You are on page 1of 5

Levels of Management Summary

An organization can have many different managers, across a variety of titles, authority levels,

and levels of the management hierarchy that we illustrated above. In order to properly assign

roles and responsibilities to all managerial positions, it is important to recognize the key

differences between low-level, middle-level, and top-level management. 

The key takeaways from this distinction are as follows: 

 Top-level managers are responsible for controlling and overseeing the entire
organization. 
 Middle-level managers are responsible for executing organizational plans which
comply with the company’s policies. They act as an intermediary between top-level
and low-level management.  
 Low-level managers focus on the execution of tasks and deliverables, serving as role
models for the employees they supervise.  

All businesses are comprised of a vast array of different managerial tasks. When these are

coordinated properly, and there is a strong hierarchal manager system in place, an organization

can be extremely efficient in creating value through the production of their products, services

and overall workflow.  

Những kỹ năng nhận được sự hài lòng cao nhất của giới tuyển dụng với người Việt là
kỹ năng giao tiếp, tính chịu trách nhiệm và khả năng học hỏi. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều
khiếm khuyết cần được bù đắp. Ảnh: Xử lý công việc hàng ngày tại Công ty cổ phần
chứng khoán Quốc tế, Uyên Viễn
(TBKTSG Online) – Điểm mạnh của giới quản lý người Việt Nam, nhân sự cấp trung và
cấp cao trong các doanh nghiệp, là sự chăm chỉ và sẵn sàng học hỏi. Điểm yếu là tiếng
Anh, các kỹ năng lãnh đạo, tính sáng tạo và tính trung thành, khó hợp tác và khả năng
thích ứng với thay đổi thấp.

Điểm cộng
Đây là một điểm nhấn trong Báo cáo về “Những thách thức trong việc tuyển dụng và giữ
chân nhân sự cấp trung và cấp cao người Việt tại các công ty nước ngoài đang hoạt động
tại Việt Nam”, một khảo sát được thực hiện trên toàn quốc tháng 8 và được Navigos
Search công bố tuần rồi. Khảo sát này được en world (tập đoàn mẹ của Navigos Search)
cùng thực hiện tại Thái Lan, Singapore và Nhật Bản. Tuy nhiên, báo cáo này chỉ thể hiện
ý kiến của những khách hàng của en world và Navigos Search, một trong ba công ty
tuyển dụng nhân sự lớn nhất tại Việt Nam.

Điểm mạnh của nhân sự cấp trung và cấp cao người Việt là sự làm việc chăm chỉ, sẵn
sàng học hỏi và khả năng học hỏi, điều này khác với người Thái là khả năng nhận trách
nhiệm và người Singapore là tư duy logic. Tuy vậy đội ngũ nhân sự tại cả ba nước này
đều được nhận xét là không có tính trung thành với công ty.

Những điểm sáng khác của đội ngũ nhân sự quản lý người Việt, theo báo cáo này, còn là
tinh thần trách nhiệm và khả năng học hỏi nhanh. Những kỹ năng nhận được sự hài lòng
cao nhất của giới tuyển dụng với người Việt là kỹ năng giao tiếp, tính chịu trách nhiệm,
và có kinh nghiệm làm việc.

Các tác giả báo cáo cho biết, trong khi người Việt và người Singapore đều được nhận xét
có điểm mạnh chung là tinh thần sẵn sàng học hỏi và làm việc chăm chỉ, thì người Thái
và người Nhật được nhận xét là có động lực phát triển tự thân rất cao. Trong số những
điểm mạnh riêng biệt của đội ngũ quản lý của từng nước, nổi bật có đội ngũ người
Singapore được đánh giá cao về tính liêm chính và có điểm mạnh về tư duy logic. Người
Thái Lan nhận được mức độ hài lòng cao về độ tin cậy. Người Nhật mạnh về kỹ năng
liên quan đến kỹ thuật.

Điểm trừ

Thật đáng tiếc, điểm trừ của giới quản lý người Việt theo sự đánh giá của các công ty
nước ngoài lại… hơi nhiều. Thứ nhất, tiếng Anh vẫn là một trở ngại lớn đối với nhân sự
quản lý người Việt. Trong số bốn nước tiến hành khảo sát, Việt Nam là nước duy nhất
các doanh nghiệp nước ngoài phải đưa tiếng Anh vào trong top 3 các yếu tố quan trọng
nhất trong việc quyết định tuyển dụng nhân sự cấp trung và cấp cao.

Đến cuối tháng 12 năm nay, Cộng đồng Kinh tế Đông Nam Á (AEC) được thành lập sẽ
cho phép sự tự do luân chuyển lao động tại cả 10 nước Asean, trước mắt trong 8 ngành
nghề, sẽ đặt đội ngũ quản lý người Việt trước một thách thức không nhỏ khi phải cạnh
tranh với đội ngũ nhân sự tương tự đến từ các nước láng giềng, vốn có thế mạnh về tiếng
Anh như Singapore, Philippines, Thái Lan…
Thứ hai, đội ngũ quản lý người Việt rất yếu và thiếu kỹ năng lãnh đạo. Chỉ có 9% những
người tham gia khảo sát hài lòng về kỹ năng lãnh đạo của nhân sự cấp trung, cấp cao
người Việt trong các công ty nước ngoài và đây là kỹ năng nhận được sự hài lòng thấp
nhất.

Thứ ba là thiếu tính sáng tạo và tính trung thành với công ty, đây là điểm hạn chế chung
của nhân sự người Việt. Tính sáng tạo cũng nhận được sự hài lòng thấp nhất đối với đội
ngũ nhân sự tại cả ba nước Đông Nam Á. Trong đó, tính trung thành với công ty thấp
được giải thích do các yếu tố: lương, thưởng tốt hơn từ công ty cùng lĩnh vực hoạt động,
không hợp tác được với quản lý trực tiếp, nhân viên thiếu các cơ hội để phát triển.

Thách thức lớn nhất của các công ty nước ngoài khi giữ chân đội ngũ nhân sự này là sự
cạnh tranh về mức lương, thưởng tốt hơn từ công ty cùng ngành trên thị trường. Điều này
rất khác tại Nhật vì ba yếu tố quan trọng nhất trong việc thu hút và giữ chân nhân sự cấp
quản lý người Nhật gồm: lộ trình thăng tiến rõ ràng, lương cao hơn, thương hiệu nhà
tuyển dụng mạnh.

Thứ tư, người Việt còn bị đánh giá rằng khả năng thích ứng với sự thay đổi thấp, thiếu kỹ
năng chuyên môn, kỹ thuật, thiếu sự phù hợp với văn hóa doanh nghiệp.

Khan hiếm

Những người tham gia khảo sát cho biết nguyên nhân chính khiến họ gặp khó khăn nhất
trong việc tuyển dụng đội ngũ nhân sự cấp trung và cấp cao trong vòng 12 tháng qua là
không tìm được đủ số lượng nhân sự đạt yêu cầu của nhà tuyển dụng. Có 41% người
tham gia khảo sát xác nhận điều này.

Bên cạnh đó, thách thức lớn nhất của các công ty nước ngoài khi giữ chân đội ngũ nhân
sự quản lý là sự cạnh tranh về mức lương, thưởng tốt hơn từ công ty cùng ngành trên thị
trường (56% người được hỏi xác nhận).

Đào tạo vẫn được cho là giải pháp hàng đầu. Cả bốn nước tiến hành khảo sát Việt Nam,
Thái Lan, Singapore và Nhật Bản cùng chọn kỹ năng lãnh đạo sẽ là nội dung quan trọng
nhất của các khóa đào tạo tới.

Vừa học vừa làm là chương trình đào tạo được áp dụng phổ biến nhất tại Việt Nam, Thái
Lan và Singapore. Cả ba nước này đều chú trọng đến việc đào tạo tăng cường trong nội
bộ. Trong top ba hình thức đào tạo phổ biến nhất, Việt Nam và Thái Lan đều cử cán bộ
quản lý ra nước ngoài đào tạo. Riêng Singapore đưa ra chương trình hỗ trợ tài chính cho
đội ngũ quản lý.
Bà Nguyễn Thị Vân Anh, Giám đốc điều hành Navigos Search, cho biết: “Việc thiếu
nhân sự cấp trung và cấp cao của các công ty nước ngoài tại Việt Nam từ lâu đã trở thành
một bài toán chưa có lời giải. Đây là một bất lợi lớn trong việc thu hút vốn đầu tư nước
ngoài vào Việt Nam, đồng thời cũng là một rào cản khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN
(AEC) chuẩn bị được triển khai cuối năm nay, cho phép các lao động được tự do luân
chuyển trong khối ASEAN và khi Việt Nam tham gia vào TPP”.

Theo bà, các doanh nghiệp cần tiếp tục cung cấp các chương trình đào tạo về kỹ năng
lãnh đạo, kỹ năng quản lý cũng như kỹ năng và kiến thức chuyên môn về ngành nghề
hoạt động thông qua nhiều hình thức đào tạo khác nhau. Các doanh nghiệp cũng cần đảm
bảo chất lượng của người quản lý, người lãnh đạo vì họ chính là những người ảnh hưởng
lớn nhất đến chất lượng đào tạo đội ngũ nhân viên.

3. Giám đốc / Chủ doanh nghiệp không hiểu biết cơ bản về tài chính & quản lý tài
chính
Là giám đốc / Chủ doanh nghiệp / Thành viên góp vốn  (sáng lập / đầu tư vốn), bạn đừng nghĩ cứ
mở công ty, bán được hàng và kiếm được tiền là xong. Tôi xin chia sẻ rằng phạm trù "Kinh doanh"
nó lớn hơn việc "Kiếm tiền" rất nhiều. "Kiếm tiền" chỉ là một trong nhiều mục tiêu kinh doanh của
bạn. Nhưng nếu bạn không có nghề kinh doanh thì dù thời gian đầu có kiếm được nhiều tiến thì bạn
vẫn đối diện nguy cơ "cháy túi" có ngày. "Nghề kinh doanh" đòi hỏi bạn phải có rất nhiều kiến thức &
kỹ năng, trong đó ít nhất bạn cần có hiều biết cơ bản về tài chính doanh nghiệp, hiểu nội hàm của
doanh thu, doanh số, chi phí, chi tiêu, khoản mục phí, yếu tố chi phí... đòi hỏi bạn phải biết đọc báo
cáo tài chính và am hiểu các quy định pháp luật trong giao dịch tài chính, hóa đơn, thanh toán nội
địa và quốc tế. Nếu bạn cho rằng điều đó không quan trọng vì bao năm qua công ty bạn vẫn tồn tại
và "sống khỏe", tùy bạn thôi nhưng xin nhớ rằng doanh nghiệp "tồn tại" khác với doanh nghiệp phát
triển không ngừng. Cũng vì nhiều nguyên nhân, trong đó có quản trị tài chính yếu kém, quản trị
nhân sự cảm tính ... nên doanh nghiệp SME của chúng ta dường như cứ mãi mãi "siêu nhỏ" dần đi
hoặc "chết lâm sàng".
Giải pháp:
Học đi! Học ngay và học luôn với chính doanh nghiệp của mình. Hãy nói kế toán in báo cáo tài
chính, báo cáo thuế, ngồi đối diện với họ hỏi về từng khoản mục. Quan hệ giữa các chỉ tiêu, khoản
mục đó là gì. Xin thưa rằng hoàn toàn không khó, mỗi tuần học một ít, sẽ nhanh thôi, bạn sẽ tự
nhận ra rằng báo cáo tài chính cung cấp cho bạn nhiều điều về doanh nghiệp hơn đấy, có rất nhiều
điều mà bạn tưởng vậy nhưng không phải vậy, cho tới khi đọc báo cáo tài chính mới rõ. Học tới
khi có kiến thức nền tài chính cơ bản thì tiến hành theo mục số 4 dưới đây.

You might also like