You are on page 1of 10

1

Tuổi trẻ luôn sục sôi sự nhiệt huyết, lí tưởng của riêng mình. Thế nhưng việc tự mình
khởi nghiệp nên cơ ngơi của riêng mình khi còn ngồi trên ghế trường đại học liệu có khả
thi?
I) Mở đầu:
1) Khái niệm khởi nghiệp:
- Khởi nghiệp chính là là việc một cá nhân hay một nhóm nào đó đã ấp ủ ý tưởng kinh
doanh riêng, giờ đây họ bắt tay vào tiến hành thực hiện dự án để đưa sản phẩm hoặc dịch vụ
mới của mình ra thị trường, hay là một thứ gì đó đã có mặt trên thị trường nhưng theo cách
riêng của họ.
2) Tình hình khởi nghiệp ở Việt Nam:
- Theo báo cáo của Tổ chức Khởi nghiệp và Phát triển doanh nghiệp (WEDC), tính đến
tháng 6/2021, Việt Nam có khoảng 3000 doanh nghiệp khởi nghiệp hoạt động trong các ngành
công nghệ thông tin, truyền thông, -y tế và các lĩnh vực khác.
- Trong năm 2019, Việt Nam đứng thứ 3 trong số các nước Đông Nam Á về số lượng
startup, với hơn 3000 doang nghiệp khởi nghiệp.
- Một số nguồn tin cho biết, tình hình khởi nghiệp ở Việt Nam được đánh giá là tiềm năng
và phát triển trong tương lai gần, với sự hỗ trợ từ chính phủ và các tổ chức phi chính phủ.
II) Sinh viên khởi nghiệp:
1) Thực trạng sinh viên khởi nghiệp ở Việt Nam:
- Hiện nay không ít những người trẻ khởi nghiệp thành công với những ý tưởng táo bạo.
Các startup trẻ thành công đa số là những sinh viên đang ngồi trên giảng đường đại học. Từ
những kiến thức được học từ trường lớp, cộng với sự đam mê và tiềm tòi, những bạn trẻ này
đã tạo nên thành tựu cá nhân đáng nể cho mình. Bên cạnh động cơ từ bản thân, tại các trường
hiện tại có nhiều câu lạc bộ, tổ chức tư nhân mở các cuộc thi khuyến khích tài trợ ý tưởng
khởi nghiệp.
- Tình trạng khởi nghiệp của sinh viên đang được quan tâm và phát triển rất mạnh mẽ.
Nhiều sinh viên dành thời gian và nỗ lực để đưa ra các ý tưởng kinh doanh mới và thú vị.
Ngoài ra, cũng có khá nhiều sinh viên chưa có đủ kiến thức và kinh nghiệm để quản lý và
phát triển doanh nghiệp của mình, gây ra rủi ro và tiêu cực cho hoạt động kinh doanh.
- Ngày nay, không ít bạn trẻ chọn khởi nghiệp thay vì nộp đơn xin việc vào những công
ty, tập đoàn lớn. . Điểm nổi bật về tình hình khởi nghiệp của sinh viên:
+) Số lượng sinh viên khởi nghiệp tăng đáng kể: Theo báo cáo của tổ chức Khởi nghiệp
và Phát triển doanh nghiệp (ISED), số lượng sinh viên khởi nghiệp tại Việt Nam đã tăng gấp
đôi trong vòng 5 năm qua từ 14.000 vào năm 2013 lên đến hơn 28.000 vào năm 2018.
+) Các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp cho sinh viên được triển khai rất rộng rãi +)
Ngoài ra cũng có nhiều cơ hội cho sinh viên Việt Nam tiếp cận với các nhà đầu tư và đối tác
quốc tế giúp cho việc khởi nghiệp của họ được phát triển và mở rộng hơn.
2) Động lực khiến sinh viên khởi nghiệp:
- Đam mê và mong muốn đổi mới bản thân: Sinh viên có thể có một ý tưởng hoặc ý niệm
đột phá mà họ muốn triển khai và mang đến sự thay đổi tích cực trong xã hội. Sự đam mê và
sự ham muốn tạo ra những thay đổi sẽ thúc đẩy họ đi tìm cách khởi nghiệp để thực hiện ý
tưởng của mình. Khởi nghiệp cho phép họ tiếp tục thực hiện ý tưởng của mình, khám phá và
thử nghiệm các nghiên cứu mới.
- Tự do và độc lập: Một số sinh viên có mong muốn tự mình quản lý và làm việc cho bản
thân. Khởi nghiệp có thể đem lại cơ hội tự do và sự độc lập, cho phép họ điều hành công việc
theo cách riêng của mình. Nhiều sinh viên muốn trở thành chủ doanh nghiệp để có thể tự
quyết định lối đi cho mình mà không phải dựa vào ai và không phụ thuộc vào ai.
- Sự không hài lòng với các lựa chọn nghề nghiệp truyền thống: Một số sinh viên có thể
không hài lòng với các lựa chọn nghề nghiệp truyền thống và muốn tạo ra một sự khác biệt.
Họ có thể cảm thấy rằng khởi nghiệp là một cách để thoả mãn sự sáng tạo và thách thức bản
thân một cách độc lập
- Tạo ra giá trị và ảnh hưởng: Khởi nghiệp có thể cung cấp cơ hội để sinh viên tạo ra giá
trị và ảnh hưởng tích cực trong cộng đồng. Việc xây dựng một công ty, hay dự án thành công
có thể mang lại lợi ích kinh tế và xã hội, và điều này có thể làm cho sinh viên cảm thấy hạnh
phúc và động lực để tiếp tục hành trình khởi nghiệp
- Tư duy kinh doanh và cơ hội kiếm lợi: Một số sinh viên có hứng thú với tư duy kinh
doanh và khát khao kiếm lợi từ việc khởi nghiệp. Họ có thể nhìn thấy khởi nghiệp là cơ hội để
tạo ra thu nhập cao hơn và đạt được sự thành công tài chính.
- Thách thức xã hội và giải quyết vấn đề: Sinh viên có thể bị thúc đẩy bởi mong muốn
giải quyết các vấn đề xã hội hoặc môi trường. Khởi nghiệp có thể là một cách để họ ứng phó
với những thách thức này và tạo ra những giải pháp mới để cải thiện tình hình. Ngoài ra khởi
nghiệp đòi hỏi các kỹ năng lãnh đạo, quản lý, sáng tạo và giải quyết vấn đề. Sinh viên có thể
thấy việc khởi nghiệp là cơ hội để tự thách thức bản thân và phát triển những kỹ năng quan
trọng trong cuộc sống và sự nghiệp.
3) Các hình thức khởi nghiệp ở sinh viên:
a, Khởi nghiệp phong cách sống - Lifestyle startups:
- Những nhà khởi nghiệp theo phong cách này thường sống cho chính bản thân họ,
theo đuổi đam mê của chính mình.
- Hiện nay, có rất nhiều người sinh viên theo đuổi sự nghiệp công việc tự do
(Freelancer), đặc biệt trong các ngành như thiết kế, mỹ thuật, hội họa, lập trình…
- Hiện nay có một công việc mới nổi lên chính là trở thành những người ảnh hưởng
(influencer), các youtuber, tiktoker, những người quay lại clip và đăng lên mạng xã hội để
kiếm tiền
Ví dụ: Như trình bày ở trên, các Youtuber như PewPew chính là điển hình của hình thức
khởi nghiệp này. Trong thời gian còn du học Úc, Pewpew đã xung phong làm bình luận game
cho Dota2. Khi về nước, anh ấy đã bắt đầu sự nghiệp streamer của mình tại Việt Nam, trở
thành streamer đời đầu của Việt Nam và đứng thứ 458 trong danh sách các streamer nổi tiếng
thế giới.
b, Khởi nghiệp kinh doanh nhỏ - small business startups:
- Đây là mô hình khởi nghiệp rất phổ biến và nhiều nhất hiện nay.
Ví dụ điển hình cho mô hình này chính là các cửa hàng tạp hóa nhỏ, các quán coffee,
tiệm cắt tóc, nhà hàng,….
- Những người tự kinh doanh chủ yếu không muốn làm thuê cho người khác, họ khởi
nghiệp và vận hành doanh nghiệp với mục tiêu kiếm thu nhập nuôi sống bản thân họ/ người
thân.
c, Khởi nghiệp có khả năng mở rộng - Scalable business startups:
- Kiểu khởi nghiệp này khác biệt rất nhiều so với khởi nghiệp kiểu doanh nghiệp nhỏ, dù
cả hai đều có bắt đầu khiêm tốn. 
- Khởi nghiệp có khả năng tăng trưởng nhắm đến mục tiêu cao hơn, họ tin rằng họ có thể
thay đổi vấn đề gì đó của xã hội với những ý tưởng độc lạ chưa từng có.
- Hình thức này tập trung vào các concept đơn giản nhưng mạnh mẽ, và họ luôn tìm kiếm
đầu tư để tăng tiền vốn cho ý tưởng của họ như là kêu gọi đầu tư vốn từ Shark Tank...
Ví dụ: Trong cuộc thi “Ra Khơi 2022” dự án “Nền tảng cung cấp khóa học E- SPORT
Online ProES” của nhóm sinh viên B2G đã được Shark Hùng Anh rót vốn đầu tư 400 triệu
cho 40% cổ phần.

d, Khởi nghiệp có khả năng bán lại/ chuyển nhượng - Buyable business startups
- Mục tiêu không phải là trở nên lớn mạnh hoặc mở rộng mà chỉ là nuôi dưỡng để bán lại
cho các công ty lớn.
- Chi phí khởi nghiệp cho các dự án này ít hơn nhiều so với dạng truyền thống, có
những doanh nghiệp thậm chí còn không tìm các nhà đầu tư mạo hiểm để đầu tư cho startup
của mình, chính vì thế rất phù hợp với sinh viên.

e, Khởi nghiệp hướng xã hội – Social startups:

- Xây dựng với mục tiêu phát triển cộng đồng, khiến thế giới trở nên tốt đẹp.

- Lợi nhuận không phải là mục tiêu chính.


- Gọi vốn bằng việc gây quỹ.
Ví dụ: Các sinh viên UTC đồng hương Phú Thọ khởi nghiệp bán các sản phẩm như thịt
chua, kẹo nougat... để gây quỹ Đông Ấm 2022 với mong muốn lan tỏa tình yêu thương 1 mùa
đông không lạnh đến với bà con vùng cao.
4) Thách thức và lợi thế của sinh viên khi khởi nghiệp:
4.1) Thách thức:

Để phát triển một doanh nghiệp khởi nghiệp thành công, sinh viên khởi nghiệp phải đối mặt
với nhiều thách thức khác nhau. Dưới đây là một số thách thức chính mà sinh viên khởi
nghiệp thường gặp phải:

a, Thiếu nguồn vốn:

- Yếu tố đầu tiên và cũng là yếu tố quan trọng nhất, đó chính là nguồn vốn.
- Vốn chính là yếu tố bắt buộc và không thể thiếu khi bạn bắt đầu khởi nghiệp. Bạn cần có
một khoản vốn khởi đầu nhất định để tiến hành thương mại hóa sản phẩm hay dịch vụ của
mình bao gồm các chi phí thành lập doanh nghiệp, xây dựng đội nhóm, chi phí đầu vào, chi
phí quảng cáo, chi phí đưa sản phẩm ra thị trường…

- Trong khi đó, hầu hết các bạn sinh viên mới ra trường hay còn đang ngồi trên ghế
nhà trường đều chưa có thu nhập ổn định, vẫn phải phụ thuộc vào bố mẹ, có thể có những
khoản tiền tiết kiệm nhưng chưa đủ lớn. Vì vậy, khi bắt tay vào khởi nghiệp, đa số các bạn trẻ
đều phải đi vay mượn thêm ở bên ngoài hoặc kêu gọi vốn từ các nhà đầu tư. Các khoản hỗ trợ
vay vốn có thể đến từ bạn bè, người thân, các quỹ tín dụng, nhà đầu tư mạo hiểm…

- Một vấn đề khác đặt ra sau khi đã có nguồn vốn, đó là việc các bạn trẻ chưa biết
cách sử dụng hợp lý nguồn vốn đang có. Với tư tưởng của những nhà sáng lập trẻ đang
được sở hữu một khoản tiền lớn, hầu hết sẽ có xu hướng đầu tư nhiều vào những khoản vô ích
như: văn phòng xịn, thiết bị chuyên nghiệp… dẫn đến các trường hợp chi tiêu không kiểm
soát, làm lãng phí nguồn tiền cho những yếu tố quan trọng hơn, khiến doanh nghiệp nhanh
chóng lâm vào tình trạng cạn vốn.

b, Thiếu kinh nghiệm:

- Có lẽ ai cũng có thể nhận ra rằng, trong kinh doanh khởi nghiệp, thứ mà người trẻ

thiếu nhất chính là kinh nghiệm. Những sinh viên vừa mới ra trường ngoài những kiến thức
mang tính học thuật ra thì kinh nghiệm thực chiến trong kinh doanh gần như
không có.
- Việc gọi vốn thường không hề dễ dàng đối với những công ty mới thành lập, đặc biệt đối
với các bạn trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm, chưa biết cách kêu gọi vốn và tìm kiếm nhà đầu tư
phù hợp, có thể đi được lâu dài. Theo thống kê, cứ mỗi 1000 startup thì chỉ có 2 startup được
rót vốn, tương đương với tỉ lệ gọi vốn thành công là 0,002%.

- Bên cạnh kinh nghiệm thì việc thiếu các kỹ năng cần thiết cũng là một thách thức
đối với giới trẻ khi bắt đầu khởi nghiệp. Đó là các kỹ năng quan trọng cần có của một
người chủ doanh nghiệp như kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng điều hành và quản lý, kỹ năng
quản lý tài chính, kỹ năng đàm phán… Tuy nhiên, hầu hết các bạn sinh viên thường bỏ
qua hoặc ít chú ý đến khi còn học đại học. 

c, Cạnh tranh khốc liệt:

Mỗi ngày có hàng trăm dự án khởi nghiệp của sinh viên, muốn thành công thì phải
có một ý tưởng đủ độc đáo và sáng tạo để không bị lu mờ. Họ có cả một tập thể lớn mạnh để
lên và thực hiện các ý tưởng kinh doanh. Thị trường khởi nghiệp đang ngày càng trở nên cạnh
tranh hơn, với nhiều công ty mới được thành lập mỗi ngày. Sinh viên khởi nghiệp phải tìm
cách để phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ của mình để có thể cạnh tranh với các đối thủ khác.

d, Thiếu nguồn nhân lực:

Sinh viên khởi nghiệp thường không có đủ nguồn nhân lực để phát triển doanh nghiệp của
mình. Họ phải tìm cách thu hút và giữ chân nhân viên tài năng để giúp đỡ trong quá trình phát
triển doanh nghiệp. Điều này có thể đòi hỏi sinh viên khởi nghiệp phải tìm kiếm các cộng tác
viên hoặc nhân viên tạm thời để giúp đỡ trong giai đoạn đầu.

e, Khó khăn trong việc tiếp cận thị trường:

Sinh viên khởi nghiệp thường gặp khó khăn trong việc tiếp cận thị trường và xây dựng
mối quan hệ với khách hàng. Họ phải tìm cách để tiếp cận khách hàng tiềm năng và xây dựng
mối quan hệ với họ để phát triển doanh nghiệp của mình. Điều này có thể đòi hỏi sinh viên
khởi nghiệp phải tìm kiếm các kênh tiếp thị khác nhau, bao gồm cả tiếp thị trực tuyến và
truyền thông xã hội.

g, Thiếu sự kiên trì và sự kiểm soát cảm xúc:

- Khởi nghiệp là một cuộc hành trình đầy thử thách và rủi ro. Sinh viên khởi nghiệp phải
có sự kiên trì và kiểm soát cảm xúc để vượt qua những khó khăn và thất bại trong quá trình
phát triển doanh nghiệp của mình. Họ cần phải học cách đối mặt với những thất bại và học hỏi
từ chúng để phát triển và cải thiện sản phẩm hoặc dịch vụ của mình.
 Tóm lại, để thành công trong việc khởi nghiệp, sinh viên cần phải đối mặt với nhiều thách
thức khác nhau và tìm cách để vượt qua chúng. Họ cần phải có sự kiên trì, sáng tạo và tinh
thần đổi mới để phát triển doanh nghiệp của mình.

4.2) Lợi thế:

a, Tư duy sáng tạo:

Sinh viên thường có tư duy linh hoạt và đam mê khám phá, điều này giúp họ tìm ra những
ý tưởng mới và đột phá trong kinh doanh. Họ có thể tận dụng những kiến thức và kinh nghiệm
học tập để tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ mới, hoặc tìm ra cách tiếp cận thị trường khác biệt.

b, Sự linh hoạt:

Sinh viên cũng có sự linh hoạt trong việc quản lý thời gian và tài chính. Đặc biệt là khi họ
vẫn còn đang học tập và có thể sắp xếp thời gian hợp lý cho công việc kinh doanh. Họ có thể
tận dụng những khoảng thời gian rảnh rỗi để làm việc, hoặc sử dụng các nguồn lực có sẵn để
tiết kiệm chi phí.

c, Mạng lưới:

Sinh viên thường có mạng lưới bạn bè và đồng nghiệp rộng, đặc biệt là trong cộng đồng
sinh viên và các câu lạc bộ học thuật. Điều này giúp họ tiếp cận được nhiều nguồn lực và hỗ
trợ từ các đối tác tiềm năng. Họ có thể tìm kiếm sự hỗ trợ từ các giảng viên, cố vấn hoặc các
doanh nhân thành công trong lĩnh vực mà họ quan tâm.

d, Sự táo bạo:

Sinh viên thường có tinh thần táo bạo và sẵn sàng chấp nhận rủi ro, điều này giúp họ đưa
ra những quyết định táo bạo và đột phá trong kinh doanh. Họ có thể thử nghiệm những ý
tưởng mới và không sợ thất bại.

e, Sự học hỏi:

Sinh viên luôn có tinh thần học hỏi và khát khao tiếp thu kiến thức mới, điều này giúp họ
nhanh chóng học được những kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết để thành công trong kinh
doanh. Họ có thể tìm kiếm các khóa học, tài liệu và học tập từ các nguồn lực, chuyên gia
trong lĩnh vực kinh doanh hoặc từ các doanh nghiệp khác để nâng cao kiến thức và kỹ năng
của mình.

You might also like