You are on page 1of 3

Đánh giá là một trong những trung tâm văn hóa và giáo dục hàng đầu Việt Nam –

văn hóa giáo dục tại Thành phố Hồ Chí Minh đã và đang phát huy tốt vai trò của mình,
minh chứng từ những thành tựu đáng kể đến trong những năm gần đây. Tuy nhiên, bên
cạnh những chuyển đổi trong cơ cấu, hình thức, kĩ năng vận hành … thì hiện nay khi
đánh giá trên kết quả thực tiễn thực thi trung tâm văn hóa giáo dục tại Thành phố Hồ Chí
Minh vẫn còn nhiều hạn chế, tồn đọng cần được định hướng giải quyết.

Thứ nhất, về nguồn lực giáo viên. Đánh giá trên bảng kiểm định chất lượng giáo dục
những năm gần đây đã cho thấy sự chênh lệch lớn trong nhu cầu về số lượng giảng viên
và số lượng giảng viên thực có trong giảng dạy. Việc thiếu hụt trong nguồn lực giảng viên
đã đem đến những hạn chế lớn trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục văn hóa khi số
lượng học sinh, sinh viên đang tăng lên với số lượng đáng kể, đồng thời sự đổi mới trong
các chương trình học đã đem đến yêu cầu mới về nguồn lực giáo viên giảng dạy. Tuy
nhiên, nhìn nhận từ thực tế hiện nay, đặc biệt đối với các cấp dạy tiểu học, trung học và
đại học, chính sách đãi ngộ đối với giáo viên giảng dạy vẫn còn tương đối thấp. Như việc
đưa ra mức lương và chế độ đãi ngộ thấp hơn so với mức kinh tế hiện nay đã tạo nên tâm
lý e ngại khi lựa chọn nghề nghiệp của nhiều người, đồng thời việc mức lương không đáp
ứng được kì vọng cũng tạo nên rào cản khi giáo viên cần phải tập trung vào nhiều công
việc khác nhau để có thể duy trì được mức sống cho bản thân. Xuất phát từ những điều
trên đã tạo nên tính thiếu hấp dẫn cho việc tìm kiếm nguồn lực giáo viên trong văn hóa
giáo dục tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.

Thứ hai, về cơ sở hạ tầng. Hiện nay, khi khảo sát về chất lượng cơ sở giáo dục trên
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, không khó để nhận thấy được hiện trạng thiếu phòng
học, cơ sở hạ tầng xuống cấp trầm trọng. Thành phố Hồ Chí Minh được đánh giá là vùng
kinh tế lớn của nước ta, việc phát triển kinh tế cũng kéo đến sự du nhập dân cư từ nhiều
vùng đến đây, điều này đã làm gia tăng số lượng lớn học sinh, sinh viên trong khu vực.
Việc gia tăng nhanh chóng về số lượng học sinh, sinh viên đã tạo nên nguồn áp lực lớn
đối với cơ sở hạ tầng giáo dục. Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy tại các khu công nghiệp,
khu chế xuất, mặc dù đã có nhiều chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc đẩy mạnh
xây dựng và thí điểm các trung tâm giáo dục mới, song tình trạng xây dựng vẫn còn
nhiều hạn chế, chưa bắt kịp được với tốc độ phát triển của dân số. Tình trạng này đã dẫn
đến việc thiếu hụt phòng học, không đảm bảo được chất lượng môi trường đào tạo.
Những áp lực, hạn chế này đã làm giảm đi chất lượng giáo dục khi học sinh, sinh viên
phải chèn nhau trong môi trường học chật chội, cắt tiết vì thiếu phòng học ….

Thứ ba, thiếu cơ sở phục vụ giáo dục thể chất và thí nhiệm. Bên cạnh đẩy mạnh giáo
dục nội dung, kiến thức thì việc giáo dục kĩ năng cũng là một trong những mục tiêu lớn
của giáo dục. Việc rèn luyện cả kĩ năng và kiến thức không chỉ sự đầu tư trong hiểu biết
cho học sinh, sinh viên mà còn là mục tiêu đánh giá sự phát triển bền vững của giáo dục.
Tuy nhiên, hiện nay, theo đánh giá của Bộ giáo dục và đào tạo thì việc xây dựng, phát
triển giáo dục kĩ năng như giáo dục thể chất, hoạt động thí nghiệm trên các cơ sở giáo
dục tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh vẫn còn nhiều yếu kém. Xuất phát từ nguyên
nhân khan hiếm trong về đất đai khi những kĩ năng giáo dục này cần diện tích lớn để có
thể học và trải nghiệm nhưng diện tích đất đai trên địa bàn thành phố hiện nay lại tập
trung lớn trong xây dựng khu công nghiệp, khu dân cư, đô thị mới… Chính từ bất cập
này, đã dẫn đến tình trạng phần lớn học sinh mang tâm lí học lệch khi có thể nắm rất
vững về kiến thức nhưng lại không có kĩ năng thực hành.

Thứ tư, hệ thống giáo dục áp lực cao. Hệ thống giáo dục tại Thành phố Hồ Chí Minh
thường áp lực cao trong lớp học, trường học và kể cả với các kỳ thi quan trọng như kỳ thi
chuyển cấp và kỳ thi vào đại học. Việc tạo ra áp lực quá lớn trên học sinh có thể dẫn đến
những hệ quả tiêu cực cả về sức khỏe tinh thần và tinh thần học tập. Chẳng hạn như áp
lực giáo dục đã tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh giữa học sinh, điều này có thể làm
mất đi tính đoàn kết vốn có và tinh thần đồng đội trong lớp học; hay áp lực lực quá lớn có
thể làm cho học sinh chỉ tập trung vào việc điểm số, học tập một cách máy móc, từ đó
không hiểu bản chất, nguyên nhân của vấn đề, làm giảm khả năng tư duy và sáng tạo của
họ,…

Thứ năm, chênh lệch chất lượng giáo dục giữa các trường học. Xuất phát từ nguyên
nhân vị trí giáo dục nên khi so sánh các trường ở trung tâm thành phố và các trường ở
vùng ngoại ô, không khó nhận thấy được sự chênh lệch trong cơ sở hạ tầng và chất lượng
giáo dục khi các trường ở trung tâm thường có sự đầu tư lớn trong cơ sở giáo dục, đội
ngũ giảng viên,… so với các trường ở vùng ngoại ô. Điểm hạn chế này đã dẫn đến sự bất
bình đẳng về cơ hội học tập và phát triển, tạo sự bất công trong văn hóa giáo dục của xã
hội.

Bên cạnh những thành tựu đạt được trong văn hóa giáo dục tại Thành phố Hồ Chí
Minh trong những năm gần đây, thì vẫn còn rất nhiều vấn đề hạn chế cần được giải quyết.
Thiếu giáo viên chất lượng, cơ sở hạ tầng yếu kém, thiếu quỹ đất phục vụ cho giáo dục
thể chất và thí nghiệm, áp lực cao trong hệ thống giáo dục và bất bình đẳng trong giáo
dục là những thách thức quan trọng. Những hạn chế trên đã tạo áp lực yêu cầu Đảng và
các cơ quan chính quyền cần phải tập trung vào việc cải thiện chất lượng giáo dục, đầu tư
vào cơ sở hạ tầng và tạo ra môi trường học tập đa dạng, sáng tạo để đảm bảo rằng văn
hóa giáo dục ở Thành phố Hồ Chí Minh, từ đó có thể nâng cao phát triển và đáp ứng
được nhu cầu của cộng đồng.

Nguồn tham khảo:

https://thesaigontimes.vn/nganh-giao-duc-tphcm-de-xuat-khac-phuc-tinh-trang-thieu-
giao-vien-phong-hoc/

https://nld.com.vn/giao-duc-khoa-hoc/nganh-giao-duc-tp-hcm-khac-phuc-kho-khan-
nang-chat-luong-dao-tao-20230827222841296.htm

https://www.hcmcpv.org.vn/tin-tuc/thu-tuong-yeu-cau-giai-quyet-tinh-trang-thieu-
giao-vien-thieu-truong-lop-1491912471

You might also like