You are on page 1of 5

BÀI THẢO LUẬN CHƯƠNG 1

Lê Thị Minh Châu 1754012009

Trần Ngọc Hân 1754012024

Nguyễn Ngọc Quỳnh Trang 1754012092

Trần Mạnh Trung 1754010368

Hoàng Cao Văn Dương 1754010054

Đề bài thảo luận : Hãy phân tích bài phát biểu của GS. Stephen Burrows, trên cơ sở đó rút ra
những bài học kinh nghiệm và những điểm cần lưu ý khi hoạch định chiến lược và kế hoạch kinh
doanh cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam

Ngoài của cải, vật chất, sở hữu trí tuệ thì kinh nghiệm, bài học sẽ luôn là nhũng điều quý giá với
cuộc sống của mỗi người. Trong kinh doanh cũng vậy, những kinh nghiệm tuy đơn giản nhưng sẽ
càng là nhũng giá trị rất quý báu dù thành công hay thất bại. Chính vì thế càng học hỏi được nhiều
kinh nghiệm thì doanh nghiệp của bạn càng “giàu” đấy! Theo chia sẻ của GS.Stephen Burows:”
Đó là những bài học đơn giản nhưng lại rất quan trọng đối với các doanh nghiệp muốn phát triển
và kinh doanh bền vững trong môi trường cạnh tranh quốc tế”

“Làm đúng việc cần làm”- đây là câu nói năm lòng của các nhà quản trị, có nghĩa là chúng ta
phải chọn đúng việc để làm và làm chúng một cách có hiệu quả. Một nhà quản trị giỏi sẽ phân biệt
rõ được giữa làm đúng việc và làm việc đúng. Thực tế, để đạt công việc hiệu quả thì cần làm đúng
việc hơn là làm việc đúng. Bởi vì, làm đúng việc sẽ hiệu quả còn làm việc đúng chỉ đạt năng suất
công việc. Đối với doanh nghiệp cũng vậy, cần tập trung vào tính hiệu quả (xác định việc đúng để
làm) sau đó mới chú trọng vào năng suất. Điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp có những nước đi
đúng đắn hơn là việc quá chú trọng vào năng suất. Ngoài ra, tầm nhìn là sự chuyển hóa từ sứ
mệnh thành những mục tiêu xa hay dài hạn nhưng lại rất cụ thể về cơ cấu, đối tượng phục vụ, thời
gian một cách đầy năng lượng.

Tầm nhìn đóng vai trò liên kết và chuyển hóa những lý tưởng cao đẹp nêu trong sứ mệnh với
chiến lược thực hiện để đạt được tương lai như mong muốn. Không có một tầm nhìn rõ ràng hậu
quả sẽ khôn lường cho tổ chức, có thể kể ra một vài hậu quả như: tổ chức bị vô hướng, không biết
đi đâu về đâu, kinh doanh theo kiểu “thầy bói xem voi”, nhân sự không gắn kết, không vì mục tiêu
chung,… Những hậu quả này có thể dẫn tới kết quả tồi tệ nhất như phá sản, để lại hậu quả xấu cho
xã hội, cho nền kinh kế. Việc có một tầm nhìn dài hạn sẽ là nguồn động lực lớn cho doanh nghiệp
trong việc đạt được các thành tựu trong tương lai. Việc “có tầm nhìn dài hạn” sẽ giúp các doanh
nghiệp tồn tại một cách bền vững trên thương trường. Đây cũng là điều mà không phải bất kì
người khởi nghiệp nào cũng có thể làm được cho doanh nghiệp của họ.
Một bài học thú vị tiếp theo của GS.Stephen Burrows: “Đi câu nơi có cá”. Thật vô nghĩa nếu như
đi câu cá mà lại đi đến một cái ao không có cá phải không? Điều đó còn nực cười hơn nếu như
cầm cần câu, mồi câu đi đến một cánh đồng cỏ khô và dựng chiếc ghế xếp dã ngoại đã chuẩn bị
sẵn ngồi câu cá? Thật là phí tiền và tốn sức! Điều này cũng đồng nghĩa với một thách thức đặt ra
với một doanh nghiệp là phải chọn đúng “ao cá” để “đi câu cá”. Đặc biệt hơn là doanh nghiệp cần
phải biết chọn những cái ao có thật nhiều cá. Bởi lẽ về nguyên tắc cơ bản, ngành nào có càng
nhiều thu thập thì là là ao càng có nhiều cá. Doanh nghiệp cần phải xác định đúng các yếu tố như
sự tăng trưởng của ngành, lĩnh vực đầu tư dựa vào lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận,.... Chính vì thế
một doanh nghiệp để có thể phát triển và kinh doanh bền vững trong môi trường cạnh tranh, hội
nhập thì phải xác định đúng “nơi có cá” thì mới có thể chuẩn bị dụng cụ cho việc “đi câu cá” đúng
nghĩa và được bội thu.

Bài học đắt giá nào của GS.Stephen cũng đều mang những cái tên thật hấp dẫn, đó chính là “Lưu
ý ‘ Chiếc gậy Hockey’”
“Hockey” được biết là một thể loại các môn thể thao với các chuyên môn khác nhau (khúc côn
cầu trên cỏ, khúc côn cầu trên băng, khúc côn cầu quad, khúc côn cầu đường phố, in-line
hockey,...) nhưng nhìn chung là các đội thi đấu bằng cách cố gắng điều khiển một quả bóng hay
một đĩa tròn, các thành viên trong một đội phối hợp với nhau để đưa quả bóng vào khung thành
của đối phương. Nói đến đây chúng ta cũng phần nào có thể hiểu được “chiếc gậy hockey” phải
lưu ý trong kinh doanh. Thật vậy, chiếc gậy hockey như là một dụng cụ, một đồ dùng hay còn là
chiến thuật của một doanh nghiệp. Doanh nghiệp hay tổ chức sẽ luôn có sự kinh doanh bền vững
và ngày một phát triển nếu như có những chiến thuật đúng đường đúng hướng cho cả tổ chức và
con người. Doanh nghiệp sẽ là “đội chiến thắng trong bộ môn hockey” nếu như các thành viên
đoàn kết và có những chiến thuật chơi thật giỏi, thật tốt; song điều này có nghĩa là các thành viên
trong đội phối hợp tích cực bằng chính sức lực và tâm huyết để cùng nhau thực hiện mục tiêu
chung của cả đội đã đề ra.

Hoạt động đơn lẻ hay “hợp tác để cùng thắng lợi”? Một lựa chọn quan trọng mà nhà doanh
nghiệp cần phải làm là quyết định xem mình nên bắt đầu công việc riêng lẻ hay kết hợp với những
nhà doanh nghiệp khác. Như Stephen Burrows đã đề cập trong bài phát biểu, xu hướng hợp tác là
tất yếu đối với tất cả doanh nghiệp. Có rất nhiều lợi thế khi khởi đầu một doanh nghiệp với những
nhà doanh nghiệp khác. Các thành viên trong nhóm chia sẻ trách nhiệm khi quản lý, ra quyết định.
Họ còn động viên, khuyến khích lẫn nhau để làm giảm căng thẳng, áp lực lên mỗi cá nhân. Thực
tế, mối tương tác nhóm thông thường tạo ra sức sáng tạo. Các thành viên trong nhóm có thể nảy ra
những ý tưởng từ quá trình phối hợp với nhau và đưa ra những giải pháp cho các vấn đề đang
vướng mắc và trong kinh doanh cũng không ngoại lệ. Những lợi thế quan trọng khác của việc hợp
tác còn đến từ nguồn lực tài chính và kinh nghiệm chuyên môn. Trong tình huống tốt nhất, những
thành viên trong nhóm có được những kỹ năng bổ sung lẫn cho nhau. Một người có thể là chuyên
gia trong lĩnh vực máy móc thiết bị, còn người kia là chuyên gia trong việc xúc tiến thương mại.
Suy cho cùng, hợp tác chắc chắn sẽ thắng lợi nếu đối tác ‘đúng và chuẩn’. Vậy mấu chốt của vấn
đề là làm sao chọn được đúng đối tác. Nên yêu cầu đặt ra là DN phải có những người kinh nghiệm
để đánh giá sự hợp tác đó có tốt hay không.
Điều tra trước khi đặt kỳ vọng. Kỳ vọng của một doanh nghiệp là gì? Kỳ vọng doanh thu cao,
kỳ vọng thỏa mãn nhu cầu khách hàng, kỳ vọng chiếm lĩnh thị trường, kỳ vọng có các đối tác tốt...
Vậy tại sao phải điều tra trước khi đặt kỳ vọng? Liên tưởng đến việc đi câu cá. Có phải trước khi
đi câu, chúng ta phải điều tra xem cái ao nào có nhiều cá và có những loại cá béo bở ngon lành?
Điều đó sẽ giúp cho người đi câu cá thu hoạch được nhiều hơn tốt hơn.Chúng ta có thể hiểu ao
nhiều cá chính là kỳ vọng và người đi câu cá là doanh nghiệp luôn cần có sự thận trọng, tìm hiểu,
đánh giá khi muốn tìm cơ hội thâm nhập vào thị trường mới nào đó. Cũng như khi tìm kiếm đối
tác, DN cần phải xem xét nhiều yếu tố, bao gồm phẩm chất và kỹ năng của đối tác cũng như bản
chất của công việc kinh doanh. Nếu đối tác ‘ đúng và chuẩn’ , chẳng phải DN sẽ có thể đặt kỳ
vọng ‘ hợp tác cùng thắng lợi’ ? Tóm lại có thể hiểu, ‘ điều tra trước khi đặt kỳ vọng’ chính là
xem xét, tìm hiểu, nhìn nhận đúng đắn trước khi hành động hay đưa ra một quyết định của DN.

Thêm vào đó, việc “Thiết lập hệ thống quản lý” cũng là một lưu ý không thể thiếu sót đối với
mỗi doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Hệ thống thông tin quản lý có vai trò rất quan trọng đối với
việc ra những quyết định, là cơ sở để các nhà quản lý và doanh nghiệp có thể đưa ra những quyết
định chiến lược đúng đắn, đưa doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn và phát triển. Nhưng lại
có rất ít doanh nghiệp quan tâm đúng mức đến vấn đề tổ chức hệ thống thông tin trong doanh
nghiệp. Việc thiết lập quản lý doanh nghiệp sẽ tạo sự thống nhất, chuyên môn hóa, tiêu chuẩn hóa
và đạt hiệu quả cao trong các hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời cung cấp những dữ liệu,
thông tin chính xác trong việc quyết định kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, ngày nay
với nền công nghệ 4.0 hiện đại đã cho ra đời những phần mềm giúp quản lý doanh nghiệp 1 cách
hiệu quả hơn, việc áp dụng và thiết lập hệ thống quản lý vững vàng chính là một trong những điều
tối quan trọng mà doanh nghiệp cần phải tập trung và phát triển.

“Bạn không thể tạo ra kinh nghiệm mà bạn sẽ trải qua nó”- câu nói rất hay của Aldous Hũley, bởi
lẽ đó mà doanh nghiệp “Cần phải mắc sai lầm”. Dẫn theo George Matthew Adams: “Sai lầm lớn
nhất trong cuộc đời là sợ phải mắc phải sai lầm”. Ý nghĩa của câu này nói rằng chúng ta cần phải
trai qua những vấp ngã, sai lầm để rút ra được những kinh nghiệm, bài học và từ đó có thể vững
vàng để bước tiếp mạnh mẽ hơn. Cũng như trong doanh nghiệp kinh doanh, không có con đường
nào trải toàn hoa hồng. Hàm ý của GS Stephen Burrows nói về việc “bạn cần phải mắc sai lầm”
cũng có thể nói tới việc doanh nghiệp cần có cho mình những quyết định đột phá và táo bạo,
không ngại thất bại để có thể biết khả năng của doanh nghiệp đến đâu, sai ở đâu, thiếu và cần có
thêm yếu tố gì,… Tuy nhiên bên cạnh đó, mỗi doanh nghiệp cũng cần phải có cách đối mặt phù
hợp với những sai lầm đó. Có những doanh nghiệp mắc sai lầm và đi vào tàn lụi, cũng có rất nhiều
doanh nghiệp từ những sai lầm đó mà thay đổi, khắc phục để trở thành những tập đoàn hàng đầu.
Có công mài sắt, có ngày nên kim. Có thể hôm nay bạn thất bại, không có nghĩa là hôm sau bạn
không thể thành công, vì vậy những doanh nghiệp muốn phát triển ngày càng lớn mạnh, thì hãy
đừng ngại mà bước ra khỏi “vùng an toàn”.
Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng bậc nhất quyết định sự thành công bền vững của bất kì doanh
nghiệp nào. Nhân tài trong doanh nghiệp là những người có kiến thức nền tảng tốt, có ý tưởng và
giải pháp hay mới có thể tạo ra nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Vì vậy, “Tuyển dụng người tài
và đào tạo kĩ năng” là việc làm cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp. Bởi lẽ người tài cũng là
những người có tầm nhìn tốt, có khả năng dẫn dắt, tạođộng lực tới đội ngũ nhân sự khác. Thực tế
chỉ cho chúng ta thấy rằng, hầu hết các công ty “ăn nên làm ra”, thay vì tập trung tất cả nguồn lực
để chiêu mộ “người tài” từ bên ngoài, thì họ dành phần lớn nguồn lực đó để phát triển “hiền tài”
từ bên trong công ty, thông qua hoạt động tuyển dụng & đào tạo, huấn luyện nhân viên. “Một
công ty muốn phát triển được nhanh thì phải giỏi trong việc tìm ra nhân tài, đặc biệt là nhân tài
thông minh” Bill Gates. Đào tạo kĩ năng cũng là yếu tố quan trọng để dẫn tới thành công của
doanh nghiệp. Người lao động trẻ hiện nay hầu hết thiếu kỹ năng mềm bao gồm các kỹ năng thiếu
yếu và chủ đạo trong công việc như giao tiếp, trìnhbày, đàm phám, thuyết phục, hợp tác làm việc
nhóm và tư duy tích cực. Mỗi sinh viên ra trường doanh nghiệp không thể sử dụng ngay mà phải
đào tạo lại ít nhất 6 tháng, có trường hợp thậm chí 1 năm mới sử dụng được ở mức tối thiểu của
yêu cầu vị trí. Vì vậy việc đào tạo kĩ năng cho người lao động là đặc biệt quan trọng. Giúp doanh
nghiệp nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Duy trì và nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực, tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Người tài như viên ngọc thô, đào
tạo kĩ năng thì như làm sáng viên ngọc, đầu tư vào con người để nâng cao chất lượng công việc
cũng như nhờ vào những người có khả năng để nâng tầm doanh nghiệp
Thêm vào đó, “Hiểu rõ khách hàng” chính là điều kiện cần đối với các doanh nghiệp. Các doanh
nghiệp luôn theo đuổi doanh số. Và doanh số đến từ khách hàng. Đó là lý do tại sao thấu hiểu
khách hàng lại quan trọng. Bạn cần biết họ thích và không thích gì. Bạn cần phải biết mong muốn
của họ là gì và đó chính là những điều dẫn dắt họ đến với doanh nghiệp của bạn. Bạn càng hiểu rõ
khách hàng, bạn càng dễ dàng đáp ứng nhu cầu từ họ. Và kết quả là doanh số bán hàng của bạn sẽ
tăng lên. Thấu hiểu khách hàng cũng rất hữu ích khi bạn phát triển những nội dung sáng tạo hay
ấn phẩm Marketing. Khi hiểu rõ khách hàng, bạn có thể phát triển những nội dung sáng tạo đó
theo chính ngôn ngữ của họ.

Những chia sẻ của GS.Stephen Burrows thực sự rất hay và bổ ích dành cho các doanh nghiệp
trong việc hoạch định chiến lược và kế hoạch kinh doanh.
Hoạch định chiến lược giúp cải thiện khả năng đạt được các kết quả mong muốn vào từng thời kỳ.
Thông qua phát hiện các cơ hội, nguy cơ, cũng như khẳng định điểm mạnh, điểm yếu để chọn ra
chiến lược khả thi. Đây là sự xâu chuỗi những hoạt động hình thành lợi thế cạnh tranh lâu dài của
doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh. Chiến lược kinh doanh là sự chọn lựa hay đánh đổi
trước những bối cảnh mới. Doanh nghiệp không có chiến lược ví như một người đi đường luôn
trong tâm thế vô định, mặc cho thị trường và đối thủ tự do chỉ dẫn hướng dịch chuyển. Vì vậy,
những bài học kinh nghiệm và những lưu ý khi hoạch định chiến lược và kế hoạch kinh doanh cho
các doanh nghiệp xuất nhập khẩu bao gồm:
 Cần xác định mục tiêu của doanh nghiệp để vạch ra những chiến lược đúng đắn từ đó có
thể vẽ ra những chiến thuật hiệu quả.
 Doanh nghiệp cần phải xác định đúng các yếu tố, các thu thập dữ liệu cũng giống như việc
“đi câu nơi có cá”
 Tập trung đúng việc: phân tích các yêu tố bên trong và bên ngoài, thu thập đầy đủ thông
tin

You might also like