You are on page 1of 23

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

BÀI THẢO LUẬN:

KINH DOANH QUỐC TẾ


Đề tài:
PHÂN TÍCH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP
HONDA

Giáo viên hướng dẫn: Phan Thu Trang


Nhóm thực hiện : 07
Mã lớp học phần : 2319ITOM1311

Hà Nội, 2023
BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CÁC THÀNH VIÊN

STT Họ và tên Mã SV Lớp Nhiệm vụ


61 Trần Thị Mai 20D170209 K56N4 Nội dung II (2.3.5 + 2.3.6) +
Sửa nội dung Word
62 Đoàn Nhật Minh 20D170030 K56N1 Nội dung II (2.3.7 + 2.4.1 +
2.4.2)
63 Nguyễn Thị Hà My 20D170210 K56N4 Nội dung làm pp
64 Hoàng Nguyễn Thanh Nhàn 20D170212 K56N4 Nội dung thuyết trình + Sửa
nội dung Word
65 Nguyễn Bá Thanh Nhàn 20D170272 K56N5 Nội dung II (2.3.1 + 2.3.2)
66 Đỗ Xuân Nhi 20D170093 K56N2 Nội dung III
67 Tống Thị Kiều Nhi 20D170213 K56N4 Nội dung Lời mở đầu + I +
(Nhóm trưởng) Kết luận + Tổng hợp Word +
Sửa nội dung Word
68 Nguyễn Thị Nhung 20D170214 K56N4 Nội dung II (2.1.1 + 2.1.2 +
2.2.1)
69 Đỗ Quỳnh Nương 20D170091 K56N2 Nội dung II (2.3.3 + 2.3.4)
70 Hà Quý Phương 20D170156 K56N3 Nội dung II (2.2.2 + 2.2.3 +
2.2.4)
PHỤ LỤC

No table of contents entries found.

LỜI MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong một thế giới công nghệ thông tin ngày càng phát triển, xu hướng toàn cầu hóa,
quốc tế hóa trở thành một tất yếu khách quan, mối quan hệ giữa các nền kinh tế ngày càng
mật thiết và gắn bó, hoạt động giao lưu thương mại giữa các quốc gia ngày càng phát triển
mạnh mẽ thì sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cũng ngày càng gay gắt. Trước đây, các
công ty dùng biện pháp đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm, nâng cao chất lượng hàng hóa làm
biện pháp cạnh tranh hữu hiệu để giành lợi thế trên thương trường. Hiện nay, các công ty
chú ý tới việc củng cố hình ảnh, nâng cao uy tín, phát triển thương hiệu thông qua việc xây
dựng văn hóa doanh nghiệp, đạo đức kinh doanh là một giải pháp đang được áp dụng và
bước đầu đem lại hiệu quả tích cực. Các doanh nghiệp muốn khẳng định được thương hiệu
trên thị trường thì điều mà họ hướng tới bây giờ là việc thực hiện tốt Trách nhiệm xã hội
doanh nghiệp (CSR – Corporate Social Responsibility).
Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đang là xu thế lớn mạnh trên thế giới, trở thành một
yêu cầu “mềm” đối với các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập, nhưng ở Việt Nam vấn
đề này vẫn còn khá mới mẻ và chưa được các doanh nghiệp quan tâm đúng mức. Hàng loạt
các vụ việc vi phạm môi trường, vi phạm quyền lợi người lao động, xâm phạm lợi ích người
tiêu dùng… nghiêm trọng đã và đang khiến cộng đồng bức xúc và mất dần lòng tin vào các
doanh nghiệp. Từ đó, các doanh nghiệp Việt Nam nhận thức sâu sắc hơn về lợi ích thực hiện
Trách nhiệm xã hội mang lại cho các doanh nghiệp là cần thiết trong bối cảnh đất nước ta
hiện nay. Doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội là góp phần nâng cao lợi nhuận cho
doanh nghiệp như nhận được nhiều đơn đặt hàng hơn, và cũng là biện pháp quảng cáo cho
tên tuổi của doanh nghiệp đó.
Vì vậy, ý thức được vấn đề này các doanh nghiệp đã chú trọng tới việc đưa CSR vào
hoạt động kinh doanh của mình, điển hình như doanh nghiệp Honda. Qua các năm phát triển
doanh nghiệp Honda đã thể hiện được vị thế của mình và luôn quan tâm tới việc đưa CSR
vào hoạt động kinh doanh của mình không những tại Việt Nam mà trên toàn thế giới. Do đó,
chúng tôi quyết định chọn đề tài “Phân tích trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Honda” để
nghiên cứu.

I. PHÂN TÍCH CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI


1. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
1.1 Khái niệm và bản chất
1.1.1. Khái niệm của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong tiếng Anh là Corporate Social
Responsibility được viết tắt là CSR. Mỗi tổ chức, công ty, chính phủ nhìn nhận CSR dưới
những góc độ và quan điểm riêng, phụ thuộc vào điều kiện, đặc điểm và trình độ phát triển
của mình.
Theo quan điểm của chúng tôi, khái niệm CSR được Nhóm phát triển kinh tế tư nhân
của Ngân hàng thế giới đưa ra là đầy đủ và toàn diện. Theo đó, “CSR là sự cam kết của
doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua những việc làm
nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và các thành viên trong gia đình họ; cho
cộng đồng và toàn xã hội, theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung
của xã hội”.
1.1.2. Bản chất của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp
Trên thực tế, chúng ta hay nhìn trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp chỉ trên bề nổi,
tức là các hoạt động từ thiện, các chiến dịch mang tính thiện nguyện của doanh nghiệp mà
thường ít để ý đến những vấn đề khác trong nội hàm hoạt động trách nhiệm xã hội như: chế
độ đối với người lao động, môi trường, chất lượng, sự an toàn trong sản phẩm, dịch vụ của
doanh nghiệp…
Các doanh nghiệp có thể thực hiện trách nhiệm xã hội của mình bằng cách đạt một
chứng chỉ quốc tế hoặc áp dụng những bộ quy tắc ứng xử. Trách nhiệm xã hội là nghĩa vụ
mà một doanh nghiệp phải thực hiện đối với xã hội. Có trách nhiệm với xã hội là tăng đến
mức tối đa các tác dụng tích cực và giảm tối thiểu các hậu quả tiêu cực đối với xã hội, có lợi
cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội
1.2 Cách tiếp cận về trách nhiệm xã hội
1.2.1. Tiếp cận theo mô hình trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với các bên liên
quan (The stakeholder approach to CSR).
Từ đầu những năm 1980 đã có một số nhà nghiên của đề xuất mới hình cách tiếp cận
trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với các bên liên quan, điển hình như Jone (1980) cho
rằng doanh nghiệp cần thực hiện trách nhiệm đối với xã hội và những bên liên quan đến
hoạt động cần doanh nghiệp. Cụ thể, trách nhiệm của doanh nghiệp cần được mở rộng đối
với người lao động, khách hàng nhà cung cấp và cộng đồng. Năm 1984, Freeman đã hoàn
thiện hơn cách tiếp cận về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và đề xuất mô hình trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp đồi với các bên liên quan.
Theo cách tiếp cận của mô hình này, doanh nghiệp cần thực hiện trách nhiệm với các
bên liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm: những người lao động làm việc
cho doanh nghiệp, các và đông, khách hàng, nhà cung cấp, cộng đồng và môi trường.

Mô hình trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với các bên liên quan

- Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với người lao động: được thể hiện ở những
cam kết và hành động của doanh nghiệp trong việc đảm bảo môi trường làm việc an toàn và
bảo vệ sức khỏe của người lao động. đảm bảo mức sống của người lao động, tạo điều kiện
cho người lao động phát triển kỹ năng nghề nghiệp, đảm bảo chất lượng lao động và công
bằng xã hội.
- Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với cổ đông: được thể hiện ở những cam
kết và hành động của doanh nghiệp trong việc đảm bảo quyền và lợi ích của cổ đông, đảm
bảo công khai minh bạch thông tin đối với cổ đông, củng cố và duy trì mối quan hệ giữa
doanh nghiệp với cổ đông và các nhà đầu tư.
- Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với khách hàng: là sự the hiện cam kết và
những hành động của doanh nghiệp trong việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ có chất lượng và
đảm bảo an toàn đối với khách hàng, công bố đầy đủ và trung thực các thông tin liên quan
sản phẩm và dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp, đảm bảo quyền và lợi ích của khách hàng
khi tiêu dùng sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp, đảm bảo giữ bí mật thông tin của
khách hàng và không sử dụng thông tin của khách hàng một cách bất hợp pháp....
- Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với đối tác, nhà cung cấp: là trách nhiệm
của doanh nghiệp trong việc đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà cung cấp, các
đối tác của doanh nghiệp, đảm bảo thực hiện các giao dịch dựa trên những chuẩn mực khách
quan, công bằng duy trì mối quan hệ với nhà cung cấp trên cơ sở tin cậy, trung thực và minh
bạch hóa thông tin;...
- Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với cộng đồng: là sự cam kết và hành động
của doanh nghiệp trong việc thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng, tham gia vào việc phát
triển văn hóa, đào tạo các thế hệ tương lai, làm tăng phúc lợi xã hội cho cộng đồng, tạo việc
làm và nâng cao mức sống của người dân, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ và nâng
cao kỹ năng làm việc.... Doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội với cộng đồng là việc
doanh nghiệp đang thực hiện tất cả những hoạt động với tư cách là một công dân tốt góp
phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng.
- Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với môi trường: là việc doanh nghiệp thực
hiện các hành động để bảo vệ môi trường sống và duy trì hệ sinh thái, không thực hiện các
hoạt động gây ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu, làm cạn kiệt tài nguyên, làm phá vỡ
câu bằng hệ sinh thái,...
Đây là cách tiếp cận được nhiều nhà nghiên cứu ủng hộ và được các doanh nghiệp vận
dụng để khẳng định nội dung cam kết trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, có một số quan điểm cho rằng:
- Cách tiếp cận này không làm nổi bật trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc thực
hiện các quy định pháp lý cũng như những chuẩn mực đạo đức trong hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp
- Doanh nghiệp không dễ dàng vừa thực hiện tốt trách nhiệm với khách hàng, cổ đông
lại vừa thực hiện tốt trách nhiệm với nhà cung cấp hay bảo vệ môi trường.
1.2.2. Vai trò trách nhiệm xã hội doanh nhân đối với doanh nghiệp kinh doanh quốc tế
- Góp phần giảm chi phí và tăng năng suất: Một doanh nghiệp có thể tiết kiệm được
chi phí sản xuất nhờ đầu tư, lắp đặt các thiết bị mới. Chi phí sản xuất và năng suất lao động
phụ thuộc chặt chẽ vào hệ thống quản lý nhân sự. Một hệ thống quản lý nhân sự hiệu quả
cũng giúp doanh nghiệp cắt giảm chi phí và tăng năng suất lao động đáng kể. Chế độ lương,
thưởng hợp lý, môi trường lao động sạch sẽ và an toàn, các cơ hội đào tạo và chế độ bảo
hiểm y tế và giáo dục đều góp phần giảm tỷ lệ nhân viên nghỉ, bỏ việc, do đó giảm chi phí
tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới. Tất cả cái đó góp phần giảm chi phí sản xuất, tăng
năng suất lao động.
- Khẳng định thương hiệu của mình trong xã hội: Thực hiện tốt trách nhiệm xã hội
doanh nghiệp sẽ giúp nâng cao uy tín của doanh nghiệp, doanh nhân từ đó doanh nghiệp sẽ
được hưởng nhiều lợi nhuận kinh tế.
- Giúp điều chỉnh hành vi chủ thể kinh doanh: Trách nhiệm xã hội cũng là cam kết đạo
đức của giới kinh doanh về sự đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội. Cải thiện tình hình
tài chính, giảm chi phí hoạt động, nâng cao uy tín, quản lý rủi ro, thúc đẩy cam kết với
người lao động, quan hệ tốt với chính phủ và cộng đồng, tăng năng suất,…
- Góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp: Trách nhiệm xã hội có mối liên hệ tích
cực đến lãi đầu tư, tài sản và mức tăng doanh thu. Tạo cơ sở thành công cho tất cả các hoạt
động kinh doanh quan trọng: ggiảm thiểu chi phí sản xuất thông qua các phương pháp sản
xuất an toàn, tiết kiệm.
- Thu hút nguồn lao động giỏi: Lao động có năng lực là yếu tố quyết định năng suất và
chất lượng sản phẩm.

II. TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP HONDA


2.1. Lịch sử hình thành và phát triển doanh nghiệp Honda
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Honda tòan cầu
Thương hiệu Honda được sáng lập bởi Soichiro Honda. Ông sinh ngày 17/11/1906 tại
Yamahigashi, làng Komyo (nay là Tenryu).
- Giai đoạn khởi nghiệp của Honda:
+ Năm 1946, Soichiro Honda mua lại một nhà máy cũ đã bị tàn phá bởi chiến tranh để
đặt những viên gạch đầu tiên của đế chế Honda.
+ Năm 1947, chiếc xe máy đầu tiên do Soichiro Honda chế tao chính thức ra mắt
khách hàng Nhật Bản. Mẫu xe ngay lập tức trở thành cơn sốt và bán “đắt như tôm tươi" bởi
nhu cầu cực kỳ lớn.
+ Tháng 9/1948, Soichiro Honda chính thức thành lập công ty Honda Motor và sản
phẩm đầu tiên của công ty chính là chiếc Cub huyền thoại. Xe máy Club nhanh chóng thu
hút được các chị em phụ nữ, đây cũng chính là mẫu xe đầu tiên của Honda được xuất khẩu
sang Mỹ.
+ Năm 1959, Honda Motor chính thức có văn phòng tại Mỹ và sau đó là hàng loạt các
thị trường khác như Đức, Pháp, Bỉ, Anh, Australia và Canada. Trong thập niên 60, Honda
bỗng trở thành một hiện tượng trong ngành công nghiệp sản xuất xe máy.
- Honda lấn sân sang lĩnh vực sản xuất ô tô:
+ Năm 1960, Honda lấn sân sang sản xuất ô tô nhưng phải đến năm 1973, hãng mới
cho ra mắt sản phẩm đầu tiên mang tên Civic sử dụng động cơ CVCC.
+ Accord là sản phẩm thứ 2 ra mắt vào năm 1976 và cũng mang lại thành công vang
dội cho Honda.
- Honda thành lập thương hiệu xe sang Acura:
+ Năm 1984, Honda đã thành lập một thương hiệu hạng sang Acura và thị trường đầu
tiên mà Honda nhằm đến chính là Mỹ.
+ Tính đến tháng 6/1987, thương hiệu Acura giao đến tay khách hàng Mỹ hơn 100.000
xe. Vì thế Honda luôn tự hào khi nhắc đến Acura thời điểm bây giờ.
- Honda ở thời điểm hiện tại:
Đến thời điểm hiện tại, Honda đã có mặt tại 33 quốc gia với hơn 129 cơ sở và khả
năng cung ứng ra thị trường 20 triệu xe bao gồm cả ô tô và xe máy. Riêng với mảng xe máy,
Honda đang dẫn đầu cả thế giới.
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Honda Việt Nam
Honda Việt Nam (HVN) thành lập năm 1998 trụ sở tại Phúc Thắng, Phúc Yên, Vĩnh
Phúc là công ty liên doanh gồm 3 đối tác: Công ty Honda Motor (Nhật Bản – 42%), công ty
Asian Honda Motor (Thái Lan) và Tổng công ty Máy Động lực và Máy Nông nghiệp Việt
Nam. Mục tiêu trở thành một công ty được xã hội mong muốn tồn tại bằng việc mang đến
cho khách hàng những sản phẩm xe máy với chất lượng hàng đầu, an toàn, thời trang, với
giá cả hợp lý vượt trên cả sự mong đợi của khách hàng, đồng thời, thỏa mãn tốt nhất khách
hàng bằng các hệ thống dịch vụ.
Honda Việt Nam là công ty dẫn đầu ngành công nghiệp xe máy Việt Nam với tổng
vốn đầu tư lên hơn 400 triệu USD, sản lượng lên 1,5 triệu xe/ năm. Đây là dòng sản phẩm
xe máy được khách hàng yêu mến nhất với giải thưởng “tin và dùng” do độc giả của Thời
báo Kinh tế Việt Nam (2006), Hàng Việt Nam chất lượng cao trong 9 năm, giải thưởng
Rồng Vàng trong 6 năm liên tiếp, dẫn đầu xuất khẩu 2002-2007, vinh dự trở thành nhà sản
xuất xe máy duy nhất đạt danh hiệu “Doanh nghiệp xuất khẩu xuất sắc 2006” và đón nhận
danh hiệu doanh nghiệp xuất khẩu uy tín 2007 do Bộ Công Thương trao tặng. Đây là doanh
nghiệp đi đầu trong các hoạt động An toàn giao thông và đóng góp xã hội. Honda Việt Nam
đã 2 lần vinh dự được UBATGT quốc gia trao tặng bằng khen vì đã có thành tích to lớn
trong công tác an toàn giao thông.
Tháng 3 năm 2015, Honda Việt Nam chính thức nhận được giấy phép của Bộ Kế
Hoạch và Đầu tư cho phép sản xuất lắp ráp ô tô tại Việt Nam – đánh dấu cột mốc lịch sử
quan trọng trong sự phát triển của công ty.
Bắt đầu hoạt động kinh doanh ô tô từ năm 2006, chỉ sau hơn 1 năm, Honda Việt Nam
đã xây dựng thành công nhà máy, mạng lưới đại lý, các chương trình đào tạo bán hàng, dịch
vụ, lái xe an toàn cho nhân viên các đại lý và ra mắt mẫu xe đầu tiên là Honda Civic vào
tháng 8 năm 2006. Không ngừng nỗ lực để đa dạng hóa sản phẩm, mẫu xe Honda CR-V tiếp
tục được Honda Việt Nam giới thiệu vào tháng 12 năm 2018 và Honda City vào tháng 6
năm 2013. Ngoài những dòng xe sản xuất trong nước, Honda Việt Nam còn nhập khẩu thêm
các mẫu xe sedan và mẫu xe đa dụng cao cấp. Tính đến nay, Honda Việt Nam đã cung cấp
cho thị trường ô tô Việt Nam 3 dòng xe phục vụ cho các nhu cầu sử dụng đa dạng của khách
hàng.
2.2. Trách nhiệm xã hội của Honda toàn cầu
2.2.1 Hoạt động giáo dục
Dựa trên sứ mệnh hỗ trợ thanh thiếu niên và giáo dục khoa học, Quỹ Honda Hoa Kỳ
(AHF) đã trao các khoản tài trợ với tổng trị giá hơn 1,5 triệu đô la cho 29 tổ chức phi lợi
nhuận trên khắp Hoa Kỳ vào năm 2020. Ngoài ra, là một phần của cam kết 5 năm trị giá 2,5
triệu đô la, Quỹ tiếp tục hỗ trợ Sáng kiến hợp tác dành cho thanh niên da màu STEM/
STEAM của mình tại California.
Do diễn biến phức tạp của dịch Covid 19, Honda tổ chức chương trình giáo dục cho trẻ
em thông qua bài giảng video cho phép người học tự học bằng cách sử dụng các thiết bị
máy tính bảng và TV. Trong tương lai, Honda sẽ tiếp tục đẩy mạnh số hóa các chương trình
nhằm nâng cao giáo dục trực tuyến. Hàng năm, Honda chi tới hang chục triệu đô la cho hoạt
động giáo dục trên thế giới. Các hoạt động được tổ chức tại khắp nơi trên thế giới nhằm
giúp mọi người có được sự hiểu biết đúng đắn và cuộc sống tốt đẹp hơn.
2.2.2 Hoạt động an toàn giao thông
Honda nỗ lực vì một xã hội an toàn giao thông bằng cách cải tiến công nghệ và đưa ra
các hoạt động giáo dục hiệu quả. Để đưa công nghệ tiên tiến vào cuộc sống hàng ngày,
Honda đã thiết kế những chiếc xe gắn máy mang lại sự an toàn cho mọi người kể cả lái xe
cũng như người đi bộ đồng thời không ngừng nâng cao an toàn giao thông thông qua các
chương trình giáo dục và huấn luyện phù hợp với nguyện vọng của người dân địa phương.
Honda tổ chức các lớp học về an toàn giao thông cho các em nhỏ bởi một trong những ưu
tiên hàng đầu của Honda là bảo vệ trẻ em khỏi những tai nạn giao thông. Chương trình được
tổ chức rộng rãi khắp Nhật Bản, bắt đầu ở Tokyo vào năm 1999 sau đó mở rộng ra các địa
phương khác nơi Honda có nhà máy như Suzuka và Hamamatsu (2003), Kumamoto và
Tochigi (2004) và không ngừng mở rộng trong các năm tiếp theo. Chỉ tính riêng năm 2008,
chương trình đã đến thăm 641 trường mầm non và các nhà trẻ ở Nhật Bản. Với những bài
học lý thuyết và thực hành về an toàn giao thông đường bộ thú vị trong chương trình An
toàn giao thông đã đem lại cho các bạn nhỏ thật nhiều niềm vui. Với mục tiêu vì sự an toàn
cho người lái xe, Honda đã không ngừng mở rộng các hoạt động giáo dục lái xe an toàn cho
khách hàng và dân cư địa phương ở các quốc gia. Hiện nay, Honda đã thiết lập được 33
trung tâm lái xe an toàn trên toàn thế giới, trong đó riêng ở Nhật Bản đã có tới 8 trung tâm.
Con số này sẽ tiếp tục được tăng lên đáng kể trong thời gian tới.
2.2.3 Hoạt động bảo vệ môi trường
Honda luôn tiên phong tích cực trong vấn đề bảo vệ môi trường. Từ việc nghiên cứu
và phát triển cho tới sản xuất và tiêu thụ, và từ phân phối, bán hàng cho tới các hoạt động
của các phòng ban, Honda đều rất chú trọng tới môi trường. Với mong muốn tồn tại hoà hợp
với cộng đồng địa phương và bảo vệ môi trường tự nhiên sẽ trở thành hoạt động mang tính
toàn cầu, Honda đã thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường trên khắp thế giới. Hợp tác
cùng Quỹ bảo tồn thiên nhiên ở Ohio, Mỹ để bảo vệ những khu rừng, con sông ở xung
quanh khu vực hoạt động của Honda với những hoạt động cụ thể như: kiểm tra đất, quản lý
chất lượng nước, nghiên cứu và bảo tồn thiên nhiên. Đây được coi là những hoạt động được
ưu tiên của Honda trong công tác bảo vệ môi trường thiên nhiên. Làm sạch bờ biển là dự án
đang được Honda rất chú trọng và tích cực trong công tác thực hiện. Chiếc máy làm sạch bờ
biển được Honda thiết kế với ước muốn bảo vệ những bãi biển sạch đẹp cho thế hệ tương
lai.
Vào năm 2006, chiếc máy làm sạch bờ biển đã được đưa vào sử dụng và các hiệp hội
của tập đoàn Honda đã tham gia rất tích cực đồng thời phối hợp chặt chẽ cùng người dân địa
phương trong chương trình làm đẹp bờ biển ngay từ lần đầu tiên. Và sau đó, chương trình
làm sạch bờ biển đã được triển khai ở các khu vực Honda hoạt động trên khắp đất nước
Nhật Bản. Với nguyện vọng mang lại cho sa mạc sự sống, Dự án trồng cây gây rừng đã
được thực hiện trên sa mạc Korchin ở Trung Quốc. Honda đã bắt đầu dự án này từ năm
2000 để khôi phục lại sự sống cho sa mạc và khuyến khích sự tham gia của người dân địa
phương đồng thời phổ biến cho họ những kiến thức về trồng cây gây rừng. Sau 8 năm thực
hiện dự án, đã có hơn 80.000 cây được trồng và những cây bạch đàn được trồng trong
những năm đầu tiên thì bây giờ đã cao khoảng 7-8 m. Dự án này đã nhận được sự ủng hộ
nhiệt tình của người dân địa phương và nhanh chóng được phát triển sang những khu vực
xung quanh.
Ở NewZealand, khách hàng của Honda cũng được góp một phần vào nỗ lực của
Honda cho một môi trường trong sạch. Cứ mỗi chiếc xe ô tô của Honda được bán ra thì
Công ty sẽ ủng hộ vào Quỹ cây xanh Honda 10 cây xanh. Chương trình bắt đầu từ năm
2004 nhằm phục hồi cân bằng sinh thái bằng cách kiểm soát nguồn nước, chống xói mòn và
bảo vệ những dòng sông, con suối.Trong 4 năm qua, đã có 329.000 cây được Quỹ cây xanh
Honda trồng và Công ty Honda đã xây dựng được mối quan hệ gần gũi với khách hàng
không chỉ dừng lại ở sản phẩm và dịch vụ của công ty.
2.2.4 Hoạt động đóng góp cho cộng đồng
Kể từ ngày thành lập, Honda luôn tâm niệm về sự cùng tồn tại và hợp tác hoà hợp bởi
vì khi đó sự mở rộng hoạt động của Honda sẽ mang đến cho Honda sự gắn kết với nhiều
cộng đồng dân cư và nhiều đất nước.
Người sáng lập của Honda- ông Soichiro Honda đã có mong ước được mang lại cho
những người khuyết tật cơ hội làm việc và dự án Honda Sun được thành lập vào năm 1981
với vai trò là một bộ phận đặc biệt của Công ty Honda nhằm tạo điều kiện cho người khuyết
tật được làm việc và giúp họ hoà nhập hơn với xã hội và thực hiện mơ ước của mình. Ngoài
cơ hội làm việc, họ còn tham gia vào các hoạt động thể thao và tham gia thi đấu quốc tế
dưới sự giúp đỡ của câu lạc bộ vận động viên Honda (The Honda Athlete Club). Bên cạnh
đó, Hiệp hội Honda Sun còn đến thăm các trường dành cho trẻ em khuyết tật tại địa phương
và mang đến cho các em cơ hội được sáng tạo nên những con rô- bốt ASIMO trong chương
trình Dream Hands để các em có được niềm vui trong cuộc sống.
Hiệp hội Honda Pháp và Tây Ban Nha đã tổ chức tặng 101 chiếc xe đạp cho những hộ
gia đình nghèo ở Châu Phi với hy vọng sẽ giúp họ cải thiện cuộc sống. Hiệp hội này rất tích
cực trong việc quyên góp từ thiện và tự hào được đóng góp cho sự phát triển của xã hội.
2.3. Trách nhiệm xã hội của Honda tại Việt Nam
2.3.1 Trách nhiệm xã hội đối với cổ đông
Các thành viên góp vốn sẽ tham dự họp Hội đồng thành viên, thảo luận, kiến nghị,
biểu quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên. Doanh nghiệp chia lợi
nhuận tương ứng với phần góp vốn của từng cá nhân khi công ty đã nộp đủ thuế và hoàn
thành các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.Các thành viên góp vốn sẽ
được ưu tiên góp thêm vốn vào công ty khi công ty tăng vốn điều lệ.Họ được định đoạt phần
vốn góp của mình bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ, tặng cho và cách khác
theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.
2.3.2 Trách nhiệm xã hội đối với nhà cung ứng
Mặc dù luôn đánh giá gắt gao về chất lượng sản phẩm và hệ thống quản lý nhưng
Honda luôn tạo cơ hội cho các nhà cung ứng làm việc một cách hiệu quả nhất, tổ chức các
hội nghị nhà cung cấp. Ví dụ như ngày 17/4/2014, PINACO vinh dự được nhận giải thưởng
“ 90 Ki Best Kaizen Cost Supplier Award” trong hội nghị nhà cung cấp diễn ra thường niên
của Honda tại Vĩnh Phúc. Giải thưởng này khẳng định PINACO là một trong những nhà
cung cấp ắc quy được Honda tín nhiệm. Mối quan hệ hợp tác giữa doanh nghiệp với nhà
cung ứng được thắt chặt hơn.Bên cạnh đó đến nay, trải qua 20 năm, Honda vẫn là một trong
các đối tác lớn nhất của công ty cổ phần nhựa Hà Nội (HPC). Và đến đầu năm 2019, HPC -
đơn vị thành viên của Tập đoàn An Phát Holdings chính thức được Honda lựa chọn trở
thành nhà cung ứng cho mảng sản xuất ô tô của hãng. Sau khi chính thức hợp tác với nhau
cả hai bên tuân thủ quy định hợp đồng, luôn trung thực và và thanh toán đầy đủ và đúng hạn
với những đơn hàng giao dịch giữa hai bên.
2.3.3 Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với công tác bảo vệ môi trường
Honda Việt Nam coi bảo vệ môi trường là trách nhiệm cốt lõi và lâu dài để tồn tại và
phát triển bền vững, cũng như để trở thành công ty được xã hội mong đợi. Với khẩu hiệu
“Cùng Honda gìn giữ màu xanh Việt Nam”, từ năm 2008, HVN triển khai thành công các
dự án trồng rừng tại hai tỉnh là Hòa Bình và Bắc Kạn.
Dự án Trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch (AR-CDM) tại tỉnh Hòa Bình (2008-
2025): Đây là dự án AR-CDM đầu tiên tại Việt Nam được Liên Hợp quốc công nhận vào
tháng 4 năm 2009. Tổng diện tích rừng được tái tạo trong khuôn khổ dự án là 319 ha tại hai
xã Xuân Phong và Bắc Phong, huyện Cao Phong thuộc tỉnh Hòa Bình.
Trong khuôn khổ dự án, HVN hỗ trợ tài chính 3,5 tỷ đồng. Dự kiến dự án sẽ hấp thụ
khoảng 41.000 tấn khí Carbon dioxide trong vòng 16 năm.
Dự án Trồng rừng sản xuất tại thị xã Bắc Kạn (2013-2023): Dự án do Sở Nông nghiệp
& Phát triển Nông thôn Bắc Kạn xây dựng dưới sự tư vấn kỹ thuật của Cơ quan Hợp tác
Quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam. Dự án tiến hành trồng rừng phủ xanh 495,6 ha rừng
sản xuất tại 2 xã Nông Thượng và Xuất Hóa, thị xã Bắc Kạn. HVN là nhà tài trợ duy nhất
với kinh phí 4,9 tỷ đồng. Dự án ước tính sẽ thu được 73.500 m3 gỗ mang lại lợi nhuận
khoảng 50 tỷ đồng. Các hộ dân tham gia dự án sẽ được hưởng lợi 100% từ việc bán sản
phẩm gỗ sau khi thu hoạch.
Nằm trong chuỗi hoạt động vì môi trường của Honda Việt Nam phải kể đến là cuộc thi
“Lái xe sinh thái – Tiết kiệm nhiên liệu Honda”(Honda Eco Mileage Challenge – EMC).
Sau 6 lần tổ chức tại Việt Nam với khẩu hiệu “Bạn có thể đi được bao nhiêu km chỉ với 1 lít
xăng?”, cuộc thi được xem là một sân chơi ý nghĩa nhằm gia tăng nhận thức của các bạn trẻ
về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường. Thành tích mới nhất đạt được năm 2015 là
2.109,512 km/lít với 147 đội tham gia – những con số kỷ lục kể từ khi cuộc thi chính thức
được phát động. Song song với hoạt động sản xuất và kinh doanh, HVN cũng chú trọng đến
việc giảm thiểu lượng khí thải CO2 ra không khí bằng việc thiết lập hệ thống quản lý vòng
đời khí thải cũng như chuyển đổi phương thức vận tải. Nhờ đó, trong năm qua, chúng tôi đã
giảm được 1% khí thải CO2 trong nhà và 1% khí thải ngoài trời nhờ vào hệ thống quản lý
vòng đời CO2 chặt chẽ tại công ty và ở các nhà cung cấp của Honda Việt Nam và 3,05% khí
thải CO2 nhờ vào việc chuyển đổi phương thức vận tải từ xe tải sang tàu lửa hoặc tàu thủy.
Cuối cùng, trong suốt 20 năm có mặt tại thị trường Việt Nam, Honda luôn cho thấy sự có
mặt kịp thời và tích cực của mình trong đời sống mỗi người dân.
2.3.4 Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với người lao động
Với hơn 10 nghìn lao động, Công đoàn Honda VN luôn nhận được sự quan tâm chỉ
đạo sát sao, kịp thời của công đoàn cấp trên cơ ở trong việc chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp, chính đáng cho người lao động. Ban lãnh đạo Công ty luôn năng động trong kinh
doanh, đội ngũ cán bộ, công nhân, lao động trong Công ty phần lớn có năng lực chuyên
môn vững vàng và tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Sự tăng trưởng trong hoạt
động sản xuất kinh doanh của Công ty góp phần nâng cao đời sống của người lao động, tạo
sự yên tâm trong lao động, hoàn thành tốt các kế hoạch đề ra.
Công đoàn Công ty đã tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự phối hợp của
các cấp chính quyền và các ngành chức năng trong việc lãnh đạo, tạo điều kiện cho công
đoàn cơ sở được thành lập và hoạt động có hiệu quả; đẩy mạnh công tác phối hợp, thanh tra,
kiểm tra trong thực hiện các chế độ, chính sách đối với người lao động.
Bên cạnh đó, Công đoàn Công ty tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức cho
người lao động và người sử dụng lao động về những quy định của pháp luật lao động và
công đoàn, vai trò của công đoàn trong doanh nghiệp; tổ chức các phong trào đem lại lợi ích
thiết thực cho người lao động, đồng thời góp phần phát triển doanh nghiệp bền vững; chỉ
đạo xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở có chất lượng; đổi mới nội dung và hình thức
hoạt động theo hướng hiệu quả, thiết thực. Theo đó, Công đoàn Công ty đã xây dựng chính
sách quản lý nhân sự, dựa trên nền tảng triết lý của Honda: "Tôn trọng con người - Ba niềm
vui" với tinh thần tự chủ, bình đẳng và lòng tin; đồng thời thực hiện tốt các chính sách đối
với người lao động như: Chế độ hợp đồng lao động, các chế độ bảo hiểm, tiêu chuẩn hóa
chế độ lương, thưởng... Công đoàn Công ty thường xuyên phối hợp với chuyên môn tạo môi
trường lao động hài hòa, ổn định, đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
Công đoàn Công ty đã tiến hành thương lượng, ký kết những điều khoản có lợi cho
người lao động, như: Mỗi năm giảm một ngày làm việc, trợ cấp nhà, chính sách phát triển
nguồn nhân lực, xây dựng ký túc xá, trung tâm văn hóa Thể thao, mua bảo hiểm rủi ro cho
người lao động, chế độ bán xe máy, ô tô trả dài hạn, chế độ bảo lãnh tiền vay ngân hàng,
quỹ tiết kiệm gửi góp, các loại phụ cấp (phụ cấp chuyên cần, phụ cấp sức khỏe, trợ cấp nuôi
con nhỏ...); ban hành quy chế trao đổi thông tin định kỳ.
2.3.5 Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với cộng đồng
Ngay từ khi thành lập vào năm 1969, Honda Việt Nam đã hoạt động theo nguyên tắc
sự phát triển của công ty luôn gắn liền với việc đóng góp xây dựng cộng đồng. Honda Việt
Nam phấn đấu để trở thành một công dân tích cực của đất nước thông qua việc mang lại
niềm tin và an toàn cho người dân Việt Nam.
- Hoạt động an toàn giao thông:
Đối với Honda Việt Nam, An toàn giao thông luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu. Vì
vậy, Honda luôn nỗ lực thúc đẩy các hoạt động hướng dẫn lái xe cũng như tuyên truyền kiến
thức giao thông qua nhiều hình thức khác nhau. Nhằm góp phần nâng cao ý thức tham gia
giao thông giảm thiểu ùn tắc, tai nạn giao thông (TNGT) và xây dựng một xã hội giao thông
an toàn, văn minh, Honda Việt Nam luôn nỗ lực triển khai các hoạt động đào tạo kiến thức
ATGT và kỹ năng lái xe an toàn cho người dân toàn quốc. Song song đó thì Honda Việt
Nam còn phối hợp tăng cường tổ chức hiệu quả các hoạt động tập huấn, bồi dưỡng, nâng
cao kỹ năng lái xe mô tô phân khối lớn và ô tô dành cho các cán bộ chiến sĩ làm nhiệm vụ
đảm bảo trật tự an toàn giao thông thuộc Cục CSGT và Công an các tỉnh, thành phố, đồng
thời phối hợp đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả các hoạt động tuyên truyền và giao thông
dành cho học sinh, sinh viên, đoàn viên, người dân các địa phương trên phạm vi toàn quốc.
- Hoạt động từ thiện:
Trong hơn 20 năm có mặt tại Việt Nam, Honda luôn cho thấy sự có mặt kịp thời và
tích cực của mình trong đời sống mỗi người dân khi tiến hành nhiều hoạt động cộng đồng
như trao tặng xe cho lực lượng cảnh sát giao thông hay hỗ trợ các gia đình chính sách có
hoàn cảnh khó khăn, và đặc biệt là hoạt động từ thiện như ủng hộ đồng bào lũ lụt được triển
khai liên tục từ 2015 đến nay nhằm mục đích chia sẻ bớt những khó khăn, mất mát mà các
gia đình phải gánh chịu do thiên tai.
Ngày 12 năm 2017, đoàn công tác đã gặp gỡ và trao tận tay số tiền hỗ trợ cho từng hộ
gia đình. Theo đó, mỗi gia đình có người tử vong nhận hỗ trợ 3 triệu đồng/ 1 người; gia đình
có người bị thương nhận hỗ trợ 2 triệu đồng và mỗi hộ bị cuốn trôi hoàn toàn hoặc thiệt hại
nặng nề cũng nhận hỗ trợ 3 triệu đồng/hộ. Tổng số tiền hỗ trợ tại Sơn La là hơn 600 triệu
đồng. Trước đó, ngày 12 tháng 8, đồng hành cùng đoàn công tác của Bộ Giao thông vận tải,
dẫn đầu là bộ trưởng Trương Quang Nghĩa, cùng với Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia,
HVN cũng đã đến thăm và chia sẻ khó khăn với đồng bào huyện Mường La, tỉnh Sơn la. Tại
đây HVN đã trao tặng tượng trưng số tiền 1 tỷ đồng hỗ trợ người dân các tỉnh Sơn La, Lai
Châu và Yên Bái.
- Hỗ trợ giáo dục:
Có thể nói hỗ trợ giáo dục là ưu tiên hàng đầu trong các hoạt động xã hội của Công ty
Honda Việt Nam. Ngay từ đầu thành lập, Công ty đã triển khai rất nhiều chương trình hỗ trợ
cho giáo dục như: tài trợ động cơ, xe máy dùng làm giáo cụ đào tạo cho các trường kỹ thuật
và dạy nghề trên toàn quốc…Những nỗ lực không ngừng nghỉ của Honda Việt nam để đóng
góp một phần nhỏ bé vào sự phát triển của nền giáo dục nước nhà. Bên cạnh đó, Honda Việt
Nam cũng đã trao tặng các Quỹ học bổng khuyến học của các địa phương. Mở đầu tại tỉnh
Thái Bình từ tháng 4/2006, sau hơn 7 tháng, Ngày hội Honda đã đến với 12 tỉnh, thành phố
trên cả nước. Nơi nào đi qua cũng ghi lại những dấu ấn và những kỷ niệm, những tình cảm
gắn bó, khó quên đối với những người làm chương trình cũng như người dân địa phương.
Trong năm 2006, Honda Việt Nam trao tặng Quỹ khuyến học Honda Vĩnh Phúc trị giá 220
triệu đồng cho các em học sinh giỏi và học sinh nghèo vượt khó của tỉnh Vĩnh Phúc.
2.3.6 Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng
- Tạo ra những sản phẩm giá tốt nhất, giá thành hợp lí: Hiện tại Honda đang bán hớn
16 mẫu xe máy tại Việt Nam, với dải phân khúc đa dạng tự 18 triệu- 270 triệu đồng. Với giá
thành hợp lí phù hợp với túi tiền của người Việt Nam nên Honda thu hút rất nhiều khách
hàng.
- Mẫu mã đa dạng: Hơn 16 mẫu xe máy và hãng ô tô Honda trên thị trường Việt Nam
cũng rất phổ biến với 7 dòng xe khác nhau giúp khách hàng có nhiều sự lựa chọn. Với ba
nhà máy sản xuất quy mô lớn mỗi năm doanh nghiệp bán được 3 triệu xe máy/ năm và 10
nghìn ô tô /năm.
- Luôn rõ ràng trong việc cung cấp thông tin về sản phẩm: Thông tin của sản phẩm
được đăng tải đầy đủ trên trang web cũng như quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại
chúng như báo đài tivi và các trang mạng xã hội.
- Honda luôn làm tốt dịch vụ sau bán hàng như bảo hành, bảo dưỡng chăm sóc khách
hàng hay những ưu đãi. Sau khi mua xe, khách hàng sẽ được bảo hành với thời gian nhất
định đồng thời được bảo dưỡng miễn phí theo quy định của bảo hành. Giải quyết kịp thời
những vấn đề liên quan đến an toàn, điển hình Honda đã bồi thường 100% thiệt hại cho
những sự cố như cháy nổ đối với những sản phẩm của doanh nghiệp.
2.3.7 Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với nhà nước
- Đóng thuế đầy đủ theo quy định: Khi vào thị trường Việt Nam Honda Luôn tuân
thủ những quy định về thuế do nhà nước quy định, đóng thuế đầy đủ và đúng hạn .Đặc biệt
năm 2016 Honda đã vượt mặt tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) leo lên vị trí thứ hai
những doanh nghiệp nộp thuế thu nhập cao nhất.
- Góp phần tăng trưởng GDP và tạo ra việc làm cho xã hội: Honda đã xác định rõ
TNXH của mình đối với xã hội và đã cam kết đóng góp trở lại cho xã hội như là một nội
dung giá trị cốt lõi trong triết lý kinh doanh của tập đoàn, xác định các mục tiêu và ưu tiên
cho chính sách TNXH thông qua việc trao đổi giao tiếp với các bên có liên quan trong và
ngoài nước.
2.4. Tính hiệu quả các hoạt động về trách nhiệm xã hội của Honda
2.4.1 Góp phần phát triển kinh tế
- Sau 20 năm đầu tư phát triển tại tỉnh, Honda Việt Nam có 3 nhà máy sản xuất xe
máy và một nhà máy sản xuất ô tô với 18 mẫu xe máy các loại, chiếm gần 80% thị phần xe
máy Việt Nam. Đặc biệt công ty luôn đứng đầu về tỷ lệ nội địa hóa và là một trong hai
doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có đóng góp cho ngân sách nhà nước cao nhất từ trước đến
nay, với trên 16 nghìn tỷ đồng trong năm 2019 và tạo việc làm ổn định cho hơn 10 nghìn
lao động.
2.4.2 Góp phần phát triển xã hội
- Y tế: Là một doanh nghiệp dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh ô tô xe máy
tại Việt Nam, bên cạnh việc cung cấp những sản phẩm có chất lượng cao, HVN cũng luôn
nỗ lực hết mình vì lợi ích cộng đồng. HVN đã có hành động tích cực chung tay cùng Chính
phủ và người dân Việt Nam trong công tác phòng chống dịch COVID-19 và góp phần đưa
vắc xin đến gần hơn với người dân Việt Nam”.
- Môi trường: Honda đã giám sát chặt chẽ việc đánh giá tác động của hoạt động sản
xuất đến môi trường và xây dựng các chính sách cụ thể để làm giảm lượng khí thải CO2 ra
môi trường.
- An toàn: Honda tiếp tục phát triển và ứng dụng những công nghệ mới nhằm phòng
tránh tai nạn, giảm thiểu thương tích khi xảy ra tai nạn, đồng thời, khuyến khích các sáng
kiến lái xe an toàn ở tất cả các quốc gia trên thế giới.
- Xã hội: Ngay từ khi mới thành lập, Honda đã xác định rõ trách nhiệm doanh nghiệp
của mình đối với xã hội và đã cam kết đóng góp trở lại cho xã hội như là một phần trong
triết lý kinh doanh của Tập đoàn. Công ty cũng duy trì khuôn khổ quản lý và các biện pháp
khuyến khích cần thiết để thực hiện chiến lược phát triển bền vững trên phạm vi toàn cầu.
III. HẠN CHẾ CÒN TỒN TẠI VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU
QUẢ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÔNG TY HONDA
3.1. Hạn chế còn tồn tại trong trách nhiệm xã hội của công ty Honda
Bên cạnh những khía cạnh đáng biểu dương thì doanh nghiệp vẫn có những hạn chế:
- Việc sản xuất của công ty vẫn ít nhiều làm ảnh hưởng đến môi trường đặc biệt là môi
trường không khí. Mỗi năm công ty vẫn thải ra một lượng khí thải không hề nhỏ tuy công ty
cũng đã có những hệ thống xử lý chất thải. Mỗi năm công ty vẫn thải ra một lượng khí thải
không hề nhỏ tuy công ty cũng đã có những hệ thống xử lý chất thải. Tháng 1/2018, trong
báo cáo tổng hợp kiến nghị của cử tri trước kỳ họp thứ 5 HĐND phường Phúc Thắng, Phúc
Yên, Vĩnh Phúc, khóa XIX, nhiệm kỳ 2016-2021, cử tri tổ dân phố Xuân Thượng 1 đề nghị
UBND Phường kiến nghị lên cấp trên về việc nhà máy của công ty Honda Việt Nam xả khí
thải độc ra môi trường làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Theo người dân quanh
khu vực nhà máy Honda Việt Nam, không khí bị ô nhiễm bởi mùi sơn, đặc biệt thường diễn
ra vào cuối giờ chiều, gây khó chịu. Hàng nghìn hộ dân, trường học, trạm y tế sống cạnh các
ống khói hoạt động cả ngày, lẫn đêm.
- Việc quản lý các đại lý và các nhà bán lẻ chưa được chặt chẽ dẫn đến ảnh hưởng đến
quyền lợi của khách hàng chính vì thế vẫn có nhiều ý kiến không tốt về doanh nghiệp.
Chính vì vậy, các hoạt động đóng góp xã hội chưa thực sự phát huy hiệu quả trong chiến
lược tạo dựng hình ảnh tốt đẹp và phát triển thương hiệu của Honda Việt Nam.
- Sự tiếp cận của công chúng đối với các hoạt động xã hội của Honda Việt Nam còn
nhiều hạn chế. Theo số liệu tác giả tự điều tra từ 200 người được hỏi, có tới 96% trong số
này biết đến các hoạt động đóng góp cho xã hội của Honda Việt Nam là qua tivi, 12.5%
được biết qua đài phát thanh, 30.5% xem trên báo chí, 57% biết thông tin về các hoạt động
xã hội của Honda trên Internet và chiếm số lượng không đáng kể là qua các phương tiện
khác, như: ấn phẩm của công ty, poster và qua người thân, bạn bè.
- Một phần nào đó công ty cũng làm cho một lượng công nhân bị thất nghiệp. Vì một
năm công ty cũng sa thải khá nhiều nhân viên. Theo thống kê của Sở LĐTBXH tỉnh Vĩnh
Phúc, mặc dù nhu cầu sử dụng lao động của Công ty Honda Việt Nam không có biến động
lớn, hàng năm vẫn sử dụng khoảng 7.000 - 8.000 lao động, nhưng số lượng công nhân bị sa
thải lại có biến động rất lớn, lên tới hàng nghìn người. Cụ thể năm 2013, tổng số lao động
được đóng bảo hiểm xã hội là 8.014 lao động, nhưng số lượng bị dừng đóng là 1.837 lao
động; năm 2014 lại tiếp tục dừng đóng bảo hiểm xã hội với 1.670 lao động; gần nhất là năm
2015 Honda Việt Nam vẫn sử dụng 7.827 lao động, nhưng dừng đóng bảo hiểm xã hội đạt
mức kỷ lục 2.968 lao động (gần 40% tổng số lao động).
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả trách nhiệm xã hội của công ty Honda
3.2.1 Về phía chính phủ nhà nước Việt Nam
- Nhà nước cần ban hành những quy định pháp lý cụ thể về việc thực hiện trách nhiệm
xã hội doanh nghiệp. Tăng cường tuyên truyền đối với các doanh nghiệp về nghĩa vụ và lợi
ích của việc thực hiện CSR. Việc tuyên truyền có thể được thực hiện thông qua nhiều hình
thức, như qua các phương tiện thông tin đại chúng, các đợt tập huấn bắt buộc cho lãnh đạo
các doanh nghiệp, các hội nghị, hội thảo khoa học... Hơn nữa, việc tuyên truyền này cần
được mở rộng đến cả các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, các nhà quản lý, các nhà
hoạch định chính sách vĩ mô...
- Phân định rõ ràng trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước và các chủ thể liên
quan trong việc hoạch định chính sách, thông tin, tuyên truyền, kiểm tra, xử lý sai phạm của
các doanh nghiệp đối với các vấn đề liên quan đến CSR nói chung, trách nhiệm đối với thị
trường, người tiêu dùng và việc bảo vệ môi trường nói riêng. Sự phối hợp giữa các cơ quan
quản lý nhà nước với các chủ thể khác có liên quan cũng đóng vai trò hết sức quan trọng
- Cần tăng cường các hình thức khuyến khích, động viên, khen thưởng đối với các
doanh nghiệp tự giác và thực hiện tốt trách nhiệm xã hội, như giải thưởng trách nhiệm xã
hội, cấp chứng chỉ cho các doanh nghiệp bảo đảm các yêu cầu liên quan đến các tiêu chuẩn
trách nhiệm xã hội trong các bộ quy tắc ứng xử được áp dụng...
- Nhà nước cần đưa ra các biện pháp để hỗ trợ các công ty Việt Nam trong việc thực
hiện các hoạt động vì lợi ích xã hội và trách nhiệm cộng đồng. Các hoạt động của Honda
Việt Nam chỉ có thể phát huy được hiệu quả tốt nhất khi có sự hỗ trợ từ phía chính phủ.
Những thay đổi về chính sách và quy định của nhà nước có thể tạo ra khó khăn cho các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nói chung và Honda Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên,
Chính phủ Việt Nam đưa ra các hành lang pháp lý minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho
các doanh nghiệp nước ngoài và Honda Việt nam phát triển thuận lợi.
3.2.2 Về phía doanh nghiệp
- Cải thiện chất lượng, mẫu mã đa dạng. Tuân thủ nghiêm túc các quy định pháp luật
về cạnh tranh.
- Thay đổi nhận thức về CSR, đặc biệt đối với đội ngũ các nhà cấp cao. Việc thực hiện
trách nhiệm xã hội không chỉ đơn giản là đạo đức kinh doanh hay các hoạt động từ thiện
mang tính truyền thống, không phải là các hoạt động đòi hỏi doanh nghiệp phải bỏ chi phí
mà không đem lại lợi ích kinh tế, ngược lại, thực hiện trách nhiệm xã hội sẽ giúp các doanh
nghiệp có được nhiều lợi thế trong cạnh tranh trên thị trường để tạo sự khác biệt.
- Doanh nghiệp cần xây dựng một lộ trình phù hợp trong việc từng bước thực hiện
những nội dung trách nhiệm xã hội không chỉ phù hợp với các chuẩn mực chung, mà còn
được các chủ thể có liên quan chấp nhận, góp phần tích cực vào sự phát triển của nền kinh
tế Việt Nam đang trong quá trình hội nhập ngày càng sâu và rộng hơn vào kinh tế khu vực
và toàn cầu.
- Để xây dựng được một thương hiệu mạnh, ngoài việc vẫn phải đảm bảo chất lượng
sản phẩm và dịch vụ với giá cả hợp lý, cách tốt nhất là phải xác lập hình ảnh doanh nghiệp
vào trái tim khách hàng. Vì vậy để xây dựng thương hiệu mạnh, cách tốt nhất với người làm
marketing là sống giữa cộng đồng thông qua các hoạt động xã hội.
- Đối với công tác bảo vệ môi trường:
+ Bảo vệ môi trường; áp dụng công nghệ tiên tiến trong việc bảo vệ môi trường.
+ Tập trung làm giảm CO2, giảm nhiệt độ, bụi, tiếng ồn.
+ Trồng nhiều cây xanh ở nơi làm việc.
+ Huy động các phong trào trồng cây gây rừng, giúp bảo vệ môi trường.
- Đối với cộng đồng:
+ Tiếp tục duy trì hoạt động từ thiện, hỗ trợ giáo dục, trẻ em nghèo,… ở khắp mọi
miền tổ quốc.
+ Mạnh dạn đầu tư chiến dịch cộng đồng.
+ Nhằm mục đích hướng dẫn lái xe an toàn cho mọi người, kêu gọi những người tham
gia giao thông có ý thức hơn, và hướng dẫn cho mọi người lái xe an toàn.
+ Gắn kết cộng đồng dân cư với nhiều nước trên thế giới.
+ Để các hoạt động đóng góp cho lợi ích xã hội phát huy được hiệu quả phát triển
thương hiệu công ty, Honda Việt Nam có thể kêu gọi việc chung tay hành động của khách
hàng, chẳng hạn cho đóng góp cho các hoạt động cộng đồng hay tham gia vào một sự kiện
vì mục đích cao đẹp của Honda Việt Nam. Muốn vậy, công ty Honda Việt Nam cần phải
xây dựng và dành nhiều tâm huyết cho chiến dịch Marketing chuyên nghiệp để có thể thuyết
phục các nhóm khách hàng thực hiện trách nhiệm xã hội của Công ty.
- Đối với người lao động:
+ Tạo công ăn việc làm và môi trường làm việc an toàn, đảm bảo quyền riêng tư cá
nhân cho người lao động.
+ Được trang bị đầy đủ đồ bảo hộ, thiết bị, máy móc.
+ Được trả lương đầy đủ và hưởng quyền lợi đầy đủ theo quy định của pháp luật.
- Đối với người tiêu dùng:
+ Cung cấp cho người tiêu dùng với sản phẩm chất lượng cao.
+ Phục vụ tận tụy với niềm tin khách hàng.
+ Đưa ra các dòng xe mới có thiết kế mẫu mã, chất liệu, đặc tính, công dụng mới như
thay đổi kiểu dáng, màu sắc trang trí nhãn mác, cải tiến động cơ,… cho khách hàng nhiều sự
lựa chọn thoải mái nhất.
+ Đẩy mạnh dịch vụ chăm sóc khách hàng, tất cả những ý kiến, đóng góp phản hồi từ
khách hàng phải được xử lý một cách hợp lý, nhanh chóng nhằm thỏa mãn nhu cầu khách
hàng, chẳng hạn như dịch vụ bảo hành, sửa chữa, thái độ phục vụ,…
KẾT LUẬN
Trong giai đoạn toàn cầu hóa hiện nay, vai trò của CSR ngày càng quan trọng trong
hoạt động kinh doanh của công ty. CSR là công cụ hữu hiệu để các doanh nghiệp nâng cao
chất lượng, giá trị, tăng doanh thu....
Trước những thách thức của nền kinh tế thị trường mang tính cạnh tranh ngày càng
gay gắt, mỗi doanh nghiệp phải tự tìm hướng đi riêng cho mình. Công ty Honda Việt Nam
đã chọn hoạt động đóng góp cho lợi ích xã hội và trách nhiệm cộng đồng làm đòn bẩy trong
chiến lược chinh phục khách hàng cũng như công chúng bằng cách tạo dựng lòng tin, sự tín
nhiệm đối với doanh nghiệp. Hình ảnh, uy tín cũng như danh tiếng của công ty cũng từ đó
được củng cố và nâng cao.
Qua bài thảo luận này, nhóm chúng mình hy vọng đã phác thảo được bức tranh sơ lược
về vai trò của lợi ích xã hội và trách nhiệm cộng đồng trong hoạt động phát triển thương
hiệu của Honda Việt Nam đồng thời rút ra được những thành công, hạn chế còn tồn tại để có
thể tìm ra cho Honda Việt Nam những giải pháp cụ thể, từ đó vận dụng ưu điểm của các
hoạt động xã hội một cách hiệu quả nhất, nâng thương hiệu Honda Việt Nam lên một tầm
cao mới. Hy vọng trong một tương lai không xa, Công ty Honda Việt Nam sẽ đạt được
nhiều thành công từ hoạt động đóng góp cho cộng đồng hơn nữa và trở thành một hình mẫu
lý tưởng cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc thực hiện trách nhiệm đối với xã hội.

You might also like