You are on page 1of 4

Hành trang cho sinh viên kinh tế để đáp ứng

nhu cầu tuyển dụng hiện nay


Nguyễn Thị Vân Anh - CQ57/41.03
SĐT: 0395363816
Ngày nay, kinh tế đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy sự
phát triển của bất kì quốc gia nào trên thế giới. Nền kinh tế Việt Nam hiện
đang phát triển theo mô hình kinh tế thị trường. Hàng hoá, công việc, lực
lượng lao động liên quan đều bị chi phối bởi quy luật cung – cầu. Khi lượng
hàng hoá sản xuất ra ngày càng nhiều thì nhu cầu cần lực lượng những người
làm kinh tế đảm đương các công việc như hoạch định, kiểm soát, phân phối…
càng cao. Trong năm tới, với tình hình kinh tế tăng trưởng như hiện nay thì
việc làm được tạo ra ở nhóm ngành này tiếp tục cao. Trong cơ cấu khởi
nghiệp, một doanh nghiệp cần 1 người kỹ thuật nhưng cần tới 2 - 3 người
thuộc nhóm kinh tế. Chính vì vậy, khối ngành kinh tế luôn thu hút được sự
quan tâm đặc biệt và mang đến cơ hội việc làm cao cho sinh viên khi tốt
nghiệp. Theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao
động TP.HCM, trong giai đoạn 2018-2025 cả nước cung cấp 2,5 triệu việc
làm, nhóm ngành kinh tế - tài chính - hành chính - pháp luật chiếm tỷ trọng
việc làm cao (33%). Vì vậy khối ngành kinh tế tại các trường Đại học, Cao
đẳng cũng ngày càng được gia tăng, có rất nhiều trường đã mở rộng thêm các
khối ngành kinh tế đem lại nguồn nhân lực kinh tế dồi dào cho đất nước. Tuy
nhiên, liệu rằng có phải chỉ cần học kinh tế là sẽ chắc chắn đảm bảo một suất
công việc trong tương lai hay không?
Một nghịch lý đang tồn tại là ngày càng có nhiều cử nhân kinh tế đang
chật vật tìm việc, phải làm trái ngành, công việc không phù hợp với trình độ
chuyên môn, hay thậm chí là thất nghiệp, trong khi doanh nghiệp và thị
trường vẫn bị thiếu hụt nguồn nhân sự chất lượng cao cho nhóm ngành này.

1
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do sinh viên khi ra
trường chưa có khả năng thích ứng tốt. Sinh viên kinh tế nếu chỉ sở hữu học
bạ điểm cao nhưng thiếu kỹ năng, kinh nghiệm thực tiễn sẽ khó đáp ứng được
yêu cầu công việc trong kỷ nguyên mới của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Ngoài ra còn tồn tại rất nhiều nguyên nhân khác cần phải khắc phục như trình
độ ngoại ngữ còn kém, yếu về kỹ năng mềm,…Như vậy để đáp ứng được nhu
cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp ngày càng khắt khe đòi hỏi sinh viên
kinh tế cần phải chuẩn bị đầy đủ hành trang cần thiết cho bản thân ngay từ khi
còn theo học tại các trường Đại học.
Hành trang cần thiết cho sinh viên kinh tế:
Thứ nhất, về trình độ chuyên môn. Yếu tố quan trọng nhất giúp sinh viên
kinh tế tốt nghiệp dễ dàng tìm việc trong thời buổi cạnh tranh khốc liệt như
hiện nay là hiểu và vận dụng tốt kiến thức và kỹ năng chuyên môn vào công
việc thực tiễn. Những kiến thức này giúp các bạn có lối tư duy và suy nghĩ
nhanh nhạy hơn với những vấn đề gặp phải khi đi làm. Và đặc biệt, nó sẽ là
nền móng quan trọng nếu các bạn muốn theo đuổi những bằng cấp cao hơn
sau này. Ngoài ra nhóm kinh tế là một ngành đặc thù, luôn biến động, đòi hỏi
sự sáng tạo và không sợ thất bại. Một người học giỏi và thành công trong lĩnh
vực kinh tế là hai việc khác nhau. Bên cạnh việc trau dồi kiến thức thì yếu tố
quyết định thành công với lĩnh vực kinh tế chính là kỹ năng và kinh nghiệm -
điều này chỉ có thể hình thành thông qua quá trình rèn luyện, tham gia các
hoạt động bên ngoài.
Thứ hai, thái độ làm việc. Thái độ của người làm việc là yếu tố quyết định
thành công. Cơ hội việc làm sẽ đến với những sinh viên chịu khó học hỏi và
có ý thức nghiêm túc, cầu tiến trong công việc. Hãy chủ động mở rộng mối
quan hệ và không ngừng nâng cao kỹ năng của mình theo yêu cầu của xã hội
để tạo ra lợi thế nổi bật cho chính mình, gia tăng cơ hội việc làm so với các
ứng viên khác.

2
Thứ ba, định hướng nghề nghiệp rõ ràng. Thiếu định hướng nghề nghiệp
cũng chính là một trong những vấn đề lớn nhất mà sinh viên Việt Nam hiện
nay gặp phải. Ngay cả với sinh viên đang theo học các ngành kinh tế, rất
nhiều bạn không hình dung được công việc của mình sau khi ra trường..
Chính điều này đã dẫn đến tình trạng một số bộ phận sinh viên lười học hay
học cho có nên ảnh hưởng đến chất lượng nhân lực, làm cho đầu ra còn hạn
chế. Từ đó, dẫn đến một khối lượng lớn sinh viên kinh tế chưa cụ thể được
yêu cầu nghề nghiệp cần có của bản thân mà thiếu đi sự tự giác chuẩn bị trước
các kỹ năng mà bản thân có thể trao dồi theo thời gian trong quá trình học tập.
Vì vậy sinh viên nhóm ngành này cần phải có định hướng nghề nghiệp bản
thân một cách rõ ràng, cụ thể ngay từ đầu.
Thứ tư, trau dồi trình độ ngoại ngữ. Đa số sinh viên đều được dạy môn
tiếng Anh trên ghế nhà trường và có trong tay chứng chỉ, tuy nhiên không
phải bạn nào cũng có thể sử dụng ngoại ngữ phổ biến này một cách lưu loát
trong giao tiếp. Các công ty, doanh nghiệp yêu cầu ứng viên phải có khả năng
giao tiếp tiếng Anh và vận dụng kỹ năng đọc viết trong công việc hàng ngày
mà không chỉ là tấm bằng cấp ghi số điểm bạn đạt được. Vì thế, các bạn sinh
viên kinh tế cần tăng cường luyện tập tiếng Anh thực tế, tiếng Anh chuyên
ngành càng nhiều để gia tăng cơ hội tìm được công việc tốt lương cao trong
tương lai. Ngoài ra việc học thêm nhiều loại ngôn ngữ khác nhau là một lợi
thế sẽ giúp bạn nâng cao cơ hội nghề nghiệp trong tương lai. Ngày nay ngoại
ngữ được xem là tấm vé thông hành giúp sinh viên kinh tế mở rộng cơ hội
việc làm tại các công ty đa quốc gia, và chủ động hội nhập với thế giới.
Thứ năm, không ngừng trau dồi kỹ năng mềm. Hiện nay mức độ cạnh
tranh việc làm ở TP.HCM nằm trong khoảng 1/46 và Hà Nội là 1/33. Riêng
đối với nhóm ngành kinh tế, mức độ cạnh tranh cao hơn với tỷ lệ 1/60, ở
những vị trí lao động bậc cao mức cạnh tranh có thể là 1/400 người. Do đó
người học cần phải đáp ứng các yêu cầu về các kỹ năng mềm như làm việc

3
nhóm, thái độ, khả năng quản lý thời gian, diễn thuyết,… Tất cả những điều
này cần được chuẩn bị ngay từ giảng đường đại học, để tăng sức cạnh tranh
cho sinh viên ngay khi tốt nghiệp.
Thứ sáu, tham gia các lớp đào tạo nghiệp vụ. Để chuẩn bị hành trang cho
tương lai, các bạn cũng nên tham gia các lớp đào tạo nghiệp vụ để nâng cao
kiến thức, kỹ năng chuyên sâu về ngành mình theo học. Ví dụ, các bạn học
ngành kinh tế thì có thể tìm các khóa học nghiệp vụ kinh tế như Quản trị kinh
doanh, Quản trị nhân sự, Marketing hay Logistics …
Để tăng sức cạnh tranh cho người học kinh tế trong thời đại mới, tất cả
những điều này đều nên được chuẩn bị kỹ càng ngay từ giảng đường đại học.
Để không phải rơi vào tình trạng thất nghiệp, các sinh viên kinh tế nên học
hành chăm chỉ, tham gia các chương trình hoạt động tập thể để rèn luyện các
kỹ năng cần thiết…Đó sẽ là hành trang vững chắc, giúp ích cho tương lai việc
làm của bạn.

Tài liệu tham khảo:


https://www.vanlanguni.edu.vn/giao-duc-dai-hoc-2/1181-viec-lam-khoi-
nganh-kinh-te-canh-tranh-rat-cao-nhung-rong-co-hoi
https://tuoitre.vn/chon-nganh-kinh-te-lam-sao-de-khong-loi-thoi-voi-tuong-
lai-20200813150925968.htm
https://ts.hufi.edu.vn/tin-huong-nghiep/sinh-vien-chon-khoi-nganh-kinh-te-
co-hoi-va-thach-thuc

You might also like