You are on page 1of 1

CẢI CÁCH NỀN GIÁO DỤC VIỆT NAM

Giáo dục là vấn đề tâm điểm của cuộc tranh luận sôi nổi trong những ngày lụi tàn của
năm 1998. Các học giả đã lập luận trên báo chí rằng chính phủ đã thất bại trong việc đầu
tư đúng mức vào hệ thống giáo dục. Ngân hàng Thế giới đã đưa ra một bài báo cáo toàn
diện nhất từ trước tới nay về chủ đề này, nêu ra những điểm yếu và hạn chế cần phải đối
măt nếu Việt Nam muốn có một nền giáo dục đáp ứng được những thách thức của nền
kinh tế thị trường thời mở cửa tự do.

Câu hỏi về mức lương của giáo viên là trọng tâm của một cuộc tranh luận gay gắt nổ ra ở
Việt Nam về hệ thống giáo dục nhà nước, và làm thế nào để hệ thống này đủ tốt cho nền
kinh tế thị trường mới mà nó đang chuẩn bị cho học sinh. Đại hội Đảng lần thứ VIII đã
xác định đây là một trong những khủng hoảng lớn nhất của đất nước và tháng trước đã
chọn nó là vấn đề đầu tiên nảy sinh từ Đại hội để tranh luận ở cấp Ủy ban Trung ương.

Trong số những điểm trọng tâm trong đánh giá sâu trộng và thẳng thắn về nền kinh tế
Việt Nam của Ngân hàng Thế giới là các khuyến nghị:

 Tăng lương cho giáo viên


 Tăng giờ học
 Khắc phục tình trạng mất cân đối “ thân giàu”- trợ cấp chỉ dành cho học sinh con
nhà khá giả trong giáo dục đại học
 Nâng cao tiêu chuẩn giảng dạy
 Tinh chỉnh đào tạo nghề để thu hẹp khoảng cách chuyên môn- nguyên nhân khiến
hàng ngàn sinh viên tốt nghiệp chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường

You might also like