You are on page 1of 12

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP DỆT MAY HÀ NỘI

Khoa/TT: Kinh Tế

THUYẾT MINH ĐỀ TÀI


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM HỌC 2022-2023

1. TÊN ĐỀ TÀI 2. MÃ SỐ
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG
QUAN HỆ CÔNG CHÚNG CHO TRƯỜNG ĐẠI
HỌC CÔNG NGHIỆP DỆT MAY HÀ NỘI
3. LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU 4. LOẠI HÌNH NGHIÊN CỨU
Tự nhiên Xã hội Nhân văn Kỹ thuật và công nghệ Cơ bản Ứng dụng Triển khai

X X

5. THỜI GIAN THỰC HIỆN 8 tháng


Từ tháng 11 năm 2022 đến tháng 06 năm 2023
6. ĐẠI DIỆN NHÓM NGHIÊN CỨU
Họ và tên : Nguyễn Thị Giang Mã sinh viên: 1950120013 Lớp : DHMAR1-K4
Địa chỉ: Khoa Kinh Tế - Trường đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội- Lệ Chi, Gia Lâm, Hà Nội
Điện thoại di động: 0784360700
E-mail: ntggg123@gmail.com
7. THÀNH VIÊN THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
TT Họ và tên Lớp Nội dung công việc Ghi chú
1 Nguyễn Thị Giang DHMAR1-K4 Thu thập thông tin sơ cấp và
thứ cấp, thống kê số liệu, viết
báo cáo, phân tích dữ liệu đã
thu thập được, hoạch định chi
phí, hoàn thiện báo cáo
8. GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên : Trịnh Thùy Giang Học vị, chức danh KH: Thạc sĩ Chức vụ: Giảng viên

Bộ môn: Kế Toán-Marketing - Khoa Kinh Tế - Trường đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội
Điện thoại di động: 0852255886
E-mail: giangtt83@hict.edu.vn

9. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC


a) Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước thuộc lĩnh vực của đề tài
Hoạt động quan hệ công chúng trong các trường đại học công lập ở Việt Nam bắt đầu hình
thành từ những năm 90 của thế kỷ 20. Đã có nhiều nghiên cứu về hoạt động quan hệ công chúng
phục vụ cho sự phát triển của các trường đại học ở Việt Nam với các giải pháp, định hướng phát
triển trong việc xây dựng các mối quan hệ với công chúng, khách hàng mục tiêu cho các trường nói
chung. Với trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội nói riêng tính đến thời điểm hiện nay,
chưa có đề tài nào về việc thúc đẩy hoạt động công chúng phục vụ cho công tác tuyển sinh và phát
triển nhà trường. Chính vì thế, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn đề tài liên quan tới quan hệ công chúng
để làm đề tài nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, nhóm đã tổng quan được một số
nghiên cứu liên quan tới các hoạt động thúc đẩy, phát triển các nội dung hoạt động công chúng.
Trong luận văn thạc sỹ “Hoạt động quan hệ công chúng của các trường đại học công lập trên
địa bàn Hà Nội” của Nguyễn Hà Ngân (2013) - Học việc báo chí và tuyên truyền đã nghiên cứu về
hoạt động quan hệ công chúng trong hệ thống các trường đại học công lập ở Việt Nam nói chung và
ở Hà Nội nói riêng. Trong nghiên cứu này, tác giả đã trình bày những cơ sở lý luận, khái niệm cơ
bản nhất, vai trò, chức năng củaquan hệ công chúng trong lĩnh vực giáo dục đại học, hướng tới các
nhóm đối tượng công chúng mục tiêu, các hình thức hoạt động quan hệ công chúng của một tổ chức
nói chung và của các trường đại học nói riêng. Các trường đại học công lập của Việt Nam đang ngày
càng quan tâm và đầu tư cho hoạt động quan hệ công chúng nhằm giới thiệu, cung cấp thông tin với
các nhóm công chúng liên quan để tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp, sự hiểu biết lẫn nhau giữa trường
và các nhóm công chúng đó. Quan hệ công chúng còn là phương thức hữu hiệu giúp các trường đại
học quảng bá được hình ảnh, định vị và phát triển thương hiệu của mình. Hoạt động quan hệ công
chúng đối với các trường đại học trong việc xây dựng thương hiệu vẫn còn khá mới mẻ ở Việt Nam
vì chưa có nhiều trường làm được điều này. Trong môi trường cạnh tranh gay gắt giữa các trường đại
học với nhau, các hoạt động của quan hệ công chúng là vô cùng quan trọng, quyết định phần lớn sự
thành công hay thất bại trong hoạt động tuyển sinh, quảng bá hình ảnh, thương hiệu của các trường
học. Một trong những yếu tố quan trọng mà quan hệ công chúng mang lại là gắn kết, cầu nối giữa
các cá nhân trong tổ chức với nhau, tạo nên sức mạnh đoàn kết và đồng nhất cho tổ chức và xây
dựng, duy trì những mối quan hệ tốt đẹp giữa tổ chức với các nhóm công chúng mục tiêu khác ngoài
tổ chức. Cùng với việc thông qua các hoạt động quan hệ công chúng, các trường đại học sẽ thu hút
sự quan tâm và ủng hộ của xã hội, của các tổ chức, các doanh nghiệp có thể sẽ đầu tư cho nhà
trường, hỗ trợ các kinh phí. Bên cạnh đó, quan hệ công chúng còn đóng vai trò tư vấn, dự báo xu
hướng, hoạch định chiến lược và thông điệp phù hợp cho trường với các nhóm công chúng mục tiêu.
Vai trò giải quyết khủng hoảng cũng là một chức năng mạnh của quan hệ công chúng trong việc
phân tích thực trạng, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu nhìn nhận rõ cơ hội và thách thức để trên cơ sở
hỗ trợ đắc lực cho trường đại học về những tình huống, vấn đề mà trường gặp phải giúp trường có
thể đưa ra những chương trình hành động nhanh nhạy, ứng biến với những nguy cơ tiềm ẩn, hạn chế
rủi ro, ngăn chặn kịp thời những khủng hoảng có thể xảy ra làm ảnh hưởng tới uy tín và hình ảnh của
trường.
Theo tác giả Lê Thị Hải Vân (2015) trong luận văn thạc sĩ đề tài là “Quan hệ công chúng của
các trường đại học ở Đà Nẵng hiện nay”, đã thông qua các nghiên cứu khảo sát thực tế ở hai trường
đại học, đã chứng minh các trường đại học dân lập và công lập đều có thể nâng cao được tính cạnh
tranh thương hiệu bằng việc sử dụng hiệu quả quan hệ công chúng. Đối với các trường, quan hệ công
chúng có bốn vai trò chính trong việc phát triển hoạt động nhà trường. Vai trò truyền thông bao gồm
truyền thông nội bộ và truyền thông bên ngoài. Truyền thông nội bộ giúp nhà trường thắt chặt mối
quan hệ giữa lãnh đạo với cán bộ công nhân viên tạo nên sự gắn kết và gia tăng niềm tin. Truyền
thông bên ngoài tạo nên sự liên kết giữa nhà trường với công chúng bên ngoài giúp công chúng bên
ngoài có cái nhìn thiện cảm, có nhận thức và lòng tin với nhà trường tích cực hơn. Trong vai trò xây
dựng thương hiệu, quan hệ công chúng với chiến lược thông minh phù hợp và sáng tạo sẽ giúp nhà
trường xây dựng và củng cố phát triển thương hiệu. Với vai trò kinh tế, quan hệ công chúng sẽ giúp
nhà trường thu hút sự chú ý của công chúng và thuyết phục được các nhà đầu tư, doanh nghiệp, đối
tác quan tâm ủng hộ thông qua các chương trình hỗ trợ kinh phí. Và đặc biệt trong việc giải quyết
khủng hoảng truyền thông, nhờ các hoạt động của quan hệ công chúng mà nhà trường nhận diện và
quản trị được khủng hoảng trong thời đại công nghệ số. Nó giúp các nhà lãnh đạo và những người
phụ trách quan hệ công chúng của nhà trường phân tích thực trạng, đánh giá hoạch định chiến lược
để có những chính sách, chiến lược, chương trình hành động đúng đắn, nhanh nhạy, ứng biến để
ngăn chặn và xử lý những nguy cơ khủng hoảng xảy ra gây ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh sự phát
triển của đại học.
Trong đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên Đoàn Thị Thanh Minh (2019) cũng đã nghiên
cứu về thực trạng và giải pháp cho hoạt động quan hệ công chúng trong chương trình tuyển sinh của
trường cao đẳng công nghệ thông tin hữu nghị Việt Hàn. Trong nghiên cứu của mình, tác giả đã có
một số kết luận và đóng góp như sau. Yếu tố hàng đầu tạo nên thương hiệu của một trường đại học/
cao đẳng phụ thuộc vào chất lượng giáo dục của chính tổ chức đó. Phụ huynh và học sinh sẽ quan
tâm đến những thông tin về chất lượng giảng dạy, tỷ lệ giáo sư/ tiến sĩ/ giảng viên giỏi của nhà
trường, các cơ hội hợp tác giáo dục, chất lượng sinh viên đầu ra, thống kê về số lượng sinh viên có
việc làm ngay sau tốt nghiệp. Đối với đặc thù ngành giáo dục, sự uy tín là yếu tố được đặt lên hàng
đầu. Và quan hệ công chúng là phương thức tốt nhất giúp doanh nghiệp chuẩn bị và tạo uy tín, danh
tiếng với họ. Thậm chí quảng cáo cũng không có được khả năng này. Quan hệ công chúng giúp nhà
trường tạo dư luận tốt thông qua sự ủng hộ của giới truyền thông và các chuyên gia phân tích thương
mại. Như vậy, trong xu thế hiện tại, hoạt động quan hệ công chúng có thể nói là giải pháp vàng cho
doanh nghiệp kinh doanh giáo dục vì nó tạo ảnh hưởng tốt, hữu hình, với chi phí thấp, tạo được tiếng
vang khi chuyển tải hình ảnh doanh nghiệp đến công chúng. Tóm lại, dù lựa chọn cách thức
marketing nào, nhà trường vẫn cần thúc đẩy hoạt động truyền thông để nâng cao thương hiệu trong
một thị trường giáo dục đầy cạnh tranh.
Trong đề tài của mình, Nguyễn Thị Kim Phúc (2019) đã trình bày mối tương quan giữa công
tác quan hệ công chúng trong vấn đề xây dựng và phát triển thương hiệu với cảm nhận của công
chúng bên trong và bên ngoài công ty. Từ đó nâng cao hình ảnh thương hiệu cũng như năng lực cạnh
tranh cho công ty Edutainment Việt Nam trong lĩnh vực đào tạo, tư vấn. Đề tài cũng đưa ra được một
số giải pháp để hoàn thiện hoạt động quan hệ công chúng cho công ty như quan hệ với nhân viên,
hoạt động quan hệ công chúng nội bộ, quan hệ với khách hàng, Hoạt động xã hội – từ thiện.
Và đề tài của Trịnh Việt Dũng và Nguyễn Hoàng Mai (2017) có cái nhìn cụ thể hơn về vai trò
của quan hệ công chúng đã đề xập đến các khía cạnh lý thuyết và thực tiễn, xác định những thiếu sót
của các nghiên cứu hiện tại và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo, điển hình như các tổ chức, doanh
nghiệp cần đáp ứng qua các hạo động như tài trợ và xây dựng hình ảnh thương hiệu. Để mang lại kết
quả là công cụ tiếp thị quan hệ công chúng có thể mang tới nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp bằng
cách tăng cường uy tín cho họ, cũng như sự tin cậy từ phía khách hàng.
Qua một số nghiên cứu ở trên, có thể thấy vai trò của hoạt động quan hệ công chúng mang lại
danh tiếng, thương hiệu cho các doanh nghiệp, các trường học là vô cùng lớn. Từ đó mà các đơn vị
xác định rõ hơn chiến lược, thị trường khách hàng mục tiêu và các giải pháp phù hợp. Trong lĩnh vực
giáo dục đào tạo, các trường đại học cũng cần nghiên cứu triển khai tốt các hoạt động truyền thông
nhằm quảng bá, đưa hình ảnh ra công chúng để công chúng đón nhận và chiếm được sự tin tưởng
của cộng đồng, doanh nghiệp, xã hội. Bênh cạnh đó với chức năng giải quyết khủng hoảng, quan hệ
công chúng sẽ mang lại sự ổn đinh, phát triển bền vững cho các đơn vị trường học cả công lập và
dân lập. Mỗi trường sẽ dựa vào thế mạnh riêng của mình để có những chiến lược và giải pháp phù
hợp.
Chính vì vậy, nhóm nghiên cứu kế thừa các nghiên cứu của các tác giả để tìm hiểu về hoạt
động quan hệ công chúng trong trường đại học. Đồng thời xác định rõ nhóm công chúng mục tiêu,
các hoạt động quan hệ công chúng của trường học cụ thể. Nhóm nghiên cứu tập trung vào hoạt động
quan hệ công chúng bên ngoài tạo sự liên kết giữa nhà trường với phụ huynh học sinh, với các em
học sinh và sinh viên của trường. Từ những hoạt động PR này nhằm phát huy và củng cố thương
hiệu, uy tín cho trường đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội trong hiện tại và tương lai để phù hợp
với tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu mà trường đề ra.
b) Tổng quan tình hình nghiên cứu nước ngoài thuộc lĩnh vực của đề tài
Theo nghiên cứu về hoạt động quan hệ công chúng của đại học Bangies dựa trên lý thuyết đo
lường lợi ích công chúng (the excellence theory) trong kỷ nguyên số, các hoạt động quan hệ công
chúng có mối quan hệ hai chiều. Nếu tham gia vào quá trình ra quyết định thì quan hệ công chúng
đang có xu hướng thực hiện nhiệm vụ quản lý. Điều này có nghĩa bộ phận lãnh đạo và quản lý hiện
đang triển khai và giao nhiệm vụ cho các kỹ thuật viên truyền thông nhiều hơn. Đây cũng là lợi thế
giúp các trường định hướng trong hoạt động quản trị truyền thông hỗ trợ tốt các dịch vụ công, phù
hợp với nguyên tắc quản trị. Thứ hai là các nhà lãnh đạo đã sử dụng chức năng quản lý chiến lược,
và quan hệ công chúng được trao quyền trong một liên minh chính trị, nó được tích hợp trong các
mối quan hệ giữa các bộ phận, được quản lý và thực thi bởi các chuyên gia, các nhà hoạt động chính
tuân thủ theo các nguyên tắc đạo đức.

10. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI


Trong nền kinh tế hội nhập và phát triển, việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là một điều
tất yếu. Nó mang lại động lực phát triển chung cho doanh nghiệp. Trường học cũng là một loại hình
doanh nghiệp đặc thù. Bởi vậy, trong xu thế cạnh tranh đó, việc mang thương hiệu của mình đến gần
hơn với công chúng là điều mà bất kỳ doanh nghiệp hay trường học nào cũng quan tâm. Quan hệ
công chúng (PR- Public relationshop) là một hoạt động không thể thiếu trong việc duy trì, thiết lập
và củng cố cũng như cung cấp những thông tin nhằm làm nổi bật mục tiêu mà doanh nghiệp hay cá
nhân muốn truyền tải tới công chúng, xây dựng các mối quan hệ với các đối tượng bên ngoài nhằm
gây ấn tượng, gợi nhớ và biết tới thương hiệu. Theo đà phát triển của xã hội, quan hệ công chúng
không đơn thuần chỉ là hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh mà còn ở nhiều lĩnh vực như âm
nhạc, điện ảnh, giáo dục. Hiện nay, loại hình quan hệ công chúng cho giáo dục còn nhiều mới mẻ ở
Việt Nam. Tuy nhiên, nó cũng có nhiều sự cạnh tranh trong lĩnh vực này. Ngày càng có nhiều trường
đại học cao đẳng được mở ra. Đứng trước sự lựa chọn làm sao để phụ huynh học sinh tin tưởng vào
trường của mình là lí do các trường hiện nay chú trọng tới hoạt động quan hệ công chúng. Đây là
hoạt động nhằm gây ấn tượng cũng như sự tin tưởng trong lòng công chúng. Việc sử dụng một cách
hợp lý, khéo léo các hoạt động quan hệ công chúng là điều vô cùng cần thiết để nâng cao hiệu quả
hoạt động tuyển sinh cho các trường đại học, cao đẳng.
Thấy được những lợi ích mà quan hệ công chúng mang lại, bằng những kiến thức đã học và
thông qua việc trải nghiệm những hoạt động quan hệ công chũng mà trường mang tới. Dưới góc độ
từ phía sinh viên nhóm nghiên cứu thấy hoạt động quan hệ công chúng của nhà trường còn nhiều hạn
chế, hoạt động truyền thông chưa được nhà trường chú trọng, các hoạt động quan hệ công chúng
chưa đạt được kết quả như mong muốn. Một số hoạt động quan hệ công chúng hiện nay của nhà
trường như: các xuất bản phẩm, tặng phẩm, tin tức, hoạt động tổ chức sự kiện nhận được sự cổ vũ,
tham gia của hầu hết sinh viên, song nhìn chung khi sinh viên được hỏi về nhận diện thương hiệu
hay các thông điệp mà trường muốn gửi gắm tới xã hội, gia đình và sinh viên thì có tới 90% sinh
viên không nhớ, không hiểu cũng như không có ấn tượng(số liệu khảo sát của nhóm nghiên cứu về
nhận diện thương hiệu trường đối với sinh viên khóa 5,6 học kỳ 2 năm học 2021-2022, học phần
Quan hệ công chúng)
Bên cạnh những mặt tích cực, theo nhóm nghiên cứu tìm hiểu về những ấn phẩm nhà trường
hiện nay chưa được sinh viên đón nhận. Công tác truyền thông không mang lại hiệu quả khi các ấn
phẩm, tặng phẩm không(ít) được sinh viên biết đến. Nhận định này được chúng tôi tìm kiếm từ
fanpage “Trường đại học Công Nghiệp Dệt May Hà Nội” được đăng tải từ ngày 18/01/2022 với
37/54 bình luận có ý kiến tiêu cực về tặng phẩm balo nhân ngày kỷ niệm 55 năm ngày thành lập
trường, đa số ý kiến phản hồi tiêu cực liên quan đến màu sắc và kiểu dáng, màu sắc kiến cho sinh
viên không muốn đeo balo điều này kiến cho sản phẩm nhận diện không phát huy được tác dụng.
Việc truyền tải thông tin chính thống tới sinh viên còn nhiều hạn chế. Rất nhiều phản hồi về
những thông tin đăng tải chưa được trau chuốt, chọn lọc và mang tính điển hình. Một số thông tin
cập nhất muộn và chưa kịp thời tới sinh viên. Với một vài lý do kể trên nhóm nghiên cứu chúng tôi
đề xuất tên đề tài nghiên cứu là “Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động quan hệ công chúng cho
trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội”.
11. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Mục tiêu tổng quát: “Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động quan hệ công cho
trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội”
Mục tiêu cụ thể:
- Tìm hiểu, nghiên cứu một số vấn đề lý luận về hoạt động quan hệ công chúng trong trường
đại học.
- Phân tích thực trạng hoạt động quan hệ công chúng của phòng truyền thông nhà trường giai
đoạn 2015-2022. Phân tích ưu nhược điểm các hoạt động quan hệ công chúng trong giai đoạn này.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động và hoàn thiện qui trình vận hành hoạt
động quan hệ công chúng cho trường đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội trong thời gian tới.
12. CÁCH TIẾP CẬN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
12.1. Cách tiếp cận
Đề tài tiếp cận theo định nghĩa về PR của Frank Jefkins: PR bao gồm hình thức giao tiếp
được lên kế hoạch, cả bên trong và bên ngoài tổ chức, giữa một tổ chức và công chúng của nó nhằm
đạt được những mục tiêu cụ thể liên quan đến sự hiểu biết lẫn nhau. Franks Jekins nhấn mạnh mục
đích của PR không chỉ tạo sự hiểu biết lẫn nhau mà còn nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể, giải
quyết các vấn đề truyền thông giao tiếp, làm thay đổi thái độ từ tiêu cực sang tích cực.
Vì vậy, nghiên cứu này tiếp cận theo quan điểm của Frank Jefkins về việc đưa ra mục tiêu,
nó giúp phòng truyền thông của trường quan sát và đo lường được kết quả. Vì vậy, có thể đánh giá
được một chiến dịch PR là thành công hay thất bại và khẳng định được PR không hề mơ hồ và
không cụ thể.
12.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập thông tin, sử dụng các phương pháp:
+ Phương pháp nghiên cứu tại bàn: tìm kiếm, xử lý, phân tích dữ liệu thứ cấp. Phương pháp này
giúp tác giả tổng quan các công trình nghiên cứu trước đây cả trong nước và quốc tế liên quan tới đề
tài.
+ Phương pháp thống kê, mô tả: Thu thập các tài liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp có liên quan đến nội
dung nghiên cứu. Thống kê các số liệu đã điều tra và tổng hợp thông tin thu thập được, sàng lọc, sắp
xếp và tận dụng thông tin đó một cách hiệu quả.
+ Phương pháp điều tra, khảo sát: Sử dụng bảng hỏi để thu thập thông tin phục vụ cho công tác
nghiên cứu.
- Phương pháp xử lý thông tin sử dụng:
+ Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh: Các tài liệu thu thập được xử lý trong quá trình phân
tích và so sánh nhằm tìm ra những mặt đạt được, tìm ra những hạn chế và nguyên nhân từ thực trạng
chiến lược của trường Đại học Công Nghiệp Dệt May Hà Nội.
+ Phương pháp đánh giá: đánh giá các ưu nhược điểm của hoạt động PR của trường.
12.3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu: Trường đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động quan hệ công chúng của Trường đại học Công nghiệp Dệt
May Hà Nội từ giai đoạn 2015 đến 2022.
+ Thực trạng hoạt động PR, các công cụ, phương tiện, qui trình thực hiện của phòng truyền
thông.
+ Mô hình truyền thông hội tụ (PESO) hiện nay.
+ Ứng dụng mô hình PESO đối với phòng truyền thông.
13. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUAN HỆ CÔNG CHÚNG
TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC
1.1. KHái niệm về quan hệ công chúng
1.1.1. Khái niệm về “Quan hệ công chúng”
1.1.2. Chức năng của PR
1.1.3. Các loại hình PR
1.1.4. Công cụ và phương tiện PR
1.1.5. Qui trình PR
1.2 PR trong trường đại học
1.2.1 . Khái niệm về trường đại học
1.2.2 Vai trò của PR đối với trường đại học
1.2.3 Xu hướng các hoạt động PR hiện nay trong các trường đại học
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUAN HỆ CÔNG CHÚNG CỦA
PHÒNG TRUYỀN THÔNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP DỆT MAY
HÀ NỘI
2.1. Tổng quan về trường đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
2.1.2. Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi
2.1.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy và chức năng nhiệm vụ các phòng ban
2.1.4. Nhiệm vụ phòng truyền thông và định hướng phát triển của trường
2.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động PR của phòng truyền thông
2.2.1. Phân tích nguồn lực của phòng truyền thông
2.2.2. Môi trường vĩ mô
2.2.3. Môi trường vi mô
2.3. Thực trạng hoạt động quan hệ công chúng của phòng truyền thông
2.3.1. Các hoạt động PR của phỏng truyền thông từ 2015 đến 2022
2.3.2. Qui trình vận hành hoạt động hiện nay
2.3.3. Đánh giá qui trình PR của phòng truyền thông
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG QUAN HỆ CÔNG CHÚNG CHO PHÒNG TRUYỀN THÔNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP DỆT MAY HÀ NỘI
3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp
3.2. Đề xuất chương trình PR cho phòng truyền thông
3.3. Kiến nghị chung
KẾT LUẬN
Thời gian
u Các nội dung, công việc Sản phẩm
(bắt đầu Người thực hiện
thực hiện chủ yếu phải đạt
-kết thúc)
1 Nội dung 1: Tổng quan về Hệ thống hóa một số lí 12/2022 – Nguyễn Thị Giang
quan hệ công chúng luận về 1uan hệ công 2/2023
Tính cấp thiết của đề tài chúng và ảnh hưởng, Nguyễn Thị Giang
Một vài vấn đề về quan hệ chức năng, vai trò trong
công chúng hoạt động của trường
Quan hệ công chúng trong đại học. Nguyễn Thị Giang
trường đại học
Xu hướng PR hiện nay Nguyễn Thị Giang
2 Nội dung 2: Thực trạng hoạt Đánh giá được hoạt 3/2023- Nguyễn Thị Giang
động quan hệ công chúng của động PR hiện nay của 4/2023
phòng truyền thông phòng truyền thông
Phân tích thực trạng các hoạt - Đánh giá được mức độ Nguyễn Thị Giang
động PR ảnh hưởng của các yếu
Phân tích số liệu khảo sát tố tới hoạt động PR của Nguyễn Thị Giang
mức độ ảnh hưởng của các phòng truyền thông
yếu tố tới PR
3 Nội dung 3. Đề xuất một số Đề xuất các giải pháp 4/2023 Nguyễn Thị Giang
giải pháp đẩy mạnh hoạt động để đẩy mạnh hoạt động
PR quan hệ công chúng cho
phòng truyền thông
4 Tổng hợp báo cáo Bản báo cáo đầy đủ 5/2023 Nguyễn Thị Giang
của đề tài
5 Nghiệm thu đề tài cấp khoa Tham gia nghiệm thu 6/2023 Hội đồng nghiệm thu
cấp khoa cấp khoa và nhóm thực
hiện đề tài
6 Nghiệm thu đề tài cấp Tham gia nghiệm thu 6/2023 Hội đồng nghiệm thu
trường cấp trường cấp trường và nhóm thực
hiện đề tài
14. DỰ KIẾN KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
* Loại sản phẩm: Ứng dụng

* Tên sản phẩm: Bộ giải pháp để đẩy mạnh hoạt động quan hệ công chúng và hoàn thiện qui
trình vận hành hoạt động PR cho phòng truyền thông của trường đại học Công nghiệp Dệt may Hà
Nội.
1. Chi Phí Mua Tài Liệu Tham Khảo: .........Không........ triệu đồng
Số Thành
STT Nội dung ĐVT Đơn giá Ghi chú
lượng tiền
1 5 tài liệu tham khảo VNĐ 5 50.000 250.000 Nhờ giáo viên
online hướng dẫn mua,
tải tài liệu
Tổng cộng 250.000

2. Chi Phí Photo, In Ấn : ...........không....... nghìn đồng


Số Thành
STT Nội dung ĐVT Đơn giá Ghi chú
lượng tiền
1 In bài báo cáo nghiên VNĐ 3 100.000 300.000 Tiền in ấn + in
cứu màu: Phòng văn
thư hỗ trợ và dự
trù

Tổng cộng 300.000

3. Chi Phí thời gian sinh viên thực hiện: ........Không..... nghìn đồng
Số Thành
STT Nội dung ĐVT Đơn giá Ghi chú
lượng tiền
1 Chi phí thời gian sinh VNĐ 1 500.000 500.000
viên phân tích và trình
bày kết quả nghiên cứu
Tổng cộng 500.000
Ngày …tháng … năm 2022 Ngày … tháng … năm 2022
Trưởng nhóm nghiên cứu Giảng viên hướng dẫn

Giang Giang
Nguyễn Thị Giang Trịnh Thùy Giang

Ngày…….tháng……. năm ……
Khoa/TT chủ trì

You might also like