You are on page 1of 10

Tháp CSR

1. TỔNG QUAN VỀ CSR:


1.1. Khái niệm

Thuật ngữ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social
Responsibility – CSR) là thuật ngữ đề cập đến những hành động và chính
sách của doanh nghiệp – nhằm mục đích mang lại ảnh hưởng tích cực đến
xã hội, bên cạnh việc tối đa hóa lợi nhuận. Ý tưởng chính đằng sau khái
niệm CSR là để công ty theo đuổi những mục tiêu vì xã hội – bên cạnh
việc tối đa hóa lợi nhuận.

Corporate social responsibility viết tắt là: CSR, còn được hiểu dưới
những cái tên khác như:

 Tính bền vững của doanh nghiệp


 Doanh nghiệp bền vững
 Lương tâm của doanh nghiệp
 Bổn phận của doanh nghiệp
 Doanh nghiệp có trách nhiệm
 Một số hoạt động của CRS

Ví dụ về các doanh nghiệp áp dụng CSR trong thực tế

Dưới đây là thống kê một vài tên tuổi nổi bật đã thực hiện trách nhiệm xã
hội của doanh nghiệp trên quy mô lớn:

LEGO: Công ty đồ chơi LEGO đã đầu tư hàng triệu đô-la vào việc giải
quyết vấn đề biến đổi khí hậu và giảm thiểu chất thải. Những nỗ lực bảo
vệ môi trường của LEGO bao gồm giảm bớt bao bì, sử dụng vật liệu bền
vững, đầu tư vào năng lượng thay thế.

Johnson & Johnson: Tập đoàn Johnson & Johnson tập trung vào việc
giảm tác động đến môi trường bằng cách đầu tư vào nhiều nguồn năng
lượng thay thế khác nhau. Trên phạm vi toàn cầu, Johnson & Johnson
cũng có các chính sách cung cấp nước sạch và an toàn cho cộng đồng.

Starbucks: Chuỗi cà phê toàn cầu đã thực hiện quy trình tuyển dụng có
trách nhiệm với xã hội – nhằm mục tiêu đa dạng hóa lực lượng lao động.
Những nỗ lực của Starbucks tập trung vào việc thuê thêm lao động cựu
chiến binh, những người trẻ muốn bắt đầu sự nghiệp, cũng như đối tượng
người tị nạn.

Google: Google đã thể hiện cam kết của mình đối với môi trường – bằng
cách đầu tư vào những nguồn năng lượng tái tạo. Giám đốc điều hành của
công ty, Sundar Pichai, được biết đến là người có quan điểm rõ ràng về
các vấn đề xã hội.

Pfizer: Những nỗ lực xây dựng trách nhiệm xã hội của tập đoàn dược
phẩm được thể hiện qua các sáng kiến chăm sóc sức khỏe. Một số hoạt
động của công ty bao gồm truyền bá nhận thức về các bệnh không lây
nhiễm, cung cấp các dịch vụ y tế dễ tiếp cận cho phụ nữ và trẻ em.

1.2. Một số hoạt động của SCR

 Bảo vệ môi trường bền vững. CSR nhấn mạnh đến trách nhiệm doanh
nghiệp với môi trường. Bảo vệ môi trường và giảm tiêu thụ tài
nguyên là hai vấn đề quan trọng trong CSR.
 Hợp tác với cộng đồng và các dự án tại địa phương toàn quốc
 Quyết định đầu tư có trách nhiệm với xã hội
 Phát triển mối quan hệ tốt đẹp giữa doanh nghiệp với nhân viên và
khách hàng

2. Vì sao doanh nghiệp phải thực hiện trách nhiệm xã hội?

Khi mà doanh nghiệp không thực hiện trách nhiệm xã hội cơ bản thì có
thể dẫn đến vi phạm pháp luật. Điều này đã được thể hiện rõ trong các
văn bản pháp luật: Bộ luật lao động 2019 quy định người lao động được
nghỉ 2 ngày dịp Quốc khánh 2/9 và hưởng nguyên lương, khoản b, mục 1,
điều 10 trong luật doanh nghiệp số 59/2020/QH14 “mục tiêu hoạt động
nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng”, …
Nhưng chung quy lại, đối với một doanh nghiệp thì sự trừng phạt lớn nhất
mà họ gặp phải đó là sự “tẩy chay”, “quay lưng” của khách hàng và xã
hội – khi mà họ thấy doanh nghiệp đó có những hành vi vi phạm đạo đức,
quy tắc xã hội.

Một doanh nghiệp cũng giống như những cá thể người, nếu muốn tồn
tại và phát triển mạnh mẽ thì không thể chỉ biết nghĩ cho lợi ích của bản
thân mình mà phải phấn đấu để đem lại lợi ích cho xã hội. Doanh nghiệp
và xã hội là hai phạm trù không thể tách biệt nhau, nó luôn hỗ trợ và thúc
đẩy nhau phát triển.

Ví dụ về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

CSR của Vinamilk

Vinamilk là tên viết tắt của Công Ty Cổ Phần Sữa Việt Nam được hình
thành từ năm 1976. Doanh nghiệp đã được thành lập từ rất lâu nhưng vẫn
luôn giữ vị trí top đầu trên thị trường. Mặc dù gặp thách thức trong bối
cảnh kinh tế nhiều biến động nhưng Vinamilk vẫn giữ vững phương
châm hoạt động “ vì cộng đồng”. Tiên phong tạo ra chương trình Sữa học
đường tại Việt Nam với sứ mệnh mang từng hộp sữa đến tận tay các trẻ
em vùng cao giúp trẻ em thắp sáng ước mơ đến trường ( “6 triệu ly sữa
cho trẻ em nghèo Việt Nam” năm 2008, Quỹ Sữa “ Vươn cao Việt Nam”,
…). Trong đó Vinamilk đã phát trên 6.066.466 hộp sữa cho gần 50.000
trẻ em bị khuyết tật, mồ côi, suy dinh dưỡng, … Khi Vinamilk tung ra
các TVC quảng cáo ghi lại hành trình đến thăm các em có hoàn cảnh khó
khăn đã chạm đến bao trái tim của người dân Việt Nam. Điều này đã
mang lại một hiệu ứng truyền thông cực kỳ tích cực cho doanh nghiệp.
Với những lợi ích thiết thực mang lại, chương trình đã nhận được sự ủng
hộ của hàng triệu phụ huynh học sinh và cộng đồng. Giúp cho doanh
nghiệp luôn tạo được sự tin yêu và giữ vững vị trí hàng đầu trong tâm trí
khách hàng.

Trong bối cảnh Covid-19, Vinamilk vẫn không bao giờ quên nhiệm vụ
và đảm bảo triển khai. Chương trình sẽ tiếp tục đến với hơn 3 triệu trẻ em
tại 23 tỉnh thành trên cả nước như Hà Giang, Quảng Ngãi, Vĩnh Long,
Quảng Nam, …

3. Lợi ích khi thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

CSR được lồng ghép vào trong chiến lược kinh doanh, là một phần
không tách rời với mục tiêu phát triển bền vững của doanh nghiệp của
mỗi doanh nghiệp. Với sự ảnh hưởng sâu rộng của mình, CSR trở thành
một trong những điều kiện bắt buộc để doanh nghiệp khẳng định vị thế và
mang lại giá trị lợi ích thiết thực cho xã hội.

Tiêu chí này không phân biệt doanh nghiệp lớn hay nhỏ, mức độ đóng
góp cho cộng đồng là vài triệu đồng hay vài tỷ đồng. Chính ý thức của
doanh nghiệp về CSR gắn liền với sự phát triển bền vững mới là yếu tố
quan trọng nhất.

Một số lợi ích nổi bật của CSR với doanh nghiệp như:

Một là, CSR giúp củng cố danh tiếng, uy tín và xây dựng hình ảnh thương
hiệu

Một trong những lợi ích hấp dẫn từ hoạt động CSR đó là doanh nghiệp
có thể sử dụng sự quan tâm của cộng đồng để marketing thương hiệu cho
mình. Dự án gây được sự chú ý, tên tuổi của doanh nghiệp cũng sẽ “lên
hương” theo.

Với chiến lược marketing, đây là công cụ hữu hiệu để phát triển
thương hiệu và gia tăng tình cảm của công chúng đối với sản phẩm và
thương hiệu doanh nghiệp.

Ví dụ rất rõ ở Chương trình mổ tim nhân đạo của quỹ Trái tim cho em do
Viettel và VTV sáng lập. Chương trình đã duy trì đến nay đã 10 năm và
gây được rất nhiều sự chú ý. Không chỉ giúp đỡ cứu sống nhiều gia đình
có trẻ bị tim bẩm sinh mà còn sự kiên trì, thành công của đơn bị tổ chức
và đồng hành đã giúp cho công chúng yêu mến và tín nhiệm hơn. Suy
rộng ra, không chỉ hình ảnh thương hiệu được củng cố và hình ảnh quốc
gia trong mắt bạn bè quốc tế cũng được nâng cao.

Hai là, thực hiện CSR góp phần tăng lợi nhuận và gia tăng lợi thế cạnh
tranh cho doanh nghiệp.

Lợi nhuận vẫn là mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp và nó cũng là một
phần trách nhiệm với xã hội. Lợi nhuận này chịu ảnh hưởng trực tiếp từ
những hoạt động của doanh nghiệp. Theo một số liệu thống kê do Nielsen
tiến hành tại Việt Nam vào năm 2014 đã có tới 73% người được khảo sát
chấp nhận trả mức giá cao hơn cho các sản phẩm từ những đơn vị có uy
tín về CSR.

Doanh nghiệp được biết đến rộng rãi và hình ảnh đẹp sẽ có thu hút sức
mua của khách hàng hơn và cũng có nhiều lợi thế hơn khi cạnh tranh với
các đối thủ trên thị trường. Như vậy, khi thực hiện trách nhiệm xã hội,
doanh nghiệp không chỉ cho đi mà còn nhận lại rất điều giá trị.

Ba là, duy trình sự trung thành của nhân viên và thu hút lao động giỏi

Vấn đề nhân sự là vấn đề quan trọng và nan giải với nhiều doanh
nghiệp. Đối xử công bằng và rộng lượng với tất cả các nhân viên là một
trong những trách nhiệm của doanh nghiệp cần phải nghiêm túc thực
hiện. Tạo công ăn việc làm thôi thì vẫn chưa đủ để ổn định cuộc sống, lập
ra những quy chuẩn đạo đức và lối sống, hỗ trợ khi cần ông chủ sẽ dễ
dàng chiếm được cảm tình của công nhân và thu hút lao động giỏi về đầu
quân.

4. Mối quan hệ giữa các thành phần với CSR

 Đối với quản trị doanh nghiệp

CSR không chỉ được áp dụng cho hoạt động vì xã hội mà bên trong
doanh nghiệp cũng cần được tuân thủ nghiêm chỉnh. Nhằm nâng cao tinh
thần tự giác, thể hiện tính chuyên nghiệp trong công việc, chấp hành đạo
đức và ý thức xây dựng doanh nghiệp. Trong các hoạt động kinh doanh
cần cung cấp đủ các giấy tờ, thông tin cần thiết. Các thông tin cần có tính
minh bạch rõ ràng, không cung cấp các thông tin sai sự thật nhằm chuộc
lợi riêng. Đặc biệt nói không với hành vi tham ô hối lộ, luôn luôn tuân
thủ pháp luật.

 Đối với người lao động

Không tổ chức các hoạt động trái pháp luật như: tuyển lao động trẻ em
chưa đủ tuổi, áp bức bóc lột, cắt giảm lương thưởng, giờ làm sai không có
quy tắc,…

Ngoài ra khi người động làm việc tại doanh nghiệp cần có hợp đồng
lao động đúng quy định. Bảo đảm an toàn trong công việc cũng như có
chế độ đãi ngộ hợp lý: nơi ăn uống, đi lại, …

 Đối với môi trường

Áp dụng công nghệ kỹ thuật vào việc xử lý rác thải, có biện pháp sử
dụng tài nguyên một cách tiết kiệm. Giúp nhân viên có nơi làm việc sạch
sẽ thoáng mát, tất cả hướng đến một mục tiêu chung là bảo vệ môi
trường.

 Đối với cộng đồng

Có thể hiểu là các hoạt động từ thiện mà doanh nghiệp tổ chức nhằm
chung tay giúp đỡ cộng động. Tổ chức các chương trình tuyển chọn nhân
tài, hỗ trợ học sinh nghèo vượt khó, đầu tư phát triển nhân lực cho đất
nước,…Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần tuyên truyền đến nhân viên cũng
như xã hội về ý thức bảo tồn các di sản, giúp giữ gìn và tôn vinh nét đẹp
dân tộc.
5. Các cách truyền thông CSR hiệu quả cho doanh nghiệp

 Truyền tải kiến thức chuyên môn đến xã hội: Tổ chức các buổi sinh
hoạt cộng động để giới thiệu các thông tin hữu ích đến người dân. Ví
dụ như công ty ga có thể hướng dẫn phòng tránh cháy nổ, công ty
thực phẩm chia sẻ cách lựa chọn thực phẩm an toàn và chế biến thực
phẩm ngon...

 Phát triển chính sách cho nhân viên: Tạo các phúc lợi cho nhân viên
giúp cho người lao động gắn bó hơn và và tín nhiệm của công ty cũng
được đánh giá cao. Chính sách càng cởi mở, càng tạo tiền đề cho cả
hai phía cùng phát triển sẽ nhanh chóng thu hút ứng viên. Ngoài ra,
khi nhận được phản hồi tốt từ đội ngũ nhân sự sẽ giúp đơn vị tăng
thêm hình ảnh trên thị trường chung.

 Hướng đến môi trường: Môi trường là vấn đề được quan tâm nhiều
nhất trên thế giới hiện nay. Tôn trọng và thực hiện các biện pháp bảo
vệ môi trường tại điều kiện cho doanh nghiệp phát triển bền vững. Đó
cũng là lý do tại sao phát triển xanh đang là mục tiêu của rất nhiều
doanh nghiệp lớn nhỏ hiện nay.

Học hỏi những điều mà các thương hiệu khác đã làm

 Sẽ có người nhầm lẫn rằng bạn đang là một kẻ bắt chước – nhưng
không! Bạn cần phải biết tiềm lực của mình như thế nào, và chắt lọc
nghiên cứu sự thành công của các thương hiệu khác rồi áp dụng cho
phù hợp với mình. Ví dụ như có rất nhiều thương hiệu có các hoạt
động hỗ trợ các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn nhưng luôn mang lại
sự khác biệt và dấu ấn riêng( Vinamilk mang sữa đến cho các trẻ em
vùng cao Mì Gấu Đỏ ủng hộ các trẻ em mắc bệnh ung thư,…)

6. Thực hiện CSR

Corporate social responsibility (CSR) có thể được thực hiện tại các bộ
phận của tổ chức như phòng nguồn nhân lực, phát triển kinh doanh hoặc
quan hệ công chúng, hoặc cũng có thể là một bộ phận riêng phụ trách
việc báo cáo tới CEO hoặc ban giám đốc.

Kế hoạch tham gia

Một kế hoạch tham gia có thể hỗ trợ trong việc tiếp cận tới đối tượng mà
tổ chức mong muốn. Một cá nhân hoặc một nhóm sẽ lập kế hoạch cho các
mục tiêu về CSR cho một tổ chức. Như với bất kỳ hoạt động nào của
công ty, ngân sách dành cho CSR sẽ thể hiện mức độ cam kết và tầm
quan trọng tương đối của chương trình dối với tổ chức.

Kế toán, kiểm toán và báo cáo

Kế toán xã hội là sự truyền đạt các tác động đối với xã hội và môi trường
gây ra bởi các hành động kinh tế của một công ty tới các nhóm lợi ích cụ
thể trong xã hội và với xã hội nói chung.

Kế toán xã hội nhấn mạnh vào khái niệm nghĩa vụ của công ty. Crowther
định nghĩa kế toán xã hội là một cách tiếp cận để báo cáo các hoạt động
của công ty trong đó nhấn mạnh vào:

- Việc chỉ ra sự cần thiết phải xác định các hành vi liên quan đến xã hội.
- Xác định những người mà công ty phải chịu trách nhiệm về hiệu quả xã
hội mà công ty tạo .

7. Một số ngộ nhận và sai lầm khi làm CSR

 Nhầm lẫn giữa CSR với quảng cáo và khuyến mại: CSR bản chất của
nó là thể hiện trách nhiệm, không phải là hoạt động chính của quảng
cáo và khuyến mại.

 Lợi dụng việc CSR để đánh bóng thương hiệu và giải quyết hàng tồn,
hàng kém chất lượng
 Liên tục thay đổi và thiếu kiên định cho mục tiêu chiến lược. Việc
liên tục thay đổi này ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của hoạt động
CSR
 Ngoài việc chưa nhận thức đầy đủ và bị hạn chế về tài chính, các
doanh nghiệp thường thực hiện CSR một cách bị động và hình thức.
Một số doanh nghiệp còn xem trách nhiệm xã hội này như gánh nặng
về mặt chi phí.

You might also like