You are on page 1of 16

TRƯỜNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN & TRUYỀN THÔNG VIỆT – HÀN

KHOA KINH TẾ SỐ & THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ


----------

BÀI LUẬN CÁ NHÂN


ĐỀ TÀI: MỐI QUAN HỆ GIỮA CSR VÀ
RỦI RO DOANH NGHIỆP

Giảng viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Khánh Hà


Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Mỹ Duyên
Mã sinh viên : 21BA134
Lớp : 21DM2

Đà Nẵng, tháng 10 năm 2023


Mối quan hệ giữa CSR và rủi ro doanh nghiệp

TRƯỜNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN & TRUYỀN THÔNG VIỆT – HÀN
KHOA KINH TẾ SỐ & THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

----------

BÀI LUẬN CÁ NHÂN


ĐỀ TÀI: MỐI QUAN HỆ GIỮA CSR VÀ
RỦI RO DOANH NGHIỆP

Giảng viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Khánh Hà


Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Mỹ Duyên
Mã sinh viên : 21BA134
Lớp : 21DM2

Đà Nẵng, tháng 10 năm 2023

2
Th.S Nguyễn Thị Khánh Hà
Mối quan hệ giữa CSR và rủi ro doanh nghiệp

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

Đề tài: Mối quan hệ giữa CSR và rủi ro doanh nghiệp


Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Mỹ Duyên
Mã sinh viên: 21BA134
Lớp: 21DM2
Đơn vị: Khoa Kinh tế số &Thương mại điện tử
1.Nhận xét:

..........................................................................................................................

..........................................................................................................................

..........................................................................................................................

..........................................................................................................................

2.Kết luận:

 Đồng ý để sinh viên được báo cáo

 Không đồng ý để sinh viên được báo cáo

Đà Nẵng, ngày 20 tháng 10 năm 2023

Giảng viên

(Ký rõ họ và tên)

3
Th.S Nguyễn Thị Khánh Hà
Mối quan hệ giữa CSR và rủi ro doanh nghiệp

LỜI CẢM ƠN
Bài tiểu luận về đề tài: Phân tích mối quan hệ giữa CSR và rủi ro doanh nghiệp thuộc bộ
môn Đạo đức kinh doanh là kết quả của quá trình học tập, tiếp thu kiến thức tại trường,
lớp và cả những tìm tòi, nghiên cứu riêng của bản thân em nói chung và cô Th.S Nguyễn
Thị Khánh Hà nói riêng - người đã trực tiếp hướng dẫn em trong môn học này. Do vậy,
qua đây em xin phép được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới cô.

Mặc dù đã dành nhiều thời gian và nỗ lực để hoàn thành bài tiểu luận này, nhưng do sự
hạn chế về mặt kiến thức nên bài làm khó tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong
nhận được những lời góp ý của cô để bài làm ngày càng hoàn thiện hơn. Em xin chân
thành cảm ơn!

4
Th.S Nguyễn Thị Khánh Hà
Mối quan hệ giữa CSR và rủi ro doanh nghiệp

MỤC LỤC
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ.............................................................................6
1.1 Đặt vấn đề..............................................................................................................6
1.2 Khái niệm trách nhiệm xã hội................................................................................7
1.3 Khái niệm rủi ro doanh nghiệp...............................................................................7
PHẦN 2: MỐI QUAN HỆ GIỮA CSR VÀ RỦI RO DOANH NGHIỆP.....................9
2.1. Mối quan hệ giữa CSR và rủi ro doanh nghiệp........................................................9
2.2. Các mối quan hệ phổ biến........................................................................................9
2.2.1. CSR và rủi ro về mặt tài chính.....................................................................9
2.2.2. CSR và rủi ro về mức độ danh tiếng..........................................................10
2.2.3. CSR và rủi ro liên quan đến đạo đức và pháp lý........................................11
2.2.4. CSR và rủi ro liên quan đến chuỗi cung ứng.............................................12
2.2.5. CSR và rủi ro môi trường...........................................................................12
2.3. Các giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp gắn liền với CSR...........13
PHẦN 3: KẾT LUẬN......................................................................................................15
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................16

5
Th.S Nguyễn Thị Khánh Hà
Mối quan hệ giữa CSR và rủi ro doanh nghiệp

PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ


1.1 Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với xã
hội đang ngày càng được quan tâm. Cùng với các thông tin liên quan đến quản trị hoạt
động kinh doanh và tài chính doanh nghiệp thì những thông tin về các hoạt động hướng
đến xã hội, môi trường cũng trở thành những vấn đề đòi hỏi các doanh nghiệp phải minh
bạch và công khai để đánh giá hiệu quả về CSR trong hoạt động của mình. Có thể lấy
trường hợp của tập đoàn Amazon làm dẫn chứng với sự cố về việc bị cáo buộc bán các
sản phẩm giả và hàng nhái, có nguồn gốc không rõ ràng hoặc gây hại đến sức khỏe người
tiêu dùng vào năm 2018. Các nhà nghiên cứu cũng khám phá ra rằng các sản phẩm bị lỗi
hoặc bị hỏng thường được bán trở lại thay vì trả lại nhà sản xuất hoặc tiêu hủy, gây ra
những rủi ro về sức khỏe và an toàn của người tiêu dùng.
Về phía Amazon, việc đối mặt với các khiếu nại và ý kiến công khai có thể ảnh
hưởng đến danh tiếng của họ và giá trị cổ phiếu của công ty. Ngoài ra, để giải quyết các
vấn đề liên quan đến CSR, Amazon phải dành nhiều thời gian và tiền bạc, đồng thời thực
hiện các hoạt động kiểm tra chất lượng sản phẩm, giám sát các nhà cung cấp và nhà sản
xuất, và đáp ứng các yêu cầu quy định. Điều này cũng đặt ra câu hỏi về tầm quan trọng
của CSR. “Liệu Amazon hành động như vậy vì mục đích của doanh nghiệp hay xã hội?”.
Câu trả lời cho vấn đề các doanh nghiệp hành động vì xã hội vẫn đang được tranh
cãi rất nhiều đối với các nhà nghiên cứu cũng như thực nghiệm. Đầu tư cho các hoạt động
xã hội là một cách để phát triển hình ảnh của doanh nghiệp, và một phần nào đó góp phần
thúc đẩy hiệu quả hoạt động kinh doanh. Trái lại, có những khoản đầu tư và hoạt động xã
hội lại làm hao hụt rất nhiều chi phí của doanh nghiệp nhưng không mang lại kết quả cải
thiện tình hình kinh doanh. Vì vậy nghiên cứu về mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội
của doanh nghiệp và rủi ro doanh nghiệp là một vấn đề cấp thiết, đặc biệt trong nền kinh
tế tri thức ngày nay.

6
Th.S Nguyễn Thị Khánh Hà
Mối quan hệ giữa CSR và rủi ro doanh nghiệp

1.2 Khái niệm trách nhiệm xã hội


Khái niệm về CSR được phát triển từ rất lâu nhưng đến nay vẫn đang còn gây
nhiều tranh cãi. Freeman (1984) đã từng cho rằng doanh nghiệp chỉ hoạt động vì lợi ích
của cá nhân liên quan đến lợi ích của họ như cổ đông, trong khi đó, Frieman (1970) lại
tranh luận rằng trách nhiệm của doanh nghiệp không phải đơn thuần chỉ là tối đa hóa lợi
nhuận. Trong thế giới kinh doanh ngày nay, hoạt động của các công ty đang ngày càng
gắn liền với trách nhiệm xã hội như các hoạt động từ thiện, chương trình bảo vệ môi
trường, nhân ái… Hơn thế nữa, các hoạt động xã hội này được công bố rất nhiều trên các
tài liệu của doanh nghiệp. Điều này cho thấy, CSR không còn là đề tài mới mẻ nhưng vẫn
gây nhiều tranh cãi.
Không có cơ sở lý luận chung để định nghĩa CSR mặc dù có một số khái niệm
được sử dụng rộng rãi. Trách nhiệm của doanh nghiệp nên được đưa vào CSR như thế
nào vẫn đang còn là vấn đề chưa được giải đáp chính xác. Caroll (1979) đã đề xuất “trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao gồm mong đợi mang tính kinh tế, hợp pháp, đạo đức
và tự nguyện của đơn vị”. Bên cạnh đó, sau khi phân tích 37 định nghĩa khác nhau về
CSR, Dahisrud (2008) nhận ra khía cạnh bao gồm trong CSR là môi trường, xã hội, kinh
tế, các cổ đông và sự tự nguyện. Có thể lấy ví dụ sau đây làm khái niệm tổng quát cho
CSR:
CRS là một khái niệm khi doanh nghiệp gắn kết xã hội và môi trường vào hoạt
động kinh doanh của họ và sự tương tác của các cổ đông đều dựa trên nền tảng tự
nguyện.(Cộng đồng chung Châu Âu, 2001)
1.3 Khái niệm rủi ro doanh nghiệp
Rủi ro doanh nghiệp được xác định là một rủi ro vốn có trong hoạt động của một
công ty do các yếu tố bên ngoài hoặc bên trong có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của một
công ty. Các yếu tố như thay đổi nhu cầu của khách hàng có thể làm cho giá chứng khoán
của công ty biến động khi nhu cầu nhiều hơn có nghĩa là ít rủi ro hơn trong khi nhu cầu ít
hơn có nghĩa là nhiều rủi ro hơn và điều này rất được các nhà đầu tư quan tâm. Nói
chung, rủi ro cơ bản là sự kết hợp của rủi ro có hệ thống và không có hệ thống. Bởi vì rủi
ro hệ thống ảnh hưởng đến một số lượng lớn tài sản, nên chúng thường được gọi là rủi ro
7
Th.S Nguyễn Thị Khánh Hà
Mối quan hệ giữa CSR và rủi ro doanh nghiệp

thị trường. Mặt khác, rủi ro phi hệ thống chỉ ảnh hưởng đến hầu hết các tài sản nhỏ, đôi
khi chúng được gọi là rủi ro duy nhất cho công ty cụ thể (Ross và cộng sự, 2011).
Các loại rủi ro trong kinh doanh thường thấy nhất là rủi ro về mặt kinh tế - tài
chính, rủi ro về pháp lý, rủi ro về thương hiệu, rủi ro về môi trường,...Để tránh các rủi ro
trong kinh doanh, trước hết các nhà đầu tư cần xây dựng và tích lũy kinh nghiệm. Đồng
thời, việc tiến hành đánh giá, phân tích các chỉ số rủi ro trong các “nước đi” kinh doanh
cũng là yếu tố quan trọng để công ty có biện pháp đối phó kịp thời.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần tiến hành thu thập số liệu, phân tích báo cáo
tài chính ở các giai đoạn hoạt động khác nhau. Việc phân tích số liệu giúp chủ doanh
nghiệp có bức tranh toàn cảnh về hoạt động của công ty, từ đó đưa ra những chiến lược
kinh doanh phù hợp nhằm giảm thiểu tối đa rủi ro.

8
Th.S Nguyễn Thị Khánh Hà
Mối quan hệ giữa CSR và rủi ro doanh nghiệp

PHẦN 2: MỐI QUAN HỆ GIỮA CSR VÀ RỦI RO DOANH


NGHIỆP
2.1. Mối quan hệ giữa CSR và rủi ro doanh nghiệp
Gần đây, giới nghiên cứu và doanh nghiệp cùng thể hiện sự quan tâm đặc biệt đến
thông tin phi tài chính, đặc biệt là thông tin về CSR. Các doanh nghiệp đã nhận ra xu
hướng này và tích hợp các chương trình CSR vào hoạt động kinh doanh của mình, cùng
với việc công bố báo cáo hàng năm về các hoạt động xã hội của doanh nghiệp. Việc công
bố thông tin này được xem là một cách hiệu quả để giúp giảm rủi ro (Klein và Dawar,
2004). Rủi ro tổng thể mà doanh nghiệp đối mặt, vốn là hậu quả của các yếu tố bên trong
và bên ngoài, ảnh hưởng đến lợi nhuận (Jo và Na, 2012). Trong môi trường kinh doanh
toàn cầu khó đoán định và tiềm ẩn nhiều rủi ro như hiện nay, mọi doanh nghiệp đều quan
tâm đến việc làm thế nào để có thể giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh. Do đó, nếu công
bố thông tin CSR được xem là có ích, nó có thể trở thành một phần quan trọng trong
chiến lược quản trị rủi ro của doanh nghiệp.
Các thảm họa tự nhiên và đại dịch Covid-19 lại càng khẳng định tính quan trọng
của hoạt động CSR trong doanh nghiệp. Các doanh nghiệp thường có liên kết với chuỗi
giá trị toàn cầu, do đó thông tin CSR chính là cách giúp doanh nghiệp tiếp cận thị trường
nước ngoài. Tất cả các bên liên quan như chính phủ, khách hàng, nhân viên và nhà cung
cấp đều mong đợi những chương trình CSR của doanh nghiệp được thể hiện rõ ràng và
chi tiết hơn. Do đó, các doanh nghiệp cần cung cấp thông tin rõ ràng hơn về hoạt động
CSR để đáp ứng được kỳ vọng này.
Và hơn thế, mối quan hệ giữa CSR và rủi ro của doanh nghiệp có thể được xét đến
nhiều khía cạnh, nổi trội là 5 khía cạnh về tài chính, mức độ danh tiếng, đạo đức và pháp
lý, chuỗi cung ứng và môi trường.
2.2.Các mối quan hệ phổ biến
2.2.1. CSR và rủi ro về mặt tài chính
CSR giúp tạo nên một lợi ích cho xã hội thông qua việc thực hiện các hoạt động từ
thiện như đóng góp cho quỹ từ thiện, hỗ trợ cho các tổ chức phi lợi nhuận, tạo việc làm

9
Th.S Nguyễn Thị Khánh Hà
Mối quan hệ giữa CSR và rủi ro doanh nghiệp

cho người nghèo, giúp đỡ các trẻ em mồ côi và các bệnh nhân ung thư. Tuy nhiên, không
phải tất cả các hoạt động CSR đều mang lại lợi ích kinh tế cho các doanh nghiệp. Việc
thực hiện các hoạt động này cần đòi hỏi chi phí cao cho doanh nghiệp, từ việc đầu tư vào
chương trình từ thiện đến việc cải thiện môi trường và xã hội. Nếu doanh nghiệp không
biết cách quản lý tài chính và kiểm soát chi phí, hoạt động CSR có thể gây ra những rủi
ro tài chính cho doanh nghiệp. Thêm vào đó, nếu các hoạt động CSR không được thực
hiện đúng cách, họ có thể gây ra những tác động tiêu cực đến về mặt kinh tế như sụt giảm
doanh số bán hàng và giá trị các cổ phiếu. Việc triển khai các hoạt động CSR đòi hỏi các
khoản đầu tư lớn và công sức, không phải tất cả các doanh nghiệp đều sẵn sàng chi trả
cho những hoạt động này. Nếu không có kế hoạch tài chính rõ ràng hoặc không đủ nguồn
cung cấp tài chính trợ giúp, doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc thực hiện các
hoạt động CSR.
Một ví dụ cụ thể về rủi ro tài chính liên quan đến CSR là tình huống giả định được
đưa ra về trường hợp công ty A. Công ty này quyết định triển khai một chương trình bảo
vệ môi trường bằng cách giảm thiểu lượng chất thải, khí thải ra khoảng 50%. Tuy nhiên,
việc xử lý chất thải trở nên tốn kém hơn so với dự kiến ban đầu, và công ty A phải chi trả
thêm chi phí để triển khai và bảo trì hệ thống xử lý chất thải mới. Trong khi đó, doanh thu
có thể không đủ để chi trả chi phí này, dẫn đến sự lãng phí tài nguyên và mất tiền bạc.
2.2.2. CSR và rủi ro về mức độ danh tiếng
CSR giúp cải thiện hình ảnh công ty và tạo niềm tin cho cộng đồng, khách hàng và
cổ đông. Tuy nhiên, việc thực hiện CSR cũng có thể mang đến rủi ro về mức độ danh
tiếng nếu không được quản lý và thực hiện đúng cách.
Một trong những rủi ro của CSR đối với mức độ danh tiếng là sự không tương
thích giữa những cam kết và hành động của doanh nghiệp. Nếu công ty đưa ra những cam
kết không thực tế hoặc không thực hiện được, điều này có thể làm giảm mức độ tin tưởng
từ phía khách hàng và cộng đồng. Hơn nữa, nếu công ty thực hiện các hoạt động CSR
một cách không minh bạch và công khai, nó cũng có thể tạo ra sự nghi ngờ về tính chân
thành và trung thực của doanh nghiệp.

10
Th.S Nguyễn Thị Khánh Hà
Mối quan hệ giữa CSR và rủi ro doanh nghiệp

Một rủi ro khác là việc các hoạt động CSR không phù hợp với giá trị và mục tiêu
chiến lược của doanh nghiệp. Nếu các hoạt động này không liên quan hoặc không đồng
nhất với ngành công nghiệp và lĩnh vực mà công ty hoạt động, nó có thể làm mất đi sự
tập trung và đặt mức độ danh tiếng của công ty vào thế bị mờ nhạt. Thêm vào đó, rủi ro
khác của CSR đối với mức độ danh tiếng là việc bị chỉ trích từ các nhóm lợi ích. Mặc dù
công ty có thể có những cam kết tốt trong việc thực hiện CSR, nhưng nó vẫn có thể bị chỉ
trích và công kích từ những nhóm tài chính, chính trị hoặc xã hội không ủng hộ quan
điểm của công ty. Điều này có thể làm mất đi mức độ danh tiếng và niềm tin từ phía
khách hàng và cộng đồng.
→ Rủi ro liên quan đến danh tiếng của doanh nghiệp là một vấn đề nghiêm trọng
khác. Nếu doanh nghiệp không lên kế hoạch, quản lý và thực hiện các hoạt động CSR
một cách nghiêm túc hay liên quan đến các vấn đề nhạy cảm, họ có thể bị mất lòng tin
của khách hàng và xã hội. Việc mất các đối tác doanh nghiệp, mất thị phần và ít kênh
phát triển mới cũng là các rủi ro có thể xảy ra.
Một ví dụ cụ thể về rủi ro liên quan đến danh tiếng của doanh nghiệp giả định đưa
ra trường hợp của công ty B. Công ty này đã đưa ra cam kết về bảo vệ môi trường và tái
chế các tài nguyên. Tuy nhiên, một báo cáo phát hành sau đó cho thấy rằng công ty B đã
vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường bằng cách đổ thải phế liệu vào sông gần đó.
Sự vi phạm này đã dẫn đến mất lòng tin của khách hàng, tác động tiêu cực đến danh tiếng
và giá trị thương hiệu của công ty.
2.2.3. CSR và rủi ro liên quan đến đạo đức và pháp lý
Điều này đặc biệt đúng trong trường hợp doanh nghiệp không có cam kết chân
thành hoặc thực hiện các hoạt động CSR để đánh lừa công chúng chỉ để đáp ứng yêu cầu
pháp lý có thể khiến cho đạo đức và uy tín của doanh nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Rủi ro liên quan đến pháp lý cũng rất lớn nếu doanh nghiệp không tuân thủ các quy định
pháp luật trong các hoạt động CSR, đặc biệt là các quy định về bảo vệ môi trường, quyền
lao động và quyền con người. Những vi phạm pháp luật trong hoạt động CSR có thể dẫn
đến các gian lận tài chính, cưỡng bức lao động, tàn phá môi trường, và kết quả là doanh
nghiệp có thể bị kiện tụng, bị phạt tiền và mất uy tín, thương hiệu.
11
Th.S Nguyễn Thị Khánh Hà
Mối quan hệ giữa CSR và rủi ro doanh nghiệp

→ Việc không tuân thủ các quy định pháp luật, đạo đức và nguyên tắc trong quá
trình triển khai CSR có thể gây ra các vấn đề pháp lý nguy hiểm. Nếu doanh nghiệp
không thực hiện các hoạt động CSR một cách minh bạch, đủ thông tin và nghiêm túc, họ
có thể bị kiện tụng hoặc không đáp ứng được yêu cầu của các tổ chức cấp phép.
Một ví dụ cụ thể về rủi ro liên quan đến đạo đức và pháp lý giả định đưa ra là
trường hợp của công ty C. Công ty này đã triển khai chương trình bảo vệ người lao động
bằng cách tạo điều kiện làm việc tốt hơn và nâng cao tiêu chuẩn an toàn. Tuy nhiên, một
số lao động đã tố cáo công ty C không thực hiện đúng các tiêu chuẩn này, dẫn đến một
cuộc điều tra của nhà chức trách. Kết quả, công ty C bị phạt và mất uy tín vì vi phạm các
quy định pháp luật và đạo đức.
2.2.4. CSR và rủi ro liên quan đến chuỗi cung ứng
Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các bên liên quan đến sản xuất và phân phối sản
phẩm của doanh nghiệp, từ nguyên liệu đến khách hàng cuối cùng. Các bên trong chuỗi
cung ứng không đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường dẫn đến doanh
nghiệp có thể đối mặt với các khoản phạt và các tranh chấp pháp lý. Ngoài ra, các hoạt
động sản xuất không bền vững có thể gây ra tác động tiêu cực đến môi trường, ảnh hưởng
đến uy tín của doanh nghiệp.
→ Việc đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, môi trường và quyền lao động trong chuỗi
cung ứng là yếu tố quan trọng để đảm bảo các hoạt động CSR được thực hiện hợp lý.
Nếu chất lượng sản phẩm, an toàn và quyền lợi lao động bị thiếu, doanh nghiệp sẽ đối
mặt với rủi ro về hậu quả của lỗi sản phẩm, mất thị phần và giảm giá trị thương hiệu.
Một ví dụ cụ thể về rủi ro liên quan đến chuỗi cung ứng là trường hợp công ty D.
Công ty D đã cam kết cung cấp sản phẩm chất lượng cao và đảm bảo an toàn cho khách
hàng bằng cách kiểm tra chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, sau khi nhân viên của công ty
D thực hiện kiểm tra chất lượng sản phẩm, những lỗi chất lượng đã được tìm thấy từ các
nhà cung cấp khác trong chuỗi cung ứng. Điều này dẫn đến mất uy tín của công ty D và
giảm doanh số bán hàng doanh nghiệp.
2.2.5. CSR và rủi ro môi trường

12
Th.S Nguyễn Thị Khánh Hà
Mối quan hệ giữa CSR và rủi ro doanh nghiệp

Đây là một vấn đề quan trọng mà các doanh nghiệp cần phải lưu ý. Việc thực hiện
các hoạt động không bền vững có thể gây ra tác động tiêu cực đến môi trường và có thể
gây ra ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của con người và môi trường sống. Nếu các hoạt
động CSR của doanh nghiệp không được xây dựng và thực hiện đúng cách, họ có thể gây
ra các tác động tiêu cực hoặc không đủ hữu ích cho môi trường, dẫn đến giảm giá trị
thương hiệu và khẩu hiệu bất lợi.
→ Để tránh các rủi ro liên quan đến môi trường khi thực hiện CSR, các doanh
nghiệp cần đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật và các chuẩn mực đạo đức trong các
hoạt động sản xuất, khai thác tài nguyên và xử lý chất thải. Các doanh nghiệp cũng cần
thực hiện các hoạt động CSR một cách minh bạch và chân thành, đồng thời phải đưa ra
kế hoạch bền vững cho các hoạt động của mình nhằm giảm thiểu tác động đến môi
trường.
Một ví dụ cụ thể về rủi ro liên quan đến môi trường: Giả định Công ty V đã triển
khai một chương trình bảo vệ môi trường bằng cách giảm lượng khí thải sau một số hoạt
động sản xuất. Tuy nhiên, việc xử lý chất thải khí trở nên khó khăn khi không có các hệ
thống giải pháp mới. Điều này dẫn đến giảm hiệu quả và giảm giá trị của chương trình
bảo vệ môi trường, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường doanh nghiệp.
2.3. Các giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp gắn liền với CSR
- CSR và rủi ro về mặt tài chính
 Thiết kế các chương trình CSR mang tính hữu ích và hiệu quả với ngân sách được
xác định trước đó.
 Thực hiện đánh giá tài chính để đảm bảo rằng hoạt động CSR là hợp lý và đủ tiêu
chuẩn về chiến lược tài chính.
 Thực hiện quản lý quỹ cho hoạt động CSR một cách nghiêm ngặt và theo dõi chặt
chẽ chi tiêu.
- CSR và rủi ro về mức độ thương hiệu
 Thực hiện các hoạt động CSR theo đúng giá trị và thông điệp của thương hiệu.
 Thực hiện tiêu chuẩn để đảm bảo các hoạt động của doanh nghiệp được đồng nhất
và tránh việc xung đột giữa các hoạt động của doanh nghiệp.
13
Th.S Nguyễn Thị Khánh Hà
Mối quan hệ giữa CSR và rủi ro doanh nghiệp

 Thực hiện theo dõi thường xuyên về phản hồi từ khách hàng và đối tác để đảm bảo
rằng hoạt động CSR không ảnh hưởng đến thương hiệu.
- CSR và rủi ro liên quan đến đạo đức và pháp lý
 Thực hiện đúng và tuân thủ các quy định và chuẩn mực liên quan đến CSR từ các
cơ quan thích hợp.
 Có kế hoạch hành động nhanh chóng để giải quyết các vấn đề đạo đức và pháp lý
có thể xảy ra trong các hoạt động CSR của doanh nghiệp.
 Thực hiện theo dõi đảm bảo và phúc lợi đối tác liên quan để đảm bảo rằng các văn
phòng pháp lý được tuân thủ đúng mức liên quan đến CSR.
- CSR và rủi ro liên quan đến chuỗi cung ứng
 Có chính sách chuỗi cung ứng rõ ràng để đảm bảo cung cấp tài nguyên và nguyên
liệu từ một nguồn có trách nhiệm và đáp ứng các tiêu chuẩn.
 Thực hiện đánh giá mức độ tuân thủ đúng mức của các nhà cung cấp về CSR.
 Củng cố và tăng cường mối quan hệ với các công ty cung cấp của doanh nghiệp
theo tung bước để giảm thiểu rủi ro trong chuỗi cung ứng.
- CSR và rủi ro môi trường
 Thực hiện đánh giá tác động đầy đủ của các hoạt động CSR đến môi trường.
 Thực hiện đào tạo các nhân viên về các quy định môi trường và pháp lý liên quan
đến việc giảm thiểu rủi ro môi trường.
 Có kế hoạch khẩn trương để giải quyết các khó khăn môi trường có thể xảy ra
trong hoạt động CSR của doanh nghiệp.

14
Th.S Nguyễn Thị Khánh Hà
Mối quan hệ giữa CSR và rủi ro doanh nghiệp

PHẦN 3: KẾT LUẬN


Một doanh nghiệp muốn phát triển bền vững về lợi ích kinh tế cũng như đem lại
nhiều nguồn lợi cho xã hội, được mọi người xung quanh ủng hộ thì cần phải có các chiến
lược CSR bền vững để giảm thiểu các rủi ro về nguy cơ tài chính, mức độ danh tiếng, đạo
đức và tuân thủ pháp lý, tăng cường quản lý chuỗi cung ứng và bảo vệ môi trường.
CSR không chỉ mang lại lợi ích ngắn hạn cho các công ty mà còn tạo ra giá trị bền
vững và làm nền tảng cho sự phát triển lâu dài. Điều này một lần nữa được nhấn mạnh,
trong đại dịch Covid-19, nơi các công ty đã nỗ lực rất nhiều để được công nhận là doanh
nghiệp quan tâm đến cộng đồng (Carroll, 2021). Bằng cách đầu tư vào các hoạt động như
triển khai chính sách tài chính bền vững, đồng hành với cộng đồng và thực hiện các hoạt
động xã hội có ích, tạo ra sản phẩm và dịch vụ có trách nhiệm đạo đức, tuân thủ pháp luật
và chuẩn mực môi trường, cung cấp chuỗi cung ứng minh bạch và công bằng, công ty tạo
ra lợi ích không chỉ cho mình mà còn cho các bên liên quan khác như nhân viên, cộng
đồng, khách hàng và cổ đông, hướng đến những hành động vì mục tiêu về kinh tế và môi
trường xã hội. Qua đó, công ty tăng cường quan hệ với các cơ quan chính phủ, tổ chức
phi chính phủ và các đối tác trong chuỗi cung ứng, tạo ra một môi trường kinh doanh ổn
định và tin cậy, đồng thời công ty cũng giảm bớt rủi ro tài chính.
Vì vậy, phân tích các mối quan hệ giữa CSR và các rủi ro đã chứng minh rằng việc
áp dụng chiến lược CSR bền vững sẽ mang lại lợi ích rõ rệt cho các công ty và giúp xây
dựng một hành vi kinh doanh có trách nhiệm và hướng tới sự phát triển bền vững. Nhờ
vậy, chi phí tiếp cận vốn và những rủi ro có thể gặp phải cũng được giảm tương ứng cùng
với những lợi ích mà doanh nghiệp nhận được khi thực hiện tốt các hoạt động CSR cùng
với hoạt động kinh doanh.

15
Th.S Nguyễn Thị Khánh Hà
Mối quan hệ giữa CSR và rủi ro doanh nghiệp

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] Caroll, A.B, (1979), ‘A three-dimensional conceptual model of corporate
performance’, The Academy of Management Review, Vol 4, No. 4, pp. 497 – 505.

[2] Freeman, (1984), Strategic management: A stakeholder approach, Boston

[3] Jo, Na (2012). Does CSR Reduce Firm Risk? Evidence from Controversial Industry
Sectors. Journal of Business Ethics, 110(4).

[4] Nguyễn Thị Quỳnh Nga* - Trịnh Thị Vân Anh - Đào Hồng Hạnh - Trần Thị Tuyết
Nhung (2023) - Tạp chí Công Thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng
công nghệ.

[5] Ngọc Thi (2018), Mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và rủi ro công ty.

[ 6] Nguyễn Thị Hoa Hồng (2022), Công bố trách nhiệm xã hội và rủi ro trong doanh
nghiệp

[7] Trần Triệu Anh Khoa (2021), Tác động của trách nhiệm xã hội đến rủi ro kiệt quệ tài
chính doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam.

[8] TS. Bùi Việt Hưng (2017), Các lý thuyết về việc thực hiện trách nhiệm xã hội trong
doanh nghiệp.

16
Th.S Nguyễn Thị Khánh Hà

You might also like