You are on page 1of 26

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

----------

BÀI THẢO LUẬN


HỌC PHẦN: QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG

ĐỀ TÀI
“Phân Tích Mức Độ Cộng Tác Giữa Các Thành
Viên Trong Chuỗi Cung Ứng Của Tesla Và Một Số
Ứng Dụng CNTT Được Sử Dụng Trong Chuỗi”

Giảng viên : Phạm Thu Trang


Nhóm : 02
Lớp học phần : 232_BLOG2011_03

Hà Nội, 2024
BẢNG DANH SÁCH VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC THÀNH VIÊN NHÓM 2

STT Họ Và Tên Nhiệm Vụ Đánh giá Điểm

1 Nguyễn Thị Kim Chi Cơ sở lý thuyết phần 2.


Lời mở đầu, kết luận.
Tổng hợp word.

2 Lư Hoa Cương Tổng quan về Tesla.

3 Nguyễn Ngọc Diệp Thuyết trình.

4 Nguyễn Đức Du Cơ sở lý thuyết phần 1.


Sơ đồ chuỗi cung ứng
của Tesla.

5 Nguyễn Hữu Duy Ứng dụng CNTT trong


chuỗi và lợi ích.

6 Hoàng Thạch Minh Biện pháp nâng cao hiệu


Dũng quả hoạt động cộng tác
và các đề xuất ứng dụng
CNTT

7 Nguyễn Quý Đạt Vai trò và mức độ cộng


tác của thành viên trong
chuỗi cung ứng Tesla.

8 Phạm Tiết Đạt Powerpoint.


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................4
I, CƠ SỞ LÝ THUYẾT.........................................................................................5
1.1.Khái niệm, vai trò và các mức độ trong cộng tác trong SCM..............................5
1.1.1.Khái niệm của cộng tác.................................................................................5
1.1.2.Vai trò của cộng tác......................................................................................5
1.1.3. Các cấp độ trong cộng tác............................................................................6
1.2. Một số ứng dụng CNTT trong chuỗi cung ứng...................................................8
1.2.1. Công nghệ nhận dạng tự động bằng tần số sóng vô tuyến (RFID)..............8
1.2.2. Phần mềm quản lý quan hệ NCC (SRM) và quan hệ khách hàng (CRM)...9
1.2.3. Dữ liệu lớn (Big Data)...............................................................................10
1.2.4. Internet vạn vật (IoT).................................................................................10
II, MỨC ĐỘ CỘNG TÁC GIỮA CÁC THÀNH VIÊN TRONG CHUỖI CUNG
ỨNG CỦA TESLA..............................................................................................12
2.1. Tổng quan về Tesla...........................................................................................12
2.2. Chuỗi cung ứng và các thành viên trong chuỗi cung ứng của Tesla.................12
2.2.1. Chuỗi cung ứng Tesla................................................................................12
2.2.2. Vai trò của các thành viên trong chuỗi......................................................12
2.3. Mức độ cộng tác của thành viên trong chuỗi cung ứng của Tesla....................16
2.3.1. Nhà cung cấp..............................................................................................16
2.3.2. Nhà máy sản xuất của Tesla.......................................................................17
2.3.3. Nhà cung cấp khung xe..............................................................................19
2.3.4. Nhà phân phối............................................................................................19
2.4. Ứng dụng CNTT trong chuỗi và lợi ích............................................................20
2.4.1. Một số ứng dụng CNTT.............................................................................20
2.4.2. Lợi ích và hạn chế......................................................................................21
III, MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỘNG TÁC
GIỮA CÁC THÀNH VIÊN VÀ ĐỀ XUẤT ỨNG DỤNG CNTT........................22
3.1 Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cộng tác giữa các thành viên..............22
3.2. Các đề xuất ứng dụng công nghệ thông tin.......................................................23
KẾT LUẬN.........................................................................................................25
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................26
LỜI MỞ ĐẦU

Trong quá trình tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp hiện nay thì chuỗi
cung ứng ngày càng đóng vai trò quan trọng, không chỉ trong hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng lớn đối với nền kinh tế toàn cầu nói chung.
Trong thời buổi công nghệ hiện đại phát triển mạnh mẽ như ngày nay thì việc phát
triển chuỗi cung ứng theo hướng truyền thống, đơn thuần thôi là chưa đủ mà cần phải
vận dụng được các ứng dụng công nghệ thông tin vào để phát triển các hoạt động của
chuỗi để có thể cạnh tranh và phát triển trong môi trường kinh doanh ngày càng gay
gắt. Hiểu được tầm quan trọng của việc nghiên cứu và tìm hiểu hoạt động quản trị
chuỗi ung ứng trong các doanh nghiệp nhóm chúng em chọn đề tài “Phân tích mức
độ cộng tác giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng của tesla và một số ứng
dụng cntt được sử dụng trong chuỗi”. Đề tài này không chỉ nghiêm cứu đơn thuần về
chuỗi cung ứng và các ứng dụng công nghệ thông tin trong chuỗi của Tesla mà đông
thời giúp người đọc hiểu hơn về hoạt động cộng tác cũng như các mức độ cônmg tác
của thành viên trong chuỗi cung ứng cuat Tesla. Thông qua đề tài này nhóm chúng em
hy vọng sẽ đem lại cái nhìn toàn diện về về những vấn đề liên quan đên chuỗi cung
ứng của Tesla và giúp nhận định được tầm quan trọng của chuỗi cung ứng trong hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiêp.
I, CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1.Khái niệm, vai trò và các mức độ trong cộng tác trong SCM
1.1.1.Khái niệm của cộng tác
Cộng tác trong chuỗi cung ứng được định nghĩa là hai hoặc nhiều doanh nghiệp
chia sẻ trách nhiệm trao đổi thông tin về lập kế hoạch, quản lý, thực hiện và đo lường
hiệu suất chung.

1.1.2.Vai trò của cộng tác


Giúp tiếp cận các nguồn lực bên ngoài. Một doanh nghiệp có khả năng nghiên
cứu và phát triển sản phẩm, hiện đang có trong tay một bằng sáng chế mới, nhưng
không có năng lực sản xuất thì có thể cộng tác với các đối tác chuyên sản xuất các
nguyên vật liệu chuyên dụng cho sản phẩm mới đó. Để giải pháp thực sự hiệu quả,
đơn vị phải sẵn sàng chia sẻ bí quyết công nghệ độc quyền và đối tác cộng tác cũng
phải sẵn sàng đầu tư vào phát triển mở rộng năng lực cần có để thực hiện sản xuất. Sự
cộng tác trong khâu thiết kế sản phẩm và hoạch định sản xuất như vậy có thể giúp
doanh nghiệp có khả năng đáp ứng thị trường nhanh hơn, đồng thời tăng chất lượng
hoạt động của đối tác.
Tận dụng nguồn lực của đối tác chiến lược mà doanh nghiệp không thể tự đầu
tư vì chi phí quá lớn. Cộng tác với một đối tác chuyên sản xuất các nguyên liệu
chuyên dụng tương tự như thành phần chính mà doanh nghiệp cần sẽ giúp loại bỏ các
chi phí cố định. Nhưng điều này dẫn đến biến phí tăng lên. Để giải quyết vấn đề này
thực sự hiệu quả, doanh nghiệp cần sẵn sàng chia sẻ bí quyết công nghệ để sản xuất ra
sản phẩm đó, đối tác cũng sẵn sàng đầu tư và phát triển mở rộng năng lực cần có để
thực hiện sản xuất các thành phần này. Như vậy, việc tận dụng nguồn lực của cả hai
bên sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cho các bên cộng tác.
Giảm chi phí và các điều kiện môi trường kinh doanh không thuận lợi (rào cản
thương mại, luật pháp): Môi trường kinh doanh luôn có sự biến động, cộng tác giúp
giảm các chỉ phí hoặc loại bỏ các điều kiện cạnh tranh không minh bạch. Sự cộng tác
giữa các thành viên trong chuỗi giúp xóa bỏ rào cản thương mại, luật pháp, tạo môi
trường kinh doanh thuận lợi.
Tăng kỹ năng quản lý và khả năng tiếp cận thông tin với thị trường: Cộng tác
trong chuỗi cung ứng là cơ hội để doanh nghiệp gián tiếp học hỏi các kinh nghiệm và
khả năng quản lý từ phía đối tác. Nhờ cộng tác giữa các thành viên trong chuỗi, thông
tin thị trường sẽ được chia sẻ nhanh nhất từ phía các nhà bán lẻ, đây là nguồn thông
tin hữu ích giúp các doanh nghiệp cộng tác thích nghi và tiếp cận tốt hơn với thị
trường.
1.1.3. Các cấp độ trong cộng tác

Các mối quan hệ cộng tác theo mức độ trong chuỗi cung ứng
a, Cộng tác giao dịch
Là mối quan hệ nhắm tới việc thực thi giao dịch giữa các đối tác sao cho có
hiệu quả cao nhất. Ít chú trọng vào việc giảm chi phí SCM hay tăng doanh thu, chỉ tập
trung vào tăng cường sự thuận lợi cho các giao dịch, như giảm thường xuyên phải
thương lượng lại. Các bên có xu hướng chú trọng vào các giao dịch hàng ngày hơn là
phát triển mối quan hệ lâu dài.
Được xác định trong trường hợp quy mô thị trường không lớn, không ổn định.
Các NCC chỉ thuần túy bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ mà ít tham gia vào hệ thống
cung ứng của khách hàng. NCC được coi như là cánh tay nối dài của DN. Không đòi
hỏi hệ thống thông tin phức tạp, nhiều giao dịch được thực hiện thủ công.
b, Cộng tác hợp tác
Là mối quan hệ được xác định cụ thể, rõ ràng theo hợp đồng và phụ thuộc vào
sự thích nghi giữa NCC với các mục tiêu đã định trước của DN. Đây là mối quan hệ ở
mức độ trung hạn, đòi hỏi sự liên kết tương đối chặt chẽ giữa các bên. Có mức độ chia
sẻ thông tin cao hơn, các bên tự nguyện đưa ra các xác nhận và cam kết, cùng chia sẻ
thông tin dự báo, tình trạng dự trữ, đơn đặt hàng, tình trạng đặt và giao hàng.
Trong mối quan hệ cộng tác hợp tác, loại hình và định dạng dữ liệu chia sẻ cho
nhau thường được chuẩn hóa. Chuyển giao dữ liệu điện tử EDI trên nền tảng công
nghệ hiện đại là phương pháp chủ yếu dùng để trao đổi thông tin. Với những công ty
không có khả năng kết nối EDI, thì một cổng thông tin tương tác với nhà cung cấp
trên nền tảng Internet là sự thay thế tốt. Hầu hết các công cụ này cho phép quản lý nội
dung và chứng từ, cũng như các lưu đồ công việc để tự động hóa dòng chảy chứng từ,
bảng biểu, dữ liệu và công việc nhất định.
c, Cộng tác phối hợp
Chỉ mức quan hệ dài hạn, có kế hoạch, trong đó mỗi bên đều có khả năng đáp
ứng nhu cầu của bên kia. Cả hai bên sẽ chia sẻ giá trị, mục tiêu và các chiến lược tích
hợp cho lợi ích chung. Mối quan hệ này đòi hỏi các bên phải điều chỉnh mục tiêu và
các quy trình tác nghiệp để có sự tương thích nhịp nhàng và liên tục.
Trong mối quan hệ cộng tác phối hợp, các đối tác chuỗi cung ứng làm việc gần
gũi và phụ thuộc nhiều hơn vào năng lực của đối phương. Vì vậy, đòi hỏi luồng thông
tin hai chiều giữa các đối tác và các quy trình thực hiện, hoạch định thống nhất. Do cơ
sở hạ tầng và các quy trình cần thiết để hỗ trợ chia sẻ thông tin phức tạp hơn nên kiểu
cộng tác này thường dành cho các đối tác chiến lược.
Cộng tác phối hợp đòi hỏi mức độ thỏa hiệp và thương lượng cao hơn kiểu
cộng tác hợp tác và giao dịch. Do tính chiến lược cao hơn và mức độ chia sẻ thông tin
nhiều hơn nên cần một hệ thống riêng biệt để trao đổi thông tin. Sự phức tạp này đòi
hỏi các bên phải thực hiện các cam kết lâu dài và nghiêm túc. Xây dựng quy trình và
công cụ hỗ trợ tốn kém nhiều thời gian và tiền bạc, nên hai bên đều kỳ vọng sẽ thu
được lợi nhuận khi xúc tiến mối quan hệ này.
Các chương trình quản lý VMI là mô hình cộng tác phối hợp phổ biến, trong đó
nhà cung cấp chịu trách nhiệm đảm bảo dự trữ cho khách hàng. Hầu hết các chương
trình VMI hiện nay đều được tự động hóa. Nhà cung cấp có thể quản lý từ xa hàng dự
trữ tại nhà máy hoặc kho hàng của khách hàng dựa trên các dự báo và tỷ lệ sử dụng.
Việc trao đổi thông tin là chìa khóa để mô hình cộng tác phối hợp VMI thành công.
d, Cộng tác đồng bộ
Mức độ cao nhất thể hiện phạm vi cộng tác mở rộng nhất với số quan hệ ít nhất
là quan hệ cộng tác đồng bộ còn gọi là các liên minh chiến lược. Mối quan hệ cộng tác
này vượt ra khỏi phạm vi các hoạt động tác nghiệp thông thường. Các bên có thể đầu
tư chung vào các dự án nghiên cứu, phát triển nhà cung cấp và tăng cường quyền sở
hữu trí tuệ. Sự chia sẻ bao gồm cả về tài sản trí tuệ, tài sản vật chất và nhân sự. Trong
mối quan hệ đồng bộ, thông tin được các bên cùng phát triển chung thay vì chỉ trao
đổi hoặc truyền tải cho nhau. Tập trung vào tầm nhìn chiến lược trong tương lai hơn là
vào việc thực thi các chiến thuật và kế hoạch ngắn hạn.
Cam kết hợp tác kinh doanh lâu dài. Một liên minh chiến lược chuỗi cung ứng
phải được xây dựng dựa trên sự tin tưởng, sự chia sẻ thông tin và sự hiệp lực của các
thành viên. Lợi ích tiềm năng của liên minh chiến lược là nâng cao khả năng đáp ứng
nhu cầu khách hàng và giảm tổng chi phí chuỗi cung ứng.

1.2. Một số ứng dụng CNTT trong chuỗi cung ứng


1.2.1. Công nghệ nhận dạng tự động bằng tần số sóng vô tuyến (RFID)
Nhận dạng tần số vô tuyến (Radio Frequency Identification - RFID) là thuật
ngữ chung nhằm mô tả công nghệ nhận dạng tự động các vật thể bằng sóng vô tuyến.
RFID có thể hoạt động trong điều kiện môi trường khắc nghiệt, có khả năng đọc dữ
liệu từ xa, đảm bảo tính chính xác của dữ liệu; bộ nhớ chứa nhiều thông tin hơn, thông
tin có thể sửa đổi và cập nhật một cách nhanh chóng và hơn nữa có thể nhận dạng
cùng lúc nhiều dữ liệu khác nhau.
Trong chuỗi cung ứng, tùy theo khu vực và đối tượng cần được giám sát mà
công nghệ RFID được ứng dụng theo các phương thức khác nhau, cụ thể như sau:
Nhận hàng: Các container, thùng, pallet hàng,… trước khi về kho sẽ được đính
thẻ RFID chữa mã ID riêng biệt của hàng để về đến cổng có gắn đầu đọc sẽ nhận diện
và xác nhận.
Xếp dỡ hàng/đưa vào sản xuất: Sau khi vào nhà máy/tho các thùng hàng được
gỡ, phân loại và xếp vào vị trí đã định trong kho theo hướng dẫn của hệ thống RFID
và đưa vào sản xuất theo đúng lịch trình đã định.
Truy xuất quy trình sản xuất: Các mặt hàng, linh kiện sẽ tiếp tục được theo dõi
trong toàn bộ quy trình sản xuất.
Thành phẩm: Sau khi thành phẩm hệ thống RFID tiếp tục cập nhật và thông
báo các thông tin quan trọng về sản phẩm đáp ứng cho việc phân phối/giao hàng.
Phân phối/giao hàng: Trong suốt quá trình vận chuyển hàng đi, thông qua hệ
thống GPS, đầu đọc RFID trên các xe chở hàng liên tục “báo cáo” trực tiếp tình hình
vận chuyển hàng đến máy chủ của nhà máy/doanh nghiệp.
Quản lý tài sản: Việc sử dụng công nghệ giúp tự động hóa hoàn toàn quá trình
kiểm tra tài sản.
Việc ứng dụng công nghệ RFID trong hoạt động quản lý chuỗi cung ứng sẽ
mang lại những lợi ích sau:
Tính thông suốt: Công nghệ này cho phép người sản xuất cũng như các bên
tham gia vào chuỗi cung ứng có thể biết rõ nguồn gốc và hành trình của sản phẩm từ
nguồn nguyên liệu đầu vào đến khâu sản xuất, phân phối và tới tay người tiêu dùng.
Lập kế hoạch chuỗi cung ứng: Nhờ dung lượng bộ nhớ cao, thẻ RFID cung cấp
đầy đủ thông tin về sản phẩm, những thông tin đó được mã hóa và chuyển về máy chủ
xử lý, nhà quản trị có thể dễ dàng lập kế hoạch tiếp theo cho sản phẩm trong dây
chuyền cung ứng của mình.
Hạn chế hàng giả/hàng nhái: Với các thùng hàng có gắn thẻ RFID thì khả năng
cháo hàng sẽ rất thấp bởi các đầu đọc gắn trên xe chỉ nhận diện các thẻ RFID “chính
thống” gắn trên hàng.
Giải quyết các lo ngại của khách hàng: Thẻ RFID có thể nhận ra ngay lập tức
sản phẩm quá hạn, sản phẩm hỏng bằng cách gửi cảnh báo qua email, tin nhắn... thậm
chí thông tin trên thẻ còn đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu nguồn gốc xuất xứ của sản
phẩm từ phía khách hàng.
Giảm chi phí quản lý chuỗi cung ứng: Chi phí chuỗi cung ứng chiếm 30-40 %
giá bán của các sản phẩm. Do vậy, việc ứng dụng công nghệ này trong quản lý chuỗi
cung ứng sẽ góp phần giảm chi phí hoạt động của doanh nghiệp.
Từ những phân tích trên, có thể khẳng định rằng RFID là một công cụ đắc lực
cho các nhà quản trị trong việc tạo ra một hệ thống quản lý, kiểm soát chuỗi cung ứng
hiệu quả và thông minh hơn.
1.2.2. Phần mềm quản lý quan hệ NCC (SRM) và quan hệ khách hàng
(CRM)
Phần mềm SRM/CRM là công cụ giúp doanh nghiệp tự động hóa hoạt động
quản lý quan hệ với nhà cung cấp/khách hàng và các cơ hội mua bán hàng hóa. Phần
mềm này hỗ trợ các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng thực hiện các chức năng cơ
bản sau đây:
Tự động mua bán hàng hóa: Là một chức năng quan trọng của SRM/CRM, cho
phép theo dõi và ghi lại mọi diễn biến trong quá trình mua bán hàng hóa với mỗi nhà
cung cấp và khách hàng tiềm năng, từ giai đoạn tiếp xúc ban đầu đến khi kết thúc
thương vụ; qua đó, nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ bán hàng.
Dịch vụ khách hàng: Phần mềm CRM cho phép ghi nhận thông tin của khách
hàng; theo dõi và quản lý các yêu cầu dịch vụ của khách hàng; từ đó hỗ trợ khách
hàng kịp thời và giúp doanh nghiệp cải thiện khả năng phục vụ khách hàng.
Hỗ trợ hoạt động marketing: Phần mềm CRM cung cấp các công cụ đặc biệt
hữu dụng cho các yêu cầu đa dạng của marketing, tự quản lý chiến dịch marketing,
email marketing, thu thập đầu cuối trực tuyến từ website, xây dựng cơ sở dữ liệu
marketing cho đến các chiến dịch marketing theo định hướng chiến lược của doanh
nghiệp. Phần mềm này cũng cho phép quản lý và đo lường hiệu quả của các chiến
dịch marketing qua email, thư tín và marketing trực tiếp, … quản lý danh sách khách
hàng tiềm năng và các nguồn lực marketing nội bộ.
Tóm lại, phần mềm SRM/CRM là một công cụ hỗ trợ các doanh nghiệp trong
chuỗi cung ứng trong công tác quản lý, chăm sóc và xây dựng mối quan hệ giữa
doanh nghiệp với nhà cung cấp và khách hàng.
1.2.3. Dữ liệu lớn (Big Data)
Dữ liệu lớn (Big Data) được hình thành từ các nguồn chủ yếu sau: (1) Dữ liệu
hành chính; (2) Dữ liệu từ hoạt động thương mại; (3) Dữ liệu từ các thiết bị cảm biến;
(4) Dữ liệu từ các thiết bị theo dõi; (5) Dữ liệu từ các hành vi như tìm kiếm trực tuyến
về một sản phẩm, một dịch vụ hay bất kỳ loại thông tin khác, trang xem trực tuyến;
(6) Dữ liệu từ các thông tin ý kiến trên các phương tiện thông tin xã hội.
Dữ liệu lớn có nhiều ưu thế so với dữ liệu truyền thống ở những điểm cơ bản
sau đây: Lưu trữ khối lượng dữ liệu rất lớn (Volume); Dữ liệu đa dạng hơn (Variety);
Truy vấn dữ liệu nhanh hơn (Velocity); Độ chính xác cao hơn (Veracity).
Bằng cách ứng dụng Big Data, có thể mang lại những lợi ích sau đây đối với
các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng:
Giảm chi phí: Một trong những động lực chính của việc thu thập và phân tích
Big Data cho các công ty ngày nay là giảm chi phí. Việc truy cập dễ dàng vào dữ liệu
trong chuỗi cung ứng có thể giúp doanh nghiệp thiết lập điểm chuẩn, tối ưu hóa quy
trình và tìm kiếm các cơ hội để giảm thiểu chi phí. Dữ liệu thu thập được cung cấp
cho công ty một bức tranh toàn cảnh về chuỗi cung ứng hiện tại để giúp đưa ra các
quyết định chiến lược phù hợp hơn và xây dựng một chuỗi cung ứng hiệu quả hơn về
chi phí.
Sự hài lòng của khách hàng: Big Data có thể giúp doanh nghiệp tăng sự hài
lòng của khách hàng một cách đáng kể, vì nó cung cấp đủ thông tin cho các giám sát
viên đưa ra lựa chọn các phương thức vận chuyển lý tưởng nhất, sử dụng các hãng vận
tải tốt nhất, giảm khả năng thiệt hại và giảm thiểu sự chậm trễ, nhờ đó dịch vụ được
cải thiện.
Truy xuất nguồn gốc: Truy xuất nguồn gốc là một hoạt động nặng nề về mặt xử
lý dữ liệu. Bằng cách tận dụng Big Data, doanh nghiệp có thể cải thiện hiệu suất truy
xuất nguồn gốc của hệ thống, cũng như giảm thiểu thời gian thực hiện các công việc
liên quan đến việc truy cập, tích hợp và quản lý cơ sở dữ liệu của những sản phẩm đã
được đánh dấu “thu hồi” hoặc “sửa chữa”.
Big Data ngày càng trở thành chìa khóa để có chuỗi cung ứng hiệu quả và giảm
chi phí. Trên thực tế, giờ đây Big Data đã trở thành một tiêu chuẩn để thu thập và
phân tích lượng thông tin khổng lồ để giúp tăng doanh thu. Ngoài ra, tiềm năng cho
thấy Big Data không chỉ mang lại lợi nhuận đáng kể mà còn là cơ sở cho việc phát
triển vận hành hiệu quả.
1.2.4. Internet vạn vật (IoT)
Internet vạn vật (Internet of Things) là sự kết nối các thiết bị và các đối tượng
vật lý có gắn cảm biến, cho phép ghi lại liên tục các thông tin về trạng thái của những
đối tượng này như địa điểm, nhiệt độ, chuyển động, tác động... bất kể ở vị trí và thời
gian nào.
Việc ứng dụng IoT sẽ mang lại những lợi ích cơ bản sau đây cho các doanh
nghiệp trong chuỗi cung ứng:
Theo dõi thời gian thực các đối tượng vật chất trong chuỗi cung ứng: Với IoT,
các thành viên trong chuỗi cung ứng có thể theo dõi vật liệu, sản phẩm, thiết bị,
phương tiện… nhanh hơn và chính xác hơn. Các thiết bị và cảm biến được kết nối có
thể giúp theo dõi số lượng, chất lượng, nhiệt độ cũng như vị trí của hàng hóa.
Tạo tính liền mạch cho các quy trình trong chuỗi cung ứng (Seamless
Workflow): IoT cho phép giám sát các luồng di chuyển xuyên suốt chuỗi cung ứng
một cách thường xuyên, liên tục; nhờ đó duy trì một quy trình làm việc liền mạch với
hiệu quả tối đa.
Tăng khả năng mở rộng chuỗi: Doanh nghiệp có thể tích hợp hệ thống hạ tầng,
thiết bị của mình với hệ thống hạ tầng thiết bị của các thành viên khác trong chuỗi
cung ứng dựa trên IoT.
Cải thiện độ chính xác cho dự báo: IoT có mối liên hệ mật thiết với Big Data
chứa khối lượng thông tin khổng lồ, nhờ đó cung cấp các khối lượng dữ liệu lớn,
chính xác theo thời gian thực để phục vụ cho hoạt động dự báo.
Không những thế, lợi ích của IoT còn được thể hiện khác nhau đối với mỗi
khâu, mỗi hoạt động của chuỗi cung ứng, chẳng hạn như: Đối với sản xuất; Đối với
vận chuyển; Đối với quản lý dự trữ và hoạt động kho hàng; Đối với dịch vụ khách
hàng.

II, MỨC ĐỘ CỘNG TÁC GIỮA CÁC THÀNH VIÊN TRONG CHUỖI
CUNG ỨNG CỦA TESLA
2.1. Tổng quan về Tesla
a, Lịch sử hình thành và phát triển Tesla
Tesla được thành lập vào năm 2003 bởi một nhóm các doanh nhân gồm Martin
Eberhard, Marc Tarpenning, Ian Wright, JB Straubel và Elon Musktại San Carlos,
California, Hoa Kỳ. Ban đầu, công ty được đặt tên là Tesla Motors, nhằm tạo ra các
sản phẩm ô tô điện để thay thế các phương tiện giao thông chạy bằng nhiên liệu hóa
thạch. Năm 2005, với tư cách là một nhà đầu tư, đam mê về công nghệ, khát khao thay
đổi mọi thứ tốt hơn, Elon Musk gia nhập Tesla với tư cách là nhà đầu tư số một và trở
thành Chủ tịch Hội đồng quản trị.
Năm 2006, công ty đã trình làng chiếc xe thể thao điện đầu tiên của mình,
Tesla Roadster. Đây là một trong những chiếc xe điện đầu tiên trên thị trường mà có
khả năng chạy được hơn 300 dặm (khoảng 483 km) trên một lần sạc đầy. Trong giai
đoạn đầu, Tesla tập trung vào việc phát triển công nghệ pin lithium-ion và hệ thống
lưu trữ năng lượng.
Năm 2008, Tesla ra mắt mẫu sedan Model S, và nó đã trở thành một trong
những chiếc xe điện phổ biến nhất trên thị trường. Model S nhận được nhiều đánh giá
tích cực về hiệu suất và khả năng lái, và đã đóng góp quan trọng vào việc thúc đẩy sự
chấp nhận của công chúng đối với xe điện. Tiếp theo đó, Tesla giới thiệu Model X,
một mẫu SUV điện với cánh cửa sau kiểu chim ưng độc đáo. Model X mang đến
không gian rộng rãi và tính năng tiện ích đa dạng, cùng với khả năng vận hành hiệu
quả trên một lượng lớn khách hàng.
Năm 2017, Tesla ra mắt mẫu sedan giá rẻ hơn, Model 3. Mẫu xe này được thiết
kế nhằm phổ biến hóa xe điện cho mọi người và thu hút được sự quan tâm lớn từ
người tiêu dùng. Model 3 đã trở thành một trong những mẫu xe bán chạy nhất của
Tesla và đã giúp công ty mở rộng thị phần của mình trong ngành ô tô điện. Ngoài ra,
Tesla đã tiếp tục phát triển và ra mắt Model Y, một mẫu SUV nhỏ hơn dựa trên nền
tảng của Model 3. Model Y được thiết kế để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về xe
SUV và dự kiến sẽ tiếp tục mang lại thành công cho Tesla.
Vào ngày 2/7/2020 vốn hoá của Tesla đã đạt 207 tỷ USD, vượt qua Toyota
(205 tỷ USD) để trở thành thương hiệu xe hơi giá trị số một thế giới. Đến năm 2021,
Tesla vươn lên trở thành hãng sản xuất xe hàng đầu thế giới với chỉ số cổ phiếu đạt
đỉnh điểm mọi thời đại hơn 1.200 tỷ USD và Tesla trở thành công ty thứ 6 của Mỹ
chạm cột mốc này. Đến quý 1 năm 2024 vốn hóa thị trường tesla ở mức 550 tỷ USD.
Hiện nay, Tesla là một trong những công ty ô tô có giá trị nhất trên thế giới và tiếp tục
dẫn đầu trong lĩnh vực phát triển và sản xuất xe điện.
b, Chiến lược kinh doanh và mô hình kinh doanh
Để tạo ra chỗ đứng của riêng mình trên thị trường, Tesla có một cách tiếp cận
độc đáo. Thay vì cố gắng tạo ra một chiến xe hợp túi tiền của công ty để sau đó có thể
sản xuất hàng loạt và tung ra thị trường, họ lại tập trung vào việc tạo ra một chiếc xe
có sức hấp dẫn rồi từ đó tạo ra nhu cầu về xe điện. Họ cung cấp cho người tiêu dùng
các sản phẩm chạy bằng điện và thâm nhập thị trường xe hơi với dòng xe cao cấp
nhắm đến những người mua giàu có. Sau khi sản phẩm dần hoàn thiện, Tesla sẽ tham
gia vào thị trường bình dân. Cụ thể hơn, sau khi Tesla thành lập thương hiệu, sản xuất
và đưa những chiếc xe đầu tiên của mình ra thị trường, thì công ty cũng đã củng cố lại
mô hình kinh doanh của mình.
Mô hình kinh doanh của Tesla tập trung vào ba mũi nhọn chính là bán, bảo
dưỡng và sạc xe điện. Khách hàng của Tesla là những người sẵn sàng chi trả cho một
chiếc xe, có thu nhập ổn định và đặc biệt quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường bằng
việc sử dụng những nguyên liệu thân thiện với môi trường

2.2. Chuỗi cung ứng và các thành viên trong chuỗi cung ứng của Tesla
2.2.1. Chuỗi cung ứng Tesla

Sơ đồ chuỗi cung ứng của Tesla


2.2.2. Vai trò của các thành viên trong chuỗi
2.2.2.1. Nhà cung cấp
a, Nhà cung cấp Pin
 Panasonic Corporation
Panasonic là một nhà cung cấp pin chính cho Tesla và có mối quan hệ cung
ứng lâu đời với họ. Đây là một đối tác quan trọng và đáng tin cậy cho Tesla trong việc
cung cấp pin lithium-ion cho xe của họ. Panasonic đã được Tesla chọn làm nhà cung
cấp pin từ những ngày đầu của công ty và đã cung cấp pin cho các dòng xe như Model
S, Model X và Model 3.
Panasonic có kinh nghiệm lâu năm trong việc sản xuất pin và là một trong
những nhà sản xuất pin hàng đầu thế giới. Sự kết hợp giữa kinh nghiệm và độ tin cậy
đã giúp Panasonic xây dựng một danh tiếng vững chắc trong ngành công nghiệp ô tô
điện. Họ đã đầu tư lớn vào việc mở rộng năng lực sản xuất pin để đáp ứng nhu cầu của
Tesla. Sự cam kết này của Panasonic đảm bảo rằng Tesla có nguồn cung cấp pin ổn
định và đáng tin cậy.
 LG Chem
LG Chem là một nhà cung cấp pin hàng đầu và đã hợp tác với nhiều hãng xe
điện trên thế giới. Họ cũng là một trong những nhà cung cấp pin cho Tesla, đặc biệt là
cho mẫu xe Model 3. Sự hợp tác này tạo ra độ linh hoạt trong việc đảm bảo nguồn
cung pin cho Tesla và giúp đa dạng hóa danh sách nhà cung cấp của họ.
LG Chem có khả năng sản xuất pin lithium-ion ở quy mô lớn và đáng tin cậy.
Họ đã đầu tư vào công nghệ và năng lực sản xuất để đáp ứng nhu cầu của ngành công
nghiệp ô tô điện. Đối với Tesla, việc hợp tác với LG Chem mang lại lợi ích từ việc sử
dụng một nhà cung cấp pin có kinh nghiệm và đáng tin cậy mà không phụ thuộc quá
nhiều vào một nhà cung cấp duy nhất.

 Contemporary Amperex Technology Co. Limited (CATL)


Tesla đã ký một hợp đồng dài hạn với CATL để cung cấp pin cho xe của họ.
CATL là một trong những nhà cung cấp pin hàng đầu thế giới, đặc biệt là trong lĩnh
vực pin lithium-ion cho xe điện. Hợp tác này mang lại nhiều lợi ích cho Tesla.
CATL có năng lực sản xuất pin lithium-ion ở quy mô lớn và có khả năng mở
rộng sản xuất để đáp ứng nhu cầu của Tesla. Họ đã đầu tư mạnh vào công nghệ pin và
có khả năng nghiên cứu và phát triển tiên tiến. Việc hợp tác với CATL giúp Tesla đảm
bảo nguồn cung cấp pin đáng tin cậy và có khả năng mở rộng sản xuất trong tương lai.
b, Nhà cung cấp khung xe
Trước đây, Tesla đã làm việc với nhà cung cấp khung xe chủ yếu là công ty
Grohmann Engineering, một công ty Đức chuyên về tự động hóa và kỹ thuật sản xuất.
Năm 2017, Tesla đã mua lại Grohmann Engineering và đổi tên thành Tesla Grohmann
Automation. Công ty này chủ yếu chịu trách nhiệm cho hệ thống sản xuất và tự động
hóa trong quá trình sản xuất xe của Tesla.
Ngoài ra, Tesla cũng đã đầu tư vào các nhà cung cấp khung xe khác như Shiloh
Industries và Metalsa. Shiloh Industries là một công ty Mỹ chuyên sản xuất các thành
phần kim loại và hợp kim cho ngành công nghiệp ô tô. Metalsa là một công ty đa quốc
gia có trụ sở tại Mexico, chuyên sản xuất khung xe và các bộ phận liên quan cho
ngành công nghiệp ô tô.
c, Nhà cung cấp chip
Nvidia Corporation: Mối quan hệ cộng tác với Nvidia trong việc cung cấp vi xử
lý đồ họa cho hệ thống tự lái của Tesla là một phần không thể thiếu của công nghệ xe
tự lái của Tesla. Việc thay thế Nvidia đòi hỏi một nhà cung cấp khác có khả năng
cung cấp công nghệ tương đương hoặc tốt hơn. Tuy nhiên, việc này có thể gặp nhiều
khó khăn do tích hợp sâu của Nvidia và công nghệ của họ trong hệ thống Tesla.
d, Những nhà cung cấp khác
Các linh kiện được cung cấp từ nhiều nhà cung cấp ở nhiều quốc gia khác
nhau, các tấm thân xe làm bằng sợi các bon, sản xuất ở Pháp bởi hãng Sotira. Hộp số
đơn tốc được sản xuất ở Michigan bởi nhà cung cấp BorgWarner. Ngoài ra Wells
Fargo, và Omnivision cùng nhiều công ty khác nằm trong số top các nhà cung cấp của
Tesla theo danh sách những nhà cung cấp cho Tesla
Giga Press Suppliers: Tesla đã phát triển công nghệ Giga Press và có các nhà
cung cấp nhôm như Hycast và Rheinmetall Automotive. Việc thay thế nhà cung cấp
nhôm có thể khó khăn vì tính độc đáo và quy trình sản xuất đặc biệt của công nghệ
Giga Press. Tuy nhiên, trong trường hợp cần thiết, Tesla có thể tìm kiếm nhà cung cấp
nhôm khác để đáp ứng yêu cầu sản xuất.

2.2.2.2. Nhà máy sản xuất của Tesla


Tesla hiện đã có các nhà máy sản xuất sau đây:
Nhà máy Tesla Fremont, California, Mỹ: Đây là nhà máy lớn nhất của Tesla và
đã hoạt động từ năm 2010. Nhà máy Fremont sản xuất các mô hình ô tô như Tesla
Model S, Model 3, Model X và Model Y.
Nhà máy Tesla Shanghai, Trung Quốc: Tesla đã xây dựng một nhà máy ở khu
công nghiệp Lingang, Thượng Hải, Trung Quốc. Nhà máy này bắt đầu hoạt động vào
năm 2019 và sản xuất các mô hình ô tô Tesla Model 3 và Model Y.
Nhà máy Tesla Berlin, Đức: Tesla đang xây dựng một nhà máy ở Giga Berlin,
Brandenburg, Đức. Nhà máy này dự kiến sẽ sản xuất các mô hình ô tô Tesla Model 3
và Model Y cho thị trường châu u.
Nhà máy Tesla Gigafactory Texas, Mỹ: Tesla đang xây dựng một nhà máy ở
Austin, Texas, Mỹ. Nhà máy này dự kiến sẽ sản xuất các mô hình ô tô Tesla Model 3,
Model Y, và Cybertruck, cũng như các pin và bộ điều khiển điện cho các sản phẩm
của Tesla.
Lợi ích đem lại:
Khuôn đúc xe Gigacasting của Tesla là một công nghệ mới và tiên tiến được
công ty áp dụng trong quá trình sản xuất các thành phần ô tô. Hệ thống Gigacasting
cho phép Tesla đúc các thành phần lớn của ô tô, chẳng hạn như khung gầm hoặc cấu
trúc chassi, bằng một lần duy nhất sử dụng một khuôn đúc lớn, với công nghệ truyền
thống các thành phần như khung gầm của ô tô được sản xuất bằng cách ghép nhiều
mảnh nhỏ lại với nhau. Tuy nhiên, với công nghệ Gigacasting, Tesla có thể đúc một
mảnh duy nhất có kích thước lớn hơn và phức tạp hơn. Việc sử dụng khuôn đúc lớn
giúp giảm số lượng phần tử ghép nối và làm tăng tính chất cơ học của các thành phần,
làm cho chúng mạnh mẽ hơn và giảm trọng lượng tổng thể của ô tô.
Công nghệ Gigacasting của Tesla được áp dụng trong quá trình sản xuất các
mô hình xe như Model Y, giúp tăng hiệu suất sản xuất và giảm chi phí sản xuất. Nó
cũng có thể cung cấp các lợi ích về tính năng, hiệu suất và an toàn cho các sản phẩm
của Tesla. Cụ thể như sau:
Bảo dưỡng định kỳ: Tesla Service Center cung cấp dịch vụ bảo dưỡng định kỳ
cho xe Tesla, bao gồm kiểm tra các bộ phận quan trọng, thay thế dầu nhớt và lọc, cập
nhật phần mềm, v.v.
Sửa chữa: Tesla Service Center có đội ngũ kỹ thuật viên được đào tạo chuyên
sâu để sửa chữa các vấn đề về xe Tesla, từ các vấn đề nhỏ như thay thế lốp xe đến các
vấn đề lớn như sửa chữa động cơ.
Chẩn đoán: Khi bạn gặp sự cố với xe Tesla, Tesla Service Center có thể chẩn
đoán vấn đề và đề xuất phương án sửa chữa.
Cập nhật phần mềm: Tesla Service Center có thể cập nhật phần mềm cho xe
Tesla của bạn. Các bản cập nhật phần mềm thường bao gồm các tính năng mới, cải
thiện hiệu suất và sửa lỗi.
Thay thế pin: Tesla Service Center có thể thay thế pin cho xe Tesla của bạn nếu
pin bị hỏng hoặc hết tuổi thọ.
Lắp đặt phụ kiện: Tesla Service Center có thể lắp đặt các phụ kiện cho xe Tesla
của bạn, chẳng hạn như bộ sạc, giá để đồ, v.v.
Tư vấn và hỗ trợ: Tesla Service Center có thể tư vấn và hỗ trợ bạn về các vấn
đề liên quan đến xe Tesla.
Ngoài ra, Tesla Service Center còn cung cấp các dịch vụ sau:
Dịch vụ di động: Tesla Service Center có thể cử kỹ thuật viên đến tận nhà bạn
để sửa chữa hoặc bảo dưỡng xe Tesla của bạn.
Cho thuê xe Tesla: Tesla Service Center có thể cho bạn thuê xe Tesla trong khi
xe của bạn đang được bảo dưỡng hoặc sửa chữa.
Cung cấp phụ tùng thay thế: Tesla Service Center cung cấp phụ tùng thay thế
chính hãng cho xe Tesla

2.2.2.3. Nhà phân phối


Hiện tại, tổng số cửa hàng của Tesla trên khắp thế giới là 438. Số lượng cửa
hàng Tesla nhiều nhất là tại Mỹ vì đây là quốc gia khai sinh ra Tesla. Ngoài 160 cửa
hàng ở Mỹ, tính đến giữa năm 2021, Tesla có khoảng 38 cửa hàng ở Đức, 31 cửa hàng
ở Trung Quốc, 29 cửa hàng ở Anh, 19 cửa hàng ở Pháp, 19 cửa hàng ở Thụy Sĩ, 12
cửa hàng ở Hà Lan, 14 cửa hàng ở Canada, và khoảng 16 cửa hàng ở Na Uy (Keesee,
2021). Có thể thấy, Tesla hiện đang được phân phối phần lớn tại thị trường Bắc Mỹ và
tập trung ở các đô thị lớn tại Châu Âu. Tại Châu Á, ngoài Trung Quốc, Tesla chỉ đặt 4
showroom tại Nhật Bản - một số lượng tương đối khiêm tốn do độ nhận diện của hãng
tại đất nước này còn thấp.
2.3. Mức độ cộng tác của thành viên trong chuỗi cung ứng của Tesla
2.3.1. Nhà cung cấp
Tổng quan, cả ba nhà cung cấp - Panasonic, LG Chem và CATL - đều có
những đặc điểm đáng chú ý và đóng góp quan trọng vào việc đảm bảo nguồn cung cấp
pin lithium-ion đáng tin cậy và đáp ứng nhu cầu sản xuất của Tesla. Việc hợp tác với
các nhà cung cấp này cho phép Tesla tận dụng được kinh nghiệm, năng lực sản xuất
và sự cam kết của các nhà cung cấp hàng đầu trong ngành công nghiệp ô tô điện.
Việc hợp tác với các nhà cung cấp pin chính như Panasonic, LG Chem và
CATL mang lại cho Tesla một số lợi ích quan trọng:
Đảm bảo nguồn cung cấp: Hợp tác với nhiều nhà cung cấp pin giúp đảm bảo
rằng Tesla không phụ thuộc quá nhiều vào một nhà cung cấp duy nhất. Nếu một nhà
cung cấp gặp vấn đề về chất lượng hoặc khó khăn về số lượng cung cấp, Tesla có thể
chuyển sang nhà cung cấp khác để đảm bảo nguồn cung cấp không bị gián đoạn.
Đa dạng hóa danh sách nhà cung cấp: Hợp tác với nhiều nhà cung cấp pin cho
phép Tesla tận dụng được sự đa dạng và linh hoạt trong việc lựa chọn nhà cung cấp.
Điều này có thể giúp Tesla đàm phán điều kiện tốt hơn và đảm bảo giá cả cạnh tranh
cho các thành phần pin.
Khả năng mở rộng sản xuất: Cả Panasonic, LG Chem và CATL đều có khả
năng mở rộng sản xuất để đáp ứng nhu cầu tăng của Tesla. Hợp tác với các nhà cung
cấp này giúp đảm bảo rằng Tesla có đủ pin để sản xuất và cung cấp xe điện cho thị
trường một cách liên tục và hiệu quả.
Tuy nhiên, nếu một trong các nhà cung cấp chính không đảm bảo chất lượng và
số lượng, điều này có thể gây ra một số vấn đề cho Tesla:
Gián đoạn trong nguồn cung cấp: Nếu một nhà cung cấp chính gặp vấn đề về
chất lượng hoặc khả năng cung cấp, có thể xảy ra gián đoạn trong nguồn cung cấp pin
cho Tesla. Điều này có thể ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và giao hàng của Tesla,
dẫn đến sự chậm trễ trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Ảnh hưởng đến sản xuất và doanh số bán hàng: Nếu một nhà cung cấp không
thể đáp ứng đủ số lượng pin yêu cầu, Tesla có thể gặp khó khăn trong việc sản xuất đủ
xe và đáp ứng nhu cầu của thị trường. Điều này có thể ảnh hưởng đến doanh số bán
hàng và tạo ra một mất cơ hội kinh doanh đối với Tesla.
Tìm kiếm nhà cung cấp thay thế: Trong trường hợp một nhà cung cấp không
đáp ứng được yêu cầu, Tesla có thể phải tìm kiếm nhà cung cấp thay thế. Quá trình
này có thể đòi hỏi thời gian và công sức để thiết lập mối quan hệ mới và đảm bảo rằng
nhà cung cấp mới đáp ứng được yêu cầu chất lượng và số lượng.
Tóm lại, mặc dù việc hợp tác với các nhà cung cấp pin chính mang lại nhiều lợi
ích cho Tesla, nhưng một nhà cung cấp không đảm bảo chất lượng và số lượng có thể
gây ra những vấn đề và khó khăn cho Tesla trong việc sản xuất và cung cấp xe điện.
Tuy nhiên, việc hợp tác với nhiều nhà cung cấp pin và có sự đa dạng hóa trong nguồn
cung cấp giúp giảm thiểu nguy cơ này và tăng khả năng đáp ứng nhanh lithium-ion
đáng tin cậy cho Tesla. Họ đều đóng góp vào việc định hình chiến lược cung ứng và
sự phát triển của Tesla trong lĩnh vực xe điện. chóng trong trường hợp xảy ra sự cố.
Các nhà cung cấp này đều có kinh nghiệm, năng lực sản xuất và cam kết đảm bảo
nguồn cung cấp pin Tesla đã xây dựng mối quan hệ đáng tin cậy với các nhà cung cấp
pin này và đã có chiến lược cung ứng dựa trên các hợp đồng dài hạn. Bằng cách ký
kết các hợp đồng dài hạn với các nhà cung cấp lớn, Tesla có thể đảm bảo nguồn cung
cấp pin ổn định và giảm rủi ro do thiếu hụt nguồn cung. Đồng thời, việc hợp tác với
nhiều nhà cung cấp khác nhau cũng giúp Tesla tăng tính linh hoạt và đa dạng hóa
trong việc cung cấp pin cho các dòng xe của họ.

2.3.2. Nhà máy sản xuất của Tesla


Khuôn đúc xe Gigacasting của Tesla là một công nghệ mới và tiên tiến được
công ty áp dụng trong quá trình sản xuất các thành phần ô tô. Hệ thống Gigacasting
cho phép Tesla đúc các thành phần lớn của ô tô, chẳng hạn như khung gầm hoặc cấu
trúc chassi, bằng một lần duy nhất sử dụng một khuôn đúc lớn, với công nghệ truyền
thống các thành phần như khung gầm của ô tô được sản xuất bằng cách ghép nhiều
mảnh nhỏ lại với nhau. Tuy nhiên, với công nghệ Gigacasting, Tesla có thể đúc một
mảnh duy nhất có kích thước lớn hơn và phức tạp hơn. Việc sử dụng khuôn đúc lớn
giúp giảm số lượng phần tử ghép nối và làm tăng tính chất cơ học của các thành phần,
làm cho chúng mạnh mẽ hơn và giảm trọng lượng tổng thể của ô tô.
Công nghệ Gigacasting của Tesla được áp dụng trong quá trình sản xuất các
mô hình xe như Model Y, giúp tăng hiệu suất sản xuất và giảm chi phí sản xuất. Nó
cũng có thể cung cấp các lợi ích về tính năng, hiệu suất và an toàn cho các sản phẩm
của Tesla.
Việc sở hữu các nhà máy lớn và công nghệ tiên tiến mang lại nhiều lợi ích quan
trọng cho Tesla:
Kiểm soát chất lượng và hiệu suất sản phẩm: Bằng cách sở hữu các nhà máy
sản xuất, Tesla có thể kiểm soát quá trình sản xuất từ đầu đến cuối, đảm bảo chất
lượng và hiệu suất cao cho các sản phẩm của mình. Điều này cho phép Tesla điều
chỉnh và tối ưu hóa quy trình sản xuất, đồng thời đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về
sản phẩm của họ.
Tăng khả năng cạnh tranh: Sở hữu các nhà máy lớn và công nghệ tiên tiến
giúp Tesla tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường ô tô. Công ty có thể sản xuất các
mô hình xe nhanh chóng và hiệu quả hơn, đồng thời kiểm soát chi phí sản xuất và tăng
năng suất. Điều này giúp Tesla cung cấp các sản phẩm có giá cạnh tranh và thu hút
được nhiều khách hàng hơn.
Định hướng công nghệ: Sở hữu các công nghệ tiên tiến cho phép Tesla điều
chỉnh và phát triển các công nghệ mới trong ngành công nghiệp ô tô. Công ty có thể
tiến hành nghiên cứu và đổi mới để cải tiến hiệu suất, khả năng tự lái, tính năng kết
nối và các khía cạnh khác của xe điện. Điều này giúp Tesla duy trì vị trí tiên phong và
khả năng định hình tương lai của ngành công nghiệp ô tô.
Tích hợp dọc: Từ việc sở hữu các nhà máy lớn, Tesla có thể tích hợp dọc quy
trình sản xuất ô tô. Điều này có nghĩa là công ty có khả năng sản xuất và kiểm soát
các thành phần chính của xe, từ pin và hệ thống truyền động đến khung gầm và vỏ xe.
Tích hợp dọc giúp Tesla kiểm soát chất lượng, tăng hiệu suất và giảm chi phí sản xuất.
Tóm lại, việc sở hữu các nhà máy lớn và công nghệ tiên tiến mang lại cho Tesla
sự kiểm soát, khả năng cạnh tranh, khả năng đổi mới và tích hợp dọc trong quá trình
sản xuất ô tô điện. Điều này đóng góp vào sự thành công và tầm ảnh hưởng của Tesla
trong ngành công nghiệp ô tô hiện đại.
Nhưng bên cạnh đó, việc sở hữu các nhà máy lớn và công nghệ tiên tiến có thể
có ảnh hưởng đáng kể đến các nhà cung cấp của Tesla:
Mối quan hệ đối tác: Với việc sở hữu các nhà máy lớn, Tesla có thể có mức đòi
hỏi cao hơn đối với các nhà cung cấp của mình. Công ty có thể yêu cầu các tiêu chuẩn
chất lượng, thời gian giao hàng và giá cả cạnh tranh. Điều này có thể tạo ra một môi
trường cạnh tranh khắt khe cho các nhà cung cấp và yêu cầu họ nâng cao năng lực và
hiệu suất của mình.
Lợi ích từ khối lượng sản xuất: Với quy mô sản xuất lớn, Tesla có thể tạo ra lợi
ích từ khối lượng, bao gồm giảm chi phí và đàm phán giá cả thuận lợi với các nhà
cung cấp. Điều này có thể đặt áp lực lên các nhà cung cấp để cung cấp sản phẩm và
dịch vụ với mức giá cạnh tranh.
Yêu cầu công nghệ và tiêu chuẩn cao: Tesla có thể đặt yêu cầu về công nghệ và
tiêu chuẩn cao đối với các nhà cung cấp. Công ty tập trung vào phát triển xe điện tiên
tiến và các công nghệ liên quan, cho nên các nhà cung cấp cần đáp ứng các tiêu chuẩn
này và cung cấp các thành phần chất lượng cao và công nghệ tiên tiến.
Cần đảm bảo độ tin cậy và đủ nguồn cung: Tesla có thể đặt yêu cầu về độ tin
cậy và đủ nguồn cung từ các nhà cung cấp. Điều này đảm bảo rằng các thành phần và
linh kiện được cung cấp đúng thời gian và đáp ứng yêu cầu sản xuất của Tesla.
2.3.3. Nhà phân phối
Không giống như các nhà sản xuất ô tô khác, Tesla không bán sản phẩm thông
qua các đại lý mà bán trực tiếp cho người tiêu dùng. Công ty đã tạo ra một mạng lưới
quốc tế gồm các phòng trưng bày thuộc sở hữu của công ty và hầu hết các phòng
trưng bày này đều nằm ở các trung tâm các đô thị.
Bằng cách làm chủ kênh bán hàng, Tesla tin rằng họ có thể kiểm soát được tốc
độ phát triển sản phẩm của mình. Quan trọng hơn là nhờ đó công ty có thể mang đến
trải nghiệm mua sắm tốt hơn cho khách hàng. Không giống như các đại lý xe hơi, các
phòng trưng bày của Tesla không tiềm ẩn xung đột về lợi ích. Và khách hàng chỉ giao
dịch với nhân viên bán hàng và dịch vụ do Tesla cung cấp.
Nếu như trong hệ thống phân phối thông thường, phản hồi của người tiêu dùng
muốn đền nhà sản xuất phải đi qua nhiều kênh đại lý, dẫn đến sai lệch và mất thời
gian. Trong khi đó, bằng việc trực tiếp nhận phản hồi của khách hàng qua website,
Tesla có được lợi thế về nắm bắt tâm lý khách hàng để cải tiến sản phẩm và dự báo xu
hướng người dùng nhanh hơn.
Tesla đang áp dụng mô hình quản lý các hàng hóa lưu kho theo mô hình “just
in time” (JIT). Mô hình JIT này được Tesla áp dụng với thị trường Trung Quốc rất
thành công. Tesla đã phải nỗ lực ứng phó với những thách thức lớn nhất kể từ khi
thành lập do sự tắc nghẽn chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, việc hoàn thành nhà máy ở
Thượng Hải vào năm 2019 đã giúp hãng gia tăng sản lượng, mở rộng biên lợi - nhuận
và giành được thị phần bên ngoài thị trường Bắc Mỹ. Mơ hình JIT này được áp dụng
tồn cầu cho các thị trường mà Tesla đã thâm nhập như Trung Quốc và Ấn Độ. Các
quyết định về tồn kho, chi phí và hỗ trợ sản xuất được xem xét trong lĩnh vực quyết
định chiến lược này.
Sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng có thể tác động đáng kể đến các tổ chức và
doanh nghiệp, như chúng ta đã thấy vào năm 2020 với dịch COVID 19. Các trung tâm
phân phối của Tesla được thiết kế để nâng cao khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng.
Mô hình quản lý hàng tồn kho thông minh khiến cho các hoạt động quản lý chuỗi
cung ứng và dự báo về sản phẩm trong tương lai của Tesla dễ dàng hơn rất nhiều.
Bằng cách đa dạng hóa mạng lưới phân phối và tối ưu hóa mức tồn kho, công ty có
thể xử lý tốt hơn những thách thức không lường trước được, chẳng hạn như thiên tai
hoặc các vấn đề địa chính trị, trong khi vẫn đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Các trung tâm phân phối của Tesla được trang bị công nghệ tiên tiến giúp thu
thập dữ liệu thời gian thực về mức tồn kho, hậu cần vận chuyển và nhu cầu của người
tiêu dùng. Chiến lược dựa trên dữ liệu này cho phép Tesla đưa ra quyết định sáng
suốt, hợp lý hóa hoạt động và liên tục nâng cao hiệu quả của mạng lưới phân phối
Vào năm 2023, Tesla đã tạo ra doanh thu 96,77 tỷ USD. Mô hình kinh
doanh của Tesla chủ yếu dựa vào doanh số bán ô tô, 78,5 tỷ USD (hơn 81% tổng
doanh thu); dịch vụ/khác theo sau với hơn 8 tỷ USD; sản xuất và lưu trữ năng lượng
đã tạo ra doanh thu hơn 6 tỷ USD.

2.4. Ứng dụng CNTT trong chuỗi và lợi ích


2.4.1. Một số ứng dụng CNTT
Tesla là công ty hàng đầu trong lĩnh vực xe điện, đã cách mạng hóa hoạt động
sản xuất của mình thông qua việc tích hợp công nghệ RFID. Công nghệ RFID có vị trí
chiến lược quan trọng trong việc theo dõi và giám sát chuyển động của các bộ phận
trong suốt quá trình sản xuất, giám sát hàng tồn kho của họ trong khi nó đang di
chuyển qua một kho và quy trình thực hiện. Việc triển khai mang tính đột phá này
mang lại vô số lợi ích, bao gồm cải thiện quản lý hàng tồn kho, nâng cao khả năng
truy xuất nguồn gốc và nâng cao hiệu quả sản xuất. Việc sử dụng thành thạo công
nghệ RFID của Tesla cho phép nhận dạng và truy xuất chính xác các bộ phận, hạn chế
hiệu quả sự chậm trễ trong sản xuất và gia tăng năng suất.
Tesla sử dụng một hệ thống CMS tiên tiến để quản lý nội dung trang web. Hệ
thống này cho phép Tesla dễ dàng cập nhật thông tin, tạo trang mới, tối ưu hóa các
công cụ tìm kiếm và quản lý các tài nguyên kỹ thuật số. Tesla sử dụng một thư viện
ảnh và video chất lượng cao để giới thiệu sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu của mình,
thu hút sự chú ý của người dùng và truyền tải thông điệp một cách hiệu quả. Bên cạnh
đó, Tesla sử dụng hệ thống phân tích dữ liệu để theo dõi hành vi của người dùng trên
trang web. Dữ liệu này được sử dụng để cải thiện trải nghiệm người dùng và tối ưu
hóa hiệu quả trang web. Ngoài ra, Tesla còn sử dụng nhiều công nghệ thông tin khác
trong việc tạo lập trang web, bao gồm: hệ thống bảo mật mạng, hệ thống quản lý tên
miền (DNS), hệ thống phân phối nội dung (CDN), …
Tesla là công ty tiên phong trong ngành công nghiệp xe điện, nổi tiếng với
những thiết kế đẹp mắt và những chiếc xe chất lượng cao. Với sự ra đời của mua sắm
trực tuyến, Tesla đã giúp việc tùy chỉnh ô tô trở nên dễ dàng hơn với công cụ cấu hình
trực tuyến của họ. Tesla cung cấp nhiều tùy chọn thiết kế cho khách hàng lựa chọn các
tùy chọn thiết kế cho chiếc xe của họ, bao gồm màu sắc, nội thất, mâm xe và các tính
năng bổ sung. Trình cấu hình sử dụng hình ảnh 3D và mô phỏng thực tế để giúp khách
hàng dễ hình dung chiếc xe của họ trước khi đặt hàng. Tesla sử dụng nền tảng phần
mềm tiên tiến để kết nối các quy trình thiết kế, sản xuất và chuỗi cung ứng, giúp Tesla
tối ưu hóa quy trình sản xuất, đảm bảo tính linh hoạt và đáp ứng nhu cầu cá nhân của
khách hàng.
Cùng với đó, Tesla sử dụng hệ thống sản xuất linh hoạt và công nghệ in 3D,
giúp họ sản xuất xe theo yêu cầu với hiệu quả cao. Hệ thống này sử dụng robot và các
công nghệ tự động hóa khác để lắp ráp xe theo các thông số kỹ thuật cụ thể của khách
hàng.
Tesla là một công ty dẫn đầu trong việc ứng dụng AI vào ngành công nghiệp ô
tô. Tesla sử dụng AI để phát triển hệ thống tự lái Autopilot, Full Self-Driving (FSD)
và hệ thống hỗ trợ lái xe. Hệ thống này sử dụng camera, radar và lidar để thu thập dữ
liệu về môi trường xung quanh xe, sau đó sử dụng AI để đưa ra quyết định cảnh báo
va chạm, phanh khẩn cấp tự động, giữ làn đường và hỗ trợ chuyển làn đường hay
thậm chí điều khiển xe tự động. Hệ thống tự lái của Tesla đang được cải tiến liên tục
và có thể tự lái hoàn toàn trong một số điều kiện nhất định.

2.4.2. Lợi ích và hạn chế


a, Một số lợi ích
Tesla là một trong những công ty tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ
thông tin vào chuỗi cung ứng của mình. Việc áp dụng CNTT mang lại nhiều lợi ích
cho Tesla:
CNTT giúp Tesla tự động hóa các quy trình thủ công, giảm thời gian và chi phí
vận hành, giảm thiểu sai sót và tiết kiệm chi phí. Dữ liệu được thu thập và phân tích tự
động giúp Tesla tối ưu hóa quy trình sản xuất và quản lý hàng tồn kho.
Theo dõi dữ liệu theo thời gian thực: CNTT giúp Tesla theo dõi vị trí và tình
trạng của hàng hóa trong chuỗi cung ứng, đảm bảo giao hàng đúng hạn và giảm thiểu
rủi ro, sai sót trong quá trình vận hành.
Quản lý nhà cung cấp: Hệ thống thông tin giúp Tesla quản lý hiệu quả các nhà
cung cấp và đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu. CNTT giúp Tesla chia sẻ thông tin
dễ dàng với các nhà cung cấp và đối tác trong chuỗi cung ứng, tăng cường sự hợp tác
và hiệu quả.
Khả năng thích ứng: Hệ thống thông tin giúp Tesla phản ứng nhanh chóng với
những thay đổi trong thị trường hoặc chuỗi cung ứng, đảm bảo duy trì hoạt động kinh
doanh hiệu quả.
Giảm thiểu rủi ro: thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin trong chuỗi,
Tesla dễ dàng dự đoán nhu cầu, phát hiện sớm các rủi ro tiềm ẩn trong chuỗi cung
ứng, từ đó tối ưu hóa chuỗi cung ứng.
b, Một số hạn chế
Mặc dù ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) mang lại nhiều lợi ích cho
chuỗi cung ứng của Tesla, nhưng vẫn có một số hạn chế như:
Chi phí cao: Việc triển khai và vận hành các hệ thống CNTT có thể gây nhiều
tốn kém như chi phí phát triển và bảo trì phần mềm cao hay chi phí để đào tạo đội ngũ
nhân viên có kỹ năng cao để sử dụng các hệ thống CNTT .
Vấn đề về an ninh mạng: Các hệ thống CNTT có thể bị tấn công mạng, dẫn đến
mất mát dữ liệu hoặc gián đoạn hoạt động.
Khó khăn trong việc tích hợp: Việc tích hợp các hệ thống CNTT khác nhau có
thể gặp nhiều khó khăn và tốn kém, dẫn đến sự không hiệu quả trong quản lý và vận
hành.
Rủi ro kỹ thuật, pháp lý: Các vấn đề kỹ thuật như sự cố hệ thống, mất điện,
hoặc lỗi phần mềm có thể gây gián đoạn trong quy trình sản xuất và cung ứng. Bên
cạnh đó việc sử dụng CNTT có thể dẫn đến các rủi ro pháp lý, chẳng hạn như vi phạm
quyền riêng tư hoặc vi phạm bản quyền.

III, MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỘNG
TÁC GIỮA CÁC THÀNH VIÊN VÀ ĐỀ XUẤT ỨNG DỤNG CNTT
3.1 Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cộng tác giữa các thành viên
Hoạt động cộng tác trong chuỗi cung ứng có ý nghĩa ngày càng quan trọng
không chỉ đối với Tesla hay các thành viên khác trong chuỗi mà còn có tác động lớn
đến sự tồn tại của chuỗi cung ứng đó thậm chí là cả đối với ngành, lĩnh vực mà Tesla
đang hoạt động. Tuy nhiên, bất kỳ một chuỗi cung ứng nào cũng sẽ gặp phải những
khó khăn hạn, chế nhất định trong hoạt động cộng tác giữa các thành viên. Để giảm
thiểu những khó khăn, hạn chế ấy, có thể áp dụng một số biện pháp như sau:
Phát triển công nghệ một cách đồng bộ và thống nhất: Sự không đồng bộ về
công nghệ giữa các thành viên trong chuỗi sẽ là một thách thức lớn khi các doanh
nghiệp cộng tác với nhau. Sự không đồng bộ về công nghệ có thể là do công nghệ của
một vài thành viên trong chuỗi còn lỗi thời, chưa phát triển. Chẳng hạn, Tesla có thể
dùng dữ liệu điện tử (EDI) để cập nhật hàng loạt từ phần mềm hoạch định nguồn lực
doanh nghiệp của họ (ERP), trong khi các nhà cung cấp nhỏ thì nhập thủ công từ dữ
liệu của bảng tính. Do đó, là một doanh nghiệp có thế mạnh về công nghệ, Tesla có
thể hỗ trợ các thành viên trong chuỗi cung ứng của mình nâng cấp hoặc đầu tư các
thiết bị công nghệ mới để nâng cao hiệu suất làm việc. Từ đó giúp nâng cao hiệu quả
cộng tác.
Chia sẻ thông tin hiệu quả hơn: Tesla có thể chia sẻ thông tin về kế hoạch sản
xuất, dự đoán nhu cầu và các thông tin chi tiết khác cho các đối tác của mình trong
chuỗi. Điều này giúp các đối tác hiểu rõ hơn yêu cầu và định hướng của Tesla, từ đó
tối ưu hóa quy trình sản xuất và cung ứng của họ. Từ đó cũng góp phần làm tăng hiệu
quả hoạt động cộng tác trong chuỗi.
Đánh giá và cải thiện liên tục: Tesla nên thường xuyên đánh giá hiệu suất của
các đối tác cung ứng của mình và tiến hành các biện pháp cải thiện cần thiết để tối ưu
hóa quy trình cung ứng. Điều này có thể bao gồm việc thu thập phản hồi từ khách
hàng cuối cùng để nhận diện vấn đề phát sinh từ đó đưa ra cách giải quyết phù hợp.
Cân bằng lợi ích giữa các bên: Lợi ích giữa các bên tham gia phải được phân
chia một cách công bằng và phù hợp, bởi nếu không sẽ dẫn tới sự không hài lòng giữa
các thành viên làm giảm đi hiệu quả của việc cộng tác. Các doanh nghiệp lớn không
được áp đặt quyền lực của mình lên các doanh nghiệp nhỏ hơn để chiếm nhiều lợi ích
hơn. Do đó, trước khi đi đến quyết định hợp tác thì các bên cần đưa ra những điều
kiện, yêu cầu thích hợp dành cho đối tác để có quyết định sao cho lợi ích được chia
phù hợp cho các bên, tránh sự xung đột lợi ích trong quá trình cộng tác.

3.2. Các đề xuất ứng dụng công nghệ thông tin


Sử dụng Dữ liệu lớn (Big Data): Bằng cách sử dụng Big Data, Tesla và các
thành viên trong chuỗi cung ứng có thể dự đoán xu hướng thị trường, cải thiện việc
đáp ứng với những nhu cầu không thể đoán trước, giảm chi phí, truy xuất nguồn gốc
và tăng sự hài lòng của khách hàng. Chẳng hạn, nhờ vào Big Data, Tesla có thể biết
được những kiểu dáng xe, loại xe nào mà người dùng ưa thích để có thể sản xuất ra
được những dòng xe mới đáp ứng tốt thị hiếu của người dùng. Big Data được các
chuyên gia dự đoán có xu hướng tiếp tục mở rộng, phát triển trong thời gian tới và nó
không chỉ mạng lại lợi nhuận đáng kể mà còn là cơ sở cho việc vận hành một cách
hiệu quả.
Áp dụng trí tuệ nhân tạo vào các quy trình tự động hóa: Tesla có thể sử dụng
AI để tự động hóa các quy trình phức tạp hơn, chẳng hạn như lập kế hoạch sản xuất và
vận chuyển. Điều này giúp công ty giảm được các chi phí về nhân công, giảm được
các rủi ro. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả và độ chính xác của các quy trình này.
Áp dụng công nghệ chuỗi khối (Blockchain): Blockchain được thiết kế để
chống lại việc thay đổi của dữ liệu, hay nói cách khác một khi dữ liệu được ghi lại thì
sẽ không có cách nào thay đổi được nó. Khi sử dụng Blockchain sẽ mang lại cho
doanh nghiệp nhiều lợi ích như: đảm bảo cho hệ thống cơ sở dữ liệu đáng tin cậy và
an toàn cho chuỗi cung ứng, gia tăng tự tin tưởng giữa các thành viên, đơn giản hóa
quản lý và tăng hiệu quả của chuỗi cung ứng.
Sử dụng Internet vạn vật (IoT): Internet vạn vật cho phép ghi lại liên tục các
thông tin về trạng thái của những đối tượng này như địa điểm, nhiệt độ, chuyển
động,... ở bất kỳ vị trí và thời gian nào. Từ đó giúp các doanh nghiệp kiểm soát được
dòng vận động của các đối tượng vật chất, xử lý các yêu cầu, sự cố gần như ngay lập
tức và góp phần vận hành chuỗi cung ứng một cách hiệu quả, giảm thiểu rủi ro về an
toàn và an ninh.
KẾT LUẬN

Quản trị chuỗi cung ứng là hoạt động cần sự phối hợp từ nhà cung cấp nguyên
vật liệu, nhà sản xuất, các đơn vị vận chuyển, trung tâm phân phối, điểm bán đến
người tiêu dùng một cách nhịp nhàng và liên tục với 3 dòng vật chất, thông tin và tài
chính sao cho đáp ứng nhu cầu khách hàng cao nhất với chi phí thấp nhất. Do đó, việc
có sự cộng tác chặt chẽ giữa các thành viên trong chuỗi là điều rất cần thiết cho sự
phát triển của chuỗi. Thông qua đề tài có thể thấy Tesla đã thành công trong việc xây
dựng mức độ cộng tác chặt chẽ với các nhà cung cấp và đối tác trong chuỗi cung ứng.
Điều này giúp Tesla có thể đáp ứng nhu cầu sản xuất ngày càng tăng và vượt qua các
thách thức trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Ngoài ra, trong các hoạt động của chuỗi
cung ứng của Tesla, công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý
thông tin, tối ưu hóa quy trình và tăng cường tính đồng bộ giữa các bước cung ứng
điều đó thể hiện rất rõ qua những lợi ích của việc ứng dụng CNTT và chuỗi cung ứng
cuả Tesla. Tóm lại, nhờ sự kết hợp nhịp nhàng giữa mức độ cộng tác cao và ứng dụng
CNTT hiệu quả, Tesla đã xây dựng được một chuỗi cung ứng thông minh, linh hoạt và
bền vững, trở thành hình mẫu cho ngành công nghiệp ô tô điện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

RFID, BLE, IoT & Drones for Electric Vehicle Manufacturing Industry

Quy Trình Sản Xuất Ô Tô Mới Của Tesla Có Thể Là Bước Đột Phá Công

Nghiệp Lớn Của Ngành Ô Tô

TESLA: Ứng dụng trí tuệ nhân tạo để sản xuất xe hơi thông minh

How to Customize Your Tesla with Telsa.com’s Online Configurator

Công nghệ RFID trong logistics và quản lý chuỗi cung ứng

Vai trò của công nghệ RFID trong quản lý chuỗi cung ứng

Căng thẳng Mỹ Trung, Tesla dừng mở rộng nhà máy tại Thượng Hải

Tesla Suppliers: Key and Rumored Parts Suppliers

Thảo luận học phần Logistics kinh doanh - Tesla

Lịch sử nhà máy Tesla:Vị trí của chúng

Giáo trình quản trị chuỗi cung ứng – Trường Đại Học Thương Mại

You might also like