You are on page 1of 12

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG


VIỆT- HÀN
KHOA KINH TẾ SỐ VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

BÀI TẬP CÁ NHÂN


ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

Đề tài: PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CSR


VỚI NIỀM TIN CỦA NHÂN VIÊN VÀO DOANH
NGHIỆP

Sinh viên thực hiện: TRẦN THỊ MỸ DUYÊN


Lớp sinh hoạt: 21EL
MSV: 21EL010
Chuyên ngành: Logistics và quản lí chuỗi cung ứng số
Giảng viên hướng dẫn: TS. Trần Thị Mỹ Châu

Đà Nẵng, ngày 27 tháng 10 năm 2022


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
VIỆT- HÀN
KHOA KINH TẾ SỐ VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

BÀI TẬP CÁ NHÂN


ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

Đề tài: PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CSR


VỚI NIỀM TIN CỦA NHÂN VIÊN VÀO DOANH
NGHIỆP

Sinh viên thực hiện: TRẦN THỊ MỸ DUYÊN


Lớp sinh hoạt: 21EL
MSV: 21EL010
Chuyên ngành: Logistics và quản lí chuỗi cung ứng số
Giảng viên hướng dẫn: TS. Trần Thị Mỹ Châu

Đà Nẵng, ngày 27 tháng 10 năm 2022


Phân tích mối quan hệ giữa CSR với niềm tin của nhân viên vào doanh nghiệp

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được bài báo cáo, trước hết em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất
đến quý thầy cô trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt- Hàn. Đặc
biệt, em xin bày tỏ sự cảm kích tới cô Thạc sĩ Trần Thị Mỹ Châu - người đã tận tình
hướng dẫn, trực tiếp dẫn dắt và cố vấn đề án cho em trong suốt thời gian vừa qua. Xin
chân thành cảm ơn những bài giảng của cô đã giúp cho em mở mang kiến thức và trao
dồi thêm nhiều kinh nghiệm cho bản thân hơn để chuẩn bị thật tốt hành trang bước vào
đời. Đồng thời, cô cũng là người luôn cho em những lời khuyên vô cùng quý giá về cả
kiến thức chuyên môn cũng như định hướng phát triển sự nghiệp.
Trong quá trình học tập em biết không thể tránh được nhiều thiếu sót. Em rất
mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và ban lãnh đạo để báo cáo đề án
đạt được kết quả tốt hơn. Và cuối cùng xin kính chúc tất cả quý thầy cô giáo của
trường và ban lãnh đạo thật nhiều sức khỏe, đạt được thành công trong công việc.
Em xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, ngày 26 tháng 10 năm 2023
Sinh viên thực hiện
Trần Thị Mỹ Duyên
Phân tích mối quan hệ giữa CSR với niềm tin của nhân viên vào doanh nghiệp

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU...........................................................................................

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CSR VỚI NIỀM TIN
CỦA NHÂN VIÊN VÀO DOANH NGHIỆP........................................................

2.1. Khái niệm CSR..............................................................................................

2.2.Tầm quan trọng của CSR..............................................................................

2.2.1.Cải thiện nhận thức của khách hàng về thương hiệu....................................

2.2.2.Thu hút và giữ chân nhân viên.....................................................................

2.2.3.Thu hút các nhà đầu tư.................................................................................

2.3.Niềm tin và ý nghĩa của niềm tin..................................................................

2.4. CSR và niềm tin của nhân viên....................................................................

CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN.......................................................................................

TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................


Phân tích mối quan hệ giữa CSR với niềm tin của nhân viên vào doanh nghiệp

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
Cùng với công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, sự thành công trong việc đẩy
nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế đang đặt ra cho đất nước nhiều vấn đề bức xức về
môi trường và xã hội. Từ đó, vấn đề “ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp”
(Corporate Social Responsibility – CSR) được Bowen (1953) đưa ra bàn luận và sau
đó trở thành một chủ đề nóng được quan tâm bởi nhiều nhà kinh doanh, nhà nghiên
cứu và toàn xã hội. Trải qua quá trình phát triển và cả ký luận và thực tiễn , CSR ở các
nước phát triển trên thế giới đã không còn xa lạ. Tại các doanh nghiệp, CSR được xem
như là một trong những triết lý kinh doanh cơ bản và luôn song hành với chiến lược
phát triển, góp phần quan trọng vào sự thành công vững chắc, giúp doanh nghiệp thực
hiện được tầm nhìn, sứ mệnh của mình.
Như vậy, mỗi doanh nghiệp muốn phát triển bền vững cần phải quan tâm đến
CSR để nổi bật hơn đối thủ cạnh tranh và xây dựng một hình ảnh đẹp trong mắt cộng
đồng. Mặt khác, doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội, nhân viên sẽ có niềm tin và sự
tận tâm hơn trong công việc vì nhân viên là một trong những nhân tố quan trọng quyết
định đến sự thành công của doanh nghiệp. Khi đặt những vấn đề chung này với nhau
trong một mối tương quan thì CSR có thể ảnh hưởng đến niềm tin của nhân viên trong
một mức độ nào đó.
Xuất phát từu nhũng vấn đề trên, em quyết định chọn đề tài “ Phân tích mối quan
hệ giữa CSR với niềm tin của nhân viên vào doanh nghiệp ” làm đề tài nghiên cứu.

1
Phân tích mối quan hệ giữa CSR với niềm tin của nhân viên vào doanh nghiệp

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CSR VỚI


NIỀM TIN CỦA NHÂN VIÊN VÀO DOANH NGHIỆP
2.1. Khái niệm CSR
Khái niệm về CSR đã bắt đầu từ những năm 1950 với tác giả nổi tiếng
Howard Rothmann Bowen- ông được cho như là “cha đẻ của trách nhiệm xã
hội” (Yam, 2013, tr. 77) và từ đây được đánh dấu như là kỷ nguyên hiện đại của
CSR. Tuy nhiên, Huge & Waas (2011) cho rằng chính khái niệm phát triển bền
vững đƣợc đƣa ra trong những hội nghị của Liên Hiệp Quốc từ những năm
1992 cũng đã đề cập đến một khái niệm đƣợc cho là trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp. Do vậy, vì lẽ đó mà có người cho rằng phát triển bền vững được
coi như là “khái niệm mẹ” của CSR.
Ngoài ra, OECD (2001) định nghĩa CSR là “sự đóng góp của doanh nghiệp
vào phát triển bền vững” và Hội đồng doanh nghiệp thế giới về phát triển bền
vững coi trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là “cam kết liên tục của doanh
nghiệp và góp phần phát triển kinh tế đồng thời nâng cao chất lƣợng cuộc sống
của lực lượng lao động và gia đình họ, cũng như cộng đồng địa phương nói
chung” (WBCSD, 2002, tr. 3)
Vào những năm 1980, có một số định nghĩa mới ra đời, nhiều nghiên cứu
thực nghiệm và các khái niệm dần hoàn thiện hơn (Carroll, 1991). Nền tảng của
khái niệm CSR đã được phát triển nhanh chóng theo sự thay đổi của môi trường
xã hội lúc bấy giờ. Đặc biệt, việc các nhà hoạt động xã hội áp dụng các quan
điểm, thái độ, thực hành vào CSR cho có ý nghĩa hơn (Marium & Younas, 2017;
Kao et al., 2018; Sheikh, 2018). Frederick (2008) còn cho rằng những năm 1980
là một giai đoạn khởi đầu của “đạo đức doanh nghiệp hay còn gọi là đạo đức
kinh doanh”, trong đó vấn đề trọng tâm là thúc đẩy văn hóa doanh nghiệp có đạo
đức
Archie Carroll (1999) đã đưa ra khái niệm CSR “là tất cả các vấn đề kinh
tế, pháp lý, đạo đức và những lĩnh vực khác mà xã hội trông đợi ở doanh nghiệp
2
Phân tích mối quan hệ giữa CSR với niềm tin của nhân viên vào doanh nghiệp

trong mỗi thời điểm nhất định”. Theo đó, CSR bao gồm trách nhiệm kinh tế,
pháp lý, đạo đức và từ thiện. Mô hình kim tự tháp CSR (Hình 1) của Archie
Carroll như là nội hàm của khái niệm CSR.

Hình 1. Mô hình kim tự tháp CSR của Archie Carroll (1999)


2.2.Tầm quan trọng của CSR
2.2.1.Cải thiện nhận thức của khách hàng về thương hiệu
Việc có một hình ảnh gắn liền với các ý thức xã hội ngày càng quan trọng đối
mọi công ty. Người tiêu dùng, nhân viên và các bên liên quan ưu tiên CSR khi lựa
chọn một thương hiệu và họ quy trách nhiệm cho các công ty về việc tạo ra sự thay đổi
trong xã hội.
Để nổi bật và khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh, công ty của bạn cần chứng
minh với công chúng rằng bạn là một thương hiệu tốt và có trách nhiệm với xã hội.
Vận động và nâng cao nhận thức về các nguyên nhân quan trọng về mặt xã hội là một
cách tuyệt vời để doanh nghiệp của bạn luôn được ưu tiên và tăng giá trị thương hiệu.
Một nghiên cứu của Kantar đã chứng minh mối tương quan trực tiếp giữa tác
động tích cực đối với người tiêu dùng và sự tăng trưởng về mặt giá trị của thương
hiệu. Các công ty mà công chúng cho là có tác động tích cực đối với xã hội sở hữu
mức tăng trưởng giá trị thương hiệu là 175% trong 12 năm, trong khi các doanh nghiệp
có tác động tích cực thấp chỉ tăng trưởng khoảng 70%.
2.2.2.Thu hút và giữ chân nhân viên
Người tiêu dùng không phải là những người duy nhất bị thu hút bởi các doanh
nghiệp sở hữu nhiều hoạt động CSR nổi bật. Chiến lược phát triển bền vững là yếu tố
quan trọng quyết định đâu là nơi các tài năng hàng đầu hiện nay chọn làm việc.
3
Phân tích mối quan hệ giữa CSR với niềm tin của nhân viên vào doanh nghiệp

Theo Khảo sát Millennial và Gen Z năm 2021 của Deloitte, lực lượng lao động
hiện đại ưu tiên văn hóa, sự đa dạng và tác động xã hội cao hơn lợi ích tài chính. Ước
tính có khoảng 44% gen Y và 49% gen Z dựa vào đạo đức cá nhân của họ để xác định
loại công việc và công ty mà họ muốn ứng tuyển. Những người được hỏi trong báo
cáo Porter Novelli Purpose Tracker 2021 thậm chí còn rõ ràng hơn, với 70% nói rằng
họ sẽ không làm việc cho một công ty không có mục đích và mục tiêu cộng đồng rõ
ràng.
2.2.3.Thu hút các nhà đầu tư
Bằng cách thể hiện một tầm nhìn rõ ràng với các sáng kiến CSR nổi bật, công ty
của bạn chắc chắn sẽ trở nên hấp dẫn hơn đối với cả các nhà đầu tư hiện tại và tương
lai. Báo cáo Giving in Numbers năm 2021 cho thấy rằng các nhà đầu tư đóng vai trò
ngày càng tăng với tư cách là các bên liên quan chính trong trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp. Gần 80% doanh nghiệp được khảo sát sẵn sàng cung cấp cho họ dữ liệu
và xem xét quan điểm của họ về tính bền vững. Cũng giống như khách hàng, các nhà
đầu tư đang buộc các doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm cho cộng đồng, xã hội.
Đồng thời, một công ty thực hiện CSR một cách nghiêm túc sẽ báo hiệu cho cả
nhà đầu tư và đối tác rằng họ quan tâm đến lợi ích ngắn hạn cũng như dài hạn. CSR đi
đôi với các số liệu về môi trường, xã hội và quản trị (ESG) giúp các nhà phân tích định
lượng các nỗ lực xã hội của công ty và trở thành yếu tố chính khiến các nhà đầu tư cân
nhắc và tiếp tục quan tâm đến họ.
2.3.Niềm tin và ý nghĩa của niềm tin
Khái niệm:
Niềm tin là những gì bạn cảm thấy và tin tưởng vào một cái gì đó. Nó có thể tốt
hoặc xấu, đúng hoặc sai, nhưng bạn tin vào nó và nó chắc chắn sẽ diễn ra theo cách
bạn nghĩ. Tuy nhiên, có hai loại niềm tin, niềm tin tích cực và niềm tin tiêu cực. Ngoài
ra, chúng ta cũng quen thuộc với một khái niệm niềm tin khác gọi là niềm tin giới hạn.
Ý nghĩa của niềm tin:
 Niềm tin là động lực: Để thành công trong cuộc sống, niềm tin là yếu tố không
thể thiếu. Nó tạo ra động lực và khích lệ bạn tiến tới những mục tiêu tích cực
trong tương lai. Tự tin và tin tưởng vào khả năng của bản thân là chìa khóa để
đạt được thành công.

4
Phân tích mối quan hệ giữa CSR với niềm tin của nhân viên vào doanh nghiệp

 Niềm tin mở cánh cửa cho ước mơ và hoài bão: Niềm tin là nguồn năng
lượng giúp nuôi dưỡng ước mơ và hoài bão. Nó giúp bạn mở rộng tầm nhìn và
tìm kiếm những cơ hội mới trong cuộc sống.
 Niềm tin tạo năng lượng tích cực: Niềm tin loại bỏ những rào cản và đánh
thức năng lượng tích cực bên trong bạn. Nó giúp vượt qua sự lười biếng và
truyền cảm hứng để học hỏi và phát triển. Niềm tin kết nối bạn với những suy
nghĩ và hành động tích cực từ các cá nhân khác.
Tóm lại, niềm tin có vai trò quan trọng trong cuộc sống. Nó tạo động lực, mở ra cánh
cửa cho ước mơ và hoài bão, và tạo năng lượng tích cực giúp bạn trở nên mạnh mẽ và
thu hút hơn trong cuộc sống.
2.4. CSR và niềm tin của nhân viên
Theo Collier và Esteban (2007) có ít nhất 2 nhân tố ảnh hưởng đến sự đồng thuận
của nhân viên với các hoạt động về CSR.
 Yếu tố thứ nhất là theo bối cảnh mà các tổ chức có hoạt động mạnh về CSR thì
sẽ có văn hóa tổ chức và thái độ làm việc phù hợp với các hoạt động CSR, và
các quy định về CSR sẽ được hòa hợp với các quá trình kinh doanh. Do đó, khi
một công ty có trách nhiệm xã hội, nó tạo ra một bối cảnh tích cực mà cả nhân
viên hiện tại và tương lai sẽ đánh giá tổ chức đó một cách tích cực (Williams và
Bauer, 1994).
 Yếu tố thứ 2 là sự nhận thức. Các quy định và hoạt động CSR sẽ giúp các nhân
viên cảm thấy thoải mái về chính họ bởi vì họ tạo nên thương hiệu cá nhân
trong công ty, nâng cao hình ảnh của họ. Cho dù yếu tố nào quyết định thì CSR
sẽ có một ảnh hưởng tích cực đến nhận thức của nhân viên về công ty. Ví dụ,
khi yếu tố thứ nhất “bối cảnh” là quyết định, tổ chức sẽ có được niềm tin từ
nhân viên bởi vì các nhân viên hiểu rằng tổ chức của họ sẽ tạo nên sự gắn bó và
nghĩ cho quyền lợi cũng như phúc lợi của họ. Các nhân viên cũng sẽ tin tưởng
vào tổ chức khi yếu tố thứ 2 “ nhân viên cảm thấy thoải mái về bản thân bởi có
hợp tác tốt với công ty” là yếu tố quyết định. Các nhân viên đã hiểu được rằng
tổ chức của họ đang tham gia các hoạt động CSR và điều này làm họ tự hào khi
là một phần của tổ chức đó. Nói cách khác, những nhân viên này hỗ trợ cho các
hoạt động CSR mà tổ chức của họ đang tham gia và tạo nên những lợi ích giúp

5
Phân tích mối quan hệ giữa CSR với niềm tin của nhân viên vào doanh nghiệp

nhân viên có niềm tin vào tổ chức. Do đó, nhận thức về CSR sẽ có những ảnh
hưởng tích cực lên niềm tin của nhân viên đối với tổ chức. Từ đó giả thuyết
1,2,3,4 được đề xuất như sau:
Giả thuyết 1: Nhận thức trách nhiệm kinh tế có ảnh hưởng tích cực đến niềm tin
của nhân viên vào tổ chức
Giả thuyết 2: Nhận thức trách nhiệm pháp lý có ảnh hưởng tích cực đến niềm tin
của nhân viên vào tổ chức
Giả thuyết 3: Nhận thức trách nhiệm đạo đức và môi trường có ảnh hưởng tích
cực đến niềm tin của nhân viên vào tổ chức
Giả thuyết 4: Nhận thức trách nhiệm từ thiện có ảnh hưởng tích cực đến niềm tin
của nhân viên vào tổ chức

6
Phân tích mối quan hệ giữa CSR với niềm tin của nhân viên vào doanh nghiệp

CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN


Sau khi phân tích mối quan hệ giữa CSR (Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp)
và niềm tin của nhân viên đối với doanh nghiệp, có thể thấy rõ giữa hai yếu tố này có
mối tương quan chặt chẽ. Các sáng kiến CSR do doanh nghiệp thực hiện không chỉ
mang lại lợi ích cho xã hội và môi trường mà còn có tác động tích cực đến nhận thức
của nhân viên về tổ chức của mình. Khi các công ty tích cực tham gia vào các hoạt
động có trách nhiệm với xã hội, chẳng hạn như sự bền vững về môi trường, các
chương trình phúc lợi cho nhân viên hoặc sự tham gia của cộng đồng, điều đó sẽ nuôi
dưỡng cảm giác tự hào và tin tưởng của nhân viên. Nhân viên có xu hướng phát triển
niềm tin vào các tổ chức ưu tiên hành vi đạo đức và thể hiện cam kết thực sự đối với
trách nhiệm xã hội. Họ cảm thấy gắn kết hơn với sứ mệnh và giá trị của công ty khi
chứng kiến những nỗ lực hữu hình được thực hiện nhằm tạo ra sự khác biệt tích cực.
Hơn nữa, các sáng kiến CSR có thể góp phần nâng cao mức độ hài lòng và gắn kết của
nhân viên. Nhân viên cảm thấy tự hào khi được liên kết với một tổ chức thể hiện các
hoạt động kinh doanh có trách nhiệm, từ đó dẫn đến mức độ hài lòng và lòng trung
thành trong công việc cao hơn. Tóm lại, mối quan hệ giữa CSR và niềm tin của nhân
viên đối với doanh nghiệp là rất đáng kể. Bằng cách thực hiện các hoạt động CSR, các
công ty không chỉ nâng cao danh tiếng của mình ở bên ngoài mà còn thúc đẩy môi
trường làm việc tích cực trong nội bộ. Đầu tư vào các sáng kiến CSR có thể giúp tăng
cường niềm tin, lòng trung thành, sự hài lòng trong công việc của nhân viên và cuối
cùng góp phần vào thành công chung của tổ chức.

7
Phân tích mối quan hệ giữa CSR với niềm tin của nhân viên vào doanh nghiệp

TÀI LIỆU THAM KHẢO

You might also like