You are on page 1of 8

II.

MỘT SỐ MẪU CÂU HỎI ĐÚNG/SAI GIẢI THÍCH VẼ HÌNH (NẾU CÓ)

Câu 1: Các nước đang phát triển có nhiều điểm tương đồng vì thế có cùng hướng lựa
chọn con đường phát triển.

Sai. Vì

Mỗi nước trong quá trình tìm kiếm con đường phát triển sẽ chọn hướng đi khác nhau. Nhiều
nước sẽ tìm cách để giải quyết bài toán tăng trưởng kinh tế nhanh. Có những nước lại đi theo
mô hình nhấn mạnh công bằng xã hội trước vào tăng trưởng kinh tế sau (VD: VN, TQ, Nga..)

Câu 2: Phát triển kinh tế xảy ra khi tỉ lệ tiết kiệm GDP tăng

Đúng Vì

Tiết kiệm tăng => vốn cho DN vay tăng => lãi suất giảm => đầu tư tăng => tăng trưởng tăng

Tiết kiệm tăng => tiền chi cho các dịch vụ thiết yếu giảm => giảm chất lượng cuộc sống

Câu 3: Tổng thu nhập quốc dân và tổng sản phẩm quốc dân là hai thước đo sự tăng
trưởng kinh tế hoàn toàn giống nhau về giá trị

Đúng Vì

Giá trị của GNI tương đương với giá trị của GNP. Tuy nhiên thì người ta phân biệt chúng
bằng cách GNP dựa trên cơ sở sản xuất ra sản phẩm mới, còn GNI dựa trên cơ sở thu nhập
của công dân. Điều này là quan trọng để tiếp cận các khái niệm NNP và NNI.

Câu 4: Theo Solow, công nghệ là yếu tố quyết định đến tăng trưởng, vì vậy chính phủ
cần có chính sách thúc đẩy quá trình nghiên cứu và triển khai công nghệ trong nước

Câu 5: Một hệ quả xã hội của mô hình hai khu vực Lewis là: quá trình tăng trưởng
kinh tế luôn dẫn đến gia tăng bất bình đẳng
Đúng. Vì
Theo ông, khi sản lượng tăng mà tiền lương không đổi => Chi phí sxuat giảm => lợi nhuận
tăng => tái sản xuất => Tăng trưởng kinh tế
Ở mô hình này, người lao động không được thay đổi mức lương, trong khi nhà tư bản ( DN)
nhận được lợi nhuận( ngày càng tăng ). Do đó, khi tăng trưởng sẽ dẫn đến bất bình đẳng.
Tăng trưởng sẽ dẫn tới bất bình đẳng. Tăng trưởng càng cao thì bất bình đẳng càng lớn.
Câu 6: Mô hình của A. Lewis chỉ rõ những nguyên nhân cơ bản làm cho sự bất bình
đẳng giảm dần sau khi khu vực nông nghiệp hết lao động dư thừa.

Câu 7: Theo Lewis, ở giai đoạn đầu, khi lao động nông nghiệp dư thừa lao động thì khu
vực công nghiệp sẽ được hưởng lợi kinh tế nhờ qui mô khi mở rộng đầu tư.
Câu 8: Mô hình 2 khu vực của Lewis cho rằng mức tiền công tối thiểu trong nông
nghiệp bằng sản phẩm cận biên của lao động trong nông nghiệp
Sai Vì
Câu 9: Mô hình 2 khu vực của Lewis cho rằng khi đường cầu lao động trong khu vực
công nghiệp chuyển dần sang phải ở giai đoạn đầu tiên thì tiền lương lao động sẽ tăng
Sai Vì
Câu 10: Mô hình 2 khu vực của tân cổ điển cho rằng tiền công trong nông nghiệp luôn
bằng sản phẩm cận biên của lao động trong nông nghiệp
Sai Vì
Câu 11: Trong mô hình của Lewis, khi LĐ dư thừa trong khu vực NN được tận dụng
hết, đường cung LĐ trong khu vực CN sẽ dịch chuyển sang phải
Sai. Vì
Câu 12: Mô hình phát triển kinh tế của VN lựa chọn hiện nay là nhấn mạnh vào công
bằng xã hội
Đúng. Vì
Thực tiễn 35 năm Đổi mới ở Việt Nam cho thấy, đặc trưng cơ bản, một thuộc tính quan trọng
của định hướng xã hội chủ nghĩa trong kinh tế thị trường ở Việt Nam là phải gắn kinh tế với
xã hội, thống nhất chính sách kinh tế với chính sách xã hội, tăng trưởng kinh tế đi đôi với
thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước, từng chính sách và trong suốt
quá trình phát triển.
Câu 13: Để việc áp dụng phương thức phân phối thu nhập theo chức năng không làm
phân hoá giàu nghèo một cách trầm trọng, chính phủ các nước đang phát triển cần thực
hiện một trong những chính sách quan trọng là phân phối lại và định giá lại tài sản sản
xuất.
Câu 14. Sự khác biệt giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế là tăng trưởng kinh
tế phản ánh sự thay đổi về thu nhập. Còn phát triển kinh tế phản ánh sự thay đổi về thu
nhập, thu nhập bình quân đầu người và phúc lợi con người.
Sai. Vì
Tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên về quy mô, sản lượng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ đầu ra
trong một thời gian tương đối dài. - Phát triển kinh tế là một quá trình thay đổi theo hướng
hoàn thiện về mọi mặt của nền kinh tế bao gồm kinh tế, xã hội, môi trường và thể chế trong
một thời gian nhất định
Câu 15. Trong mô hình hai khu vực của trường phái Tân cổ điển, đường cung lao động
của khu vực công nghiệp dốc lên cho thấy không có lao động dư thừa trong khu vực
nông nghiệp.
Sai. Vì:
Câu 16. Theo Harrod-Domar, các quốc gia đang phát triển cần có chính sách khuyến
khích tiết kiệm sao cho không làm ảnh hưởng tới tiêu dùng của người dân.
Câu 17. Theo mô hình Harod Domar, nếu 2 nước có cùng hệ số gia tăng vốn sản lượng,
có cùng mức tích luỹ sẽ có cùng tốc độ tăng trưởng

Câu 18. Nâng cao năng suất lao động là chia khoá giúp các quốc gia đang phát triển
thoát nghèo bền vững.
Đúng. Vì: Việc nâng tầm kỹ năng lao động sẽ làm gia tăng chất lượng và hiệu quả lao động,
là nhân tố hết sức quan trọng quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội. Việc đào tạo, bồi
dưỡng, chuẩn bị nguồn nhân lực có kỹ năng nghề chính là "chìa khóa" để nâng cao năng suất
lao động, tăng năng lực cạnh tranh quốc gia.
Câu 19. Để có tăng trưởng kinh tế cao đi kèm với giảm bất bình đẳng, các quốc gia đang
phát triển cần đầu tư cho giáo dục hiệu quả nhằm nâng cao trình độ và kỹ năng cho
người lao động.
Đúng. Vì: Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đã được Đại hội VII xem là
quốc sách hàng đầu. Đó là một động lực thúc đẩy và là một điều kiện cơ bản bảo đảm việc
thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ đất nước. Phải coi đầu tư cho
giáo dục là một trong những hướng chính của đầu tư phát triển, tạo điều kiện cho giáo dục đi
trước và phục vụ đắc lực sự phát triển kinh tế - xã hội. Huy động toàn xã hội làm giáo dục,
động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý
của Nhà nước.
Câu 20. Để có công bằng xã hội bền vững, các quốc gia đang phát triển cần tạo cơ hội
việc làm đầy đủ cho mọi người lao động.
Câu 21. Theo quan điểm của Oshima thì các quốc gia đang phát triển muốn có phát
triển kinh tế cao đi kèm với công bằng xã hội ngay từ đầu cần đầu tư phát triển khu vực
nông nghiệp nông thôn ngay từ đầu.
- Đúng. Vì
Mô hình 2 khu vực của Oshima có 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: Giải quyết vấn đề nông nhàn thời vụ
+ Giai đoạn 2: Tiến tới có việc làm đầy đủ
+ Giai đoạn 3: Sau khi có việc làm đầy đủ
Câu 22. Theo Oshima, đối với các quốc gia đang phát triển có lợi thế phát triển nông
nghiệp,
muốn phát triển kinh tế bền vững thì cần phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ
phục vụ nông nghiệp ngay từ đầu.
- Sai. Vì
Theo mô hình 2 khu vực của Oshima, giai đoạn đầu là giải quyết vấn đề nông nhàn thời vụ
của NN trước. Sau đó khi mọi người có việc làm đầy đủ thì các ngành CN và Dvu mới phát
triển để phục vụ sản xuất trong NN
Câu 23. Trong mô hình hai khu vực của H.Oshima, quá trình tăng trưởng có thể dẫn
đến sự phân hóa xã hội ở thời kỳ đầu.
- Sai. Vì
Trong mô hình 2 khu vực của Oshima, thời kỳ đầu chủ trương đầu tư cho NN, phát triển đa
dạng các ngành nghề, cơ giới hoá,…
=> Giúp thu nhập của lao động NN tăng tương đối so với khu vực NN
=> Giảm bớt sự phân hoá xã hội
Câu 24. Theo quan điểm của Oshima, sự bất bình đẳng trong xã hội có thể được hạn
chế ngay từ đầu.
- Đúng.
Câu 25. Theo quan điểm của Oshima các nước kém phát triển ngay từ đầu phải quan
tâm đầu tư phát triển đồng thời cả hai khu vực công nghiệp và nông nghiệp
- Sai. Vì
Giai đoạn 1: Đầu tư vào nông nghiệp trước theo chiều rộng.
Giai đoạn 2: Đầu tư vào nông nghiệp theo chiều rộng và công nghiệp phát triển các ngành hỗ
trợ nông nghiệp
Giai đoạn 3: Đầu tư cả 2 KV theo chiều sâu
Câu 26. Khi thu nhập bình quân đầu người tăng lên, tỷ lệ đầu tư từ nguồn tiết kiệm
ngoài nước sẽ tăng lên.
- Sai. Vì
Khi thu nhập bình quân đầu người tăng dẫn đến tích luỹ nội bộ tăng (tiết kiệm trong nước
tăng)
Câu 27. Để có tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, các quốc gia đang phát triển cần có
chính sách nâng cao hiệu quả của khu vực sản xuất tri thức.
- Đúng. Vì
Chính sách nâng cao hiệu quả cho khu vực sản xuất tri thức chính là đầu tư vào giáo dục. Để
có năng suất lao động cao, đi kèm với đó thì chất lượng nguồn lao động phải cao. Do đó, để
đảm bảo nguồn lao động có chất lượng tốt thì việc đầu tư vào giáo dục ngay từ đầu là vô
cùng quan trọng.
Câu 28. Mô hình hai khu vực tân cổ điển cho rằng: để giảm bớt áp lực cho khu vực
công nghiệp ngay từ đầu cần đầu tư theo chiều sâu cho cả hai khu vực.
Câu 29. Các nước đang phát triển thường đặt mục tiêu có tốc độ tăng trưởng kinh tế
cao hơn các nước phát triển.
- Sai. Vì
Mục tiêu của các nước hiện nay là phát triển bền vững, do đó chú ý vào tốc độ tăng trưởng
chỉ là 1 phần ( đk cần ), ngoài ra còn phải quan tâm đến cách để đạt được tăng trưởng như thế
nào, ai được hưởng lợi.. Vậy nên, không hẳn các nước đang phát triển phải đặt mục tiêu có
tốc độ tăng trưởng kte cao hơn các nước phát triển mà phải là sự tăng trưởng kinh tế đi đôi
với sự tiến bộ và công bằng xã hội.
Câu 30. Việc đầu tư vào các hoạt động phúc lợi trong xã hội cũng là một trong những
giải
pháp cải thiện tình trạng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập.
- Đúng. Vì
Tình trạng bất bình đẳng trong phương pháp thu nhập gây ảnh hưởng đến các vấn đề cho
những đối tượng có thu nhập thấp, các đối tượng như người già, trẻ em, người tàn tật...khi
không tiếp cận được các dịch vụ cơ bản ( nhu cầu về ăn, mặc, chỗ ở, giáo dục, y tế..) => đầu
tư vào các hoạt động phúc lợi trong xã hội sẽ cải thiện tình trạng trên.
Câu 31.Hệ số ICOR cao cho biết nền kinh tế đó đầu tư không hiệu quả.
Đúng. Vì
ICOR được tính bằng công thức sau: ICOR = (Kt-Kt-1) / (Yt-Yt-1)
Trong đó K là vốn, Y là sản lượng, t là kỳ báo cáo, t-1 là kỳ trước.
ICOR cho biết một đồng sản lượng được tạo ra bởi bao nhiêu đồng vốn. Qua đó người ta có
thể thấy được vốn đầu tư so với các nhân tố tăng trưởng khác có ý nghĩa thế nào đối với tăng
trưởng sản lượng. ICOR càng cao chứng tỏ vốn đầu tư càng quan trọng. Người ta sử dụng
ICOR để so sánh hiệu quả sử dụng vốn (hay hiệu quả đầu tư) giữa các thời kỳ hoặc giữa các
nền kinh tế. Hệ số ICOR cao hơn chứng tỏ thời kỳ đó hoặc nền kinh tế đó sử dụng vốn kém
hiệu quả hơn
Câu 32. Phát triển kinh tế bao gồm sự tăng trưởng kinh tế và sự tiến bộ xã hội cho con
người.
Đúng. Vì
Phát triển kinh tế là một quá trình thay đổi theo hướng hoàn thiện về mọi mặt của nền kinh tế
bao gồm kinh tế, xã hội, môi trường và thể chế trong một thời gian nhất định. Thay đổi theo
hướng hoàn thiện là cần nhắm tới các mục tiêu cơ bản sau: Duy trì tăng trưởng kinh tế ổn
định trong thời gian dài, thay đồi cơ bản cơ cấu kinh tế, cải thiện cuộc sống của đại bộ phận
dân cư, đảm bảo gìn giữ và bảo vệ môi trường sinh thái tự nhiên.
Câu 33. Một vận dụng đúng rút ra từ mô hình Harrod-Domar là các quốc gia đang phát
triển cần có chính sách đầu tư hiệu quả để tạo nguồn vốn gia tăng cao cho quá trình sản
xuất.
Câu 34. Theo Solow, các quốc gia đang phát triển cần có chính sách thu hút đầu tư
nước
ngoài hiệu quả để tận dụng được lợi ích từ chuyển giao công nghệ nguồn từ các doanh
nghiệp FDI.
Đúng. Vì
Solow đã nhấn mạnh đến vai trò quyết định của yếu tố tiến bộ công nghệ đến tăng trưởng
GDP và GDP/người, do đó cần có những cú sốc của tiến bộ công nghệ từ bên ngoài đưa đến.
Vì vậy cần chính sách thu hút đầu tư nước ngoài hiệu quả để tạn dụng được các lợi ích công
nghệ từ các nước phát triển.
Câu 35.Tăng trưởng kinh tế (đo bằng chỉ tiêu GDP/người) và trình độ phát triển con
người
(đo bằng HDI) là hai đại lượng luôn đồng biến với nhau.
Sai.
Câu 36.Một vận dụng đúng rút ra từ mô hình tăng trưởng nội sinh là các nước đang
phát triển muốn đuổi kịp các nước phát triển phải tăng cường đầu tư cho giáo dục.
Đúng
- Giải thích: Mô hình AK – vai trò của vốn nhân lực
Hàm sản xuất đơn giản: Y = AK
A là hằng số đo sản lượng sản xuất trên một đơn vị vốn( không bị chi phối bởi quy luật lợi
tức giảm dần)
- ΔK = sY – бK
- g= ΔY/Y = gA + gK trong đó gA= ΔA/A và gK = ΔK/K
Nếu không có tiến bộ công nghệ: gA = 0
- g = ΔY/Y = g K = ΔK/K = (sY – бK)/K = (sAK – бK)/K = sA – б
sA> б, g luôn >0
sA> б thì g luôn >0 (có tăng trưởng vĩnh viễn cho dù không có tiến bộ công nghệ)→ tiết
kiệm và đầu tư dẫn đến tăng trưởng vĩnh viễn
Câu 37.Quan điểm của Kuznets trong mô hình chữ U ngược ở nửa đầu là: Khi
GDP/người
tăng lên thì hệ số Gini giảm xuống.
Sai. Vì ở nửa đầu (AB) của mô hình chữ U ngược, khi GDP/người tăng lên thì hệ số Gini
càng tăng ( từ 0,2 – 0,7 )
Vẽ hình
Câu 38. Mô hình chữ U ngược của Kuznets đã khẳng định rằng sự tăng trưởng kinh tế
và mức công bằng xã hội luôn là hai đại lượng đồng biến với nhau.
Câu 39. Quan điểm của Lewis và Oshima đều cho rằng: mối quan hễ giữa tăng trưởng
kinh tế và bình đẳng xã hội được vận động theo dạng chữ U ngược.
Câu 40. Mục tiêu cuối cùng của phát triển kinh tế là nâng cao mức thu nhập bình quân
đầu
người
Sai. Vì mục tiêu cuối cùng của phát triển kinh tế là phát triển con người (đọc chương HDI)
Câu 41:Tiết kiệm trong nước của tư nhân có hai nguồn là tiết kiệm của các công ty và
tiết kiệm hộ gia đình:
Sai. Vì: Ngoài nguồn trên còn có nguồn từ nước ngoài về

Câu 42: Ricardo cho rằng đất đai và vốn là những nhân tố làm hạn chế sự tăng trưởng
của nên kinh tế.
Sai.
Câu 43: Ricardo cho rằng đất đai là yếu tố quyết định đến tăng trưởng kinh tế.
Đúng.
Câu 44: Từ các hệ số Gini đã có với Đài loan(0.331) và Philippin(0,459) người ta có thể
thấy rằng thu nhập được phân phối công bằng hơn ở Đài Loan
Đúng
Câu 45: Nội dung chính của quy luật tiêu dùng sản phẩm của Engels đề cập tới mối
quan hệ giữa thu nhập và sự biến đổi cơ cấu kinh tế.
Câu 46: Theo Engen, khi thu nhập bình quân của các hộ gia đình tăng lên thì tỉ trọng
tiêu dùng của ngành nông nghiệp tăng lên tương ứng.
Câu 47: Mô hình hai khu vực Tân cổ điền cho rằng trong nông nghiệp không tồn tại lao
động dư thừa, do đó tiền công được xác định căn cứ vào năng suất biên của lao động
trong nông nghiệp.
Câu 48: Theo A. Lewis nhà tư bản công nghiệp có thể trả mức tiền lương không
đổi(Wm=1.3Wa) cho người lao động cho đến khi khu vực nông nghiệp hết lao động dư
thừa.
Câu 49: GDP sẽ lớn hơn GNP nếu xuất khẩu ròng nhỏ hơn 0
Sai. Vì: GDP sẽ lớn hơn GNP khi thu nhập ròng từ nước ngoài nhỏ hơn 0
Câu 50: Mô hình tăng trưởng nội sinh cho rằng không có trạng thái dừng trong tăng
trưởng kinh tế.
Đúng. Vì: Theo mô hình, tăng trưởng phụ thuộc hoàn toàn vào tiết kiệm, vì vậy khi tăng tiết
kiệm và đầu tư thì không có trạng thái dừng trong tăng trưởng kinh tế.

You might also like