You are on page 1of 15

1.

GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẬC TRUNG HỌC


2. GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẬC ĐẠI HỌC
3. GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHUYÊN SÂU
Khởi nghiệp từ bậc trung học
tại Việt Nam Thực hiện chương trình Giáo dục
nghề phổ thông (70 tiết ở THCS và
105 tiết ở THPT), hoạt động giáo
dục hướng nghiệp (9 tiết/năm học)
tích cực lồng ghép với các môn học
và hoạt động giáo dục khác.

HIỀU DỰ ÁN BOM TẤN


Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” ban hành kèm theo Quyết
định số 1665/QĐ-TTg ngày 30-10-2017 đã đem lại một luồng sinh khí mới, sự hào hứng
cho học sinh, sinh viên đam mê nghiên cứu khoa học, khát khao biến ý tưởng sau mỗi bài
học thành hiện thực.
Thứ trưởng Ngô Thị Minh cho biết:

“Trong 4 năm tổ chức các “Cuộc thi


học sinh, sinh viên (HSSV) với ý
tưởng khởi nghiệp”, Bộ GDĐT đã
nhận được gần 1670 dự án đến từ các
cơ sở đào tạo và hơn 900 dự án đến
từ các trường THPT, THCS trong
toàn quốc. 70% các dự án đã có sản
phẩm và 30% dự án là ý tưởng hoặc
sản phẩm đang ở mức sản xuất thử.”

00:00:00
Nhóm 5

Nhận xét • Khởi nghiệp tại cấp Trung học vẫn tồn tại nhiều hạn chế
về vốn, độ quan tâm và sự chủ động của giáo viên, nhà
trường.
• Mức độ phổ biến môn khởi nghiệp tại các đơn vị giáo dục
trung học là chưa cao, chủ yếu là hướng nghiệp nhưng
không quá chú trọng.
• Các hoạt động và nội dung chương trình Giáo dục kinh
doanh trong trường phổ thông hiện nay chưa phong phú,
đa dạng.

Khởi nghiệp tại cấp trung học tại Việt Nam


Cần nhiều hơn sự quan tâm của chính phủ, cơ quan địa phương, tổ chức doanh nghiệp để có thể
đưa môn khởi nghiệp tiếp xúc sớm hơn đối với các em học sinh trung học, đồng thời cần phải
đổi mới giáo dục phổ thông theo hướng đào tạo kỹ năng sáng tạo, độc lập, làm việc theo nhóm
GIÁO DỤC BẬC ĐẠI HỌC
Xây dựng chương trình đào tạo, giáo dục về khởi nghiệp tại các trường đại học và lan tỏa tinh thần khởi nghiệp.

Việc cải cách hệ thống giáo dục từ phổ thông đến đại học theo hướng gắn giáo dục - đào tạo với hoạt động thực tiễn, đề cao tinh thần
làm chủ, thúc đẩy văn hóa khởi nghiệp là điều kiện tiên quyết để bản thân mỗi người hình thành ý chí tự thân lập nghiệp

Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM là một ví dụ nổi bật, Nhà trường đã xây dựng văn hóa khởi nghiệp bằng cách khuyến khích
sinh viên thử nghiệm các ý tưởng kinh doanh mới; trao vốn cho sinh viên ngay từ những năm thứ nhất, bổ trợ kiến thức khởi nghiệp cho
sinh viên bằng các khóa học chuyên môn như: pháp lý, sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm. Và kết quả
thu được rất khả quan điển hình là dự án “Cánh tay robot đút thức ăn cho người già và bệnh nhân Parkinson” của nhóm sinh viên trường
ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM đã đoạt giải nhất trong cuộc thi sinh viên nghiên cứu khoa học toàn quốc, vượt qua hàng ngàn đề tài
nghiên cứu đến từ 77 trường đại học.
Tạo mối liên kết chặt chẽ giữa các trường đại học và doanh nghiệp:

Cụ thể, vừa qua trường đã ký kết hợp tác với nhiều doanh nghiệp trong việc nâng cao
chất lượng đào tạo với phương pháp học đi đôi với hành nhằm tăng cường tính thực
tế và phong phú cho chương trình đào tạo của Trường.

Chẳng hạn, với việc hợp tác với FSOFT, sinh viên Phenikaa sẽ được tiếp cận với môi
trường làm việc thực tế thông qua các chương trình tham quan, kiến tập, thực tập và
có cơ hội được ký hợp đồng làm việc nếu đáp ứng được yêu cầu làm việc của
FSOFT.

Ngoài ra, FSOFT còn thúc đẩy phát triển ngành Công nghệ thông tin, Điện tử - Viễn
thông, Quản trị kinh doanh… thông qua việc tổ chức các hội thảo chuyên ngành, các
hoạt động thúc đẩy học tập, nghiên cứu và khởi nghiệp.

Phía Trường Đại học Phenikaa đào tạo và giới thiệu nguồn nhân lực bền vững, có
chất lượng chuyên môn và kỹ năng thực hành cao cho FSOFT sau khi ra trường.

Hay như hiện nay nhu cầu của thị trường lao động đối với ngành Dược rất cao. Do
vậy, việc hợp tác giữa Trường Đại học Phenikaa với các doanh nghiệp dược phẩm sẽ
phát huy tối đa được thế mạnh sẵn có của Trường trên cơ sở của sự hợp tác lâu dài,
bền vững và chung lợi ích.

Từ đó giúp các doanh nghiệp giải quyết được bài toán về nguồn nhân lực chất lượng
cao cũng như giúp cho sinh viên nhà trường tìm kiếm được việc làm phù hợp ngay
sau khi ra trường.
Nhóm 5

Những rào cản đối với giáo dục khởi nghiệp trong các
Rào cản trường đại học ở Việt Nam hiện nay
• Rào cản về chương trình đào tạo và hoạt động nghiên
cứu: khó có thể tìm kiếm những tài liệu hướng dẫn đầy đủ, chi tiết về
pháp lý, các loại hình doanh nghiệp, chương trình giảng dạy trong các
trường đại học chưa đi đôi với thực hành
• Rào cản về văn hóa: văn hóa theo tinh thần khởi nghiệp vẫn còn đang
trong quá trình thai nghén, hình thành bước đầu và chưa có dấu ấn đậm nét
trong các trường đại học về kinh doanh truyền thống.
• Rào cản về tài chính: Hạn chế về kinh tế tài chính sẽ khiến khoa học
với xã hội chệch hướng nhau và khoa học có thể rơi vào tình trạng đình trệ bất
cứ lúc nào. Ngoài ra, có thể thấy lượng ngân sách phân bổ cho nghiên cứu còn
ở mức thấp, khiến quá trình thực hiện gặp nhiều khó khăn.
Nhóm 5

Những rào cản đối với giáo dục khởi nghiệp trong các
Rào cản trường đại học ở Việt Nam hiện nay
• Phần lớn các trung tâm, bộ phận thương mại hóa công nghệ tại trường đại học
không có tư cách pháp nhân, nên khó vay vốn ngân hàng. Hành lang pháp lý
cho quá trình khởi nghiệp dựa vào đổi mới sáng tạo chưa đầy đủ, thiếu vắng
chính sách đặc thù hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, dẫn đến hiệu
quả chưa cao hoặc chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của sinh viên.
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHỞI NGHIỆP CHUYÊN SÂU
Ngày càng có nhiều hơn những chương trình, khoá học đào tạo chuyên sâu về khởi nghiệp tại Việt Nam, được tổ chức bởi các Công ty,
Trường đại học cùng nhau phối hợp thực hiện hay các chương trình liên kết với các tổ chức nước ngoài. Bên cạnh đó là những chính
sách hỗ trợ, thúc đẩy khởi nghiệp như Đề Án 4889, 884 hay sự kiện Techfest cũng là cơ hội để startup được học hỏi, giao lưu, tích luỹ
kinh nghiệm.
KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO NESTA (2015)

Chương trình đạo tạo này do NESTA, một tổ chức hàng đầu về đổi mới (innovation)
tại Vương quốc Anh xây dựng. Chương trình và bộ tài liệu Nesta dành cho Doanh
nhân sáng tạo đã hỗ trợ hơn 200 giảng viên trên thế giới tổ chức các khóa đào tạo
cho sinh viên và cá nhân mong muốn khởi nghiệp trong ngành sáng tạo.

Giảng viên Percy Emmett là chuyên gia với hơn 15 năm kinh nghiệm về thiết kế và
triển khai các chương trình tập huấn khởi nghiệp cho các doanh nhân sáng tạo.

Nội dung chương trình:


- Tìm hiểu về các giá trị doanh nghiệp
- Cách thức đưa ý tưởng sáng tạo vào kinh doanh
- Mô hình về các mối quan hệ - hiểu biết để kinh doanh thành công
- Mô hình Blueprint – các bước tiếp theo để đạt mục tiêu
- Tư vấn cho doanh nhân sáng tạo

http://www.nesta.org.uk/enterprise-toolkit
http://www.percyemmett.com
GOOGLE FOR STARTUP

Google for Startups là một trong những chương trình phát triển trọng tâm được tập đoàn Google ra mắt năm 2011. Chương trình đã được triển khai ở
nhiều quốc gia phát triển trên thế giới, nơi hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp rất phát triển, có trụ sở tại nhiều thành phố lớn như London (Anh),
Tel Aviv (Israel), Madrid (Tây Ban Nha), Seoul (Hàn Quốc), Warsaw (Ba Lan), Sāo Paulo (Brazil) và Tokyo (Nhật Bản). Năm 2022 là lần đầu tiên Trung
tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia phối hợp với Tập đoàn Google để đưa chương trình về với Việt Nam.

Một trong những điểm nổi bật chính của chương trình Google for Startups là mạng lưới cố vấn rộng khắp và chất lượng cao. Hơn 20 cố vấn kỳ cựu trong
và ngoài nước tham gia chương trình đã hướng dẫn các startup, bao gồm chuyên gia từ Google và các cố vấn là những doanh nhân đã nhiều lần khởi
nghiệp thành công, nhà đầu tư hay giám đốc điều hành cấp cao của các công ty nổi tiếng.
GOOGLE FOR STARTUP

25 công ty đến từ Thủ đô Hà Nội và 25 công ty đến từ thành phố Hồ Chí Minh. Các
công ty khởi nghiệp được tuyển chọn đều là những doanh nghiệp có nỗ lực đưa ra giải
pháp, sản phẩm công nghệ số để giải quyết một số vấn đề nổi cộm ở nhiều lĩnh vực,
như: Y tế, năng lượng, tài chính, giáo dục và nông nghiệp..

Khóa đào tạo các startup tại thành phố Hồ Chí Minh diễn ra từ ngày 3 đến 7-10. Các
startup tham dự những phiên cố vấn và thảo luận tập thể phát triển kỹ năng lãnh đạo,
phương thức kinh doanh tối ưu, kỹ năng quản lý sản phẩm, kiến thức công nghệ thực tế
và kỹ năng tiếp thị... Tham gia đào tạo là các chuyên gia, doanh nhân đã khởi nghiệp
thành công, nhà đầu tư...
Ông Võ Xuân Hoài, Phó Giám đốc Trung tâm
Đổi mới sáng tạo Quốc gia. Ảnh: GFS.

Ông Thye Yeow Bok, Giám đốc Hệ sinh thái


Khởi nghiệp Google Khu vực Châu Á Thái
Bình Dương. Ảnh: GFS.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHUYÊN SÂU

Chương trình “Hỗ trợ đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn thành phố Hà Nội là chương trình đào tạo chuyên sâu được
thiết kế chuyên biệt dành cho các Startup và Mentor/Coach. Chương trình hướng tới mục tiêu của Đề án 4889 - Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn
TP Hà Nội giai đoạn 2019 – 2025 của UBND TP. Hà Nội: kết nối các thành phần của hệ sinh thái để hình thành mạng lưới hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo của
thành phố; tạo lập môi trường thuận lợi để thúc đẩy, hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển các loại hình doanh nghiệp khai thác tài sản trí tuệ, công
nghệ, mô hình kinh doanh mới.
XIN CẢM ƠN CÔ VÀ CẢ LỚP ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE

You might also like