You are on page 1of 21

ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.

HỒ CHÍ MINH
PHÂN HIỆU VĨNH LONG


TIỂU LUẬN
TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP

Giảng viên hướng dẫn: Th.S Lê Trương Thảo Nguyên

Lớp học phần: 23C9MAN50212401

Họ và tên sinh viên: Phạm Thị Huyền Trân

MSSV: 3121150200

Khóa-Lớp: K47-QTKD1

Vĩnh Long, 12/2023


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................................................3
I. Cơ sở lý thuyết:.....................................................................................................................................4
1. Trách nhiệm xã hội và thực hiện trách nhiệm xã hội ở các doanh nghiệp:...............................4
2. Thực hiện trách nhiệm xã hội của công ty:...................................................................................6
II. Stakeholder là gì? Tác dụng của việc xác định được ảnh hưởng của stakeholder:......................6
1. Nguồn gốc các bên liên quan:...................................................................................................6
2. Stakehoder là gì?.......................................................................................................................7
3. Tác dụng của việc xác định được ảnh hưởng của stakeholder:............................................7
III. Phân tích trách nhiệm xã hội? Nêu bật ý nghĩa của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
cũng như vai trò của đạo đức kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp? CSR trong sự phát triển bền
vững của doanh nghiệp như thế nào?....................................................................................................9
1. Giới tiệu về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank):...9
2. Tầm nhìn và sứ mệnh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam
(Vietcombank):..................................................................................................................................10
3. Trách nhiệm xã hội hội của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam
(Vietcombank):..................................................................................................................................11
4. Ý nghĩa của trách nhiệm xã hội đối với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương
Việt Nam (Vietcombank):.................................................................................................................15
5. Vai trò của đạo đức kinh doanh của Vietcombank trong sự phát triển bền vững:...........17
6. Vai trò của văn hóa doanh nghiệp của Vietcombank trong sự phát triển bền vững:.......17
7. CSR trong sự phát triển bền vững của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương
Vietcombank:.....................................................................................................................................18
KẾT LUẬN.............................................................................................................................................19
LỜI CẢM ƠN.........................................................................................................................................19
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................................................20

2
LỜI MỞ ĐẦU
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp không chỉ là một khía cạnh quan trọng của quản lý doanh
nghiệp mà còn là trọng tâm của sự phát triển bền vững, đối diện với thế giới ngày càng phức
tạp và liên kết, doanh nghiệp không chỉ tồn tại để tạo lợi nhuận mà còn để góp phần vào sự
phát triển của cộng đồng xã hội xung quanh. Bên cạnh đó, các bên liên quan (stakeholders)
chính, từ khách hàng và nhân viên đến cổ đông và cộng đồng, đều đóng vai trò quan trọng
trong quá trình hình thành và thực hiện chiến lược trách nhiệm xã hội. Bài tiểu luận cuối kì này
em sẽ phân tích vai trò và ảnh hưởng của các bên liên quan trong việc hình thành trách nhiệm
xã hội của doanh nghiệp, đồng thời nêu lên tầm quan trọng của việc quản lý các mối quan hệ
này đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

3
I. Cơ sở lý thuyết:
1. Trách nhiệm xã hội và thực hiện trách nhiệm xã hội ở các doanh nghiệp:
- Trách nhiệm xã hội (CSR): là cụm từ viết tắt từ Corporate Social Responsibility được dịch là
trách nghiệm xã hội doanh nghiệp là sự cam kết của doanh nghiệp đối với đạo đức kinh doanh
và đóng góp vào phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống của con người lao
động và gia đình họ, cộng đồng địa phương và xã hội.

- Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) đặt ra cam kết với công ty trong việc hỗ trợ sự
phát triển bền vững, thông qua việc tuân thủ các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường, bình đẳng giới,
an toàn lao động, quyền lợi của nhân viên, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân sự,
cũng như đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng.

- Mục tiêu của CSR: là đảm bảo rằng công ty hoạt động một cách một cách bền vững và đáp
ứng đầy đủ nhu cầu của tất cả các bên liên quan, trong quá trình xây dựng chiến lược, mỗi
doanh nghiệp cần xác định và ưu tiên những bên liên quan quan trọng nhất trong quá trình hoạt
động và phát triển của doanh nghiệp. CSR không chỉ là một khung hữu ích để ra quyết định và
thực hiện điều chỉnh trong quá trình lập kế hoạch chiến lược, điều này không chỉ hỗ trợ tối ưu
hóa sức mạnh tồn tại của tổ chức, mà còn góp phần vào việc xây dựng sự tồn tại và phát triển
lâu dài vững chắc.

- Theo Archie B. Carroll (1979), CSR bao gồm nhiều khía cạnh, như là kinh doanh có lợi
nhuận, tuân thủ pháp luật, và các hành động có đạo đức. Tối thiểu, công ty phải tuân thủ các
quy định về pháp lý liên quan đến các hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp. Tuy nhiên, CSR
không chỉ đơn thuần là dừng lại ở việc tuân thủ pháp luật, đó là một cam kết kết hợp vào quá
trình lập kế hoạch chiến lược của công ty để đảm bảo rằng họ không chỉ giữu vững sự tuân thủ
pháp luật mà còn thể hiện sự tận tâm và trách nhiệm xã hội đối với các bên liên quan và cộng
đồng.

4
- Các khía cạnh của trách nhiệm xã hội (CSR): bao gồm 4 khía cạnh: kinh tế, pháp lý, đạo
đức, và từ thiện.
+ Kinh tế: Theo ông Archie B. Carroll, trách nhiệm đầu tiên của doanh nghiệp là tạo ra
giá trị kinh tế bằng cách cung cấp sản phẩm và dịch vụ, tạo ra việc làm và đóng góp vào
sự phồn thịnh của nền kinh tế, doanh nghiệp cần duy trì sự ổn định tài chính và tạo ra
nhiều giá trị lợi nhuận cho cổ đông.
+ Pháp lý: đối với khía cạnh này doanh nghiệp phải tuân thủ theo đúng quy định của
pháp luật và các luật lệ liên quan đến haotj động kinh doanh của doanh nghiệp, điều này
đảm bảo rằng doanh nghiệp hoạt động trong các khung luật được xác định và không vi
phạm các quy định pháp luật.
+ Đạo đức: trách nhiệm đạo đức đồi hỏi doanh nghiệp phải hành động theo các tiêu chí
chuẩn mực đạo đức và giữ cho hoạt động kinh doanh của mình lành mạnh, minh bạch và
công bằng. Điều này, bao gồm đối xử công bằng với nhân viên, đối tác kinh doanh, và
người tiêu dùng cũng như hạn chế tác động tiêu cực đến môi trường và cộng đồng.
+ Từ thiện: đây là mức CSR cao nhất, trên đỉnh kim tự tháp và chiếm diện tích nhỏ nhất.
Đây là trách nhiệm mà doanh nghiệp vượt xa những yêu cầu cơ bản và tích cực đóng
góp cho cộng đồng xã hội, hành động từ thiện có thể bao gồm việc đóng góp cho các tổ

5
chức từ thiện, hỗ trợ giáo dục và ý tế, và thực hiện ccas dự án cộng đồng nhằm cải thiện
chất lượng cuộc sống.
 Như vậy có thể thấy, theo ông Archie B. Carroll trách nhiệm xã hội (CSR) phải được
thực hiện theo đúng kim tự tháp và theo trình tự từ trách nhiệm kinh tế đến trách nhiệm
pháp lý, trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm từ thiện. Nhưng đa phần các doanh nghiệp
Việt Nam đa phần chỉ tập tủng vào khía cạnh trcahs nhiệm từ thiện và trách nhiệm đạo
đức, việc bỏ qua trách nhiệm kinh tế và trách nhiệm pháp lý khiến cho các Start-up
dường như quá mơ mộng và không thực tế trong kỳ vọng, điều này thẩm chí có thể tạo
ra thêm gánh nặng xã hội và mang đến những hành động xấu trong cộng đồng xã hội
hiện nay.

2. Thực hiện trách nhiệm xã hội của công ty:


- Thực hiện trách nhiệm xã hội ở các công ty là một quá trình phức tạp, đòi hỏi sự cam kết của
cả doanh nghiệp và các bên liên quan. Để thực hiện trách nhiệm xã hội hiệu quả, doanh nghiệp
cần có chiến lược CSR rõ ràng, phù hợp với sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị cốt lõi của doanh
nghiệp. Chiến lược CSR cần được triển khai một cách toàn diện, từ việc xác định các mục tiêu,
chỉ tiêu, đến việc xây dựng kế hoạch thực hiện, đo lường và đánh giá hiệu quả.

II. Stakeholder là gì? Tác dụng của việc xác định được ảnh hưởng của stakeholder:

1. Nguồn gốc các bên liên quan:

Lý thuyết các bên liên quan được xây dựng dựa trên nghiên cứu của Freman (1984) về quản
trị tổ chức và đạo đức kinh doanh, theo lý thuyết này mong muốn rằng đa dạng và không
ngừng biến đổi của các bên liên quan, tổ chức sẽ tập tủng chủ yếu vào việc đáp ứng nhu cầu
của những bên liên quan để mang lại lợi ích lớn nhất và trực tiếp cho cả hai bên.

Lý thuyết này, giải thích tổ chức tin rằng theo đuổi chiến lược kinh doanh và báo cáo thông
tin theo các chuẩn mực và giá trị xã hội không chỉ đáp ứng nhu cầu của những bên có lợi ích
trực tiếp mà còn đông thời đảm bảo rằng lợi ích của các bên còn lại cũng được đáp ứng,
động cơ của các tổ chức trong việc lựa chọn và tự nguyện áp dụng kế toán quản trị môi
6
trường, mục tiêu là đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về thông tin môi trường tư các tổ chức
chính phủ, cơ quan tín dụng, nhà đầu tư, người tiêu dùng và cộng đồng.

2. Stakehoder là gì?

- Stakeholder hay còn được gọi là “đối tượng hữu quan”, đề cập đến những cá nhân hoặc
nhóm cá nhân có khả năng ảnh hưởng đến sự sống còn và thành công của một doanh
nghiệp hay một tổ chức. Các stakeholder này có quyền hạn hoặc thế mạnh nhất định để
đòi hỏi doanh nghiệp thực hiện mong muốn, quan điểm, lợi ích của họ.

Ví dụ: Đối tượng hữu quan của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt
Nam (Vietcombank) là khách hàng, cổ đông, nhân viên, đối tác doanh nghiệp, cơ quan
quản lý nhà nước, cộng đồng,….

- Stakeholder bao gồm hai bên: bên trong và bên ngoài.

+ Bên trong: Đây là các thành phần nội bộ của công ty, tổ chức bao gồm: nhân viên,
viên chức, ban giám đốc, ủy viên, hội đồng quản trị. Các thành viên bên trong này
thường tham gia trực tiếp vào quá trình quyết định và thực hiện chiến lược kinh doanh
của doanh nghiệp, và họ có quyền đòi hỏi doanh nghiệp thực hiện các quyết định có thể
ảnh hưởng đến họ.

+ Bên ngoài: Nhóm này thường bao gồm cá nhân hoặc tập thể không thuộc cấu trúc nội
bộ của tổ chức gây ảnh hưởng đến hoạt động doanh nghiệp như khách hàng, nhà cung
cấp, cơ quan nhà nước, chính phủ, đối thủ cạnh tranh, cộng đồng địa phương. Các
stakeholder bên ngoài có thể ảnh hưởng đến tổ chức thông qua các quan hệ kinh doanh,
quyết định mua sắm, quy định và chính trị, hoặc thẩm chí là thái độ của cộng đồng địa
phương đối với hoạt động của tổ chức.

3. Tác dụng của việc xác định được ảnh hưởng của stakeholder:

- Việc xác định được ảnh hưởng của stakeholder là một bước quan trọng trong quá trình quản
lý stakeholder, việc xác định này giúp doah nghiệp có thể hiểu rõ hơn về các mối quan hệ
7
giữa doanh nghiệp với các stakeholder, từ đó có thể xây dựng và thực hiện các chiến lược,
chính sách phù hợp để đáp ứng nhu cầu và mong muốn của từng bên liên quan, từ đó đạt
được mục tiêu chính của doanh nghiệp.
- Tác dụng của việc xác định được ảnh hưởng của stakeholder:

+ Định hướng chiến lược: Xác định được các bên liên quan quan trọng nhất giúp tổ chức
tập trung vào những mục tiêu quan trọng, thay vì doanh nghiệp cố đáp ứng những yêu
cầu từ các bên liên quan, tổ chức có thể tạo ra chiến lược tập trung vào việc thỏa mãn
những nhu cầu và mong muốn của các bên liên quan quan trọng nhất. Ví dụ: Một ngân
hàng có thể xác định được khách hàng và cổ đông là nhóm các bên liên quan chính quan
trọng nhất, chiến lược của ngân hàng có thể tập trung vào việc cung cấp dịch vụ tài
chính hiệu quả để thu hút khách hàng mới và duy trì sự hài lòng của cổ đông.

+ Xây dựng mối quan hệ tích cực: Tìm hiểu và hiểu rõ được các bên liên quan giúp tổ
chức xây dựng mối quan hệ tích cực với các stakeholder, bằng cách này các doanh
nghiệp, tổ chức có thể biết rõ các bên liên quan quan tâm đến những gì và muốn gì, để
có thể thích nghi và đáp ứng những mong muốn đó. Ví dụ: Một ngân hàng có thể triển
khai các chương trình khuyến mãi và ưu đãi dựa trên lịch sử giao dịch và loại hình tài
khoản đó mà có các chương trình khuyến mãi phù hợp cho từng loại tài khoản.

Việc hiểu rõ các bên liên quan quan trọng giúp tổ chức đáp ứng đúng yêu cầu và thời
hạn một cách hiệu quả. Điều này đảm bảo rằng tổ chức duy trì được mối quan hệ tốt đẹp
và đáp ứng kịp thời, đồng thời đảm bảo sự hài lòng từ các bên liên quan.

+ Dự đoán và phòng ngừa rủi ro: Xác định thông tin chính xác từ các bên liên quan quan
trọng giúp tổ chức dự đoán và quản lý rủi ro một cách hiệu quả, tổ chức có khả năng dự
đoán và xử lý nhanh chóng mọi tình huống không lường được trước, ngăn chặn sự gia
tăng về vấn đề và bảo vệ danh tiếng của doanh nghiệp. Ví dụ: Ngân hàng có thể áp dụng
các hệ thống đánh giá tín dụng để theo dõi tài chính của khách hàng và doanh nghiệp, từ
đó ngân àng có thể theo dõi được và phòng ngừa được rủi ro liên quan đến nợ xấu và
mất khả năng thanh toán.

8
+ Tạo giá trị cho tổ chức và bên liên quan: đây là phần quan trọng nhất khi hợp tác với
các bên liên quan. Bằng cách tập trung vào các bên liên quan quan trọng, tổ chức không
chỉ tối ưu hóa hiệu suất và lợi nhuận mà còn xây dựng mối quan hệ bền vững, bằng cách
này có thể tạo giá trị cho bản thân và các bên liên quan. Điều này tạo ra cơ hội mở rộng
kinh doanh, mở rộng thị trường và duy trì sự cạnh tranh trong ngành. Ví dụ: Ngân hàng
công khai báo cáo tài chính hàng năm, chia sẻ các thông tin về hoạt động xã, tạo niềm
tin đối với các bên liên quan.

III. Phân tích trách nhiệm xã hội? Nêu bật ý nghĩa của trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp cũng như vai trò của đạo đức kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp? CSR trong sự
phát triển bền vững của doanh nghiệp như thế nào?

1. Giới tiệu về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam
(Vietcombank):

- Ngày 30/10/1962, Vietcombank được thành lập theo Quyết định 115/CP của Hội đồng
Chính phủ trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Trung ương
(nay là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam). Ngày 01/04/1963, chính thức khai trương hoạt
động Vietcombank như là một ngân hàng đối ngoại độc quyền. Ngày 26/12/2007,
Vietcombank trở thành một đơn vị đi tiên phong trong ngân hàng về thực hiện chủ trương
cổ phần hóa trong ngành ngân hàng ra công chúng. Sở hữu hạ tầng kỹ thuật ngân hàng hiện
đại, Vietcombank có nhiều lợi thế trong việc ứng dụng công nghệ tiên tiến vào xử lý tự
động các dịch vụ ngân hàng, phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng điện tử dựa trên
nền tảng công nghệ.
- Vietcombank chính thức hoạt động với tư cách là một ngân hàng thương mại cổ phần vào
ngày 2/6/2008 sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa thông qua việc phát hành
cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Ngày 30/6/2009, cổ phiếu Vietcombank với mã (VCB)
chính thức được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM, minh bạch hóa thông tin,
thu hút sự quan tâm của đông đảo các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tháng 9/2011,
Vietcombank ký kết hợp đồng cổ đông chiến lược với Mizuho Corporate Bank. Ngày
1/4/2013, Vietcombank chính thức thay đổi bộ nhận diện thương hiệu mới.
9
- Trải qua 60 năm xây dựng và trưởng thành, Vietcombank đã có những đóng góp quan trọng
cho sự ổn định và phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Với vai trò chủ lực trong lĩnh vực
ngân hàng đối ngoại, Vietcombank không chỉ phục vụ hiệu quả cho sự phát triển kinh tế
trong nước mà còn tạo ra ảnh hưởng lớn đối với cộng đồng tài chính khu vực và toàn cầu.
- Ngày nay, Vietcombank không chỉ là một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối
ngoại mà còn trở thành một ngân hàng đa năng, hoạt động đa lĩnh vực thương mại quôc tế,
Vietcombank hoạt động mạnh mẽ trong kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, và tài trợ
dự án,…. Ngoài ra, ngân hàng cũng cung cấp một loạt các dịch vụ ngân hàng hiện đại như
kinh doanh ngoại tệ, thẻ, ngân hàng điện tử, và nhiều dịch vụ khác.
- Sau hơn nửa thế kỷ hoạt động trên thị trường, Vietcombank hiện là một trong những ngân
hàng thương mại lớn nhất Việt Nam. Vietcombank hiện có hơn 600 Chi nhánh, phòng giao
dịch, văn phòng đại diện, đơn vị thành viên trong và ngoài nước. Về nhân sự, Vietcombank
hiện có gần 23.000 cán bộ nhân viên. Bên cạnh đó, Vietcombank còn phát triển một hệ
thống Autobank với hơn 2.500 máy ATM và trên 60.000 đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ
trên toàn quốc. Đồng thời, hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới 1.163 ngân
hàng đại lý tại 93 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

2. Tầm nhìn và sứ mệnh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam
(Vietcombank):
- Tầm nhìn: Xây dựng Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam thành Tập
đoàn đầu tư tài chính ngân hàng đa năng trên cơ sở áp dụng các thông lệ quốc tế, duy trì vai
trò chủ đạo tại Việt Nam, có phạm vi hoạt động quốc tế.
+ Số 1 quy mô lợi nhuận.
+ Dẫn đầu về chuyển đổi số trong ngành ngân hàng.
+ Ngân hàng hàng đầu về quản trị rủi ro.
+ Dẫn đầu về chất lượng nguồn nhân lực.
+ Dẫn đầu về quản trị môi trường, xã hội và doanh nghiệp.
+ Phấn đấu phát hành cổ phiếu và niêm yết trên TTCK quốc tế.
- Sứ mệnh:
+ Luôn mang đến cho khách hàng sự thành đạt.
10
+ Bảo đảm tương lai trong tầm tay của khách hàng.
+ Sự thuận tiện trong giao dịch, các hoạt động thương mại trên thị trường.

3. Trách nhiệm xã hội của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam
(Vietcombank):

Trong thời đại hiện nay, trách nhiệm xã hội (CSR) đã trở thành một khía cạnh quan trọng và
không thể thiếu đối với các doanh nghiệp, bất kể ngành nghề nào hoạt động. CSR đề cập đến
việc doanh nghiệp đảm bảo rằng hoạt động kinh doanh của họ không chỉ tạo ra lợi nhuận cho
cổ đông doanh nghiệp mà còn đáp ứng được các trách nhiệm xã hội và môi trường. Trong ngữ
cảnh ngày nay, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), một
tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực tài chính đối ngoại chủ lực, có những đóng góp vào sự ổn
định và phát triển nền kinh tế của đất nước, phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế trong nước,
đồng thời tạo những ảnh hưởng quan trọng đối với cộng đồng tài chính khu vực và toàn cầu, nổ
bật với các nỗ lực và cam kết về trách nhiệm xã hội (CSR). Chính sách trách nhiệm xã hội
doanh nghiệp CSR trong Vietcombank được phân tích theo ông Archie B. Carroll (1979) gồm
4 khía cạnh: kinh tế, pháp lý, đạo đức và từ thiện. Đồng thời, đem lại ý nghĩa trong việc xây
dựng cộng đồng và thức đẩy sự phát triển bền vững.

* Khía cạnh về kinh tế:


11
- Thuế: Năm 2020, Vietcombank vinh dự nằm trong top 30 doanh nghiệp có thành tích tiêu
biểu, xuất savws trong việc chấp hành pháp luật Thuế và thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế vào
ngân sách nhà nước, được Bộ Tài chính vinh danh và trao tặng bằng khen. Vietcombank luôn
là ngân hàng thương mại có đóng góp lớn nhất cho ngân sách nhà nước, trong 5 năm 2015 –
2019 Vietcombank đã đóng góp cho ngân sách nhà nước hơn 30.700 tỷ đồng, trong đó có tổng
số thuế và phí đạt hơn 19.000 tỷ đồng, tổng số cổ tức chia cho cổ đông nhà nước hơn 10.700 tỷ
đồng.

- Đối với khách hàng: Vietcombank luôn cung cấp nhữ dịch vụ về tài chính đa dạng cho khách
hàng, từ ngân hàng truyền thống đến các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng số. Thông qua những
sản phẩm và dịch vụ tài chính, Vietcombank không chỉ là ngân hàng mà còn là người bạn đồng
hành, hỗ trợ khách hàng trong quản lý tài chính cá nhân và doanh nghiệp, tạo ra giải pháp linh
hoạt và hiệu quả.

- Đối với nhân viên: Vietcombank đảm bảo việc làm và thu nhập ổn định cho hơn 18.000
người lao động với gần 100.000 lao động tăng thêm mỗi năm, tạo ra cơ hội việc làm và chính
sách đào tạo đã giúp hàng nghìn con người phát triển sự nghiệp của mình, chế độ phúc lợi tại
Vietcombank cạnh tranh, bảo hiểm, và môi trường làm việc tích cực là yếu tố giữ chân nhân tài
cho Vietcombank.

- Đối với đối tác kinh doanh: Vietcombank hợp tác chặc chẽ với các đối tác kinh doanh trong
và ngoài nước, tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp mang lại lợi ích cho cả hai bên, giúp cùng nhau
phát triển và tối ưu hóa được lợi nhuận, Viẹtcombank còn cung cấp các giải pháp tài chính, vay
vốn và dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp giúp đối tác phát triển và mở rộng quy mô kinh doanh.

- Đối với xã hội: Trong bối cảnh kinh tế quốc gia, Vietcombank đóng vai trò như một động lực
cho sự phát triển, với vai trò là một hệ thống ngân hàng Việt Nam Vietcombank đóng góp quan
trọng trong sự phát triển kinh tế quốc gia qua việc hỗ trợ tài chính cho các ngành công nghiệp
và doanh nghiệp khác nhau. Với các tiêu chuẩn và đạo đức kinh doanh cao, góp phần vào việc
xây dựng môi trường kinh doanh tích cực và bền vững.

* Khía cạnh về pháp lý:

12
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), hoạt động dựa trên
những nghị quyết, quyết định đối ngoại trên thị trường trong và ngoài nước được Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam quy định.

Vietcombank tuân thủ nội dung quy định pháp luật hiện hành, phù hợp với quan hệ lao động,
cơ cấu tổ chức và cam kết đảm bảo quyền lợi an sinh xã hội cho người lao động.

- Năm 2020, với số lương nhân viên trên 17.000 người lao động Vietcombank đã thực hiện
nghiêm túc các quy định của pháp luật về lao động với 100% lao động được ký hợp đồng lao
động. Đồng thời, tạo cơ sở pháp lý quan trọng để người lao động và người sử dụng lao động
thực hiện quyền và trách nhiệm của mỗi bên trong quan hệ lao động, với sự kiểm tra, giám sát
tích cực của tổ chức Công đoàn trong ký kết.

- Vietcombank tuân thủ về việc trả lương cho nhân viên, tính theo thời điểm 31/12/2022 tổng
số nhân viên là 22.619 người ước tính thu nhập bình quân của nhân viên Vietcombank sau quý
IV khoảng 36 triệu đông/tháng, tăng 1,5 triệu đồng so với mức 34,5 triệu đồng ở quý III trước
đó.

- Bảo mật thông tin khách hàng là ưu tiên hàng đầu của Vietcombank, đồng thời tuân thủ mọi
quy định pháp luật và tăng cường giá trị lòng tin của khách hàng, hệ thống công nghệ thông tin
được xây dựng nhằm đảm bảo an toàn và bảo mật thông tin riêng tư của khách hàng.

* Khía cạnh đạo đức:

Đạo đức kinh doanh của Vietcombank không chỉ là một khía cạnh, mà là trụ cột quan trọng
định hình hành vi và quyết định kinh doanh của ngân hàng.

- Truyền thống chính thức và bền vững: Vietcombank đã xây dựng một truyền thống chính
thức với những giá trị đạo đức cốt lõi quan trọng, quan trọng nhất là sự bền vững, tức là khả
năng duy trì và phát triển kinh doanh một cách bền vững và tích cực trong thời gian dài, áp
dụng ở khía cạnh tài chính trong mối quan hệ và ảnh hưởng của ngân hàng đối với xã hội, cộng
đồng.

- Tôn trọng và trách nhiệm xã hội: Ngân hàng Vietcombank không chỉ coi trọng về mặt tài
chính mà còn tập trung vào tầm ảnh hưởng của mình đối với xã hội, từ việc thực hiện CSR

13
không chỉ là trách nhiệm pháp lý mà ngân hàng phải thực hiện mà nó còn là một cam kết đối
với việc xây dựng cộng đồng và bảo vệ môi trường.

- Minh bạch và tuân thủ pháp luật: Đạo đức kinh doanh của Vietcombank thể hiện qua sự chấp
nhận minh bạch và trung thực, thông qua việc công bố các thông tin báo cáo tài chính và báo
cáo hàng năm, ngân hàng tạo sự minh bạch, rõ ràng, tạo niềm tin từ phía cổ đông và cộng đồng.
Ngân hàng đảm bảo rằng mọi hoạt động kinh doanh của mình không chỉ tuân thủ các quy định
của pháp luật mà còn làm việc một cách có trách nhiệm để giảm thiểu rủi ro.

* Khía cạnh từ thiện:

- Năm 2022, Vietcombank đã dành hơn 382 tỷ đồng cho công tác an sinh xã hội. Trong giai
đoạn 2018-2022, số tiền dành cho các hoạt động dự án an sinh xã hội của Vietcombank là hơn
1.798 tỷ đồng. Đặc biệt, giáo dục và y tế là 2 lĩnh vực trọng điểm được Vietcombank đặc biệt
quan tâm, các hoạt động xã hội được tập trung đầu tư vào những lĩnh vực này đã được
Vietcombank triển khai rộng rãi khắp tại nhiều địa phương nghèo trên cả nước suốt thười gian
qua, góp phần tích cực vào sự phát triển bền vững của cộng đồng.

- Lĩnh vực giáo dục: “Thắp sáng ước mơ thiếu nhi Việt Nam”, “Màu xanh cuộc sống”. Ở đây,
Vietcombank không chỉ đóng góp vào việc xây dựng các ngôi trường mới mà còn nỗ lựuc tài
trợ trang thiết bị học tập và cải thiện cơ sở ất chất cho các trường học đang hoạt động như: bàn
ghế, thư viện, phòng học chức năng, nhà để xa, sân thể thao, và những tiện ích đơn giản như bể
nước sạch, và trao 200 suất học bổng với tổng giá trị hơn 200 triệu đồng, những hỗ trợ này
không chỉ giúp nâng cao chất lượng dạy và học mà còn mang lại những lợi ích thiết thực cho
thầy cô và học sinh. Đặc biệt, Vietcombank còn thể hiện tâm huyết trong việc chia sẻ những
khó khăn, tiếp sức cho học sinh nghèo an tâm vững bước trên con đường tới trường bằng cách
tặng hàng nghìn chiếc cặp phao cứu sinh cho các em học sinh nghèo vùng lũ, vùng sông nước,
tặng xe dạp cho học sinh, sinh viên nghèo hiếu học và tài trọ học bổng giá trị 50 triệu đồng.
Hơn nữa, Vietcombank không quên khuyến khích học tập bằng cách tặng học bổng hàng năm
cho học sinh, sinh viên có thành tích xuất sắc hoặc đang nỗ lực học tập trong điều kiện khó
khăn. Qua những hoạt động này, Vietcombank mong muốn chung tay xây dựng niềm tin và

14
động viên cho những em học sinh đang gặp khó khăn, góp phần tạo động lực cho đam mê và
truyền thống hiếu học của thế hệ trẻ Việt Nam.

- Lĩnh vực y tế: Vietcombank thể hiện tâm huyết trong việc chia sẻ khó khăn với các bệnh
nhân, bao gồm việc tài trọ xây dựng các bệnh viện và trạm y tế, hỗ trợ chi phí phẫu thuật, thăm
hỏi bệnh nhân, đặc biệt là trẻ em nghèo với tổng chi phí hơn 20 tỷ đồng. Các hoạt động nhân
đạo, như ủng hộ suất cơm cho bệnh nhân à hoạt động hiến máu tình nguyện cũng như thực hiện
đều đặn bởi đoàn thanh niên, cán bộ và người lao động của Vietcombank.

- Về xã hội: Với chương trình “Chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau”, thực
hiện chương trình quốc gia về giảm nghèo bền vững và hưởng ứng phong trào “Cả nước chung
tay vì người nghèo – không để ai bị bỏ lại phía sau”, trong dịp Tết Canh Tý 2020, Công đoàn
Viettinbank đã phát động cán bộ chung tay ủng hộ người nghèo và được nhận sự hưởng ứng
100% cán bộ, người lao động trong toàn thể hệ thống tự nguyện đóng góp tối thiểu 1 ngày
lương, quyên góp gần 9 tỷ đồng, mang lại Tết ấm đến với đồng bào nghèo tại nhiều vùng khó
khăn trên khắp cả nước.

- Tổ quốc: “Hướng về biển đảo quê hương”, nhận thức được tầm quan trọng chiến lược trong
việc giữ gìn chủ quyền biển đảo của Tổ quốc, trong suốt chặng đường hơn nửa thế kỷ đồng
hành cùng lịch sử đấu tranh, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, Vietcombank đã có nhiều hoạt động
thiết thực như: Phát động công cuộc “Vì Trường Sa thân yêu” với việc quyên góp từ cán bộ,
nhân viên với số tiền 5 tỷ đồng trong tổng 50 tỷ đồng của toàn ngành ngân hàng để góp phần
cải thiện đời sống nhân dân cũng như cán bộ, chiến sĩ đảo Trường Sa, tiếp thêm sức mạnh và ý
chí cho quân, dân huyện đảo quyết tâm bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

4. Ý nghĩa của trách nhiệm xã hội đối với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương
Việt Nam (Vietcombank):
- Tạo ra giá trị xã hội và môi trường: Việc thực hiện CSR của Vietcombank đã tạo ra giá trị
đối với xã hội và môi trường như thế nào? Vietcombank không chỉ tạo ra giá trị lợi nhuận
cho cổ đông thông qua việc tối ưu hóa lợi nhuận, mà còn đóng góp vào xã hội bằng cách
thông qua việc xây dựng các trường học, bệnh viên, và hỗ trợ giáo dục, nhờ vậy

15
Vietcombank đã tạo ra những ảnh hưởng đối với cộng đồng, giúp nang cao chất lượng cuộc
sống và tạo cơ hội phát triển cho người dân.
- Tạo dựng và duy trì uy tín của Vietcombank: Từ việc thực hiện trách nhiệm xã hội CSR như
các hoạt động nhân sinh xã hội và các hoạt động vì cộng đồng như: “Thắp sáng ước mơ
thiếu nhi Việt Nam”, “Màu xanh cuộc sống”, “Chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ
lại phía sau”, và hoạt đồng vì Tổ quốc “Hướng về biển đảo quê hương”, Vietcombank đã
xây dựng được hình ảnh tích cực trong tâm trí cộng đồng và khách hàng của mình một cách
sâu sắc, giúp nâng cao được vị thế trong xã hội và nâng cao được mức độ quan tâm của
người dân, đặt nền móng cho một uy tín vững chắc và đáng tin cậy.
- Thúc đẩy đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp: Đạo đức kinh doanh và văn hóa
doanh nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội CSR.
Đạo đức kinh doanh là một nguyên tắc cơ bản của Vietcombank, như việc cam kết đồng
lòng với các chương trình đạo đức kinh doanh và hành vi nghề nghiệp của Viecombank
được biểu hiện rõ ràng nhất qua sự quan tâm Vietcombank đối với đọa dức trong suốt quá
trình hoạt động kinh doanh của mình, không chỉ đặt ra những nguyên tắc mà còn xây dựng
hướng đi chi tiết, tạo ra hệ thống giáo dục nội bộ vững chắc về giá trị và đạo đức. Văn hóa
doanh nghiệp của Vietcombank không chỉ giới hạn ở mức độ nội bộ mà còn hướng ra ngoài,
như việc xây dựng một môi trường làm việc tích cực thông quan sự đồng lòng của các nhân
viên như việc quyên góp 1 ngày lương cho người nghèo có được một cái Tết ấm no, đầy đủ
và được hưởng ứng 100% từ cán bộ, người lao động của toàn hệ thống Vietcombank, sự hỗ
trợ lẫn nhau, và sự đồng thuận tạo ra một cộng đồng năng động và sáng tạo.
- Vai trò của CSR trong việc phát triển bền vững của Vietcombank: Sự phát triển bền cững là
mục tiêu chung của các doanh nghiệp hiện nay. Trong quá trình phát triền, vai trò trách
nhiệm xã hội CSR của Vietcombank không chỉ là cam kết về đạo đức mà còn là một phần
không thể thiếu trong chiến lược tổng thể, tạo ra một môi trường kinh doanh bền vững bằng
cách giảm tác động đến môi trường, bảo vệ nhân viên và hỗ trợ cộng đồng. Một doanh
nghiệp chỉ có thể tồn tại và phát triển bền vững trong một xã hội và môi trường lành mạnh,
CSR đảm bảo rằng doanh nghiệp đóng góp vào việc xây dựng một xã hội và môi trường
lành mạnh, trong quá trình đó doanh nghiệp cũng củng cố hình ảnh của mình trong mắt
khách hàng, cổ đông và nhân viên của mình.
16
5. Vai trò của đạo đức kinh doanh của Vietcombank trong sự phát triển bền vững:
- Đạo đức kinh doanh của Vietcombank đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển bền vững
của Vietcombank, mang lại những ảnh hưởng tích cực và thúc đẩy tầm nhìn chiến lược của
doanh nghiệp.
- Xây dựng hình ảnh thương hiệu tích cực: Đạo đức kinh doanh của Vietcombank xây dựng
một hình ảnh thương hiệu tích cực trong tâm trí của khách hàng và cộng đồng xã hội, cam
kết đối với giá trị và chuẩn mực đạo đức không chỉ là lợi thế cạnh tranh mà còn giúp tạo ra
sự tin cậy và lòng tin của khách hàng và cộng đồng đối với Vietcombank.
- Góp phần phát triển xã hội: Đạo đức kinh doanh của Vietcombank không chỉ dừng lại ở các
chương trình an sinh xã hội, hỗ trợ cộng đồng, tham gia vào các hoạt động từ thiện là một
phần quan trọng của đạo đức kinh doanh, giúp Vietcombank thực sự là một đối tác tích cực
đáng hợp tác trong sự phát triển xã hội.
- Tuân thủ pháp luật và tiêu chuẩn chất lượng: Đạo đức kinh doanh là nền tảng để
Vietcombank tuân thủ các quy định pháp luật và tiêu chuẩn chất lượng, sự minh bạch, công
khai, rõ ràng trong hoạt động kinh doanh không chỉ tạo niềm tin từ phái khách hàng mà còn
là yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển bền vững của Vietcombank.

6. Vai trò của văn hóa doanh nghiệp của Vietcombank trong sự phát triển bền vững:
- Văn hóa doanh nghiệp của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam
(Vietcombank) đóng một vai trò quan trọng trong thúc đẩy phát triển bền vững. Trong đó,
lấy việc tạo điều kiện phát triển toàn diện con người làm yếu tố trung tâm trong các chương
trình kế hoạch và phát triển Vietcombank tầm nhìn năm 2025 – 2030.
- Những nổ lực của Vietcombank trong đẩy mạnh phát huy văn hóa doanh nghiệp và xây
dựng môi trường làm việc cho người lao động đã đem lại những kết quả tốt, việc lan tỏa văn
hóa Vietcombank xuyên suốt, các cán bộ nhân viên của Vietcombank cũng chính là đại sứ
thương hiệu, luôn là những người không ngừng ca ngợi về văn hóa tuyệt vời của
vietcombank đặt biệt là cá nhân đều cảm thấy mình là một phần của tầm nhìn phát triển
chung.

17
- Vietcombank không ngừng quan tâm đến quá trình phát triển và xây dựng văn hóa kinh
doanh, với việc đặt yếu tố con người làm trung tâm đổi mới và phát triển, sẽ tạo độn lực to
lớn cho sự tăng trường và phát triển bền vững, việc này không chỉ phản ánh cam kết của
Vietcombank mà còn thể hiện sự thích ứng với chiến lược toàn ngành ngân hàng, đồng thời
thực hiện đầy đủ nghị quyết của Trung ương về việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam. Việc
lấy yếu tố văn hóa làm nền tảng để phát triển kinh tế quốc gia với mục tiêu tăng trưởng
nhanh, bền vững và thịnh vượng đã trở thành một hành động cụ thể và hiệu quả trong hoạt
động ngân hàng của Vietcombank.

7. CSR trong sự phát triển bền vững của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương
Vietcombank:
Trong một thế giới ngày càng phát triển, phức tạp và sự đòi hỏi cân nhắc giữa lợi ích kinh
doanh và trách nhiệm xã hội, Trách Nhiệm Xã Hội Doanh Nghiệp (CSR) Corporate Social
Responsibility đã trở thành một yếu tố quyết định trong việc xây dựng sự phát triển bền
vững của các tập đoàn và doanh nghiệp. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương
Vietcombank, một trong những ngân hàng đi đầu về lĩnh vực tài chính, đã hiểu rõ được tầm
quan trọng của CSR đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển bền vững của ngân hàng.
- Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực: CSR của Vietcombank đã tập trung vào việc hỗ
trợ giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trên toàn quốc. Bao gồm việc tài trợ cho xây
dựng và nâng cấp cơ sở vật chất của trường học, cấp học bổng hiếu học cho các em nhỏ
học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn ở vùng cao. Nhằm cải thiện và nâng cao chất
lượng giáo dục và tạo cơ hội công bằng, bền vững cho tất cả các em đều được đến
trường.
- Chăm sóc sức khỏe và phát triển xã hội: Vietcombank một trong những ngân hàng tập
trung quan tâm đến đời sống sức khỏe của con người và phát triển xã hội, gồm các dự án
tài trợ về mặt y tế, cung cấp chi pí phẫu thuật và hỗ trợ bệnh nhân có hoàn cảnh khó
khăn, thông qua những hoạt động có ích cho xã hội Vietcombank đã tổ chức một hoạt
động tổ chức tài chính, người bạn đồng hành chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
- Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững: Vietcombank không chỉ nhìn nhận
Corporate Social Responsibility như một trách nhiệm pháp lý mà còn như một cơ hội
18
để góp phần tích cực vào cộng đồng và môi trường, Vietcombank cũng tập trung vào
việc bảo vệ môi trường và thúc đẩy sự phát triển bền vững, hỗ trợ các dự án bảo vệ
môi trường, giảm phát thải và sử dụng nguồn năng lượng tái tạo là phần quan trọng
của cam kết này.

KẾT LUẬN

Trách nhiệm xã hội ngày càng trở thành trọng tâm của các doanh nghiệp, đó không chỉ là cam
kết đối với cộng đồng mà còn là yếu tố quyết định sự bền vững và thành công của họ. Trước
những thách thức xã hội và môi trường, doanh nghiệp ngày nay không chỉ được đánh giá qua
các chỉ số tài chính mà còn bằng khả năng thực hiện trách nhiệm xã hội và tạo ra giá trị cho
cộng đồng. Việc này như đặt ra xu hướng tăng cường tầm quan trọng của sự nhạy bén, nhân
quản và tôn trọng đối với môi trường và xã hội trong chiến lược kinh doanh, không chỉ mang
lại lợi ích cho xã hội mà còn xây dựng nên những doanh nghiệp mạnh mẽ, bền vững và đáng
tin cậy trong thời đại hiện nay.

LỜI CẢM ƠN

Em xin cảm ơn sâu sắc đến cô Lê Trương Thảo Nguyên, người đã truyền động lực và nguồn
cảm hứng để em có cơ hội tìm hiểu về những kiến thức mới trong môn “Trách nhiệm xã hội
của doanh nghiệp” để hiểu rõ hơn cách thức thực hiện chiến lược trách nhiệm xã hội (CSR) của
các doanh nghiệp. Với sự nhiệt tình, vui vẻ và nguồn năng lượng tích cực của cô đã mang đến
sự thoải mái và kích thích sự tò mò về môn học nhiều hơn qua đó chúng em đã được biết kiến
thức quý báu giúp em có cái nhìn toàn diện và chi tiết hơn về trách nhiệm xã hội (CSR). Trong
quá trình làm bài còn nhiều thiếu sót cũng như kiến thức của em còn hạn hẹp, nếu có sai sót gì
trong quá trình làm bài mong cô bỏ qua và góp ý để em hiểu rõ hơn về lỗi sai mà sửa đổi để
hoàn thiện hơn ạ. Em cảm ơn cô rất nhiều ạ!

19
20
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tài liệu học tập môn Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp của cô Lê Trương Thảo Nguyên
2. Luật Minh Khuê: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) là gì? Phân tích về trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp. (22/6/2022). https://luatminhkhue.vn/trach-nhiem-xa-hoi-
cua-doanh-nghiep-csr-la-gi-.aspx
3. Vietnambiz: Trang điện tử tổng hợp. Trách nhiệm xã hội là gì?. (4/9/2019).
https://vietnambiz.vn/trach-nhiem-xa-hoi-cua-doanh-nghiep-corporate-social-responsibility-
la-gi-20https://twitter.com/share?url=https://bom.so/ufYcDp190904202018956.htm

4. Tinogroup: Stakeholders là gì? Lợi ích của stakeholders trong thời đại 4.0. (2022)
(https://wiki.tino.org/stakeholder-la-gi/#stakeholder-la-gi
5. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank).
https://www.vietcombank.com.vn/
6. Tạp chí diễn đàn doanh nghiệp: Vietcombank ngân hàng nộp thuế lớn nhất Việt Nam.
(8/12/2023). https://bom.so/ufYcDp
7. Báo điện tử Đại biểu nhân dân: Vietcombank xây dựng nền tảng phát triển bền vững từ văn
hóa kinh doanh (25/09/2022):
https://daibieunhandan.vn/tai-chinh-doanh-nghiep/vietcombank-xay-dung-nen-tang-phat-
trien-ben-vung-tu-van-hoa-kinh-doanh-i301556/
8. Tạp chí thị trường Tài chính tiền tệ: Vietcombank xây dựng văn hóa kinh doanh tốt làm nền
tảng phát triển ngân hàng bền vững. (19/7/2022).
https://thitruongtaichinhtiente.vn/vietcombank-xay-dung-van-hoa-kinh-doanh-tot-lam-nen-
tang-phat-trien-ngan-hang-ben-vung-41516.html

21

You might also like