You are on page 1of 21

TÁC ĐỘNG TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP ĐẾN HIỆU

QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM
TÓM TẮT
Mục tiêu - Nghiên cứu khám phá tác động trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
(CSR) đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp tại Việt Nam, ngoài ra phân tích
thêm từng khía cạnh của CSR (môi trường, xã hội, quản trị) đến các chỉ số tài chính.
Thiết kế/phương pháp/tiếp cận – Dự án nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng của 174
công ty thuộc các ngành xây dựng, dược, nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, thực
phẩm – đồ uống, và vận tải – kho bãi. Dữ liệu được thu thập từ các báo cáo tài chính
và báo cáo thường niên của các doanh nghiệp Việt Nam ở trang Vietstock
(https://vietstock.vn/). Thời gian lấy mẫu là giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2021. Các
kết quả về sự tác động và kiểm định giả thuyết sẽ được thực hiện bằng kĩ thuật phân
tích hồi quy tuyến tính.
Kết quả - Trách nhiệm xã hội có những tác động tích cực lên chỉ số tài chính ở mức
độ dữ liệu kế toán, chưa có tín hiệu tích cực hoặc không bị ảnh hưởng đáng kể ở dữ
liệu thị trường.
Hạn chế của nghiên cứu – Giới hạn về việc chọn các biến độc lập: Nghiên cứu về
doanh nghiệp bị giới hạn khi chỉ sử dụng biến độc lập là cam kết CSR (điểm tổng hợp
trên ba phương diện môi trường, xã hội, quản trị). Khuôn mẫu để tính điểm về CSR
được sử dụng chung cho tất cả các loại hình công ty, ở các lĩnh vực và quy mô khác
nhau
Hàm ý thực tiễn – Khuyến khích nhà quản lý nghiêm túc cân nhắc đầu tư các nguồn
lực vào việc phát triển các chính sách liên quan đến trách nhiệm xã hội (CSR) để nâng
cao hiệu suất tài chính của doanh nghiệp.
Tính độc đáo – Đề tài nghiên cứu không chỉ nhận định về tác động tổng thể của CSR
lên hiệu suất tài chính mà còn phân tích từng khía cạnh của CSR: môi trường, xã hội,
quản trị. Ở Việt Nam, trách nhiệm xã hội chưa thực sự được quan tâm cũng như chưa
có cách đánh giá cụ thể. Dự án tạo ra hướng đánh giá CSR dựa vào các tiêu chí của
SMETA kết hợp điều chỉnh lại cho phù hợp với nền kinh tế ở Việt Nam đã tạo nên
bảng đánh giá gồm 151 tiêu chí với tổng điểm tối đa là 151 điểm.
1. Giới thiệu
Hiện nay, mức độ cạnh tranh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên
khốc liệt. Do đó, trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp luôn nỗ lực xây dựng
các chiến lược đúng đắn và chú trọng vào mục tiêu phát triển bền vững để khai
thác tối đa tiềm năng tổ chức. Có thể thấy, phát triển bền vững đã và đang trở thành
nhu cầu cấp bách, là xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển của xã hội. Quá trình
phát triển bền vững cần có sự điều tiết hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và bảo đảm
an ninh xã hội, môi trường. Nói cách khác, các hoạt động trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp ngày càng được doanh nghiệp lớn nhỏ quan tâm không chỉ ở Việt
Nam mà còn trên khắp toàn thế giới.
Hiện nay, các nghiên cứu về tác động của việc công bố thông tin trách
nhiệm xã hội đến hiệu quả tài chính của công ty niêm yết tại Việt Nam được thực
hiện khá nhiều như nghiên cứu của Bích và cộng sự (2015), Hằng và cộng sự
(2018), Tiến và Anh (2017)... Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu trên chỉ tập trung
vào mối quan hệ trực tiếp giữa CSR và hiệu suất tài chính chứ chưa xem xét đến sự
tác động của từng thành phần CSR đến hiệu quả tài chính. Vì vậy, khác với các
nghiên cứu trước đây, bài nghiên cứu sau đây sẽ tập trung không chỉ xếp hạng CSR
tổng thể mà còn xem xét đến tác động của từng khía cạnh cấu thành CSR, cụ thể là
các thành phần môi trường, xã hội và quản trị, đến hiệu quả tài chính của doanh
nghiệp.
Vấn đề trách nhiệm xã hội (CSR) đang là mối quan tâm hàng đầu của nhiều
nhà quản trị doanh nghiệp, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, ổn định. Vì
thế, đã có rất nhiều nghiên cứu để đánh giá tác động của việc đầu tư vào các hoạt
động CSR lên hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên, kếy quả thực
nghiệm có sẵn vẫn còn mơ hồ (Cho và cộng sự, 2019; Rhou và cộng sự, 2016;
Achour and Boukattaya, 2021).
Trong khi một số nghiên cứu lập luận rằng việc đầu tư vào các hoạt động
trách nhiệm xã hội sẽ tạo ra những tác động tích cực đến hiệu suất tài chính của
doanh nghiệp (Long và cộng sự,2020; Nguyen, 2018; Shabbir, 2018), nhiều nghiên
cứu khác lại lập luận ngược lại (McGuire và cộng sự, 1988; McWilliams và Siegel,
2001; Shin và cộng sự, 2011), thậm chí là phủ nhận và cho rằng không có bất kỳ
mối tương quan nào giữa CSR và hiệu suất tài chính của doanh nghiệp.
Với những kết quả gây tranh cãi như vậy, mối quan hệ tác động giữa CSR
và hiệu quả tài chính của công ty cần được đánh giá và xem xét lại để có được
những hiểu biết bổ sung theo thời gian. Tại Việt Nam, trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp chưa thực sự phổ biến ở nhiều công ty trong giai đoạn nghiên cứu
(2015 - 2021), do vậy, các chuẩn mực cũng như các quy tắc về trách nhiệm xã hội
chưa được thống nhất hay ban hành rộng rãi khắp Việt Nam. Bảng tiêu chí để chấm
điểm cho biến CSR của các công ty được kế thừa từ các tiêu chí của SMETA -
được thiết kế bởi SEDEX, một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập với mục đích
hoạt động nhằm định hướng cải tiến đạo đức kinh doanh cũng như trách nhiệm xã
hội trong doanh nghiệp. Các tiêu chí này được chúng tôi điều chỉnh lại cho phù hợp
với thị trường tại Việt Nam với 151 tiêu chí và điểm CSR sẽ được đánh giá đồng
bộ trong khoảng từ 0 đến 151 điểm.
2. Cơ sở lý thuyết
2.1. Các lý thuyết giải thích tác động CSR lên hiệu suất tài chính của doanh
nghiệp
Mối quan hệ giữa CSR và hiệu suất tài chính của công ty đã được nghiên
cứu, giải thích dựa trên một số cơ sở lý thuyết. Trong số đó, hai cơ sở lý thuyết
quan trọng nhất và được áp dụng để nghiên cứu đề tài này là: Lý thuyết ủy nhiệm
(Agency theory) và Lý thuyết các bên liên quan (Stakeholder theory) (Govindan,
2021; Amorelli and García-Sánchez, 2021)
2.1.1. Lý thuyết ủy nhiệm (Agency theory):
Lý thuyết ủy nhiệm được xây dựng lần đầu tiên bởi (Berle & Means,1932)
nhằm giải thích mối quan hệ giữa bên ủy nhiệm và bên được ủy nhiệm. Theo (Berle &
Means, 1932), “sự tách biệt giữa quyền sở hữu của cổ đông và chức năng kiểm soát
của nhà quản trị đem lại rủi ro cho doanh nghiệp, vì sự tách biệt này có thể dẫn tới việc
các nhà quản trị sẽ có những hành động gây thiệt hại cho chủ sở hữu tài sản nhằm
mang lại lợi ích cho bản thân” và vì vậy “cần có một giải pháp đáng tin cậy để bảo vệ
các cổ đông và giúp cho các cổ đông có thể đánh giá được hành vi của nhà quản lý.
Điều này đã tác động mạnh mẽ đến việc đòi hỏi các thông tin liên quan về kết quả hoạt
động kinh doanh cần được công bố rộng rãi cho các cổ đông dưới hình thức các báo
cáo kế toán, báo cáo tài chính” . Jensen & Meckling (1976) đã nghiên cứu phát triển
thêm lý thuyết này. Họ định nghĩa mối quan hệ ủy nhiệm này như một hợp đồng, theo
đó một hoặc nhiều cá nhân (người ủy thác) thuê một cá nhân khác (người đại diện) có
đầy đủ năng lực, để thực hiện một số chức năng thay họ. Điều này có thể hiểu là bên
ủy thác có thể ủy quyền một số thẩm quyền ra quyết định cho bên đại điện.
Jensen và Mekcling đã phát hiện ra sự hiện diện của “chi phí ủy nhiệm”
(“agency costs”) xuất phát từ sự xung đột lợi ích giữa bên ủy thác và bên được ủy thác.
Nguyên nhân của sự xung đột này là do lợi ích của các nhà quản lý không nhất thiết
phải thỏa mãn hoặc giống với lợi ích của các cổ đông. Từ góc độ ủy nhiệm, các hoạt
động và các công bố liên quan đến trách nhiệm xã hội (CSR) sẽ có tác động chuyển
hướng và phân tán sự giám sát của các cổ đông, điều này có thể làm trầm trọng thêm
các vấn đề về thông tin bất đối xứng và làm giảm uy tín của công ty, dẫn đến hạn chế
về vốn cao hơn. Cụ thể, các nhà quản lý (bên đại diện) thường có khuynh hướng phân
bổ các nguồn lực của công ty vượt mức tối ưu với các dự án liên quan đến CSR nhằm
tối đa hóa chi phí đại diện cũng như các lợi ích riêng của họ (danh tiếng cá nhân,…).
Những chi phí gia tăng liên quan đến trách nhiệm xã hội này có thể kể đến như: chi phí
thiết lập các thủ tục bảo vệ môi trường trong sản xuất kinh doanh, mở rộng hoạt động
đóng góp từ thiện, ủng hộ cộng đồng, xây dựng nhà máy, tạo công ăn việc làm ở
những vùng kinh tế chưa phát triển,… Từ đó, chi phí của công ty sẽ được đẩy cao hơn
dẫn đến hiệu quả tài chính giảm hoặc thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh và do đó
giá trị công ty giảm.
2.1.2. Lý thuyết các bên liên quan (Stakeholder theory):
Lý thuyết các bên liên quan được xây dựng bởi Freeman (1984), là một trong
những lý thuyết trọng tâm nền tảng khi nghiên cứu về trách nhiệm xã hội của một
doanh nghiệp. Theo Freeman (1984), các bên liên quan là “Các nhóm và cá nhân được
hưởng lợi hoặc bị tổn thất và có quyền lợi bị vi phạm hoặc không tôn trọng”. Thêm
vào đó, (Freeman, Wicks, & Parmar, 2004) đã đưa ra định nghĩa các bên liên quan là
“Những nhóm người quan trọng đối với sự tồn tại và thành công doanh nghiệp” .Lý
thuyết khẳng định một công ty không chỉ chịu trách nhiệm với các cổ đông của mình
mà còn chịu trách nhiệm đối với tất cả các bên liên quan khác, có thể hiểu là những cá
nhân, tổ chức cung cấp các nguồn lực để thúc đẩy các hoạt động của công ty có thể kể
đến như: khách hàng, nhà cung cấp, nhà phân phối, nhân viên, đối tác, công chúng,
nhà cung cấp vốn, cổ đông, đối thủ cạnh tranh,…. Lý thuyết cũng đưa ra lập luận rằng,
điều vô cùng quan trọng đó là công ty phải thiết lập mối quan hệ bền chặt với các bên
liên quan để duy trì, cải thiện và nâng cao hiệu suất của công ty. Theo đó, lý thuyết
này cho rằng sự tồn tại và thành công của công ty phụ thuộc vào khả năng của nhà
quản lý trong việc tạo ra sự hài lòng cho các bên liên quan. Lý thuyết khẳng định các
công ty thiết lập được mối quan hệ tích cực với các bên liên quan sẽ đạt được lợi thế
cạnh tranh lớn hơn.
Các bên liên quan cần các thông tin để làm rõ hơn tình hình tài chính, kết quả
kinh doanh và luồng tiền của doanh nghiệp. Các thông tin này thường được đơn vị
công bố trên các báo cáo tài chính của mình. Khi quyền chi phối của các bên liên quan
đối với đơn vị tăng lên, nhu cầu thông tin của họ tăng lên đòi hỏi đơn vị phải phải công
bố thông tin nhiều hơn. Tuy nhiên, việc công bố các thông tin nào là cần thiết cũng cần
được các doanh nghiệp xem xét, cân đo đong đếm giữa lợi ích và chi phí cho việc công
bố đó.
Cũng theo lý thuyết này, các bên liên quan có xu hướng phản ứng tích cực với
các chiến lược liên quan đến trách nhiệm xã hội (CSR), từ đó hiệu quả tài chính của
công ty được cải thiện khi công ty đầu tư vào các hoạt động CSR ở một mức nhất
định. Bởi vì, thông qua việc thực hiện tốt các trách nhiệm xã hội, các công ty cải thiện
sự tin cậy với các bên liên quan của họ, do đó cải thiện cơ hội thị trường, cơ hội tìm
kiếm nguồn vốn và cạnh tranh giá cả, giảm chi phí giao dịch và nâng cao sự hài lòng
của khách hàng, năng suất và cam kết của nhân viên. Những tác động tích cực này lần
lượt làm tăng hiệu quả tài chính của công ty. Vì vậy, CSR cấu thành một yếu tố chiến
lược quan trọng mà thông qua đó các công ty tạo được mối quan hệ vững chắc hơn với
các bên liên quan của họ.
2.2. Các nghiên cứu trước
2.2.1. Các nghiên cứu về CSR
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đã và đang là chủ đề được nghiên cứu
rộng rãi trên thế giới. Mặc dù chủ đề này mới phát triển mạnh trong hai thập kỷ gần
đây, nhưng số lượng và chất lượng các bài nghiên cứu đang tăng lên nhanh chóng.
Nghiên cứu của Matthew (2006) đã tuyên bố CSR có vai trò quan trọng trong doanh
nghiệp thông qua các quy định kinh doanh toàn cầu mới, sự hiểu biết của công ty về
trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và thực hành đáp ứng lý thuyết, quản trị toàn cầu
và mạng lưới chính sách công cộng toàn cầu. Nghiên cứu của Nan Ye, 2020 đề cập
đến mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và sự phát triển bền vững. Bên cạnh đó, các
nhà nghiên cứu còn nghiên cứu về tác động của CSR lên các đối tượng cụ thể: khách
hàng (McDonald và Hung Lai, 2011; Saeidiet và cộng sự, 2015; Fatma và Rahman,
2016), nhân viên (Bauman và Skitka, 2012; Lee và cộng sự, 2013, Katarzyna turoń,
2016), thương hiệu công ty (Martínezet và cộng sự 2014; Malik, 2015;
Karaosmanogluet và cộng sự, 2016),...
Ở tại Việt Nam, cũng đã có nhiều bài nghiên cứu liên quan đến trách nhiệm xã
hội của doanh nghiệp. Bài nghiên cứu của Nguyễn Đình Cung và Lưu Minh Đức
(2008) đã trình bày tổng quan về trách nhiệm xã hội và thực trạng CSR ở Việt Nam.
Từ đó đề xuất ra các giải pháp để việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
ở Việt Nam diễn ra tốt hơn. Một nghiên cứu khác của Hoàng Long (2007) đã chỉ ra
rằng trách nhiệm xã hội chính là động lực cho sự phát triển. Tác giả chứng minh tầm
quan trọng của CSR trong doanh nghiệp tới sự phát triển xã hội: chú ý phát triển cơ sở
hạ tầng cứng và mềm, giao thông vận tải, nhất là các hành lang kinh tế, phát triển
nguồn nhân lực chất lượng cao, các ngành dịch vụ then chốt như tài chính - ngân hàng,
viễn thông, các nguồn năng lượng mới và tái tạo được. Thêm vào đó, Nguyễn Đình
Tài (2010) cũng đã trình bày cơ sở lý luận về vai trò của trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp đối với sự phát triển bền vững. Ngoài ra, còn có nhiều công trình nghiên cứu
thực nghiệm về hoạt động CSR như: Trần Thị Minh Hòa và Nguyễn Thị Hồng
Ngọc(2014), Hoàng Hải Yến (2016), Trần Thị Hiền và Nguyễn Hồng Quân (2021),...
2.2.2. Các nghiên cứu về tác động CSR đến hiệu quả tài chính
Cho đến nay, đã có nhiều nghiên cứu về CSR để phân tích ảnh hưởng của trách
nhiệm xã hội đến hiệu quả tài chính doanh nghiệp. Và hầu hết các nghiên cứu này đều
dựa trên Lý thuyết ủy nhiệm (Agency theory) và Lý thuyết các bên liên quan
(Stakeholder theory).
Dựa trên Lý thuyết đại diện, các nhà nghiên cứu cho rằng có tồn tại mối quan
hệ tiêu cực giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. Đó là do
các hoạt động CSR có liên quan đến việc phân tán sự giám sát của các cổ đông, điều
này có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề về thông tin bất đối xứng và làm giảm uy
tín của công ty, dẫn đến hạn chế về vốn cao hơn. Và đã có nhiều bài nghiên cứu ủng
hộ lập luận này như McGuire, (1988), Shabbir (2018), Shin, (2011), Inoue và Lee,
(2011). Mặc khác, có một nhóm các nhà nghiên cứu cho rằng không tồn tại mối quan
hệ giữa CSR và hiệu quả tài chính của doanh nghiệp (Brown và Fraser, 2006; Hillman
và Keim, 2001; McWilliams và Siegel, 2001). Nghiên cứu của Nelling và Webb
(2009) thì báo cáo rằng không không có mối liên hệ cụ thể rõ ràng giữa CSR và hiệu
quả tài chính doanh nghiệp. Họ lập luận rằng mối tương quan tích cực được báo cáo
trong các nghiên cứu trước đây sẽ yếu đi nếu các mô hình nghiên cứu được thiết kế chi
tiết hơn. Do đó, họ kết luận rằng CSR không có vai trò trong việc cải thiện hiệu quả tài
chính doanh nghiệp.
Tuy nhiên cũng có nhiều nghiên cứu về trách nhiệm xã hội được tiếp cận theo
Lý thuyết các bên liên quan. Freeman (1984) và những người ủng hộ lý thuyết này cho
rằng việc thực hiện trách nhiệm xã hội có thể làm giảm xung đột lợi ích giữa các công
ty và các bên liên quan. Từ đó giúp làm tăng hiệu quả tài chính và giá trị doanh
nghiệp. Một nghiên cứu thực nghiệm khác với 200 công ty niêm yết của Pháp trong
giai đoạn 2007–2018 đã tuyên bố rằng CSR ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả tài chính
của công ty đại diện với lợi nhuận trên tài sản (ROA), lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
(ROE) và Tobin's Q (Dakhli, 2021). Ngoài ra, việc tham gia các hoạt động CSR có tác
động tích cực lên hiệu quả tài chính của doanh nghiệp cũng đã được đề ra qua nhiều
bài nghiên cứu (Long, 2020; Majeed, 2015; Cho, 2019; Franco, 2020).
3. Giả thuyết nghiên cứu
Các nghiên cứu trước đây cho thấy CSR có tác động đến hiệu quả tài chính của
doanh nghiệp. Cụ thể là, các công ty công nghệ tại Hoa Kỳ đầu tư nhiều hơn vào việc
tham gia các hoạt động trách nhiệm xã hội thì cho thấy doanh thu và lợi nhuận của
doanh nghiệp tăng đáng kể (Okafor, 2021). Hay là ở Châu âu, theo nghiên cứu của
Rodrıguez-Fernandez (2016) - một nghiên cứu về các công ty niêm yết ở tại Tây Ban
Nha, đã chứng thực rằng có tồn tại mối quan hệ tích cực giữa CSR và hiệu quả tài
chính thông qua lợi nhuận trên tài sản (ROA), lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) và
Tobin's Q (TQ). Điều này ngụ ý rằng các công ty tập trung vào việc tham gia các hoạt
động trách nhiệm xã hội nhiều hơn sẽ thu được kết quả tài chính tốt hơn. Đồng thời,
các nhận định này cũng phù hợp với kết luận “hiệu quả tài chính của công ty được cải
thiện khi công ty đầu tư vào các hoạt động CSR ở một mức nhất định” trong Lý thuyết
các bên liên quan (Freeman, 1984). Do đó, chúng tôi đề nghị một giả thuyết về mối
quan hệ giữa CSR và hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam.
H1: CSR có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả tài chính doanh nghiệp.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Đo lường các biến
4.1.1. Biến phụ thuộc và đo lường biến phụ thuộc
Biến phụ thuộc được chọn trong đề tài của chúng tôi liên quan đến các chỉ số
đánh giá hiệu suất tài chính của doanh nghiệp. Để đo lường hiệu suất tài chính của
doanh nghiệp thì có nhiều phương pháp nhưng hai phương pháp được sử dụng nhiều
nhất và chủ yếu nhất đó là: đo lường bằng giá trị sổ sách và đo lường giá trị thị trường.
Ở bài nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng cả hai thước đo giá trị sổ sách và giá trị thị
trường với bốn biến: ROA, ROE, ROS và Tobin’s Q. Các biến số trên được nhiều tác
giả áp dụng để thẩm định hiệu suất tài chính của doanh nghiệp, có thể kể đến: Ali,
Salah A., Mohamed Yassin, và Rania AbuRaya năm 2020; Selçuk Köylüoğlu, A.,
Petek Tosun, và Mesut Doğan năm 2021;…
4.1.2. Biến độc lập và đo lường biến độc lập
Ứng cử viên cho biến độc lập trong dự án là trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp, viết tắt là CSR. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) được đánh giá
dựa trên bộ tiêu chí của SMETA. SMETA là viết tắt của Sedex Members Ethical
Trade Audit – là một phương pháp đánh giá & báo cáo về thực hành đạo đức và trách
nhiệm xã hội được công nhận và sử dụng rộng rãi. Bảng tiêu chí để chấm điểm cho
biến CSR của các công ty được kế thừa từ các tiêu chí của SMETA và được điều chỉnh
lại cho phù hợp với thị trường tại Việt Nam. Có tất cả 151 tiêu chí và điểm số của các
doanh nghiệp sẽ nằm từ 0 đến tối đa là 151 điểm.
4.1.3. Biến kiểm soát và đo lường biến kiểm soát
Chúng tôi sử dụng hai yếu tố để làm biến kiểm soát cho bài nghiên cứu để làm
tăng đáng kể tính chính xác của các dự đoán và độ tin cậy cho các suy luận, đó là quy
mô công ty (Size) và đòn bẩy tài chính (LEV). Phương pháp chọn biến kiểm soát trên
được đề cập trong các nghiên cứu trước, cho thấy chúng có ảnh hưởng đáng kể đến
hiệu suất tài chính của doanh nghiệp: Mahmood, Faisal và cộng sự (2019); Fujianti,
Lailah, và Indra Satria (2020); Hormati, Asrudin (2022); Abdi, Yaghoub, Xiaoni Li, và
Xavier Càmara-Turull (2022);…
4.2. Dữ liệu và phương pháp phân tích
4.2.1. Dữ liệu
Dữ liệu được thu thập từ Báo cáo thường niên và BCTC đã được kiểm toán của
200 công ty đã được niêm yết từ năm 2015 đến năm 2021. Tuy nhiên, sau khi lọc bỏ
các công ty tài chính và các công ty thiếu dữ liệu cần thiết, dữ liệu chính thức được sử
dụng bao gồm 1218 bộ báo cáo của 174 công ty từ năm 2015 đến 2021.
4.2.2. Phương pháp phân tích
Để thể hiện sự ảnh hưởng của CSR đến hiệu suất tài chính của doanh nghiệp,
chúng tôi đề xuất mô hình sau:
FPit(ROA) = β0 + β1CSRit + β2SIZEit + β3LEVit + εit (Model A1)
FPit(ROE) = β0 + β1CSRit + β2SIZEit + β3LEVit + εit (Model A2)
FPit(ROS) = β0 + β1CSRit + β2SIZEit + β3LEVit + εit (Model A3)
FPit(TQ) = β0 + β1CSRit + β2SIZEit + β3LEVit + εit (Model A4)
Trong đó, i = 1, 2, …,174 ( công ty thứ i); t = 1, 2,…,7 ( thứ tự các năm, từ năm
2015 đến năm 2021);
FP là hiệu quả tài chính của doanh nghiệp;
ROA là tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản;
ROE là tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu;
ROS là tỷ số lợi nhuận trên doanh thu;
TQ là hệ số Tobin’s Q;
CSR là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp;
SIZE là quy mô công ty;
LEV là đòn bẩy tài chính;
εit là sai số ngẫu nhiên.
Công cụ hỗ trợ phân tích dữ liệu của chúng tôi là phần mềm Excel và Stata.
Phần mềm Excel dùng để tính các biến theo công thức có sẵn, chủ yếu phục vụ cho
việc thu thập và xử lý dữ liệu sơ cấp. Phần mềm Stata dùng để phân tích tổng hợp dữ
liệu và kiểm định giả thuyết.
Để xác định hệ số tương quan giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc, nghiên
cứu ước lượng tham số hồi quy với ba bước: (1) nghiên cứu lựa chọn mô hình hồi quy
thích hợp bằng cách so sánh hai mô hình tác động cố định (Fixed Effects Model –
FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên (Random Effects Model – REM) với kiểm
định Hausman; (2) Ước lượng GLS (Generalized Least Squares) để khắc phục các
khuyết tật mô hình được chọn; và (3) Phân tích hồi quy mô hình ảnh hưởng của CSR
đến hiệu suất tài chính của doanh nghiệp.
5. Kết quả
5.1. Thống kê mô tả
Kết quả thống kê mô tả các biến được sử dụng trong nghiên cứu được trình bày
trong bảng 1 – Thống kê mô tả các biến:
Bảng 1 – Thống kê mô tả các biến

Biến Số quan Giá trị Độ lệch Giá trị tối Giá trị
sát trung chuẩn đa tối thiểu
bình
ROA 1,218 0.076 0.133 2.931 -0.830
ROE 1,218 0.155 0.344 8.546 -1.660
ROS 1,218 1.039 24.827 842.954 -19.311
Tobin’s Q 1,218 0.535 1.472 37.299 0.004
CSR 1,218 56.749 30.249 134 10
SIZE 1,218 27.526 1.692 32.814 20.622
LEV 1,218 1.666 5.682 140.033 -19.328

Ghi chú: ROA là tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản, ROE là tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ
sở hữu, ROS là tỷ số lợi nhuận trên doanh thu, TQ là hệ số Tobin’s Q, CSR là trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp, SIZE là quy mô công ty, LEV là đòn bẩy tài chính.
Nguồn: báo cáo phân tích dữ liệu phần mềm STATA
Trong giai đoạn từ 2015 – 2021, ROA có trị số trung bình (Mean) là 0.076 với
độ lệch chuẩn (Std. dev.) là 0.133. Trong khi đó, những giá trị này với ROE lần lượt là
0.155 và 0.344. Tobin's Q có sự chênh lệch lớn giữa giá trị nhỏ nhất (0.004) và giá trị
lớn nhất (37.299) với trị số trung bình là 0.535. Đáng chú ý, có sự khác biệt lớn về giá
trị CSR giữa các công ty mà nhóm nghiên cứu đã lấy mẫu, với giá trị thấp nhất là 10
(Công Ty Cổ Phần Sản Xuất - Xuất Nhập Khẩu Dệt May) và giá trị cao nhất là 134
(Công ty Cổ phần Traphaco)
Kết quả này cho thấy sự khác biệt về giá trị CSR của các mẫu được lấy trong
bài nghiên cứu so với các mẫu nghiên cứu được thực hiện bởi Chakroun, (2020) khi
nghiên cứu về tác động của hoạt động trách nhiệm xã hội của lên tình hình tài chính
của các công ty tại Pháp, có mức giá trị CSR cao nhất và thấp nhất lần lượt là 92.66 và
7.251. Sự khác biệt này được giải thích bởi sự khác nhau trong thời điểm, đối tượng.
Nghiên cứu của Chakroun nghiên cứu các công ty tại Pháp trong giai đoạn 2007-2018,
trong khi đó, đối tượng nghiên cứu của nhóm là các công ty tại Việt Nam giai đoạn
2015-2021.
5.2. Kết quả kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến
Kết quả kiểm tra hệ số tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc của
nghiên cứu này được trình bày trong Bảng 2 – Ma trận hệ số tương quan giữa các biến
độc lập và biến kiểm soát.
Bảng 2 – Ma trận hệ số tương quan giữa các biến độc lập và biến kiểm soát

Theo Lin và cộng sự (2014), một vấn đề nghiêm trọng về hiện tượng đa cộng
tuyến có thể xảy ra khi hệ số tương quan giữa các biến lớn hơn 0,80. Trong bài nghiên
cứu này, hệ số tương quan của tất cả các cặp biến đều thấp (dưới mức 0,3). Bên cạnh
đó, nhóm còn thực hiện kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến bằng hệ số VIF (hệ số
phóng đại phương sai). Kết quả cho thấy hệ số Mean VIF là 1,05 (nhỏ hơn 5). Do đó
nhóm kết luận rằng mô hình của bài nghiên cứu không gặp phải vấn đề đa cộng tuyến.
5.3. Hồi quy đa biến
5.3.1. Mối quan hệ trực tiếp giữa CSR và hiệu suất tài chính của công ty.
5.3.1.1. Kết quả hồi quy tuyến tính
ROA ROE ROS Tobin’s Q

0.000329*** 0.0000995* -0.0000105 -0.00189***


CSR
(9.33) (1.72) (-0.01) (-8.45)

-0.0024242*** 0.00423*** -0.0247 0.000486


SIZE
(-3.66) (2.99) (-0.76) (0.08)
-0.00222*** -0.00249*** 0.00298 0.00528***
LEV
(-12.20) (-5.71) (0.34) (5.25)

0.122*** 0.0284 0.794 0.532***


Hằng số
(6.79) (0.72) (0.85) (3.17)

R2 0.04 0.18 0.01 0.17

N 1,218 1,218 1,218 1,218

Mức ý nghĩa thống kê 1% (***)

Mức ý nghĩa thống kê 5% (**)

Mức ý nghĩa thống kê 10% (*)

Bảng 3: Tổng hợp kết quả hồi quy của Model A1, Model A2, Model A3, Model A4
Từ các kết quả thu được, ta chú trọng vào biến CSR ở từng mô hình. Model A1:
β1 = 0.0003288, Z= 9.33; Model A4: β1 = -0.001892, Z = -8.45 cùng với giá trị p-value
đều nhỏ hơn 0.05, do đó biến CSR có ý nghĩa thống kê với Model A1 và Model A4.
Riêng Model A2 và Model A3, biến CSR có giá trị p-value đều lớn hơn 0.05 nên
không có ý nghĩa thống kê. Như vậy, CSR có ảnh hưởng đến ROA và Tobin’s Q.
5.3.1.2. Kết luận giả thuyết H1
Các số liệu và phát hiện trên cho thấy được CSR không ảnh hưởng đến chỉ số
ROE và ROS, điều này hoàn toàn trái ngược với các nghiên cứu của các tác giả trước
đây như: Matin, 2011; Keffas, 2011; Cheung, 2010; Ahmed, 2012. Tuy nhiên, không
phải tất cả các mô hình đều không bị ảnh hưởng. CSR có những tác động đáng kể đến
hiệu quả tài chính của doanh nghiệp, cụ thể là tỷ số ROA và Tobin’s Q, và được chia
thành hai mặt đối lập: CSR tác động tích cực đến ROA (Z=0.93), Tobin’s Q và CSR
nghịch chiều nhau (Z=-8.45). Từ đó, ta có thể thấy việc thực hiện tốt trách nhiệm xã
hội sẽ cải thiện đáng kể hiệu quả tài chính của doanh nghiệp trên phương diện dữ liệu
kế toán mà không có tác động tích cực trên dữ liệu thị trường. Nguyên nhân cho kết
quả này đến từ việc trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong thị trường Việt Nam
chưa thực sự được chú trọng rộng rãi, các nhà đầu tư chưa dành nhiều sự quan tâm đến
hoạt động xã hội của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu xét đến từng khía cạnh, các công
ty ở Việt Nam khi thực hiện tốt trách nhiệm xã hội sẽ tạo được nhiều lợi nhuận hơn từ
việc đầu tư tài sản trong kinh doanh.
Tuy tác động của CSR đến dữ liệu thị trường chưa thực sự tốt nhưng tác động
tích cực mà CSR mang đến dữ liệu kế toán cũng tạo ra được tín hiệu tốt. Việc các
doanh nghiệp luôn tích cực tham gia các hoạt động môi trường và tuân thủ các quy
định bảo vệ môi trường sẽ góp phần nâng cao hiệu suất tài chính. Bên cạnh đó, các
doanh nghiệp luôn thúc đẩy thực hiện trách nhiệm xã hội, bao gồm trách nhiệm liên
quan đến lao động, sản phẩm, dịch vụ cung cấp, khách hàng, trách nhiệm cộng đồng
địa phương và xã hội. Thông qua thực hiện những trách nhiệm này, các công ty cho
thấy sự quan tâm của mình đến cộng đồng xã hội, chú trọng đến chất lượng sản phẩm,
dịch vụ, trải nghiệm của khách hàng, thể hiện sự quan tâm đến quyền lợi của lao động
trong công ty. Đặc biệt, khi chất lượng sản phẩm và dịch vụ khách hàng của doanh
nghiệp được nâng cao và chú trọng, khách hàng sẽ cảm thấy hài lòng, an tâm, dẫn đến
các phản hồi tích cực, gia tăng doanh số của công ty và và dẫn đến ảnh hưởng tích cực
đối với hiệu suất tài chính ROA. Mặt khác, việc đầu tư cho các dự án xã hội giúp
doanh nghiệp xây dựng hình ảnh thương hiệu, danh tiếng và thu hút các bên cho vay,
nhà đầu tư tiềm năng. Thông tin tích cực được thể hiện trên báo cáo tài chính, báo cáo
thường niên sẽ giúp các nhà đầu tư có thiện cảm hơn, các nhà quản lý đạt được cam
kết lớn hơn từ các bên liên quan và tăng lòng trung thành của họ đối với doanh nghiệp.
Chúng ta có thể kỳ vọng các công ty ở Việt Nam sẽ ngày càng chú trọng hơn đến việc
thực hiện và công khai các trách nhiệm xã hội.
5.3.2. Ảnh hưởng của từng khía cạnh CSR (môi trường, xã hội và quản trị)
lên hiệu suất tài chính của doanh nghiệp

Hình 1: Mô hình thể hiện tác động của các khía cạnh của trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp (Môi trường, Xã hội, Quản trị) lên hiệu suất tài chính của doanh nghiệp (ROA,
ROE, ROS, Tobin’s Q).
Để làm rõ hơn về tác động của CSR đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp,
bài nghiên cứu sẽ đi sâu hơn vào việc phân tích ảnh hưởng của từng khía cạnh CSR
(môi trường, xã hội và quản trị) lên hiệu suất tài chính của doanh nghiệp. Nhóm
nghiên cứu đưa ra mô hình như sau:
FPit(ROA) = β0 + β1ENVSCOREit + β2SOCSCOREit + β3GOVSCOREit +
β4SIZEit + β5LEVit + εit (Model B1)
FPit(ROE) = β0 + β1ENVSCOREit + β2SOCSCOREit + β3GOVSCOREit +
β4SIZEit + β5LEVit + εit (Model B2)
FPit(ROS) = β0 + β1ENVSCOREit + β2SOCSCOREit + β3GOVSCOREit +
β4SIZEit + β5LEVit + εit (Model B3)
FPit(TQ) = β0 + β1ENVSCOREit + β2SOCSCOREit + β3GOVSCOREit +
β4SIZEit + β5LEVit + εit (Model B4)
Với: FP là hiệu quả tài chính của doanh nghiệp, ROA là tỷ số lợi nhuận trên
tổng tài sản, ROE là tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, ROS là tỷ số lợi nhuận trên
doanh thu, TQ là hệ số Tobin’s Q, ENVSCORE là khía cạnh môi trường, SOCSCORE
là khía cạnh xã hội, GOVSCORE là khía cạnh quản trị, SIZE là quy mô công ty, LEV
là đòn bẩy tài chính.
5.3.2.1. Kết quả thu được:
ROA ROE ROS Tobin’s Q

0.00116*** 0.00116*** -0.000461 -0.00183***


ENVSCORE
(6.56) (6.56) (-0.15) (-2.84)

0.000651*** 0.000651*** 0.0015 -0.00322***


SOCSCORE
(3.57) (3.57) (0.53) (-4.60)

-0.00284*** -0.00284*** -0.00423 0.00120


GOVSCORE
(-10.71) (-10.71) (-0.51) (0.78)

-0.00331*** -0.00331*** -0.0247 0.000741


SIZE
(-4.35) (-4.35) (-0.73) (0.12)

LEV -0.00201*** -0.00201*** -0.000852 0.00542***


(-12.27) (-12.27) (-0.09) (5.33)

0.141*** 0.141*** 0.776 0.554***


Hằng số
(6.99) (6.99) (0.80) (3.33)

R2 0.06 0.06 0.01 0.17

N 1,218 1,218 1,218 1,218

Mức ý nghĩa thống kê 1% (***)

Mức ý nghĩa thống kê 5% (**)

Mức ý nghĩa thống kê 10% (*)

Bảng 4: Tổng hợp kết quả hồi quy của Model B1, Model B2, Model B3, Model B4
Kết quả ước lượng hồi quy cho thấy các khía cạnh của CSR đều có tác động
trực tiếp đến ROA, ROE, và Tobin’s Q. Cụ thể:
- Model A1: cả ba biến ENVSCORE, SOCSCORE và GOVSCORE đều ảnh
hưởng đến ROA có ý nghĩa thống kê ở mức P – Value < 1%. Trong đó,
ENVSCORE và SOCSCORE có tương quan dương với với biến ROA (hệ số
hồi quy > 0), còn GOVSCORE có tương quan âm với biến ROA (hệ số hồi quy
< 0).
- Model A2: biến ENVSCORE và SOCSCORE đều có giá trị P – Value < 1%, do
đó cả hai biến đều có ý nghĩa thống kê đối với Model A2. Trong đó,
ENVSCORE có ảnh hưởng cùng chiều với ROE, SOCSCORE lại biến động
ngược chiều với ROE. Còn biến GOVSCORE có giá trị P – Value > 5%, do đó
không có ý nghĩa thống kê.
- Model A3: tất cả các biến đều có giá trị P – Value lớn hơn 0,05 nên mối quan
hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc không có ý nghĩa thống kê.
- Model A4: biến ENVSCORE có P – Value < 0,01, β 1 = -0.0018306; biến
SOCSCORE có P – Value < 0,01, β2 = -0.0032221; biến GOVSCORE có P –
Value > 0,05. Từ đó có thể kết luận rằng: hai biến ENVSCORE và SOCSCORE
có ý nghĩa thống kê và ảnh hưởng ngược chiều với biến Tobin’s Q, còn biến
GOVSCORE không có ý nghĩa thống kê đối với Model 4.
6. Kết luận và đề xuất
6.1. Thảo luận kết quả chính của nghiên cứu
Như đã đề cập, mục tiêu của bài nghiên cứu là kiểm tra thực nghiệm mức độ
ảnh hưởng của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) đến hiệu quả tài chính
doanh nghiệp. Bài nghiên cứu đã thu thập 1,218 dữ liệu từ các báo cáo tài chính và báo
cáo thường niên của doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm
2021 cùng với kiểm soát các đặc điểm ở cấp độ toàn doanh nghiệp. Từ các kết quả
thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy rằng CSR có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả tài
chính của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, CSR chỉ ảnh hưởng đến chỉ số tài chính ở mức
độ dữ liệu kế toán. Đối với dữ liệu thị trường, CSR không ảnh hưởng, thậm chí còn
làm giảm dữ liệu thị trường. Điều này sẽ hỗ trợ cho Lý thuyết các bên liên quan
(Freeman và cộng sự, 2010), cho thấy rằng các bên liên quan có xu hướng xây dựng
các chiến lược thực hiện trách nhiệm xã hội hiệu quả hơn. Do đó, các doanh nghiệp
nghiệp được khuyên rằng cần thiết lập các mối quan hệ với các bên liên quan chặt chẽ
hơn để có thể đạt được những lợi thế cạnh tranh (Lu và cộng sự, 2021). Bên cạnh đó sẽ
giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu chính đó là tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Sau
khi phân tách CSR thành các thành phần khác nhau và thực hiện phân tích bổ sung,
chúng tôi nhận thấy rằng ba khía cạnh môi trường, xã hội và quản trị đều có ảnh hưởng
tích cực đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp.
6.2. Đóng góp chính của nghiên cứu
Bên cạnh việc nhấn mạnh tác động của CSR lên hiệu suất tài chính của doanh
nghiệp, bài nghiên cứu còn phân tích kĩ hơn những ảnh hưởng của từng khía cạnh của
trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp lên hiệu suất tài chính của các công ty ở Việt
Nam. Qua đó, khuyến khích nhà quản lý doanh nghiệp nghiêm túc cân nhắc đầu tư các
nguồn lực vào việc phát triển các chính sách liên quan đến trách nhiệm xã hội (CSR)
để nâng cao hiệu suất tài chính doanh nghiệp.
Ngoài ra, nghiên cứu cũng hữu ích cho các nhà quản lý, nhà hoạch định chính
sách trong việc thúc đẩy và nâng cao trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp thông
qua việc tìm hiểu các nhân tố riêng lẻ liên quan đến trách nhiệm xã hội và các tác động
cụ thể của từng nhân tố trong việc nâng cao hiệu suất tài chính của doanh nghiệp.
6.3. Hướng phát triển của đề tài
Các nghiên cứu sâu hơn trong tương lai có thể khắc phục những hạn chế trên
bằng cách xem xét các biến độc lập khác như thời gian hoạt động của doanh nghiệp,
loại hình doanh nghiệp, các thành phần trong ban hội đồng quản trị,... nhằm cung cấp
những phân tích chuyên sâu hơn về mối quan hệ giữa CSR và hiệu quả tài chính doanh
nghiệp. Đề tài mà chúng tôi thực hiện sẽ là tiền đề để nghiên cứu và tìm hiểu thêm
những nhân tố điều hòa khác có tác động đến mối quan hệ giữa CSR và hiệu suất tài
chính.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bauman, C. W., and Skitka, L. J. (2012) “Corporate social responsibility as a source of
employee satisfaction”, Research in Organizational Behavior.
Brown, J. and Fraser, M. (2006), “Approaches and perspectives in social and
environmental accounting: an overview of the conceptual landscape”, Business
Strategy and the Environment, Vol. 15 No. 2, pp. 103-117.
Cho, S.J., Chung, C.Y. and Young, J. (2019), “Study on the relationship between CSR
and financial performance”, Sustainability, Vol. 11 No. 2, p. 343.
Dakhli, A. (2022). The impact of corporate social responsibility on firm financial
performance: does audit quality matter?. Journal of Applied Accounting
Research, 23(5), 950-976.
Fatma, M., and Rahman, Z. (2016) “The CSR's influence on customer responses in
Indian banking sector”, Journal of Retailing and Consumer Services
Franco, S., Caroli, M.G., Cappa, F. and Del Chiappa, G. (2020), “Are you good
enough? CSR, quality management and corporate financial performance in the
hospitality industry”, International Journal of Hospitality Management, Vol. 88,
102395.
Freeman, R.E. (1984), Strategic Management. A Stakeholder Approach, Pitman,
Boston.
Hillman, A.J. and Keim, G.D. (2001), “Shareholder value, stakeholder management,
and social issues: what’s the bottom line?”, Strategic Management Journal, Vol.
22 No. 2, pp. 125-139.
Hoàng Hải Yến. (2016) “Trách nhiệm xã hội của Ngân hàng – Thực trạng và một số
khuyến nghị đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí ngân hàng,
10/2016
Hoàng Long (2007), “Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp - Động lực cho sự phát triển”,
Báo Thƣơng Mại, số 26/2007.
Inoue, Y. and Lee, S., 2011. Effects of different dimensions of corporate social
responsibility on corporate financial performance in tourism-related industries.
Tourism Management. 32: 790-804.
Jensen, M.C. and Meckling, W.H. (1976), “Theory of the firm: managerial behavior,
agency costs and ownership structure”, Journal of Financial Economics, Vol. 3
No. 4, pp. 305-360.
Karaosmanoglu, E., Altinigne, N., and Isiksal, D. G. (2016) “CSR motivation and
customer extra-role behavior: Moderation of ethical corporate identity”, Journal
of Business Research.
Katarzyna turoń. (2016) “Corporate Social Responsibility to Employees: The Best
Labour Practices in Transport and Logistics Companies”, DOI:
http://dx.doi.org/10.12775/JCRL.2016.003
Lee, E.M.; Park, S.; Lee, H.J. (2013) “Employee perception of CSR activities: Its
antecedents and consequences”, Journal of Business Research.
Lin, Y.C., Wang, Y.C., Chiou, J.R. and Huang, H.W. (2014), “CEO characteristics and
internal control quality”, Corporate Governance: An International Review, Vol.
22 No. 1, pp. 24-42.
Long, W., Li, S., Wu, H. and Song, X. (2020), “Corporate social responsibility and
financial performance: the roles of government intervention and market
competition”, Corporate Social Responsibility and Environmental Management,
Vol. 27 No. 2, pp. 525-541.
Majeed, S., Aziz, T. and Saleem, S. (2015), “The effect of corporate governance
elements on corporate social responsibility (CSR) disclosure: an empirical
evidence from listed companies at KSE Pakistan”, International Journal of
Financial Studies, Vol. 3 No. 4, pp. 530-556.
Malik, M. (2015) “Value - Enhancing Capabilities of CSR: A Brief Review of
Contemporary Literature”, Journal of Business Ethics.
Martínez, P., Pérez, A., & del Bosque, I. R. (2014) “CSR influence on hotel brand
image and loyalty”, Academia Revista Latinoamericana de Administracion.
Matthew J. Hirschland. (2006) “Corporate Social Responsibility and the Shaping of
Global Public Policy”
McDonald, L. M., and Hung Lai, C. (2011), Impact of corporate social responsibility
initiatives on Taiwanese banking customers. International Journal of Bank
Marketing. 29/1: 50-63.
McGuire, J.B., Sundgren, A. and Schneeweis, T. (1988), “Corporate social
responsibility and firm financial performance”, Academy of Management
Journal, Vol. 31 No. 4, pp. 854-872.
McWilliams, A. and Siegel, D. (2001), “Corporate social responsibility: a theory of the
firm perspective”, Academy of Management Review, Vol. 26 No. 1, pp. 117-
127.
Nelling, E. and Webb, E. (2009), “Corporate social responsibility and financial
performance: the “virtuous circle” revisited”, Review of Quantitative Finance
and Accounting, Vol. 32 No. 2, pp. 197-209.
Nguyễn Đình Cung, Lưu Minh Đức. (2008) “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp:
Một số vấn đề lý luận, kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn tại Việt Nam”, Tạp chí
Quản lý kinh tế, Số 4, 2008.
Nguyễn Đình Tài. (2010), “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và các vấn đề đặt ra
hôm nay”, Kinh tế và Dự báo. 2010
Okafor, A., Adusei, M. and Adeleye, B.N. (2021), “Corporate social responsibility and
financial performance: evidence from US tech firms”, Journal of Cleaner
Production, Vol. 292, 126078, doi: 10.1016/j.jclepro.2021.126078.
Rodriguez-Fernandez, M. (2016), “Social responsibility and financial performance: the
role of good corporate governance”, BRQ Business Research Quarterly, Vol. 19
No. 2, pp. 137-151.
Saeidi, S. P., Sofian, S., Saeidi, P., Saeidi, S. P., and Saaeidi, S. A. (2015) “How does
corporate social responsibility contribute to firm financial performance? The
mediating role of competitive advantage, reputation, and customer satisfaction”,
Journal of Business Research. 68/2: 341-350.
Selçuk Köylüoğlu, A., Tosun, P., & Doğan, M. (2021). The impact of marketing on
the business performance of companies: A literature review. Anemon Muş
Alparslan Üniversitesi Sosyal Bilimler Dergisi, 9(1), 63-74.
Shabbir, M.S., Shariff, M.N.M., Yusof, M.S.B., Salman, R. and Hafeez, S. (2018),
“Corporate social responsibility and customer loyalty in Islamic banks of
Pakistan: a mediating role of brand image”, Academy of Accounting and
Financial Studies Journal, Vol. 22, pp. 1-6.
Shin, M.S., Kim, S.E. and Kim, B.S. (2011), “The effects of corporate social
responsibility expenditure on firm value”, Journal of Financial Engineering,
Vol. 10 No. 1, pp. 99-125.
Trần Thị Hiền và Nguyễn Hồng Quân. (2021) “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
và sự gắn kết của nhân viên: Nghiên cứu tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt
Nam”, Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế.
Trần Thị Minh Hòa và Nguyễn Thị Hồng Ngọc. (2014) “Trách nhiệm xã hội trong
kinh doanh khách sạn tại Việt Nam Nghiên cứu trường hợp tại khách sạn
Sofitel Legend Metropole và Sofitel Plaza Hà Nội”, Tạp chí khoa học Đại Học
Quốc gia Hà Nội, 4/30: 1-11.
Ali, S. A., Yassin, M., & AbuRaya, R. (2020). The impact of firm characteristics on
corporate financial performance in emerging markets: evidence from Egypt.
International Journal of Customer Relationship Marketing and Management
(IJCRMM), 11(4), 70-89.
Mahmood, F., Qadeer, F., Saleem, M., Han, H., & ArizaMontes, A. (2021). Corporate
social responsibility and firms’ financial performance: A multi-level serial
analysis underpinning social identity theory. Economic research-Ekonomska
istraživanja, 34(1), 2447-2468.
Fujianti, L., & Satria, I. (2020). Firm size, profitability, leverage as determinants of
audit report lag: Evidence from Indonesia. International Journal of Financial
Research, 11(2), 61-67.
Hormati, A., Nurdin, N., Syahdan, R., & Buamonabot, I. (2022). An empirical study
on Good Corporate Governance (GCG) and financial governance: Firm size as
control variable. Society, 10(1), 32-44.
Abdi, Y., Li, X., & Càmara-Turull, X. (2020). Impact of sustainability on firm value
and financial performance in the air transport industry. Sustainability, 12(23),
9957.

You might also like