You are on page 1of 2

A.

Clip mở đầu:
Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dân tộc, khoa học,
hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng. Hoạt động giáo
dục được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo
dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.
Giáo dục đào tạo được Đảng, Nhà nước xác định là quốc sách hàng đầu, là một trong các đột
phá chiến lược để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hội nghị
trung ương VIII khóa XI Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Nghị quyết số 29 ngày
4/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng nhu cầu công nghiệp
hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập
quốc tế. Thể chế hóa chủ trương của Đảng, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số
88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 về đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo
dục phổ thông.
Có thể nói, chương trình SGK giáo dục phổ thông 2018 là lần thứ 4 ngành giáo dục thực hiện
Nghị quyết số 88/2014/QH 13 về đổi mới chương trình SGK giáo dục phổ thông.
Ông Hoàng Lê Bách, Tổng Giám đốc Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam cho biết, việc đổi mới
chương trình, SGK lần thứ nhất trong giai đoạn 1956-1975 được bắt đầu bằng việc chuyển hệ
giáo dục 9 năm thành 10 năm. Lần thứ hai, từ năm 1976 đến năm 2000 là giai đoạn hợp nhất
hệ thống giáo dục hai miền Bắc-Nam. Trong đó, từ năm 1976 đến năm 1981, do chưa có
chương trình, SGK dùng chung nên ở miền Bắc tiếp tục chương trình giáo dục 10 năm và
miền Nam tiếp tục chương trình 12 năm. Qua nhiều khâu chuẩn bị, từ năm học 1981-1982
mới thực hiện việc thay sách cải cách giáo dục lớp 1 trên toàn quốc. Chương trình SGK được
đổi mới lần thứ ba từ năm 2002 đến năm 2008. Chương trình SGK lần thứ tư được thực hiện
từ năm học 2020-2021, khi đó SGK bắt đầu được đưa vào sử dụng với lớp 1.
Việc Ban hành và triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Năm 2022 đánh dấu nửa
chặng đường đầu tiên triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với một khối lượng
công việc rất lớn đã được hoàn thành trong bối cảnh ngành tiếp tục ứng phó với tác động tiêu
cực của dịch bệnh Covid-19. Năm học 2022-2023 chương trình giáo dục phổ thông mới đang
được triển khai ở lớp 1, lớp 2, lớp 3, lớp 6, lớp 7 và lớp 10.
Tuy nhiên đến nay, việc đổi mới sách giáo khoa vẫn còn rất nhiều tranh cãi. Liệu nó có thực
sự hiệu quả và đạt được mục tiêu như những gì Đảng và Nhà nước đã đề ra thì đây vẫn còn là
một dấu chấm hỏi lớn.
B. Những mặt còn hạn chế và bất cập
1. Nội dung vẫn còn nhiều sai sót, chưa phù hợp
2. Có những môn rất ít dùng ví dụ Giáo dục thể chất, Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp ( lý
thuyết suông)
3. Chất lượng giáo viên không đồng đều:
Việc phổ cập chương trình mới có triển khai nhưng phải cần rất nhiều thời gian để các thầy cô có
giáo án, phương pháp mới và phù hợp.
Vd: nhiều gv môn Hóa, đặc biệt là các giáo viên lơn stuooir gặp rất nhiều khó khăn khi phải học
lại tên các hóa chất bằng tiếng Anh.
Ngoài ra, có những môn học thay đổi so với trước đây, ví dụ như Bộ môn khoa học tự nhiên, tích
hợp lý hóa sinh. Đòi hỏi các giáo viên phải bổ sung thêm rất nhiều kiến thức ngoài chuyên ngành
dạy học chính của mình. Bên cạnh đó chương trình đào tạo sư phạm đại học cũng phải có sự thay
đổi để phù hợp.

4. Đội ngũ giáo viên còn chưa đồng bộ về cơ cấu đối với cấp THCS và THPT, nhất là triển khai
chương trình ở một số môn học mới. Số lượng giáo viên, cán bộ quản lý còn thừa, thiếu cục bộ,
còn thiếu so với quy định. Đặc biệt là cấp tiểu học và môn âm nhạc, mỹ thuật ở cấp THPT. Hiện
nay các trường học đang triển khai việc chuyển đổi chương trình cũ sang chương trình mới theo
trình tự cuốn chiếu, gây ra sự đứt gãy giữa nội dung chương trình cũ ở cấp học dưới và chương
trình mới ở cấp học trên, gây khó khăn cho các em học sinh phải học một chương trình học mới
khi lên cấp.
5. Giá thành cao
6. Quá nhiều sự lựa chọn:
+ gây khó khăn trong việc cung ứng số lượng sách sao cho phù hợp ở mỗi tỉnh thành, và gặp
nhiều bất cập khi cung cấp đến vùng quê, vùng núi xa xôi.
+ những chương trình giáo dục chuyên biệt như cho trẻ em khiếm khuyết cũng khó khăn trong
việc phải chạy theo đầu sách để chuyển đổi thành sách chữ nổi
+ lãng phí sách
=>Thiếu niềm tin từ phụ huynh và học sinh

You might also like