You are on page 1of 9

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM


KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
----

HỌC PHẦN:
TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH
(CSR)

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:Lê Trương Thảo Nguyên


SINH VIÊN THỰC HIỆN: Triệu Quốc Trung
MÃ LỚP HP: 23C1MAN50202304
MSSV: 31211020698

TP.HCM, ngày 31 tháng 05 năm 2023


1. Stakeholder là gì? Xác định được ảnh hưởng của Stakeholder có tác dụng gì?
1.1 Stakeholder là thuật ngữ chỉ các bên liên quan như cá nhân, một nhóm người
hoặc một tổ chức có quan hệ mật thiết với doanh nghiệp. Đây là những người có sự
quan tâm tới hoạt động và sự thành công của một dự án, có khả năng chia sẻ về
nguồn lực và có khả năng tác động đáng kể đến kết quả, tích cực hoặc tiêu cực đến
doanh nghiệp. Stakeholders cũng bao gồm các bên liên quan quan trọng có khả năng
ảnh hưởng hoặc quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
1.2 Trong một dự án, stakeholder cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc
giám sát và quản lý tiến trình và mức độ thành công của dự án đó. Vì vậy, sự ảnh
hưởng của Stakeholder cũng mang lại nhiều lợi ích, tác dụng đối với dự án nói riêng
và doanh nghiệp nói chung. Dựa vào những Stakeholder khác nhau, chúng ta phân
tích từng tác dụng của mỗi loại Stakeholder như sau:
- Stakeholder nội bộ: là những người ảnh hưởng trực tiếp tới dự án (Chủ sở
hữu, nhân viên,...) - Họ đóng góp khả năng làm việc của họ vào công tác quản
lý dự án; Họ chịu trách nhiệm trực tiếp đến giai đoạn vận hành và sản xuất
sản phẩm nên họ sẽ đóng góp những kinh nghiệm và kỹ năng của họ, đồng
thời Stakeholder nội bộ sẽ cung cấp những thông tin sơ cấp và thứ cấp chính
xác nhất cho dự án.
- Stakeholder bên ngoài: là những người ảnh hưởng gián tiếp tới dự án
(Khách hàng, nhà cung cấp, nhà đầu tư, chính phủ,...) - là những người ảnh
hưởng gián tiếp đến dự án của một doanh nghiệp và phụ thuộc vào hoạt động
của một doanh nghiệp nào đó. Cụ thể:
+ Khách hàng: là người trực tiếp tiêu thụ và cảm nhận sản phẩm nên họ
sẽ đưa ra được đánh giá chính xác nhất liệu sản phẩm của dự án đó có
thật sự hoàn chỉnh và làm hài lòng đến người tiêu dùng hay chưa. Ý
kiến của họ sẽ giúp doanh nghiệp cải thiện chất lượng sản phẩm của
dự án.
+ Nhà cung cấp: vì họ là những người cung cấp đầu vào cho doanh
nghiệp, nên họ sẽ là người tác động đến giá cả nguyên vật liệu trên thị
trường. Tùy vào tình hình kinh doanh và thỏa thuận của đôi bên, có thể
nhà cung cấp sẽ để lại một chính sách giá tốt nhất cho doanh nghiệp.
+ Nhà đầu tư: những dự án của doanh nghiệp cần đảm bảo uy tín và thu
được lợi nhuận sẽ thu hút được được vốn đầu tư từ những nhà đầu tư.
Nếu có được nhà đầu tư cho các dự án, doanh nghiệp sẽ giảm bớt gánh
nặng về các loại chi phí trong sản xuất.
+ Chính phủ: là bên liên quan tác động đến doanh nghiệp bằng các chính
sách về thuế, GDP và các vấn đề an sinh xã hội. Tuy mức độ ảnh
hưởng không mạnh mẽ nhưng những sự điều chỉnh về các điều khoản
sẽ có tác động đến doanh nghiệp, tích cực hay tiêu cực.
Có được một nhóm Stakeholder có nguồn lực mạnh. Đồng nghĩa với việc tỷ lệ
thành công của dự án là rất cao. Một yếu tố chính để duy trì hoạt động trong bất cứ
lĩnh vực nào. Đó là nguồn lực tài chính, nó sẽ giúp nuôi dưỡng và làm đòn bẩy giúp
cho dự án của doanh nghiệp thành công. Nếu thực hiện đơn phương một mình, tỷ lệ
thành công là có nhưng mà chiếm rất ít. Vì vậy khi có ý tưởng lên kế hoạch thực
hiện một dự án nào đó, hãy kêu gọi các Stakeholder hợp tác lại với nhau. Vì khi có
khó khăn phát sinh thì một đội ngũ giải quyết sẽ hiệu quả hơn là bạn làm một mình.

2. Lựa chọn một doanh nghiệp tại Việt Nam, phân tích trách nhiệm xã hội của
Doanh nghiệp đó và nêu bật ý nghĩa của trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp
cũng như vai trò của đạo đức kinh doanh, văn hoá doanh nghiệp và CSR trong
sự phát triển bền vững của doanh nghiệp như thế nào? (không sử dụng công ty
Vinamilk và FPT).

Cocoon - một doanh nghiệp về mỹ phẩm 100% thuần chay từ thực vật Việt Nam,
không có nguồn gốc từ động vật, không thử nghiệm trên động vật, an toàn và hiệu
quả cho tất cả người sử dụng cả nam và nữ.
1. Ý nghĩa thương hiệu:
Cocoon, nghĩa là “cái kén”, cái kén như một ngôi nhà ấp ủ những chú sâu bé nhỏ, để
một ngày chúng trở thành những chú bướm xinh đẹp. Song hành với ý nghĩa đó, Cocoon
chính là “ngôi nhà” ấp ủ làn da, mái tóc của con người Việt Nam. Đó chính là lý do đơn
giản để những sản phẩm của Cocoon ra đời. Thật may mắn khi Việt Nam ta được mẹ thiên
nhiên ưu ái ban cho rất nhiều nguồn tài nguyên phong phú từ động vật, thực vật, đến thảo
dược,.. Vậy không có lý do nào để chúng ta từ chối những nguyên vật liệu quý giá đó để
hội tụ lại và sản xuất ra những sản phẩm thuần chay để người Việt Nam ta sử dụng. Với sự
tiến bộ của xã hội, mỹ phẩm cũng như một “món ăn tinh thần” đối với mọi người. Đó cũng
là lý do thôi thúc sự nghiên cứu ra các sản phẩm thuần chay 100% của Cocoon - an toàn,
lành tính, thân thiện với môi trường. Cũng chính vì lý do nghiên cứu này đã giúp Cocoon
tiến gần hơn với các hoạt động mang tính trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

2. Sứ mệnh:
Cocoon được tạo ra nhằm đáp ứng nhu cầu về làm đẹp và chăm sóc bản thân của chị em
phụ nữ cũng như phái nam. Cocoon như một người bạn đồng hành nuôi dưỡng cơ thể từ
bên trong, giúp cơ thể tràn đầy nhựa sống, tự tin và đem lại năng lượng tích cực. Với sự kết
hợp giữa các nguyên liệu từ thiên nhiên và sự tiến bộ từ khoa học, công nghệ, Cocoon đã
trải qua rất nhiều giai đoạn khó khăn để tìm ra được công thức hoàn chỉnh nhất, chúng đã
thành công và đem lại sự hài lòng của người tiêu dùng Việt Nam.

3. Trách nhiệm xã hội của Cocoon:

Cocoon x AAF: Chung tay bảo vệ loài gấu cùng Tổ chức Động vật Châu Á

Ngày 26/12/2021, tại vườn quốc gia Tam Đảo, đã diễn ra cuộc ký kết giữa Cocoon và
Tổ chức Động vật Châu Á, chính thức giúp Cocoon có một bước ngoặt mới trong việc thực
hiện trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp. Với thông điệp “Chung tay bảo vệ loài gấu”,
Cocoon đã cho ra mắt bộ sưu tập tẩy tế bào chết phiên bản giới hạn, với bao bì được in ảnh
những chú gấu. Về vấn đề trách nhiệm xã hội, Cocoon đã làm rất tốt trong chiến dịch lần
này. Chiến dịch mang tính thực tế, vừa nâng cao được thương hiệu của Cocoon, đấy mạnh
được doanh thu của công ty, vừa chung tay góp phần giải cứu những chú gấu trong vườn
quốc gia Tam Đảo, tạo nên giá trị to lớn cho cộng đồng. Với một chiến lược đầy tính đạo
đức và nhân văn, Cocoon đã được đông đảo người tiêu dùng ủng hộ. Đồng thời, Cocoon
cũng giúp Tổ chức Động vật Châu Á (AAF) lan tỏa được mong muốn cũng như ý thức bảo
vệ động vật quý hiếm đến với cộng đồng xã hội.

Ngoài ra, Cocoon còn thực hiện trách nhiệm xã hội với các hoạt động khác, cam kết
thực hiện phát triển bền vững với sản phẩm hoàn toàn từ thực vật, an toàn cho da, rõ ràng
về nguồn gốc xuất xứ, 100% thuần chay và không thử nghiệm trên động vật. Như vậy là họ
đang cố gắng giảm thiểu những hoạt động gây tiêu cực đến xã hội và môi trường xung
quanh. Ngoài ra họ còn tạo niềm tin đối với khách hàng và đối tác, nâng cao giá trị thương
hiệu….

4. Ý nghĩa trách nhiệm xã hội của Cocoon.

Trách nhiệm xã hội của Cocoon có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển bền vững của
doanh nghiệp này cũng như xã hội nói chung. Đối với Cocoon Việt Nam trách nhiệm xã hội
của doanh nghiệp này được thể hiện rõ thông qua các cam kết của thương hiệu này về quy
trình sản xuất, nguồn gốc xuất xứ, nguyên liệu tạo nên sản phẩm của họ và đóng góp cho sự
phát triển bền vững của doanh nghiệp và xã hội. Cocoon sử dụng các nguyên liệu có nguồn
gốc tự nhiên, thân thiện với môi trường. Thương hiệu này cũng sử dụng bao bì tái chế và
thân thiện với môi trường. Các hoạt động này giúp Cocoon giảm thiểu ô nhiễm môi trường,
bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và cải thiện chất lượng cuộc sống. Cocoon xây dựng hình ảnh
một thương hiệu uy tín và trách nhiệm, được người tiêu dùng và cộng đồng yêu mến và tin
tưởng. Điều này giúp Cocoon thu hút khách hàng và đối tác, tạo nền tảng cho sự phát triển
bền vững. Các hoạt động CSR của Cocoon góp phần xây dựng môi trường kinh doanh lành
mạnh và bền vững. Điều này tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khác cũng thực hiện CSR,
góp phần phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường.

Tóm lại, trách nhiệm xã hội của Cocoon Việt Nam là một yếu tố quan trọng giúp thương
hiệu này phát triển bền vững và được người tiêu dùng yêu mến. Các hoạt động CSR của
Cocoon góp phần bảo vệ môi trường, phát triển cộng đồng và xây dựng môi trường kinh
doanh lành mạnh và bền vững.
5. Vai trò của đạo đức kinh doanh, văn hoá doanh nghiệp và CSR trong sự phát triển
bền vững của Cocoon.
a) Đạo đức kinh doanh của Cocoon.

Đạo đức kinh doanh là những chuẩn mực, thông lệ dựa trên các quy tắc trong kinh
doanh như: minh bạch, rõ ràng, công bằng, tôn trọng,... nhằm đánh giá, kiểm soát, chỉnh
sửa các hành vi kinh doanh của các tổ chức. Đạo đức kinh doanh cũng là một trong những
cách giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận đến phân khúc khách hàng của mình hay với chính
phủ và các doanh nghiệp khác. Hoặc cũng có thể là một tấm gương để phản ánh cách họ đối
xử với nhân viên, đối tác hay với dư luận truyền thông. Giờ đây thuật ngữ “đạo đức kinh
doanh” không còn là một khái niệm mơ hồ, trừu tượng nữa, mà doanh nghiệp nào cũng có
thể hiểu được đây là một phạm trù có thể vận dụng được vào kinh doanh, gây sức ảnh
hưởng và quảng bá danh tiếng tốt cho chính doanh nghiệp. Nó gắn liền với lợi ích và sự
phát triển bền vững, lâu dài của công ty.

Cocoon cũng vậy, họ đã nhận thức được sâu sắc về vấn đề đạo đức kinh doanh và thực
hiện một cách đúng đắn. Đặc biệt là việc họ đã nhận thức được tầm quan trọng của môi
trường trong sự phát triển bền vững của toàn bộ công ty. Chủ động cam kết đầy đủ trên
website của công ty thể hiện được sự minh bạch trong thông tin và tạo lòng tin với khách
hàng và rất nhiều những lợi ích mà họ nhận được khi cam kết thực hiện đúng các đạo đức
kinh doanh.

Đầu tiên, giúp nâng cao giá trị thương hiệu: khi một cơ sở kinh doanh thực hiện tốt đạo
đức kinh doanh mà không riêng gì Cocoon thì giá trị thương hiệu của họ trong mắt đối tác
hay chính khách hàng của mình sẽ được nâng cao đáng kể. Từ đó có được lòng tin, tạo
dựng được uy tín trong lòng người tiêu dùng và đối tác. Và trên thực tế, bất kể đối tác kinh
doanh hay thậm chí là người tiêu dùng chỉ muốn hợp tác, sử dụng sản phẩm của một doanh
nghiệp uy tín, minh bạch để tìm kiếm được những sản phẩm tốt nhất và tìm kiếm sự hợp tác
lâu dài. Ở đây Cocoon dùng chính những sản phẩm của mình để nâng cao giá trị thương
hiệu với những cam kết về nguồn gốc xuất xứ, nguyên liệu và quá trình thử nghiệm điều
này khiến lòng tin về sản phẩm của người tiêu dùng được tăng lên đáng kể. Và với xu
hướng phát triển bền vững hiện tại, một sản phẩm chăm sóc sắc đẹp hoàn toàn từ thực vật
do Cocoon mang lại ngày càng tạo được lòng tin sâu sắc hơn tới người tiêu dùng.

Tiếp theo, góp phần mang đến một xã hội văn minh: bất cứ một tổ chức kinh doanh nào
cũng vậy, kể cả Cocoon khi thực hiện đạo đức kinh doanh cũng sẽ góp phần không nhỏ
trong việc tạo dựng một xã hội văn minh. Giúp giảm thiểu các tệ nạn xã hội, tạo ra cơ hội
việc làm cho rất nhiều người, giảm thiểu cạnh tranh gay gắt tại nơi làm việc.

Cuối cùng là nâng cao hiệu suất và hiệu quả khi làm việc nhóm: một tổ chức kinh
doanh khi thực hiện đúng đạo đức kinh doanh sẽ tạo nên một môi trường làm việc lành
mạnh, sạch sẽ, giúp các nhân viên trở nên cởi mở, hòa hợp với nhau hơn. Từ đó giúp tăng
năng suất và hiệu quả làm việc. Đồng thời việc này còn giúp nhân viên nhận ra được giá trị
của doanh nghiệp và muốn cống hiến cho doanh nghiệp lâu dài, thúc đẩy xu hướng phát
triển bền vững.

b) Vai trò của văn hóa doanh nghiệp.

Văn hóa doanh nghiệp là một hệ thống giá trị niềm tin và hành vi được chia sẻ bởi các
thành viên trong tổ chức thuộc một trong những phạm trù thuộc đạo đức kinh doanh và
doanh nghiệp cần phải thực hiện tốt nếu muốn phát triển bền vững.

Cocoon đã xây dựng được một hệ thống văn hóa doanh nghiệp với nhiều quy tắc chuẩn
mực đạo đức nơi làm việc. Thúc đẩy sự phát triển bền vững của tổ chức và mang lại nhiều
lợi ích cho tổ chức.

Đầu tiên, việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp với các quy tắc chuẩn mực giúp Cocoon
tạo ra một môi trường làm việc tích cực và không riêng gì Cocoon mà bất kỳ tổ chức kinh
doanh nào cũng vậy. Việc họ xây dựng văn hóa doanh nghiệp ít nhiều sẽ tạo ra một môi
trường làm việc tràn đầy năng lượng tích cực, nơi các nhân viên được đào tạo, tôn trọng,
thỏa sức sáng tạo. Và môi trường làm việc tích cực, năng động sẽ giúp nhân viên của họ
cảm thấy được thoải mái, tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả của công việc và giúp họ
trở nên muốn hợp tác làm việc lâu dài, gắn bó với công ty hơn.
Tiếp đến là sẽ thúc đẩy quá trình đổi mới sáng tạo. Từ lâu ngành mỹ phẩm, thời trang
luôn phụ thuộc không ít vào xu hướng của xã hội, những sản phẩm lỗi thời hay độc hại với
con người hay kể cả là quá trình sản xuất ảnh hưởng xấu đến môi trường đều sẽ bị đào thải
ngay lập tức, đặc biệt là với xu thế phát triển bền vững, bảo vệ môi trường như hiện nay. Vì
vậy Cocoon đã không ngừng sáng tạo đổi mới quy trình sản xuất để tạo ra các dòng sản
phẩm chay 100% từ thực vật để phù hợp với xu hướng hiện tại. Và văn hóa doanh nghiệp
góp phần không nhỏ trong sự thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong tư duy sản xuất, còn tạo điều
kiện cho các nhân viên của mình đưa ra ý tưởng mới và giải quyết vấn đề hiệu quả. Sự đổi
mới sáng tạo là một yếu tố quan trọng giúp Cocoon nói riêng và các doanh nghiệp nói
chung có lợi thế trên cuộc đua phát triển bền vững.

Kế đến là thu hút và giữ chân nhân tài. Văn hóa doanh nghiệp sẽ tạo nên một tập hợp
các quy tắc, giá trị mà nhân viên cũng đồng tình và hợp tác tin tưởng. Khi nhân viên cảm
thấy được những giá trị hợp tác này họ sẽ không ngần ngại chia sẻ, phát huy chúng. Ngoài
ra văn hóa doanh nghiệp còn tạo nên một môi trường làm việc năng động, tích cực, tin
tưởng lẫn nhau giữa các đồng nghiệp, hợp tác giúp đỡ phát triển giữa cấp trên và cấp dưới.
Điều này sẽ trở thành yếu tố tiên quyết của một công ty khi muốn giữ chân nhân viên của
mình. Và người lao động thường sẽ có xu hướng tìm kiếm công việc tại một tổ chức có văn
hóa doanh nghiệp tích cực và phù hợp với giá trị phát triển của bản thân

Cuối cùng, việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp giúp nâng cao hiệu quả hoạt động.
Như đã nêu ở trên việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp sẽ tạo nên một môi trường làm việc
tích cực, năng động, lành mạnh, hợp tác và tin tưởng lẫn nhau. Thúc đẩy quá trình đổi mới,
tự do sáng tạo của nhân viên, điều này sẽ làm tăng hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp,
tăng hiệu quả của các hoạt động từ quản trị, sản xuất đến bán hàng và tiêu thụ sản phẩm.

Văn hóa doanh nghiệp là yếu tố quan trọng mà Cocoon đã xây dựng và phát triển trong
thời gian qua. Họ cần xác định rõ giá trị cốt lõi của mình để xây dựng văn hóa doanh
nghiệp xoay quanh nó và tích cực phát huy chúng nếu muốn chạy đua trên con đường phát
triển bền vững.

c) Vai trò của CSR trong sự phát triển bền vững của Cocoon.
Cocoon ngay từ khi thành lập vào năm 2016 đã bắt kịp xu hướng phát triển bền vững,
minh chứng là các sản phẩm của họ đều thân thiện với môi trường và có nguyên liệu hoàn
toàn từ thực vật. Họ tích cực đóng góp vào các hoạt động trách nhiệm xã hội và mang lại
lợi ích cho xã hội. Tuy nhiên thì Cocoon cũng nhận được những lợi ích từ việc tích cực
hoạt động trách nhiệm xã hội đóng góp cho cộng đồng. Điển hình như việc thúc đẩy phát
triển bền vững, giúp họ giảm thiểu những tác động xấu đến môi trường xung quanh góp
phần bảo vệ môi trường, tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh và phát triển bền vững.
Tiếp đến là giúp nâng cao uy tín của thương hiệu, CSR của Cocoon giúp thương hiệu mỹ
phẩm này xây dựng được hình ảnh trong mắt người tiêu dùng và các đối tác của họ. Và tất
nhiên việc này sẽ ảnh hưởng đến tư duy, hành vi của họ khi chúng ta hay bất kỳ ai đều sẽ
muốn sử dụng một sản phẩm của thương hiệu có uy tín và tiếng vang đúng không?. Việc
này còn giúp họ thu hút được khách hàng và giữ chân được các đối tác quan trọng.

6. Kết luận

Nhìn chung đạo đức kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp hay CSR của một công ty đều
sẽ có các vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển bền vững của tổ chức kinh doanh
với các vai trò chủ chốt như tạo dựng uy tín kinh doanh, thu hút và giữ chân khách hàng,
nhân viên hay đối tác, nâng cao hiệu quả công việc. Ngoài ra còn tạo dựng nên một môi
trường làm việc tích cực năng động thúc đẩy quá trình đổi mới, sáng tạo trong tư duy của
nhân viên. Từ đó tạo được sự phát triển bền vững bên trong tổ chức.

Tài liệu tham khảo

https://www.pace.edu.vn/tin-kho-tri-thuc/dao-duc-kinh-doanh-la-gi#dao-duc-kinh-
doanh-la-gi

https://www.cocoonvietnam.com/

You might also like