You are on page 1of 2

Tư duy và quan điểm của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa

thời kỳ đổi mới 1986 - 2018


1. Quá trình đổi mới tư duy về công nghiệp hóa:
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (tháng 12/1986) – Đại hội đổi mới, đã
chỉ ra những sai lầm trong nhận thức và chủ trương công nghiệp hóa thời kỳ 1960 – 1985,
mà trực tiếp là 10 năm, từ năm 1975 đến năm 1985. Cụ thể hóa nội dung chính của công
nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là thực hiện 3 Chương trình mục tiêu: lương thực thực phẩm,
hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.
Hội nghị Trung ương 7 khóa VII (tháng 1/1994) đã có bước đột phá mới trong nhận thức
về khái niệm công nghiệp hóa.
Đại hội VIII của Đảng (tháng 6/1996) nhìn nhận lại đất nước sau 10 năm đổi mới: nước
ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu của thời
kỳ quá độ là chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hóa đã cơ bản hoàn thành cho phép nước ta
chuyển sang thời kỳ mới đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Đại hội IX (tháng 4/2001) và Đại hội X (tháng 4/2006), Đại hội XI (tháng 1/2011) của
Đảng bổ sung và nhấn mạnh một số điểm mới về mục tiêu, con đường công nghiệp hóa ở
nước ta, về công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với kinh tế tri thức, công nghiệp hóa, hiện
đại hóa gắn và phát triển nhanh, bền vững.
2. Quan điểm công nghiệp hóa, hiện đại hóa:
Đảng nêu ra những quan điểm mới chỉ đạo quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước trong điều kiện mới. Những quan điểm này được hội nghị lần thứ 7 Ban
chấp hành Trung ương khóa VII nêu ra và được phát triển, bổ sung qua các Đại hội VIII,
IX, X, XI, XII của Đảng. Những quan điểm cơ bản của Đảng về công nghiệp hóa, hiện
đại hóa thời kỳ đổi mới:
Một là, công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa và công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với
phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường.
Kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất.
Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại tác động sâu rộng tới mọi lĩnh vực của
đời sống xã hội. Xu thế hội nhập và tác động của quá trình toàn cầu hóa đã tạo ra nhiều
cơ hội cũng như thách thức đối với đất nước. Nước ta cần phải và có thể tiến hành công
nghiệp hóa theo kiểu rút ngắn thời gian khi lựa chọn con đường phát triển kết hợp công
nghiệp hóa với hiện đại hóa. Đại hội X của Đảng chỉ rõ: đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền
kinh tế và của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

1
Đại hội XII của Đảng cũng xác định: “tiếp tục đẩy mạnh thực hiện mô hình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa…”
Hai là, công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế thị trường không những khai
thác có hiệu quả mọi nguồn lực trong nền kinh tế, mà còn sử dụng chúng có hiệu quả để
đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nền kinh tế ở nước ta hiện nay diễn ra trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế, tất yếu
phải hội nhập và mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng
quan hệ kinh tế đối ngoại đó là việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để
phát triển kinh tế nói chung và công nghiệp hóa, hiện đại hóa nói riêng được nhanh hơn,
hiệu quả hơn.
Ba là, lấy phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh, bền
vững.
Trong các yếu tố tham gia vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, yếu tố con người
luôn được coi là yếu tố cơ bản. Để tăng trưởng kinh tế cần 5 yếu tố chủ yếu là: vốn, khoa
học và công nghệ, con người, cơ cấu kinh tế, thể chế chính trị và quản lý nhà nước, trong
đó con người là yếu tố quyết định. Để phát triển nguồn lực con người đáp ứng yêu cầu
của công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần đặc biệt chú ý đến phát triển giáo dục, đào tạo.
Bốn là, khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực của công nghiệp hóa, hiện đại
hóa.
Khoa học và công nghệ có vai trò quyết định đến tăng năng suất lao động, giảm chi phí
sản xuất, nâng cao lợi thế cạnh tranh và tốc độ phát triển kinh tế nói chung. Phải đẩy
mạnh việc chọn lọc nhập công nghệ, mua sáng chế kết hợp với phát triển công nghệ nội
sinh để nhanh chóng đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ, nhất là công nghệ thông
tin, công nghệ sinh học và công nghệ vật liệu mới.
Năm là, phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển
văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.
Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta thực chất là nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Để thực hiện mục tiêu đó, trước hết
kinh tế phải phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững. Mục tiêu đó thể hiện sự phát triển vì
con người, mọi con người đều được hưởng thành quả của sự phát triển.

You might also like