trung ương Đảng đã ban
hành nghị quyết riêng liên quan đến giáo dục ở Việt Nam trước báo cáo của Ngân
hàng Thế giới và đã tự phê bình một cách sâu sắc trong kết luận của mình. Kết luận
khẳng định giáo dục “lạc hậu và lỗi thời”, không đáp ứng được nhu cầu của học sinh
sinh viên cũng như gia đình của họ và người đi làm. Nghị quyết cũng cho biết: Hai
mươi năm trước, giáo dục Việt Nam được đánh giá là tiên tiến bởi nhiều tổ chức quốc
tế, nhưng tình hình hiện nay đã thay đổi. Những học sinh giỏi nhất của Việt Nam
ngang hàng với các nước khác nhưng nhìn tổng quan, do sự thiếu hụt trầm trọng trang
thiết bị, tài liệu cần thiết nên so với các nước khác, học sinh Việt Nam có khoảng cách
rất lớn về kỹ năng và kiến thức.

Báo cáo kết luận rằng Việt Nam đang đi đúng hướng hoặc thậm chí vượt tiến độ với tỉ
lệ nhập học là 5% ở bậc Đại học. Đây dường như là một tin tốt lành với nền giáo dục
Việt Nam. Sự thật rõ ràng là những con hổ ở Châu Á đã gầm lên rất xa so với Việt
Nam, để lại bài học duy nhất là cần nắm bắt làm thế nào để phát triển hệ thống giáo
dục của riêng mình và đưa nó vào đúng quỹ đạo.

Thậm chí mục đích đơn giản là kéo dài giờ học trên trường, có nghĩa là tăng gấp đôi,
gấp ba số ca học hiện tại để phù hợp hơn với học sinh đang theo học, đòi hỏi một cuộc
cách mạng lớn về xây dựng và nâng cấp trường học. Đáp ứng những chi phí đó và
tăng ít nhất 40% lương giáo viên, đồng thời rà soát lại toàn bộ hệ thống giáo dục để
đảm bảo chất lượng dạy và học các cấp sẽ dẫn đến sự gia tăng ngân sách rất lớn.

Các đề xuất khác nhằm dành nhiều hơn cho sách giáo khoa và thiết bị dạy học, phát
triển đào tạo về hiệu quả và các khoản trợ cấp hỗ trợ học sinh nghèo cũng gây khó
khăn cho ngân sách. Việt Nam chi 15% ngân sách dành cho giáo dục và đào tạo,
nhưng vẫn thấp hơn so với các nước trong khu vực. Những khoản viện trợ khổng lồ
đang chờ được giải ngân cho Việt Nam nếu chính phủ quyết định không sợ khó khăn
nguy hiểm. Ông Babson đã nhận định rằng: những điều đó phụ thuộc vào bộ giáo dục
và đào tạo (MOET) có sẵn sàng chuyển vai trò sang việc khuyến khích và cải thiện
chất lượng giáo dục hay không. Câu hỏi lớn đặt ra rằng liệu bộ GD và ĐT có sẵn sàng
đối mặt với thử thách và có tầm nhìn cũng như khả năng xử lý vấn đề hay không.
Việt Nam đã thức tỉnh trước cuộc khủng hoảng trong các trường học và đại học.
Những tháng đầu tiên của năm 1999 đã cho thấy Việt Nam liệu có tầm nhìn xa để giải
quyết vấn đề một cách tiến bộ hay không. Trong mắt của Việt Nam và cả trên thế giới,
vấn đề đặt ra là phải làm gì với tài sản quý giá nhất của quốc gia. Ông Babson khẳng
định: Tài sản của Việt Nam hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào con người. Khả năng
Việt Nam tạo ra một thế hệ sáng tạo, năng động với hiệu suất làm việc cao và có thể
tận dụng sự tự do của nền kinh tế là nơi nhân dân đặt hi vọng vào tương lai của đất
nước.

Mọi người cho rằng việc tăng lương cho giáo viên là bước quan trọng nhất trước mắt.
Một chuyên gia giáo dục Việt Nam cho rằng: Nếu việc tăng lương được thực hiện
thành công, nó có thể tạo ra những thay đổi đáng kinh ngạc với nền giáo dục Việt
Nam. Về lâu dài, nhiều sinh viên xuất sắc sẽ để tâm đến việc trở thành giáo viên và
tăng chất lượng giảng dạy.”m

You might also like