You are on page 1of 7

Những Khó khăn khi khởi nghiệp

7.5. Những khó khăn và rủi ro khi khởi nghiệp


Khi kinh doanh chắc chắn sẽ không tránh khỏi những khó khăn hay là việc kinh
doanh không thuận lợi.Tuy nhiên, nhà quản trị giỏi sẽ là những người dự đoán trước được
khó khăn đó.Họ sẽ biết cách làm thế nào để giảm thiểu rủi ro, thiệt hại đến mức thấp nhất.

Hãy có một cái nhìn tổng quan nhất về thị trường.Nghiên cứu đối thủ, chính sách sẽ ảnh
hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp của bạn.Luôn có kế hoạch dự phòng hoặc khoản chi phí
dự trù rủi ro để vượt qua những giai đoạn khó khăn trong kinh doanh. (1) Không còn tiền
lương cố định

Trước khi bạn bắt đầu cuộc chơi mạo hiểm trong giới kinh doanh, bạn sẽ phải nói tạm biệt
với công việc hiện tại, và trong vài trường hợp là cả sự nghiệp đang phát triển của
mình.Một vài cá nhân có thể có trước kế hoạch dự phòng - quay trở lại với công việc làm
thuê trong trường hợp kinh doanh thất bại.

Tuy nhiên, đối với những người mới khởi nghiệp, sự lựa chọn này luôn tiềm ẩn rủi ro cao.
Vì khi bắt đầu kinh doanh, không gì có thể đảm bảo là thu nhập cá nhân của bạn, đặc biệt
trong vài tháng hoặc thậm chí vài năm đầu tiên thành lập công ty, sẽ có và ổn định. Trong
khi đó, bạn cũng sẽ có nhiều việc phải xử lý đến mức không có thời gian để làm thêm một
công việc nào khác.

(2) Hy sinh quỹ tài chính cá nhân


Trước khi kêu gọi được sự hỗ trợ tài chính từ các quỹ đầu tư mạo hiểm, các nguồn vốn
cho vay ưu đãi của chính phủ hoặc chiến dịch gây quỹ cộng đồng, phần đông các doanh
nhân khi khởi nghiệp phải sử dụng chính tiền túi của mình.

42

Khi khởi nghiệp vấn đề khó khăn nhất vẫn là nguồn vốn, khi chưa có nhàđầu tưđồng hành
lâu dài, bạn buộc phải cắt giảm chi phí từ những chi tiêu cá nhân, những nhu cầu vềvui
chơi giải tríđể tập trung phát triển dự án kinh doanh.Và rủi ro bạn phải chấp nhận là có thể
sẽ đánh mất toàn bộ số tiền tích lũy đó.

(3) Mất kiểm soát dòng tiền


Trong năm đầu tiên, ngay cả khi bạn có nguồn tài chính ổn định thì việc kiểm soát dòng
tiền cũng rất khó khăn và căng thẳng.

Bên cạnh tài chính để kinh doanh, bạn vẫn phải chi trả cho những nhu cầu hằng ngày. Số
tiền chi ra sẽ nhiều hơn nguồn tiền thu vào. Vì vậy, bạn cần hết sức chặt chẽ trong kiểm
soát chi tiêu hàng tuần.

(4) Ngộ nhận nhu cầu thị trường


Bất kể thực hiện bao nhiêu nghiên cứu, kiểm tra thì bạn cũng không ước đoán chính xác
được nhu cầu của thị trường đối với sản phẩm/dịch vụ bạn cung cấp. Nhu cầu thị trường
lại thay đổi liên tục nên luôn xuất hiện một bong bóng rủi ro trong kế hoạch kinh doanh
của bạn.

Khi bắt đầu tiến hành khởi nghiệp hoặc xây dựng mô hình kinh doanh trong bất kì lĩnh
vực nào, bạn chắc chắn sẽ phải trang bị những kiến thức cơ bản trong lĩnh vực đó.Tuy
nhiên, một vấn đề hay gặp phải ở các startup Việt là không trang bị hoặc không cập nhật
đầy đủ kiến thức.Lấy ví dụ nếu như bạn triển khai một công ty chuyên về thiết kế web
hoặc các lĩnh vực về công nghệ thông tin, sáng tạo, bạn sẽ luôn phải cập nhật những xu
hướng thiết kế mới nhất, các công nghệ phát triển tối ưu nhất. Nếu doanh nghiệp của bạn
quen với các đường lối cũ trong khi đối thủ của bạn lại có những công nghệ tiên tiến hơn,
bạn nghĩ rằng khách hàng sẽ ưu ái và có tâm lý sử dụng dịch vụ của công ty nào hơn?

Những cá nhân mới khởi nghiệp không nhiều kinh nghiệm thường đánh giá quá cao mức
độ yêu thích của thị trường đối với sản phẩm/dịch vụ mà mình cung cấp.Vì vậy, bạn cần
hết sức thận trọng và tỉnh táo, nếu không toàn bộ kế hoạch kinh doanh sẽ thất bại nặng nề.

(5) Phụ thuộc vào cộng sự

43

Khi bạn lần đầu khởi nghiệp, bạn không có một đội ngũ nhân viên hoàn hảo để hỗ trợ
kinh doanh. Thay vào đó, bạn sẽ có một nhóm nhỏ, gắn chặt vào nhau trong nỗ lực làm
việc không mệt mỏi để đưa công việc kinh doanh đi lên.

Tình huống này buộc bạn phải đặt hết lòng tin của mình vào khả năng của các cộng
sự.Rủi ro sẽ đến khi những cá nhân này từ bỏ hoặc làm việc không đúng thời hạn. Việc
thiết lập một nhóm hợp lý để khởi nghiệp rất áp lực và gặp nhiều gian truân.Bên cạnh đó
là khó khăn để tìm được nguồn cộng sự chất lượng. Đối với các ứng cử viên giỏi trên con
đường tìm kiếm công việc phù hợp cho mình, họ thường đặt ra các tiêu chí khắt khe về
chính sách đãi ngộ, bản chất công việc, vị trí làm việc cũng như mức lương bổng hợp lý.
Do đó, với mô hình của các công ty hay doanh nghiệp startup, thường bạn sẽ rất khóđể
tìm được đội ngũ nhân viên chất lượng, chịu sát cánh đối mặt với những rủi ro cùng với
mình. Hoặc giả sử nếu có, thì thường bạn cũng sẽ phải đầu tư một phần chi phí khá cao để
giữ chân đội ngũ này.

(6) Áp lực thời gian


Các nhà đầu tư luôn nóng lòng muốn biết tiến trình phát triển sản phẩm.Vì vậy, hầu hết
các doanh nhân trẻ đều tập trung sức lực cho công việc với mong muốn có thể đạt được
nhiều mục tiêu cùng một lúc.

Áp lực thời gian sẽ đ nặng lên vai bạn.Điều này dễ dẫn đến khả năng bạn sẽ đưa ra những
quyết định trong tình trạng căng thẳng, mệt mỏi.

Chưa kể đến việc khi tiến hành mở một công ty, thời gian chuẩn bị càng dài nhưng không
thu về lợi nhuận sẽ làm cho con số lỗ vốn càng lớn, nếu bạn cứ phải bùđắp cho những hao
hụt, tổn thất trong thời gian quá lâu, doanh nghiệp của bạn sẽ khó lòng cầm cự nổi. Vì
vậy, một người lãnh đạo giỏi cần biết cách sắp xếp thời gian khoa học, tập trung sức lực
để hoàn thiện một công việc, một mục đích cụ thể.Đây không chỉ là một khó khăn mà còn
là một thách thức lớn đối với các bạn trẻ mới bắt đầu khởi nghiệp, xây dựng công ty
riêng.

(7) Không còn thời gian cho cá nhân

44

Khi khởi nghiệp, bạn sẽ dành gần như toàn bộ thời gian để làm việc.Thời gian rảnh còn
lại thì bạn lại tiếp tục lo lắng về những điều chưa làm, sắp làm hoặc đã làm không tốt.Bạn
sẽ bị mất ngủ, cắt giảm thời gian của những thú vui riêng.
Ở độ tuổi thanh niên, bạn sẽ có vô số cuộc vui và các mối quan hệ. Bắt tay vào startup
đồng nghĩa bạn phải chấp nhận xa rời những niềm vui đó dùít dù nhiều. Bạn sẽ dành ít
thời gian hơn cho các môi quan hệ, những chuyến đi chơi sẽ được biến thành những buổi
họp hành, lên kế hoạch, sáng tạo ý tưởng.

Xây dựng một công ty thành công đòi hỏi thời gian và sự tập trung, và điều đó có nghĩa là
bạn có ít thời gian dành cho gia đình và bạn bè. Ngay cả khi bạn có thời gian ở bên cạnh
họ, tâm trí của bạn thường nghĩ về công việc, kinh doanh…Nhưng miễn là việc bạn làm
hướng tới mục tiêu cần đạt được và khi thành công thì sự hy sinh đó cũng đáng giá.

Thành quả khi kinh doanh tất nhiên là xứng đáng với những rủi ro này. Tuy nhiên bạn cần
phải chuẩn bị sẵn tâm lý để điều chỉnh lối sống theo một cách hoàn toàn khác. Những rủi
ro này liệt kê ra không nhằm để đe dọa bạn từ bỏ kinh doanh.Một khi đã khởi nghiệp thì
chắc chắn phải chấp nhận mạo hiểm.Tuy nhiên nếu biết trước, bạn sẽ có thể chuẩn bị ứng
phó một cách tốt hơn.

Hoạt động khởi nghiệp tại Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội phát triển nhưng
cũng đối diện với các thách thức, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế đang
diễn ra mạnh mẽ.Để khởi nghiệp thành công đòi hỏi nhiều yếu tố, quan trọng nhất là
người khởi nghiệp cần được đào tạo, tư vấn và hỗ trợ kiến thức chuyên môn trước khi tiến
hành các hoạt động khởi nghiệp. Mỗi cá nhân hãy hun đúc trong mình tinh thần khởi
nghiệp cũng như hành trang vững chắc để có thể khởi nghiệp thành công.

CÂU HỎI ÔN TẬP


1. Trình bày thế nào là khởi nghiệp? Phân biệt sự khác nhau giữa khởi nghiệp và
lập nghiệp?

2. Phân tích vai trò của Khởi nghiệp đối với cá nhân, với xã hội và nền kinh tế?
3. Trình bày các hình thức khởi nghiệp hiện nay?

45

4. Theo anh/chị để khởi nghiệp thành công, người khởi nghiệp cần có những yếu
tố nào?
5. Phân tích vai trò của việc hình thành ý tưởng khởi nghiệp
6. Trình bày các phương pháp hình thành ý tưởng khởi nghiệp và các lưu ý khi
hình thành ý tưởng khởi nghiệp?

7. Phân tích các tiêu chí để đánh giá ý tưởng khởi nghiệp
8. Phân tích vai trò của kế hoạch khởi nghiệ
9. Phân tích cấu trúc của kế hoạch khởi nghiệ
10.Trình bày và phân tích ưu nhược điểm của các cách huy động nguồn vốn và
quản lý tài chính

11.Phân tích những khó khăn rủi ro trong quá trình khởi nghiệp.
Bài tập thực hành
1. Hãy lựa chọn 1 dự án khởi nghiệp tại trang web sau và chỉ rõ những thông tin hữu ích
anh/chị học được từ dự án: https://khoinghiep.org.vn/du-an-c11

2. Hãy lựa chọn 1 dự án khởi nghiệp tại trang web sau và chỉ rõ những ưu, nhược điểm
của dự án khởi nghiệp đó:

http://startup.gov.vn/noidung/csdl/Pages/YTuongKhoiNghiep.aspx
3. Tham khảo mẫu thuyết minh nhiệm vụ tại trang web sau ghi rõ những thông tin cần lưu
ý trong giai đoạn hình thành ý tưởng khởi nghiệp:

http://startup.gov.vn/Pages/de-an-844.aspx?ItemID=3
4. Hãy trình bày một ý tưởng khởi nghiệp theo mô hình Canvas Bussiness Model
46

PHỤ LỤC 1
LÝ DO BẠN MUỐN KHỞI NGHIỆP LÀ GÌ?

Hãy đánh dấu v vào lý do mà bạn lựa chọn:

Tôi cần có cảm giác “tôi có ích” Tôi muốn được mọi người công nhận và đánh giá
cao Tôi thích có quyền hành và muốn điều khiển người khác Tôi muốn thể hiện
năng lực, chứng tỏ bản thân qua công việc Tôi cần cảm giác tự do, không phụ
thuộc vào người khác, có quyền chủ động trong công việc

Tôi muốn vượt qua chính mình trong hiện tại Tôi muốn đạt đến trình độ cao hơn
trong công việc, có địa vị và uy tín vững chắc trong xã hội

Tôi thích thử thách, tôi muốn đạt thành công trong lĩnh vực mà nhiều người đã thất
bại/Tôi muốn chứng tỏ thất bại trước đây của tôi chỉ là một sự sai sót Tôi muốn duy trì
vị thế hiện tại về mặt kinh tế và xã hội Tôi muốn cải thiện cuộc sống, sự tiện nghi
và an toàn của gia đình Tôi muốn chứng tỏ rằng tôi có thể làm việc tốt hơn khi làm
việc vì chính tôi Tôi muốn kiếm tiền để cải thiện mức sống, vị thế và để thực hiện
các dự án khác

Hiện tại tôi không có công việc ổn định, tôi xem việc sáng lập doanh nghiệp như
một cách tốt nhất để tự tạo việc làm cho bản thân, để chứng tỏ tôi vẫn có ích và vận
dụng những khả năng mà tôi đang có

………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………..

47

………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………...
(Nguồn:Nhiều tác giả (2016).Sổ tay khởi nghiệp.NXB Trẻ. Hà Nội)

You might also like