You are on page 1of 3

BÀI THI KẾT THÚC CHUYÊN ĐỀ

GIÁO DỤC HỌC ĐẠI CƯƠNG

Thông tin học viên


Họ tên: Nguyễn Thị Hải Lê
Ngày sinh: 12/10/1993
Nơi sinh: Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh

Đề: Có quan điểm cho rằng: Muốn đẩy mạnh sự phát triển của giáo dục Việt Nam, cần
nhập khẩu nền giáo dục của các nước phát triển trên thế giới.

Anh (Chị) có đồng ý với quan điểm đó không? Vì sao?


Bài làm:
Đối với quan điểm cho rằng: Muốn đẩy mạnh sự phát triển của giáo dục Việt Nam, cần
nhập khẩu nền giáo dục của các nước phát triển trên thế giới, cần phải hiểu “nhập khẩu”
ở đây là mang về nguyên trạng toàn bộ chương trình giáo dục từ nước ngoài về Việt Nam
để áp dụng. Đánh giá quan điểm này, tôi cho rằng đó sẽ không phải là một chính sách
đúng đắn để cải thiện tình hình nền giáo dục của Việt Nam.

Trước hết, yếu tố điều kiện cơ sở vật chất là một trong những yếu tố cần phải được cân
nhắc tới đầu tiên khi quyết định có nên nhập khẩu nền giáo dục từ các nước phát triển hay
không. Có một sự thật dễ hiểu là cơ sở vật chất nói chung và cơ sở vật chất giáo dục nói
riêng tại một đất nước đang phát triển như Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế. Các trường
học tại Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với những vấn đề như thiếu phòng học, thiếu các
trang thiết bị hiện đại làm phương tiện dạy học. Với xu hướng ứng dụng công nghệ vào
giảng dạy đang dần mạnh mẽ, nền giáo dục Việt Nam cũng đang nỗ lực chuyển mình
bằng cách đầu tư vào các công nghệ dạy học hiện đại. Tuy nhiên, khoảng cách hiện tại
vẫn còn xa so với chất lượng cơ sở vật chất của các nền giáo dục tiên tiến nhất trên thế
giới. Bởi vậy, chỉ nên “mang về” những chương trình giáo dục mà khả năng phát triển cơ
sở vật chất của nền giáo dục Việt Nam có thể đáp ứng được.

Bên cạnh yếu tố cơ sở vật chất thì một yếu tố tối quan trọng là năng lực của người giáo
viên. Nền giáo dục Việt Nam cần phải thẳng thắn nhìn nhận ra một thực tế rằng năng lực
của cán bộ giáo viên vẫn chưa được đồng đều và một bộ phận không nhỏ giáo viên vẫn
chưa đáp ứng được đòi hỏi từ các chương trình giáo dục quốc tế. Nếu bỏ qua yếu tố năng
lực giáo viên để nhập khẩu nền giáo dục từ các nước phát triển thì tất yếu sẽ dẫn đến sự
kém hiệu quả trong công cuộc đổi mới nền giáo dục. Năng lực của người giáo viên là
mấu chốt để đánh giá xem một chương trình giáo dục mới liệu có khả năng thành công
hay không.

Ngoài ra, yếu tố tâm lý và năng lực của học sinh cũng như yếu tố nhận thức của phụ
huynh học sinh cũng ảnh hưởng rất nhiều đến quyết định lựa chọn nên hay không nên
nhập khẩu nền giáo dục từ các nước phát triển. Một nền giáo dục thành công là một nền
giáo dục cân nhắc và tôn trọng năng lực cá nhân, đặc điểm tâm lý lứa tuổi của người học,
và những yếu tố này sẽ là khác nhau giữa học sinh ở các quốc gia khác nhau. Ví dụ, Việt
Nam không nên nhập khẩu nền giáo dục từ Phần Lan hay các quốc gia Bắc Âu khác bởi
đặc điểm thể chất hay tâm lý giữa các em học sinh Bắc Âu và các em học sinh từ đất
nước Đông Nam Á như Việt Nam không giống nhau, dẫn đến mối quan tâm hay hứng thú
trong quá trình học tập cũng sẽ khác biệt. Năng lực nhận thức của các học sinh đến từ
quốc gia phát triển cùng với máy móc và công nghệ hiện đại cũng tạo ra một khoảng cách
với năng lực nhận thức của các học sinh từ các nước đang phát triển. Chưa dừng lại ở đó,
ý thức của phụ huynh học sinh về mục tiêu và ý nghĩa đúng đắn của quá trình giáo dục
cũng cần phải được nâng cao trước khi áp dụng bất cứ chính sách giáo dục tiến bộ nào.
Rất nhiều phụ huynh học sinh tại Việt Nam vẫn đang mang tư tưởng đặt nặng thành tích
và điểm số, “học vì thi cử” và đây là tư tưởng không tồn tại trong các nền giáo dục tiên
tiến. Bởi sự đồng lòng của phụ huynh là một yếu tố quan trọng dẫn đến thành công của
các chính sách đổi mới giáo dục, chúng ta không nên nhập khẩu nền giáo dục từ nước
ngoài mà không cân nhắc đến nhận thức của phụ huynh về mục tiêu đúng đắn của giáo
dục.

You might also like