You are on page 1of 3

Họ và tên: Lê Minh Hoàng

Lớp: KIC05
MSSV: 31201022000

BÀI TẬP CÁ NHÂN MÔN QUẢN TRỊ HỌC

Đề bài: Các em hãy cho biết ý nghĩa của từng mục (lớn & nhỏ) trong chương THAY
ĐỔI & ĐỔI MỚI và việc vận dụng từng nội dung này vào thực tiễn quản trị như thế
nào? 

I, Bạn có phải là người đổi mới

- Đây là mục mở đầu cho toàn bộ bài học. Tuy không dạy về kiến thức mới, nó cho
ta một bản gồn các phát biểu để tự đánh giá năng lực đổi mới sáng tạo của bản thân;
- Đồng thời mục này cũng khái quát và cho ta thấy tầm quan trọng của việc đổi mới
trong kinh doanh, giới thiệu và mở đầu cho toàn bộ bài học sau này.

II, Thay đổi và đổi mới ở nơi làm việc

- Mục này cho ta cái nhìn tổng quát về sự thay đổi và đổi mới.
- Đổi mới định nghĩa là hành vi chấp nhận một yếu tối mới trong tổ chức, và tất
nhiên động lực cho sự thay đổi chính là những sự biến động không ngừng của môi
trường bên ngoài doanh nghiệp. Sự thay đổi đột phá là thay đổi tận gốc về những quy
luật điều khiển cuộc chơi cho nhà sản xuất và người tiêu dùng trong ngành.
- Thay đổi và đổi mới xảy ra ở 2 khía cạnh, đổi mới ở sản phẩm của tổ chức và đổi
mới trong văn hóa của tổ chức.
- Tác giả cũng đưa ra 2 mô hình đổi mới thông dụng thường thấy trong các doanh
nghiệp. Đầu tiên là đổi mới từ dưới lên, thứ 2 là tổ chức lưỡng năng.

Vận dụng thực tiễn: việc đưa ra 2 mô hình đổi mới cơ bản trên giúp cho người học dễ
thể hiểu và dễ dàng áp dụng vào thực tiến cho mục đích sáng tạo và đổi mới doanh
nghiệp. Trên thực tế Apple, Google là những công ty hoạt động theo tổ chức lưỡng
năng vì họ rất khuyến khích các nhân viên của họ sáng tạo, đồng thời hệ thống quản lý
cũng vô cùng linh hoạt. Samsung là một công ty đổi mới đảo chiều. Họ phát triển rất
nhiều loại smartphone trên mọi loại phân khúc, tuy nhiên họ lựa chọn thị trường Ấn
Độ để bán thử nghiệm bán sản phẩm trước khi quyết định đưa chúng sang các thị
trường khác.
III, Những điều đang thay đổi: sản phẩm và công nghệ mới.

- Chương tóm tắt cho ta 3 chiến lược đổi mới sản phẩm và công nghệ bao gồm:
khám phá, hợp tác và những tác nhân đổi mới. Khi ta muốn thực hiện đổi mới sản
phẩm một cách triệt để, ta phải thực hiện đúng 3 chiến lược trên.
Vận dụng thực tiễn: Điện thoại Pixel 2 và 3 do Google làm phải chịu lời chỉ trích nặng
nề vì sản phẩm tệ. Họ cải tiến sản phẩm của mình. Khám phá bằng cách xác định ra
những điểm mạnh vốn có của máy (camera và hệ điều hành thuần, chạy mượt, xu
hướng thiết kế thân thiện tối giản), hợp tác với Qualcomm và Samsung để hỗ trợ phần
cứng và lập 1 đội ngũ chuyên dụng. Từ đấy doanh số Pixel những thế hệ sau tăng vọt.
- Để hiểu sâu ngọn ngành nguồn gốc của sự đổi mới sản phẩm và cách mà đổi mới
sẽ ảnh hưởng như thế nào trong tổ chức. Chương cũng đề cập cho chứng ta 4 mô hình
quan trọng.
+, Đặc trưng của một tổ chức sáng tạo.
+, Đặc trưng của một cá nhân sáng tạo.
+, Mô hình phối hợp đổi mới.
+, 4 tác nhân trong sự thay đổi tổ chức.
Bằng cách hiểu rõ những mô hình này, ta cũng sẽ biết cách tạo ra môi trường khuyến
khích sự đổi mới trong tổ chức, đồng thời có những chính sách phù hợp trong công ty
để khuyến khích sáng tạo của mọi nhân viên.
Việc thành lập đội dự án mới và đơn vị nghiên cứu độc lập cũng nên được xem xét
như một cách tốt để khuyến khích tối đa sự sáng tạo trong tổ chức. Vì 2 cơ chế trên
giúp nhân viên tư duy độc lập, thoát hoàn toàn khỏi sự rang buộc của tổ chức mẹ.

IV, Thay đổi con người và văn hóa.


- Qua mục 4, ta hiểu rằng một việc thay đổi thành công sẽ bao hàm việc thay đổi
văn hóa và cách tư duy của con người trong tổ chức, tuy nhiên điều này thật không dễ
dàng. Mục 4 cũng sẽ giúp ta giải thích những nguyên nhân khiến cho việc thay đổi
trong 1 môt chức lớn lại khó, từ đó ta có thể thiết kế những chế độ phù hợp trong
doanh nghiệp để thuận lợi nhất cho việc đổi mới và sáng tạo.
- 2 phương thức hữu hiệu nhất có thể giúp ta đổi mới văn hóa là thông qua Phát
triển tổ chức (OD) và Các chương trình đào tạo; bằng cách đào tạo đội ngũ quản trị,
ứng dụng tâm lý học hành vi để cải thiện toàn bộ tổ chức trên toàn bộ lĩnh vực.
Ứng dụng thực tiễn: Năm 2016, UEH hợp tác toàn diện với nhiều trường Đại học
Quốc tế để đổi mới chương trình dạy. UEH thực hiện bằng cách đào tạo tiếng Anh cho
các thầy cô, chương trình dạy và học nhấn mạnh ngoại ngữ, nhấn mạnh yếu tố quốc tế,
mời chuyên gia nước ngoài, sử dụng giáo trình tiếng Anh,…
- Việc đổi mới mang tính dài lâu, ta cũng nên hiểu rằng có 3 bước để hướng đến sự
thay đổi toàn diện: làm tan bang, thay đổi và tái đóng băng.
- Con người là không thích đổi mới, 4 nguyên nhân của việc kháng cự trong nội bộ
trước việc đổi mới (lợi ích cá nhân, thiếu hiểu biết và niềm tin, sự không chắc chắn,
cách đánh giá và mục tiêu khác nhau). Khi nhà quản trị giải quyết tốt 4 nguyên nhân
này. Việc đổi mới doanh nghiệp của nhà quản trị sẽ dễ dàng hơn.

Thế giới chúng ta đang sống ngày càng toàn cầu hóa và hội nhập. Nền kinh tế chúng ta
cũng thế, sự phát triển của Internet và thông tin liên lạc khiến cho tin tức cập nhật
nhanh hơn bao giờ hết. Là một nhà quản trị, tôi biết rằng chỉ cần tôi ngừng cập nhật,
thị phần của chúng tôi sẽ ngay lập tức rơi vào tay của đối thủ. Đủ để thấy sự quan
trọng của việc cập nhật kiến thức, tạo ra những sự thay đổi và đổi mới trong chính
doanh nghiệp mà tôi đang điều hành.

Tuy nhiên đổi mới là một công việc rất khó thực hiện trong cả doanh nghiệp nhỏ và
lớn. Để hiểu rõ bản chất của sự thay đổi và đổi mới, tôi sẽ tiến hành phân tích chương
11 và nêu ra ý nghĩa ứng dụng thực tiễn của từng mục.

You might also like