You are on page 1of 12

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

BÀI TẬP LỚN


MÔN: Chủ nghĩa xã hội khoa học

ĐỀ TÀI: Phân tích nội dung của liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá
độ lên CNXH ở Việt Nam. Làm rõ trách nhiệm của thanh niên, sinh viên
trong việc góp phần xây dựng khối liên minh giai cấp, tầng lớp và xây dựng
khối đại đoàn kết toàn dân?

Họ và tên:
Lớp:
Mã sinh viên:

Hà Nội, tháng 6 năm 2023

1
LỜI MỞ ĐẦU
Liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức luôn
là lực lượng cơ bản đóng vai trò quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.
Khi sản xuất càng phát triển hiện đại thì giai cấp công nhân, giai cấp nông dân
càng cần gắn bó chặt chẽ với đội ngũ trí thức để tạo thành nền tảng vững chắc của
chế độ bảo đảm sự lãnh đọa của Đảng Cộng sản đối với toàn xã hội và khối liên
minh. Từ lý do trên, em chọn chủ đề: “Phân tích nội dung của liên minh giai cấp,
tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam. Làm rõ trách nhiệm của
thanh niên, sinh viên trong việc góp phần xây dựng khối liên minh giai cấp, tầng
lớp và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân?” để hiểu rõ tầm quan trọng của khối
liên minh giai cấp và nhiệm vụ của thanh niên sinh viên trong công cuộc xây dựng
khối đại đoàn kết dân tộc.

2
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.........................................................................................................2
CHƯƠNG 1: NỘI DUNG CỦA LIÊN MINH GIAI CẤP, TẦNG LỚP TRONG
THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM.....................4
1.1 Liên minh giữa các giai cấp, tầng lớp trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã
hội.......................................................................................................................4
1.1.1 Khái niệm liên minh.....................................................................................4
1.1.2 Liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội. .4
1.2 Nội dung của liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kì quá độ lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam...................................................................................5
CHƯƠNG 2: LIÊN HỆ THỰC TẾ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA THANH NIÊN,
SINH VIÊN TRONG VIỆC GÓP PHẦN XÂY DỰNG KHỐI LIÊN MINH
GIAI CẤP, TẦNG LỚP VÀ XÂY DỰNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN
DÂN?........................................................................................................................8
2.1 Liên hệ thực tiễn liên minh kinh tế 6 nhà.......................................................8
2.2 Liên hệ vai trò của thanh niên, sinh viên trong cơ cấu giai cấp ở Việt Nam
hiện nay....................................................................................................................9
2.3 Liên hệ bản thân................................................................................................9
KẾT LUẬN...........................................................................................................10
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................11

3
CHƯƠNG 1: NỘI DUNG CỦA LIÊN MINH GIAI CẤP, TẦNG LỚP TRONG
THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM.
1.1 Liên minh giữa các giai cấp, tầng lớp trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã
hội
1.1.1 Khái niệm liên minh
Liên minh là sự liên kết, hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau ... giữa các giai cấp, tầng
lớp xã hội nhằm thực hiện nhu cầu và có lợi ích cơ bản thống nhất với nhau. Khối
liên minh trong thời kì quá độ là liên minh giữa các tầng lớp lao động khác và cụ
thể là ở Việt Nam là liên minh công – nông – trí thức. Liên minh giai cấp là yêu
cầu khách quan của cuộc đấu tranh giai cấp trong lịch sử trên cơ sở lợi ích giai cấp,
giai cấp này có thể liên minh với giai cấp khác vì mục tiêu chung. Trong xã hội có
áp bức bóc lột trước đây, họ đều bị chung địa vị là đều bị áp bức bóc lột nặng nề,
đều bị tước đoạt tư liện sản xuất. Vì vậy, họ đều mong muốn xóa bỏ áp bức bóc lột
để có thể xây dựng một xã hội không còn sự bất công. Do đó, họ tạo thành liên
minh giữa các tầng lớp giai cấp chặt chẽ vì lợi ích cơ bản thống nhất với nhau. Và
liên minh giai cấp trở thành vấn đề chiến lược cơ bản.
Trong trường hợp cụ thể, vì mục đích chung, có thể xảy ra liên minh giữa
các giai cấp, tầng lớp lợi ích cơ bản đối kháng. Tức là trong trường hợp cụ thể, đôi
khi cũng phải liên minh với các giai cấp có lợi ích cơ bản đối kháng.
1.1.2 Liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội
- C. Mác và Ph. Ăngghen đã nghiên cứu về các phong trào công nhân ở Tây
Âu giai đoạn 1848 – 1852 và đi đến kết luận rằng: Những cuộc đấu tranh của giai
cấp công nhân thất bại củ yếu là do giai cấp công nhân “đơn độc” vì đã không liên
minh với giai cấp nông dân. Do vậy những cuộc đấu tranh đó đã trỡ thành những
“bài đơn ca ai điếu”. Các Mác khẳng định: “Đứng trước giai cấp tư sản phản cách
mạng, đã liên minh lại thì dĩ nhiên là những phần tử đã được cách mạng hóa của
giai cấp tiểu tư sản và nông dân, phải liên minh với người đại biểu chủ yếu cho
những lợi ích cách mạng, tức là giai cấp vô sản cách mạng”. Vì “... người nông dân
thấy rằng giai cấp vô sản thành thị, giai cấp có sứ mệnh lật đổ chế độ tư sản là
người bạn đồng minh, người lãnh đạo tự nhiên của liên minh”.
- Vận dụng và phát triển sáng tạo quan điểm của C. Mác và Ăngghen trong
giai đoạn chủ nghĩa tư bản đã phát triển cao, V.I.Lênin cũng khẳng định liên minh

4
công – nông là vấn đề mang tính nguyên tắc để đảm bảo thắng lợi cho cuộc cách
mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga năm 1917. Lênin chỉ rõ: “Chuyên chính vô
sản là một hình thức đặc biệt của liên minh giai cấp giữa giai cấp vô sản, đội tiên
phong của những người lao động, với đông đảo những tầng lớp lao động không
phải vô sản hoặc với phần lớn những tầng lớp đó, liên minh nhằm chống lại tư bản,
liên minh nhằm lật đổ hoàn toàn tư bản, tiêu diệt hoàn toàn sự chống cự của giai
cấp tư sản và những vụ toàn khôi phục của giai cấp ấy nhằm thiết lập và củng cố
vĩnh viễn chủ nghĩa xã hội” và “Nếu không liên minh với nông dân thì không thể
có được chính quyền của giai cấp vô sản, không thể nghĩa được đến việc duy trì
chính quyền đó... Nguyên tắc cao nhất của chuyên chính là duy trì khối liên minh
giữa giai cấp vô sản và nông dân để giai cấp vô sản có thể giữa được vai trò lãnh
đạo và chính quyền nhà nước”.
- Như vậy liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội là sự liên kết, hợp tác, hỗ trợ nhau... giữa các giai cấp, tầng lớp xã hội nhằm
thực hiện nhu cầu và lợi ích của các chủ thể trong khối liên minh, đồng thời tạo
động lực thực hiện thắng lợi mục tiêu của chủ nghĩa xã hội.
1.2 Nội dung của liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kì quá độ lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam
Nguyên tắc cơ bản của liên minh: đó là đảm bảo vai trò lãnh đạo của giai
cấp công nhân; tự nguyện và quan trọng nhất là sự kết hợp đúng đắn các lợi ích về
chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của các chủ thể trong khối liên minh.
Từ sự phân tích trên, có thể hiểu: liên minh công – nông – trí là sự hợp tác
toàn diện giữa công nhân, nông dân và trí thức trong các mặt khác nhau của đời
sống xã hội nhằm thực hiện nhu cầu và lợi ích của mỗi lực lượng trong khối liên
minh, cũng như vì lợi ích chung của cả ba lực lượng và vì lợi ích của đất nước, của
dân tộc.
Liên minh công – nông – trí thức bao gồm 3 nội dung cơ bản:
* Nội dung kinh tế của liên minh:
Cách mạng xã hội chủ nghĩa về thực chất có tính chất kinh tế, giành chính
quyền chỉ là bước đầu, mà nhiệm vụ trọng tâm vẫn là phát triển kinh tế. Nội dung
kinh tế là nội dung cơ bản, quyết định nhất, là cơ sở vật chất – kỹ thuật vững chắc
của liên minh trong thời kỳ quá độ. Mục đích của liên minh về kinh tế là nhằm
thỏa mãn các nhu cầu, lợi ích kinh tế thiết thân của giai cấp công nhân, giai cấp
nông dân, tầng lớp trí thức và các tầng lớp khác trong xã hội, nhằm tạo cơ sở vật

5
chất – kỹ thuật cần thiết cho chủ nghĩa xã hội. Nội dung kinh tế liên minh ở nước
ta trong thời kỳ quá độ được cụ thể hóa ở các điểm sau:
Phải xác định rõ thực trạng, tiềm lực kinh tế của cả nước và sự hợp tác quốc
tế, từ đó xây dựng kế hoạch đầu tư và tổ chức triển khai các hoạt động kinh tế đúng
trên tinh thần đảm bảo lợi ích của các bên và tránh sự đầu tư không hiệu quả, lãng
phí. Đảng ta xác định cơ cấu kinh tế chung của nước ta là: “Công – nông nghiệp –
dịch vụ”. Trên cơ sở xác định được cơ cấu kinh tế hợp lý gắn liền với nhu cầu kinh
tế của công nhân, nông dân, trí thức và của toàn thể xã hội, các địa phương, cơ sở
sẽ vận dụng linh hoạt và phù hợp vào địa phương mình, ngành mình để xác định cơ
cấu kinh tế cho đúng.
Trên cơ sở kinh tế, các nhu cầu kinh tế phát triển dưới nhiều hình thức, được
thực hiện qua nhiều quá trình kinh tế trong hợp tác, liên kết, giao lưu; trong phân
phối giữa công nhân, nông dân, trí thức; giữa các lĩnh vực công nghiệp – nông
nghiệp – khoa học công nghệ và dịch vụ khác; giữa các ngành kinh tế; các thành
phần kinh tế, các vùng, các địa bàn kinh tế; giữa nước ta và nước khác.
Từng bước hình thành quan hệ sản xuất CNXH trong quá trình thực hiện
liên minh. Việc phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần phải được thể hiện
qua việc đa dạng và đổi mới các hình thức hợp tác kinh tế, kinh tế hộ gia đình,
trang trại, dịch vụ ở nông thôn. Trong quá trình hình thành quan hệ sản xuất phải
trên cơ sở công hữu hóa các tư liệu sản xuất chủ yếu, kinh tế nhà nước vươn lên
giữ vai trò chủ đạo, cùng kinh tế tập thể làm nền tảng cho kinh tế cả nước, theo
định hướng xã hội chủ nghĩa.
Nội dung kinh tế của liên minh ở nước ta còn thể hiện ở vai trò đặc biệt quan
trọng của Nhà nước. Vai trò của Nhà nước đối với nông dân thể hiện qua chính
sách khuyến nông. Các tổ chức khuyến nông, các cơ sở kinh tế nhà nước có những
chính sách hợp lí thể hiện quan hệ của mình đối với nông dân, tạo điều kiện cho
liên minh phát triển nông nghiệp và nông thôn.
Đối với tri thức, Nhà nước cần phải đổi mới và hoàn chỉnh các luật, chính
sách có liên quan trực tiếp đến sở hữu trí tuệ như chính sách về phát triển khoa học
công nghệ, giáo dục và đào tạo , bảo vệ quyền tác giả, về báo chí, xuất bản, về văn
học nghệ thuật... hướng các hoạt động của tri thức vào việc phục vụ công – nông,
gắn với cơ sở sản xuất và đời sống toàn xã hội.
* Nội dung chính trị của liên minh:
Khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí
thức cần thực hiện nhằm tạo cơ sở chính trị - xã hội vững chắc cho khối đại đoàn
6
kết toàn dân, tạo thành sức mạnh tổng hợp vượt qua mọi khó khăn thử thách và đập
tan mọi âm mưu chống phá sự nghiệp xây dựng xã hội, đồng thời bảo vệ vững chắc
Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Ở nước ta, nội dung chính trị của liên minh thể hiện ở việc giữ vững lập
trường chính trị - tư tưởng của giai cấp công nhân; đồng thời giữ vững vai trò lãnh
đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với khối liên minh và đối với toàn xã hội để
xây dựng và bảo vệ vững chắc chế độ chính trị, giữ vững độc lập và định hướng đi
lên chủ nghĩa xã hội. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội vẫn còn tồn tại
những hệ tư tưởng cũ, những phong tục tập quán lạc hậu; các thế lực thù địch vẫn
tìm mọi cách chống phá chính quyền cách mạng. Vì vậy trên lập trường tư tưởng -
chính trị của giai cấp công nhân, phải hoàn thiện, phát huy dân chủ xã hội chủ
nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân; không ngừng củng cố, phát huy sức mạnh
của khối đại đoàn kết toàn dân tộc; tăng cường sự đồng thuận xã hội.
Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân
dân, vì nhân dân, đảm bảo các lợi ích chính trị, các quyền dân chủ, quyền nhân
dân, quyền làm chủ, quyền con người của công nhân, nông dân, trí thức và của
nhân dân lao động, từ đó, thực hiện quyền lực thuộc về nhân dân. Động viên các
lực lượng trong khối liên minh gương mẫu chấp hành đường lối chính trị của
Đảng; pháp luật và chính sách của Nhà nước; sẵn sàng tham gia chiến đấu bảo vệ
những thành quả cách mạng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa. Đồng thời kiên quyết
đấu tranh chống mọi biểu hiện tiêu cực và âm mưu “diễn biến hòa bình” của các
thế lực thù địch và phản động.
* Nội dung văn hóa, xã hội của liên minh:
Mục đích của xây dựng liên minh văn hóa, xã hội là để các lực lượng dưới
sự lãnh đạo của Đảng cùng nhau xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc, đồng thời tiếp thu những tinh hoa, giá trị văn hóa của nhân loại và
thời đại.
Nội dung thực hiện liên minh trên lĩnh vực văn hóa, xã hội đòi hỏi phải:
Đảm bảo gắn tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, phát triển, xây dựng
con người và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội.
Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng
đến chân – thiện – mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa
học; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái.

7
Nội dung xã hội mang ý nghĩa kinh tế và chính trị cấp thiết trước mắt của
liên minh là tạo nhiều việc làm có hiệu quả, đồng thời kết hợp các giải pháp cứu
trợ, hỗ trợ để xóa đói giảm nghèo cho nông dân, công nhân và trí thức.
Đổi mới và thực hiện tốt các chính sách xã hội, đền ơn đáp nghĩa, thực hiện
tốt các chính sách xã hội đối với công nhân, nông dân, trí thức cũng là nội dung xã
hội cần thiết; chăm sóc sức khỏe và nâng cao chất lượng đời sống cho nhân dân;
đồng thời nâng cao dân trí, thực hiện tốt an sinh xã hội.
Đây là nội dung cơ bản, lâu dài tạo điều kiện cho liên minh giai cấp, tầng
lớp phát triển bền vững; đồng thời nội dung này còn mang ý nghĩa giáo dục truyền
thống, đạo lý, lối sống... cho toàn xã hội và thế hệ mai sau.
CHƯƠNG 2: LIÊN HỆ THỰC TẾ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA THANH NIÊN,
SINH VIÊN TRONG VIỆC GÓP PHẦN XÂY DỰNG KHỐI LIÊN MINH
GIAI CẤP, TẦNG LỚP VÀ XÂY DỰNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN
DÂN?
2.1 Liên hệ thực tiễn liên minh kinh tế 6 nhà
Liên minh kinh tế 6 nhà (Nhà nước – Nhà khoa học – Nhà doanh nghiệp –
Nhà nông – Nhà ngân hàng – Nhà phân phối) ở Việt Nam là sự liên kết giữa các
yếu tố sản xuất đầu vào và các yếu tố đầu ra của các “nhà” cùng với sự điều tiết
của nhà nước nhằm đảm bảo lợi ích kinh tế của cả 6 “nhà” và phát huy tối đa nội
lực của các “nhà” trong sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao
đời sống cho nông dân.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế, xuất nhập khẩu phát triển mạnh mẽ, không
những sản xuất quan trọng mà đưa sản phẩm đó ra thị trường, được người tiêu
dùng công nhận cũng là điều cần quan tâm. Chính vì vậy, liên minh kinh tế giữa 6
nhà là điều cần thiết để giúp người nông dân có định hướng trong sản xuất. Thời
gian qua, nhiều sản phẩm của Việt Nam đã được xuất khẩu đi nhiều nước và được
đánh giá cao về chất lượng. Năm 2020, mặc dù nền kinh tế chịu ảnh hưởng của đại
dịch Covid-19, xuất khẩu nước ta vẫn có những bước tăng trưởng đáng kể.
Như vậy, xuất khẩu nông sản Việt Nam dự báo có nhiều triển vọng do nhu
cầu thị trường tăng và cơ hội được hưởng ưu đãi lớn về thuế, song nhiều mặt hàng
và thị trường vẫn còn gặp khó khăn.

8
Cùng với sự phát triển kinh tế ở mỗi ngành nghề, sự liên minh kinh tế cũng
phát triển mạnh hơn cùng với sự quan tâm, các chính sách hỗ trợ của nhà nước.
Liên minh kinh tế 6 nhà không chỉ củng cố vai trò của nhà nước trong việc điều tiết
các chính sách mà còn mang lại lợi ích kinh tế cho cả nhà nông, nhà doanh nghiệp,
nhà ngân hàng và nhà phân phối, đồng thời khuyến khích nhà khoa học tích cực
nghiên cứu, đổi mới, sáng tạo khoa học công nghệ ứng dụng vào sản xuất.
2.2 Liên hệ vai trò của thanh niên, sinh viên trong cơ cấu giai cấp ở Việt Nam
hiện nay
Thanh niên, sinh viên là một tầng lớp xã hội đặc thù, chiếm số đông trong
dân số cả nước. Họ có mặt ở cả giai cấp công nhân, nông dân, tri thức, có mối quan
hệ mật thiết với các tầng lớp khác trong xã hội, có mặt ở tất cả các địa phương, các
ngành nghề của cả nước. Hiện nay, thanh niên, sinh viên giữ vai trò quan trọng
trong sự phát triển kinh tế - xã hội, trong đời sống chính trị và văn hóa của đất
nước. Họ được trang bị kiến thức về các ngành nghề, cơ sở lý luận chính trị - xã
hội, đặc biệt, trông thời đại công nghệ 4.0 hội nhập quốc tế, sinh viên còn được
tiếp cận nhiều hơn với tri thức, công nghệ tiên tiến. Các thế hệ sinh viên, thanh
niên hiện nay không chỉ tập trung vào các lý thuyết ở trường mà còn tìm cách vận
dụng chúng vào thực tiễn, ngày càng thu hẹp khoảng cách giữa lý thuyết và thực
tế. Không chỉ vậy, phong trào thanh niên, sinh viên hiện nay cũng vô cùng đa dạng
với chất lượng được nâng cao.
2.3 Liên hệ bản thân
Là một sinh viên đang ngồi trên giảng đường, để đóng góp vào sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước góp phần nâng cao cơ cấu giai cấp, bản
thân em cần có tinh thần tự học, trau dồi các kiến thức chuyên môn không chỉ qua
sách vở mà còn qua các hoạt động thực tiễn, rèn luyện thân thể để có sức khỏe học
tập và làm việc, bồi dưỡng các phẩm chất tốt về tư tưởng chính trị, vận dụng các
kiến thức về triết học, pháp luật vào đời sống cũng rất quan trọng, giúp bản thân
sớm trở thành công dân gương mẫu. Ngoài ra, trong thời gian học, việc tích cực
tham gia các phong trào của Đoàn Thanh niên hoặc các câu lạc bộ, hội nhóm ở
trường giúp em rất nhiều trong việc cải thiện các kỹ năng mềm, nâng cao thành
tích cá nhân.

9
Đồng thời, em nhận thấy những biến đổi về cơ cấu giai cấp – xã hội và liên
minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là
một vấn đề mang tính thời sự. Mỗi người cần có nhận thức đúng đắn về điều này
để chấp hành tốt các chính sách của Đảng và nhà nước, hiểu được vai trò của mình
trong xã hội để góp phần vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước.

10
KẾT LUẬN
Đảng ta luôn xác định, liên minh không chỉ là mục tiêu, trách nhiệm của
Đảng, mà còn là nhiệm vụ hàng đầu của cả dân tộc. Khối đại đoàn kết toàn dân
phải được xây dựng trên lập trường của giai cấp công nhân, lấy liên minh công –
nông -trí làm nền tảng, do Đảng cộng sản lãnh đạo. Hiện nay, trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam còn tồn tại các thành phần kinh tế dựa trên các
hình thức sở hữu, vận hành theo cơ chế thị trường. Nếu giai cấp công nhân không
khéo tổ chức, không lôi kéo, lãnh đạo được toàn dân, nhất là giai cấp nông dân và
đội ngũ trí thức tin tưởng, ủng hộ và tham gia tích cực vào đường lối cách mạng
của Đảng thì sẽ không có cơ sở kinh tế - xã hội vững chắc để tiến hành xây dựng
thành công chủ nghĩa xã hội.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, muốn có đại đoàn kết, cần phải tuyên truyền,
giáo dục, vận động quần chúng một cách khéo léo để mọi người tự giác đoàn kết,
từ đó tự nguyện tham gia. Để làm được điều đó, mỗi thanh niên sinh viên cần ý
thức được trách nhiệm của bản thân, không ngừng rèn luyện và tích cực hưởng ứng
công tác và phong trào mà Nhà nước đề ra nhằm góp phần xây dựng và củng cố
khối liên minh vững chắc toàn dân tộc.

11
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học (2019), Nhà xuất bản chính trị quốc
gia, Hà Nội
2. V.H (2020) - Vốn và công nghệ liên kết 6 nhà,
https://dangcongsan.vn/kinh-te/von-va-cong-nghe-trong-lien-ket-6-nha-
565495.html truy cập lúc 17:07, 04/06/2023

12

You might also like