You are on page 1of 50

1

CHƯƠNG MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết của đề tài


Ngày nay, kiểm toán đã trở thành một thành phần tất yếu trong đời sống tài chính
của các công ty, không chỉ ở những tập đoàn đa quốc gia mà kể cả các công ty trong
nước, đặc biệt là công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán. Báo cáo tài chính được
kiểm toán đang trở thành yêu cầu bắt buộc đối với các hợp đồng vay, các khoản đầu tư
tài chính…và điều đó đã khẳng định vai trò của kiểm toán độc lập trong nền kinh tế thị
trường, bao gồm cả Việt Nam.
Báo cáo tài chính cung cấp những thông tin mang tính quyết định cho các đối
tượng sử dụng, cho nên các công ty kiểm toán ngày càng cố gắng hoàn thiện về trình
độ và kĩ thuật kiểm toán để phát huy vai trò của mình. Các báo cáo tài chính cùng với
các khoản mục trọng yếu trên báo cáo ngày càng được kiểm toán một cách chặt chẽ và
hoàn thiện với hi vọng mang lại cái nhìn đúng đắn về tình hình tài chính của công ty
cho những người quan tâm.
Đối với hầu hết các đơn vị, ngoài doanh thu thì nợ phải thu của khách hàng cũng
được xem là khoản mục trọng yếu và thể hiện rõ nét tình hình hoạt động cũng như lợi
nhuận của doanh nghiệp. Ngoài ra, khoản mục này còn có quan hệ mật thiết với các
khoản mục khác và là cơ sở để đánh giá kết quả hoặc thành tích nên thường có khả năng
bị “thổi phồng”. Hơn nữa, cũng phải nhìn nhận rằng bởi tính chất nhạy cảm của khoản
mục này mà các kiểm toán viên thường rất thận trọng và dành nhiều thời gian khi tiến
hành kiểm toán. Chính vì vậy, việc tìm hiểu và nắm vững quy trình là yêu cầu cần thiết
đối với một kiểm toán viên cho những định hướng nghề nghiệp sau này. Đó cũng là lý
do mà em chọn đề tài: “Quy trình kiểm toán nợ phải thu khách hàng tại công ty TNHH
Ernst & Young Việt Nam”.

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

- Tìm hiểu quy trình kiểm toán nợ phải thu khách hàng.
2

- Mô tả quy trình kiểm toán nợ phải thu khách hàng của công ty TNHH Ernst & Young
Việt Nam và được áp dụng tại khách hàng ABC.
- Nhận xét ưu, khuyết điểm của quy trình kiểm toán nợ phải thu tại công ty TNHH Ernst
& Young Việt Nam.
3. Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập và nghiên cứu tư liệu, chuẩn mực có liên quan tại kho tư liệu điện tử nội bộ
của công ty (EY GAM)
- Thu thập và nghiên cứu tài liệu: chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, văn bản Bộ Tài Chính
và các tài liệu có liên quan.
- Nghiên cứu quy trình kiểm toán tại EY Việt Nam, nghiên cứu hồ sơ kiểm toán năm
trước và trực tiếp tham gia công tác kiểm toán thực tế tại khách hàng.
- Tham khảo ý kiến của các anh chị tại EY và giáo viên hướng dẫn để hoàn thiện báo
cáo.
4. Phạm vi đề tài
Trong khuôn khổ của đề tài, người viết chỉ tập trung nghiên cứu quy trình nợ phải
thu tại một đơn vị khách hàng chưa thể nghiên cứu tất cả các loại hình doanh nghiệp.
Do đó đề tài chưa mang tính tổng quát cao, việc nhận xét và đánh giá chỉ dựa trên một
khách hàng độc lập.
Trong lĩnh vực kiểm toán, vấn đề bảo mật thông tin khách hàng là hàng đầu nên
các số liệu, bằng chứng, mẫu chứng từ trong bài viết đã được chỉnh sửa và chỉ mang tính
chất tham khảo.
3

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH ERNST & YOUNG VIỆT


NAM
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
1.1.1 EY toàn cầu

Hiện tại với 212.000 nhân viên tại hơn 700 văn phòng trên 150 quốc gia, Ernst &
Young là một trong bốn công ty kiểm toán và tư vấn tài chính lớn nhất thế giới. Quá
trình hình thành của công ty gắn liền với Alwin Charles Ernst và Arthur Young.

Arthur Young là thành viên sáng lập Công ty kế toán Stuart & Young năm 1894.
Mười hai năm sau, năm 1906, tách riêng ra thành Công ty Arthur Young & Co. Năm
1944, Arthur Young & Co có thêm một thành viên là Clarkson Gordon & Co. Việc sáp
nhập này đã mở rộng phạm vi hoạt động của Arthur Young ra hơn 100 quốc gia.

Năm 1903, Alwin Charles Ernst cùng anh trai là Theodore Ernst lập Công ty kế
toán Ernst & Ernst. Qua gần một thế kỷ hoạt động, Ernst & Ernst liên tục phát triển, sáp
nhập với nhiều công ty lớn khác để trở thành Ernst & Whinney.

Năm 1989, Ernst & Whinney và Arthur Young hợp nhất trên toàn cầu để trở thành
Ernst & Young ngày nay.

1.1.2 EY Việt Nam

Được thành lập vào năm 1992, EY Việt Nam trở thành hãng kiểm toán và tư vấn
100% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đầu tiên được cấp phép hoạt động ở Việt Nam.
Vào năm 2000, EY Việt Nam đã hỗ trợ thành công cổ phiếu đầu tiên được niêm yết trên
sàn chứng khoán Việt Nam.

Hiện EY Việt Nam có văn phòng tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh với đội ngũ hơn
1000 nhân viên bản địa và chuyên gia nước ngoài có nhiều năm kinh nghiệm làm việc
LỘ TRÌNH TOÀN DIỆN THI TUYỂN VÀO BIG4

ACE THE BIG4 là gì?


Ace The Big4 là khóa học giúp bạn tổng hợp nhanh các kiến thức trọng tâm và kỹ năng cần thiết để thi đậu
Big4 cũng như kỹ năng làm việc tại Big4, (Step 2, 3, 4 trong lộ trình ở trên). Cụ thể:
 Nội dung khóa học:
 ACCOUNTING (10 buổi) học full giáo trình môn F3 - Accounting ACCA, kết hợp học offline và sửa
bài online cho tất cả các chuyên đề để học viên có thể ôn tập kỹ ở nhà tùy theo tốc độ của mình. Đặc
biệt, giảng viên sẽ chia sẻ rất nhiều case study thực tế trong quá trình làm Big4, dạy cách làm Cash flow
và hợp nhất trên Excel theo phong cách Big4, so sánh VAS- IFRS để học viên có cái nhìn toàn diện về
chuẩn mực. Sau học phần này học viên tự tin thi đậu môn F3 cũng như môn CFAB – Accounting.
 AUDITING (7 buổi) học full giáo trình môn CFAB – Assurance - Giáo trình CFAB Assurance là 1
giáo trình cực kỳ hay và cô đọng, không quá khó như ACCA F8 và chiếm tỷ lệ lớn trong đề thi Big4
trong kỳ Intern vừa qua. Để tăng hiệu quả khóa học, giảng viên đã quay video dịch toàn bộ cuốn sách và
sửa toàn bộ bài tập để học viên chủ động trong việc học tập, xem và chuẩn bị bài ở nhà. Khi tới lớp học
viên được kiểm tra lại kiến thức và chia sẻ các tình huống, các case study thực tế trong Big4. Sau học
phần này học viên hoàn toàn tự tin để thi đậu môn CFAB Assurance.
 KIỂM TOÁN PHẦN HÀNH (4 buổi) học 4 phần hành cơ bản: Cash, Fixed asset, Expenses &
Prepayment - Trải nghiệm thực tế vị trí Intern tại khóa học.
 TAX (4 buổi) – ACCA F6: học 4 loại thuế quan trọng là CIT, PIT, VAT, FCT nhằm mở rộng cơ hội cho
các bạn apply bộ phận Tư vấn Thuế của các Big;.
 CV, ESSAY (1 buổi) hướng dẫn viết CV và sửa CV cho riêng từng bạn, hướng dẫn kỹ năng viết essay.
 GROUP INTERVIEW (2 buổi) 1 buổi sẽ thực hiện theo phong cách phỏng vấn của EY và PWC - Social
case, 1 buổi sẽ thực hiện theo phong cách của Deloitte và KPMG - Technical case.
 FINAL INTERVIEW (1 buổi) mô phỏng vòng phỏng vấn Final 1-1 trong Big4.
 Thời lượng: 29 buổi/ khóa
 Giảng viên: Các anh chị đã và đang làm BIG4 (vị trí Senior đến Manager, Director) giảng dạy từng
chuyên đề phù hợp. Ngoài ra, Các anh chị sẻ chia sẻ kinh nghiệm tuyển dụng, việc làm tại các nơi làm
việc
 Học phí: 5.000.000đ (Hỗ trợ đóng thành 2 đợt)
 Đối tượng: Các bạn sinh viên (Kế toán, Kiểm toán, Tài chính, Kinh tế, Ngân hàng, thậm chí là ngôn
ngữ) có mong muốn thực tập và làm việc tại Big4 đều có thể tham gia khóa học này.

Fanpage: facebook.com/acethefuture.center - Website: ace-big4.edu.vn - Hotline: 0908.216.102


Fanpage: facebook.com/acethefuture.center - Website: ace-big4.edu.vn - Hotline: 0908.216.102

HOA BIG4

UEL NÓI GÌ VỀ ACE

UEH NÓI GÌ VỀ ACE

FTU, TDTU NÓI GÌ VỀ ACE


4

tại các tổ chức quốc tế trong nước và trên thế giới. EY Việt Nam luôn đề cao tinh thần
trách nhiệm và đảm bảo cung cấp dịch vụ chất lượng theo đúng chuẩn mực toàn cầu mà
khách hàng mong đợi.

Tại Việt Nam, EY cam kết “xây dựng một thế giới làm việc tốt đẹp hơn” cho từng
thành viên EY Việt Nam, cho khách hàng và cho cộng đồng.

Trên toàn cầu, EY kết nối với nhau bằng những giá trị cốt lõi chung, truyền cảm
hứng cho từng thành viên EY để hướng họ tới những hành động đúng đắn. EY cũng kết
nối với nhau bằng những cam kết về chất lượng gắn liền với từng cá nhân và trong từng
hành động.

1.2 Tình hình hoạt động


Doanh thu hoạt động của Công ty không ngừng tăng lên qua các năm. Nhờ chất
lượng dịch vụ cùng với sự gia tăng về nhu cầu được kiểm toán, được tư vấn nên khách
hàng của Công ty ngày một tăng lên. Năm 2017, Ernst & Young dẫn đầu ngành kiểm
toán về doanh thu và số khách hàng.
1.3 Phương châm hoạt động
Câu slogan của EY là “Building a better working world” – Xây dựng môi trường
làm việc tốt đẹp hơn. Một môi trường làm việc chuyên nghiệp, tin tưởng lẫn nhau, phát
triển ổn định, nuôi dưỡng tài năng ở khắp các lĩnh vực và hợp tác giữa các nhân viên là
điều mà EY luôn muốn xây dựng. Từ một môi trường làm việc tốt và hiệu quả sẽ làm
nên một thế giới tốt đẹp hơn.
1.4 Lĩnh vực hoạt động

EY cung cấp các mảng dịch vụ chính như:

 Advisory (Dịch vụ tư vấn)


 Assurance (Dịch vụ đảm bảo)
5

 Tax (Tư vấn thuế)


 Transactions (Tư vấn giao dịch)
 Growth Markets: Tổ chức các sự kiện như Entrepreneur of the year, entrepreneurial
winning women…
 Specialty Services (Các dịch vụ đặc biệt): Các chương trình về biến đổi khí hậu, mảng
dịch vụ riêng các doanh nghiệp Nhật Bản, doanh nghiệp gia đình

Trong đó dịch vụ kiểm toán và đảm bảo vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất trong doanh thu đối
với các công ty có doanh thu từ việc kiểm toán trên báo cáo tài chính. Tiếp theo đó
là các dịch vụ về Advisory và Tax.
6

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ MINH HỌA QUY TRÌNH KIỂM


TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG CỦA EY TẠI
CÔNG TY TNHH ABC
2.1 Cơ sở lí luận
2.1.1 Những vấn đề liên quan đến kế toán của nợ phải thu của khách hàng
2.1.1.1 Khái niệm nợ phải thu của khách hàng
Phải thu của khách hàng gồm các khoản phải thu mang tính chất thương mại phát
sinh từ giao dịch có tính chất mua – bán, như: Phải thu về bán hàng, cung cấp dịch vụ,
thanh lý, nhượng bán tài sản (TSCĐ, BĐSĐT, các khoản đầu tư tài chính) giữa doanh
nghiệp và người mua (là đơn vị độc lập với người bán, gồm cả các khoản phải thu giữa
công ty mẹ và công ty con, liên doanh, liên kết). Khoản phải thu này gồm cả các khoản
phải thu về tiền bán hàng xuất khẩu của bên giao ủy thác thông qua bên nhận ủy thác
2.1.1.2 Nợ phải thu của khách hàng trên báo cáo tài chính
Trên Bảng cân đối kế toán, Nợ phải thu khách hàng được trình bày tại phần A
“Tài sản ngắn hạn”, gồm khoản mục phải thu khách hàng ghi theo số phải thu gộp và
khoản mục Dự phòng phải thu khó đòi được ghi âm. Do đó, hiệu số giữa Phải thu
khách hàng và Dự phòng phải thu khó đòi sẽ phản ánh số nợ phải thu thuần, tức là giá
trị thuần có thể thực hiện được. Riêng khoản Phải thu dài hạn của khách hàng được
trình bày trong phần B “Tài sản dài hạn”.
2.1.1.3 Nợ phải thu của khách hàng bằng ngoại tệ
- Đối với các khoản nợ phải thu của khách hàng phát sinh có gốc ngoại tệ cần được ghi
sổ kế toán bằng Việt Nam đồng theo tỷ giá giao dịch, đồng thời theo dõi nguyên tệ.
Chênh lệch giữa tỷ giá giao dịch và tỷ giá ghi sổ (nếu có) được ghi nhận vào Doanh
thu hoạt động tài chính hoặc Chi phí tài chính

- Doanh nghiệp phải đánh giá lại các khoản phải thu của khách hàng có gốc ngoại tệ tại
tất cả các thời điểm lập Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật. Tỷ giá giao dịch
thực tế khi đánh giá lại khoản phải thu của khách hàng là tỷ giá mua ngoại tệ của ngân
7

hàng thương mại nơi doanh nghiệp chỉ định khách hàng thanh toán tại thời điểm lập Báo
cáo tài chính. Trường hợp doanh nghiệp có nhiều khoản phải thu và giao dịch tại nhiều
ngân hàng thì được chủ động lựa chọn tỷ giá mua của một trong những ngân hàng thương
mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch. Các đơn vị trong tập đoàn được áp
dụng chung một tỷ giá do Công ty mẹ quy định (phải đảm bảo sát với tỷ giá giao dịch
thực tế) để đánh giá lại các khoản phải thu của khách hàng có gốc ngoại tệ phát sinh từ
các giao dịch trong nội bộ tập đoàn.
2.1.1.4 Đặc điểm của khoản mục nợ phải thu của khách hàng
Khoản mục nợ phải thu của khách hàng là khoản mục có tính lưỡng tính, có
nghĩa là có số dư cả bên nợ và bên có. Khoản mục có một số đặc điểm sau:
- Nợ phải thu được xem là tài sản của DN bị chiếm dụng, mang tính chất thương mại
phát sinh từ các giao dịch mua - bán: sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư, tài sản
cố định, các khoản đầu tư tài chính, cung cấp dịch vụ,…
- Điều kiện ghi nhận nợ phải thu: Thông thường nợ phải thu được ghi tăng nếu thỏa
mãn điều kiện ghi nhận doanh thu, nợ phải thu được ghi giảm khi khách hàng thanh
toán các khoản nợ. Ngoài ra, nợ phải thu còn bị tác động bởi các khoản giảm giá, chiết
khấu và hàng bán bị trả lại.
- Nợ phải thu trên BCTC là khoản mục trọng yếu vì liên quan đến các giao dịch chủ
yếu của DN. Khoản mục nợ phải thu thường có gía trị lớn vì hiện nay phần lớn các
công ty đều thực hiện chính sách bán chịu.
Đồng thời, mối liên hệ giữa tài sản với công nợ là căn cứ để đánh giá khả năng
thanh toán của doanh nghiệp. Tùy vào mục đích của người lập báo cáo mà điểm này
có thể bị lợi dụng để làm lệch lạc số liệu và nâng cao khả năng thanh toán cho công ty.

Thêm vào đó, nợ phải thu phải được trình bày theo giá trị thuần có thể thực hiện được,
mà việc lập dự phòng khó đòi cho các khoản mục phải thu lại thường dựa vào ước tính
của nhà quản lý nên nhiều khả năng sẽ xảy ra sai sót và rất khó kiểm tra.

2.1.2 Những vấn đề của nợ phải thu của khách liên quan đến kiểm toán
8

2.1.2.1 Sai sót, gian lận có thể xảy ra với khoản mục nợ phải thu của khách hàng

Rủi ro tiềm tàng Cơ sở dẫn liệu

- Hàng chưa xác định là tiêu thụ nhưng đã ghi nhận nợ - Hiện hữu
phải thu và doanh thu.

- Hàng đã xác định là tiêu thụ nhưng không ghi nhận là - Đầy đủ
doanh thu và nợ phải thu.

- Lập hóa đơn sai, ghi nhận sai số tiền phải thu. - Ghi chép chính xác

- Tổng cộng và chuyển sổ sai. - Ghi chép chính xác

- Doanh thu và nợ phải thu ghi nhận sai thời khóa. - Hiện hữu, đầy đủ

- Ghi nhận sai công nợ giữa các khách hàng. - Ghi chép chính xác

- Tiền thu được từ khách hàng không ghi giảm nợ phải - Hiện hữu
thu.

- Tiền thu được ghi nhận không đúng thời khóa. - Hiện hữu, đầy đủ

- Hàng bán bị trả lại và giảm giá không ghi giảm nợ phải - Hiện hữu
thu.

- Hàng bán bị trả lại và giảm giá bị tính toán sai. - Ghi chép chính xác

- Hàng bán bị trả lại và giảm giá ghi nhận sai thời khóa. - Hiện hữu, đầy đủ

- Mức lập dự phòng cao hơn mức thực tế. - Đánh giá và phân bổ

- Mức lập dự phòng không đầy đủ. - Đánh giá và phân bổ

- Trình bày và thuyết


- Không khai báo đầy đủ khoản cầm cố và thế chấp. minh

2.1.2.2: Mục tiêu kiểm toán


Mục tiêu hợp lý chung: khoản phải thu khách hàng được trình bày trên BCTC được
phản ánh một cách trung thực và hợp lý, xét trên các khía cạnh trọng yếu. Mục tiêu của
9

kiểm toán BCTC còn giúp cho đơn vị được kiểm toán thấy rõ những tồn tại, sai sót để
khắc phục nhằm nâng cao chất lượng thông tin tài chính của đơn vị.
Đối với khoản mục nợ phải thu khách hàng cần đạt được những mục tiêu sau:
-Hiện hữu và quyền: Nợ phải thu khách hàng thể hiện trên BCTC là có thật và thuộc
quyền sở hữu của DN.
- Đầy đủ: Tất cả các khoản nợ phải thu khách hàng được ghi chép đầy đủ.
- Ghi chép chính xác: Số chi tiết của tài khoản khớp đúng với số dư trên sổ cái và được
ghi nhận đúng theo từng khách hàng.
- Đánh giá và phân bổ: Các khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi được tính toán hợp lý.
- Trình bày và thuyết minh: Các khoản nợ phải thu được trình bày đúng đắn và công
bố đầy đủ về những vấn đề có liên quan như cầm cố, thế chấp,…
* Do khoản mục nợ phải thu khách hàng thường được khai khống làm ảnh hưởng
trọng yếu đến BCTC nên mục tiêu hiện hữu và quyền là mục tiêu chính đầu tiên được
quan tâm nhất.
Ngoài ra, việc lập dự phòng nợ phải thu khó đòi thường dựa vào ước tính của nhà quản
lý làm tăng khả năng sai sót và khó kiểm tra. Vì vậy, mục tiêu đánh giá và phân bổ là
mục tiêu chính thứ hai được quan tâm.
Bên cạnh đó, mục tiêu trình bày và thuyết minh cũng cần được quan tâm vì thường bị
bỏ sót.
2.1.2.3 Hệ thống kiểm soát nội bộ đối với khoản mục nợ phải thu của khách hàng
10

1. Nhận đơn đặt hàng


4. Xét duyệt bán chịu

5. Lập phiếu xuất kho

6. Lập phiếu giao 3. Xác nhận khả năng


hàng cung ứng đơn đặt hàng
7. Lập hóa đơn

8. Bảng đối chiếu nợ


phải thu hàng tháng

10. Kiểm tra các khoản


9. Theo dõi thanh toán điều chỉnh giảm doanh
thu và khoản phải thu
Sơ đồ: Chu trình bán hàng
Dựa theo quy mô và đặc điểm của mình để DN lựa chọn cách thức tổ chức về KSNB.
Tuy nhiên, nếu xét với các DN chủ yếu thực hiện chính sách bán chịu thì thông thường
sẽ áp dụng những thủ tục kiểm soát sau:
1. Lập lệnh bán hàng:
- Căn cứ vào đơn đặt hàng của khách hàng, các bộ phận có liên quan xét duyệt đơn đặt
hàng
- Lập lệnh bán hàng
2. Xét duyệt bán chịu:
- Đánh giá khả năng thanh toán của khách hàng
11

- Cần thiết lập chính sách bán chịu rõ ràng, lập danh sách và luôn cập nhật thông tin về
tình hình tài chính của khách hàng
3. Xuất kho hàng hóa:
- Căn cứ vào lệnh bán hàng đã được phê chuẩn bởi bộ phận phụ trách
- Kiểm tra lại trước khi xuất hàng
4. Gửi hàng:
- Bộ phận gửi hàng lập chứng từ chuyển hàng và gửi hàng cho khách hàng
- Nên thành lập bộ phận gửi hàng độc lập để hạn chế thông đồng
5. Lập và kiểm tra hóa đơn:
- Hóa đơn cần được lập chính xác và đúng thời gian, được lập bởi một bộ phận độc
lập, cần kiểm tra trước khi gửi
6. Ghi nhận doanh thu và nợ phải thu:
- Ban hành hướng dẫn điều kiện ghi nhận doanh thu cho nhân viên biết
- Đối chiếu công nợ thường xuyên, sổ tổng hợp và chi tiết
7. Theo dõi thanh toán:
- Liệt kê các khoản nợ phải thu theo từng nhóm tuổi
- Thường xuyên gửi thư thông báo nợ cho khách hàng
8. Xét duyệt hàng bán bị trả lại và giảm giá:
- Cần có một bộ phận độc lập chịu trách nhiệm tiếp nhận xét duyệt, khấu trừ những
khoản nợ phải thu liên quan đến hàng hóa này
9. Chiết khấu thanh toán:
- Phải có chính sách chiết khấu rõ ràng
- Kiểm tra việc tính toán chiết khấu cho khách hàng
10. Lập dự phòng phải thu khó đòi:
- Hướng dẫn phương pháp xác định mức dự phòng cần lập
11. Xóa nợ:
- Thiết lập thủ tục xét duyệt việc xóa sổ
12

- Phân chia trách nhiệm giữa người phê chuẩn và kế toán công nợ
KTV có thể thiết lập bảng câu hỏi về chu trình bán chịu. Sau đó thực hiện kỹ thuật
walk-through để kiểm tra xem trên thực tế, kiểm soát nội bộ có vận hành đúng như mô
tả của đơn vị hay không.
2.1.2.5 Các thủ tục kiểm toán
a) Thủ tục phân tích

Kết quả phân tích là yếu tố quan trọng để kiểm toán viên lựa chọn các thử nghiệm
kiểm tra chi tiết. Dưới đây là một số thủ tục phân tích thường được sử dụng trong kiểm
toán nợ phải thu:

- So sánh số dư của tài khoản nợ phải thu khách hàng với tài khoản doanh thu bán chịu
của năm nay với năm trước.
- So sánh tỉ lệ chi phí dự phòng nợ khó đòi trên số dư nợ phải thu khách hàng của năm
nay với năm trước. Việc so sánh này rất hữu ích vì giúp kiểm toán viên đánh giá sự
hợp lý của lập dự phòng nợ phải thu khó đòi.
- So sánh các khoản nợ phải thu khách hàng phân tích theo tuổi nợ của năm nay với
năm trước.
- So sánh vòng quay nợ phải thu với số liệu của ngành hoặc của năm trước nhằm đạt
được hiểu biết về hoạt động kinh doanh của đơn vị và dự đoán khả năng có sai lệch
trong báo cáo tài chính

Vòng quay nợ phải thu = Doanh thu thuần / Số dư bình quân nợ phải thu

*Nếu chỉ số này có biến động bất thường, nguyên nhân có thể do:

- Sự thay đổi chính sách bán chịu của đơn vị, ví dụ như đơn vị đã mở rộng hoặc thu
hẹp điều kiện hoặc thời hạn bán chịu…
- Khả năng tồn đọng nợ phải thu khó đòi trong các khoản phải thu của đơn vị. Điểm
này liên quan đến việc lập dự phòng phải thu khó đòi.
13

- Sai lệch trong số liệu kế toán, ví dụ do ghi chép trùng lắp hay bỏ sót các khoản phải
thu khách hàng.
* Ngoài ra dựa vào đặc điểm của từng doanh nghiệp, kiểm toán viên sẽ có những chỉ
tiêu phân tích hỗ trợ khác cho phù hợp.
b)Thủ tục kiểm tra chi tiết

Công việc thực hiện Mục tiêu kiểm toán

Thử nghiệm 1: Thu thập, kiểm tra danh sách chi tiết
công nợ
Trước hết, kiểm toán viên phải thu thập thông tin và danh
sách tất cả các số dư nợ phải thu đến ngày kết thúc niên
Sự đầy đủ, tính
độ.
chính xác
Sau khi thu thập được danh sách, kiểm toán viên tiến
hành đối chiếu với sổ theo dõi chi tiết công nợ của từng
khách hàng để đảm bảo tính chính xác của các khoản nợ
này

Thử nghiệm 2: Gửi thư xác nhận công nợ


Căn cứ danh sách chi tiết công nợ, kiểm toán viên tiến
hành chọn mẫu gửi xác thư nhận cho các khách nợ của
đơn vị. Cỡ mẫu phụ thuộc vào tính trọng yếu của các
Quyền và nghĩa vụ,
khoản phải thu (nếu số dư của khoản phải thu có quy mô
tính chính xác, sự
lớn so với số dư của các tài khoản khác thì phải tăng cỡ
hiện hữu
mẫu), kết quả đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ (nếu
kiểm soát nội bộ kém, rủi ro kiểm soát cao thì mẫu phải
lớn và ngược lại), kết quả xác nhận năm trước và khả
năng phá sản của con nợ
14

Thử nghiệm 3: Đối chiếu số liệu sổ sách với thư xác


nhận

Tiến hành đối chiếu với danh sách chi tiết công nợ, sổ cái
hoặc bảng cân đối số phát sinh để thu thập bằng chứng
về tính hiện hữu và chính xác của nợ phải thu khách
hàng. Nếu có chênh lệch nào phát sinh, kiểm toán viên
phải trao đổi với nhân viên kế toán liên quan để thu được
sự giải trình hợp lý. Sự đầy đủ, sự hiện
hữu
Nếu không nhận được thư trả lời xác nhận công nợ hoặc
trong thời gian đợi thư xác nhận công nợ, kiểm toán viên
có thể thực hiện các thủ tục thay thế như: xem xét việc
thu tiền sau niên độ hoặc thu thập các hóa đơn chứng từ
có liên quan

Thử nghiệm 4: Kiểm tra việc khóa sổ đối với nghiệp vụ


bán chịu xem nợ phải thu có được ghi chép đúng niên độ.
Chọn những khách hàng có số dư nợ tương đối lớn, so
sánh giữa hóa đơn bán hàng của lô hàng bán đầu tiên sau
niên độ với chứng từ xuất hàng. Đối chiếu phiếu nhập
Ghi chép chính xác
kho của đơn vị với phiếu giao hàng trả lại của khách
hàng đối với các nghiệp vụ xảy ra gần thời điểm kết thúc
niên độ

Thực tế, việc này được tiến hành đồng thời khi thực hiện
kiểm tra khóa sổ doanh thu
15

Thử nghiệm 5: Thu thập/tự lập và kiểm tra báo cáo tuổi
nợ

Báo cáo này liệt kê số dư của khách hàng và sắp xếp theo
thời gian quá hạn trả nợ. Kiểm toán viên kiểm tra việc
cộng dồn hàng ngang và hàng dọc, xem xét tính hợp lý Ghi chép và phân
của việc phân loại nợ, chọn ra 1 số khách hàng và kiểm loại chính xác
tra đến sổ chi tiết của khách hàng đó để đối chiếu thời
hạn thanh toán

Thử nghiệm 6: Kiểm tra việc lập dự phòng đối với các
khoản nợ phải thu khó đòi

Kiểm toán viên phải nắm được phương pháp tính toán,
dự đoán và ước lượng các khoản nợ mà đơn vị đánh giá Sự đánh giá, quyền
là không có khả năng thu hồi và nghĩa vụ

Điều tra chi tiết các khoản bán chịu trễ hạn, lớn bất
thường và các khoản nợ còn đang tranh chấp

Đối chiếu dự phòng lập năm nay so với năm trước

Thử nghiệm 7: Xem xét việc đánh giá cuối kỳ của các
khoản nợ phải thu có gốc ngoại tệ
Tính chính xác, sự
Rà soát trên sổ chi tiết công nợ phải thu, hoặc nhờ kế đánh giá
toán đơn vị tách riêng các số dư có gốc ngoại tệ. Xem xét
kế toán đã điều chỉnh chênh lệch tỉ giá cuối kỳ chưa, nếu
chưa thì thực hiện bút toán điều chỉnh cho đơn vị
16

Thử nghiệm 8: Xem xét các khoản phải thu khách hàng
bị cầm cố, thế chấp

Bằng chứng về sự cầm cố, thế chấp của các khoản phải
thu khách hàng có thể được thu thập thông qua thư xác
nhận. Ngoài ra còn có thể phân tích tài khoản chi phí lãi Trình bày và công
vay có thể giúp KTV xác định chi phí phải trả cho việc bố
cầm cố, thế chấp. Từ đó lần ra các nghiệp vụ cầm cố, thế
chấp nợ phải thu khách hàng.

Thử nghiệm 9: Xem xét việc trình bày và công bố các


khoản phải thu trên báo cáo tài chính

Kiểm tra thư xác nhận hoặc các cam kết có liên quan để
phát hiện các khoản nợ đã đem cầm cố, thế chấp hoặc kí
Trình bày và công
quỹ. Xem xét việc thuyết minh các khoản nợ này trong
bố
báo cáo tài chính của đơn vị

Đồng thời cần đảm bảo số dư nợ và dư có của tài khoản


nợ phải thu khách hàng được tách biệt khi lên Bảng cân
đối kế toán

Các thử nghiệm cơ bản trên đây được xác lập trong chương trình kiểm toán và được
triển khai khi các kiểm toán viên làm việc tại công ty khách hàng. Trong quá trình thực
hiện, kiểm toán viên có thể quyết định tăng cỡ mẫu của các thử nghiệm, hoặc tiến hành
thêm các thủ tục kiểm toán khác tùy theo nhận định của kiểm toán viên chính và
những vấn đề mới phát sinh trong cuộc kiểm toán.

2.2 Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu của khách hàng của EY VN tại
công ty TNHH ABC
17

2.2.1 Giới thiệu về công ty TNHH ABC


Công ty TNHH ABC là Công ty có vốn đầu tư nước ngoài, được thành lập theo Giấy
phép đầu tư số XXX, ngày 17 tháng 12 năm 2014 do Ban Quản lý các khu công
nghiệp Đồng Nai cấp.
Trong quá trình hoạt động, Công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký DN và Giấy
chứng nhận đầu tư như sau:
- Giấy chứng nhận đăng ký DN thay đổi lần thứ 01 số XXXX do Sở Kế hoạch và Đầu
tư tỉnh Đồng Nai ngày 23 tháng 12 năm 2014.
Chủ đầu tư: ABCD., LTD, Giấy phép thành lập số YYY cấp ngày 26 tháng 04 năm
1996 tại Nhật Bản. Địa chỉ trụ sở chính tại Tokyo, Nhật Bản.
Vốn đầu tư 420,096,000,000 VNĐ tương đương 20,000,000 USD
Vốn điều lệ 62,900,000,000 VNĐ tương đương 3,000,000 USD
 Công ty có trụ sở chính đặt tại: Khu Công Nghiệp Nhơn Trạch III, huyện Nhơn
Trạch, tỉnh Đồng Nai.
 Lĩnh vực kinh doanh: sản xuất và gia công
 Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất và gia công túi golf, các loại túi và phụ kiện khác
có liên quan.
 Chu kỳ sản xuất kinh doanh thông thường của công ty là 12 tháng
 Thông tin kế toán:
- Kỳ kế toán: Kỳ kế toán năm bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31
tháng 12 hàng năm.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đồng Việt Nam.
- Chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng Chế độ kế toán DN Việt Nam được ban
hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ Tài
chính áp dụng cho năm tài chính bắt đầu hoặc sau ngày 01 tháng 01 năm 2015 và các
Thông tư hướng dẫn thực hiện Chuẩn mực và Chế độ kế toán của Bộ Tài chính.
18

- Hình thức sổ kế toán áp dụng: Công ty sử dụng hình thức kế toán nhật ký chung trên
máy vi tính.
* Công ty ABC là khách hàng cũ của EY nên KTV quyết định không thực hiện việc
kiểm toán số dư đầu năm cho khách hàng này. Theo EY GAM, việc kiểm toán số dư
đầu năm được áp dụng trong trường hợp kiểm toán báo cáo tài chính năm đầu tiên.
Với khách hàng thường niên như Công ty ABC, nhóm kiểm toán EY luôn có những
KTV đã thực hiện kiểm toán năm trước. Qua đó, KTV sẽ dựa vào thông tin đã thu thập
ở các cuộc kiểm toán trước, thu thập thêm những thay đổi trong năm để định hướng
cho việc thu thập bằng chứng.
* Qua tìm hiểu ABC, nhìn chung công ty không có nhiều thay đổi so với năm 2017.
Hoạt động chính của công ty vẫn là sản xuất gia công các sản phẩm được tiêu thụ thị
trường trong và ngoài nước.
2.2.2 Đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ đối với khoản mục nợ phải thu của
khách hàng
Trong quá trình kiểm toán, KTV của EY luôn chú trọng tìm hiểu các loại giao dịch
quan trọng (SCOTs) và các quy trình được quy định sẵn nhằm xác định và hiểu rõ các
rủi ro trọng yếu đối với các mục tiêu kiểm toán bằng việc suy luận theo phương pháp:
Điều gì có thể sai – what could go wrongs (WCGWs), từ đó đặt ra những câu hỏi để
hiểu rõ kiểm soát nội bộ. Thủ tục thử nghiệm kiểm soát được thực hiện chủ yếu liên
quan đến việc tổ chức bán hàng và theo dõi công nợ khách hàng. Tức từ việc nhận đơn
hàng , xem xét phương thức thanh toán, vận chuyển, lập chứng từ (PXK, HĐ), ghi
chép doanh thu, công nợ, cho đến khi khách hàng thanh toán…
Dưới đây là thông tin KTV thu thập được về một số giao dịch, sự kiện quan trọng cùng
với kỹ thuật Walk-through giúp KTV kiểm tra được sự chính xác của những gì thu
thập được về kiểm soát nội bộ của công ty
19

Bảng 1: Giấy làm việc tìm hiểu HTKSNB về nợ phải thu khách hàng của cty
TNHH ABC

Ernst & Young Việt Nam


Khách hàng: Cty TNHH ABC
Niên độ: 12/31/2018
TÌM HIỂU HTKSNB ĐỐI VỚI CÁC NGHIỆP VỤ VỀ NỢ PHẢI THU TẠI CTY TNHH ABC
Mục tiêu: Hiểu rõ hệ thống kiểm soát nội bộ đối với khoản mục Nợ phải thu của cty
TNHH ABC.
Công việc thực hiện: Phỏng vấn người chịu trách nhiệm đối với khoản mục Nợ phải
thu và nắm được quy trình nhận đơn hàng , phê duyệt chứng từ, vận chuyển, lập
chứng từ, ghi chép doanh thu, công nợ.
Thực hiện: Đã phỏng vấn được những người chịu trách nhiệm:
Bà Hương - Phòng kế toán và Bà Minh - Phòng kinh doanh
Giai đoạn 1:
Khách hàng gửi yêu cầu sản phẩm đến Phòng kinh doanh của ABC. Thông tin này
sau đó sẽ được chuyển đến Phòng R&D và Phòng Kế hoạch để phân tích.Nếu
khách hàng yêu cầu xem mẫu, Bộ phận bán hàng sẽ thông báo cho Bộ phận sản
xuất để sản xuất mẫu và đưa cho khách hàng đánh giá. Nhận xét và kết quả từ
Phòng Kế hoạch được gửi lại cho nhân sự bên Bộ phận bán hàng để chuẩn bị Bảng
báo giá với sự chấp thuận của Trưởng phòng Bán hàng
Giai đoạn 2:
Đơn đặt hàng từ khách hàng được xem xét và kiểm tra bởi trưởng nhóm bán hàng.
Sau đó, họ chuẩn bị Xác nhận đặt hàng (Sales Order Confirmation) chứa thông tin
chi tiết liên quan đến đơn đặt hàng của khách hàng như mã khách hàng, mã sản
phẩm, số lượng, v.v ... sau đó đơn được in ra dưới dạng bản cứng và chuyển đến
Giám đốc bán hàng để xem xét và phê duyệt.
20

Giai đoạn 3:
Đơn Xác nhận đặt hàng đã được phê duyệt sau đó được chuyển đến Phòng Kế
hoạch. Ông Chuyen (Trưởng phòng Kế hoạch) chịu trách nhiệm xem xét nguyên
liệu thô đã có đủ chưa và năng lực sản xuất, ước tính ngày hoàn thành sản xuất,
v.v.Phòng kế hoạch sau đó sẽ thông báo cho Phòng sản xuất để bắt đầu sản xuất.
Giai đoạn 4:
Thông tin sản xuất sau đó được báo cáo lại cho Phòng kinh doanh (cụ thể là bà
Minh - Giám đốc bán hàng) qua email. Bộ phận bán hàng sau đó sẽ thông báo cho
khách hàng và giải quyết với họ nếu có bất kỳ trường hợp bất ngờ nào phát sinh (ví
dụ: thiếu nguyên liệu, năng lực sản xuất hạn chế, v.v.).
Giai đoạn 5:
Khi sản xuất hoàn thành, thành phẩm được chuyển đến kho. Ông Chương (Quản lý
kho) sẽ nhập thông tin sản phẩm (số lượng, loại sản phẩm, ngày, giá, v.v.) vào hệ
thống. Sau đó, Nhân viên Phòng Kế hoạch sẽ truy cập vào hệ thống để kiểm tra
xem các kho có sẵn như thông tin được nhập bởi Bộ phận Kho trước đó không và
chuẩn bị Lệnh giao hàng.
Giai đoạn 6:
Nhân viên phòng bán hàng phải đăng nhập vào Lệnh công việc cho mỗi Lệnh bán
hàng, họ có thể thấy hàng hóa sản xuất thực tế cho mã này. Sau đó, họ đã chuẩn bị
Lệnh giao hàng (DO) với số lượng không thể vượt quá số lượng sản xuất thực tế.
Nếu số lượng thực tế chênh lệch với đơn đặt hàng, nhân viên phòng Bán hàng sẽ
thỏa thuận với khách hàng nếu họ đồng ý với số lượng này.
Giai đoạn 7:
Lệnh giao hàng sau đó được gửi đến Bộ phận kho và Bộ phận kế toán. Sau khi
nhận được Lệnh giao hàng từ Bộ phận dịch vụ khách hàng(Customer Service
Department), Bộ phận kho sẽ chuẩn bị Phiếu xuất kho (Inventory Issuance Note).
21

Lưu ý Phiếu xuất kho phải được kiểm tra và phê duyệt bởi Giám sát phân phối, tài
xế và khách hàng.
Giai đoạn 8:
Sau khi nhận được Lệnh giao hàng từ Bộ phận dịch vụ khách hàng, bà Hồng (kế
toán Sales và AR) sẽ chuẩn bị và xử lý hóa đơn trên hệ thống và in hóa đơn để
được phê duyệt từ Kiểm soát viên tài chính. Nếu thông tin không chính xác, Bộ
phận bán hàng sẽ được thông báo để sửa chữa.
Giai đoạn 9:
Người vận chuyển mang hóa đơn phát hành Hóa đơn và Ghi chú xuất hàng tồn kho
(Inventory Issuance Note)cho khách hàng vào ngày giao hàng. Đối với khách hàng
trong nước, khách hàng phải ký vào cả hai tài liệu để ghi nhận doanh số. Các tài
liệu hỗ trợ sau đó được trả lại cho bà Hương vào ngày hôm sau (đối với khách
hàng ở khoảng cách ngắn) và trong vòng 4 ngày kể từ ngày giao hàng (đối với
khách hàng đường dài ). Nếu không, hóa đơn sẽ bị hủy và doanh số sẽ bị ghi đảo
lại. Giao dịch bán hàng được ghi lại hàng ngày và doanh số được ghi nhận khi hóa
đơn được phát hành.
Giai đoạn 10:
Ghi nhận giá vốn hàng bán:
Sau khi nhận được Lệnh giao hàng từ Bộ phận dịch vụ khách hàng, Bộ phận kho sẽ
hoàn thành đơn hàng trên hệ thống. Tại thời điểm này, hệ thống sẽ tự động ghi lại
các mục sau:
Nợ Giá vốn hàng bán
Có Thành phẩm
Ghi nhận doanh thu:
Sau khi nhận được thông tin từ khách hàng (qua email hoặc điện thoại), bà Hồng
xử lý hóa đơn, hệ thống sẽ tự động ghi lại các mục sau:
22

Nợ Nợ phải thu/ Tiền ngân hàng


Có Doanh thu
Có VAT đầu ra
Nếu xuất khẩu, kế toán đã sử dụng tỷ giá mua của Vietcombank tại ngày giao dịch
để ghi Nợ phải thu.
Đối chiếu với khách hàng
ABC gửi xác nhận để đối chiếu với khách hàng theo từng quý

Những rủi ro có thể xảy ra đối với khoản mục nợ phải thu tại ABC

Cơ sở dẫn Đã kiểm
Rủi ro
liệu soát
Tính 
1. Hóa đơn phản ánh giá, thuế không chính xác
chính xác
Tính 
2. Hàng hóa giao cho khách hàng sai số lượng
chính xác
3. Doanh thu được ghi nhận cao hơn thực tế Hiện hữu 
4. Giá vốn hàng bán có thể bị ghi cao hơn vì khi hàng tồn Hiện hữu 
kho được xuất, giá vốn hàng bán đã được ghi lại, nhưng
doanh thu thì chưa
5. Doanh thu có thể ghi nhận không đúng niên độ do khoảng Hiện hữu, 
cách về thời gian khi hàng hóa còn trên tàu (xuất khẩu) hoặc đầy đủ
đã nhận được nhưng tài liệu hỗ trợ không được chuyển cho
Phòng Kế toán.
6. Doanh số/ Nợ phải thu không có thực hoặc bị trùng lặp Hiện hữu 
23

Walk-through Test

STT Chứng từ Diễn giải Người phê Tham


duyệt/ giám chiếu
sát
1 Bảng báo - Khách hàng: Cty TNHH D Trưởng B4.101.E/1
phòng bán
giá - Ngày: 24/3/2017
hàng
- Loại hàng hóa: A
2 Hợp đồng - Số: D-HM-01/13/2104 Tổng giám B4.101.E/2
- Khách hàng: Cty TNHH D đốc
- Ngày: 01/11/2016
3 Đơn đặt - Khách hàng: Cty TNHH D Trưởng B4.101.E/3
nhóm bán
hàng - Số: PO 4300011621
hàng
- Loại hàng hóa: A
- Ngày: 05/10/2017
- Số lượng: 65.000 cái
4 Xác nhận - Số: RO 172037 Giám đốc B4.101.E/4
bán hàng
đặt hàng - Nhân viên bán hàng: Vu Thi
Bach Lien
- Loại hàng hóa: A
- Ngày: 05/10/2017
- Số lượng: 65.000 cái
5 Phiếu xuất - Số: RO 172037 Giám sát B4.101.E/5
kho - Khách hàng: Cty TNHH D phân phối,
- Loại hàng hóa: A While size tài xế và
XL khách hàng.
- Số lượng: 68.640 cái
24

6 Hóa đơn - Số: 0008478 Tổng giám B4.101.E/6


đốc và
- Khách hàng: Cty TNHH D
khách hàng
- Tên hàng hóa: A While size
XL
- Số lượng: 68.640 cái
- Số tiền: 35.006.400 VNĐ

Kết Luận:

Qua việc phỏng vấn và thực hiện các thủ tục kiểm soát, KTV đánh giá hệ thống kiểm
soát nội bộ đối với khoản mục Nợ phải thu là đảm bảo tính hiệu quả, rủi ro kiểm soát
ở mức trung bình có thể chấp nhận được, các bằng chứng thu thập được là đáng tin
cậy.
25

2.2.3 Thủ tục kiểm toán


Mục lục
26

2.2.3.1 Thủ tục phân tích


27

2.2.3.2 Thủ tục kiểm tra chi tiết

2.2.3.2.1 Biểu chỉ đạo - Giấy làm việc E.101


28

2.2.3.2.2 Bảng kê chi tiết số dư cuối kỳ khoản mục nợ phải thu khách hàng - Giấy làm việc E.A01
29
30

2.2.3.1.3 Lập dự phòng nợ phải thu khó đòi - Giấy làm việc E.B01
31
32
33

2.2.3.1.4 Đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ- Giấy làm việc E.C01
34

2.2.3.1.5 Thư xác nhận - Giấy làm việc E.D01


35
36

2.2.3.1.6 Thủ tục thay thế - Giấy làm việc E.E01


37

2.2.3.1.7 Thuyết minh BCTC

Công việc này được thực hiện nhằm mục đích hỗ trợ cho việc lên Thuyết minh BCTC.
KTV xem xét xem việc trình bày và công bố khoản phải thu khách hàng trên Báo cáo
tài chính có phù hợp với Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán được áp dụng không. Số
trên Thuyết minh BCTC là số sau điều chỉnh, sau khi đã thảo luận với khách hàng.

Lỗi làm tròn cũng được chỉnh sửa để tạo tính thống nhất giữa số trên Bảng cân đối kế
toán và số trên Thuyết minh BCTC.

KTV kiểm tra việc trình bày và phân loại các khoản nợ phải thu và dự phòng.

Các khoản phải thu đều là khoản phải thu ngắn hạn, có 1 khách hàng là bên

liên quan.
38

CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN NỢ PHẢI THU


KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH ERNST & YOUNG VIỆT NAM

3.1 Nhận xét về quy trình kiểm toán chung tại EY


3.1.1 Các ưu điểm nổi bật
Là một công ty có mạng lưới toàn cầu nên EY cũng có những lợi thế riêng của mình,
đó là:
 Chương trình kiểm toán EY GAM được nhiều chuyên gia nghiên cứu và xây dựng
giúp tạo ra một quy trình làm việc thống nhất và có thể linh hoạt áp dụng cho nhiều
loại hình kinh doanh thuộc nhiều thành phần kinh tế và quy mô hoạt động khác nhau.
 EY có xây dựng thư viện điện tử (EY Canvas) giúp việc truy cập dữ liệu kiểm toán
của khách hàng dễ dàng, nhanh chóng và thuận tiện. Việc xem lại các giấy làm việc
năm trước giúp kiểm toán viên nắm bắt thông tin về khách hàng trước khi xuống thực
hiện kiểm toán.
 Các phần mềm được sử dụng để hỗ trợ công tác kiểm toán như Micro Start, EY
random... góp phần tăng cường tính khách quan và độ tin cậy cho cuộc kiểm toán
 KTV làm việc tại EY đều là những KTV vững chuyên môn, giàu kinh nghiệm công
tác, có kiến thức ngành nghề (thường do trưởng nhóm, kiểm toán viên hành nghề đảm
trách), cùng với thái độ hoài nghi, tinh thần làm việc trách nhiệm phần nào hạn chế
được rủi ro có sai sót trọng yếu. Hàng năm, EY luôn tổ chức cho nhân viên các buổi
cập nhật bổ sung kiến thức, tài trợ cho các nhân viên xuất sắc đi học chứng chỉ quốc tế
và rà soát lại tính độc lập của KTV thông qua các cam kết được kí nhận mỗi năm.
 Khi tiến hành một cuộc kiểm toán, KTV luôn tiến hành đánh giá môi trường ngành
nghề hoạt động, hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp... đủ để đưa ra những
nhận định ban đầu về công tác lập dự phòng, đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm
soát thông qua việc kiểm toán giữa niên độ. Từ đó tiết kiệm công việc cho cuộc kiểm
toán cuối kỳ.
39

 Công ty có bộ phận chuyên trách cập nhật các văn bản và quy định mới có ảnh
hưởng đến công tác kiểm toán, nhờ đó các kiểm toán viên nắm bắt kịp thời các thông
tin và theo sát các quy định mới này trong suốt quá trình kiểm toán.
 Kết thúc một cuộc kiểm toán, các hồ sơ được sắp xếp có logic, trật tự rõ ràng, có đề
mục cụ thể cho từng phần, sau đó được lưu trữ cẩn thận, an toàn và thuận lợi cho việc
tra cứu, tham khảo cho các cuộc kiểm toán sau.
3.1.2 Các hạn chế
 Số lượng khách hàng của EY ngày càng tăng lên, do đó sức ép về công việc và thời
gian trong mùa kiểm toán có thể ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán.
 Phần mềm EY GAM chỉ được lập trình cho những loại hình doanh nghiệp phổ biến
nên khi áp dụng cho những khách hàng đặc biệt cũng gặp một số khó khăn trong việc
xác lập mức trọng yếu, chọn mẫu… Trong nhiều trường hợp, tại những doanh nghiệp
đặc biệt, có loại hình sản xuất kinh doanh riêng biệt thì KTV phải tự thiết kế các thủ
tục để đáp ứng yêu cầu của chuẩn mực. EY cũng đã khắc phục hạn chế này bằng cách
thường xuyên cập nhật phiên bản mới và tổ chức lớp hướng dẫn cho toàn thể kiểm
toán viên.
 Sự phân bổ lịch làm việc và sức ép công việc khiến nhóm kiểm toán thiếu thời gian
nghiên cứu thông tin khách hàng trước khi xuống thực hiện kiểm toán, điều này cũng
ảnh hưởng đến tiến độ của cuộc kiểm toán.
 Đối với các khách hàng cũ, KTV thường xem xét lại hồ sơ kiểm toán năm ngoái để
thực hiện các thủ tục tương tự mà ít khi áp dụng thủ tục thay thế. Thử nghiệm kiểm
soát thường ít được sử dụng mà tập trung vào thử nghiệm cơ bản. Điều này sẽ không
40 phù hợp lắm đối với những đơn vị có nhiều thay đổi trong kỳ và những khách hàng
mới.
 Công tác tìm hiểu HTKSNB còn chưa đi sâu sát từng doanh nghiệp nhất là các công
ty nhỏ, kiểm toán viên ít chú ý đến thủ tục này để từ đó có thể giảm thiểu các thử
nghiệm cơ bản, giảm cỡ mẫu và tập trung vào các khoản có tính chất rủi ro cao và
trọng yếu.
40

3.2 Nhận xét về quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng tại EY
3.2.1 Các ưu điểm nổi bật
 Nhờ có chương trình kiểm toán theo EY GAM mà EY đã thực hiện đầy đủ các thủ
tục cần thiết cho kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng như soát xét các kiểm
soát có liên quan đến bán hàng và thu tiền, thực hiện các thủ tục phân tích và các kiểm
tra chi tiết cần thiết…
 Các kiểm toán viên luôn có sự vận dụng một cách sáng tạo và linh hoạt các thủ tục
kiểm toán vào điều kiện cụ thể từng doanh nghiệp nhằm đạt được hiệu quả kiểm toán
cao nhất.
 Nhìn chung, quy trình kiểm toán có hiệu quả và đạt được những mục tiêu kiểm toán
đã đề ra. Các đánh giá và kết luận có độ đảm bảo cao, đem lại sự tin cậy cho khách
hàng và những đối tượng sử dụng thông tin khác
3.2.2 Các hạn chế
 Chương trình kiểm toán nợ phải thu theo EY GAM chưa phân biệt rõ ràng giữa
doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ. Điều này ít
nhiều cũng gây khó khăn cho kiểm toán viên chưa có nhiều kinh nghiệm khi kiểm toán
cho các doanh nghiệp khác nhau.
 Đa phần, các kiểm toán viên ít sử dụng hoặc ít dựa vào các thủ tục phân tích để giảm
thiểu các thử nghiệm cơ bản. Kiểm tra chi tiết vẫn là hướng đi chủ đạo của một số
kiểm toán viên, các tỉ số phân tích có khi được tính toán nhưng khả năng phân tích các
chỉ số còn nhiều hạn chế. Tồn tại này đã góp phần làm giảm hiệu quả về thời gian và
công sức cho việc thực hiện kiểm toán tại đơn vị.
 Ngoài ra, trong quá trình ghi nhận những hiểu biết về quy trình hoạt động và chính
sách của khách hàng, EY không đưa ra một mô hình, một hệ thống các thông tin cần
thiết phải thu thập hay một mẫu cụ thể để các kiểm toán viên làm căn cứ ghi nhận.
Điều đó dẫn đến việc mô tả nhiều khi không đầy đủ và phụ thuộc vào yếu tố cá nhân
của từng kiểm toán viên.
41

KẾT LUẬN
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế trong nước, ngành kiểm toán Việt
Nam nói chung và Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam nói riêng không ngừng đạt
được những bước phát triển, nâng cao chất lượng , khẳng định vị thế, uy tín và danh
tiếng của mình trên thị trường.
Qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam, em đã được
tìm hiểu về lịch sử hình thành phát triển của Công ty, cơ cấu bộ máy tổ chức, các lĩnh
vực hoạt động kinh doanh chính, cũng như tiếp xúc với thực tế công việc kiểm toán. Em
đã được tham gia vào nhóm kiểm toán, thực hiện một số phần hành kiểm toán đơn giản,
học hỏi các kiến thức, kỹ năng mềm cũng như các kinh nghiệm từ các anh chị trong
đoàn kiểm toán. Đó thực sự là những điều rất bổ ích em đã tích luỹ được để chuẩn bị
cho công việc sau này.
Thông qua những kiến thức thực tế trong quá trình tham gia kiểm toán các công ty
khách hàng, so sánh với lý thuyết đã được học trong nhà trường cũng như tham khảo
quy trình kiểm toán ở một số công ty lớn khác, em đã có cái nhìn tổng quan nhất định
về quy trình kiểm toán khoản mục Nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC do
Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện. Bài viết đã khái quát được quy
trình kiểm toán, lấy ví dụ minh hoạ bằng một khách hàng tiêu biểu, đồng thời nên lên
những nhận xét, đánh giá của bản thân về quy trình kiểm toán.
Tuy nhiên, do trình độ hạn chế, kinh nghiệm thực tế còn ít, thời gian thực tập không
dài, nên bài viết không tránh khỏi còn nhiều thiếu sót, rất mong thầy cô và các anh chị
kiểm toán viên đóng góp ý kiến giúp em hoàn thiện chuyên đề này.
Một lần nữa em xin chân thành cám ơn Thầy Đào Vũ Hoài Giang cùng các anh chị
trong công ty TNHH Ernst &Young Việt Nam trong suốt thời gian thực tập vừa qua đã
nhiệt tình giúp đỡ, chỉ bảo giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập này.
42

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Việt

1. ĐH Quốc Gia TP HCM – Bộ môn kế toán kiểm toán (2008), Thực hành kiểm toán,
NXB Đại học Quốc Gia TP HCM.
2. GS. TS. Nguyễn Quang Quynh, TS. Ngô Trí Tuệ (Đồng chủ biên, 2006) Giáo trình
Kiểm toán tài chính, NXB Trường đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
3. Công ty TNHH Ernst&Young - Tài liệu đào tạo thực tập viên.
4. Trang web: www.ey.com.vn.
5. Báo cáo minh bạch công ty TNHH Ernst&Young năm 2015.
6. Bộ Tài Chính, Hệ thống Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, NXB Tài chính, Hà Nội.
7. Bộ Tài Chính, Hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam, NXB Tài chính, Hà Nội.
8. Bộ Tài Chính (2014), Thông tư 200/2014/TT-BTC, Hướng dẫn chế độ kế toán
doanh nghiệp, Hà Nội.
Tiếng Anh
9. Website: http://www.ifrs.org.

You might also like