You are on page 1of 9

HỌC PHẦN: VĂN HÓA KINH DOANH VÀ TINH THẦN KHỞI NGHIỆP

Mã học phần: EM1180 Mã lớp: 138493 Giảng viên: TS. Nguyễn Đức Trọng

Chương 3 - ĐẠO ĐỨC KINH DOANH


Buổi học thứ 4 - Online trên LMS - Ngày 04/11/2022

PHIẾU NHIỆM VỤ HỌC TẬP

Yêu cầu: Các anh/chị GHI CHÉP, CHỤP LẠI BÀI NGHE video bài
giảng 3.1, 3.2, 3.3 trên LMS (lms.hust.edu.vn), trả lời câu hỏi thảo luận
và nộp lại cho giảng viên trên hệ thống Microsoft Teams và trên LMS.
Chú ý:
- Phần ghi chép đảm bảo sinh viên đã nghe bài giảng và giúp sinh viên theo dõi,
nắm bắt phần lý thuyết.
- Câu hỏi thảo luận (bài tập), bài tập nhằm giúp sinh viên ôn lại và vận dụng các
kiến thức đã học vào các tình huống đã học, cho giảng viên biết sinh viên nắm bắt
bài học ra sao, ý thức học tập thế nào. Do vậy, sinh viên có ý thức tự giác, chủ
động làm bài với năng lực học tập cao nhất của bản thân thay vì tìm tòi các bài
giải để copy hoặc sử dụng bài làm của người khác. Sinh viên phải nêu được phần
kiến thức liên quan để giải thích, lý luận cho việc giải quyết vấn đề.
- Hình thức trình bày nội dung ghi chép và câu hỏi thảo luận:
+ Viết tay: Sinh viên viết tay và chụp lại giống như yêu cầu đối với bài tập ghi,
chép vở nội dung mỗi bài học.
+ Sinh viên đặt tên file theo cấu trúc: Lớp_Họ và tên_ MSSV_ Video … (ví dụ:
138493_Nguyen Thi A_1234_Video 3.1 - 3.2 - 3.3)

1/ Nộp phần ghi chép VIẾT TAY video 3.1, video 3.2, video 3.3. Có tiêu đề: Họ và tên
sinh viên, mã số sinh viên phía trên của nội dung ghi chép.
2. Anh/chị cho biết đạo đức kinh doanh là gì? Phân biệt khái niệm đạo đức kinh
doanh và khái niệm trách nhiệm xã hội.
3. Anh/chị hãy MÔ TẢ các cấp độ trong kim tự tháp trách nhiệm xã hội của Carroll và
SỬ DỤNG mô hình kim tự tháp trách nhiệm xã hội của Carroll để phân tích việc thực
hiện trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp trong nước hoặc nước ngoài mà
anh/chị biết (Vinamilk, VinGroup, FPT, Viettel,...). Anh/chị lưu ý trích dẫn đầy đủ
nguồn tài liệu cho mỗi thông tin được lấy làm minh chứng cho các khía cạnh trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
PHẦN GHI CHÉP BÀI GIẢNG VIDEO 3.1 - 3.2 - 3.3
Họ và tên học viên: Trần Quang Huy
Mã số sinh viên: 20213955
BÀI LÀM
1/ Phần ghi chép (chụp phần ghi chép các nội dung của 03 videos)
2/ Câu hỏi thảo luận:
a. Câu hỏi 1:
 Đạo đức kinh doanh là tập hợp những nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng
điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh
doanh.
 Phân biệt đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội

Đạo đức kinh doanh Trách nhiệm xã hội


Định nghĩa Đạo đức kinh doanh bao Trách nhiệm xã hội đảm bảo
gồm những gì một doanh tất cả các chuẩn mực của một
nghiệp cần tuân theo để xã hội được tuân theo một
mang lại lợi nhuận cho nhân cách đúng đắn trong khi xây
viên và các bên liên quan dựng một doanh nghiệp.
một cách vô hại.
Mục tiêu Để mang lại lợi nhuận cho Để mang lại lợi ích cho xã
nhân viên và công ty. hội.
Cách thức Được sử dụng theo nghĩa Được sử dụng theo nghĩa
kinh doanh. chung.
Liên quan Liên quan đến công ty và Liên quan đến xã hội hoặc cá
kinh doanh. nhân.
Nó nói về Đạo đức kinh doanh là biết Trách nhiệm xã hội là nhìn
cái gì? điều gì là tốt hay xấu đối nhận và lưu giữ các đạo đức
với công ty và nhân viên của một xã hội và các mục
của công ty. tiêu môi trường trong tâm trí.

b. Câu hỏi 2:
 Kim tự tháp trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Carroll, 1991)
 Kim tự tháp mô tả một trật tự các trách nhiệm cùng nhau tạo nên CSR
(Trách nhiệm xã hội của DN)
o Kinh tế: Hình thành nền tảng của kim tự tháp, chỉ đơn giản là đề cập
đến việc tạo ra lợi nhuận. Trách nhiệm của bạn là giữ chi phí ở mức
tối thiểu, tối đa hóa doanh thu, đầu tư phát triển kinh doanh và trả cổ
tức cho chủ sở hữu và/ hoặc các cổ đông. Có trách nhiệm về mặt kinh
tế cũng có nghĩa là bạn có thể tạo ra và duy trì công ăn việc làm trong
cộng đồng, đóng góp sản phẩm, dịch vụ hữu ích, không gây hại cho
xã hội.
o Pháp lý: Đây là yêu cầu tối thiểu đối với một doanh nghiệp: tuân thủ
pháp luật. Ở nhiều quốc gia, điều này có nghĩa là trung thực về sản
phẩm hoặc dịch vụ bạn bán, giữ an toàn cho nhân viên và khách hàng,
không phá hủy môi trường và đóng thuế. Ít nhất, đó là bảo vệ tổ chức
tránh khỏi việc bị phạt hoặc truy tố ảnh hưởng đến lợi nhuận và danh
tiếng của công ty thậm chí dẫn đến phá sản.
o Đạo đức: Điều này mở rộng nghĩa vụ của bạn, thực hiện những việc 
đúng đắn và công bằng, ngay cả khi không bắt buộc phải tuân theo
luật pháp. Để tham gia vào trách nhiệm này, bạn sẽ cần đến quan điểm
“đạo đức” mà Carroll đề cập đến.
o Từ thiện: Đây là trách nhiệm cao nhất, vượt xa mọi kỳ vọng. Trách
nhiệm này đề cập đến việc trở thành một “công dân tốt”, tích cực cải
thiện thế giới xung quanh. Ví dụ: Cho phép các thành viên trong
nhóm tham gia chương trình tình nguyện trong thời gian làm việc, tài
trợ cho sáng kiến cộng đồng, cung cấp, tư vấn kiến thức chuyên môn
cho những tổ chức phi lợi nhuận – hoặc trong trường hợp của
Unilever là giải quyết tình trạng đói nghèo toàn cầu.
 Phân tích VinGroup:
o Kinh tế: Để có nền tảng CSR, VinGroup tập trung phát triển lợi nhuận
từ các ngành mũi nhọn: Công nghệ - Công nghiệp, Thương mại dịch
vụ… cùng với tập trung vào các nhóm thương hiệu nổi tiếng như
Vinhomes, Vincom, Vinpearl…VinGroup cũng có chiến lược kinh
doanh hiệu quả đang dần được tối ưu cùng với marketing quảng bá
nên rất được người tiêu dung tin tưởng từ đó phát triển rất mạnh về
kinh tế.
-Amis.misa.vn-

o Pháp luật: Tập đoàn VinGroup luôn tuân thủ pháp luật, cam kết trung
thực trong mua bán sản phẩm, không để khách hàng phải khiếu nại.
Minh chứng là trong thời gian qua không có một bài báo nào nói về
việc VinGroup vi phạm pháp luật hay lừa đảo bán hàng.
o Đạo đức: Tập đoàn có đạo đức các công ty và mỗi cá nhân rất tốt, điều
này thể hiện ở sứ mệnh được đặt ra “Vì một cuộc sống tốt đẹp hơn
cho mọi người” và giá trị cốt lõi của VinGroup Tín-Tâm-Trí-Tốc-
Tinh-Nhân.
-Vingroup.net-
o Từ thiện: VinGroup luôn tạo ra các hoạt động từ thiện để nâng cao
trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, đông thời nâng cao sự tín nhiệm
của khách hàng và nhà nước với tập đoàn để dễ dàng phát triển kinh
tế, quảng bá sản phẩm. Điều này được thể hiện ở 1 trong 3 lĩnh vực
tiên phong của tập đoàn, lĩnh vực số ba: “Thiện nguyện xã hội”.
Vingroup đặt cho mình sứ mệnh "Vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho
mọi người", với 3 nhóm hoạt động trọng tâm là Công nghệ - Công
nghiệp, Thương mại Dịch vụ, Thiện nguyện Xã hội. Bên cạnh đó,
VinGroup cũng có các thương hiệu để phát triển thiện nguyện là:
VinSchool – hệ thống giáo dục không lợi nhuận, VinMec – hệ thống ý
tế không vì lợi nhuận, VinFuture – quỹ độc lập phi lợi nhuận, Quỹ
thiện tâm…
-VinGroup.net-

Ghi chú: Sau khi trả lời xong, bạn đặt tên file theo cấu trúc: 138493_HỌ VÀ TÊN_ MSSV_
Video… và gửi nộp bài trên MS TEAMS và LMS. Mục đích của Phiếu giúp giảng viên nắm bắt ý
thức tham dự lớp học và những đặc điểm, kiến thức cơ bản của sinh viên.

You might also like