You are on page 1of 71

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP


ĐỀ TÀI:
GIẢI PHÁP NÂNG CAO QUY TRÌNH TỔ CHỨC
THỰC HIỆN NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG
HÓA XUẤT KHẨU NGUYÊN CONTAINER
BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH
TAM SAO VIỆT

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. NGUYỄN THỊ HỒNG THU


SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN NHẬT DUY
MÃ SỐ SV: 31141021763
LỚP: FT001
NIÊN KHÓA: K40

Năm 2018
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP


ĐỀ TÀI:
GIẢI PHÁP NÂNG CAO QUY TRÌNH TỔ CHỨC
THỰC HIỆN NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG
HÓA XUẤT KHẨU NGUYÊN CONTAINER
BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH
TAM SAO VIỆT

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. NGUYỄN THỊ HỒNG THU


SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN NHẬT DUY
MÃ SỐ SV: 31141021763
LỚP: FT001
NIÊN KHÓA: K40

Năm 2018
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt đề tài này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Nhà trường và tất cả quý
thầy cô Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh và đặc biệt là các thầy cô Khoa Kinh doanh
quốc tế - Marketing đã tận tình giúp đỡ, chỉ dạy cho em trong quá trình thực hiện chuyên đề này.
Ngoài ra, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Nguyễn Thị Hồng Thu đã nhiệt tình trực tiếp hướng
dẫn, điều chỉnh để giúp em hoàn thiện bài chuyên đề này.

Trải qua khoảng thời gian thực tập tại công ty TNHH Tam Sao Việt, em đã tiếp thu được rất
nhiều bài học quý báu trong công việc cũng như cuộc sống từ các anh chị trong công ty. Em xin chân
thành cảm ơn Giám đốc đã giúp đỡ em có được định hướng trong cuộc sống và Quản lí đã đồng ý
nhận em vào thực tập tại công ty. Đặc biệt là chị Trương Võ Mỹ Diệu – Trưởng Bộ phận chứng từ đã
nhiệt tình hướng dẫn, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành đề tài dễ dàng hơn, giúp em vừa
tận dụng được kiến thức học được trên ghế giảng đường, vừa học hỏi những công việc thực tế.

Em xin kính chúc toàn thể quý thầy cô Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh dồi
dào sức khỏe, hoàn thành tốt sự nghiệp trồng người.

Chúc tất cả anh chị công ty TNHH Tam Sao Việt sức khỏe, tích cực trong công việc và luôn
thành công. Chúc công ty tiếp tục phát triển vững mạnh và vươn lên thành một trong những doanh
nghiệp hàng đầu của ngành.

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang i
CAM KẾT
Trong quá trình làm bài Báo cáo thực tập tốt nghiệp “Giải pháp nâng cao quy trình tổ chức thực hiện
nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu nguyên container bằng đường biển tại công ty TNHH Tam
Sao Việt” dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Hồng Thu, em đã tuân thủ đúng những quy định
về vấn đề bản quyền và tác quyền của trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Tất cả những
nội dung, tài liệu và số liệu được viết trong Báo cáo này đều do em tự thu thập và phân tích, không hề
sao chép từ bất cứ bài viết của bất cứ tổ chức và cá nhân nào khác.
Em xin cam kết những lời trên là đúng và sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm về độ trung thực của những
điều đã nêu

Trang ii
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING

BẢNG ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP CỦA SINH VIÊN TẠI
DOANH NGHIỆP

Chào Ông/Bà____________________________________________________

Khoa Kinh doanh Quốc tế - Marketing, Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM rất cảm ơn doanh nghiệp đã tiếp
nhận sinh viên: ________________________________________ lớp: _____________________________
Đến thực tập tại doanh nghiệp trong thời gian từ: ______________________đến ____________________

Để kỳ thực tập tốt nghiệp là cơ hội hỗ trợ sinh viên tiếp cận môi trường làm việc thực tiễn và mang lại lợi
ích thiết thực cho doanh nghiệp. Chúng tôi xin đề nghị Ông/Bà là người phụ trách thực tập của sinh viên
giúp Trường đánh giá sự hài lòng của công ty đối với các kỹ năng của sinh viên. Hai tiêu chí này sẽ giúp
chúng tôi biết được mức độ hài lòng của công ty về các kỹ năng mà sinh viên đạt được thông qua quá trình
học tập và rèn luyện tại Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM.

Xin vui lòng trả lời giúp chúng tôi hết các câu hỏi được trình bày trong bảng ở trang sau và không bỏ sót
câu nào. Xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ của Ông/Bà.

Thông tin về thời gian thực tập của sinh viên tại doanh nghiệp:
1. Sinh viên được thực tập và làm việc tại bộ phận/phòng:
______________________________________

2. Thời gian làm việc trong tuần:


 Toàn thời gian:___________________
 Bán thời gian: __________ ngày/tuần

Trang iii
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING

ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP CỦA SINH VIÊN


TẠI DOANH NGHIỆP
Ông/Bà có hài lòng với các kỹ năng sau của SINH VIÊN THỰC TẬP trong tổ chức của Ông/Bà không?
(Trong đó, 1 = Rất không hài lòng, 2 = Không hài lòng, 3 = Trung dung, 4 = Hài lòng, 5 = Rất hài lòng)

Tiêu chí 1 2 3 4 5
1. THÁI ĐỘ, NĂNG LỰC HÀNH VI
- Sáng tạo 1 2 3 4 5
- Sự liêm chính, trung thực
- Sự chuyên cần, chăm chỉ làm việc
- Tuân thủ các chuẩn mực đạo đức (Ethical Standards & Norms)
- Thái độ, hành vi và tư duy tích cực khi làm việc
2. KỸ NĂNG PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP & PHÁT TRIỂN CÁ NHÂN –
Professional & Personal Development
- Kỹ năng nhận định/xác định nguyên nhân – hệ quả khi giải quyết vấn đề
- Kỹ năng phân tích/đánh giá/tổng hợp thông tin
- Kỹ năng làm việc độc lập
- Kỹ năng làm việc nhóm
- Kỹ năng học và tự học (Learning to learn)
- Kỹ năng lắng nghe (Listening skill)
- Kỹ năng ứng xử và tạo lập quan hệ (Interpersonal Skill)
- Kỹ năng tạo ảnh hưởng (Influencing Skill)
- Kỹ năng tổ chức công việc hiệu quả (Organizational Effectiveness)
- Kỹ năng thích nghi & đáp ứng mong đợi của tổ chức (Adaptability & Agility)

Và cuối cùng, mong ông/bà hãy cung cấp thông tin cá nhân và Quý công ty.
1. Họ và tên: ________________________________________________________
2. Chức vụ: _________________________________________________________
3. Email: ___________________________________________________________

(Ký tên và đóng dấu)

Trang iv
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày….tháng….năm….

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

Trang v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Giải nghĩa


TNHH trách nhiệm hữu hạn
BHXH bảo hiểm xã hội
TX thị xã
KCN khu công nghiệp
MBL MASTER BILL OF LADING – vận đơn gốc của hãng tàu
HBL HOUSE BILL OF LADING – vận đơn của công ty giao nhận
VAT thuế giá trị gia tăng
C/O CERTIFICATE OF ORIGIN – giấy chứng nhận xuất xứ
DEADWEIGHT TONNAGE – đơn vị đo năng lực vận tải an toàn của tàu
DWT
thủy tính bằng tấn
TEUS TWENTY-FOOT EQUIVALENT UNITS – đơn vị tương đương 20 foot

Trang vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Bảng thống kê các thiết bị, máy móc của công ty TNHH Tam Sao Việt. ..........................................4
Bảng 1.2. Bảng cơ cấu nguồn nhân lực theo giới tính từ năm 2015 đến năm 2017. ...........................................8
Bảng 1.3. Bảng tổng hợp nguồn nhân lực theo trình độ văn hóa, chuyên môn, tiền lương, kinh nghiệm tay
nghề .....................................................................................................................................................................9
Bảng 1.4.Bảng giá cước vận tải biển cho các tuyến thế mạnh khu vực châu Á. ...............................................12
Bảng 1.6. Bảng giá vận tải nội địa cho các tỉnh lân cận Thành phố Hồ Chí Minh. ..........................................13
Bảng 1.7. Bảng giá thủ tục hải quan năm 2017 .................................................................................................13
Bảng 1.8. Số lượng các đại lí của công ty TNHH Tam Sao Việt giai đoạn 2013-2017 ....................................14
Bảng 1.9. Bảng chỉ tiêu hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2013 đến năm 2017..................................14
Bảng 1.10. Bảng phân tích tình hình chi phí từ năm 2013 - 2017 .....................................................................15
Bảng 2.1. Bảng kích thước và trọng lượng container tiêu chuẩn 20 feet (20’) và 40 feet (40’)........................22

Trang vii
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Logo công ty TNHH Tam Sao Việt. ...................................................................................................2
Hình 1.2. Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty TNHH Tam Sao Việt. ..................................................................6
Hình 1.3. Biểu đồ thể hiện cơ cấu nguồn nhân lực theo độ tuổi của công ty từ năm 2015 đến năm 2017 .........7
Hình 2.1. Màn hình tìm kiếm thông tin hồ sơ ...................................................................................................32
Hình 2.2.Màn hình thêm mới thông tin hồ sơ kiểm dịch thực vật.....................................................................32
Hình 2.3. Màn hình thêm mới hàng hóa ............................................................................................................33
Hình 2.4. Màn hình chỉnh sửa hàng hóa đăng kí. ..............................................................................................34
Hình 2.5. Màn hình thông tin đính kèm. ...........................................................................................................34
Hình 2.6. Đính kèm các file đã được scan.........................................................................................................35
Hình 2.7. Màn hình Security Warning. .............................................................................................................35
Hình 2.8. Ký điện tử. .........................................................................................................................................36
Hình 2.9. Màn hình nhập mã PIN. ....................................................................................................................36
Hình 2.10. Màn hình gửi hồ sơ thành công. ......................................................................................................36
Hình 3.1 Biểu đồ thể hiện thứ hạng hạ tầng giao thông Việt Nam trên thế giới giai đoạn 2014 – 2015 so với
giai đoạn 2015 – 2016. ......................................................................................................................................51
Hình 3.2. So sánh chi phí logistics của Việt Nam với các quốc gia trên thế giới..............................................52
Hình 3.3. Thực trạng các phương pháp đào tạo logistics tại doanh nghiệp.......................................................53

Trang viii
TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Hoạt động giao nhận vận tải là hoạt động tổng hợp mang tính dây chuyền và hiệu quả của hoạt
động này có tầm quan trọng quyết định đến cạnh tranh của các ngành công nghiệp và thương mại của
các quốc gia. Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự hỗ trợ đắc lực của cuộc cách mạng
khoa học kỹ thuật, khối lượng hàng hóa được sản xuất ra càng nhiều. Do khoảng cách trong các lĩnh
vực cạnh tranh truyền thống như chất lượng hàng hóa hay giá cả ngày càng thu hẹp, các nhà sản xuất
đã chuyển sang cạnh tranh về quản lí hàng tồn kho, tốc độ giao hàng.…trong cả hệ thống quản lí phân
phối vật chất của doanh nghiệp. Trong quá trình đó, hoạt động giao nhận vận tải có cơ hội phát triển
ngày càng mạnh mẽ hơn trong lĩnh vực kinh doanh.

Việt Nam đang trong quá trình chủ động và tích cực hội nhập quốc tế. Đây là cơ hội để các
ngành kinh tế, trong đó có hoạt động giao nhận vận tải, các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội
tham gia vào thị trường quốc tế, song cũng tạo áp lực lớn cho các doanh nghiệp ngay tại thị trường
trong nước khi mà các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận
vận tải tại Việt Nam.

Hiện tại cả nước có khoảng 1400 doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực giao nhận vận tải.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp này chỉ mới đáp ứng được khoảng ¼ nhu cầu của thị trường và chỉ mới
dừng lại ở việc cung cấp dịch vụ cho một số công đoạn của chuỗi dịch vụ rất lớn này. Tuy nhiên sự
cạnh tranh trong ngành khá gay gắt, đòi hỏi các doanh nghiệp không ngừng hoàn thiện, nâng cao năng
lực cạnh tranh.

Trước tình hình này, em chọn đề tài nghiên cứu “GIẢI PHÁP NÂNG CAO QUY TRÌNH TỔ
CHỨC THỰC HIỆN NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT KHẨU NGUYÊN
CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH TAM SAO VIỆT” nhằm giúp doanh
nghiệp có thể khắc phục những điểm yếu và phát huy những điểm mạnh dịch vụ của mình để phát
triển vững mạnh hơn. Bài nghiên cứu sử dụng những số liệu thực tiễn được cung cấp từ các phòng
ban của công ty, từ đó đưa ra các đánh giá, nhận xét và các phương pháp phù hợp nhất với công ty để
cải thiện chất lượng dịch vụ. Những kiến thức chuyên ngành được học trên ghế nhà trường đã được
vận dụng một cách linh hoạt để có thể kết hợp cùng những kinh nghiệm thực tiễn thông qua quá trình
thực tập. Kết cấu 3 phần của bài viết giúp người đọc có cái nhìn đi từ tổng quát đến chi tiết, giúp người
đọc hiểu rõ hơn về nội dung bài viết cũng như bối cảnh hiện tại của công ty Tam Sao Việt.

Trang ix
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................................................... i
CAM KẾT ..............................................................................................................................................ii
BẢNG ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP CỦA SINH VIÊN TẠI DOANH NGHIỆP .............. iii
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ................................................................................. v
DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................................................... vi
DANH MỤC HÌNH ẢNH .................................................................................................................. viii
TÓM TẮT ĐỀ TÀI ............................................................................................................................... ix
MỤC LỤC .............................................................................................................................................. x
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................................................ 1
1. Đặt vấn đề ........................................................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................................................... 1
3. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................................................ 1
4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................................... 1
5. Kết cấu đề tài ...................................................................................................................................... 2
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH TAM SAO VIỆT ..................................................... 2
1.1.Giới thiệu khái quát về công ty TNHH Tam Sao Việt. .................................................................... 2
Sơ lược về công ty TNHH Tam Sao Việt. ..................................................................................... 2
Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH Tam Sao Việt.............................................. 3
Chức năng và nhiệm vụ của công ty TNHH Tam Sao Việt. ......................................................... 3
1.1.3.1.Chức năng. .................................................................................................................................. 3
1.1.3.2.Nhiệm vụ. ................................................................................................................................... 3
Địa bàn kinh doanh. ....................................................................................................................... 4
Phương thức kinh doanh. ............................................................................................................... 4
Cơ sở vật chất kĩ thuật của công ty TNHH Tam Sao Việt............................................................. 4
1.2.Tình hình nhân sự của công ty.......................................................................................................... 5
Cơ cấu tổ chức nhân sự của công ty TNHH Tam Sao Việt. .......................................................... 5
Danh sách nhân sự của công ty: .................................................................................................... 6
Cơ cấu nguồn nhân lực theo độ tuổi: ............................................................................................. 7
Cơ cấu nguồn nhân lực theo giới tính............................................................................................ 7
Cơ cấu nguồn nhân lực theo trình độ và chuyên môn, mức lương và thâm niên. ......................... 8
1.3.Phân tích môi trường cạnh tranh của công ty dựa trên mô hình 5 lực cạnh tranh của Michael
Porter. ..................................................................................................................................................... 9
Khách hàng. ................................................................................................................................... 9
Trang x
Đối thủ cạnh tranh. ...................................................................................................................... 10
Nhà cung cấp. .............................................................................................................................. 10
Sản phẩm thay thế. ...................................................................................................................... 11
Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn. ......................................................................................................... 11
1.4.Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Tam Sao Việt. ............................................. 11
Các dịch vụ chủ yếu của công ty TNHH Tam Sao Việt. ............................................................. 11
Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Tam Sao Việt từ năm 2013 đến năm 2017.. 14
1.4.2.1.Số lượng hãng giao nhận quốc tế kí hợp đồng đại lí với công ty TNHH Tam Sao Việt: ......... 14
1.4.2.2.Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2013 đến năm 2017. .............................. 14
Chương 2. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ QUY TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN NGHIỆP VỤ
GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT KHẨU NGUYÊN CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI
CÔNG TY TNHH TAM SAO VIỆT TỪ NĂM 2013 ĐẾN NĂM 2017 ............................................. 17
2.1.Khái quát chung về giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển. ............................................... 17
Khái niệm. ................................................................................................................................... 17
Phân loại. ..................................................................................................................................... 17
Đặc điểm. ..................................................................................................................................... 18
Vai trò. ......................................................................................................................................... 18
2.2.Người giao nhận. ............................................................................................................................ 18
Khái niệm. ................................................................................................................................... 18
Vai trò. ......................................................................................................................................... 18
Quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của người giao nhận hàng hóa. ......................................... 19
2.2.3.1.Quyền hạn và nghĩa vụ của người giao nhận............................................................................ 19
2.2.3.2.Trách nhiệm của người giao nhận. ........................................................................................... 19
2.3.Khái quát chung về container. ........................................................................................................ 20
Khái niệm. ................................................................................................................................... 20
Phân loại container. ..................................................................................................................... 21
Kích thước container. .................................................................................................................. 22
Lợi ích vận tải hàng hóa bằng container. ..................................................................................... 22
2.4.Nội dung giao nhận bằng container. ............................................................................................... 23
Trách nhiệm của người gửi hàng. ................................................................................................ 23
Trách nhiệm của người chuyên chở............................................................................................. 24
Trách nhiệm của người nhận hàng. ............................................................................................. 24
Tóm tắt quy trình giao nhận bằng container. ............................................................................... 24

Trang xi
2.5.Phân tích và đánh giá quy trình tổ chức thực hiện nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu
nguyên container bằng đường biển tại công ty TNHH Tam Sao Việt.................................................. 25
Phân tích quy trình tổ chức hiện thực nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu nguyên container
bằng đường biển tại công ty TNHH Tam Sao Việt với khách hàng Công ty TNHH Cung Ứng Việt Nam
(Vietnam Supply). ................................................................................................................................ 25
2.5.1.1.Giai đoạn 1 – Định hình nhu cầu khách hàng........................................................................... 25
2.5.1.2.Giai đoạn 2 – Xử lý yêu cầu của khách hàng ........................................................................... 29
2.5.1.3.Giai đoạn 3 – Thực hiện theo yêu cầu của khách hàng. ........................................................... 30
2.5.1.4.Giai đoạn 4 – Theo dõi lô hàng. ............................................................................................... 42
2.5.1.5.Giai đoạn 5 – Thanh toán và lưu hồ sơ. .................................................................................... 42
Đánh giá quy trình tổ chức thực hiện nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu nguyên container
bằng đường biển tại công ty TNHH Tam Sao Việt .............................................................................. 43
2.5.2.1.Ưu điểm .................................................................................................................................... 43
2.5.2.2.Nhược điểm .............................................................................................................................. 44
Chương 3.GIẢI PHÁP NÂNG CAO QUY TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN NGHIỆP VỤ GIAO
NHẬN HÀNG HÓA XUẤT KHẨU NGUYÊN CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG
TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN TAM SAO VIỆT ............................................................................ 45
3.1.Thuận lợi và khó khăn đối với hoạt động tổ chức thực hiện nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất
khẩu nguyên container bằng đường biển tại công ty TNHH Tam Sao Việt ......................................... 45
Thuận lợi....................................................................................................................................... 45
Khó khăn ..................................................................................................................................... 45
3.2.Giải pháp nâng cao quy trình tổ chức thực hiện nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu nguyên
container bằng đường biển tại công ty TNHH Tam Sao Việt. ............................................................. 46
Nâng cao nguồn nhân lực. ........................................................................................................... 46
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin:................................................................................... 47
Cải thiện dịch vụ chăm sóc khách hàng sau bán hàng:................................................................ 49
Một số biện pháp dài hạn:............................................................................................................ 50
3.3.Một số đề xuất đối với Nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp ...................................................... 50
Đối với Nhà nước ........................................................................................................................ 50
Đối với cộng đồng doanh nghiệp................................................................................................. 52
KẾT LUẬN .......................................................................................................................................... 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................................... 56

Trang xii
LỜI MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Đất nước đang trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa, hội nhập vào nền kinh tế thế
giới, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao, quan hệ kinh tế đối ngoại được mở rộng,
hàng hóa buôn bán trao đổi giữa các quốc gia tăng cao kéo theo đó là sự tăng trưởng của hoạt động
xuất nhập khẩu. Vận tải giúp đẩy nhanh quá trình trao đổi, giao lưu hàng hóa giữa các quốc gia, khu
vực trên thế giới, và hoạt động xuất nhập khẩu là điều kiện để vận tải ra đời và phát triển.

Trong đó, vận tải đường biển luôn đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống vận
chuyển hàng hóa quốc tế. Việt Nam với lợi thế đường bờ biển dài hơn 3260 ki lô mét, cùng với rất
nhiều cảng biển lớn nhỏ rải khắp chiều dài đất nước, ngành giao nhận vận tải đường biển có ưu thế
hơn hẳn so với các loại hình khác. Khối lượng và giá trị giao nhận qua vận tải biển luôn chiếm tỉ trọng
lớn trong tổng giá trị giao nhận hàng hóa quốc tế của Việt Nam.

Tuy nhiên, số lượng các doanh nghiệp tham gia vào thị trường giao nhận vận tải quốc tế ngày
càng nhiều, miếng bánh lợi nhuận vốn dĩ đã nhỏ nay lại càng bị chia nhỏ hơn. Trước tình hình này,
công ty TNHH Tam Sao Việt không tránh khỏi những trở ngại. Trải qua 9 năm thành lập và phát triển,
công ty không ngừng hoàn thiện và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình để tồn tại và vươn lên.

Trong quá trình thực tập tại công ty TNHH Tam Sao Việt, nhận thấy được tầm quan trọng của
hoạt động xuất khẩu hàng hóa nguyên container bằng đường biển tại công ty, nên em xin lựa chọn đề
tài: “GIẢI PHÁP NÂNG CAO QUY TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN
HÀNG HÓA XUẤT KHẨU NGUYÊN CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY
TNHH TAM SAO VIỆT”.

2. Mục đích nghiên cứu


Bài nghiên cứu nhằm cung cấp cái nhìn tổng quát về công ty TNHH Tam Sao Việt, đồng
thời tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích về quy trình tổ chức thực hiện nghiệp vụ xuất khẩu hàng hóa
nguyên container bằng đường biển, để từ đó đưa ra những giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận
của công ty.

3. Phạm vi nghiên cứu


- Về đối tượng: hoạt động kinh doanh dịch vụ xuất nhập khẩu của Công ty TNHH Tam Sao
Việt.
- Về không gian: tại công ty TNHH Tam Sao Việt.
- Về thời gian: từ năm 2013 đến năm 2017.
- Về nội dung: chủ yếu nghiên cứu quy trình tổ chức thực hiện nghiệp vụ xuất khẩu hàng hóa
nguyên container bằng đường biển tại công ty TNHH Tam Sao Việt.

4. Phương pháp nghiên cứu


- Phương pháp quan sát: thu thập các thông tin sơ cấp. Phương pháp này giúp ghi lại một cách
có chọn lọc và kiểm soát các biến cố hoặc tác phong của con người. thông qua những cảm

Trang 1
nhận trực quan ở không gian nghiên cứu, ghi nhận và lượng định các sự kiện bên ngoài. Quan
sát sẽ bao gồm 2 quá trình: nghe nhìn để cảm nhận và lượng định. Việc nghe nhìn có thể được
thực hiện trực tiếp bằng tai, mắt hoặc các phương tiện cơ giới hỗ trợ.
- Phương pháp nghiên cứu tại bàn: thu thập các thông tin thứ cấp từ các nguồn như thông tin
nội bộ công ty, sách, báo, tạp chí, internet, báo cáo nghiên cứu của các tổ chức uy tín, cơ quan
chức năng…

5. Kết cấu đề tài


Nội dung nghiên cứu gồm 3 chương:
 Chương 1: Từ trang 3 đến trang 16.

Tổng quan về công ty TNHH Tam Sao Việt. Chương này sẽ giới thiệu tổng quát về công ty
TNHH Tam Sao Việt giúp người đọc có cái nhìn tổng quan về môi trường nghiên cứu và phạm vi
nghiên cứu. Bên cạnh đó chương này cũng phân tích các kết quả hoạt động kinh doanh của công
ty trong 5 năm gần đây.
 Chương 2: Từ trang 17 đến trang 44.

Giới thiệu, phân tích và đánh giá quy trình tổ chức thực hiện nghiệp vụ giao nhận hàng hóa
xuất khẩu nguyên container bằng đường biển tại công ty TNHH Tam Sao Việt từ năm 2013 đến
năm 2017.
 Chương 3: Từ trang 45 đến trang 54.

Giải pháp nâng cao quy trình tổ chức thực hiện nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu nguyên
container bằng đường biển tại công ty TNHH Tam Sao Việt.

Trang 2
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH TAM SAO VIỆT
1.1. Giới thiệu khái quát về công ty TNHH Tam Sao Việt.
Sơ lược về công ty TNHH Tam Sao Việt.
*Tên đơn vị: Công ty TNHH Tam Sao Việt.
*Địa chỉ: 256 Nguyễn Thị Minh Khai, phường 6, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
*Điện thoại: (+84)-28-36290.7305/06
*Fax: (+84)-8-6268.7306/61
*Email: info@tamsaoviet.com
*Website: tamsaoviet.com

Hình 1.1. Logo công ty TNHH Tam Sao Việt.

*Ngành nghề kinh doanh:

Hiện nay, công ty TNHH Tam Sao Việt đang là đại lí cung cấp dịch vụ vận chuyển đa phương
thức, kết hợp dịch vụ tư vấn về L/C, tư vấn mua bảo hiểm quốc tế cho hàng hóa và dịch vụ làm thủ
tục hải quan cho nhiều công ty với các hệ thống đại lí đặt tại nhiều quốc gia như: Nhật Bản, Hàn Quốc,
Trung Quốc, …Với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm và nhiệt huyết, công ty có thể đáp ứng tốt
các yêu cầu về:

- Vận chuyển container nội địa: các tỉnh lân cận đến các cảng tại Thành phố Hồ Chí Minh bằng
đường bộ như các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Long An…
- Vận chuyển container quốc tế: Châu Á (đặc biệt các tuyến Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Đài
Loan), Trung Đông, Châu Mỹ, Châu Úc và Châu Âu.
- Thủ tục hải quan: Hàng xuất khẩu, nhập khẩu cho các loại hình kinh doanh, sản xuất – xuất khẩu,
đầu tư, gia công, tạm nhập tái xuất, phi mậu dịch, …

Trang 2
- Dịch vụ tư vấn về các phương thức thanh toán quốc tế: thư tín dụng (Letter of Credit – L/C),
chuyển tiền bằng điện (Telegraphic Transfer – T/T), …

Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH Tam Sao Việt.
Công ty TNHH Tam Sao Việt được Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp giấy
phép hoạt động ngày 17/06/2009, chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/07/2009.

Cơ sở ban đầu của công ty ở địa chỉ: 109 đường số 47, Khu phố 8, phường Tân Tạo, quận Bình
Tân, Thành phố Hồ Chí Minh.

Trong thời điểm mới thành lập, công ty gặp không ít khó khăn nhưng với tâm huyết của ban
lãnh đạo công ty cùng đội ngũ nhân viên trẻ, năng động đã khắc phục được những khó khăn, đưa công
ty ngày càng phát triển đi lên. Đứng trước những nhu cầu phát triển của công ty sau 3 năm hoạt động,
vào năm 2013, công ty đã quyết định dời sang địa chỉ mới chính là địa chỉ hiện tại: 256 Nguyễn Thị
Minh Khai, phường 6, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Công ty đã có thông cáo truyền thông, báo chí rộng rãi về sự thay đổi này. Lợi ích quan trọng
nhất của quyết định này là văn phòng của công ty cùng tòa nhà với các khách hàng lớn và gần hơn
các hãng tàu mà công ty thường sử dụng dịch vụ và đường di chuyển ra cảng dễ dàng hơn so với địa
điểm cũ.

Chức năng và nhiệm vụ của công ty TNHH Tam Sao Việt.


1.1.3.1. Chức năng.
- Vận tải container đường bộ.
- Dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển.
- Dịch vụ thủ tục hải quan.
- Dịch vụ tư vấn các phương thức thanh toán quốc tế.
- Kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế, đại lí tàu biển.

1.1.3.2. Nhiệm vụ.


Trong quá trình đất nước hội nhập và phát triển, lĩnh vực logistics dần lớn mạnh và không ngừng
tăng trưởng, để đảm bảo các chức năng của công ty được thực hiện tốt và liên tục, công ty luôn đề ra
các nhiệm vụ cho từng giai đoạn một cách linh hoạt, chủ động và phù hợp. Một số nhiệm vụ cụ thể
là:

- Cam kết trước pháp luật thực hiện đúng các hoạt động kinh doanh đã đăng kí, chịu trách nhiệm
với khách hàng về những sản phẩm, dịch vụ mà công ty cung ứng.
- Đề ra những chiến lược, chính sách phát triển phù hợp với đặc thù của công ty.
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, trách nhiệm với xã hội, Nhà nước và các cơ quan chức năng như Cơ
quan Thuế, Chi cục Hải quan, …
- Thực hiện đầu tư vào các nguồn lực chính tạo nên giá trị của công ty như nguồn nhân lực, cơ sở
vật chất, … nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ để cạnh tranh trên thị trường.

Trang 3
Địa bàn kinh doanh.
Trong nội địa, công ty hoạt động chủ yếu ở khu vực phía Nam, tập trung ở Thành phố Hồ Chí
Minh và các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu, …với các dịch
vụ về vận tải container đường bộ, đường thủy, …

Đối với quốc tế, công ty chuyên hoạt động ở Nhật Bản và Hàn Quốc, mặc dù cũng hoạt động
ở Châu Âu, Trung Quốc, Mỹ, … nhưng đây không phải là các tuyến thế mạnh của công ty nên vẫn ít
được phát triển. Trong khi đó, ở Nhật và Hàn Quốc công ty đều có các đại lí của mình, ngoài ra công
ty định hướng phát triển chuyên sâu vào các tuyến đi Nhật Bản và Hàn Quốc, nên hoạt động của công
ty ở các tuyến này ngày càng phát triển. Công ty có các dịch vụ đi đến hầu như tất cả các cảng của
Nhật Bản như Tokyo, Kobe, Mizushima, …của Hàn Quốc như Busan, Kwangyang, Inchon, …
Phương thức kinh doanh.
Từ khi được thành lập cho đến nay, công ty đã trải qua bao thăng trầm, đối mặt với những biến
động của thị trường, tiếp xúc và hợp tác làm việc với hàng trăm khách hàng, dựa vào những kinh
nghiệm tích lũy được, công ty dần dần đã hình thành được phương thức kinh doanh là: Sự hài lòng
của khách hàng là sự thành công của công ty, tối đa hóa chất lượng dịch vụ là tối đa hóa giá trị và lợi
ích cho công ty.

Cơ sở vật chất kĩ thuật của công ty TNHH Tam Sao Việt.


Công ty có trụ sở chính ở 256 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 6, Quận 3, Thành phố Hồ Chí
Minh – Tòa nhà An Nhất, lầu 4, phòng 4B. Theo như thống kê, máy móc, thiết bị của công ty gồm:

Bảng 1.1. Bảng thống kê các thiết bị, máy móc của công ty TNHH Tam Sao Việt.

STT Tên thiết bị, máy móc Số lượng Xuất xứ Tình trạng
1 Máy vi tính 9 Nhật Khá
2 Máy in, scan và photo 2 Nhật Khá
3 Máy in biên lai 1 Nhật Tốt
4 Máy lạnh 2 Nhật Tốt
5 Máy hút bụi 1 Nhật Trung bình
6 Tủ lạnh 1 Nhật Tốt
Nguồn: quan sát thực tiễn

Công ty hiện vận chưa có đội xe vận tải nội địa, vẫn phải thuê ngoài từ các đơn vị kinh doanh
vận tải khác. Tuy nhiên, công ty có mối quan hệ khá tốt và đã hợp tác lâu năm với các đơn vị này nên
vấn đề này không quá ảnh hưởng đến khả năng vận tải các lô hàng.

Trang 4
1.2. Tình hình nhân sự của công ty.
Cơ cấu tổ chức nhân sự của công ty TNHH Tam Sao Việt.
 Giám đốc:
- Là chủ sở hữu của công ty, giữ chức vụ cao nhất với vai trò điều hành và quyết định mọi
công việc liên quan đến hoạt động kinh doanh và chịu trách nhiệm trước cơ quan pháp luật
về những quyết định đó.
- Đưa ra định hướng kinh doanh và liên tục cập nhật, đổi mới để bắt kịp thị trường và đạt
hiệu quả kinh doanh cao nhất.
- Chỉ đạo, điều hành và phân chia nhiệm vụ cho nhân viên của từng bộ phận để có sự kết
hợp hài hòa trong công việc.
- Theo dõi và quản lí tình tình hình tài chính của công ty, trực tiếp đàm phán với khách hàng
cũng như nhà cung cấp và kí hợp đồng, giấy tờ cần thiết.
 Quản lí:
- Trực tiếp chỉ đạo thực hiện những hoạt động của các bộ phận trong công ty.
- Cố vấn, tham gia đóng góp ý kiến về tổ chức bộ máy của công ty, bố trí nhân sự phù hợp
với năng lực chuyên môn của từng thành viên.
- Trực tiếp làm những lô hàng đặc biệt, những lúc cao điểm nhiều hàng, nhân viên nghỉ
phép, …
 Bộ phận kinh doanh:
- Kiêm nhiệm luôn chức năng của bộ phận giao nhận, thực hiện các thủ tục hải quan cho các
lô hàng.
- Lên kế hoạch bán hàng và gặp gỡ khách hàng khi cần thiết, lập chỉ tiêu sản lượng hàng
tháng, quý, năm.
- Viết báo cáo sau mỗi lần gặp khách hàng, gặp trực tiếp Quản lí hoặc Giám đốc để giải
quyết các vấn đề ngoài thẩm quyền.
- Trả lời, giải quyết các thông tin liên quan đến khách hàng.
- Giới thiệu dịch vụ vận tải đường biển, thủ tục hải quan, vận tải container đến khách hàng.
- Tìm kiếm, thu hút, phát triển thêm khách hàng mới có nhu cầu vận chuyển hàng hóa.
- Cập nhật thông tin giá cước của các hãng tàu, điều chỉnh phù hợp và báo giá cho khách
hàng kịp thời.
- Phối hợp với bộ phận chứng từ và bộ phận kế toán để thực hiện lô hàng hoàn chỉnh cho
khách hàng.
 Bộ phận tài chính kế toán:
- Thanh toán cước phí với các hãng tàu, các hãng giao nhận, với khách hàng, và các nhiệm
vụ phát sinh.
- Báo cáo doanh thu, tình hình chi hàng tháng, lập bảng lương, chấm công.
- Chi trả tiền lương cho cá nhân viên trong công ty, các nguồn thu nhập theo qui định của
công ty.
- Cập nhật các thông tư, văn bản pháp luật mới liên quan đến tài chính kế toán doanh nghiệp.

Trang 5
- Hướng dẫn các phòng nghiệp vụ có liên quan thực hiện đúng định mức các chỉ tiêu đã
được duyệt.
- Tham gia xây dựng các phương án kinh doanh, tính hiệu quả kinh tế của các dịch vụ.
 Bộ phận chứng từ:
- Đảm bảo sự chính xác, kịp thời của mọi chứng từ được cung cấp cho đại lí hay khách hàng.
- Thái độ và cung cách phục vụ khách hàng tận tình, chu đáo, giảm thiểu thời gian chờ đợi
của khách hàng.
- Lên kế hoạch các lô hàng cho khách hàng, đảm bảo các chứng từ được hoàn thành đúng
hạn và đầy đủ cho khách hàng.
- Tổng kết cuối tuần và cuối tháng các file hàng nhập và hàng xuất.
- Phối hợp với bộ phận kinh doanh để chăm sóc khách hàng tốt nhất.
- Báo cáo với kế toán khi có vấn đề bất thường hay chỉnh sửa liên quan đến cước phí của
các file hàng xuất, hàng nhập.
- Báo cáo trực tiếp với Giám đốc khi phát sinh các vấn đề vượt quá quyền hạn, tham vấn các
giải pháp giải quyết các vấn đề đó cho Giám đốc.
Hình 1.2. Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty TNHH Tam Sao Việt.

GIÁM ĐỐC
NGUYỄN VIẾT
TUẤN

QUẢN LÍ
NÔNG THỊ
NGỌC TRANG

BỘ PHẬN BỘ PHẬN BỘ PHẬN TÀI


KINH DOANH CHỨNG TỪ CHÍNH KẾ
TOÁN

Danh sách nhân sự của công ty:


- Ông Nguyễn Viết Tuấn: Giám đốc và chủ sở hữu của công ty, sinh năm 1983, từng làm việc cho
hãng tàu APL, quản lí điều hành công ty một cách chuyên nghiệp và thận trọng.
- Bà Nông Thị Ngọc Trang: Quản lí của công ty, sinh năm 1984, quản lí các hoạt động của công ty
dưới sự ủy nhiệm của Giám đốc.

Trang 6
- Ông Nguyễn Đăng Quang: Trưởng bộ phận kinh doanh, sinh năm 1991, chịu trách nhiệm làm việc
trực tiếp với khách hàng về các sản phẩm dịch vụ của công ty, quản lí các nhân viên trong bộ phận
và chỉ đạo phối hợp làm việc với bộ phận chứng từ, kế toán.
- Bà Phạm Thị Bích Dung: nhân viên kinh doanh, sinh năm 1991, chịu trách nhiệm làm việc trực
tiếp với khách hàng, chào giá dịch vụ, tìm kiếm đối tác, chăm sóc khách hàng.
- Ông Nguyễn Mạnh Hàm: nhân viên kinh doanh, sinh năm 1996, tuy rất trẻ và còn trong quá trình
học hỏi nhưng luôn nỗ lực để tìm kiếm khách hàng và học hỏi kinh nghiệm để chăm sóc khách
hàng tốt nhất, kiêm nhiệm vị trí khai hải quan và làm hàng nhập.
- Bà Trương Võ Mỹ Diệu: trưởng bộ phận chứng từ, sinh năm 1992, chịu trách nhiệm hoàn tất các
chứng từ đầy đủ, chính xác và kịp thời cho khách hàng, phối hợp với bộ phận kinh doanh và kế
toán để hoàn thành các lô hàng cho khách.
- Ông Lê Châu Á: nhân viên chứng từ, sinh năm 1995, chịu trách nhiệm hoàn thành các công việc
liên quan đến chứng từ dưới sự phân công của trưởng bộ phận.
- Bà Phạm Thị Kim Ngân: nhân viên kế toán, sinh năm 1994, chịu trách nhiệm hoàn thành sổ sách
kế toán của công ty, làm việc với ngân hàng, khách hàng và đại lí để hoàn tất vấn đề thanh toán
của các lô hàng.

Cơ cấu nguồn nhân lực theo độ tuổi:


Hình 1.3. Biểu đồ thể hiện cơ cấu nguồn nhân lực theo độ tuổi của công ty từ năm 2015 đến
năm 2017

ĐỘ TUỔI

Trên 30 Tuổi
Từ 26 đến 30 Tuổi
Dưới 26 Tuổi

Qua biểu đồ trên, ta có thể thấy độ tuổi trung bình nguồn nhân lực của công ty nhìn chung còn
khá trẻ (độ tuổi trung bình là 26,25 tuổi), độ tuổi trên 30 chiếm 25%, độ tuổi từ 26 đến 30 tuổi chiếm
25% và độ tuổi dưới 26 chiếm đến 50%.

Cơ cấu nguồn nhân lực theo giới tính.

Trang 7
Bảng 1.2. Bảng cơ cấu nguồn nhân lực theo giới tính từ năm 2015 đến năm 2017.

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)

Nam 7 58,3 6 60 4 50

Nữ 5 41,7 4 40 4 50

Tổng số 12 100 10 100 8 100

Nguồn: Thông tin từ Quản lý.


Từ bảng trên cho thấy, số lượng lao động của công ty giảm dần qua từng năm, từ 12 người
năm 2015 giảm còn 10 người năm 2016 (bằng 83,3% năm 2014), tiếp tục giảm còn 8 người năm 2017
(bằng 80% năm 2015).

Qua các năm từ 2015 đến 2016, số lượng nam trong công ty chiếm ưu thế hơn so với nữ, nhưng
tỉ lệ không cao (năm 2015 với khoảng cách là 16,6% còn năm 2016 khoảng cách là 20%), năm 2017
tỉ lệ nam nữ trong công ty cân bằng.

Công ty hoạt động trong lĩnh vực logistics nên đặc thù công việc nặng nhọc nhiều, thường
xuyên di chuyển nên cần có nhiều nam, còn các công việc chứng từ đòi hỏi sự chính xác và cẩn thận
thì ưu tiên phái nữ nên mới có sự chênh lệch của tỉ lệ nam nữ trong công ty. Tuy hiện tại tạm thời
công ty có tỉ lệ nam nữ cân bằng nhưng trong tương lai có thể sẽ xuất hiện trở lại sự chênh lệch do
tính chất của công việc, mục đích cuối cùng vẫn là tạo nên giá trị cho công ty và làm hài lòng khách
hàng.

Cơ cấu nguồn nhân lực theo trình độ và chuyên môn, mức lương và thâm niên.

Trang 8
Bảng 1.3. Bảng tổng hợp nguồn nhân lực theo trình độ văn hóa, chuyên môn, tiền lương, kinh
nghiệm tay nghề

ĐVT: triệu VND


KINH TIỀN
TRÌNH ĐỘ CHUYÊN
STT HỌ VÀ TÊN NGHIỆM LƯƠNG
VĂN HÓA MÔN
TAY NGHỀ
Quản trị kinh
1 Nguyễn Viết Tuấn Đại học 10 năm Chủ sở hữu
doanh
Nông Thị Ngọc Quản trị kinh
2 Đại học 9 năm Chủ sở hữu
Trang doanh
Quản trị kinh
3 Nguyễn Đăng Quang Đại học 4 năm 10.000.000
doanh
Quản trị kinh
4 Phạm Thị Bích Dung Đại học 1 năm 5.000.000
doanh
5 Nguyễn Mạnh Hàm Đại học Ngoại thương 1 năm 5.000.000

6 Phạm Thị Kim Ngân Đại học Kế toán 2 năm 5.000.000


Quản trị kinh
7 Trương Võ Mỹ Diệu Đại học 3 năm 7.500.000
doanh
Kinh doanh
8 Lê Châu Á Đại học 3 tháng 5.000.000
quốc tế
Nguồn: Phòng kế toán công ty.
Nhìn chung, ta thấy nguồn nhân lực của công ty có trình độ đồng đều (Đại học), mặc dù chuyên
môn được đào tạo lại không hoàn toàn đúng với lĩnh vực đang làm việc tại công ty nhưng không phải
không liên quan, kinh nghiệm làm việc trung bình 3,78 năm, với mức kinh nghiệm này đảm bảo được
hiệu quả công việc chung, mức lương của các nhân viên trung bình là hơn 6 triệu đồng/tháng, một
mức lương trung bình khá, đảm bảo cuộc sống cho nhân viên công ty.

1.3. Phân tích môi trường cạnh tranh của công ty dựa trên mô hình 5 lực cạnh tranh của
Michael Porter.
Khách hàng.
Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2016, xuất khẩu Việt Nam vẫn duy trì mức
tăng trưởng ổn định, đưa thặng dư thương mại đạt 2,68 tỷ USD và kim ngạch xuất nhập khẩu cán mốc
300 tỷ USD (tính đến ngày 15/11/2016). Đây là dấu hiệu tích cực cho các công ty trong lĩnh vực
logistics với vai trò là Forwarder (bên thứ 3). Thế nhưng công ty không đánh vào mọi công ty xuất
nhập khẩu trên thị trường mà có sự sàng lọc để phù hợp với điều kiện của công ty. Khách hàng mà
Tam Sao Việt nhắm đến là các công ty xuất nhập khẩu với quy mô vừa và nhỏ, khó có được giá tốt
nếu làm việc trực tiếp với các hãng tàu, đồng thời cũng thiếu nguồn lực cho các hoạt động xuất nhập
khẩu. Mặt hàng mà công ty nhắm đến là các loại hàng xuất thường xuyên, lượng hàng ổn định nhưng
Trang 9
giá trị không cao như củi trấu, mùn cưa, viên nén gỗ, thức ăn chăn nuôi…. Bên cạnh đó, công ty cũng
chú trọng tiến vào các thị trường ngách mà ít công ty để ý như mặt hàng sản phẩm nhựa, đá xây dựng,
gỗ…. Với chiến lược như vậy, hiện nay công ty đã có tiếng tăm và nắm thị phần lớn trên thị trường
với các sản phẩm mùn cưa, viên nén gỗ, đá lát.
Khách hàng của công ty được chia làm hai phân khúc như hai phân khúc hàng hóa mà công ty
nhắm vào:

- Công ty xuất khẩu các mặt hàng giá trị thấp: quan trọng giá cước tàu và thời gian lưu
container, lưu bãi tại quốc gia nhập khẩu do thường đổi người nhận hàng dù đã chuyển
hàng đến cảng đích.
- Công ty xuất khẩu mặt hàng giá trị cao: quan trọng thời gian vận chuyển và các điều
khoản giao hàng nhằm tránh rủi ro xảy ra với hàng hóa trong quá trình vận chuyển và
dễ dàng sắp xếp kế hoạch kinh doanh.

Đối thủ cạnh tranh.


Công ty Tam Sao Việt được thành lập trong bối cảnh ngành giao nhận vận tải đang phát triển
mạnh nên đồng thời cũng phải đối mặt với lượng đối thủ cạnh tranh rất lớn trên thị trường. Công ty
không có đối thủ cạnh tranh cụ thể mà chỉ luôn cố gắng phát triển một cách bền vững và đem lại giá
trị cao nhất cho khách hàng để đạt được lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ khác trên thị trường.
Theo thống kê của Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh thì tính đến hết quý II năm 2017
đã có đến hơn 1000 công ty tại địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đăng ký ngành nghề kinh doanh là
Giao nhận vận tải – xuất nhập khẩu. Mặt khác, do sự đa dạng của thị trường, mỗi công ty thường chọn
cho mình một vài tuyến để đầu tư phát triển mạnh thay vì cố gắng bao quát tất cả các tuyến xuất khẩu.
Do đó, số lượng đối thủ cạnh tranh trực tiếp của công ty có thể giảm nhưng mức độ cạnh tranh thì lại
rất khắc nghiệt.

Nhà cung cấp.


Với một công ty Bên thứ 3 (Third Party) như Tam Sao Việt thì nhà cung cấp là các nhà chuyên
chở (Carrier) như các hãng tàu, các nhà xe có đầu kéo container. Mối quan hệ giữa Tam Sao Việt với
các nhà cung cấp không chỉ đơn thuần là sự phân phối dịch vụ mà đó còn là mối quan hệ WIN – WIN
khi với lượng khách hàng càng lớn mà Tam Sao Việt đem lại cho nhà cung cấp thì những dịch vụ
nhận được sẽ càng tốt và cạnh tranh trên thị trường.

Hiện tại, Tam Sao Việt có mối quan hệ tốt với các hãng tàu mạnh trong các tuyến châu Á, đặc
biệt là tuyến Đông Á và Đông Nam Á mà công ty đang khai thác như Heung A, Evergreen, PanCon,
Sinokor, APL, OOCL… Với việc đã có lượng hàng ổn định từ các khách hàng lớn quen thuộc, công
ty dễ dàng thương lượng được với các hãng tàu để có giá tốt cho tuyến mình cần, cũng như có lợi thế
để thương thuyết các điều kiện đi kèm phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

Về việc vận tải nội địa, công ty hiện tại đang có hợp đồng với 3 nhà xe để có thể đáp ứng tối
đa nhu cầu của khách hàng cũng như có thể chủ động lên kế hoạch vận chuyển như khách hàng mong
muốn. Số lượng đầu kéo container của mỗi nhà xe là khoảng 4-6 chiếc và đều có bãi xe riêng. Bên

Trang 10
cạnh đó, đội ngũ tài xế có kinh nghiệm lâu năm giúp đảm bảo thời gian vận chuyển và chất lượng dịch
vụ.

Sản phẩm thay thế.


Sản phẩm và dịch vụ thay thế là những sản phẩm, dịch vụ có thể thỏa mãn những nhu cầu
tương đương với các sản phẩm, dịch vụ mà công ty đang cung cấp. Áp lực cạnh tranh của sản phẩm
thay thế chủ yếu đến từ khả năng đáp ứng nhu cầu so với các sản phẩm hiện có, ngoài ra còn là các
nhân tố về giá, chất lượng và các yếu tố khác của môi trường như văn hóa, chính trị, công nghệ cũng
sẽ ảnh hưởng tới sản phẩm thay thế. Trong trường hợp này, sản phẩm thay thế cho các dịch vụ mà
Tam Sao Việt cung cấp là việc khách hàng dùng vận tải hàng không thay vì vận tải hàng biển cho mục
đích xuất khẩu. Dịch vụ vận tải hàng không có thời gian vận chuyển ngắn hơn, ít rủi ro hơn và quy
trình làm hàng cũng đơn giản hơn so với vận tải đường biển. Nhược điểm duy nhất là giá cả của dịch
vụ hàng không thường cao hơn so với dịch vụ vận tải biển.

Ngoài ra, thay vì sử dụng dịch vụ bên thứ 3 (các forwarder) thì nhà xuất khẩu còn có thể sử
dụng dịch vụ trực tiếp đến từ các hãng tàu nhưng thường sẽ không có giá cạnh tranh do các nhà xuất
khẩu nhỏ lẻ không có đủ lượng hàng lớn để có lợi thế trong việc thương lượng.
Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.
Như đã phân tích ở trên, việc thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam đang ngày càng phát
triển mạnh mẽ đang làm cho lượng công ty gia nhập ngành ngày càng nhiều hơn và cũng tạo nên sức
cạnh tranh mạnh mẽ hơn trên thị trường. Bên cạnh đó, việc Cộng đồng Kinh tế ASEAN được thành
lập và tiến đến hình thành một thị trường đơn nhất và cơ sở sản xuất chung khu vực sẽ khiến các
doanh nghiệp trong ngành logistics Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ đến từ các
công ty logistics khác từ Thái Lan, Singapore, Malaysia…

1.4. Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Tam Sao Việt.
Các dịch vụ chủ yếu của công ty TNHH Tam Sao Việt.
- Vận tải quốc tế:

Công ty cung cấp cho các quý khách hàng dịch vụ xuất khẩu và nhập khẩu bằng đường biển
từ Việt Nam đi mọi nơi trên thế giới - hàng nguyên container (FCL).

Các thị trường thế mạnh là Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước khu vực Đông Nam Á, sử dụng các
tuyến đi trực tiếp, hạn chế các tuyến đi chuyển tải.

Chất lượng dịch vụ vận tải được đảm bảo thông qua các đại lí lâu năm và uy tín. Giá cả cạnh
tranh và thời gian vận chuyển nhanh nhất với trách nhiệm cao.

Trang 11
Bảng 1.4.Bảng giá cước vận tải biển cho các tuyến thế mạnh khu vực châu Á.
ĐVT: Đô-la Mỹ (USD)
Đơn giá
Cảng đi Cảng đến
20’ DC 40’ DC 40’ HC
Cát Lái YOKOHAMA 150 300 300
Cát Lái INCHON 20 40 40
Cát Lái PUSAN 20 40 40
Cát Lái KWANGYANG 20 40 40
Cát Lái TOKYO 150 300 300
Cát Lái KOBE 150 300 300
Cát Lái OSAKA 150 300 300
Cát Lái SHANGHAI 90 160 160
Cát Lái QINGDAO 90 160 160
Cát Lái NINGBO 90 160 160
Cát Lái XIAMEN 90 160 160
Cát Lái HONGKONG 20 40 40
Cát Lái TAICHUNG 90 170 170
Cát Lái KEELUNG 90 170 170
Cát Lái KAOSIUNG 90 170 170
Cát Lái SINGAPORE 20 40 40
Cát Lái BANGKOK 20 40 40
Cát Lái LEAM CHABANG 20 40 40
Cát Lái JAKARTA 210 420 420
Cát Lái SURABAYA 260 520 520
Cát Lái PORT KLANG 80 160 160
Cát Lái PASIR GUDANG 100 200 200
Cát Lái PENANG 180 360 360
Cát Lái NHAVA SHEVA 600 1200 1200
Cát Lái CHENNAI 650 1300 1300
Cát Lái COLOMBO 900 1700 1700
Cát Lái YANGOON 750 1400 1400
Cát Lái CHITTAGONG 1200 2000 2000
Cát Lái KARACHI 800 1450 1450
Nguồn: Phòng Kinh doanh của công ty – cập nhật ngày 15/02/2018.
- Vận tải nội địa:

Công ty mặc dù không có đội xe nhưng có nhiều mối quan hệ với các nhà xe uy tín, chất lượng,
khi khách hàng có nhu cầu luôn có lượng xe container sẵn sàng đáp ứng với mức giá ưu đãi nhất.

Trang 12
Bảng 1.5. Bảng giá vận tải nội địa cho các tỉnh lân cận Thành phố Hồ Chí Minh.
ĐVT: Việt Nam đồng (VND)

Cảng hạ Nhà máy Quãng đường


Giá cước
container Địa điểm Tỉnh (km)
Cát Lái Trảng Bom Đồng Nai 60 3.700.000
Cát Lái Long Khánh Đồng Nai 85 4.700.000
Cát Lái Xuân lộc Đồng Nai 100 5.000.000
Cát Lái Long Thành Đồng Nai 60 3.700.000
Cát Lái Biên Hòa Đồng Nai 35 3.100.000
Cát Lái Thủ Dầu Một Bình Dương 55 3.300.000
Cát Lái Bến Cát Bình Dương 60 3.700.000
Cát Lái Mỹ Phước Bình Dương 65 4.100.000
Cát Lái Thái Hòa Long An 60 4.200.000
Cát Lái Thịnh Phát Long An 70 4.700.000
Cát Lái KCN Xuyên Á Long An 50 3.400.000
Cát Lái KCN Bến Lức Long An 60 4.000.000
Nguồn: Bộ phận kinh doanh của công ty – cập nhật ngày 15/02/2018
- Thủ tục hải quan:
Với đội ngũ nhân viên năng động, được đào tạo nghiệp vụ chuyên sâu, có những mối quan hệ
quan trọng, công ty TNHH Tam Sao Việt thay mặt khách hàng hoàn thành thủ tục hải quan một cách
nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Đến với dịch vụ thủ tục hải quan của công ty TNHH Tam Sao Việt, các quý khách hàng hoàn
toàn yên tâm về chất lượng dịch vụ với những ưu điểm vượt trội như: tiết kiệm chi phí, thời gian,
thông tin được bảo mật, chủ động trong kế hoạch.

Bảng 1.6. Bảng giá thủ tục hải quan năm 2017
ĐVT: Việt Nam đồng (VND)

Giá cước (chưa VAT)


Hình thức Ghi chú
Container 20’ DC Container 40’ DC

Export Dành cho hàng thông


1.000.000 1.200.000
(Xuất khẩu) thường

Import Dành cho hàng thông


1.500.000 1.800.000
(Nhập khẩu) thường

Nguồn: Bộ phận kế toán của công ty

Trang 13
Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Tam Sao Việt từ năm 2013 đến năm 2017
Để có được cái nhìn chính xác và chân thực hơn về tình hình kinh doanh của công ty, em xin
được phân tích các số liệu kinh doanh của công ty trong thời gian năm 2013 đến năm 2017 cụ thể như
sau:
1.4.2.1. Số lượng hãng giao nhận quốc tế kí hợp đồng đại lí với công ty TNHH Tam Sao Việt:
Bảng 1.7. Số lượng các đại lí của công ty TNHH Tam Sao Việt giai đoạn 2013-2017

Năm
Loại hình đại lí
2013 2014 2015 2016 2017

Đại lí hàng hải 4 5 3 3 3

Nguồn: Bộ phận Chứng từ của công ty

Số lượng đại lí của công ty ở nước ngoài hiện tại có 3 công ty, gồm 2 đại lí ở Hàn Quốc và 1
đại lí ở Nhật Bản. Các đại lí này có mối quan hệ tương đối lâu với công ty, lượng hàng đi qua các đại
lí này ổn định. Với việc có các đại lí làm ăn lâu năm ở 2 quốc gia phát triển của Châu Á và thế giới,
giúp cho hoạt động của công ty trở nên dễ dàng hơn và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng tốt hơn.

1.4.2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2013 đến năm 2017:
Bảng 1.8. Bảng chỉ tiêu hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2013 đến năm 2017.
ĐVT: triệu Việt Nam Đồng

Năm
STT Chỉ tiêu
2013 2014 2015 2016 2017

1 Doanh thu 6.733 7.275 6.898 8.648 10.760

2 Chi phí 6.117 6.800 6.676 7.220 8.571

3 Lợi nhuận trước thuế 616 425 222 1.428 2.189

4 Thuế 123,2 85 44,4 285,6 437,8

5 Lợi nhuận ròng 492,8 340 177,6 1142,4 1751,2

Nguồn: Bộ phận Kế toán của công ty.

Về doanh thu: Ta thấy có sự tăng giảm trong 5 năm qua, cao nhất là năm 2017 với số tiền là
10,76 tỉ đồng. Năm 2015 doanh thu lại sụt giảm với số tiền là 6,898 tỷ đồng, giảm so với năm 2014
là 302 triệu đồng. Trong năm 2016, ta thấy có sự gia tăng mạnh mẽ trở lại của doanh thu với số tiền
là 8,648 tỉ đồng, cao hơn so với năm 2015 là 1,75 tỷ đồng và tiếp tục đà tăng trưởng đến năm 2017
đạt mức 10,76 tỉ đồng. Nguyên nhân chính của sự tăng giảm này là do sự ảnh hưởng từ việc sát nhập
của các hãng tàu lớn trên thị trường dẫn đến biến động giá cước trên thị trường. Ngoài ra, một lý do
lớn ảnh hưởng mạnh đến doanh thu của công ty là do nhu cầu của các mặt hàng thế mạnh của công ty

Trang 14
(viên nén gỗ, mùn cưa,…) tăng mạnh ở thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc để thay thế cho các nguồn
nhiên liệu đốt cũ như than, dầu, xăng.

Về lợi nhuận: Lợi nhuận cũng có sự tăng giảm qua các năm, nhưng điều đáng lưu ý ở đây là
lợi nhuận của năm 2017 cao nhất với số tiền là 1751,2 tỷ đồng, mặc dù chi phí của năm 2017 có tăng
lên nhưng việc doanh thu tăng mạnh mẽ đã giúp cho lợi nhuận vẫn cao hơn so với các năm trước đó.
Đây là một dấu hiệu khả quan của công ty cho thấy sự hiệu quả của các hoạt động kinh doanh cũng
như chất lượng của dịch vụ mà công ty đem đến.

Bảng 1.9. Bảng phân tích tình hình chi phí từ năm 2013 - 2017
ĐVT: triệu Việt Nam Đồng

2013 2014 2015 2016 2017


CHỈ
TIÊU Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ
tiền (%) tiền (%) tiền (%) tiền (%) tiền (%)

Doanh
thu 6.733 100,00 7.275 100,00 6.898 100,00 8.648 100,00 10.760 100,00
thuần

Giá vốn
hàng 5.571 82,74 6.210 87,77 5.980 86,69 6.472 74.84 7.815 72,63
bán

Chi phí
350 5,20 390 5,51 460 6,67 490 5,67 490 4,55
QLDN

Chi phí
196 2,91 200 2,83 236 3,42 258 2,98 266 2,47
tài chính

Nguồn: Bộ phận Kế toán của công ty.

Giá vốn hàng bán: Giá vốn hàng bán tăng giảm theo tỷ thuận với doanh thu, ở đây ta quan tâm
đến tỷ lệ giá vốn hàng bán so với doanh thu, tức là nếu ta cho doanh thu là 100% thì giá vốn hàng bán
là bao nhiều % so với doanh thu. Ta thấy tỷ lệ này tăng giảm không đều qua các năm. Cụ thể năm
2014, tỉ lệ giá vốn hàng bán là 87,77% so với doanh thu thuần và cao nhất trong 5 năm qua, sau đó
năm 2015 giảm xuống còn 86,69% và tiếp tục giảm các năm tiếp theo. Sự biến động và bất ổn từ các
nhà cung cấp trên thị trường, mà đỉnh điểm là vụ việc hãng tàu Hanjin tuyên bố phá sản khiến cho giá
vốn tăng mạnh vào giai đoạn rối loạn của ngành. Thế nhưng sau đó, khi thị trường ổn định lại, công
ty đã có lại được giá đầu vào tốt so với thị trường và đây là thành quả xứng đáng sau một thời gian
dài gây dựng niềm tin của công ty với các nhà cung cấp.

Chi phí quản lí doanh nghiệp (QLDN): Ta thấy chi phí quản lí tăng về mặt giá trị tuyệt đối,
còn tỉ trọng thì giảm xuống. Cụ thể, năm 2013, mức chi phí quản lí là 350 triệu (tỷ trọng 5,20%) tăng

Trang 15
lên thành 460 triệu trong năm 2015, tỷ trọng so với doanh thu cũng tăng lên thành 6,67%, nguyên
nhân là do công ty gặp khó khăn trong tìm kiếm khách hàng mới, phải tăng chi tiêu nhiều cho quan
hệ khách hàng. Đến năm 2016, chi phí quản lí tiếp tục tăng nhưng tăng ít hơn chỉ có 490 triệu, tỷ trọng
thấp hơn năm 2015 chiếm 5,67%.
Chi phí tài chính: Vì muốn giảm tránh rủi ro trong thanh toán nên công ty sử dụng 100% thanh
toán qua chuyển khoản và điều này làm cho chi phí tài chính của công ty khá cao và luôn tăng tỉ lệ
thuận với doanh thu. Ta thấy chi phí tài chính qua 3 năm đều tăng về giá trị tuyệt đối so với doanh
thu, trong năm 2014 chi phí tài chính là 200 triệu đồng chiếm 2,83% so với doanh thu. Đến năm 2015
tăng lên thành 236 triệu đồng do nhu cầu nâng cấp hệ thống phần mềm nên vay ngắn hạn ngân hàng,
tỷ trọng tăng lên 3,42%, đến năm 2016 chi phí tài chính của công ty tiếp tục tăng, do khoản vay năm
2015 chưa trả hết nên phải trả tiếp năm 2016, chi phí lãi vay năm 2016 là 258 triệu đồng.

Trang 16
Chương 2. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ QUY TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN
NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT KHẨU NGUYÊN
CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH TAM SAO
VIỆT TỪ NĂM 2013 ĐẾN NĂM 2017
2.1. Khái quát chung về giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển.
Khái niệm.
Hiện nay, vẫn chưa có khái niệm thống nhất về dịch vụ giao nhận. Theo Liên Đoàn Hiệp Hội
Giao Nhận Quốc Tế FIATA thì: Dịch vụ giao nhận (freight forwarding service) là bất cứ loại dịch vụ
nào liên quan đến gom hàng, vận chuyển, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa, kể cả
các vấn đề hải quan, bảo hiểm, tài chính, thanh toán, thu thập chứng từ về hàng hóa, …

Theo Điều 136 Luật Thương Mại năm 1997 của Việt Nam, dịch vụ giao nhận hàng hóa là hành
vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa nhận hàng từ người gửi, tổ chức vận
chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho
người nhận theo ủy thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc người giao nhận khác.

Nói một cách ngắn gọn: Dịch vụ giao nhận là tập hợp những nghiệp vụ, thủ tục có liên quan
đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng (người gửi hàng) đến
nơi nhận hàng (người nhận hàng).

Phân loại.
- Căn cứ vào phạm vi hoạt động:
 Giao nhận quốc tế.
 Giao nhận nội địa.
- Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh:
 Giao nhận thuần túy là hoạt động chỉ bao gồm thuần túy việc gửi hàng đi hoặc nhận
hàng đến.
 Giao nhận tổng hợp là hoạt động giao nhận bao gồm tất cả các hoạt động như xếp, dỡ,
bảo quản, vận chuyển, …
- Căn cứ vào phương thức vận tải:
 Giao nhận bằng đường biển.
 Giao nhận bằng đường không.
 Giao nhận bằng đường sắt.
 Giao nhận vận chuyển bằng container.
 Giao nhận vận chuyển hàng hóa bằng vận tải đa phương thức.
- Căn cứ vào tính chất giao nhận:
 Giao nhận riêng là hoạt động do người kinh doanh xuất nhập khẩu tự tổ chức, không
sử dụng lao vụ của Freight Forwarder (dịch vụ giao nhận).
 Giao nhận chuyên nghiệp là hoạt động giao nhận của các tổ chức công ty chuyên kinh
doanh dịch vụ giao nhận theo sự ủy thác của khách hàng.

Trang 17
Đặc điểm.
- Không tạo ra sản phẩm vật chất: chỉ tác động làm cho đối tượng thay đổi vị trí về mặt không
gian chứ không thay đổi đối tượng đó.
- Mang tính thụ động: do phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng, các qui định của người vận
chuyển, các ràng buột về pháp luật, tập quán của nước người xuất khẩu, nhập khẩu, nước thứ
ba, …
- Mang tính thời vụ: hoạt động giao nhận phụ thuộc vào hoạt động xuất nhập khẩu, mà hoạt
động xuất nhập khẩu mang tính thời vụ nên hoạt động giao nhận cũng vậy.
- Phụ thuộc vào cơ sở vật chất và trình độ của người giao nhận.

Vai trò.
- Giao nhận tạo điều kiện cho hàng hóa lưu thông nhanh chóng, an toàn và tiết kiệm mà không
cần có sự tham gia của người gửi cũng như người nhận.
- Giao nhận giúp cho người chuyên chở đẩy nhanh tốc độ quay vòng của phương tiện vận tải,
tận dụng tối đa hiệu quả của chúng và các phương tiện hỗ trợ khác.
- Giao nhận giúp giảm giá thành các hàng hóa xuất nhập khẩu vì giúp nhà sản xuất giảm bớt các
chi phí như: chi phí đi lại, chi phí đào tạo nhân lực, chi phí cơ hội,…

2.2. Người giao nhận.


Khái niệm.
Theo FIATA (Liên Đoàn Hiệp Hội Giao Nhận Quốc Tế) nhận định: “Người giao nhận vận tải
quốc tế là người lo toan để hàng hóa được chuyên chở theo hợp đồng ủy thác mà bản thân anh ta
không phải là người vận tải. Người giao nhận cũng đảm nhiệm thực hiện mọi công việc liên quan đến
hợp đồng giao nhận như bảo quản, lưu kho trung chuyển, làm thủ tục hải quan, kiểm hóa v.v…”

Theo điều 164 Luật Thương Mại Việt Nam thì người làm dịch vụ giao hàng hóa là thương
nhân có giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa.

Người giao nhận có thể là chủ hàng (khi chủ hàng tự đứng ra đảm nhận công việc giao nhận
cho hàng hóa của mình), chủ tàu (khi chủ tàu thay mặt chủ hàng thực hiện dịch vụ giao nhận), công
ty xếp dỡ hay kho hàng, người giao nhận chuyên nghiệp hay bất kì người nào khác có đăng kí kinh
doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa.

Vai trò.
Trong thương mại quốc tế, người giao nhận đảm trách nhiều công việc khác nhau và có nhiều
vai trò khác nhau:

- Môi giới hải quan: Người giao nhận thay mặt người xuất khẩu hoặc người nhập khẩu làm thủ
tục hải quan cho lô hàng mình được ủy thác.
- Đại lí: Người giao nhận đóng vai trò như một đại lí của người chuyên chở để thực hiện các
hoạt động khác nhau như: nhận hàng, giao hàng, lập chứng từ, làm thủ tục hải quan, lưu kho,
…trên cơ sở hợp đồng ủy thác.

Trang 18
- Người gom hàng: Người giao nhận đã từ lâu cung cấp dịch vụ gom hàng để phục vụ cho vận
tải đường sắt. Đặc biệt trong vận tải container thì dịch vụ gom hàng là không thể thiếu, chính
họ là người tập hợp các mặt hàng lẻ lại thành hàng nguyên container.
- Người chuyên chở: Người giao nhận đóng vai trò là người chuyên chở, tức người giao nhận
trực tiếp kí hợp đồng vận tải với chủ hàng và chịu trách nhiệm chuyên chở hàng hóa từ nơi
này đến nơi khác. Nếu anh ta trực tiếp chuyên chở thì anh ta là người chuyên chở thực tế, nếu
anh ta kí hợp đồng mà không trực tiếp chuyên chở thì lúc đó người giao nhận là người thầu
chuyên chở.
- Người kinh doanh vận tải đa phương thức: Trong trường hợp người giao nhận cung cấp dịch
vụ hàng hải đi suốt hoặc còn gọi là vận tải từ cửa đến cửa (door to door) thì người giao nhận
đã đóng vai trò như là người kinh doanh vận tải đa phương thức.

Quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của người giao nhận hàng hóa.
2.2.3.1. Quyền hạn và nghĩa vụ của người giao nhận.
Theo điều 167 Luật Thương Mại Việt Nam qui định, Người giao nhận có những quyền và
nghĩa vụ sau đây:

- Người giao nhận có quyền được hưởng tiền công và các khoản thu nhập hợp lí khác.
- Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lí do chính đáng vì lợi ích của khách hàng thì có
quyền thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng, nhưng phải thông báo ngay cho khách hàng.
- Sau khi kí kết hợp đồng, nếu thấy không thể thực hiện được chỉ dẫn của khách hàng thì phải
thông báo cho khách hàng để xin chỉ dẫn thêm.
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình theo hợp đồng.
- Phải thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời gian hợp lí nếu trong hợp đồng không thỏa thuận
về thời gian thực hiện nghĩa vụ với khách hàng.

2.2.3.2. Trách nhiệm của người giao nhận.


- Khi là người đại lí :
Tùy theo chức năng của người giao nhận, người giao nhận phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ
của mình theo hợp đồng đã kí kết và phải chịu trách nhiệm nếu :
 Giao hàng không đúng chỉ dẫn.
 Thiếu sót trong việc mua bảo hiểm cho hàng hóa mặc dù đã có hướng dẫn.
 Thiếu sót trong khi làm thủ tục hải quan.
 Chở hàng đến sai nơi qui định.
 Giao hàng cho người không phải là người nhận.
 Giao hàng mà không thu tiền từ người nhận hàng.
 Tái xuất không theo những thủ tục cần thiết hoặc không hoàn lại thuế.
 Những thiệt hại về tài sản và người của người thứ ba mà anh ta gây nên. Tuy nhiên,
chúng ta cần chú ý người giao nhận không chịu trách nhiệm về hành vi lỗi lầm của
người thứ ba như người chuyên chở hoặc người giao nhận khác, …nếu anh ta chứng
minh được là đã lựa chọn cần thiết. Khi làm đại lí, người giao nhận phải tuân thủ “điều
kiện kinh doanh tiêu chuẩn” của mình.
Trang 19
- Khi là người chuyên chở :
Khi là một người chuyên chở, người giao nhận đóng vai trò là một nhà thầu độc lập, trực tiếp
kí kết hợp đồng vận tải với chủ hàng, chịu trách nhiệm chuyên chở hàng hóa từ một nơi này đến nơi
khác. Người giao nhận phải chịu trách nhiệm về những hành vi và lỗi lầm của người chuyên chở, của
người giao nhận khác mà anh ta thuê để thực hiện hợp đồng vận tải như thể là hành vi và thiếu sót của
mình.
Khi đóng vai trò là người chuyên chở thì các điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn thường không
áp dụng mà áp dụng các công ước quốc tế hoặc các quy tắc do Phòng Thương Mại Quốc Tế ban hành.
Tuy nhiên, người giao nhận không chịu trách nhiệm về những mất mát, hư hỏng của hàng hóa phát
sinh từ những trường hợp sau đây :
 Do lỗi của khách hàng hoặc của những người được khách hàng ủy thác.
 Khách hàng đóng gói và ghi kí mã hiệu không phù hợp.
 Do nội túy hoặc bản chất của hàng hóa.
 Do chiến tranh, đình công.
 Do các trường hợp bất khả kháng.
Ngoài ra, người giao nhận không chịu trách nhiệm về mất khoản lợi đáng lẽ khách hàng được
hưởng về sự chậm trễ hoặc giao nhận sai địa chỉ mà không phải do lỗi của mình.
- Người giao nhận đóng vai trò là người môi giới:

Với trách nhiệm và nghĩa vụ mà nhà môi giới là người trung gian giữa khách hàng và người
chuyên chở. Có trách nhiệm trung gian đưa khách hàng và người chuyên chở đến và hợp tác với nhau
và anh sẽ được hưởng một khoản chi phí là tiền môi giới. Trách nhiệm của người môi giới rất thấp và
hầu như không đáng kể.
- Trường hợp miễn trách:

Người giao nhận chỉ nhận trách nhiệm những lỗi sơ sót do bản thân hoặc người làm công của
mình gây ra. Vì thế theo quyền hạn và trách nhiệm của hợp đồng thì người giao nhận sẽ không chịu
trách nhiệm do bên thứ ba gây ra.

2.3. Khái quát chung về container.


Khái niệm.
Tháng 6 năm 1964, Ủy ban kĩ thuật của tổ chức ISO (International Standarzing Organiztion)
đã đưa ra định nghĩa tổng quát về container. Cho đến nay, các nước trên thế giới đều áp dụng định
nghĩa này của ISO. Thực tế thường hay gặp thuật ngữ container tiêu chuẩn quốc tế (ISO container),
đó là những container hàng hóa tuân theo tất cả các tiêu chuẩn ISO liên quan về container đang có
hiệu lực tại thời điểm sản xuất container.

Theo ISO – Container chuyên chở hàng hóa là một thiết bị chứa hàng, khối hộp chữ nhật, được
làm bằng gỗ hay kim loại, có kích thước tiêu chuẩn hóa, dùng được nhiều lần và có sức chứa lớn. Nó
có đặc điểm:

Trang 20
- Có tính chất lâu bền, chắc khỏe để có thể dùng đi dùng lại nhiều lần.
- Có thiết bị riêng để thuận tiện cho việc xếp dỡ và thay đổi từ công cụ vận tải này sang công
cụ vận tải khác.
- Có cấu tạo đặc biệt để thuận tiện cho việc xếp hàng vào và dỡ hàng ra.
- Dễ nhồi đầy và rút rỗng và có thể tích bên trong lớn hơn 1m3.
- Có thiết bị riêng để thuận tiện cho việc sắp xếp, đóng hàng vào, rút ra khỏi container, bảo quản
hàng hóa trong container.

Một cách chung nhất, có thể hiểu container là một công cụ chứa hàng, có dạng hình hộp, được
làm bằng gỗ hoặc kim loại, có kích thước tiêu chuẩn hóa, được dùng nhiều lần và có sức chứa lớn, có
thể tách biệt khỏi phương tiện vận tải, bốc xếp như một đơn vị trọng tải và chuyển tải mà không phải
bốc xếp lại hàng bên trong.

Phân loại container.


Phân loại container dựa theo cách sử dụng gồm có:

- Nhóm 1: Container chở hàng bách hóa (General cargo container):


 Container mái mở (Open top container).
 Container mặt bằng (Platform container).
 Container mặt bằng có vách dầu (Platform based container).
 Container vách dọc mở (Side open container).
- Nhóm 2: Container chở hàng rời (Dry bulk/Bulker freight container): Là loại container dùng
để chở hàng rời (như thóc hạt, xà phòng bột, các loại hạt nhỏ, …). Đôi khi loại container này
có thể được sử dụng để chuyên chở hàng hóa có miệng trên mái để xếp hàng và có cửa
container để dỡ hàng ra.
- Nhóm 3: Container cách nhiệt/nóng/lạnh (Thermalinsulated, Heated, Reefer container). Loại
container này có sườn, sàn mái và cửa ốp chất cách nhiệt để hạn chế sự di chuyển nhiệt độ
giữa bên trong và bên ngoài container, dùng để chở loại hàng cần vận chuyển trong điều kiện
nhiệt độ thích hợp.
 Container lạnh (Refrigerated or reefer container): dùng để chở hàng tươi sống như thịt,
cá, …
 Container cách nhiệt (Insulated container): dùng để chở rau quả, thực phẩm chỉ cần
được bảo quản ở môi trường không khí thoáng đãng, trên khoảng cách vận chuyển
ngắn.
 Container nóng (Heated container).
 Container thông gió (Ventilated container).
 Container sức chứa lớn (High cubic container).
- Nhóm 4: Container thùng chứa (tank container): dùng để chở hàng hóa nguy hiểm và hàng
đóng rời (thực phẩm lỏng như dầu ăn, hóa chất, …). Hàng được rót vào qua miệng bồn phía
trên mái container và được rút ra qua van xả nhờ tác dụng của trọng lực hoặc rút ra qua miệng
bồn bằng bơm.
- Nhóm 5: Các container đặc biệt (Special container), gồm có:
Trang 21
 Container chở ô tô (Car container).
 Container chở da sống (Hide container).
 Container chở súc vật (Livestock open container).
Kích thước container.
Theo tiêu chuẩn ISO 668:1995(E), kích thước và trọng lượng container tiêu chuẩn 20 feet (20’)
và 40 feet (40’) như bảng dưới đây.

Bảng 2.1. Bảng kích thước và trọng lượng container tiêu chuẩn 20 feet (20’) và 40 feet (40’)

Container 20' Container 40' thường Container 40' cao


Kích thước (20'DC) (40'DC) (40'HC)
Hệ Anh Hệ mét Hệ Anh Hệ mét Hệ Anh Hệ mét
Dài 19' 10,5" 6,058 m 40' 12,192 m 40' 12,192 m
Bên ngoài Rộng 8' 2,438 m 8' 2,438 m 8' 2,438 m
Cao 8'6" 2,591 m 8'6" 2,591 m 9'6" 2,896 m
Dài 5,867 m 11,998 m 11,998 m
Bên trong
Rộng 2,330 m 2,330 m 2,330 m
(tối thiểu)
Cao 2,350 m 2,350 m 2,655 m
Trọng lượng toàn bộ (hàng 52.900 24.000 67.200
30.480 kg 67.200 lb 30.480 kg
& vỏ) lb kg lb
Nguồn: www.container-transportation.com

Tiêu chuẩn này cũng chấp nhận rằng tại một số quốc gia, có thể có các giới hạn về mặt pháp
luật đối với chiều cao và tải trọng đối với container.

Chẳng hạn tại Việt Nam, tiêu chuẩn Việt Nam mà Cục Đăng Kiểm Việt Nam áp dụng là TCVN
6273:2003 – “Quy phạm chế tạo và chứng nhận côngtenơ vận chuyển bằng đường biển”, trong đó quy
định tải trọng toàn bộ cho container 20’ tối đa là 20,32 tấn (nhỏ hơn tiêu chuẩn quốc tế nêu trên).

Trên thực tế, hàng đóng container tại Việt Nam chạy tuyến nội địa thường quá tải khá nhiều.
Nhiều chủ hàng có thể đóng trên 25 tấn đối với container 20 feet và trên 28 tấn đối với container 40
feet.

Lợi ích vận tải hàng hóa bằng container.


- Đối với người có hàng:
 Đảm bảo an toàn cho đối tượng chuyên chở; bảo vệ hàng hóa, giảm đến mức thấp nhất
tình trạng mất cắp, hư hỏng, ẩm ướt, nhiểm bẩn.
 Tiết kiệm chi phí bao bì.
 Tiết kiệm chi phí chuyên chở, thời gian vận chuyển hơn.

Trang 22
 Tạo thuận lợi cho việc cơ giới hóa việc xếp dỡ hàng hóa làm cho hàng được xếp dỡ
nhanh hơn.
 Thúc đẩy việc mua bán phát triển.
- Đối với người chuyên chở:
 Có điều kiện sử dụng container để làm công việc thu gom, chia lẻ hàng hóa và thực
hiện vận tải đa phương thức đưa hàng từ cửa đến cửa (door to door).
 Tận dụng được dung tích của tàu (do giảm được các khoảng trống).
 Giảm thời gian xếp dỡ, chờ đợi ở cảng khiến tàu quay vòng nhanh hơn (giảm chi phí
xếp dỡ từ 55% còn 15%); tăng năng lực vận tải, hàng hóa luân chuyển nhanh hơn, đỡ
tồn đọng hàng hóa, làm nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế lớn cho ngành
vận tải.
 Giảm giá thành vận chuyển (khối lượng chuyên chở càng lớn, quay vòng nhanh,…).
 Giảm trách nhiệm khiếu nại, tổn thất hàng hóa.
- Đối với người giao nhận:
 Tạo điều kiện thuận lợi cho việc gom hàng, làm hàng, chia lẻ hàng hóa và thực hiện
vận tải đa phương thức đưa hàng từ cửa đến cửa dễ dàng.
 Giảm thiểu tổn thất hàng hóa.
 Giảm tranh chấp khiếu nại do tổn thất hàng hóa.
- Đối với xã hội:
 Tạo điều kiện cơ giới hóa, tăng năng suất xếp dỡ hàng hóa.
 Tạo điều kiện hiện đại hóa cơ sở vật chất ngành giao thông vận tải.
 Tăng năng suất lao động xã hội, nâng cao chất lượng phục vụ của ngành vận tải.
 Tạo điều kiện áp dụng vận tải đa phương thức.
 Tạo công ăn việc làm mới.

2.4. Nội dung giao nhận bằng container.


Trách nhiệm của người gửi hàng.
- Vận tải hàng từ kho hay nơi chứa hàng của mình trong nước đến bãi chứa container của cảng
để gửi hàng.
- Đóng hàng vào container kể cả việc chất xếp, chèn lót hàng trong container.
- Ghi kí mã hiệu hàng và dấu hiệu chuyên chở trên bao bì.
- Làm thủ tục hải quan, niêm phong và kẹp chì container theo luật xuất nhập khẩu và thủ tục hải
quan.
- Chịu mọi chi phí liên quan đến việc làm trên.
- Nhận vận đơn.

Việc sắp đặt hàng vào container có thể thực hiện tại bãi chứa container hoặc tại kho hàng của
người gửi, hình thức chỉ khác ở chỗ chủ hàng phải xin lệnh cấp container rỗng (mượn vỏ container)
từ hãng tàu đưa về kho riêng, chất xếp, đóng hàng và hoàn tất mọi thủ tục hải quan, người gửi hàng
phải đảm bảo an toàn và chịu mọi chi phí áp tải vận chuyển container đến cảng và giao container cho
người chuyên chở tại bãi container. đồng thời nhận vận đơn do người chuyên chở cấp.

Trang 23
Trách nhiệm của người chuyên chở.
- Quản lí, chăm sóc, gửi hàng hóa chất xếp trong container từ khi nhận container tại bãi container
cảng gửi cho đến khi giao hàng cho người nhận tại bãi container cảng đích.
- Bốc hàng từ bãi chứa container ở cảng gửi lên tàu, kể cả việc sắp xếp hàng lên tàu.
- Phát hành vận đơn cho người gửi hàng.
- Dỡ hàng từ tàu xuống bãi chứa ở cảng đến.
- Giao hàng cho người nhận có vận đơn hợp pháp.
- Chịu chi phí liên quan đến các việc trên.

Trách nhiệm của người nhận hàng.


- Xin giấy phép nhập khẩu, làm thủ tục hải quan lô hàng.
- Trình vận đơn hợp lệ cho người vận tải để nhận hàng tại bãi.
- Người nhận hàng hoặc công ty giao nhận sắp xếp có thể nhận hàng tại bãi container hay mượn
container về kho riêng, nhanh chóng rút hàng và trả vỏ container sau khi dỡ xong hàng để
tránh bị phạt trả chậm.
- Chịu mọi chi phí liên quan đến việc trên.
Tóm tắt quy trình giao nhận bằng container.
- Bước 1: Sau khi thỏa thuận giá cước, chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy thác điền vào
booking note và đưa cho đại diện hãng tàu để xin chữ kí cùng với bảng danh mục xuất khẩu
(cargo list).
- Bước 2: Sau khi kí booking note, hãng tàu (bộ phận customer service) gửi cho khách hàng
booking note ghi rõ nơi cấp container, nơi hạ bãi, … Chủ hàng yêu cầu hãng tàu cấp lệnh giao
vỏ container (để mượn/thuê), hãng tàu sẽ cấp lệnh giao vỏ container để chủ hàng mượn và
giao phiếu đóng gói (packing list) và seal (dấu niêm phong).
- Bước 3: Chủ hàng đóng hàng tại bãi và lập bảng kê hàng trong container (container list) hoặc
chủ hàng cầm phiếu mượn vỏ container của đại lí đến cảng để lấy container rỗng về địa điểm
đóng hàng của mình đóng hàng vào container (nếu làm hàng tại kho riêng thì phải mượn
container về làm và trả lại container, đồng thời chịu mọi chi phí phát sinh). Trong quá trình
đóng hàng, mời đại diện kiểm nghiệm, kiểm dịch, giám định (nếu có).
- Bước 4: Mời hải quan đến kiểm tra và giám sát việc đóng hàng vào container. Sau khi kiểm
hóa, nếu được phép thông quan, đóng hàng xong nhân viên hải quan sẽ niêm phong, kẹp chì
container. Sau khi đóng hàng xong, đại lí hoặc cảng sẽ cấp 4 bản container packing list (1 cho
chủ hàng, 1 cho cảng, 1 cho tàu, 1 bỏ vào container). Chủ hàng điều chỉnh lại packing list và
cargo list, nếu cần.
- Bước 5: Chủ hàng hay công ty giao nhận vận tải container được niêm phong và kẹp chì cùng
giấy hoàn thành thủ tục hải quan từ kho hay nơi chứa của mình đến bãi chứa container của
cảng để giao hàng cho người chuyên chở, trước khi hết thời gian qui định (closing time) của
từng chuyến tàu (thường là 8 tiếng trước khi tàu bắt đầu xếp hàng) và lấy biên nhận container
để chở - Mate’s receipt (MR), Cảng kiểm tra số seal của container.

Trang 24
- Bước 6: Người chuyên chở nhận container để xếp lên tàu và cấp Mate’s receipt (MR) và sau
khi hàng đã được xếp lên tàu thì chủ hàng mang Mate’s receipt để đổi lấy vận đơn đã xếp
hàng, chịu chi phí nâng hạ container tại bãi.

2.5. Phân tích và đánh giá quy trình tổ chức thực hiện nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất
khẩu nguyên container bằng đường biển tại công ty TNHH Tam Sao Việt
Phân tích quy trình tổ chức hiện thực nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu nguyên container
bằng đường biển tại công ty TNHH Tam Sao Việt với khách hàng Công ty TNHH Cung Ứng
Việt Nam (Vietnam Supply).
2.5.1.1. Giai đoạn 1 – Định hình nhu cầu khách hàng.
Bước 1: Tìm kiếm khách hàng.
Bộ phận kinh doanh chịu trách nhiệm tìm kiếm khách hàng cho công ty thông qua nhiều kênh
khác nhau như qua các website, danh bạ công ty, mạng xã hội, google (qua các từ khóa),… Nhân viên
kinh doanh biết được công ty TNHH Cung Ứng Việt Nam chuyên sản xuất viên nén gỗ để xuất khẩu,
nên đã chủ động liên lạc với công ty này để tìm hiểu nhu cầu xuất khẩu. Công ty TNHH Cung Ứng
Việt Nam cho biết sắp có lô hàng đi Hàn Quốc, cảng đến là Busan, đóng trong 20 container 40’ HC,
Nhận thấy thị trường xuất khẩu phù hợp với dịch vụ mà công ty TNHH Tam Sao Việt cung cấp (có
sự hỗ trợ tốt từ nhiều hãng tàu đi các tuyến tương tự, có đại lí giao nhận tại nước nhập khẩu), nhân
viên kinh doanh đề xuất khả năng đóng vai trò là người giao nhận vận tải hàng hóa của công ty TNHH
Cung Ứng Việt Nam cho khách hàng của họ ở nước nhập khẩu, sau đó chủ động đề nghị gửi bảng báo
giá cho công ty TNHH Cung Ứng Việt Nam qua thư điện tử (email).

Bước 2: Gửi bảng báo giá cho khách hàng.


Nhân viên kinh doanh gửi bảng báo giá cho công ty TNHH Cung Ứng Việt Nam với các thông
tin cơ bản như sau: Cước phí vận tải chính (Ocean Freight) đến cảng BUSAN của Hàn Quốc là 160
USD/container 40’HC, thời gian vận chuyển khoảng 8 ngày và đi vào thứ 7 hàng tuần.

Do công ty TNHH Tam Sao Việt có mối quan hệ rất tốt với các hãng tàu nên cước phí của
công ty rất cạnh tranh so với các công ty khác trên thị trường (mức cước thị trường thường rơi vào
khoảng 180-190 USD/container 40’HC). Chính vì thế, ngay sau khi nhận được báo giá, công ty TNHH
Cung Ứng Việt Nam đã đồng ý đặt chỗ.

Bước 3: Kí hợp đồng dịch vụ giao nhận với khách hàng


Sau khi thỏa thuận, công ty TNHH Cung Ứng Việt Nam và công ty TNHH Tam Sao Việt đồng
ý kí kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa như sau:

Trang 25
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
-------------------------
HỢP ĐỒNG GIAO NHẬN VÀ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA

Số: /HĐ/TSV/10
Ngày: …/…/…

BÊN A: CÔNG TY TNHH CUNG ỨNG VIỆT NAM


Địa chỉ: 48/10 Trần Đình Xu, Phường Cô Giang, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (08) 6660 3493 Fax: 6660 3493
Đại diện bởi: Bà Đặng Huệ Trinh – Giám Đốc
Mã số thuế: 0310229181

BÊN B: CÔNG TY TNHH TAM SAO VIỆT


Địa chỉ: 256 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 6, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (+84) 6290 7305 Fax: (+84)-8-6268.7306/61
Đại diện bởi: Ông Nguyễn Viết Tuấn – Giám Đốc
Mã số thuế: 0309038880

Sau khi thỏa thuận, hai bên đồng ý ký kết hợp đồng này với những điều khoản và điều
kiện như sau:
ĐIỀU 1: NỘI DUNG CÔNG VIỆC
Bên A đồng ý thuê bên B thực hiện giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu theo phương
thức khoán gọn (trọn gói) từ nhà máy của bên A về các cảng tại TP. Hồ Chí Minh: Cát Lái,
ICD Phước Long, Tân Cảng và chiều ngược lại.
Hàng hóa: Viên nén gỗ.

ĐIỀU 2: TRÁCH NHIỆM CỦA BÊN A


1. Cam kết sử dụng dịch vụ của bên B với số lượng tối thiểu 20 container / tháng.
2. Cung cấp cho bên B toàn bộ các chứng từ liên quan đến lô hàng xuất nhập khẩu (giấy
phép, Bill of lading, Invoice, Packing list, chứng nhận xuất xứ, ….).
3. Chịu trách nhiệm về tính pháp lý của hồ sơ chứng từ.
4. Thông báo kế hoạch và thời gian giao hàng cụ thể và chính xác cho bên B.
5. Hỗ trợ và phối hợp với bên B để giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình giao
nhận hàng.
Trang 26
6. Thanh toán phí dịch vụ cho bên B theo đúng cam kết của hợp đồng.
7. Thanh toán các chi phí phát sinh như: lưu container, lưu bãi, lưu xe…nếu do lỗi của
bên A
8. Đóng thuế xuất - nhập khẩu và các khoản phụ thu khác theo qui định hiện hành
của nhà nước CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM.
9. Bên A chịu trách nhiệm làm các thủ tục: định mức, thanh lý, hoàn thuế cho hàng hoá
xuất nhập khẩu.
ĐIỀU 3: TRÁCH NHIỆM CỦA BÊN B
1. Cam kết thực hiện đúng các điều kiện và điều khoản nêu trong hợp đồng mà hai bên đã
ký kết.
2. Bảo vệ quyền lợi cho cả hai bên A & B trong quá trình thực hiện hợp đồng.
3. Chuẩn bị đầy đủ nhân lực và phương tiện để phục vụ tốt và kịp thời cho việc giao nhận
hàng cho đến khi hoàn tất việc giao hàng cho bên A.
4. Thông báo đầy đủ và kịp thời cho bên A các tổn thất hư hỏng bên ngoài container (nếu
có) xảy ra tại cảng.
5. Đảm bảo tốt tình trạng niêm chì hải quan và seal hãng tàu trong quá trình giao nhận và
vận chuyển hàng hóa.
6. Chịu trách nhiện thanh toán phí lưu container, lưu bãi nếu do lỗi của bên B.
ĐIỀU 4: ĐƠN GIÁ
Đơn giá dịch vụ giao nhận và vận chuyển trọn gói (chưa bao gồm VAT): Thỏa thuận
từng lô hàng tùy thuộc tuyến đường và thời điểm.
Tùy tình hình biến động giá dầu DO, giá vận chuyển sẽ được điều chỉnh theo thỏa thuận
của hai bên.
* Các đơn giá trên bao gồm:
1. Thủ tục Hải quan.
2. Cước vận chuyển đường bộ và cầu đường.
3. Lệ phí hải quan.
4. Phí nâng hạ container tại cảng.
5. Phí hun trùng container.
6. Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật.
7. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
8. Chứng nhận xuất khẩu.
9. Phí chứng từ, THC, seal của hãng tàu.
10. Phí lưu kho, lưu bãi, lưu container phát sinh do trách nhiệm của bên B.
* Và không bao gồm:
1. Phí lưu kho, lưu bãi, lưu container phát sinh do trách nhiệm của bên A.
Trang 27
2. VAT 10%.

ĐIỀU 5: NEO XE VÀ TRẢ VỀ


Neo xe: Trong trường hợp rơ-mooc của bên B bị neo ở nhà máy của bên A hơn 06 giờ
được tính từ khi đến (do một vài lý do nào đó của nhà máy- nếu có), khi đó bên A sẽ thanh
toán phụ phí như sau:
 Thời gian đóng hàng: trong vòng 6 giờ kể từ khi xe có mặt tại nhà máy.
 Sau thời gian 6 giờ trên, phụ phí lưu rơ-mooc được tính như sau:

Ngày1 Ngày 2
Loại container Ghi chú
(VNĐ/container) (VNĐ/container)
Container 40’ 500.000 800.000 Không lưu Rơ-mooc quá 2 ngày

Xe trả về: Trong trường hợp xe của bên B được đưa đến nhà máy và sau đó trở về
không có hàng (do hủy giao hàng), khi đó bên A sẽ thanh toán phí xe trả về cho bên B như
sau:
Phí xe trả về: VND 2.000.000/ CNTR 40’ và tiền nâng hạ tại cảng.

ĐIỀU 6: HÀNG QUÁ KHỔ – QUÁ TRỌNG và TUYẾN ĐƯỜNG CẤM


Đơn giá sẽ được thỏa thuận cho từng lô hàng.

ĐIỀU 7: PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN


Bên A thanh toán cho bên B bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản trong vòng 7 ngày sau khi đã
nhận được Debit Note của bên A.

ĐIỀU 8: ĐIỀU KHOẢN CHUNG


Trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu có gì vướng mắc thì cùng nhau bàn bạc giải quyết
trên tinh thần đoàn kết, khi cần thiết sẽ có phụ lục hợp đồng. Nếu vướng mắc mà hai bên
không thể giải quyết được thì sẽ đưa ra xem xét tại Tòa Án Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh. Quyết
định của Tòa Án Kinh Tế có giá trị cuối cùng.

Hợp đồng này được lập thành 04 bản. Mỗi bên giữ 02 bản có giá trị như nhau.
Hợp đồng này có giá trị từ ngày ký đến hết ngày … / … / …
ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B

Trang 28
2.5.1.2. Giai đoạn 2 – Xử lý yêu cầu của khách hàng
Bước 1: Nhận Booking Request từ khách hàng
*******
From: Log@bi2vi.com
Sent: Fri Viet Nam Supply. Feb 26. 2018. 10:40 AM
To: TSV
Cc: cs@bi2vi.com
Subject: BKG REQUEST-VNS
Dear Mr./Ms.
Would you like to send us booking as below:
Commodity: WOOD PELLET
Volume: 20X40’HC
POL/POD: HCM/BUSAN
HEAVY CONTAINER
Thank and Best Regards.
*******
Sau khi nhận được email booking của khách hàng, nhân viên kinh doanh xác nhận việc đã
nhận email từ khách hàng và chuyển cho bộ phận chứng từ tiến hàng làm thủ tục chứng từ cho lô hàng
xuất khẩu của công ty TNHH Cung Ứng Việt Nam.

Bước 2: Gửi thông tin vận tải cho đại lí ở nước hàng đến
Công ty TNHH Tam Sao Việt kí hợp đồng với công ty OTLL SHIPPING Co., Ltd đóng vai
trò làm đại lí của công ty Tam Sao Việt ở Hàn Quốc để phụ trách lô hàng của công ty TNHH Cung
Ứng Việt Nam.
Công ty TNHH Tam Sao Việt thông báo về ngày dự kiến đến của lô hàng này ở cảng Busan.
Hàn Quốc là ngày 09/03/2018 cho công ty OTLL SHIPPING Co., Ltd ở Hàn Quốc biết để thông báo
cho người nhận hàng ở Hàn Quốc đến nhận hàng.
Do điều kiện thanh toán thương mại quốc tế giữa công ty TNHH Cung Ứng Việt Nam và công
ty K-vanes (người nhận hàng – consignee) là thanh toán bằng tín dụng chứng từ L/C (Letter of Credit)
theo lệnh của ngân hàng Kookmin Bank ở Hàn Quốc nên chỉ khi nào người nhận hàng chấp nhận
thanh toán tiền hàng thì mới được lấy chứng từ và nhận được hàng bởi việc kí hậu House Bill of
Lading của ngân hàng này.

Bước 3: Gửi Booking Request cho người chuyên chở


Sau khi có được thông tin lô hàng từ công ty TNHH Cung Ứng Việt Nam, bộ phận chứng từ
gọi điện cho hãng tàu Sinokor để kiểm tra tàu còn chỗ cho 20 containers 40’HC đi BUSAN vào ngày
01/03/2017 hay không. Nếu nhân viên chăm sóc khách hàng của Sinokor báo lại là còn chỗ thì nhân
viên chứng từ của công ty TNHH Tam Sao Việt tiến hành gửi mail booking cho hãng tàu Sinokor với
các thông tin như sau:

Trang 29
*******
From: DIEU TSV [mailto:doc@tamsaoviet.com]
Sent: Mon TSV Co., Ltd. Feb 27. 2018 09:30 AM
To: csv@sinokor.com.vn
Cc: cus@tamsaoviet.com
Subject: TSV/BKG-20X40HC-BUSAN-1-3-SINOKOR-VNS
Dear All,
We would like to book:
- ETD: 01/03/2018
- 20X40HC
- POD: BUSAN
- WOOD PELLET
- HEAVY CONT
- STUFFING CARGO AT WAREHOUSE
Thank and Best Regards.
*******
Bước 4: Người chuyên chở gửi Booking Confirmation cho công ty TNHH Tam Sao Việt
Do đã liên hệ trước với bộ phận chăm sóc khách hàng của hãng tàu Sinokor nên ngay sau khi
nhận được thông tin booking của công ty, hãng tàu Sinokor đã gửi mail phản hồi đính kèm booking:
TSV-SNKO568955287 để thuận tiện trong việc quản lí quá trình giao nhận vận chuyển cho lô hàng
sau này. Đồng thời, email này cũng là bằng chứng việc hãng tàu Sinokor chấp nhận booking của công
ty cho 20 containers 40’HC, dự kiến đi ngày 01/03/2018, cảng đến là Busan, Hàn Quốc. Trong
Booking Confirmation này, cần kiểm tra kĩ càng các thông tin về số lượng container, loại container,
ngày đi dự kiến, cảng đến, giờ cắt máng (closing time), tên tàu, số chuyến tàu, nơi hạ container, hãng
tàu Sinokor cũng cho biết công ty TNHH Tam Sao Việt phải cầm Booking Confirmation (lệnh cấp
container rỗng) này đến ICD Transimex để đổi lệnh lấy container rỗng.

Bước 5: Gửi thông tin Booking cho khách hàng


Sau khi nhận được thông tin booking từ hãng tàu, công ty TNHH Tam Sao Việt sẽ thông báo
cho công ty TNHH Cung Ứng Việt Nam để công ty chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu. Khi công ty TNHH
Tam Sao Việt nhận được container rỗng sẽ chở đến nhà xưởng của công ty TNHH Cung ứng Việt
Nam để đóng hàng vào container.

2.5.1.3. Giai đoạn 3 – Thực hiện theo yêu cầu của khách hàng.
Bước 1: Đem booking qua hãng tàu đổi lệnh cấp container rỗng
Nhân viên giao nhận sẽ đem lệnh cấp container rỗng (Booking confirmation) đến phòng điều
độ của hãng tàu (thường ở cảng do hãng tàu chỉ định) tại ICD Transimex để đổi lệnh lấy container.
Phòng điều độ ở cảng giao cho nhân viên giao nhận một bộ hồ sơ gồm: packing list, số seal, vị trí cấp
container, lệnh cấp container có kí tên của điều độ cảng cho phép lấy container rỗng.

Trang 30
Bước 2: Ra cảng lấy container rỗng đưa về kho đóng hàng và chở ra cảng
Nhân viên giao nhận sẽ giao bộ hồ sơ này cho tài xế kéo container đến bãi chỉ định của hãng
tàu (ICD Transimex) xuất trình lệnh cấp container rỗng đã được duyệt, đóng phí nâng container cho
phòng thương vụ bãi và nhận container rỗng vận chuyển đến kho người xuất khẩu đóng hàng. Công
ty TNHH Tam Sao Việt cập nhật lại thông tin về số container và số seal để hoàn tất thông tin chứng
từ Master Bill of Lading và House Bill of Lading sau này.
Sau khi hàng được đóng xong, công ty TNHH Tam Sao Việt sẽ chở hàng ra cảng Cát Lái để
hạ container.

Bước 3: Đăng kí hun trùng


Khi xuất khẩu sang Hàn Quốc đòi hỏi phải được khử trùng theo tiêu chuẩn ISPM15 mà cả
Việt Nam và Hàn Quốc đều tham gia. Công ty lựa chọn công ty uy tín trên thị trường để thực hiện
công tác khử trùng và cấp chứng thư: Công ty cổ phần tập đoàn Vinacontrol.
Để yêu cầu bên phía Vinacontrol khử trùng, công ty đã tiến hành gửi giấy yêu cầu giám định
theo mẫu của Vinacontrol đến Phòng Kỹ thuật tổng hợp của văn phòng công ty qua website
http://www.vinacontrol.com.vn với các nội dung cần thiết như sau:
- Thông tin về lô hàng: Tên hàng, số, khối lượng, bao bì, phương tiện vận tải
- Loại hình giám định: Nêu cụ thể hoặc đánh dấu theo mẫu Giấy yêu cầu của Vinacontrol.
- Các loại giấy tờ kèm theo: Tùy từng hạng mục yêu cầu giám định, các giấy tờ kèm theo có thể
khác nhau, nhưng phải đủ để thực hiện vụ giám định, cụ thể như sau:
a. Các chứng từ mặc định cho lô hàng (dùng chung cho các loại hình giám định): Vận đơn đường
biển (B/L -Bill of Lading); Hợp đồng (Contract); Thư tín dụng (L/C); Phiếu đóng gói, bản kê chi tiết
đóng gói (Packing list – P/L); Hoá đơn (Invoice).
b. Ngoài ra còn có các chứng từ đặc thù riêng cho từng loại hình giám định như: Phiếu đóng gói chi
tiết nếu hàng hoá đóng không thống nhất; Bản kê chi tiết cân nếu hàng hoá đóng không thống nhất;
Giấy chứng nhận khối lượng của người bán; Tài liệu phân tích, lấy mẫu; Giấy chứng nhận phẩm chất
của người bán; Biên bản hàng hư hỏng đổ vỡ (COR); Bản kết toán nhận hàng với tàu (ROROC); Thư
tín dụng (L/C).…
c. Tuỳ vào từng hạng mục giám định, chúng tôi sẽ đề nghị khách hàng cung cấp các chứng từ kèm
theo phù hợp khi tiến hành vụ giám định.
d. Mẫu hàng gửi kèm theo: Nếu có mẫu hàng gửi kèm, đề nghị khách hàng ghi rõ số lượng, khối
lượng mẫu, cách đóng gói, niêm phong, kỹ mã hiệu của mẫu.
e. Địa điểm và ngày hẹn giám định. người liên hệ giám định.
f. Số bản chứng thư giám định cần cấp (Tiếng Việt, Ngoại ngữ).
g. Thể thức thanh toán, số tài khoản tại Ngân hàng (Nếu khách hàng trả phí giám định bằng tiền mặt
trước khi lấy chứng thư thì không cần kê khai số tài khoản).
Sau khi bên Vinacontrol tiến hành khử trùng xong, trong vòng 1-2 ngày sẽ được cấp chứng
thư theo tiêu chuẩn.

Bước 4: Đăng kí kiểm dịch thực vật


 Chuẩn bị bộ hồ sơ gồm:
Trang 31
 Đơn đăng kí kiểm dịch (theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Điều 9 Thông
tư 33/2014/TT-BNNPTNT)
 Hợp đồng thương mại
 Mẫu cần kiểm dịch
 Đến Chi cục Kiểm Dịch Thực vật vùng II nộp hồ sơ cho đội trưởng sẽ tiếp nhận kiểm tra tính
hợp lí của bộ chứng từ rồi phân người kiểm.
 Tìm người được phân kiểm làm việc, tìm hiểu phải kiểm bằng cách nào hoặc xuống cảng hay
kho lấy mẫu, hoặc tự đem mẫu lên.
 Sau khi cán bộ được phân kiểm lấy mẫu và kiểm tra mẫu xong sẽ ghi phiếu nhận và dán "tem"
lên đơn đăng ký kiểm dịch. Dùng đơn đăng ký kiểm dịch có dán tem để đóng tiền đúng số tiền
cán bộ được phân kiểm ghi trong phiếu nhận (số tiền này được xác nhận tại Chi cục kiểm dịch
thực vật vùng II), giữ lại biên lai đóng tiền và phiếu nhận, xuống phòng cán bộ được phân
kiểm trả lại tờ đăng ký rồi ra về.
 Sau khi có B/L, khai chứng thư kiểm dịch nháp trên mạng:

- Từ màn hình tìm kiếm thông tin hồ sơ, nhấn để thực hiện khai báo mới thông
tin hồ sơ:
Hình 2.1. Màn hình tìm kiếm thông tin hồ sơ

Hệ thống hiển thị màn hình thêm mới:

Hình 2.2.Màn hình thêm mới thông tin hồ sơ kiểm dịch thực vật

Trang 32
Tab Đơn đăng ký gồm: (Các trường đánh dấu * là các trường bắt buộc nhập)
- Nhập Thông tin của tổ chức, cá nhân đăng ký :
 Tên
 Điện thoại
 Địa chỉ
 Fax/Email
Hệ thống tự động hiển thị thông tin doanh nghiệp đã đăng ký tài khoản trước đó:
o Số CMND: nhập số chứng minh thư nhân dân.
o Nơi cấp: nhập nơi cấp số chứng minh thư nhân dân.
o Ngày cấp: nhập hoặc chọn dưới lịch ngày cấp số chứng minh thư nhân dân.
o Đơn vị kiểm dịch: Chọn đơn vị kiểm dịch muốn gửi hồ sơ.
- Nhập thông tin Lô hàng đăng ký kiểm dịch.

 Tại mục Thêm mới hàng hóa đăng ký, nhấn vào :
 Màn hình Thêm mới hàng hóa hiển thị:
Hình 2.3. Màn hình thêm mới hàng hóa

- DN nhập thông tin hàng hóa:


 Tên hàng hóa(*): Nhập tên hàng hóa.
 Tên khoa học: Nhập tên khoa học của hàng hóa.
 Cơ sở sản xuất/Manufacturer(*): Nhập cơ sở sản xuất.
 Mã số(nếu có): Nhập mã số.
 Địa chỉ(*): Nhập địa chỉ của cơ sở sản xuất.
 Số lượng: Nhập số lượng.
 Khối lượng tịnh: Nhập khối lượng tịnh – Gross weight

Trang 33
 Khối lượng cả bì: Nhập khối lượng cả bì – Net weight
 Số hợp đồng hoặc số chứng từ thanh toán.
 Mã HS: Mã HS của hàng hóa.

- Sau khi nhập thông tin hàng hóa xong thì doanh nghiệp nhấn vào để lưu lại.
Hình 2.4. Màn hình chỉnh sửa hàng hóa đăng kí.

Ở đây, doanh nghiệp có thể sửa hàng hóa nhấn vào , xóa hàng hóa nhấn vào và muốn thêm

nhiều hàng hóa thì nhấn vào .


- Nhập Thông tin nhập khẩu.
- Nhập Thông tin xuất khẩu.
- Nhập Thông tin khác.
- Nhập thông tin ký hồ sơ (Lưu ý: doanh nghiệp nhập đầy đủ các trường bắt buộc đánh dấu(*)).

- Sau khi nhập đầy đủ các thông tin ở Đơn đăng ký, doanh nghiệp nhấn vào .

- Doanh nghiệp nhấn vào để đính kèm các file:


Hình 2.5. Màn hình thông tin đính kèm.

- Thông tin đính kèm bao gồm:


 Loại file đính kèm: Doanh nghiệp chọn loại tệp từ danh mục.
 Tệp tải lên: nhấn nút Chọn tệp để chọn tệp tin tải lên, hệ thống hiển thị màn hình duyệt:

Trang 34
 Định dạng đính kèm: *.pdf, *.tif, *.jpg
- Tên file đính kèm.

Sau khi đã chọn file đính kèm, doanh nghiệp sẽ nhấn nút để thêm mới tệp
đính kèm vào danh sách tệp tin.
Hình 2.6. Đính kèm các file đã được scan.

Trên giao diện, người dùng có thể tải về máy tài liệu đính kèm.

- Sau khi đã hoàn thiện hồ sơ, doanh nghiệp sẽ nhấn để gửi đến Bộ Nông Nghiệp
và Phát Triển Nông Thôn.
Doanh nghiệp phải dùng chữ ký số để thực hiện gửi hồ sơ. Doanh nghiệp thực hiện cài đặt chữ
ký số theo Tài liệu hướng dẫn đăng ký sử dụng chữ ký số (Đăng nhập Cổng thông tin một cửa quốc
gia, vào TIỆN ÍCH/ THÔNG TIN TÀI LIỆU. Thực hiện tải file HDSD_ChuKySo.doc. Lưu ý: Hệ
thống chạy ổn định nhất khi cài java7 bản 32bit. và ký số trên trình duyệt firefox bản 32bit).
Hình 2.7. Màn hình Security Warning.

 Chọn checkbox , nhấn Run để chạy ứng dụng.

Lưu ý: Hệ thống có thể hỏi nhiều lần để xác thực, chọn checkbox và nhấn Run lần nữa nếu
được hỏi.
 DN chọn chứng thư số (Trường hợp usb token có thể có nhiều chứng thư số):

Trang 35
Hình 2.8. Ký điện tử.

 DN nhập mã pin vào ô User PIN cho chứng thư số đã chọn:

Hình 2.9. Màn hình nhập mã PIN.

 Sau khi nhập mã PIN xong, nhấn nút Login.


 Nhập mã PIN đúng và chứng thư còn hạn, hệ thống thông báo gửi thành công. Click OK.

Hình 2.10. Màn hình gửi hồ sơ thành công.

Trang 36
DN gửi hồ sơ thành công thì trạng thái hồ sơ chuyển từ “Tạo mới” thành “Gửi mới” (kiểm tra
trên cột Trạng thái trong danh sách hồ sơ). Nếu hồ sơ gửi không thành công sẽ có hộp thoại báo lỗi
cụ thể cho người dùng.
 Cầm Bill, phiếu nhận, chứng thư nháp đã khai qua mạng đến phòng trả hồ sơ đưa phiếu nhận
và nhờ cán bộ tìm lại bộ hồ sơ đăng kí lúc đầu xong bấm số thứ tự (kẹp thêm chứng thư khử
trùng).
 Ghi số tem, tên công ty lên phiếu số thứ tự qua nộp lại cho đội trưởng: Bill, chứng thư nháp.
phiếu nhận, chứng thư khử trùng gốc để kiểm tra lại hồ sơ, khi có vấn đề sai sót sẽ gọi lại điều
chỉnh, nếu không sai thì sẽ được trả lại phiếu nhận và hẹn ngày lên lấy chứng thư kiểm dịch
gốc (1-2 ngày).
 Sau 2 ngày, đem theo phiếu nhận lên phòng trả hồ sơ lấy chứng thư gốc về.
Lưu ý:
- Kiểm tra kỹ lại với chứng thư nháp đã nộp trước đó xem có sai sót gì không.
- Nếu hàng có khử trùng đặc biệt phải xem thông tin khử trùng có thể hiện trên chứng thư hay
không.
Bước 5: Làm thủ tục thông quan cho lô hàng
Việc đóng hàng vào container và hoàn tất các thủ tục hải quan, vô sổ tàu chứng nhận thực xuất
cho lô hàng của mình và phải đem container đã chất hàng ra cảng Cát Lái chờ xếp lên tàu để xuất đi
trước giờ closing time (thời gian trễ nhất hàng phải được đóng vào container và xếp ở cảng để chờ
xếp lên tàu). Trong trường hợp này, closing time là 20h00 ngày 30/03/2017, nên tối đa đến giờ đó,
công ty TNHH Tam Sao Việt phải đưa container đến cảng Cát Lái.
 Khai hải quan điện tử:
Trong quá trình đóng hàng, nhân viên chứng từ liên hệ với nhân viên chứng từ bên công ty
TNHH Cung Ứng Việt Nam để nhắc nhở về việc cung cấp các thông tin cần thiết để làm thủ tục thông
quan xuất khẩu cho lô hàng này trước 3 ngày tàu chạy (ngày 28/04/2017). Các thông tin chứng từ cần
thiết như sau:
- Số container / Số seal.
- Hợp đồng kinh doanh (Sales Contract).
- Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice).
- Packing list.
- Chứng từ L/C (Letter of Credit).
Các chứng từ này thông thường phải hoàn thành trước 3 ngày tàu chạy. đồng thời nhân viên
chứng từ công ty TNHH Tam Sao Việt tiến hành thực hiện các chứng từ vận tải như Master Bill of
Lading (giữa công ty TNHH Tam Sao Việt và đại lí giao nhận ở Hàn Quốc). House Bill of Lading
(giữa công ty TNHH Tam Sao Việt và công ty TNHH Cung Ứng Việt Nam). Trước khi hoàn chỉnh
và gửi tờ khai hải quan điện tử. công ty TNHH Tam Sao Việt sẽ làm tờ khai nháp và gửi cho công ty
TNHH Cung Ứng Việt Nam kiểm tra. nếu có sai sót sẽ phải điều chỉnh lại.
Dựa trên những chứng từ mà khách hàng cung cấp cũng như những thông tin về hàng hóa mà
công ty thu thập được, nhân viên giao nhận dùng phần mềm khai báo hải quan điện tử để truyền số
liệu lên tờ khai qua mạng.

Trang 37
Những tiêu chí cần thiết của tờ khai xuất khẩu:
- Ô số 1: Người xuất khẩu: Mã số thuế, tên công ty, địa chỉ.
- Ô số 2: Người nhập khẩu: tên công ty, địa chỉ.
- Ô số 3: Để tên người ủy thác (nếu có).
- Ô số 4: Đại lí làm thủ tục hải quan (nếu có).
- Ô số 5: Loại hình xuất khẩu tùy thuộc vào mục đích xuất khẩu của công ty. Trong trường hợp
này là xuất để kinh doanh.
- Ô số 6: Giấy phép.
- Ô số 7: Số hợp đồng.
- Ô số 8: Số hóa đơn thương mại.
- Ô số 9: Cảng xếp hàng.
- Ô số 10: Nước nhập khẩu.
- Ô số 11: Điều kiện giao hàng.
- Ô số 12: Phương thức thanh toán.
- Ô số 13: Đồng tiền thanh toán.
- Ô số 14: Tỷ giá tính thuế.
- Ô số 15: Kết quả phân luồng.
- Ô số 16: Chứng từ Hải quan trước đó (nếu có).
- Ô số 17: Tên hàng, quy cách, phẩm chất.
- Ô số 18: Mã số hàng hóa.
- Ô số 19: Xuất xứ.
- Ô số 20: Số lượng.
- Ô số 21: Đơn vị tính.
- Ô số 22: Đơn giá nguyên tệ.
- Ô số 23: Trị giá nguyên tệ.
- Ô số 24: Thuế xuất khẩu.
- Ô số 25: Lượng hàng, số hiệu container.
- Ô số 26: Chứng từ đi kèm.
- Ô số 27: Cam kết về nội dung tờ khai.
- Tích hợp chữ kí điện tử vào phần mềm.
- Truyền thông tin tờ khai đến cơ quan hải quan.
- Nhận kết quả phân luồng từ hải quan: luồng vàng.
 Làm thủ tục hải quan tại cảng:
- Đăng kí mở tờ khai xuất khẩu:
Nhân viên giao nhận in tờ khai Hải quan điện tử thành 2 bản, chuẩn bị bộ chứng từ gồm:
 Giấy giới thiệu.
 Tờ khai hải quan: 2 bản chính.
 Hóa đơn thương mại.
 Bảng kê chi tiết hàng hóa (Packing list).
 Booking (bản chính).

Trang 38
Hải quan sẽ tiếp nhận bộ hồ sơ của nhân viên công ty và tiến hành kiểm tra xem việc chấp
hành pháp luật hải quan của doanh nghiệp trên hệ thống mạng hải quan có vi phạm gì không. Tiếp
theo xem việc kê khai trên tờ khai có phù hợp với chứng từ hay không và xem hàng xuất khẩu có
thuộc danh mục cấm hay không. Sau đó hải quan đóng dấu và chuyển bộ phận trả tờ khai.
- Trả tờ khai:
 Nhân viên mua tem (lệ phí hải quan) dán vào tờ khai.
 Hải quan sau khi kiểm tra trả lại cho nhân viên giao nhận 1 tờ khai và giữ lại tờ khai dán
tem.
- Thanh lí hải quan bãi:
 Nhân viên mang tờ khai đã thông quan dến hải quan giám sát bãi ghi số container và số
seal và thanh lí hải quan bãi ở ô 27 của tờ khai để tiến hành thanh lí tờ khai.
 Nhân viên giao nhận photo tờ khai hải quan điện tử, sau đó nộp tờ khai (cả gốc và photo)
tại phòng thanh lí để kiểm tra.
 Hải quan thanh lí kiểm tra đóng dấu xác nhận và trả lại tờ khai bản gốc.
- Vào sổ tàu hàng xuất:
 Căn cứ vào booking nhân viên giao nhận viết số hiệu tàu, số hiệu chuyến đi, số container
và số seal vào ô 28, 29 của tờ khai để tiến hành vào sổ tàu.
 Nhân viên giao nhận nộp tờ khai để hải quan vào sổ tàu.
 Hải quan trả lại tờ khai và phiếu xác nhận vào sổ tàu.
 Kết thúc quá trình làm thủ tục thông quan cho lô hàng xuất khẩu tại cảng. Hàng hóa sẽ
được sắp xếp lên tàu theo kế hoạch của hãng tàu.
Bước 6: Gửi chi tiết làm Master Bill of Lading cho người chuyên chở
Sau khi đã có thông tin về lô hàng viên nén gỗ của công ty TNHH Cung Ứng Việt Nam, nhân
viên chứng từ sẽ điền thông tin vào mẫu chi tiết bill theo yêu cầu của hãng tàu, sau đó gửi email và
đính kèm chi tiết bill đó cho hãng tàu.
*******
To: csv@sinokor.com.vn
Cc: cs@tamsaoviet.com
Subject: SI-BKG-SNKO568955287-20X40HC-BUSAN-1-4-SINOKOR-VNS

Dear All.

Please see SI-BKG-SNKO568955287-20X40HC-BUSAN-1-4-SINOKOR-VNS and send draft bill to


us as soon as possible.

Thanks a lot.
*******
Vì lô hàng này sử dụng hình thức House bill of lading nên nội dung của Master Bill of Lading sẽ
bao gồm các thông tin về người gửi hàng (Công ty TNHH Tam Sao Việt), người nhận hàng (Công ty

Trang 39
OTLL Co..Ltd), tên tàu, số chuyến, số container và số seal, ngày dự kiến khởi hành, số lượng
container, số lượng bao bì.…
Bước 7: Người chuyên chở gửi Master Bill of Lading và công ty TNHH Tam Sao Việt
kiểm tra
Dựa trên chi tiết bill đã được gửi, hãng tàu Sinokor tiến hành hoàn tất Master Bill of Lading
và gửi bản nháp cho công ty TNHH Tam Sao Việt kiểm tra trước khi in ra bill gốc.
Khi Master Bill of Lading đã hoàn thành, hãng tàu Sinokor sẽ thông báo cho công ty TNHH
Tam Sao Việt đến lấy. Khi đến hãng tàu lấy Master Bill of Lading, công ty TNHH Tam Sao Việt phải
trả tất cả các khoản phí như: thu hộ phí chứng từ hàng xuất, thu hộ Sinokor phí seal, thu hộ Sinokor
phí xếp dỡ, cũng như cước vận tải thể hiện trong háo đơn của hãng tàu.
Bước 8: Kiểm tra Master Bill of Lading và gửi Pre-alert cho đại lí nước hàng đến
Khi đã có đầy đủ bộ chứng từ gốc gồm: Master Bill of Lading và House Bill of Lading, hóa
đơn, Packing list thì công ty tiến hành gửi toàn bộ số chứng từ qua mail cho đại lí ở Hàn Quốc trước
ngày tàu chạy 1 ngày. Việc gửi pre-alert này giúp đại lí nắm được thông tin lô hàng xuất khẩu từ Việt
Nam để liên hệ nhận hàng tại hãng tàu Sinokor ở Hàn Quốc. Đồng thời, công ty OTLL SHIPPING
Co., Ltd liên hệ với người nhận hàng là ngân hàng Kookmin để gửi thông báo hàng đến. Ngân hàng
Kookmin thông báo lại cho người nhận hàng thực sự là công ty K-vanes đến ngân hàng này để hoàn
tất các thủ tục thanh toán, nhận House Bill of Lading và thông báo hàng đến.
Bước 9: Làm C/O (Giấy chứng nhận xuất xứ) nộp Phòng Quản lý Xuất Nhập Khẩu Khu
vực Thành phố Hồ Chí Minh của Bộ Công Thương
Bước này được thực hiện cùng lúc với việc xin giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật. Trước khi
làm hồ sơ xin C/O (Giấy chứng nhận xuất xứ), công ty phải kê khai thông tin trên mẫu CO form AK
bằng tiếng Anh và đánh máy. Nội dung khai phải phù hợp với tờ khai hải quan đã làm thủ tục hải quan
và các chứng từ khác như vận đơn, hoá đơn thương mại và biên bản kiểm tra xuất xứ (trong trường
hợp có yêu cầu kiểm tra). Nội dung kê khai mẫu AK cụ thể như sau:
- Ô số 1: Ghi tên giao dịch của nhà xuất khẩu, địa chỉ, tên quốc gia xuất khẩu
- Ô số 2: Ghi tên người nhận hàng, địa chỉ, tên nước.
- Ô trên cùng bên phải: do Tổ chức cấp C/O (Giấy chứng nhận xuất xứ) ghi. Số tham chiếu gồm
13 kí tự. chia làm 5 nhóm, chi tiết cách ghi như sau:
 Nhóm 1: 02 kí tự “VN” (viết in hoa) là viết tắt của hai chữ Việt Nam.
 Nhóm 2: 02 kí tự (viết in hoa) “KR” là viết tắt tên nước nhập khẩu Hàn Quốc.
 Nhóm 3: 02 kí tự, thể hiện năm cấp C/O (Giấy chứng nhận xuất xứ).
 Nhóm 4: 02 kí tự, thể hiện tên Tổ chức cấp C/O (Giấy chứng nhận xuất xứ) theo danh sách
được Bộ Công Thương ủy quyền, với mã số 02 cho Phòng quản lí xuất nhập khẩu khu vực
Thành phố Hồ Chí Minh.
 Nhóm 5: 05 kí tự, thể hiện số thứ tử của mẫu AK.
 Giữa các nhóm 3, 4, 5 có dấu gạch chéo “/”.
- Ô số 3: Ngày khởi hành, tên phương tiện vận tải và tên cảng bốc dỡ hàng.

Trang 40
- Ô số 4: Để trống. Sau khi nhập khẩu hàng hóa, cơ quan hải quan tại cảng hoặc địa điểm nhập
khẩu sẽ đánh dấu thích hợp trước khi gửi lại cho Tổ chức đã cấp C/O (Giấy chứng nhận xuất
xứ) này.
- Ô số 5: danh mục hàng hóa
- Ô số 6: kí kiệu và số hiệu của kiện hàng.
- Ô số 7: số kiện hàng, loại kiện hàng, mô tả hàng hóa (bao gồm số lượng và mã HS của nước
nhập khẩu).
- Ô số 8: Điền “WO” (Hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước xuất
khẩu).
- Ô số 9: trọng lượng cả bì của hàng hóa (hoặc số lượng khác) và giá trị FOB.
- Ô số 10: Số và ngày của hoá đơn thương mại.
- Ô số 11:
 Dòng thứ nhất ghi chữ “Vietnam”
 Dòng thứ hai ghi đầy đủ tên nước nhập khẩu.
 Dòng thứ ba ghi địa điểm cấp, ngày tháng năm và chữ kí của người được ủy quyền kí cấp.
- Ô số 12: Để trống
- Ô số 13: Đánh dấu (√) vào một ô, hai ô hoặc ba ô tương ứng đối với các trường hợp “Third-
Country Invoicing” (hóa đơn nước thứ ba), “Exibition” (hàng tham dự triển lãm), “Back to
back C/O” (C/O giáp lưng).
Sau khi đã khai đầy đủ trên mẫu AK, công ty chuẩn bị bộ hồ sơ xin cấp như sau:
- Đơn xin cấp: Điền đầy đủ các ô trên đơn và có dấu, chữ ký của người có thẩm quyền của doanh
nghiệp.
- Bộ mẫu AK đã được kê khai hoàn chỉnh (bao gồm 01 bản chính và 02 bản sao).
- Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại): 1 bản gốc do doanh nghiệp phát hành.
- Tờ khai Hải quan hàng xuất khẩu: đã hoàn thành thủ tục hải quan (1 bản sao có mộc đỏ, chữ
ký của người có thẩm quyền của doanh nghiệp và dấu “Sao y bản chính”)

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, công ty nộp và chờ được cấp C/O (Giấy chứng nhận xuất xứ)
Mẫu AK. thời gian làm việc theo qui định là không quá 3 ngày làm việc kể từ thời điểm người đề nghị
cấp nộp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.

Bước 10: Làm House Bill of Lading gửi cho khách hàng kiểm tra
Khi đã có thông tin đầy đủ và những chứng từ có liên quan đến lô hàng của công ty TNHH
Cung Ứng Việt Nam như: Commercial Invoice, Packing List.…thì công ty TNHH Tam Sao Việt sẽ
tiến hành làm House Bill of Lading.
Trên House Bill of Lading sẽ bao gồm các thông tin về công ty TNHH Cung Ứng Việt Nam,
người nhận hàng (theo lệnh của ngân hàng Kookmin Bank) và bên thông báo (công ty K-vanes), các
thông tin như số container, số seal, số lượng container, loại container, cảng đến, tên tàu, số chuyến,
ngày đi dự kiến,…đều phải trùng khớp với Master Bill of Lading của hãng tàu.

Trang 41
Tuy nhiên, công ty TNHH Tam Sao Việt sẽ làm House Bill of Lading nháp trước để gửi cho
công ty TNHH Cung Ứng Việt Nam kiểm tra và tiến hành xuất House Bill of Lading gốc khi công ty
TNHH Cung Ứng Việt Nam xác nhận không có lỗi trên House Bill of Lading nháp.
2.5.1.4. Giai đoạn 4 – Theo dõi lô hàng.
Bước 1: Theo dõi lô hàng sau khi tàu đi
Hàng hóa sau khi thông quan phải được vào sổ tàu để chứng nhận thực xuất. Ngay sau khi
hàng hóa được đưa lên tàu và rời khỏi cảng, bộ phận chứng từ của công ty sẽ tiến hành việc theo dõi,
giám sát tình trạng lô hàng. Việc giám sát này nhằm mục đích theo dõi lô hàng đang ở vị trí nào, dư
kiến ngày hàng đến trong bao lâu cũng như kịp thời biết được các sự cố có xảy ra với lô hàng trong
suốt quá trình vận chuyển.
Việc theo dõi lô hàng được thực hiện bằng cách truy cập vào website của công ty Sinokor:
http://www.sinokor.co.kr/ chọn E-service, sau đó chọn location, trong mục location chọn cargo
tracking, nhập số container vào ô container No. sẽ có thông tin về container đó.
Bước 2: Xác nhận việc đại lí nhận hàng ở cảng đến
Sau khi thực hiện giám sát lô hàng và nắm được ngày dự kiến hàng đến cảng Busan. Hàn
Quốc, công ty liên hệ với đại lí đê thông báo về lô hàng sắp đến và phụ trách lô hàng đó cho đến khi
người nhận hàng thực sự là công ty K-vanes ở cảng đến hoàn tất việc nhận hàng. Đây được xem như
là bằng chứng giao hàng để tránh trường hợp phát sinh các tranh chấp sau này. Trong trường hợp hàng
hóa bị thất thoát hay người nhận hàng có đầy đủ bộ chứng từ nhưng không nhận được hàng thì công
ty OTLL SHIPPING Co., Ltd sẽ chịu trách nhiệm.
Bước 3: Thông báo khách hàng khi hàng đến tay người nhận thực sự
Sau khi người nhận hàng thực sự ở Hàn Quốc là công ty K-vanes hoàn tất các thủ tục cần thiết
để nhận hàng, đại lí sẽ gửi email thông báo cho công ty biết người nhận hàng đã nhận hàng.
Công ty nhận được thông báo từ đại lí sẽ liên hệ với công ty TNHH Cung Ứng Việt Nam bằng
email để thông tin về việc người nhận hàng ở Hàn Quốc đã nhận hàng. Đây là bằng chứng cho việc
nhận hàng của người nhận hàng ở Hàn Quốc và là cơ sở để công ty TNHH Cung Ứng Việt Nam nhận
thanh toán tiền hàng từ người nhận hàng ở Hàn Quốc.
2.5.1.5. Giai đoạn 5 – Thanh toán và lưu hồ sơ.
Sau khi hoàn thành xong thủ tục thông quan và vào sổ người giao nhận phải kiểm tra và sắp
xếp lại các chứng từ thành 1 bộ hoàn chỉnh, người giao nhận sẽ trả lại chứng từ cho khách hàng và
công ty cũng lưu lại 1 bộ. Đồng thời, kèm theo đó là 1 bản Debit Note (giấy báo nợ, 1 bản cho khách
hàng, 1 bản cho công ty) trên đó gồm: các khoản chi phí mà công ty đã nộp thay khách hàng có hóa
đơn đỏ, phí dịch vụ vận chuyển, các chi phí khác. Sau đó, Giám đốc kí tên và đóng dấu vào giấy báo
nợ này. Người giao nhận mang toàn bộ chứng từ cùng với Debit Note để nhận thanh toán từ khách
hàng.

Trang 42
Đánh giá quy trình tổ chức thực hiện nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu nguyên
container bằng đường biển tại công ty TNHH Tam Sao Việt
2.5.2.1. Ưu điểm
- Việc tìm kiếm khách hàng là vô cùng quan trọng, vì thế công ty luôn khuyến khích các nhân
viên sales nên tìm kiếm những khách hàng tiềm năng lâu dài và có nguồn hàng ổn định, cần
hạn chế khách hàng nhỏ lẻ chỉ mang tính thời vụ mà không mang lại lợi nhuận cao.
- Chứng từ có liên quan đến lô hàng xuất được bên khách hàng cung cấp đầy đủ, nhanh chóng.
- Cơ cấu tổ chức nhân sự tối giản, tạo điều kiện cho hoạt động trong công ty được quản lí tốt và
linh hoạt.
- Công ty đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu, xây dựng thương hiệu dựa trên uy tín, do đó
tạo được niềm tin ở khách hàng.
- Mối quan hệ rộng rãi của Giám đốc và Quản lí, cùng với sự năng động và khả năng giao tiếp
tốt giúp cho việc khai thác khách hàng được thuận lợi hơn.
- Giữa các nhân viên và các bộ phận có sự phối hợp chặt chẽ, đoàn kết với nhau.
- Bộ phận giao nhận là người trẻ, năng động, nhiệt tình trong công việc, nắm vững nghiệp vụ
hải quan.
- Quy trình tổ chức thực hiện nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu nguyên container bằng
đường biển tại công ty TNHH Tam Sao Việt khá hợp lí, các giai đoạn được phân chia rõ ràng,
từ khâu tìm kiếm khách hàng, book tàu, thực hiện thủ tục hải quan, làm chứng từ đến vận tải
và theo dõi lô hàng, thanh toán. Giữa các bộ phận có sự phối hợp nhịp nhàng, hỗ trợ lẫn nhau
để chăm sóc cho lô hàng của khách hàng.
- Công ty có mối quan hệ tốt với các hãng tàu chuyên đi tuyến Hàn Quốc, đặc biệt là Sinokor
nên lô hàng trên được hưởng mức cước vận tải ưu đãi, chất lượng dịch vụ tốt, tàu không bị trì
hoãn, đi đến cảng đến đúng thời gian dự kiến. Việc trao đổi thông tin giữa nhân viên hãng tàu
Sinokor và công ty diễn ra thoải mái, trên tinh thần hợp tác. Các chứng từ được hoàn thành
kịp thời, khi có sai sót thì nhanh chóng được sửa đổi.
- Việc giám sát tình trạng của lô hàng có sự hỗ trợ từ hệ thống theo dõi (tracking and tracing)
từ phía hãng tàu Sinokor nên công ty luôn cập nhật được tình hình vận chuyển của lô hàng để
cung cấp cho công ty TNHH Cung Ứng Việt Nam.
- Vì Master Bill of Lading và House Bill of Lading ở dạng surrender (chỉ cần Điện giao hàng
chứ không cần Chứng từ gốc), nên thuận tiện cho việc gửi vận đơn thông qua mail, giảm chi
phí gửi trực tiếp bằng đường bưu điện hoặc đường hàng không.
- Đại lí OTLL SHIPPING Co., Ltd ở Hàn Quốc hoàn thành đúng trách nhiệm của mình, từ việc
nhận hàng ở cảng đến và thông báo kịp thời cho ngân hàng Kookmin kịp xử lí để lô hàng đến
tay người nhận thực sự. Vốn dĩ là một đại lí lâu năm nên sự phối hợp giữa hai bên đã trở nên
trơn tru, khi có vấn đề phát sinh lập tức được đưa ra trao đổi qua mail và giải quyết nhanh
chóng.
- Công ty sử dụng công cụ mail Outlook nội bộ và các thành viên trong từng bộ phận có địa chỉ
mail riêng biệt, nên vừa thuận tiện trong việc theo dõi tiến độ công việc vừa có thể bổ sung hỗ
trợ lẫn nhau trong quá trình xử lí lô hàng.

Trang 43
2.5.2.2. Nhược điểm
- Kho bãi ở cảng bừa bộn, bố trí chưa hợp lí nên gây khó khăn trong việc tìm kiếm container
rỗng.
- Các phí như phí kho bãi, cước container, vận tải, xăng dầu, bốc dỡ…còn cao nên tác động tới
chi phí lưu thông của công ty dẫn đến giảm hiệu quả kinh doanh.
- Quá trình giao nhận hàng hóa trong công ty diễn ra theo một chuỗi liên tiếp, cho nên nếu một
khâu bị trục trặc sẽ tác động tới những bộ phận khác, gây thiệt hại cho công ty.
- Trong trường hợp có nhiều hợp đồng, các bộ phận của công ty phải làm việc với cường độ
cao, bị áp lực về thời gian.
- Vẫn có những khoản chi tiêu cực trong quá trình làm thủ tục hải quan nên lợi nhuận bị giảm
và có tác động xấu tới những nhân viên trực tiếp thực hiện do kê khai vượt quá số tiền đã chi,
công ty thì rất khó kiểm soát.
- Tính tương tác của website công ty với khách hàng chưa cao, chưa giúp khách hàng có thể
truy cập và tìm hiểu, chủ động liên hệ với công ty để được tư vấn dịch vụ giao nhận vận tải
biển quốc tế, mà chỉ dừng lại ở việc cung cấp thông tin sơ lược về công ty, các lĩnh vực kinh
doanh chính, chưa có công cụ theo dõi lô hàng của chính website hoặc ít nhất là đường dẫn
sang website của các hãng tàu, nhìn chung còn khá thô sơ. Chính vì vậy, việc tìm kiếm khách
hàng chỉ mới dừng lại từ phía công ty chứ khách hàng chưa thông qua website mà liên hệ dịch
vụ giao nhận với công ty và tiện ích từ website trong thời đại công nghệ hiện nay còn thấp nên
khó có thể tạo ấn tượng với khách hàng.
- Do chưa trang bị hệ thống vận tải nội địa, nên dịch vụ vận tải trong nước, cụ thể là việc đưa
container từ ICD Transimex sang nhà kho của công ty TNHH Cung Ứng Việt Nam để làm
hàng và chở ngược lại từ nhà kho sang cảng Cát Lái phải thuê ngoài dẫn đến sự tăng thêm chi
phí và rủi ro cho công ty mặc dù các hãng vận tải cũng đã làm việc lâu năm (các sự cố như tai
nạn giao thông, container bị lật, đổ.…) do trách nhiệm của công ty cũng bao gồm cả quá trình
vận tải nội địa.

Trang 44
Chương 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO QUY TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN NGHIỆP VỤ
GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT KHẨU NGUYÊN CONTAINER BẰNG
ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN TAM SAO VIỆT
3.1. Thuận lợi và khó khăn đối với hoạt động tổ chức thực hiện nghiệp vụ giao nhận hàng hóa
xuất khẩu nguyên container bằng đường biển tại công ty TNHH Tam Sao Việt
Thuận lợi
- Giám đốc và Quản lí của công ty là những người giàu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao,
nắm bắt được những biến động của thị trường một cách nhanh chóng, có định hướng rõ ràng
nên đã và đang đưa công ty ngày một đi lên.
- Đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, nhiệt huyết và có trách nhiệm với công việc được giao, ý
thức tập thể cao, gắn bó, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc cũng như cuộc sống.
- Trụ sở làm việc của công ty rất gần các cảng chính nên rất thuận tiện và tiết kiêm được chi phí
đi lại làm hàng.
- Công ty đặt ra quy tắc kinh doanh là dựa vào khách hàng, khách hàng là trung tâm, uy tín của
công ty được xây dựng dựa trên lòng tin của khách hàng.
- Người đứng đầu công ty có mối quan hệ rộng với khách hàng, đối tác và hãng tàu.
- Chính phủ và Nhà nước dành sự quan tâm đặc biệt cho sự phát triển của ngành giao thông vận
tải bằng việc đầu tư nhiều vào xây dựng các cảng biển, hệ thống kho bãi, phương tiện phục vụ
cho giao nhận hàng hóa bằng đường biển, ngoài ra cơ sở hạ tầng đường sá không ngừng được
nâng cấp, Chính sách của Nhà nước là khuyến khích xuất khẩu, mang lại nguồn thu ngoại tệ
lớn cho đất nước.
- Nền kinh tế tăng trưởng nhanh dẫn đến nhu cầu vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu và giao
lưu ngoại thương ngày càng tăng.
- Các đối thủ cạnh tranh xuất hiện ngày càng nhiều khiến cho công ty phải không ngừng trau
dồi nghiệp vụ và chuyên môn của mình để phục vụ khách hàng tốt hơn, đồng thời cũng nâng
cao được năng lực cạnh tranh của công ty.
- Quy trình thủ tục hải quan ngày càng được rút gọn, tối giản, cắt bỏ những bước, thủ tục không
cần thiết, điều này giúp cho công ty tiết kiệm được thời gian và chi phí làm hàng, giảm thiểu
được rủi ro phát sinh.
Khó khăn
- Chính sách của Nhà nước nhiều khi còn bất cập, chồng chéo gây khó khăn cho công ty. Môi
trường pháp lí của nước ta không ổn định, những thông tư, công văn, luật,…thay đổi thường
xuyên, những quy chế pháp lí về kinh doanh giao nhận chưa rõ ràng, thủ tục hải quan còn trì
trệ trong khâu xét duyệt hồ sơ, nội dung của các văn bản của các bộ ngành ban hành liên quan
đến xuất nhập khẩu còn mâu thuẫn, gây băn khoăn cho công ty.
- Hệ thống cơ sở hạ tầng còn yếu kém, mạng lưới vận tải chưa hoàn thiện, quy hoạch giao thông
chưa hợp lí, gây ra nhiều khó khăn cho công ty khi vận tải hàng.
- Các đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều và mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt: công ty có
nhiều đối thủ cạnh tranh lớn như công ty Cổ Phần Giao Nhận Quốc Tế KUNNA, công ty
TNHH Giao Nhận Vận Tải Biển Liên Anh,…họ có những lợi thế riêng về cơ sở vật chất, mạng

Trang 45
lưới rộng, tiềm lực mạnh về tài chính và đội ngũ nhân viên lành nghề…Như vậy, một thị
trường công ty hoạt động nhưng lại có đến rất nhiều công ty chia sẻ lợi nhuận.
- Công ty còn phải thuê ngoài dịch vụ vận tải nội địa nên làm gia tăng chi phí làm hàng của
công ty.
- Do hoạt động giao nhận có tính thời vụ nên sự điều phối nhân sự rất quan trọng. Tuy nhiên,
công ty vẫn chưa làm tốt công tác này. Khi vào mùa vận chuyển cao điểm (gần Tết âm lịch),
khối lượng công việc bộ phận kinh doanh và chứng từ phải đảm nhận khá nhiều, trong khi vào
mùa thấp điểm, mức độ chênh lệch công việc giữa bộ phận chứng từ và bộ phận kinh doanh
khá lớn. Gây ra khó khăn cho tính hiệu quả và đảm bảo tiến độ của công việc.
- Việc ứng dụng công nghệ thông tin ở công ty còn thấp, trang web không được nâng cấp, các
tiện ích như tra cứu thông tin lô hàng, cập nhật giá cước, tỉ giá chưa có, gây ra điểm bất lợi
trong việc cung cấp thông tin cho khách hàng.
- Trình độ nghiệp vụ của nhân viên công ty nếu so sánh với mặt bằng chung thì khá tốt, tuy
nhiên so sánh với các đồng nghiệp trong khu vực và trên thế giời thì trình độ các nhân viên
vẫn còn hạn chế, non yếu, chưa thể đáp ứng yêu cầu hội nhập.
3.2. Giải pháp nâng cao quy trình tổ chức thực hiện nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu
nguyên container bằng đường biển tại công ty TNHH Tam Sao Việt.
Nâng cao nguồn nhân lực.
- Mục đích: Cải thiện về cả chất lượng và số lượng cho nguồn nhân lực công ty.
o Hiện nay, cả nước có khoảng 1.400 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics
mà chủ yếu là trong các khâu giao nhận, vận tải, kho bãi, cảng biển, xếp dỡ, kho phân
phối, đại lí thủ tục hải quan và các dịch vụ khác. Thế nhưng, Việt Nam lại chưa có
nhiều cơ sở đào tạo chuyên nghiệp về logistics. Nguồn nhân lực của doanh nghiệp
logistics Việt Nam chủ yếu là tự đào tạo theo kinh nghiệm thực tế, mức độ chuyên
nghiệp còn kém. Khi nền kinh tế trở nên ngày càng hội nhập, các doanh nghiệp vừa và
nhỏ sẽ phải đối mặt với vấn đề thiếu hụt nhân lực giỏi do sức hút đến từ các công ty
nước ngoài hoặc do những người giỏi tự thành lập công ty riêng.
o Trong tình thế đó, việc ưu tiên đào tạo và nâng cao chất lượng cũng như số lượng
nguồn nhân lực sẽ giúp cho công ty có được lợi thế và sẵn sàng cho sự cạnh tranh đến
từ những doanh nghiệp cùng ngành. Đồng thời, việc nâng cao nhân lực cũng đồng
nghĩa nâng cao chất lượng dịch vụ và sẽ giúp công ty tạo nên thương hiệu vững chắc
trên thị trường.
o Nhìn lại vào quy trình thực hiện một lô hàng xuất khẩu của Tam Sao Việt, ta có thể
thấy rằng một nhân viên phải làm quá nhiều khâu và thiếu tính chuyên môn hóa trong
công việc. Điều này rất dễ dẫn đến việc mắc lỗi và không quản lý tốt toàn bộ công việc,
làm ảnh hưởng đến những khâu khác trong quy trình. Điều này càng cho thấy việc
nâng cao nguồn nhân lực hiện tại là rất cấp bách với công ty và sẽ giúp công ty không
chỉ giải quyết được các vấn đề hiện tại mà còn là các vấn đề dài hạn.

Trang 46
- Kế hoạch thực hiện:
o Chú ý khâu tuyển dụng đầu vào của công ty, có chế độ tuyển dụng hợp lí để thu hút
các nhân viên có trình độ nghiệp vụ vững vàng, có kiến thức chuyên ngành để nâng
cao tính chuyên nghiệp của hoạt động giao nhận.
o Nâng cao trình độ cho mỗi nhân viên bằng các khóa nghiệp vụ ngắn hạn hoặc dài hạn,
đồng thời tạo điều kiện cho nhân viên có môi trường làm việc tốt hơn, có ý thức chia
sẻ, gắn bó lâu dài với công ty hơn. Để làm được điều này công ty cần có quy chế đãi
ngộ, điều kiện rõ ràng, thưởng phạt thích đáng để các nhân viên phát huy hết khả năng
của mình.
o Các nhân viên cần tích cực học hỏi để nâng cao nghiệp vụ. Bên cạnh sự cẩn thận, chính
xác trong việc lập - lưu chứng từ, các nhân viên phải luôn cập nhật các kiến thức, thông
tin mới về giao nhận, nắm bắt sự thay đổi của luật pháp quốc tế, cũng như luật pháp
các quốc gia về giao nhận, bảo hiểm, hải quan, vận tải. Bên cạnh đó, các nhân viên
cũng phải nắm được tập quán buôn bán của từng vùng, từng khu vực của các cảng.
- Chi phí dự kiến:
o Tuyển dụng thêm nhân viên: Đề xuất công ty tuyển thêm 2 nhân viên chuyên về mảng
Thủ tục hải quan và Điều độ đầu kéo Container để chia sẻ công việc với bộ phận kinh
doanh, từ đó các bộ phận có thể chuyên môn hóa vai trò của mình và làm tốt hơn công
việc được giao. Mức lương phù hợp với tình hình công ty hiện tại là 4.500.000
VND/tháng và có phụ cấp cũng như thưởng làm hàng cho mỗi lô hàng với mức 100.000
VND.
o Đào tạo nâng cao tay nghề cho nhân viên: Để nhân viên tham gia các khóa học ngắn
ngày với mức chi phí 1.000.000 – 1.500.000 VND/khóa tùy thuộc từng khóa học cho
mỗi bộ phận.
- Hiệu quả đem lại: với một đội ngũ nhân viên lành nghề và chuyên môn hóa hơn, công ty sẽ có
thể tự tin tiến sâu hơn vào các thị trường mới cũng như đảm bảo sự ổn định về chất lượng dịch
vụ. Năng suất của mỗi nhân viên được tăng lên cũng đồng nghĩa với sự hài lòng của khách
hàng sẽ tăng theo và giúp cho uy tín công ty trên thị trường ngày càng được củng cố hơn nữa.
Ngoài ra, việc cải thiện chất lượng nhân sự cũng sẽ giúp công ty giảm thiểu việc gặp phải
những vấn đề phát sinh cũng như việc mắc lỗi khiến cho quy trình làm việc bị gián đoạn.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin:
- Mục đích: Nâng cao tính tương tác trực tuyến giữa khách hàng và công ty, nâng cao tính
chuyên nghiệp của công ty và đồng thời nâng cao năng suất làm việc của nhân viên, cũng như
giúp nhà quản trị quản lý tốt hơn các hoạt động kinh doanh.
o Trong lĩnh vực logistics, việc sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin được xem
như một chứng chỉ về độ tin cậy và sự chuyên nghiệp của một doanh nghiệp. Thế
nhưng, ở thời điểm hiện tại, các doanh nghiệp logistics Việt Nam vẫn còn rất xem nhẹ
vấn đề này và chủ yếu dùng các phương pháp quản lý thủ công. Một vài nhà cung cấp
dịch vụ logistics lớn ở Việt Nam như APL Logistics, Maesk Logistics đều đang sử
dụng các hệ thống quản lý điện tử, cung cấp cho khách hàng khả năng nhìn thấy

Trang 47
(visibility) và kiểm soát được đơn hàng của mình một cách chủ động. Việc ứng dụng
thương mại điện tử (bao gồm dữ liệu điện tử - EDI, vận đơn điện tử, chứng từ điện tử,
hóa đơn điện tử…) của các doanh nghiệp logistics Việt Nam hiện tại còn rất yếu và
thua kém quá nhiều so với các doanh nghiệp nước ngoài, không có khả năng liên kết
với các mạng lưới logistics khác. Đó cũng chính là lý do dẫn đến việc các doanh nghiệp
logistics Việt Nam đa phần chỉ hoạt động với quy mô trung bình hoặc nhỏ, cung cấp
các dịch vụ đơn lẻ và làm đại lý cho các doanh nghiệp logistics nước ngoài.
o Có thể thấy rằng website của công ty hiện tại chỉ trình bày các thông tin căn bản, cập
nhật chậm, có những thông tin không hề thay đổi trong vài năm, thiếu hẳn các tiện ích
mà các khách hàng cần cho dịch vụ logistics như theo dõi đơn hàng, cập nhật lịch tàu
theo tuần/tháng, cập nhật thông tin chứng từ…
o Hệ thống liên lạc của công ty còn đơn giản như qua email, điện thoại để trao đổi thông
tin, gửi và nhận chứng từ với khách hàng, hải quan, đại lí, fax thì rất ít khi sử dụng đến
mặc dù fax đã phổ biến trên thế giới từ lâu.
- Kế hoạch thực hiện:
o Công ty nên sử dụng phần mềm cho phép sắp xếp, cập nhật tình trạng lô hàng, giá cước
cho khách hàng, để tăng độ cạnh tranh giá và phân loại chất lượng dịch vụ từ các hãng
tàu khác nhau.
o Thành lập Nhóm liên hệ (Group chat) với từng khách hàng thông qua các ứng dụng
miễn phí như Zalo, Viber, Messenger… Với mỗi nhóm sẽ bao gồm các thành viên:
nhân viên chứng từ, nhân viên kinh doanh, giám đốc của Tam Sao Việt, nhân viên đại
diện phía Khách hàng và giám đốc công ty khách hàng (nếu cần thiết). Với mô hình
như vậy, công việc sẽ đảm bảo không bị trễ do có sự nhắc nhở và theo dõi liên tục từ
các bên. Mô hình này cũng sẽ làm tăng sự chuyên nghiệp và minh bạch trong quy trình
làm việc của công ty, giúp nhà quản lý nắm bắt tốt hơn từng khách hàng cũng như mức
độ hiệu quả công việc của từng nhân viên.
- Chi phí thực hiện:
o Phần mềm quản lý Logistics: Winta Logistics V4.5. Đây là phần mềm giúp quản lý
bao quát mọi khâu trong chuỗi hoạt động logistics, giao diện dễ sử dụng và có khả
năng lưu trữ thông tin đa dạng. Chi phí cài đặt của phần mềm này là miễn phí. Chi phí
sử dụng sẽ được phân chia thành nhiều bậc tùy thuộc vào chức năng mà doanh nghiệp
muốn sử dụng. Dựa trên tình hình công ty hiện tại, đề xuất phù hợp là sử dụng gói
Silver Member với các chức năng quản lý vận tải container nội địa, quản lý giá cước
vận tải, quản lý hóa đơn, thiết lập tuyến đường và lập báo cáo dựa trên dữ liệu có sẵn.
Mức phí sử dụng sẽ là 10.000.000 VND/năm, phù hợp với tình hình tài chính của công
ty.
o Nâng cấp website: Hiện tại, website cần thêm các chức năng tư vấn online, theo dõi lô
hàng, cập nhật giá cước của tất cả nhà cung cấp phù hợp và mục Mẫu văn bản hành
chính để có thể tăng khả năng tương tác và đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách tốt
nhất. Theo như báo giá từ Công ty TNHH Công nghệ TAKA, mức giá cho các nhu cầu
như bên trên sẽ là 15.000.000 VND, doanh nghiệp có thể tự do và dễ dàng cập nhật
Trang 48
thông tin mà không cần tuyển thêm nhân viên IT, website sẽ được bảo trì mỗi 3 tháng
để đảm bảo sự ổn định.
- Hiệu quả đem lại: Với một thị trường có tính cạnh tranh gay gắt như hiện tại, việc đem đến
những ứng dụng công nghệ sẽ giúp công nâng cao sự chuyên nghiệp của chính mình, từ đó
đem lại sự tin tưởng ở những khách hàng mới và sự an tâm đối với các khách hàng quen thuộc.
Ở thời kỳ công nghệ, website được xem như bộ mặt công ty, một website có đầy đủ thông tin
và có đầy đủ chức năng sẽ giúp công ty tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ và cũng giúp
khách hàng dễ dàng lựa chọn dịch vụ của công ty hơn.
Cải thiện dịch vụ chăm sóc khách hàng sau bán hàng:
- Mục tiêu: hiểu rõ hơn nhu cầu của khách hàng, giữ mối quan hệ thân thiết với khách hàng và
biến khách hàng trở thành khách hàng trung thành.
o Như đã đề cập ở trên, các doanh nghiệp logistics Việt Nam hiện tại vẫn chưa cung cấp
được các dịch vụ logistics hoàn chỉnh mà chỉ đảm nhận vai trò đại lý, vệ tinh cho các
doanh nghiệp logistics nước ngoài. Những dịch vụ mang lại giá trị cao như đóng gói,
quản lý đơn hàng, quản lý chuỗi logisctics (4PL - 4th Party Logistics) … và đặc biệt là
dịch vụ trọn gói “door-to-door’ vẫn chưa được quan tâm. Do đó, bên cạnh việc tự nâng
cao năng lực cạnh tranh dựa trên khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng, các doanh
nghiệp logistics còn cần biết cách tạo cho khách hàng sự tin tưởng và an tâm sau mỗi
dịch vụ để có thể dần đảm nhận vai trò lớn hơn trong chuỗi cung ứng của khách hàng.
o Thị trường logistics Việt Nam luôn được đánh giá là cung vượt quá cầu. Khách hàng
có nhiều sự lựa chọn cho cùng một nhu cầu, hay nói cách khác là khách hàng dễ dàng
thay đổi nếu như cảm thấy không thoải mái với dịch vụ hiện tại. Vì vậy, ngoài những
lợi thế cạnh tranh về giá cả và chất lượng dịch vụ, việc chăm sóc khách hàng sau bán
hàng đóng vai trò rất quan trọng trong việc công ty sẽ có thể giữ được khách hàng bao
lâu và đi được xa như thế nào trong toàn bộ chuỗi cung ứng của khách hàng.
- Kế hoạch thực hiện:
o Tổ chức các buổi gặp mặt trực tiếp giữa khách hàng đã sử dụng dịch vụ của công ty và
Giám đốc, nhằm xây dựng thêm mối quan hệ chặt chẽ, đồng thời công ty cũng sẽ giới
thiệu thêm được các dịch vụ mới nhằm tranh thủ sự ủng hộ của khách hàng.
o Có kế hoạch thăm viếng các khách hàng hiện có cũng như các khách hàng tiềm năng
ít nhất 1 lần / quý, mục đích nhằm kịp thời nắm bắt những khó khăn của khách hàng
cũng như tìm hiểu những nhu cầu mới của họ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày tốt hơn cho
khách hàng. Trong những cuộc thăm viếng khách hàng, nhiệm vụ của bộ phận kinh
doanh là cung cấp và phổ biến thông tin về những dịch vụ hiện có cũng như những
dịch vụ mới mà công ty dự định giới thiệu ra thị trường, chú ý thiết kế các món quà
tặng có logo và biểu ngữ riêng nhằm xây dựng hình ảnh công ty thân thiện trong mắt
khách hàng.
- Chi phí thực hiện:
o Lập quỹ chăm sóc khách hàng cho mỗi nhân viên kinh doanh tùy vào lượng hàng của
mỗi khách hàng và nhu cầu gặp mặt giữa nhân viên kinh doanh với khách hàng.

Trang 49
o Hoa hồng cho Khách hàng: 10 USD /container
- Hiệu quả đem lại: việc thấu hiểu khách hàng hơn sẽ giúp công ty nắm bắt rõ về nhu cầu và
tính cách của từng khách hàng và đưa ra kế hoạch chăm sóc khách hàng cũng như các điều
khoản phù hợp với nhu cầu ấy. Điều này làm cho quy trình sẽ giảm thiểu được những rắc rối
phát sinh vì ngay từ đầu những rắc rối đó đã được lên kế hoạch xử lý rồi.
Một số biện pháp dài hạn:
- Đầu tư xúc tiến thương mại:
o Bộ phận kinh doanh phải luôn tăng cường công tác marketing, tìm kiếm khách hàng,
liên hệ trực tiếp với khách hàng có nhu cầu về giao nhận vận tải.
o Xúc tiến thương mại với một doanh nghiệp dịch vụ bao gồm các hoạt động về quảng
cáo và quan hệ khách hàng.
o Về quảng cáo, công ty có thể quảng cáo trên báo, áp phích, công ty chỉ cần quảng cáo
thường xuyên mà không cần quá phô trương.
o Các nhân viên của công ty thường xuyên đưa báo giá, tờ rơi, thuyết phục khách hàng.
Không chỉ thường xuyên gặp trực tiếp khách hàng để tìm hiểu những nhu cầu, đòi hỏi
của khách hàng đối với dịch vụ của công ty, những cuộc trao đổi này giúp công ty và
khách hàng tin tưởng và hiểu nhau hơn. Công ty cần có chính sách hoa hồng cho khách
hàng một cách thỏa đáng, những khách hàng lớn có số lượng hàng ổn định được hưởng
mức giá ưu đãi, quan tâm đến khách hàng khi ốm đau, thai sản, hiếu hỉ, …để giành
được sự ủng hộ của khách hàng.
- Đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất kĩ thuật: Trong tương lai, công ty nên đầu tư trang bị đội
xe, kho bãi riêng, thu hút và huấn luyện các tài xế giỏi, có chế độ đãi ngộ hợp lí nhằm bổ
sung thêm nhiều dịch vụ mới, thu hút thêm các khách hàng, đem lại nguồn lợi mới cho
công ty. Với mục tiêu có thể cung cấp những dịch vụ trọn gói về logistics thì việc nâng
cấp cơ sở vật chất sẽ mang tính quyết định và là điều kiện cần thiết để công ty có thể vươn
xa hơn trong lĩnh vực logistics.
3.3. Một số đề xuất đối với Nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp
Đối với Nhà nước
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của hải quan cảng:
 Công chức hải quan cần hướng dẫn cụ thể cho doanh nghiệp, khi được phân nhiệm vụ,
công chức cần nhanh chóng làm việc để đảm bảo tiến độ công việc giúp doanh nghiệp
hoàn thành lô hàng, tránh tình trạng bị trễ, rớt tàu.
 Cần có biện pháp xử lí nghiêm khắc các trường hợp quấy nhiễu nhằm hạn chế phát sinh
tiêu cực cản trở các doanh nghiệp.
 Các khâu làm thủ tục hải quan mất nhiều thời gian làm ảnh hưởng đến quá trình làm hàng
của công ty. Vì vậy, Nhà nước cần đơn giản hóa thủ tục hải quan theo hướng chuyên môn
hóa, hiện đại hóa giúp việc thông quan hàng hóa nhanh chóng, tránh những phát sinh không
cần thiết.

Trang 50
- Hoàn thiện hệ thống luật pháp và chính sách:
Hệ thống luật về Hàng hải, giao nhận đường biển của nước ta còn chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ,
cần phải hoàn thiện mới tạo cơ sở vững chắc cho hoạt động của cá nhân, doanh nghiệp. Cần sớm hoàn
chỉnh các văn bản dưới luật và các quy định có liên quan đến hoạt động giao nhận vận tải quốc tế.
Nếu nhà nước cải cách và đổi mới hoạt động hải quan sẽ tạo thuận lợi cho hoạt động ngoại thương,
tạo điều kiện lưu thông hàng hóa quốc tế vào và ra ở Việt Nam dễ dàng, nhằm thúc đẩy nhanh chóng
tiến trình tự do hóa thương mại.
- Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ công tác giao nhận vận tải:
 Cơ sở hạ tầng vận tải, đặc biệt vận tải biển và đường bộ tuy có sửa chửa, trang bị thêm các
phương tiện hiện đại nhưng chất lượng vẫn còn thấp trong khu vực và chưa đáp ứng được
nhu cầu hiện tại và lâu dài đối với ngành giao nhận quốc tế ở nước ta.
 Phải đầu tư phát triển hoàn thiện hệ thống thông tin liên lạc, kho bãi, kết nối các trung tâm
kinh tế vào một mạng lưới giao thông hoàn chỉnh để vận chuyển hàng hóa được hiệu quả.
Tập trung xây dựng các cảng biển, cảng hàng không thành một hệ thống, hạn chế đầu tư
tràn lan các cảng khu vực khi chưa có quy hoạch tổng thể.
Hình 3.1 Biểu đồ thể hiện thứ hạng hạ tầng giao thông Việt Nam trên thế giới giai đoạn 2014 –
2015 so với giai đoạn 2015 – 2016.

- Tạo môi trường kinh tế - xã hội thuận lợi:


Để các nhà đầu tư yên tâm đầu tư, chính phủ Việt Nam phải ổn định kinh tế vĩ mô, chính sách
tài khóa, chính sách tiền tệ phải được cân nhắc điều chỉnh sao cho không mất đi nguồn lợi chính đáng

Trang 51
của các nhà đầu tư. Bên cạnh đó phải giữ vững sự ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội để bảo đảm
an toàn về tính mạng, tài sản, bảo đảm quyền lợi cho các nhà đầu tư.
- Định vị dịch vụ giao nhận vận tải trong cơ cấu nền kinh tế:
Qua đó xác định là nhóm ngành dịch vụ cần ưu tiên quy hoạch phát triển dài hạn; gắn với
chiến lược kinh tế biển; hướng tới mục tiêu tăng thị phần thị trường dịch vụ giao nhận vận tải khu vực
Đông Á, Bắc Á, hướng tới thị trường khu vực Hiệp Định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương. Ở đây cần
tập trung vào hai việc:
 Gắn quy hoạch phát triển dịch vụ giao nhận vận tải với quy hoạch cảng biển, khu kinh tế
ven biển; khu công nghiệp, quy hoạch phát triển các cảng hàng không và hệ thống giao
thông kết nối.
 Xây dựng Chương trình quốc gia phát triển dịch vụ giao nhận vận tải với mục tiêu cụ thể,
phân kì phát triển và xây dựng đồng bộ chính sách cho từng mục tiêu phát triển cụ thể.
- Đưa ngành dịch vụ giao nhận vận tải phổ biến tại các trường đại học, cao đẳng song song với
việc xây dựng kĩ năng nghề, Nâng cao tỉ lệ đào tạo nhân lực qua các trường chuyên nghiệp và
giảm dần việc tự đào tạo theo kinh nghiệm, khuyến khích lao động có tay nghề chuyển dịch
trong khu vực.

Đối với cộng đồng doanh nghiệp.


- Các hiệp hội nghề tăng cường kết nối ngang các hoạt động dịch vụ giao nhận vận tải của các
doanh nghiệp theo lợi thế, đẩy mạnh mua bán sát nhập, khuyến khích phát triển mạng lưới
ngoài nước, các dịch vụ giá trị gia tăng, đa phương thức. Hiện tại, với việc các doanh nghiệp
logistics vẫn còn hoạt động nhỏ lẻ làm dẫn đến 2 hệ quả không đáng có trên thị trường: mức
độ cạnh tranh quá gay gắt giữa các công ty với nhau và khách hàng cần tìm nhiều công ty để
có thể đảm nhận được hết các khâu trong chuỗi logistics. Điều này đồng thời làm giảm đi lợi
ích của các công ty dịch vụ logistics khi phải liên tục đưa ra những mức giá cạnh tranh và cũng
làm giảm mức độ chuyên môn hóa trong ngành khi mà các công ty sản xuất lại phải thực hiện
một vài khâu trong chuỗi logistic. Một trong những minh chứng cho tình hình này là việc chi
phí cho logistics của Việt Nam rất cao ở mức 25%-30% tổng GDP và đang cao gấp đôi mức
trung bình của thế giới (15% GDP).
Hình 3.2. So sánh chi phí logistics của Việt Nam với các quốc gia trên thế giới.

Trang 52
Nguồn: http://www.cesti.gov.vn/the-gioi-du-lieu/dich-vu-logistics.html

- Nâng cao tính chuyên nghiệp của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ giao nhận vận tải thông qua
việc áp dụng điều kiện kinh doanh chuẩn và Quy tắc ứng xử chuyên nghiệp của ngành. Việt
Nam hiện tại chưa có cơ sở đào tạo chuyên nghiệp về ngành giao nhận vận tải, việc đào tạo
thường được các công ty thực hiện thông qua kinh nghiệm thực tiễn và theo hình thức người
đi trước truyền lại cho người đi sau. Điều này vừa đem lại lợi nhưng cũng đem lại cái hại cho
nguồn nhân sự của ngành. Với việc được học từ thực tiễn, những người mới sẽ dễ nắm bắt quy
trình hơn và có thể đảm nhận công việc một cách thuần thục bằng cách làm theo những gì
người trước đã làm. Thế nhưng, điều đó lại khiến cho nguồn nhân lực của ngành thiếu đi tính
chuyên nghiệp và thiếu kiến thức nền tảng về ngành, không biết cách giải quyết khi có các vấn
đề phát sinh. Ngoài ra, việc không có một mô hình đào tạo chuẩn cũng làm cho yêu cầu đầu
vào của nguồn nhân lực bị hạ thấp và thiếu tính chọn lọc.

Hình 3.3. Thực trạng các phương pháp đào tạo logistics tại doanh nghiệp.

Nguồn: Báo cáo của Bộ Giao thông vận tải về thực trạng và phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực
logistics tháng 12/2014.

- Hiệp hội chủ hàng giúp chủ hàng tăng cường nhận thức về dịch vụ giao nhận vận tải và chuỗi
cung ứng làm cho sản phẩm hàng hóa mình cạnh tranh hơn trên thị trường, giảm hẳn tập quán
mua CIF bán FOB (thay vào đó là các điều kiện linh hoạt và ít rủi ro hơn) để chủ động và kiểm

Trang 53
soát chuỗi cung ứng của mình. Việt Nam đang trên đà hội nhập, việc tham gia vào một cuộc
chơi lớn mà không nắm rõ luật và vẫn giữ khư khư những quan niệm cũ sẽ khiến cho các
doanh nghiệp Việt Nam bị thất thế khi so với những đối thủ cạnh tranh đến từ các thị trường
năng động khác. Và điều này sẽ ảnh hưởng mạnh đến thị trường logistics vốn vẫn còn khá sơ
khai tại Việt Nam. Một nền kinh tế thiên hướng xuất nhập khẩu một cách chuyên nghiệp sẽ
kéo theo một thị trường logistics đầy tiềm năng và phát triển, và một nền dịch vụ logistics phát
triển sẽ lại giúp đẩy mạnh các hoạt động xuất nhập khẩu. Việc tổ chức các diễn đàn để làm nơi
trao đổi, cập nhật thông tin, tìm hiểu gặp gỡ lẫn nhau của các doanh nghiệp dịch vụ giao nhận
vận tải và doanh nghiệp thương mại sẽ giúp các bên cùng cập nhật tình hình thị trường, để từ
đó có được sự hợp tác đôi bên cùng có lợi.

Trang 54
KẾT LUẬN
Ngành giao nhận vận tải ở nước ta ngày càng phát triển trong bối cảnh đất nước hội nhập mạnh
mẽ với nền kinh tế toàn cầu. Hiện nay, số lượng các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực giao
nhận vận tải gia tăng nhanh chóng với nhiều quy mô khác nhau. Mặc dù gặp nhiều khó khăn về vốn
và phương tiện nhưng các doanh nghiệp đang dần khắc phục khó khăn và với mục tiêu cao cả chung
là đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, đòi hỏi các doanh nghiệp
ngành giao nhận vận tải phải không ngừng phấn đấu vươn lên.

Công ty TNHH Tam Sao Việt trải qua 9 năm hình thành và phát triển đã không ngừng lớn
mạnh, đóng góp một phần vào xu hướng phát triển của nền kinh tế nói chung và ngành vận tải nói
riêng. Trong 4 tháng thực tập tại công ty, em đã có cơ hội được vận dụng lí thuyết đã học vào thực tế,
được trải nghiệm môi trường làm việc thực tế. Qua quá trình nghiên cứu quy trình tổ chức thực hiện
nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu nguyên container bằng đường biển tại công ty, em nhận thấy
được sự chuyên nghiệp và đa dạng trong quá trình làm hàng. Bắt đầu từ khâu tìm kiếm khách hàng
đến chăm sóc khách hàng và hoàn thiện lô hàng cho khách hàng là cả quá trình vận hành một tổ chức
được cơ cấu hợp lí, sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận, các nhân viên hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau
để chăm sóc khách hàng tốt nhất. Tuy có những khó khăn, vất vả nhưng bằng nghiệp vụ, kinh nghiệm
của mọi người, công việc được giải quyết nhanh gọn, hiệu quả. Những kiến thức và kĩ năng thu thập
được trong quá trình thực tập đã giúp em có sự hiểu biết sâu sắc và cụ thể hơn về nghiệp vụ của mình,
không phải lí thuyết nào cũng phù hợp với thực tế.

Chuyên đề này được thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau nên khó có thể tránh khỏi
những sai sót. Để hoàn thành bài chuyên đề này, một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ,
hướng dẫn, chỉ dạy nhiệt tình của Tiến Sĩ Nguyễn Thị Hồng Thu và các anh, chị tại công ty TNHH
Tam Sao Việt.

Trang 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO
01. Tiến Sĩ Đỗ Quốc Dũng. Giao Nhận Vận Tải và Bảo Hiểm. NXB Tài Chính. 2015.
02. Giáo Sư – Tiến Sĩ Đoàn Thị Hồng Vân. Quản Trị Xuất Nhập Khẩu. NXB Tổng Hợp Thành Phố
Hồ Chí Minh. 2011.
03. F. Robert Jacob & Richard B. Chase – Quản trị vận hành và chuỗi cung ứng. NXB Mc Graw
Hill. Phiên bản toàn cầu tái bản lần thứ 14, được dịch bởi Khoa Kinh doanh quốc tế - Marketing,
Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
04. Báo cáo Tình hình xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2016 của Bộ Công thương.
05. Báo cáo Tổng quan về các mặt hàng xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2016 của Bộ Kế hoạch và đầu
tư.
06. Các báo cáo, thống kê, sơ đồ, hình ảnh của phòng Kinh doanh, phòng Kế toán của Công ty TNHH
Tam Sao Việt giai đoạn 2013 – 2017.
07. Các website:
http://vi.wikipedia.org/
http://tamsaoviet.com/
http://www.container-transportation.com
http://www.thesaigontimes.vn/

Trang 56

You might also like