You are on page 1of 3

Câu 1 (Đạt): Trong quá trình phát triển chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, một trong những

thách thức lớn nhất là làm thế nào để giải quyết những mâu thuẫn và xung đột giữa các
tầng lớp xã hội, đặc biệt là giữa giai cấp trí thức, doanh nhân và giai cấp lao động nông
dân. Trước những tình huống phức tạp này, chính phủ và Đảng Cộng sản Việt Nam đã
phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc tạo ra sự đoàn kết và ổn định trong xã hội.
Do đó, việc hiểu rõ về cách mà Việt Nam đã giải quyết những vấn đề này có thể mang lại
nhiều bài học quý báu cho các quốc gia khác trong quá trình xây dựng và phát triển xã
hội. Vậy, làm thế nào Việt Nam đã giải quyết những mâu thuẫn và xung đột giữa
các giai cấp xã hội trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội?
Câu trả lời: Trong quá trình phát triển chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, việc giải quyết
những mâu thuẫn và xung đột giữa các giai cấp xã hội là một vấn đề phức tạp và đòi hỏi
sự linh hoạt, sáng tạo trong quá trình lãnh đạo và quản lý của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Một trong những cách để giải quyết mâu thuẫn và xung đột là thông qua chính sách và
biện pháp kinh tế xã hội nhằm tạo ra sự công bằng và phát triển bền vững.

Đầu tiên, việc thực hiện chính sách cải cách ruộng đất đã góp phần giảm thiểu khoảng
cách giữa các giai cấp trong xã hội. Bằng cách phân phối lại đất đai cho nông dân và loại
bỏ hệ thống địa chủ, chính sách này đã tạo ra sự công bằng trong quyền sở hữu đất đai và
tăng cường quyền lợi của giai cấp lao động nông dân.

Thứ hai, việc xây dựng hệ thống giáo dục và y tế công bằng và tiến bộ cũng đóng vai trò
quan trọng trong việc giảm bớt khoảng cách về cơ hội và tiến bộ giữa các tầng lớp xã hội.
Bằng cách cung cấp giáo dục và dịch vụ y tế miễn phí cho tất cả công dân, chính phủ đã
tạo ra điều kiện thuận lợi cho mọi người có thể tiếp cận và phát triển theo nhiều lĩnh vực
khác nhau.

Trong quá trình phát triển chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, mâu thuẫn và xung đột giữa các
giai cấp xã hội là một thách thức lớn đối với sự ổn định và tiến bộ của xã hội. Tuy nhiên,
thông qua các biện pháp linh hoạt và sáng tạo, chính phủ và Đảng Cộng sản Việt Nam đã
thể hiện sự quyết tâm và khả năng lãnh đạo mạnh mẽ trong việc giải quyết và xử lý các
mâu thuẫn này.

Câu 2: (Thành) Tại sao Việt Nam chuyển mạnh sang cơ chế thị trường phát triển kinh tế
nhiều thành phần định hướng XHCN ?
Câu trả lời : Đầu tiên việc chuyển mạnh sang cơ chế thị trường phát triển kinh tế nhiều
thành phần định hướng XHCN giúp khắc phục khủng hoảng kinh tế. Trước năm 1986,
Việt Nam đối mặt với tình hình kinh tế khó khăn, với việc sản xuất giảm sút, lạm phát
tăng cao và cảnh báo về khủng hoảng kinh tế. Chính sách kinh tế cũ đã không đem lại kết
quả như mong đợi, và việc chuyển sang cơ chế thị trường là cần thiết để khắc phục tình
hình này.
cơ chế kinh tế thị trường có thể tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc phát triển sản xuất và
kinh doanh. Việc thúc đẩy sự cạnh tranh, khuyến khích đầu tư và kinh doanh từ các thành
phần kinh tế khác nhau sẽ giúp nền kinh tế phát triển mạnh mẽ hơn. (Thiếu)
Thứ hai, Việt Nam nhận ra rằng để phát triển, cần phải tham gia vào nền kinh tế thế giới.
Chuyển đổi sang cơ chế thị trường giúp tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở cửa và hội
nhập quốc tế, tăng cường trao đổi thương mại và hợp tác đầu tư với các quốc gia khác.
Thứ ba, Việt Nam đặt ra mục tiêu đổi mới và phát triển toàn diện. Cơ chế kinh tế thị
trường với sự tham gia của nhiều thành phần sẽ tạo ra động lực cho sự đổi mới trong sản
xuất, quản lý và tiêu thụ.
Nói chung, quyết định chuyển đổi sang cơ chế thị trường từ Đại hội VI đã được đưa ra
với mục tiêu khắc phục khủng hoảng kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế, mở cửa và hội
nhập quốc tế, động viên cho sự đổi mới .Đây là bước quan trọng trong quá trình phát
triển và hiện đại hóa của Việt Nam.
Câu 3: ( VKhang) Vì sao trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội phải chú trọng khối
liên minh công - nông với tầng lớp trí thức.
Câu trả lời: Vì liên minh công nông và tầng lớp tri thức ( thiếu ) là một điều tất yếu. Thứ
nhất, nó quy luật mang tính phổ biến và là động lực phát triển của xã hội có giai cấp là
giai cấp ở vị trí trung tâm phải tìm cách liên minh với các giai cấp khác với mục đích để
tập hợp lực lượng và thực hiện lợi ích chung.
Thứ hai, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, GCCN, GCND và tầng lớp trí thức
vừa là LLSX cơ bản, LL chính trị - xã hội to lớn do vậy khi liên minh họ với nhau có thể
xây dựng một cơ sở kinh tế vững mạnh mà chế độ chính trị XHCN ngày càng được củng
cố.
Thứ ba, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, kinh tế đã trở thành một động lực phát
triển của xã hội. Do đây là thời kì phát triển của công nghiệp hóa hiện đại hóa, chuyển
đổi hình thức sản xuất và thể mà liên minh giữa giai cấp công nông vô cùng quan trọng.
Bên cạnh đó, nền kinh tế có nhiều thành phần mà mỗi lĩnh vực kinh tế chỉ phát tiên được
khi gắn bó, hỗ trợ cho nhau nên phải thực hiện liên minh.
Cuối cùng, việc cùng cổ và duy trì khối liên minh công nông và tầng lớp tri thức luôn là
mục tiêu, động lực phát triển của một nước xã hội chủ nghĩa.
Câu 4 (Khoa): Liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là
tất yêu đúng hay sai? Tại sao?
Câu trả lời: Đúng, vì:
-Xét từ góc độ chính trị - xã hội: trong thời kỳ quá độ lên CNXH, liên minh công – nông
– trí thức nhằm tập hợp lực lượng cách mạng trong 1 liên minh chính trị thống nhất do
Đảng Cộng sản mang tư tưởng Mác- Lênin lãnh đạo để phát huy sức mạnh tổng hợp
nhằm đảm bảo cho thắng lợi của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa cả trong giai đoạn
giành chính quyền, cải tạo xã hội cũ và xây dựng xã hội mới. Nói cách khác, nếu các giai
cấp không liên minh với nhau thì không thể có chính quyền của giai cấp vô sản, không
thể nghĩ đến việc duy trì chính quyền đó. Khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai
cấp nông dân và đội ngũ trí thức cần phải được thực hiện nhằm tạo cơ sở chính trị xã hội
vững chắc cho khối đại đoàn kết toàn dân, tạo thành sức mạnh tổng hợp của toàn dân để
vượt qua mọi khó khăn thử thách và đập tan mọi âm mưu chống phá sự nghiệp xây dựng
chủ nghĩa xã hội đồng thời bảo vệ vững chắc Tổ Quốc. (thiếu)
-Xét từ góc độ kinh tế: cùng với tất yếu về chính trị - xã hội, tính tất yếu kinh tế lại nổi
lên với tư cách là nhân tố quyết định cho sự thắng lợi nhất cho sự thắng lợi hoàn toàn của
CNXH. Xuất phát từ yêu cầu khách quan của quá trình dãy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hỏa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ một nền sản xuất nhỏ nông nghiệp là chính sang
sản xuất hàng hóa lớn, phát triển công nghiệp, dịch vụ và khoa học công nghệ..., xây
dựng nền tảng vật chất kỹ thuật cần thiết cho chủ nghĩa xã hội. Vì vậy nông nghiệp, công
nghiệp, khoa học – công nghệ, dịch vụ phải liên kết chặt chẽ, không thể tách rời để tạo
thành cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất.
Câu 5: Trong bối cảnh kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vai trò và mối
quan hệ giữa giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức có gì thay đổi
so với thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội trước đây? ( Câu này tụi t dự bị, thầy có kêu
tụi t gửi file thì tụi t mới hỏi câu này nhaa)

You might also like