You are on page 1of 24

ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH-MARKETING

KHOA MARKETING

ĐỀ CƯƠNG

MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN


VẤN ĐỀ KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN

TP HCM, tháng 09/2019

1
ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING

KHOA MARKETING

ĐỀ CƯƠNG

MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN


VẤN ĐỀ KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN

Lê Trang Nhung 1821003764

Trần Giáng Linh 1821004943

Lê Thị Thanh Lam 1821005724

Nguyễn Trần Tiểu My 1821002571

TP. HCM, tháng 09/2019

2
Mục Lục

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài...................................................................5

2. Tổng quan đề tài nghiên cứu........................................................................................7

3. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................................10

4. Câu hỏi nghiên cứu.....................................................................................................10

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..............................................................................10

6. Khung khái niệm, khung lý thuyết và khung phân tích...........................................11

6.1. Ý định và ý định khởi nghiệp...............................................................................11

6.2 Khởi nghiệp...........................................................................................................12

Khái niệm khởi nghiệp...........................................................................................12

Ưu điểm của khởi nghiệp.......................................................................................12

Nhược điểm của khởi nghiệp.................................................................................13

6.3 Các mô hình nghiên cứu nước ngoài.....................................................................14

Mô hình nghiên cứu của Shapero & Sokol (1982).................................................14

Mô hình nghiên cứu của Robinson & ctg (1991) - Mô hình xu hướng thái độ kinh
doanh...................................................................................................................... 15

Mô hình nghiên cứu của Krueger & Brazeal (1994)..............................................16

Mô hình nghiên cứu của Liñán (2004) ..................................................................17

Mô hình nghiên cứu của Lüthje & Franke (2004)..................................................18

Các nghiên cứu trước tại Việt Nam........................................................................18

Mô hình nghiên cứu đề xuất...................................................................................19

7. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................19

Cách thức thu thập và xử lý dữ liệu.............................................................................20


3
8. Bố cục dự kiến đề tài...................................................................................................20

Tài liệu tham khảo.......................................................................................................22

Tài liệu Tiếng Việt.................................................................................................22

Tài liệu Tiếng Anh.................................................................................................22

4
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Việt Nam ngày càng phát triển và hội nhập với quốc tế. Đảng và nhà nước ta không
ngừng kêu gọi tất cả các tầng lớp nhân dân tham gia vào công cuộc bảo vệ xây dựng và
đổi mới đất nước trên mọi lĩnh vực với mục tiêu: dân giầu nước mạnh. Đây là nhiệm vụ to
lớn của toàn dân tộc và nó ngày càng trở nên quan trọng đối với giới trẻ, Đặc biệt là
những sinh viên, những người được kỳ vọng nhiều nhất. Để có thể gánh vác trọng trách
này, nó phải là những sinh viên tài năng, bản lĩnh, có khát khao làm chủ, làm giàu cho bản
thân, gia đình và xã hội. Khởi nghiệp kinh doanh chính là một trong những hướng đi làm
giàu mà các sinh viên sau khi ra trường chọn lựa để hiện thực hóa ước mơ làm chủ của
mình.

Trong ngày hội "Cùng bạn khởi nghiệp" được tổ chức vào ngày 13/9/2011 tại
TP.HCM, ông Nguyễn Mạnh Hùng - chủ tịch hội đồng quản trị kiêm CEO Thái Hà
books, chia sẻ: "79% sinh viên Việt Nam coi chuyện kiếm tiền sau khi tốt nghiệp đại học
là quan trọng nhất. Đó là kết quả nghiên cứu của tôi thông qua gần 50 buổi nói chuyện,
giao lưu với các bạn sinh viên tại các trường đại học và cao đẳng trên cả nước. Điều này
nói lên rằng các bạn trẻ ngày nay rất quan tâm đến việc kiếm tiền. Trong số này có khá
nhiều em thể hiện sự khát khao làm giàu đến cháy bỏng". Nhưng cũng theo ông hùng:
nhiều bạn đến ngày hội khởi nghiệp rất muốn khởi nghiệp nhưng không biết bắt đầu từ
đâu. Có những em đã có ý tưởng kinh doanh nhưng không biết làm cách nào để biến nó
thành tiền. Vài em khác lo lắng về vốn, không biết huy động bằng cách nào. Nhiều bạn trẻ
quan tâm đến kĩ năng lãnh đạo doanh nghiệp. Một số bạn khác đến dự ngày hội rất mong
muốn được gặp trực tiếp những chuyên gia, những người thành đạt, có kinh nghiệm để
học hỏi. Rõ ràng nhiều bạn trẻ hiện nay có khát vọng, có động lực làm dầu xong họ lại
gặp khó khăn trong việc tìm ra cách để biến những động lực, khát vọng ấy trở thành hiện
thực. Họ không biết nên khởi nghiệp từ đâu và như thế nào? Thiếu nhận thức của các yếu
tố cần thiết để tội nghiệp: "Trong khi non kinh nghiệm lại eo hẹp tài chính, kiến thức cơ
bản chưa đủ, thiếu mối quan hệ, các bạn trẻ vẫn ảo tưởng cho rằng thành công sẽ mỉm
cười". Thực tế rất đáng buồn nhưng lại có thật, và phổ biến.

5
Trong khi đó ở các nước có nền giáo dục tiên tiến và có nền kinh tế phát triển như
Anhh, Mỹ, Pháp, vấn đề này là rất được quan tâm. Hầu hết các trường đại học đều có môn
học "Khởi nghiệp kinh doanh" (Entrepreneurship) Trong chương trình giảng dạy của
mình. Nhờ vậy, sinh viên của họ được trang bị một lượng kiến thức và kỹ năng khởi
nghiệp cần thiết. Họ thực sự biết mình nên bắt đầu từ đâu, như thế nào, những yếu tố cần
thiết để khởi nghiệp tốt. Chính những điều đó đã vun đắp cho họ có một ý định khởi
nghiệp mạnh mẽ và rõ ràng ngay khi họ còn ngồi trên ghế nhà trường. Vì vậy, họ có khả
năng lớn để khởi nghiệp thành công sau khi ra trường. Thậm chí, nhiều sinh viên không
đợi đến khi nhận bằng tốt nghiệp mới khởi nghiệp kinh doanh: Bill Gates (Đại học
Harvard), Michael Dell (Đại học Tas), Larry Page (Đại học Stanford),... là những điển
hình cho những ông chủ nổi tiếng khởi nghiệp từ ghế giảng đường.

Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã nghiên cứu về ý định khởi nghiệp của sinh viên
như: nghiên cứu động cơ để cá nhân lập một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh đã được
rất nhiều nước và nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới thực hiện (ví dụ Krueger, 1993;
Liñán & ctg, 2005; Davision, 1995); Nghiên cứu về ý định khởi nghiệp của sinh viên
bằng việc so sánh mức độ ý định khởi nghiệp giữa hai nhóm sinh viên nói tiếng Đức
(thuộc Đức và Áo) và tiếng Anh (học viện MIT Hoa Kỳ) của Lüthje & Franke Nhưng tại
Việt Nam, đặc biệt là các trường đại học có đào tạo ngành kinh tế thì việc xem xét nghiên
cứu các vấn đề liên quan đến ý định khởi nghiệp của sinh viên còn thiếu và tương đối ít.

Trong vài năm gần đây, ở Việt Nam mặc dù trên phương tiện thông tin truyền thông
và một số trường đại học cũng đã xuất hiện chương trình về khởi nghiệp nhưng ảnh
hưởng của nó đến với sinh viên cũng như xã hội chưa cao vì Chỉ giải quyết được phần
ngọn là đào tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tương lai để thể hiện ý tưởng kinh doanh
mà chưa xem xét đến động cơ hình thành ý định khởi nghiệp. Một cá phân bắt đầu hoạt
động kinh doanh của mình thường khởi nguồn từ ý định khởi nghiệp và tinh thần doanh
nhân là động lực phát triển kinh tế (Ali & ctg, 2010; Olufunso, 2010).

Sinh viên ngày càng có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế đất nước. Sinh
viên có ý định khởi nghiệp mạnh mẽ thì thường có xu hướng tự mình kinh doanh (lập
công ty riêng) trong tương lai gần. Vậy điều gì làm nên những ý định khởi nghiệp đầy
6
mạnh mẽ, táo bạo, đầy nhiệt huyết, đam mê trong mỗi sinh viên? Đó thực sự là một vấn
đề không đơn giản đối với nền giáo dục Việt Nam hiện tại.

Trường Đại học Lao động - Xã hội là trường đại học công lập trực thuộc Bộ Lao
động Thương binh & Xã hội có nhiều kinh nghiệm trong ngành giáo dục. Trải qua hơn 50
năm hoạt động, trường Đại học Lao động - Xã hội đã và đang tạo lập tên tuổi của mình
trong hệ thống các trường cao đẳng, đại học trong cả nước. Sinh viên của trường năng
động, nhiệt tình, ham học hỏi và mang trong mình niềm đam mê được học tập, làm việc.
Rất nhiều bạn nảy ra ý tưởng kinh doanh từ rất sớm và có ý định thực hiện nó. Do đó,
việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên là cần thiết để
kích thích sinh viên khởi nghiệp. Chính vì vậy, tôi quyết định thực hiện đề tài nghiên cứu:
“Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trường Đại học Lao
động - Xã hội”

2. Tổng quan đề tài nghiên cứu

Hằng năm, để giúp sinh viên tạo lập cho mình một hướng đi đúng đắn về nghề
nghiệp sau khi ra trường, các trường đại học, cao đẳng đã có sự liên kết với các doanh
nghiệp nhằm tổ chức những chương trình hướng nghiệp, ngày hội việc làm, ngày hội sinh
viên. Dù chưa thật sâu sắc và chưa giải quyết triệt để vấn đề việc làm, nhưng qua đó phần
nào giúp sinh viên tiếp cận được gần hơn, có cái nhìn cụ thể hơn, có thể thăm dò về nghề
nghiệp trong tương lai của mình. Qua đó ta thấy được dưới áp lực xã hội, hoạt động
hướng nghiệp đã được chú trọng rất nhiều. Mặt khác, các nghiên cứu tại Việt Nam liên
quan đến kỹ năng dành cho sinh viên cũng tập trung vào nhóm sinh viên lựa chọn việc đi
làm thuê cho các tổ chức. Chẳng hạn, như nghiên cứu của Lý Thục Hiền (2010) đã chỉ ra
mối quan hệ giữa kỹ năng chính trị với xu hướng khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên
chính quy ngành quản trị kinh doanh để các tổ chức đào tạo có đủ thông tin để ra quyết
định đào tạo kỹ năng chính trị cho sinh viên nhằm thúc đẩy tinh thần xu hướng khởi
nghiệp kinh doanh của sinh viên. Kết quả nghiên cứu góp phần bổ sung vào yếu tố giải
thích cho yếu tố xu hướng khởi nghiệp kinh doanh. Hay nói cách khác, nghiên cứu cho
thấy ảnh hưởng lẫn nhau trong mạng lưới (do thành phần năng lực mạng lưới và ảnh
hưởng cá nhân lẫn nhau chập lại) là một trong những nguyên nhân làm gia tăng xu hướng
7
khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên. Vì vậy, mức độ ảnh hưởng lẫn nhau trong mạng
lưới của cá nhân sinh viên đóng vai trò quan trọng trong việc khởi nghiệp kinh doanh của
họ. Bên cạnh đó, nghiên cứu của Vũ Thế Dũng (2005), đã “chỉ ra những kết quả ban đầu
về những kỹ năng mà doanh nghiệp đang tìm kiếm ở những ứng viên chuyên ngành quản
lý kinh tế mới tốt nghiệp đại học. Ba nhóm kỹ năng với 17 kỹ năng cụ thể được phân loại
từ cơ bản, giá trị gia tăng, đến kỹ năng dành cho các nhà lãnh đạo trong tương lai là
những định hướng rất cụ thể cho các sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp ra trường trong việc
chuẩn bị hành trang cho mình khi đi xin việc”. Nghiên cứu của Hoàng Thị Phương Thảo
(2013) cho thấy, đặc điểm cá nhân chính là yếu tố tác động mạnh nhất đến ý định khởi
nghiệp của đối tượng này. Ngoài ra, nguồn vốn cho khởi nghiệp, động cơ đẩy, hỗ trợ từ
gia đình, động cơ kéo và rào cản gia đình cũng ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp. Hay
nghiên cứu của Trần Quang Trung (2004) đề cập đến năng lực của sinh viên tốt nghiệp
trong hành trình đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, vấn đề hướng nghiệp
cho nghề tự làm chủ thì ít được trao đổi hơn, chủ yếu tập trung vào việc tạo ra các môi
trường thực hành khởi sự kinh doanh.

Đề tài này cũng là một trong những đề tài được nhiều tác giả nước ngoài để tâm
nghiên cứu như “Factors that influence student participation in enntrepreneurship among
university students” (tạm dịch Các yếu tố ảnh hưởng đến tinh thần khởi nghiệp của sinh
viên) của tác giả Muigai Sarah Watiri với mục đích khám phá tư duy kinh doanh của sinh
viên. Nghiên cứu này đã phát hiện ra rằng sự tác động của gia đình, giáo dục từ phía nhà
trường cũng như kinh nghiệm bản thân có ảnh hưởng cao đến ý định khởi nghiệp của sinh
viên. Ngoài ra, tinh thần khởi nghiệp không chỉ được bồi dưỡng ở chương trình giáo dục
hệ đại học mà còn phát triển từ khi còn nhỏ để các sinh viên có tinh thần kinh doanh như
một sự lựa chọn nghề nghiệp.

Trong bài nghiên cứu, Muigai Sarah Watiri cũng đưa ra những dẫn chứng sắc bén
làm rõ lập luận của mình về tư duy kinh doanh của sinh viên như hầu hết các doanh nhân
nổi tiếng thế giới đều bắt đầu khi còn là sinh viên ở trường Đại học. Ví dụ: người sáng lập
Facebook Doanh nhân sinh viên Mark Zuckerberg đang học tại Harvard khi anh bắt đầu
trang mạng xã hội Facebook. Theo thống kê Facebook có hơn 40 triệu thành viên đã đăng
8
ký tạo ra 1,6 tỷ lượt xem trang mỗi ngày. Facebook cũng đã mua YouTube, một trang
web yêu thích của sinh viên và hiện cung cấp dưới 40% video trực tuyến được xem trên
mạng. Thật thú vị khi lưu ý rằng cả hai bắt đầu thực hiện ý tưởng khi họ học năm thứ hai
sinh viên tốt nghiệp tại Đại học Stanford. Các doanh nghiệp được hình thành bởi các sinh
viên bao gồm từ thiệp chúc mừng, giao bánh pizza đến đầu tư vào bất động sản và các
lĩnh vực nghiên cứu của những sinh viên này cũng đa dạng như doanh nghiệp của họ. 

Sự ảnh hưởng của của giáo dục cũng được nhóm tác giả Francisco Javier Duque
Aldaz, Emma Georgina Pazan Gómez, Wellington Arturo Álvarez Vasco đề cập đến
trong bài nghiên cứu “Factors affecting entrepreneurial intention of Senior University
Students” (2018). Nhóm tác giả không những đề cập đến các yếu tố ảnh hưởng đến ý định
khởi nghiệp của sinh viên mà còn chỉ ra những thách thức, khó khăn mà sinh viên gặp
phải từ khi bắt đầu xây dựng ý tưởng cũng như đi đến thực tiễn của một doanh nhân trẻ.
Kết qủa của nghiên cứu đã cho thấy các tiêu chí có thể ảnh hưởng theo huớng tích cực
hoặc tiêu cực đến quyết định khởi nghiệp của sinh viên. Trong bài nghiên cứu, nhóm tác
giả cho rằng phần lớn sinh viên có mong muốn bắt đầu xây dựng một doanh nghiệp
nhưng cảm thấy an tâm hơn khi kiếm một công việc ổn định và nhận lương nhanh chóng. 

Ở nước ta, doanh nhân là một trong những yếu tố quan trọng trong phát triển kinh tế,
nên việc đào tạo trong môi trường đại học có trách nhiệm vô cùng to lớn trong việc hình
thành nên đội ngũ doanh nhân cho nền kinh tế nước nhà. Ngoài công việc đào tạo, thì các
tổ chức giáo dục, cộng đồng còn có trách nhiệm đưa ra các biện pháp thúc đẩy tinh thần
kinh doanh ở sinh viên, vì chính sinh viên càng có xu hướng khởi nghiệp kinh doanh thì
càng tạo ra nhiều cơ hội việc làm và giảm tình trạng thất nghiệp đang là vấn đề đáng lo
ngại của xã hội. Tuy vậy, thúc đẩy tinh thần kinh doanh ở sinh viên như thế nào phụ thuộc
rất lớn đến việc xu hướng khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên được giải thích từ các yếu
tố nào. Vì lẽ đó, tác giả đã đề xuất nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi
nghiệp của sinh viên nhằm tìm ra những hướng đi tốt nhất trong công tác hướng nghiệp
cho sinh viên cũng như cải thiện chất lượng giáo dục ở các trường đại học. 

9
3. Mục tiêu nghiên cứu

Việc tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên có tầm
quan trọng đặc biệt đối với bản thân các sinh viên, cũng như các tổ chức đào tạo và cộng
đồng xã hội. Chính vì vậy, nghiên cứu được thực hiện với các mục tiêu cụ thể

Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên và
phát triển thang đo những yếu tố này.
Xác định được mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng này đến ý định khởi
nghiệp kinh doanh của sinh viên.
Đề xuất một số kiến nghị rút ra từ kết quả nghiên cứu cho việc hoạch định chiến
lược phát triển hệ thống giáo dục và nhằm kích thích sinh viên khởi nghiệp.
Khám phá sự khác biệt về ý định khởi nghiệp theo các đặc điểm cá nhân của sinh
viên (giới tính, cơ sở học, số năm đang theo học, chuyên ngành học).

4. Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt được kết quả tốt nhất trong quá trình nghiên cứu, chúng ta phải giải quyết các
câu hỏi một cách rõ ràng và chính xác nhất như các yếu tố nào ảnh hưởng đến ý định khởi
nghiệp của sinh viên và cũng như mức độ tác động của các yếu tố này đến ý định khởi
nghiệp của sinh viên như thế nào. Điều đó giúp chúng ta nắm rõ tình hình thực tế để biết
được đâu là mục tiêu khi khởi nghiệp và tránh những thất bại không đáng có.

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là sinh viên đại học năm thứ ba và năm thứ tư thuộc loại hình
đào tạo chính quy tập trung đang theo học tại trường Đại học Lao động - Xã hội cơ sở 1
Hà Nội và cơ sở II TP.HCM.

Phạm vi nghiên cứu gồm các phạm vi về 3 yếu tố. Thứ nhất về nội dung là các yếu
tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên, ý định khởi nghiệp và các vấn đề có
liên quan. Tiếp theo về không gian là Trường Đại học Lao động - Xã hội cơ sở I Hà Nội
và cơ sở II TP.HCM. Và vào thời gian từ tháng 6 đến tháng 8 năm 2019.

10
6. Khung khái niệm, khung lý thuyết và khung phân tích

6.1. Ý định và ý định khởi nghiệp

Ý định (intentions) là trạng thái nhận thức ngay trước khi thực hiện một hành vi
(Krueger, 2003). Trong một nghiên cứu của mình Ajzen & Fishbein đã phân tích rõ hơn
về ý định với các thành phần biểu hiện của nó. Ý định liên quan đến bốn thành phần khác
nhau: hành vi (behavior), mục tiêu (target) – vấn đề chủ thể nhắm đến, tình trạng
(situation) mà hành vi đang thực hiện, thời điểm (time) là hành vi đang diễn ra (Fishbein
& Ajzen, 1975. Để đi đến một hành vi bất kỳ thì cá nhân phải cảm nhận vấn đề đó trước
khi thực hiện. Việc cảm nhận này có vai trò quan trọng để quyết định làm hay không làm.
Ý định đại diện cho mức độ cam kết về hành vi sẽ thực hiện trong tương lai (Krueger,
1993). Ngày nay thông qua nhiều nghiên cứu khác nhau, người ta cho rằng ý định là một
tiền đề của hành vi dự định (ví dụ như việc chuẩn bị lập công ty cho riêng mình) (Krueger
& ctg, 2000) và ý định là những tốt nhất cho hành thực hiện (Luthje & Franke, 2004).

Mọi thứ đều bắt đầu từ những ý định cho dù ý định đó có ngớ ngẩn hay một định rõ
ràng, được chuẩn bị kỹ càng. Sự cố gắng nỗ lực, sự quyết tâm, ý chí, kiến thức kỹ năng,
kinh nghiệm và các yếu tố môi trường sẽ tạo nền tảng để vun đắp những ý định. Những ý
định rõ ràng và mạnh mẽ chính là động lực bên trong để khiến con người ta dám thực hiện
những gì mình muốn, dám thử thách với những khó khăn, trở.

“Ý định khởi nghiệp” là ý tưởng trở thành doanh nhân của một người nào đó được
lên kế hoạch từ trước và có mong muốn đạt được ý tưởng đó. Người có ý định khởi
nghiệp kinh doanh phải chấp nhận bỏ vốn để phát triển sự nghiệp kinh doanh, trở thành
người chủ quản lý và phải hướng đến mục đích kiếm lợi nhuận.

Hiện nay có rất nhiều định nghĩa về ý định khởi nghiệp. Ý định khởi nghiệp là tâm
lý cá nhân hướng đến việc hình thành, thiết lập hình thức hoạt động kinh doanh (Bird,
1998). Ý định khởi nghiệp là cam kết khởi sự bằng việc lập doanh mới (Krueger, 1993).
Ý định khởi nghiệp là sẵn sàng thực hiện các hoạt động của doanh nhân (Gurbuz &
Aykol, 2008). Tóm lại, ý định khởi nghiệp có thể hiểu là dự định và cam kết khởi sự kinh
doanh của cá nhân bằng cách lập công ty riêng trong tương lai.
11
6.2 Khởi nghiệp

Khái niệm khởi nghiệp

Khởi nghiệp (Entrepreneural) thường được nhiều người hiểu theo nghĩa rộng khởi
sự doanh nghiệp. Nó thường liên quan đến các hoạt động chuẩn bị cho cá nhân như tìm ý
tưởng kinh doanh, tìm hiểu thị trường, điều kiện sẵn có về tài chính, nhân lực . . . Khởi
nghiệp là việc cá nhân tự làm chủ, tự mở công ty (Lý Thục Hiền, 2010).

Ưu điểm của khởi nghiệp

Doanh nhân trẻ tự do hơn: Đây là điều dễ nhìn ra bởi người trẻ tuổi không vướng
bận gia đình, con cái, trách nhiệm nặng nề, do đó, họ có nhiều thời gian rảnh rỗi hơn.
Những người khởi nghiệp thường không có đủ thời gian để viết 1 bản kế hoạch chi tiết vì
có quá nhiều mối quan tâm khác, họ buộc phải chia nhỏ quỹ thời gian chung của mình.
Nhưng người trẻ lại có nhiều thời gian để đầu tư cho kế hoạch kinh doanh chu đáo và đó
là lợi thế của một doanh nhân trẻ.

Doanh nhân trẻ có tư tưởng cởi mở hơn: Sống trong thời đại mọi thứ hòa nhập, mở
cửa nên tư tưởng của người trẻ cũng thoáng hơn thế hệ trước rất nhiều. Hơn nữa, họ chưa
bị áp đặt hay ảnh hưởng nhiều bởi những quy tắc cũ tại các cơ quan nhà nước hay công ty
lớn… Do đó khi kinh doanh họ cũng sẽ thoáng và cởi mở hơn.

Doanh nhân trẻ thích sự công khai: Công khai là hình thức quảng cáo tốt nhất. Đây
là lợi thế của người trẻ so với người thế hệ trước. Nếu như các doanh nhân cũ thường
không muốn công khai, thích đứng đằng sau và cống hiến thầm lặng thì doanh nhân trẻ lại
thường được báo chí, các phương tiện truyền thông chú ý và viết bài, họ luôn sẵn sàng
hợp tác cởi mở. Website có bài viết thu hút người đọc còn những doanh nghiệp trẻ lại
được cơ hội quảng cáo cho chính bản thân mình.

Doanh nhân trẻ hối hả hơn trong kinh doanh: Với tâm lý là người mới trong trường
kinh doanh nên người trẻ luôn hối hả với công việc của mình, bắt nhịp với thời cuộc
nhanh nhất có thể. Họ sẵn sàng làm bất cứ điều gì để có được thành công nên tốc độ trong
công việc sẽ nhanh hơn.

12
Doanh nhân trẻ hiểu biết về công nghệ hơn: Những người trẻ thường làm quen với
công nghệ sớm hơn và nhanh hơn. Thế hệ người trẻ lớn lên cùng công nghệ. Đó là một lợi
thế lớn. Bằng những hiểu biết nhất định về công nghệ, người trẻ có nhiều cơ hội hơn khi
tận dụng nó vào để phát triển kinh doanh hơn hình thức truyền thống.

Người trẻ sáng tạo hơn: Đây là điều không thể chối cãi, những doanh nhân trẻ luôn
có cái đầu “bùng cháy” nhiều ý tưởng sáng tạo hơn những doanh nhân thế hệ trước. Họ
luôn nghĩ ra nhiều cái mới và có tuổi trẻ, nhiệt huyết bùng cháy.

Nhược điểm của khởi nghiệp

Khó khăn khi tuyển nhân viên và quản lý nhân viên: đây là những thách thức hàng
đầu của những doanh nhân trẻ. Không nhiều người muốn về làm cho 1 “sếp” trẻ quá, họ
sợ thiếu kinh nghiệm, thiếu bản lĩnh và dễ thất bại. Bên cạnh đó, không chỉ việc tuyển
được nhân viên gắn bó với mình, doanh nhân trẻ còn khó khăn trong việc quản lý nhân
viên, nhất là với những người nhiều tuổi hơn, nhiều kinh nghiệm và dạn dày hơn…

Cái tôi cá nhân quá lớn: Người trẻ có tài năng thường đi kèm với cái tôi quá lớn, nếu
không biết tiết chế, “hãm” cái tôi lại thì rất khó để hòa đồng và hợp tác với người khác.
Khi bị tổn thương họ cũng cảm thấy hụt hẫng và tự ái cao hơn là những người đã có nhiều
kinh nghiệm trong công việc.

Tự tin thái quá: Tự tin khi khởi nghiệp kinh doanh là tốt nhưng tự tin quá ở những
người trẻ tuổi sẽ biến thành thái độ kiêu ngạo, tự mãn, đắc thắng, thỏa mãn sớm. Một
người tự tin thái quá thường sẽ không nhận ra những khó khăn trước mắt hoặc dễ bị ảo
tưởng về khả năng của mình, việc không tiếp thu học hỏi sẽ khiến người trẻ dễ bị thất bại.

Thiếu hiểu biết và thiếu kinh nghiệm: Những người trẻ khi bắt đầu kinh doanh còn
thiếu hiểu biết và thiếu kinh nghiệm trên thương trường, do đó khi gặp khó khăn, sự cố
nào đó thì họ sẽ lúng túng không biết xử lý ra sao và có thể lựa chọn sai lầm khiến kinh
doanh khó khăn. Chính vì vậy doanh nhân trẻ rất cần người dẫn đường, cố vấn có kinh
nghiệm, giúp doanh nghiệp có hướng giải quyết những trở ngại một cách nhanh chóng.

13
Thiếu kỹ năng định hướng và định vị: Các nhà quản lý trẻ thiếu khả năng định
hướng và định vị doanh nghiệp mình trong tương lai theo một kế hoạch dài hạn. Thứ nhất
là do thiếu kinh nghiệm, thứ hai là do phải đối mặt và giải quyết quá nhiều vấn đề mới
nên phải một thời gian dài sau đó người chủ mới có cơ hội nhìn lại và nhận thấy cần thiết
phải có một chiến lược phát triển bền vững.

Thiếu vốn đầu tư, khát vốn, thiếu chuẩn bị đi gọi vốn đầu tư: Người trẻ có đam mê
kinh doanh nhưng thường “khát vốn”, số tiền tích lũy không có, và họ cần phải gọi vốn
đầu tư. Nhưng nhiều bạn trẻ lại chưa chuẩn bị kỹ càng cho những buổi thuyết trình gọi
vốn đầu tư. Kỹ năng này còn khá kém. Tất cả nên được chuẩn bị kỹ lưỡng, bởi nhà đầu tư
sẽ quan tâm: Có sản phẩm dùng thử không? Có bán hàng được không? Kế hoạch cụ thể
sau khi có được cái gật đầu của nhà đầu tư? Trả lời tốt những câu hỏi này chứng tỏ người
khởi nghiệp có chuẩn bị, có vạch ra đường đi cho đồng tiền của nhà đầu tư và dễ dàng
được đồng ý hơn.

6.3 Các mô hình nghiên cứu nước ngoài

Mô hình nghiên cứu của Shapero & Sokol (1982)

Mô hình này xem xét việc lập doanh nghiệp mới như là một sự kiện kinh doanh
(entrepreneurial event) có thể được giải thích bằng sự tương tác giữa các yếu tố thuộc
hoàn cảnh (context factors) đó là (sáng kiến, tập trung nguồn lực, sự quản lý, quyền tự
chủ một cách tương đối và rủi ro). Quyết định xem xét, lựa chọn việc kinh doanh phụ
thuộc vào một số thay đổi bên ngoài (Peterman & Kennedy, 2003) và dựa trên cảm nhận
(perceptions). Theo nghiên cứu này , sự lựa chọn cá nhân để bắt đầu khởi nghiệp phụ
thuộc vào 3 yếu tố: (a) Cảm nhận sự khát khao, (b) Xu hướng hành động và (c) Cảm nhận
tính khả thi.

14
Hình 2.3: Mô hình các yếu tố ảnh hưởng ý định khởi nghiệp

Cảm nhận sự khát khao

Xu hướng hành động Ý định


khởi nghiệp
Cảm nhận tính khả thi

(Nguồn: Shapero & Sokol, 1982)

Cảm nhận sự khát khao và cảm nhận tính khả thi được hình thành từ môi trường văn
hóa và xã hội nơi chủ thể ý tưởng kinh doanh đang sống. Tác giả lập luận rằng, cảm nhận
sự khát khao và tính khả thi sẽ giúp cá nhân nghiêm túc xem xét ý định khởi nghiệp cũng
như hành vi khởi nghiệp có được thực hiện hay không. Cảm nhận sự khát khao ảnh hưởng
đến “sự kiện kinh doanh” thông qua sự hấp dẫn của công việc hay hành động sắp diễn ra
và làm cho cá nhân cảm thấy thích thú. Cảm nhận tính khả thi bị ảnh hưởng bởi các vấn
đề như kỹ năng của cá nhân, rủi ro có thể xảy ra với kế hoạch kinh doanh, nguồn nhân lực
hay tài chính. Những yếu tố này có thể lôi kéo thúc đẩy cá nhân đi đến ý định khởi
nghiệp. Mô hình này được kiểm định bởi các nhà nghiên cứu như Krueger (1993), Miar &
Noboa (2003).

Mô hình nghiên cứu của Robinson & ctg (1991)-Mô hình xu hướng thái độ kinh
doanh

Mô hình nhấn mạnh đến thái độ của doanh nhân và cho rằng xu hướng của thái độ
sẽ giải thích ý định khởi nghiệp tốt hơn các cách khác. Cách tiếp cận ý định khởi nghiệp
bằng các khái niệm, lý thuyết về thái độ và hành vi kinh doanh thì tốt hơn nghiên cứu theo
hướng nhân khẩu học, nhân cách, môi trường vì có nhiều hành vi cụ thể hơn là đặc tính cụ
thể (Graddam, 2008). Theo mô hình này, ý định khởi nghiệp được giải thích bởi sự thành
đạt, sự tự trọng, khả năng kiểm soát cá nhân, đổi mới thể hiện qua ba cách phản ứng (tình
cảm, nhận thức, ý muốn) (Guerrero & ctg, 2008).
15
Robinson lập luận rằng việc sử dụng thái độ để dự đoán hành vi kinh doanh thì tốt
hơn là sử dụng tính cách vì ông cho rằng thái độ thay đổi thì hành vi sẽ thay đổi, còn tính
cách thì khó thay đổi hay chậm thay đổi nên hành vi cũng khó thay đổi theo Do đó tác giả
đề nghị cần chú trọng đến việc xem xét mối tương quan giữa thái độ yếu tố dự báo) và ý
định kinh doanh (biến phụ thuộc). Mô hình này có điểm tương đồng với mô hình của
Ajzen vì cùng đề cập đến thái độ, và ở đây còn chỉ ra rằng thái độ có được là do quá trình
giáo dục tinh thần doanh nhân. 

Hình 2.4: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của Robinson & crg
(1991)

Thành đạt

Đổi mới Ý định


khởi nghiệp
Kiểm soát cá nhân

(Nguồn: Robinson & ctg, 1991)

Mô hình nghiên cứu của Krueger & Brazeal (1994)

Dựa trên các mô hình trước đây của Shapero và Ajzen nhưng Krueger & Brazeal
(1994) nhấn mạnh đến tiềm năng của việc tự kinh doanh (Entrepreneurial Potential) như:
tính khả thi, xu hướng thái độ của xã hội, tính ổn định hành vi. Tác giả lập luận rằng trước
khi là doanh nhân thì cá nhân phải có tiềm năng trong kinh doanh. Mô hình này dùng
quan điểm tâm lý xã hội và xem xét các yếu tố thuộc về môi trường, ví dụ như thái độ đối
với doanh nhân hay xã hội sẽ ảnh hưởng tới quyết định thành lập công ty mới. Tiềm năng
để tạo ra một công ty mới được xác định dựa trên ba thành phần quan trọng: sự khát khao,
tính khả thi, xu hướng hành động.

Krueger & Brazeal (1994) còn đề nghị để tăng cảm nhận tính khả thi cho sinh viên
cần phải tăng cường giáo dục tinh thần doanh nhân, tăng cường kiến thức, xây dựng tự tin
về kiến thức được cung cấp. 

16
Hình 2.5: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của Krueger & Brazcal
(1994)
Sự khát khao

Tính khả thi Ý định


khởi nghiệp
Xu hướng hành động
(Nguồn: Krueger & Brazeal, 1994) 

Mô hình nghiên cứu của Liñán (2004) 

Trên cơ sở mô hình của Shapero & Sokol (1982), vào năm 2004 nhà nghiên cứu
Liñán, đã phát triển thành mô hình ý định khởi nghiệp của sinh viên. Mô hình này đề xuất
3 yếu tố: Cảm nhận sự khát khao (Perceived Desirability), cảm nhận tính khả thi
(Perceived Feasibility) và chuẩn mực xã hội (Social Norms). Theo tác giả, cảm nhận các
sự kiện bên ngoài sẽ giúp cá nhân có được suy nghĩ, định hướng về một vấn đề cũng như
lựa chọn hành vi tiếp theo (Liñán, 2004). Cũng theo tác giả có 2 dạng cảm nhận cơ bản,
đó là cảm nhận tính khả thi và cảm nhận sự khát khao. Cảm nhận này có được là do ảnh
hưởng của các yếu tố văn hóa, xã hội thông qua hệ thống giá trị cá nhân (Liñán, 2004).

Kết quả nghiên cứu cho thấy chuẩn mực xã hội sẽ tác động tích cực đến ý định khởi
nghiệp. Chuẩn mực xã hội được đo lường bằng cảm nhận về mức độ quan tâm của xã hội
với hành vi khởi nghiệp kinh doanh (Linán, 2004).

Cảm nhận sự khát khao

Cảm nhận tính khả thi Ý định


khởi nghiệp
Chuẩn mực xã hội

(Nguồn: Liñán, 2004)

Mô hình nghiên cứu của Lüthje & Franke (2004)

Với việc xác định rằng khuyến khích ý định khởi nghiệp của sinh viên là một yếu tố
quan trọng giúp nền kinh tế quốc gia phát triển, Lüthje & Franke (2004) đã nghiên cứu và
17
cho rằng ý định khởi nghiệp của sinh viên bị tác động bởi 2 tác nhân chính: Các yếu tố
thuộc về nội tại (internal factors) của sinh viên (tính cách của cá nhân) và các yếu tố thuộc
môi trường bên ngoài (external factors - environment) như thị trường tài chính, môi
trường giáo dục.

Bằng việc so sánh mức độ ý định khởi nghiệp giữa hai nhóm sinh viên nói tiếng Đức
(thuộc Đức và Áo) và tiếng Anh (học viện MIT Hoa Kỳ), nghiên cứu đã chỉ ra rằng ý
định khởi nghiệp kinh doanh sẽ phụ thuộc vào yếu tố bên ngoài. Đặc biệt môi trường giáo
dục đại học có tác động trực tiếp đến ý định khởi nghiệp của sinh viên

Cảm nhận môi trường


giáo dục đại học

Điều kiện thị trường và Ý định


tài chính khởi nghiệp

Xu hướng hành động

(Nguồn: Lüthje & Franke, 2004)

Các nghiên cứu trước tại Việt Nam

Lý Thục Hiền (2010) đã nghiên cứu “Mối quan hệ giữa kỹ năng chính trị với xu
hướng khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên chính quy ngành quản trị kinh doanh”. Lý
Thục Hiền (2010) đã khám phá vai trò của kỹ năng chính trị (Political skill) gồm các yếu
tố như năng lực mạng lưới (networking ability), sự sắc sảo xã hội (social astuteness), ảnh
hưởng qua lại giữa các cá nhân (interpersonal influence) và sự chân thật rõ ràng (apparent
sincerity) ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên. Kết quả nghiên cứu chỉ ra
rằng yếu tố ảnh hưởng qua lại giữa các cá nhân (do hai yếu tố năng lực mạng lưới và ảnh
hưởng cá nhân lẫn nhau chập lại) đóng vai trò quan trọng nhất trong khởi nghiệp kinh
doanh, sự chân thật rõ ràng cũng ảnh hưởng xu thế khởi nghiệp. 

Tóm lại, hai nghiên cứu tập trung yếu tố liên quan đến cá nhân (các yếu tố bên trong
chủ thể của ý định khởi nghiệp) và chưa xem xét các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài

18
như xã hội, điều kiện tài chính… Kết quả của hai nghiên cứu đã khẳng định là tại Việt
Nam tính cách cũng như kỹ năng của cá nhân góp phần kích thích ý định khởi nghiệp.

Nghiên cứu của Nguyễn Doãn Trí Luân (2012) cho rằng, các yếu tố thuộc môi
trường bên ngoài tác động đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên khối ngành
kinh tế. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng các yếu tố cảm nhận sự khát khao, cảm nhận
tính khả thi, cảm nhận môi trường giáo dục đại học, điều kiện thị trường và tài chính có
ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp. Trong đó yếu tố cảm nhận sự khát | khao có vai trò
quan trọng nhất.

Mô hình nghiên cứu đề xuất

Chuẩn mực xã hội (CMXH)

Cảm nhận sự khát khao


(CNSKK)

Cảm nhận tính khả thi Ý định khởi nghiệp


(TKT) (YĐKN)
Cảm nhận môi trường giáo
dục Đại học (MTGĐT)

Điều kiện thị trường và tài


chính (ĐKTT)

Tính cách cá nhân (TCCN)

7. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu này vận dụng chủ yếu hai phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên
cứu định lượng. Nghiên cứu định tính nhằm hiệu chỉnh thang đo các yếu tố ảnh hưởng và
ý định khởi nghiệp của sinh viên thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm tập trung.

Nghiên cứu định lượng: Sau khi hoàn thành bảng câu hỏi bằng phương pháp nghiên
cứu định tính, bước tiếp theo sẽ tiến hành thu thập dữ liệu. Mẫu được chọn theo phương
pháp phi xác xuất với hình thức chọn mẫu thuận tiện với kích thước n = 211. Dữ liệu sau

19
khi thu thập sẽ được xử lý và thực hiện theo các bước sau:

+ Đánh giá thang đo thông qua hai bước: Tiến hành phân tích Cronbach ' s alpha
kiểm tra độ tin cậy của thang đo và loại các biến không phù hợp . Tiếp đó các biến được
giữ lại sẽ được xem xét tính phù hợp thông qua bước phân tích nhân tố khám phá (EFA).

Bước này để thu gọn các tham số ước lượng, nhận diện các nhân tố và chuẩn bị cho
bước phân tích tiếp theo.

Phân tích hồi quy: nhằm xác định mức độ tác động của từng yếu tố ảnh hưởng đến ý
định khởi nghiệp, trong đó biến phụ thuộc là ý định khởi nghiệp, biến độc lập là các yếu
tố còn lại sau khi thực hiện bước phân tích (EFA).

Kiểm định sự khác biệt về ý định khởi nghiệp theo đặc điểm cá nhân của sinh viên
(giới tính, cơ sở theo học, số năm đang theo học, chuyên ngành học).

Cách thức thu thập và xử lý dữ liệu

Dữ liệu sau khi thu thập sẽ được nhập và làm sạch, xử lý qua phần mềm SPSS. Các
bước được sử dụng để phân tích dữ liệu trong nghiên cứu. Bước 1: Lập bảng tuần số
thống kê mô tả mẫu; Bước 2: Đánh giá độ tin cậy thang đo; Bước 3: Phân tích nhân tố
khám phá (EFA); Bước 4: Phân tích hồi quy bội.

8. Bố cục dự kiến đề tài

Chương 1: Tổng quan đề tài nghiên cứu. Đây là chương để xác định đề tài nghiên
cứu, sau đó sẽ xác định mục tiêu, câu hỏi, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu
để thực hiện luận văn. Cuối cùng là ý nghĩa của việc nghiên cứu và kết cấu của luận văn
này; Chương 2 trình bày về cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu. Chương này nhằm
giới thiệu cơ sở lý thuyết cho nghiên cứu. Trên cơ sở này, mô hình nghiên cứu được xây
dựng dựa trên các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trường Đại học
Lao động-xã hội; Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Mục đích chính của chương này là
trình bày quy trình nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu về thanh toán, kiểm định mô
hình; Chương 4: Kết quả nghiên cứu sẽ trình bày kết quả phân tích gồm phân tích thống
kê mô tả, kiểm định Ceonbach’s alpha, phân tích nhân tố khám phá, phân tích hồi quy,

20
kiểm định sự khác biệt; Chương 5: Kết luận và kiến nghị. Mục đích này là tóm tắt lại kết
quả nghiên cứu, các hàm ý cho nhà quản trị, những hạn chế của nghiên cứu và hướng
nghiên cứu tiếp theo.

21
Tài liệu tham khảo

Tài liệu Tiếng Việt

[1] Hoàng Thị Phương Thảo (2013), “Bài giảng phương pháp nghiên cứu khoa học”,
Trường Đại học Mở, Tp.HCM.

[2] Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), “Phân Tích Dữ Liệu Nghiên
Cứu với SPSS”, tập 1 và 2, NXB Hồng Đức, Tp.HCM.

[3] Lý Thục Hiền (2010), “Mối quan hệ giữa kỹ năng chính trị với xu hướng khởi
nghiệp kinh doanh của sinh viên chính quy ngành quản trị kinh doanh”, Luận văn thạc sỹ
kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM.

[4] Nguyễn Doãn Chí Luân (2012), Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp
sinh viên đại học khối ngành kinh tế, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Mở
TPHCM.

[5] Nguyễn Đình Thọ (2012), “Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Trong Kinh
Doanh”, NXB Lao động- Xã hội, Hà Nội.

[6] Nguyễn Minh Hà (2013), “Bài giảng phương pháp nghiên cứu khoa học”,
Trường Đại học Mở, Tp.HCM.

[7] Phạm Thành Công (2010), “Ảnh hưởng các yếu tố cá nhân đến ý định khởi
nghiệp của giới trẻ ở TP.HCM”, Luận văn thạc sỹ Kinh tế Trường Đại học Bách Khoa
TP.HCM.

Tài liệu Tiếng Anh

[1] Ahmed T, Nawaz NM, Ahmad Z, Shaukat MZ, Usman A, Rehman W & Ahmed
N (2010), Deterrminants of Student's Entrepreneurial Caree Intentions: Evidence from
Business Graduates, European Journal of Social sciences, 15(2), 14 - 22.

[2] Audretsch D.B & Thurik R (2001), Linking Entrepreneurship to Growth, STI
Working Paper 2001/2. OECD, Paris.
22
[3] Ajzen I (1991), Theory of planned behavior, Organizational Behavior and
Human Decision Processes,50, 179 – 211.

[4] Bird B (1988), Implementing entreprencurial ideas. The case for intentions,
Academy of Management Review, 13(3), 442-454.

[5] Brice JR (2004), The role of personality dimensions on the formation of


entreprencurial intentions, Uited States Association of Small Business and
Entrepreneurship, Conference Proceedings, 2004.

[6] Coleman JS (1988), Social Capital in the Creation of Human Capital, The
American Journal of Sociology 94, 995 - S120.

[7] Davidsson P (1995), Determinants of the entrepencurial intentions, Paper


presented at the RENT IX Workshop, Piacenza, Italy.

[8] Elfving J, Brännback M & Carsud A (2009), Toward A Contextual Model of


Entreprencurial Intentions, Understanding the Entreprencurial Mind, International Studies
in Entrepreneurship, 24, 23 - 33.

[9] Fayolle A & Gailly B (2004), Using the theory of planned behaviour to
assessentrepreneurship teaching programs: a first experimentation, IntEnt2004
conference, Naples (Italy), 5 - 7July, 2004.

[10] Fishbein M & Ajzen I (1975), Belief Attitude Intention and Behavior: An
Intraduction to Theory and Research, New York, NY: Addison - Wesley.

[11] Muigai Sarah Watiri (2912), Factors that influence student participation in
entrepreneurship among university students.
[12] Francisco Javier Duque Aldaz, Emma Georgina Pazan Gómez, Wellington
Arturo Álvarez Vasco (2018), Factors affecting entrepreneurial intention of Senior
University Students.

23
24

You might also like