You are on page 1of 3

Liên minh giai cấp

1. Liên minh giai cấp là gì?


Liên minh giai cấp là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử dùng để
chỉ sự liên kết giữa các giai cấp, tầng lớp trong xã hội nhằm phối hợp hành
động để thực hiện những mục tiêu chung của cuộc đấu tranh giai cấp đặt ra
trong một giai đoạn lịch sử nhất định.
Liên minh giai cấp là nơi tập hợp những người cùng giai cấp tầng lớp trong
xã hội cùng mục tiêu, sức ảnh hưởng lớn làm cho lực lượng tham gia đấu
tranh giai cấp trở nên ngày càng đông đảo, bên cạnh đó hạn chế lực lương
của đối phương tạo điều kiện để giai cấp thắng lợi.
2. Tính tất yếu của liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội.
Xét dưới góc độ chính trị - xã hội,
Chính cuộc đấu tranh giai cấp của các giai cấp có lợi ích đối lập nhau đặt ra
nhu cầu tất yếu khách quan phải thực hiện liên minh giai cấp – đó là quy luật
chung, phổ biến và là động lực lớn cho sự phát triển của các xã hội có giai
cấp.
Trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, giai cấp nông dân là “người bạn đồng
minh tự nhiên” của giai cấp công nhân. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng
sản, giai cấp công nhân phải liên minh với giai cấp nông dân và các tầng lớp
nhân dân lao động để tạo sức mạnh tổng hợp đảm bảo cho thắng lợi của
cuộc cách mạng này cả trong giai đoạn giành chính quyền và giai đoạn xây
dựng xã hội mới.
Qua thực tiễn, công xã Pari (1871) là một cuộc cách mạng vô sản tuy đã
dành thắng lợi và thành lập nhà nước chuyên chính vô sản đầu tiên nhưng
nhanh chóng sụp đổ (tồn tại 72 ngày), Vì giai cấp công nhân không liên
minh với giai cấp nông dân nên không có được sự ủng hộ của giai cấp nông
dân giai cấp chiếm phần đông dân số Pháp lúc đó.
Nếu không có sự liên minh giữa các giai cấp, sức mạnh của riêng một giai
cấp là không đủ để duy trì quyền lực.
Nếu thực hiện tốt khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông
dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác, trong đó trước hết là với trí
thức thì không những cơ sở kinh tế vững mạnh mà chế độ chính trị xã hội
chủ nghĩa cũng ngày càng được củng cố vững chắc. V.I.Lênin viết: “Trước
sự liên minh của các đại biểu khoa học, giai cấp vô sản và giới kỹ thuật,
không một thế lực đen tối nào đứng vững được”
Xét dưới góc độ kinh tế,
Liên minh giai cấp, tầng lớp được hình thành xuất phát từ yêu cầu khách
quan của quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, và chuyển dịch
cơ cấu kinh tế từ một nền sản xuất nhỏ nông nghiệp là chính sang sản xuất
hàng hóa lớn, phát triển công nghiệp, dịch vụ và khoa học – công nghệ…
Chính những biến đổi trong cơ cấu kinh tế này đã và đang từng bước tăng
cường khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân, đội ngũ
trí thức và các tầng lớp nhân dân.
Mục tiêu của liên minh giai cấp
Nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh, sức mạnh kinh tế và sự
giàu có, khắc phục những hạn chế, yếu kém về cơ sở hạ tầng, vốn, kinh
nghiệm quản lý và khoa học công nghệ; đưa đất nước ta phát triển nhanh và
bền vững, xây dựng cơ sở vật chất tạo điều kiện thuận lợi để tiến lên chủ
nghĩa xã hội.
Nội dung của liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, khối liên minh cần thcuwj hiện
ba nội dung cơ bản
Nội dung kinh tế:
Khi bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội,
V.I.Lênin chỉ rõ nội dung cơ bản nhất của thời kỳ này là: chính trị đã chuyển
trọng tâm sang chính trị trong lĩnh vực kinh tế, đấu tranh giai cấp mang
những nội dung và hình thức mới.
Nội dung này cần thực hiện nhằm:
thỏa mãn các nhu cầu, lợi ích kinh tế của giai cấp công nhân, giai cấp nông
dân, tầng lớp trí và các tầng lớp khác trong xã hội,
tạo cơ sở vật chất – kỹ thuật cần thiết cho chủ nghĩa xã hội.
Nội dung chính trị:
Khối liên minh cần tạo cơ sở chính trị-xã hội vững chắc cho khối đại đoàn
kết dân tộc nhằm chống lại âm mưu phá hoại của những thế lực thù địch và
bảo vệ vũng chắc tổ quốc không chỉ bên ngoài mà còn cả bên trong.
Nội dung ván hóa xã hội:
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, liên minh cùng tạo nên một nền văn hóa ngày
càng tiến tiến mà vẫn giữ được bản sắc dân tộc.
Tình hình liên minh giai cấp của Việt Nam ngày nay:
Thời chiến tranh, liên minh giai cấp ở Việt Nam chủ yếu là giai cấp công
nhân, nông dân, và đội ngũ tri thức. Sau thời kỳ đổi mới, Nhà nước ta
chuyển đổi thành cơ chế thị trường, liên minh giai cấp ở Việt Nam đã xuất
hiện thêm những giai cấp mới, như đội ngũ doanh nhân, tiểu chủ, đội ngũ
thanh niên.
Từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta luôn khẳng định vai trò của giai cấp
công nhân, là lực lượng nòng cốt thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước không thành hiện thực nếu
không có sự phối hợp của giai cấp nông dân. Nông nghiệp chính là nền
móng để duy trì sự ổn định và phát triển của cả đất nước. Sức mạnh của khối
liên minh giai cấp trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với
phát triển kinh tế tri thức không thể tách rời vai trò của đội ngũ trí thức. Sự
thay đổi của tình hình kinh tế dẫn đến những vấn đề mới những giai cấp cũ
khó mà giải quyết từ đó xuất hiện những giai cấp mới để phù hợp với tình
hình thế giới. Đội ngũ doanh nhân xuất hiện đóng góp tích cực vào việc thực
hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm cho người lao
động và tham gia giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo.
Trong thời kỳ hội nhập, giai cấp tiểu chủ phát triển mạnh mẽ, một bộ phận
sẽ trở thành doanh nhân, nhà nước quan tâm và tạo điều kiện để tiểu chủ
phát triển nhằm tạo ra một đội ngũ doanh nhân mạnh nền kinh tế trở nên
vững chắc hơn. Thanh niên là chủ nhân tương lai của đất nước, chăm lo,
phát triển, thanh niên vừa là mục tiêu, vừa là động lực bảo đảm cho sự ổn
định và phát triển bền vũng của đất nước.
Việc duy trì sự cân bằng, mối quan hệ hài hòa giữa các giai cấp, tạo điều
kiện thuận lợi để từng giai cấp phát huy vai trò của từng giai cấp là điều kiện
quan trọng để duy trì và phát triển liên minh, xa hơn là phát triển đất nước,
xa hơn nữa là tiến lên trở thành một nước chủ nghĩa xã hội.

You might also like