You are on page 1of 26

ĐỀ CƯƠNG KINH TẾ PHÁT TRIỂN (2TC)

Tóm tắt chương 1: Giới thiệu các nước đang phát triển
1. Sự phân chia các nước trên thế giới (thế giới thứ 3, theo mức thu nhập, trình độ
phát triển con người, trình độ phát triển kinh tế).
 Thế giới thứ ba:

Thế giới thứ 1 Thế giới thứ 2 Thế giới thứ 3


Các nước có nền kinh tế Các nước có nền kinh tế Các nước thuộc địa mới
phát triển, đi theo con tương đối phát triển, đi giành được độc lập sau
đường TBCN, các nước theo con đường XHCN, thế chiến thứ 2, nền kinh
“Phương Tây” các nước ở phía Đông tế nghèo nàn, lạc hậu

 Theo mức thu nhập: Dựa vào GNI/người ( USD/ người)

Các nước có thu nhập cao >11,456$


(68 quốc gia)
Các nước có thu nhập trung bình 936-11,455$
(94 quốc gia)
- Trung bình cao (41 quốc gia) 3,706- 11,455$
- Trung bình thấp (53 quốc gia) 936- 3,705$
Các nước có thu nhập thấp (50 quốc gia) < 9353$

 Trình độ phát triển con người:


Tiêu chí phân loại được đưa ra năm 2003 bởi UNDP, WTO, WB
+ Thu nhập bình quân ( GNI/ người )
+ Cơ cấu kinh tế
+ Các tiêu chí phát triển con người
 Trình độ phát triển kinh tế:

Các nước phát triển( DCs): Khoảng 40 nước, điển hình là các nước G7
Các nước công nghiệp hoá mới ( NICs): Trước đây 11 nước, điểm hình là các
nước Đông Nam Á, hiện nay là 15 nước
Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC): Hiện có 13 nước
Các nước đang phát triển( LDCs): Hiện có > 130 nước

2. Đặc điểm giống và khác nhau của các nước đang phát triển.
 Giống nhau:
- Mức sống thấp cả về lượng và chất ( nhà ở, sức khoẻ, học tập…)
- Nền kinh tế chịu sự chi phối nhiều của nền nông nghiệp:
. Tỷ lệ tích luỹ thấp
. Trình độ kĩ thuật của sản xuất thấp
. Năng suất lao động thấp
- Tốc độ tăng trưởng dân số cao và khả năng đảm bảo các nhu cầu xã hội cho con người
thấp
- Nền kinh tế phụ thuộc rất lớn vào nước ngoài
. Vốn đầu tư
. Công nghệ và trình độ lao động cao
. Thị trường quốc tế( cả mua và bán)
 Khác nhau:
 Quy mô đất nước
 Nền tảng và bối cảnh lịch sử
 Nguồn nhân lực và vật lực
 Thành phần tôn giáo và dân tộc
 Cơ cấu công nghiệp
 Sự phụ thuộc bên ngoài
 Cơ cấu chính trị, các nhóm lợi ích và quyền lực
 Vai trò của khu vực nhà nước và tư nhân

3. Những thành công phát triển kinh tế của các nước Đông Á
- Chính sách áp dụng:
 Chính sách khuyến khích tăng trưởng kinh tế nhanh: mô hình CNH, chuyển dịch cơ
cấu kinh tế đất nước
 Chính sách đầu tư vào các ngành, lĩnh vực nhằm đảm bảo tăng trưởng nhanh nhưng
không gia tăng bất bình đẳng (vd NN)
 Chính sách xã hội nhằm giải quyết ngay vấn đề xoá đói giảm nghèo và công bằng xã
hội ở phân phối thu nhập, trợ cấp xã hội, giáp dục, y tế,… tạo điều kiện sống có giá trị
ngang nhau ở cả nước.
4. Một số những đặc điểm cơ bản trong phát triển kinh tế của Việt Nam.
Chương 2: Tổng quan về tăng trưởng và phát triển kinh tế
1.Khái niệm về tăng trưởng và phát triển kinh tế.
- Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về quy mô, khối lượng hàng hoá và dịch vụ được tạo ra
trong nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định ( thường tính trong 1 năm).
- Phát triển kinh tế là một quá trình tăng tiến toàn diện của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất
định trong đó bao gồm sự tăng lên về quy mô, khối lượng hàng hoá dịch vụ, sự tiến bộ cơ bản
trong cơ cấu kinh tế và đảm bảo công bằng xã hội.
Kết luận về phát triển : Bản chất của phát triển kinh tế chính là quá trình thay đổi về lượng
diễn ra đồng thời với quá trình thay đổi về chất của nền kinh tế.
2.Phân biệt sự khác biệt giữa tăng trưởng và phát triển.

Cơ sở để so sánh Tăng trưởng kinh tế Phát triển kinh tế


Phát triển kinh tế liên
Tăng trưởng kinh tế là sự
quan đến sự gia tăng mức
thay đổi tích cực trong sản
độ sản xuất trong một nền
Ý nghĩa lượng thực của đất nước
kinh tế cùng với sự tiến bộ
trong một khoảng thời
của công nghệ, cải thiện
gian cụ thể.
mức sống và như vậy.
Khái niệm Hẹp Rộng lớn
Tăng các chỉ số như GDP, Cải thiện tỷ lệ tuổi thọ, tỷ
Phạm vi thu nhập bình quân đầu lệ tử vong trẻ sơ sinh, tỷ lệ
người, v.v. biết chữ và tỷ lệ nghèo.
Kỳ hạn Quá trình ngắn hạn Quá trình lâu dài
Có thể áp dụng với Các nền kinh tế phát triển Các nền kinh tế phát triển
Làm thế nào nó có thể Chuyển động tăng trong Chuyển động tăng trong
thu nhập quốc dân thực
được đo? thu nhập quốc dân.
sự.
Những loại thay đổi được Thay đổi định tính và định
Thay đổi định lượng
dự kiến? lượng
Loại quy trình Tự động Hướng dẫn sử dụng
Trong một khoảng thời
Khi nào nó phát sinh? Quá trình liên tục.
gian nhất định.

3.Các thước đo phát triển kinh tế.


a. Chỉ tiêu đánh giá sự thay đổi về lượng của một nền kinh tế.
b. Chỉ tiêu đánh giá sự thay đổi về cơ cấu của một nền kinh tế:
c. Chỉ tiêu phản ánh sự thay đổi về xã hội:
d. Chỉ tiêu phát triển tổng hợp:
 d.2. Mức tài sản quốc gia bình quân đầu người (NPbq) :
 d.3. Chỉ số chất lượng vật chất của cuộc sống (PQLI) :
4.Các nhân tố tác động đến tăng trưởng và phát triển kinh tế.
3.1. Nhân tố phi kinh tế:
 Đặc điểm văn hoá-xã hội.
 Thể chế chính trị-kinh tế- xã hội.
 Cơ cấu dân tộc.
 Cơ cấu tôn giáo.
 Sự tham gia của cộng đồng.
3.2 Nhân tố kinh tế:
 Vốn tư bản: (physical capital): Tư bản là những trang thiết bị, cơ sở vật chất được dùng
trong quá trình sản xuất hàng hóa dịch vụ.
 Nhân lực: (human capital): Chất lượng đầu vào của lao động tức là kỹ năng, kiến thức và
kỷ luật của đội ngũ lao động là yếu tố rất quan trọng của tăng trưởng kinh tế.
 Tài nguyên thiên nhiên ((natural resources): Là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, do
thiên nhiên mang lại: đất đai, khoáng sản, đặc biệt là dầu mỏ, rừng và nguồn nước,…Tài
nguyên thiên nhiên là quan trọng nhưng không phải là thiết yếu đối với 1 nền kinh tế.
 Tri thức công nghệ (technological knowledge): Công nghệ sản xuất cho phép cùng một
lượng lao động và tư bản có thể tạo ra sản lượng cao hơn, sản xuất có hiệu quả hơn.

Chương 3 : Các mô hình tăng trưởng kinh tế


1.Các trường phái, các nhà kinh tế mô tả sự vận động của nền kinh tế như thế nào.
Trường phái cổ điển (trước Keynes) và Tân Cổ điển (những người vực dậy kinh tế học cổ điển
trong thập niên 1970) tin rằng nền kinh tế nhất thiết sẽ tự điều chỉnh, và tiền và tài chính là trung
tính (hay vô hại) theo hướng chúng chỉ là những phương tiện giúp thực hiện những giao dịch
kinh tế thực. Những người theo Keynes tin rằng nền kinh tế sẽ loay hoay ở mức thấp hơn GDP
tiềm năng trong một thời gian dài chỉ vì tiền và tài chính không phải trung tính. Động năng của
hệ thống tài chính tạo ra những thời kỳ bùng phát và đổ vỡ dẫn đến kết quả tổng cung và cầu
không hướng đến cân bằng một cách tự nhiên, ít nhất là trong ngắn hạn
Lý thuyết nội sinh không xem tiến bộ công nghệ là yếu tố ngoại sinh và cho rằng tiến bộ công
nghệ là do ảnh hưởng của các yếu tố như nguồn vốn nhân lực (Lucas, 1988) và hoạt động đầu tư
vào nghiên cứu và phát triển (Romer, 1990 và Jones, 1995).

2. Các yếu tố nào tác động đến tăng trưởng.


- Có 3 nhân tố trực tiếp: Y=F(K,L,R)
- Vai trò của yếu tố ruộng đất trong tăng trưởng
+ Tăng trưởng (g) là hàm số phụ thuộc quy mô tích lũy (I) : g=F(I)
+ Tích lũy là hàm số của lợi nhuận Pr): I= F(Pr)
+ Lợi nhuận là hàm số của tiền lương : (W) : Pr= F(W).
+ Tiền lương là hàm của giá cáN (Pa) : W = F(Pa).
+ Giá cả nông sản là hàm số của số lượng và chất lượng ruộng đất nông nghiệp (R): Pa = F(R).
=> Vậy R ( đất đai ) đóng vai trò quyết định
- R ( số và chất lượng ruộng đất ) là giới hạn của tăng trưởng : quy luật lợi tức giảm dần và độ
màu mỡ khác nhau của ruộng đất:

Khi mức bốn đến K0 , huy động lao động đến L0 , khai thác đến mức R0 mức Qa tối đa.
- Ý tưởng về một mô hình hai khu vực kinh tế cồ điển : để có sự tăng trưởng liên tục kể cả khi
nông nghiệp đã khai thác đến R0 là sự hình thành 2 khu vực kinh tế.
3. Yếu tố đóng vai trò quyết định đến tăng trưởng kinh tế theo từng trường phái.
- Các nhà kinh tế cổ điển như Adam Smith, R.Malthus và David Ricardo nhấn mạnh đến vai trò
quan trọng của nguồn lực tự nhiên (như đất đai) trong tăng trưởng kinh tế
- Trường phái Keynes nhấn mạnh đến vai trò tiết kiệm và đầu tư tạo vốn sản xuất gia tăng đối
với tăng trưởng kinh tế
- Trường phái tân cồ điển nhấn mạnh vai trò đặc biệt quan trọng của công nghệ ( biến ngoại sinh)
đối với sự gia tăng sản lượng
- mô hình tăng trưởng nội sinh chú trọng vào giáo dục, huấn luyện tại nơi làm việc và phát triển
công nghệ mói cho thị trường thế giới, coi đó là những yếu tố chính quyết định tỷ lệ tăng trưởng
của một quốc gia- dân tộc
4.Cơ sở khoa học của mô hình tăng trưởng hiện đại là gì.

Dựa trên quan điểm của Coelli và cộng sự (2005) về bốn thành tố ảnh hưởng đến tăng trưởng
TFP thì có rất nhiều các lí thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm được tiến hành để phân tích các
yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng TFP.

Các yếu tố được cho rằng ảnh hưởng đến tiến bộ công nghệ, hiệu quả trong sản xuất, tính kinh tế
theo qui mô và phân bổ hiệu quả thì sẽ làm thay đổi tổng năng suất các yếu tố của doanh nghiệp.

Arrow (1952); Lucas (1988); Romer (1990); Jones (1995); phát triển dòng lí thuyết tăng trưởng
nội sinh hay là lí thuyết tăng trưởng mới nhằm giải thích nguồn gốc của tiến bộ công nghệ mà lí
thuyết tăng trưởng cổ điển không được giải thích được.
Chương 4:
Khái niệm:
Cơ cấu nền kinh tế là tổng thể các bộ phận hợp thành của nền kinh tế với các mỗi quan hệ chủ
yếu về định tính và định lượng, ổn định và phát triển giữa các bộ phận hợp thành với nhau trong
những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế : là một quá trình cải biến và phát triển của nền kinh tế - xã hội dẫn
đến sự tăng trưởng khác nhau của các bộ phận hợp thành của nền kinh tế làm thay đổi mối quan
hệ tỷ lệ giữa chúng so với một thời điểm trước đó
Lý thuyết tiêu dùng của Engel:

➢Engel nghiên cứu cầu hàng hoá ( DHH ) đối với thu nhập I:
• Khi thu nhập bq của hộ gia đình tăng lên thì tỷ trọng chi tiêu cho lương thực, thực phẩm giảm
đi.
• Do vậy tỷ trọng khu vực NN trong nền KT có xu hướng giảm đi và tỷ trọng các khu vực khác
tăng lên.

➢ DI <DI0 :
• Tiêu dùng lương thực là chủ yếu, hàng hoá khác ở mức trung bình, hàng hoá DV ở mức thấp
nhất.

➢ DI >DI0 :
• NN: Sản phẩm được coi là thiết yếu trong nền KT, độ co giãn thấp.
• CN: SP đa phần là hàng tiêu dùng lâu bền, độ co giãn cao.
• DV: SP đa phần là HH cao cấp, độ co giãn rất lớn.
Lý thuyết thay đổi cơ cấu phân bố lao động

➢Nền KT được chia ra làm 3 khu vực:


• KV1: NN và LN – Lao động NN.
• KV2: CN và XD – Lao động CN.
• KV3: GTVT, TTLL, thương nghiệp, DV – Lao động DV.

➢ Thay đổi trong phân bố cơ cấu lao động như sau:


• Tỷ trọng lao động NN giảm do:

✓ NSLĐ trong NN tăng lên nên cầu lao động trong NN giảm.

✓ Khả năng thay thế lao động NN bằng máy móc cao.
• Tỷ trọng lao động CN tăng do:

✓ Nhu cầu hàng công nghệ tăng nên quy mô sản xuất CN tăng, dẫn đến cầu lao động CN tăng
lên.

✓ Sự phát triển CN ( thời kỳ này ) chủ yếu theo chiều rộng.


• Tỷ trọng lao động DV tăng mạnh do:

✓ Nhu cầu DV của nền KT phát triển nhanh chóng.

✓ Khả năng thay thế lao động DV bằng máy móc là hạn chế nhất.
Lý thuyết phân kỳ các giai đoạn phát triển kinh tế của Rostow

➢ GĐ1: Xã hội truyền thống:


• Nền KT mang tính chất tự cấp tự túc, chủ yếu dựa vào ngành NN.
• NSLĐ thấp, KHKT chưa tiến bộ, chủ yếu bằng thủ công.
• Hoạt động XH kém linh hoạt, trì trệ, sản xuất mang tính chất tự cấp tự túc là chủ yếu, trao đổi
HH chưa phát triển.
• Sản lượng NN tăng do người lao động áp dụng cải tiến trong sản xuất như hoàn thiện cách chọn
giống, công tác thuỷ lợi,…
• GĐ1 hầu như không có sự biến đổi đáng kể mặc dù hoạt động sản xuất được mở rộng nhưng
không có đột biến.

➢ GĐ2: Chuẩn bị cất cánh:


• Bắt đầu hình thành cơ cấu kinh tế 3 khu vực NN-CN-DV.
• KHKT bắt đầu phát triển và áp dụng vào sản xuất.
• Hoạt động GDĐT có những cải cách phù hợp yêu cầu mới.
• Phát triển hoạt động ngân hàng, tài chính làm cơ sở huy động vốn đáp ứng nhu cầu đầu tư tăng
mạnh.
• Giao lưu hàng hoá được đẩy mạnh trong và ngoài nước, điều kiện thông tin liên lạc và giao
thông vận tải được cải thiện.
• GĐ2 vẫn chưa vượt qua được những đặc trưng chủ yếu của nền sản xuất truyền thống và NN
vẫn giữ vai trò quan trọng nhất trong nền kinh tế.

➢ GĐ3: Cất cánh:


• Cơ cấu kinh tế gồm 3 khu vực CN-NN-DV.
• Đầu tư thuần tuý trong tổng sản phẩm quốc dân thuần đạt từ 5 – trên 10%.
• KHKT tạo ra động lực mạnh hơn trong sản xuất, đặc biệt trong CN, NN.
• CN giữ vai trò đầu tầu cho phát triển kinh tế, tốc độ tăng trưởng của ngành CN cao, tác động
mạnh mẽ đến các ngành khác.
• Lao động trong NN có xu hướng chuyển dịch sang CN, tạo nhu cầu cho DV phát triển.
• GĐ3 nền kinh tế có sự biến đổi hoàn toàn về chất.

➢ GĐ4: CN hiện đại:


• Cơ cấu kinh tế gồm 3 khu vực CN-DV-NN.
• Đầu tư thuần tuý trong tổng sản phẩm quốc dân thuần đạt từ 10-20%, tỷ lệ tích luỹ trong GDP
đạt 30%.
• Các ngành CN mới và hiện đại hình thành và phát triển.
• NN được cơ giới hoá cao, khối lượng lớn lao động chuyển dịch nhanh từ NN sang CN và DV.
• Hoạt động ngoại thương phát triển mạnh mẽ.
• GĐ4 yếu tố vốn vẫn là yếu tố quyết định.

➢ GĐ5: Xã hội tiêu dùng:


• Cơ cấu kinh tế gồm DV-CN.
• NN có vai trò rất nhỏ và sản xuất NN được CNH.
• Hoạt động của nền KT biến đổi theo 2 hướng:

✓ Thu nhập bq người tăng nhanh dẫn đến thay đổi cơ cấu tiêu dùng, thúc đẩy ngành DV phát
triển.

✓ Thay đổi cơ cấu lao động khiến cho lao động thành thị và lao động có tay nghề tăng lên.
• Chính sách KT-XH của CP hướng vào phúc lợi XH, tác động mạnh mẽ đến vấn đề phân phối
thu nhập đồng đều trong các tầng lớp dân cư.
1. Các mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
1.1. Mô hình hai khu vực Authur Lewis:
=> Giả định :
- Wm ≥ 1,3 Wa và Wm = const
- Toàn bộ lợi nhuận của khu vực CN được sử dụng để đầu tư mở rộng sản xuất.
A. Khu vực nông nghiệp:

Q
E
(1) Y=f(L,K)

W
(3)
(2)
A

0 0

 (1):
- Y= f(L) do R= const , K= const trong ngăn hạn.
- Xét OLE: MPL >0, ∆q >0
- Xét EF : MPL =0, ∆q =0 , qm max , LELF là lao động dư thừa trong khu vực NN.
 (2):
- Khi MPL > 0 thì wa = MPL ( theo nguyên tắc Max π)
- Khi MPL = 0 thi wa > wmin .
- Fei - Ranis đưa ra : wa = APL
 (3)
- Tại Wa = APL , thì SLa hoàn toàn co giãn .
B. Khu vực công nghiệp:

 Xét wmE :
- SLm nằm ngang cho thấy LE lao động nhận được mức lương
wm = const.
- D1 ( K1 ) dịch chuyển sang D2 ( K2 ) làm tăng tỷ lệ Pr / tiền lương ( diện tích lợi nhuận
wmE2D2 . TL = wmE2L20 ) . Lợi nhuận tăng lên trong khi tiền lương không đổi , là cơ sở để
TB tái đầu tư, thu thêm lợi nhuận .
- Tỷ trọng thu nhập của nhà tư bản CN tăng lên, tỷ trọng thu nhập của người lao động lầm làm
tăng mức độ phân hoá XH
 Xét sau điểm E :
- SLm dốc lên cho thấy khi Lm > LE thì lao động nhận được mức lương tăng dần cho mỗi lao
động thuê thêm
- DE( KE ) dịch chuyển sang D3(K3) làm giảm tỷ lệ Pr / TL ( tiền lương )
- Tỷ trọng thu nhập của nhà tư bản CN có xu hướng giảm xuống tương đối so với tỷ trọng thu
nhập của người lao động .
 Kết luận về MH 2 khu vực của Arthur Lewis: Theo quan điểm của trường phái Cổ Điển
thì ở thời kỳ đầu khi trong NN còn dư thừa lao động, người ta chỉ quan tâm đến đầu tư phát triển
CN. Thời kỳ sau khi NN hết lao động dư thừa thì cần phải đầu tư phát triển đồng thời cả hai
ngành CN và NN song song.
1.2. Mô hình hai khu vực của trường phái Tân Cổ Điển:
 Y = f ( K, L, R, T ) trong đó T đóng vai trò quan trọng nhất , R là tài nguyên.
 MH Cobb - Douglas :
- Y = Kα.Lβ.Ry.T
Trong đó :
• a+ß+y=1
• K , L , R : lương của các yếu tố là hàm số biên
• α , β , y : hệ số biên của các yếu tố đầu vào
• T : phần còn lại xác định sự đóng góp của yếu tố KHCN vào tăng trưởng KT
• g = α.k + β.l + y.r + t
Trong đó :
• g : tốc độ tăng trưởng của sản lượng đầu ra
• k, l, r : tốc độ tăng trưởng của các yếu tố đầu vào tương ứng
• t : phần còn lại xác định phần đóng góp của KHCN trong tốc độ tăng trưởng của sản lượng đầu
ra
A, Khu vực nông nghiệp:
Q

(1) Y= f(L,K)

(2)

(3)
A

0 0

(1)
- Y = f (L) do K = const trong ngắn hạn
- MPL > 0
- ∆q > 0
(2) :
- Do MPL > 0 nên wa = MPL
(3) :
- SLa dốc lên cho thấy wa , tăng lên khi lao động trong khu vực NN bị rút bớt .
B, Khu vực công nghiệp:
W

 Điều kiện để khu vực CN mở rộng quy mô sản xuất và thu hút lao động từ khu vực NN:
- Wm = MPL(a) + ∆w
 D1 dịch chuyển sang D2 làm giảm tỷ lệ Pr / TL
 NN bị rút bớt lao động dẫn đến NDLĐ khu vực này giảm, đẩy Pa có xu hướng tăng. Điều này
dẫn đến wa , wm tăng lên, giảm lợi nhuận của nhà tư bản CN.
 Kết luận về MH 2 khu vực của trường phái TCĐ : Theo quan điểm của mô hình TCĐ thì
ngay từ đầu cần phải đầu tư phát triển cả hai khu vực CN và NN để khắc phục tình trạng bất lợi
trong phát triển CN, nhưng đầu tư với tỷ trọng lớn hơn cho CN vì NN vẫn bị coi là khu vực trì
trệ hơn .
1.3. Mô hình hai khu vực của Harry Oshima:
 Giai đoạn 1: Giải quyết vấn đề nông nhân thời vụ
- Đầu tư cho cơ sở hạ tầng trong NN ( thuỷ lợi, điện, đường,...)
- Đầu tư cải tiến công cụ sản xuất NN
- Đầu tư cho các yếu tố đầu vào của ngành NN
- Cho nông dân vay với lãi suất ưu đãi
- Đa dạng hóa sản xuất NN
- Tổ chức sản xuất cải tiến những hình thức sản xuất và dịch vụ ở nông thôn như HTX NN
tổ chức tín dụng cho người dân
Kết quả:
- Sản phẩm NN tăng về khối lượng, đa dạng chủng loại
- Quy mô sản xuất và quy mô hàng hoá tăng lên, xuất hiện nhu cầu chế biến nông sản quy mô
lớn
- Một số ngành CN, thương mại dịch vụ phục vụ NN bắt đầu phát triển

 Giai đoạn 2: Tiến tới có việc làm đầy đủ:


- Phát triển CN, NN, DV theo chiều rộng. Đặc biệt phát triển một số ngành CN phục vụ sản xuất
NN
- Đảm bảo yếu tố đầu vào cho sản xuất NN trong những ngành tương ứng như hoa chất , cơ khí ,
CN chế biến
- Tiếp tục thực hiện đa dạng hoá trong sản xuất NN trên quy mô lớn
- Phát triển một số ngành DV phục vụ cho việc vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm NN
- Tổ chức sản xuất : phát triển các hình thức liên kết sản xuất giữa CN và NN
Kết quả:
- Thị trường được mở rộng
- Tốc độ tăng trưởng của việc làm cao và duy trì liên tục trong nhiều năm
- Tiền lương thực tế cho người lao động tăng
 Giai đoạn 3: Sau khi có việc làm đầy đủ
- Đầu tư phát triển cả CN và NN theo chiều sâu
- Khu vực NN sử dụng nhiều máy móc thay thế lao động, công nghệ sinh học để tăng sản lượng
nến có thể rút bớt lao động ở khu vực này sang khu vực khác trong nền kinh tế
- Khu vực CN hướng vào chiến lược thay thể nhập khẩu và hướng về xuất khẩu , tìm thị trường
tiêu thụ ở nước ngoài , tập trung vào các ngành CN cần ít vốn , công nghệ dễ học hỏi , dễ tim thị
trường và có khả năng cạnh tranh ở thị trường nước ngoài . Sản phẩm của ngành CN có xu
hướng tăng dần dung lượng vốn và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường
- Khu vực DV được mở rộng hơn phục vụ cho sản xuất NN và CN thay thế nhập khẩu
Kết luận về MH 2 khu vực của Harry Oshima: Theo quan điểm của H.O thì cần đầu tư cho khu
vực NN trước, đầu tư cho CN ở những ngành phục vụ NN sau đó đầu tư phát triển song song cả
hai khu vực NN và CN.
Tóm tắt chương 5:
1. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và nâng cao mức sống dân cư. Chính sách để
tăng trưởng kinh tế góp phần nâng cao mức sống dân cư
a. Tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện vật chất cần thiết để nâng cao mức sống:
 Nhu cầu vật chất.
 Nhu cầu chăm sóc sức khoẻ.
 Nhu cầu giáo dục đào tạo.
 Nhu cầu việc làm.
b. Tăng trưởng kinh tế chưa tạo ra điều kiện đủ để nâng cao mức sống:
 Trên thế giới : trong thời gian 1990-2015, tỷ lệ nghèo cùng cực giảm từ 1.9 tỷ người ->
836 triệu người (UNDP.2015).
• Tỷ lệ thất nghiệp và bán thất nghiệp khoảng 30% lực lượng lao động và có xu hướng gia
tăng.
• Trong phân phối thu nhập có xu hướng gia tăng khoảng cách giàu nghèo, 20 % người dân
giàu có thu nhập cao hơn từ 5-10 lần 40% người dân nghèo nhất.
 Việt Nam: năm 2016
- 5.8% hộ nghèo
- Thất nghiệp: 3.23% ở thành thị; nông thôn chiếm 1.84% và 2.3% cả nước;
- 1.66% thiếu việc làm ở cả nước; thành thị chiếm 0.73,% nông thôn chiếm 2.12%
2. Những ưu điểm, nhược điểm các hình thức phân phối thu nhập (lao động, chức
năng, thu nhập).
 Chức năng:
- Là phương thức phân chia thu nhập quốc dân trên cơ sở mức độ sử dụng và tỷ lệ đóng
góp của từng yếu tố vào quá trình sản xuất. Trong đó tỷ lệ đóng góp của từng yếu tố
chính là mức giá cả thị trường của yếu tố đó.
- Cụ thể:
- Người lao động sở hữu yếu tố sức lao động hưởng tiền công, tiền lương (w).
- Người sở hữu vốn cho vay hưởng lãi suất từ vốn vay (In)
- Người sở hữu vốn đầu tư hưởng lợi nhuận ( Pr).
- Người sở hữu đất hưởng địa tô ( R ).
+ Nhược điểm : Phân phối thu nhập theo chức năng phụ thuộc vào chính sách phân phối, đặt
trọng số vào yếu tố nào của hoạt động sản xuất.
 Thu nhập :
- Là phương thức phân phối dựa trên cơ sở điều hoà giữa những nhóm thu nhập của dân
cư. Phương thức này được thực hiện sau khi đánh thuế thu nhập, trợ cấp, chi tiêu công
cộng của Chính Phủ nhằm giảm bớt thu nhập của người giầu và nâng cao thu nhập của
người nghèo.
- Nhược điểm: Phương thức này không xét đến nguồn gốc của thu nhập, những người có
thu nhập cá nhân như nhau đều được xếp vào cùng một nhóm.

3. Khái niệm, tiêu chí đánh giá mức sống dân cư


4. Quan điểm, biểu hiện và thước đo về phát triển con người

5. Khái niệm, chỉ tiêu đo lường nghèo khổ.


 Khái niệm nghèo khổ:
- Là hiện tượng một nhóm người không được hoặc không có khả năng thỏa mãn các nhu
cầu cơ bản cho sự phát triển con người.

 Chỉ tiêu đo lường nghèo khổ:


- Chỉ số nghèo khổ con người (HPI) theo ba khía cạnh của HDI.
1
1  3
HPI   ( P13  P23  P33 ) 
3 
Trong đó:
- P1: nghèo khổ vật chất, tính bằng tỷ lệ người có tuổi thọ dưới 40
- P2: nghèo khổ về giáo dục, tính bằng tỷ lệ người không biết chữ
- P3: nghèo khổ về chăm sóc sức khỏe gồm = (P31+P32+P33)/3
o P31: Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng
o P32: Tỷ lệ hộ gia đình không được tiếp cận công trình vệ sinh đúng tiêu
chuẩn ( nước sinh hoạt và hố xí hợp vệ sinh)
o P33: tỷ lệ dân cư không được tiếp cận dịch vụ y tế

II. MỘT SỐ MẪU CÂU HỎI ĐÚNG/SAI GIẢI THÍCH VẼ HÌNH (NẾU CÓ)

Câu 1: Các nước đang phát triển có nhiều điểm tương đồng vì thế có cùng hướng lựa chọn
con đường phát triển.

Sai. Vì

Mỗi nước trong quá trình tìm kiếm con đường phát triển sẽ chọn hướng đi khác nhau. Nhiều
nước sẽ tìm cách để giải quyết bài toán tăng trưởng kinh tế nhanh. Có những nước lại đi theo mô
hình nhấn mạnh công bằng xã hội trước vào tăng trưởng kinh tế sau ( VD: VN, TQ, Nga..)

Câu 2: Phát triển kinh tế xảy ra khi tỉ lệ tiết kiệm GDP tăng

Đúng Vì

Tiết kiệm tăng => vốn cho DN vay tăng => lãi suất giảm => đầu tư tăng => tăng trưởng tăng

Tiết kiệm tăng => tiền chi cho các dịch vụ thiết yếu giảm => giảm chất lượng cuộc sống

Câu 3: Tổng thu nhập quốc dân và tổng sản phẩm quốc dân là hai thước đo sự tăng trưởng
kinh tế hoàn toàn giống nhau về giá trị

Đúng Vì

Giá trị của GNI tương đương với giá trị của GNP. Tuy nhiên thì người ta phân biệt chúng bằng
cách GNP dựa trên cơ sở sản xuất ra sản phẩm mới, còn GNI dựa trên cơ sở thu nhập
của công dân. Điều này là quan trọng để tiếp cận các khái niệm NNP và NNI.
Câu 4: Theo Solow, công nghệ là yếu tố quyết định đến tăng trưởng, vì vậy chính phủ cần
có chính sách thúc đẩy quá trình nghiên cứu và triển khai công nghệ trong nước

Đúng. Vì 

Theo mô hình Solow, hàm sản xuất có yếu tố công nghệ: Y = Kα .( L.E)1-α

E : Hiệu quả lao động, L x E : Số công nhân hiệu quả.

L x E tăng với vận tốc là ( ge + n )

Y tăng với tốc độ là ( ge + n )

Nếu tiến bộ công nghệ tăng lên, GDP và GDP/người đều tăng lên với tốc độ tương ứng

Câu 5: Một hệ quả xã hội của mô hình hai khu vực Lewis là: quá trình tăng trưởng kinh tế
luôn dẫn đến gia tăng bất bình đẳng
Đúng. Vì
Theo ông, khi sản lượng tăng mà tiền lương không đổi => Chi phí sxuat giảm => lợi nhuận tăng
=> tái sản xuất => Tăng trưởng kinh tế
Ở mô hình này, người lao động không được thay đổi mức lương, trong khi nhà tư bản ( DN)
nhận được lợi nhuận( ngày càng tăng ). Do đó, khi tăng trưởng sẽ dẫn đến bất bình đẳng. Tăng
trưởng sẽ dẫn tới bất bình đẳng. Tăng trưởng càng cao thì bất bình đẳng càng lớn.
Câu 6: Mô hình của A. Lewis chỉ rõ những nguyên nhân cơ bản làm cho sự bất bình đẳng
giảm dần sau khi khu vực nông nghiệp hết lao động dư thừa.

Câu 7: Theo Lewis, ở giai đoạn đầu, khi lao động nông nghiệp dư thừa lao động thì khu
vực công nghiệp sẽ được hưởng lợi kinh tế nhờ qui mô khi mở rộng đầu tư.

Câu 8: Mô hình 2 khu vực của Lewis cho rằng mức tiền công tối thiểu trong nông nghiệp
bằng sản phẩm cận biên của lao động trong nông nghiệp
Sai Vì
Câu 9: Mô hình 2 khu vực của Lewis cho rằng khi đường cầu lao động trong khu vực công
nghiệp chuyển dần sang phải ở giai đoạn đầu tiên thì tiền lương lao động sẽ tăng
Sai Vì
Câu 10: Mô hình 2 khu vực của tân cổ điển cho rằng tiền công trong nông nghiệp luôn
bằng sản phẩm cận biên của lao động trong nông nghiệp
Sai Vì
Câu 11: Trong mô hình của Lewis, khi LĐ dư thừa trong khu vực NN được tận dụng hết,
đường cung LĐ trong khu vực CN sẽ dịch chuyển sang phải
Sai. Vì
Câu 12: Mô hình phát triển kinh tế của VN lựa chọn hiện nay là nhấn mạnh vào công bằng
xã hội
Đúng. Vì
Thực tiễn 35 năm Đổi mới ở Việt Nam cho thấy, đặc trưng cơ bản, một thuộc tính quan trọng của
định hướng xã hội chủ nghĩa trong kinh tế thị trường ở Việt Nam là phải gắn kinh tế với xã hội,
thống nhất chính sách kinh tế với chính sách xã hội, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến
bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước, từng chính sách và trong suốt quá trình phát triển.
Câu 13: Để việc áp dụng phương thức phân phối thu nhập theo chức năng không làm phân
hoá giàu nghèo một cách trầm trọng, chính phủ các nước đang phát triển cần thực hiện
một trong những chính sách quan trọng là phân phối lại và định giá lại tài sản sản xuất.
Câu 14. Sự khác biệt giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế là tăng trưởng kinh tế
phản ánh sự thay đổi về thu nhập. Còn phát triển kinh tế phản ánh sự thay đổi về thu
nhập, thu nhập bình quân đầu người và phúc lợi con người.
Sai. Vì
Tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên về quy mô, sản lượng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ đầu ra
trong một thời gian tương đối dài. - Phát triển kinh tế là một quá trình thay đổi theo hướng hoàn
thiện về mọi mặt của nền kinh tế bao gồm kinh tế, xã hội, môi trường và thể chế trong một thời
gian nhất định
Câu 15. Trong mô hình hai khu vực của trường phái Tân cổ điển, đường cung lao động của
khu vực công nghiệp dốc lên cho thấy không có lao động dư thừa trong khu vực nông
nghiệp.
Sai. Vì:
Câu 16. Theo Harrod-Domar, các quốc gia đang phát triển cần có chính sách khuyến khích
tiết kiệm sao cho không làm ảnh hưởng tới tiêu dùng của người dân.
Đúng vì: Các nước này không có khả năng tích lũy vốn cao. Vì vậy, chính phủ phải sử dụng
chiến lược tích lũy vốn theo kế hoạch và cơ chế mệnh lệnh nhằm hạn chế tiêu dùng hoặc dành
quỹ đầu tư trước khi tiêu dùng. Đồng thời với sử dụng cơ chế ấy, chính phủ phải gồng mình lên
với viêc đi vay nợ nước ngoài, xin viện trợ … để có đủ vốn đầu tư. Điều này có nghĩa là các
nước đang phát triển cần phải có sự giúp đỡ của các nước phát triển hay các nước tư bản chủ
nghĩa
Câu 17. Theo mô hình Harod Domar, nếu 2 nước có cùng hệ số gia tăng vốn sản lượng, có
cùng mức tích luỹ sẽ có cùng tốc độ tăng trưởng
Câu 18. Nâng cao năng suất lao động là chia khoá giúp các quốc gia đang phát triển thoát
nghèo bền vững.
Đúng. Vì: Việc nâng tầm kỹ năng lao động sẽ làm gia tăng chất lượng và hiệu quả lao động, là
nhân tố hết sức quan trọng quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội. Việc đào tạo, bồi dưỡng,
chuẩn bị nguồn nhân lực có kỹ năng nghề chính là "chìa khóa" để nâng cao năng suất lao động,
tăng năng lực cạnh tranh quốc gia.
Câu 19. Để có tăng trưởng kinh tế cao đi kèm với giảm bất bình đẳng, các quốc gia đang
phát triển cần đầu tư cho giáo dục hiệu quả nhằm nâng cao trình độ và kỹ năng cho người
lao động.
Đúng. Vì: Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đã được Đại hội VII xem là
quốc sách hàng đầu. Đó là một động lực thúc đẩy và là một điều kiện cơ bản bảo đảm việc thực
hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ đất nước. Phải coi đầu tư cho giáo dục
là một trong những hướng chính của đầu tư phát triển, tạo điều kiện cho giáo dục đi trước và
phục vụ đắc lực sự phát triển kinh tế - xã hội. Huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các
tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của Nhà nước.
Câu 20. Để có công bằng xã hội bền vững, các quốc gia đang phát triển cần tạo cơ hội việc
làm đầy đủ cho mọi người lao động.
Đúng. Vì: Tạo ra việc làm đầy đủ là rất quan trọng để thúc đẩy thị trường lao động linh hoạt. Cơ
hội việc làm đầy đủ chính là để phát huy hiệu quả toàn bộ lực lượng lao động. Thực tế cho thấy
tăng trưởng kinh tế tạo ra điều kiện vật chất để thực hiện CBXH; thực hiện tốt CBXH sẽ trở
thành động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Thực tiễn đã chỉ ra, sẽ không thể có CBXH trên cơ
sở một nền kinh tế thấp kém; cũng không thể có một nền kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững
trong một xã hội với đa số người dân trí tuệ thấp kém, thể trạng ốm yếu và tỷ lệ lao động thất
nghiệp cao...
Câu 21. Theo quan điểm của Oshima thì các quốc gia đang phát triển muốn có phát triển
kinh tế cao đi kèm với công bằng xã hội ngay từ đầu cần đầu tư phát triển khu vực nông
nghiệp nông thôn ngay từ đầu.
- Đúng. Vì
Mô hình 2 khu vực của Oshima có 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: Giải quyết vấn đề nông nhàn thời vụ
+ Giai đoạn 2: Tiến tới có việc làm đầy đủ
+ Giai đoạn 3: Sau khi có việc làm đầy đủ
Câu 22. Theo Oshima, đối với các quốc gia đang phát triển có lợi thế phát triển nông
nghiệp,
muốn phát triển kinh tế bền vững thì cần phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ
phục vụ nông nghiệp ngay từ đầu.
- Sai. Vì
Theo mô hình 2 khu vực của Oshima, giai đoạn đầu là giải quyết vấn đề nông nhàn thời vụ của
NN trước. Sau đó khi mọi người có việc làm đầy đủ thì các ngành CN và Dvu mới phát triển để
phục vụ sản xuất trong NN
Câu 23. Trong mô hình hai khu vực của H.Oshima, quá trình tăng trưởng có thể dẫn đến
sự phân hóa xã hội ở thời kỳ đầu.
- Sai. Vì
Trong mô hình 2 khu vực của Oshima, thời kỳ đầu chủ trương đầu tư cho NN, phát triển đa dạng
các ngành nghề, cơ giới hoá,…
=> Giúp thu nhập của lao động NN tăng tương đối so với khu vực NN
=> Giảm bớt sự phân hoá xã hội
Câu 24. Theo quan điểm của Oshima, sự bất bình đẳng trong xã hội có thể được hạn chế
ngay từ đầu.
- Đúng.
Câu 25. Theo quan điểm của Oshima các nước kém phát triển ngay từ đầu phải quan tâm
đầu tư phát triển đồng thời cả hai khu vực công nghiệp và nông nghiệp
- Sai. Vì
Giai đoạn 1: Đầu tư vào nông nghiệp trước theo chiều rộng.
Giai đoạn 2: Đầu tư vào nông nghiệp theo chiều rộng và công nghiệp phát triển các ngành hỗ trợ
nông nghiệp
Giai đoạn 3: Đầu tư cả 2 KV theo chiều sâu
Câu 26. Khi thu nhập bình quân đầu người tăng lên, tỷ lệ đầu tư từ nguồn tiết kiệm ngoài
nước sẽ tăng lên.
- Sai. Vì
Khi thu nhập bình quân đầu người tăng dẫn đến tích luỹ nội bộ tăng (tiết kiệm trong nước tăng)
Câu 27. Để có tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, các quốc gia đang phát triển cần có
chính sách nâng cao hiệu quả của khu vực sản xuất tri thức.
- Đúng. Vì
Chính sách nâng cao hiệu quả cho khu vực sản xuất tri thức chính là đầu tư vào giáo dục. Để có
năng suất lao động cao, đi kèm với đó thì chất lượng nguồn lao động phải cao. Do đó, để đảm
bảo nguồn lao động có chất lượng tốt thì việc đầu tư vào giáo dục ngay từ đầu là vô cùng quan
trọng.
Câu 28. Mô hình hai khu vực tân cổ điển cho rằng: để giảm bớt áp lực cho khu vực công
nghiệp ngay từ đầu cần đầu tư theo chiều sâu cho cả hai khu vực.
- Đúng. Vì
Do NN bị rút bớt lao động dẫn đến năng suất lao động khu vực này giảm => mức tiền lương (khi
chuyển sang CN) sẽ tăng. Tức là khu vực CN phải tăng lương cho người lao động vì phải chịu 2
áp lực
+ Do người lao động khu vực NN chuyển sang làm ở khu vực CN => tăng sản lượng cho CN =>
CN phải trả lương ngày càng cao
+ Do năng suất lao động NN giảm => đầu ra các sản phẩm NN giảm => giá nông sản tăng => áp
lực phải tăng tưởng lớn
Câu 29. Các nước đang phát triển thường đặt mục tiêu có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao
hơn các nước phát triển.
- Sai. Vì
Mục tiêu của các nước hiện nay là phát triển bền vững, do đó chú ý vào tốc độ tăng trưởng chỉ là
1 phần ( đk cần ), ngoài ra còn phải quan tâm đến cách để đạt được tăng trưởng như thế nào, ai
được hưởng lợi.. Vậy nên, không hẳn các nước đang phát triển phải đặt mục tiêu có tốc độ tăng
trưởng kte cao hơn các nước phát triển mà phải là sự tăng trưởng kinh tế đi đôi với sự tiến bộ và
công bằng xã hội.
Câu 30. Việc đầu tư vào các hoạt động phúc lợi trong xã hội cũng là một trong những giải
pháp cải thiện tình trạng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập.
- Đúng. Vì
Tình trạng bất bình đẳng trong phương pháp thu nhập gây ảnh hưởng đến các vấn đề cho những
đối tượng có thu nhập thấp, các đối tượng như người già, trẻ em, người tàn tật...khi không tiếp
cận được các dịch vụ cơ bản ( nhu cầu về ăn, mặc, chỗ ở, giáo dục, y tế..) => đầu tư vào các hoạt
động phúc lợi trong xã hội sẽ cải thiện tình trạng trên.
Câu 31.Hệ số ICOR cao cho biết nền kinh tế đó đầu tư không hiệu quả.
Đúng. Vì
ICOR được tính bằng công thức sau: ICOR = (Kt-Kt-1) / (Yt-Yt-1)
Trong đó K là vốn, Y là sản lượng, t là kỳ báo cáo, t-1 là kỳ trước.
ICOR cho biết một đồng sản lượng được tạo ra bởi bao nhiêu đồng vốn. Qua đó người ta có thể
thấy được vốn đầu tư so với các nhân tố tăng trưởng khác có ý nghĩa thế nào đối với tăng trưởng
sản lượng. ICOR càng cao chứng tỏ vốn đầu tư càng quan trọng. Người ta sử dụng ICOR để so
sánh hiệu quả sử dụng vốn (hay hiệu quả đầu tư) giữa các thời kỳ hoặc giữa các nền kinh tế. Hệ
số ICOR cao hơn chứng tỏ thời kỳ đó hoặc nền kinh tế đó sử dụng vốn kém hiệu quả hơn
Câu 32. Phát triển kinh tế bao gồm sự tăng trưởng kinh tế và sự tiến bộ xã hội cho con
người.
Đúng. Vì
Phát triển kinh tế là một quá trình thay đổi theo hướng hoàn thiện về mọi mặt của nền kinh tế bao
gồm kinh tế, xã hội, môi trường và thể chế trong một thời gian nhất định. Thay đổi theo hướng
hoàn thiện là cần nhắm tới các mục tiêu cơ bản sau: Duy trì tăng trưởng kinh tế ổn định trong
thời gian dài, thay đồi cơ bản cơ cấu kinh tế, cải thiện cuộc sống của đại bộ phận dân cư, đảm
bảo gìn giữ và bảo vệ môi trường sinh thái tự nhiên.
Câu 33. Một vận dụng đúng rút ra từ mô hình Harrod-Domar là các quốc gia đang phát
triển cần có chính sách đầu tư hiệu quả để tạo nguồn vốn gia tăng cao cho quá trình sản
xuất.
Câu 34. Theo Solow, các quốc gia đang phát triển cần có chính sách thu hút đầu tư nước
ngoài hiệu quả để tận dụng được lợi ích từ chuyển giao công nghệ nguồn từ các doanh
nghiệp FDI.
Đúng. Vì
Solow đã nhấn mạnh đến vai trò quyết định của yếu tố tiến bộ công nghệ đến tăng trưởng GDP
và GDP/người, do đó cần có những cú sốc của tiến bộ công nghệ từ bên ngoài đưa đến. Vì vậy
cần chính sách thu hút đầu tư nước ngoài hiệu quả để tạn dụng được các lợi ích công nghệ từ các
nước phát triển.
Câu 35.Tăng trưởng kinh tế (đo bằng chỉ tiêu GDP/người) và trình độ phát triển con người
(đo bằng HDI) là hai đại lượng luôn đồng biến với nhau.
Sai. Vì
+ GDP = C + I + G + X – M
C là chi tiêu cho tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình
I là đầu tư
G là chi tiêu chính phủ
X là giá trị xuất khẩu
M là giá trị nhập khẩu
+ HDI = ( Ia x Ie x Iin ) ^ 1/3
Ia là chỉ số đánh giá tuổi thọ bình quân
Ie là chỉ số đánh giá kiến thức
Iin là chỉ số đánh giá mức sống
Câu 36.Một vận dụng đúng rút ra từ mô hình tăng trưởng nội sinh là các nước đang phát
triển muốn đuổi kịp các nước phát triển phải tăng cường đầu tư cho giáo dục.
Đúng
- Giải thích: Mô hình AK – vai trò của vốn nhân lực
Hàm sản xuất đơn giản: Y = AK
A là hằng số đo sản lượng sản xuất trên một đơn vị vốn( không bị chi phối bởi quy luật lợi tức
giảm dần)
- ΔK = sY – бK
- g= ΔY/Y = gA + gK trong đó gA= ΔA/A và gK = ΔK/K
Nếu không có tiến bộ công nghệ: gA = 0
- g = ΔY/Y = g K = ΔK/K = (sY – бK)/K = (sAK – бK)/K = sA – б
sA> б, g luôn >0
sA> б thì g luôn >0 (có tăng trưởng vĩnh viễn cho dù không có tiến bộ công nghệ)→ tiết kiệm và
đầu tư dẫn đến tăng trưởng vĩnh viễn
Lý do: coi A là hằng số (không đổi) bởi vì K bao gồm cả vốn nhân lực – không theo quy luật lợi
tức giảm dần, thậm chí còn có thể tăng lên.
Câu 37.Quan điểm của Kuznets trong mô hình chữ U ngược ở nửa đầu là: Khi GDP/người
tăng lên thì hệ số Gini giảm xuống.
Sai. Vì ở nửa đầu (AB) của mô hình chữ U ngược, khi GDP/người tăng lên thì hệ số Gini càng
tăng ( từ 0,2 – 0,7 )
Vẽ hình
Câu 38. Mô hình chữ U ngược của Kuznets đã khẳng định rằng sự tăng trưởng kinh tế và
mức công bằng xã hội luôn là hai đại lượng đồng biến với nhau.
Câu 39. Quan điểm của Lewis và Oshima đều cho rằng: mối quan hễ giữa tăng trưởng kinh
tế và bình đẳng xã hội được vận động theo dạng chữ U ngược.
Câu 40. Mục tiêu cuối cùng của phát triển kinh tế là nâng cao mức thu nhập bình quân đầu
người
Sai. Vì mục tiêu cuối cùng của phát triển kinh tế là phát triển con người (đọc chương HDI)
Câu 41:Tiết kiệm trong nước của tư nhân có hai nguồn là tiết kiệm của các công ty và tiết
kiệm hộ gia đình:
Sai. Vì: Ngoài nguồn trên còn có nguồn từ nước ngoài về

Câu 42: Ricardo cho rằng đất đai và vốn là những nhân tố làm hạn chế sự tăng trưởng của
nên kinh tế.
Sai. Vì: Chỉ có đất đai là làm hạn chế sự tăng trưởng khi sản xuất nông nghiệp trên những đất đai
kém màu mỡ - chi phí sản xuất – lợi nhuận làm hạn chế tăng trưởng KT
Câu 43: Ricardo cho rằng đất đai là yếu tố quyết định đến tăng trưởng kinh tế.
Đúng. Vì:
Câu 44: Từ các hệ số Gini đã có với Đài loan(0.331) và Philippin(0,459) người ta có thể thấy
rằng thu nhập được phân phối công bằng hơn ở Đài Loan
Đúng. Vì: Hệ số gini của Đài loan nhỏ hơn của Philippin.Hệ số Gini thường được sử dụng để
biểu thị mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập giữa các tầng lớp cư dân. Hệ số Gini
càng lớn thì mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập càng cao.

Câu 45: Nội dung chính của quy luật tiêu dùng sản phẩm của Engels đề cập tới mối quan
hệ giữa thu nhập và sự biến đổi cơ cấu kinh tế.
Câu 46: Theo Engen, khi thu nhập bình quân của các hộ gia đình tăng lên thì tỉ trọng tiêu
dùng của ngành nông nghiệp tăng lên tương ứng.
Câu 47: Mô hình hai khu vực Tân cổ điền cho rằng trong nông nghiệp không tồn tại lao
động dư thừa, do đó tiền công được xác định căn cứ vào năng suất biên của lao động trong
nông nghiệp.
Câu 48: Theo A. Lewis nhà tư bản công nghiệp có thể trả mức tiền lương không
đổi(Wm=1.3Wa) cho người lao động cho đến khi khu vực nông nghiệp hết lao động dư
thừa.
Đúng. Vì: do khi hết lao động dư thừa ở khu vực nn, các nhà tư bản muốn thu hút lao động để
mở rộng sản xuất thì mới phải trả một mức tiền lương cao hơn & tăng dần
Câu 49: GDP sẽ lớn hơn GNP nếu xuất khẩu ròng nhỏ hơn 0
Sai. Vì: GDP sẽ lớn hơn GNP khi thu nhập ròng từ nước ngoài nhỏ hơn 0
Câu 50: Mô hình tăng trưởng nội sinh cho rằng không có trạng thái dừng trong tăng
trưởng kinh tế.
Đúng. Vì: Theo mô hình, tăng trưởng phụ thuộc hoàn toàn vào tiết kiệm, vì vậy khi tăng tiết
kiệm và đầu tư thì không có trạng thái dừng trong tăng trưởng kinh tế.

You might also like