You are on page 1of 3

1.

 Từ cách mạng tháng tám đến CCGD năm 1950.


Chế độ cũ để lại cho CCGD chúng ta một gia tài giáo dục với 5% dân số biết chữ, huyện lớn mới có
trường tiểu học, vài tỉnh mới có một trường trung học cơ sở, cả nước có 5 năm trường trung học phổ
thông toàn cấp và cả Đông Dương mới có một trường Đại học với vài trăm sinh viên.

Chương trình chủ yếu lấy chương trình Hoàng Xuân Hãn thời chính phủ Trần Trọng Kim; sách giáo khoa
chưa có, giáo viên tự liệu lấy mà thực hiện chương trình.
2. CCGD năm 1950:
Mặc dù khó khăn chông chất, nhưng cuộc kháng chiến đến năm 1950 đã thu được nhiều thắng lợi; chiến
thắng biên giới (1950) đã làm cho nước ta thoát cảnh bị bao vây, mở thông đường đến với các nước anh
em.

Để có thể phát triển số lượng mạnh hơn nữa trong điều kiện chiến tranh chưa kết thúc mà viện trợ ở ngoài
đến chủ yếu mới là viện trợ về quân sự, ta chủ trương rút bớt số năm học, gác lại những môn chưa có nhu
cầu trước mắt (như văn học cổ, cổ sử, sinh ngữ, …).

Năm 1951, Bộ giáo dục thành lập trại tu thư để viết sách giáo khoa theo chương trình phổ thông mới 9
năm coi cả 9 năm.
Chương trình này chỉ áp dụng từ liên khu V trở ra cho đếnkhi giải phóng miền Bắc.
3. CCGD năm 1956
Chiến thắng Điện Biên Phủ lập lại hòa bình ở Việt Nam với Hiệp định Geneve chia Việt Nam thành hai
miền Bắc và miền Nam tại vĩ tuyến 17.

Nội dung Giáo dục thời kỳ này có sao chép lại chương trình Giáo dục của khối Xã hội chủ nghĩa,
hướng vào trọng tâm là xây dựng xã hội chủnghĩa ở miền Bắc (hợp tác hóa nông ngiệp, cải tạo xã hội chủ
nghĩa công thương nghiệp), đấu tranh thống nhất nước nhà. Trong nhà trường, xác lập vai trò chủ đạo của
chủ nghĩa Mac-Lênin, sự lãnh đạo của Chi bộ Đảng lao động Việt Nam, gắn nhà trường với lao động sản
xuất, với hợp tác hóa nông nghiệp.

4. CCGD năm 1979 và việc điều chỉnh cải cách.


Sau giải phíng miền Nam, vấn đề đặt ra là khôi phục, ổn định các trường học ở phía Nam.

Tháng 12/1976, Đại hội Đảng lần thứ IV vạch ra con đường cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đại hội IV
chỉ rõ những đặc trương cần phải bồi dưỡng cho con người mới là “làm chủ tập thể, yêu lao động, yêu
nước xã hội chủ nghĩa, tinh thần quốc tế vô sản”. Giáo dục phổ thông phải trở thành “nền tảng văn hóa
của một nước, là sức mạnh tương lai của dân tộc”.

Thực hiện nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ IV, ngày 11/1/1979 Bộ Chính trị ra nghị quyết số 14 –
NQ/TW về CCGD. Về nội dung giáo dục, nghị quyết chỉ rõ cần phải ra sức nâng cao chất lượng giáo
dục toàn diện, tạo ra những lớp người lao động mới làm chủ tập thể, đủ sức gánh vác sự nghiệp xây
dựng chủ nghĩa xã hội.
Nguyên lý giáo dục vẫn là “học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn
liền với xã hội”.
Tuy nhiên, từ 1979 đến 1982, sau chiến tranh biên giới phía Tây Nam và phía Bắc, những khó khăn, mất
cân đối trong nền kinh tế theo đường lối bao cấp, đã dội vào ngành giáo dục làm cho sự phát triển về số
lượng chững lại, tỉ lệ lưu ban, bỏ học lớn, chất lượng giáo dục giảm sút rõ rệt.
CCGD thu lại thành chủ trương thay chương trình, thay sách theo lối cuốn chiếu, kéo dài từ 1981đến
1992 để thống nhất hệ thống giáo dục của cả nước.
Nhiều chủ trương đúng vẫn nằm trên giấy, chưa hoặc rất ít biến thành hiện thực như “đổi mới cách dạy,
cách học, phát huy mạnh nội lực”, như “học đi đôi với hành, nhà trường ngắn với đời sống” v.v… Cũng
phải thừa nhận rằng vẫn có những thắng lợi lẻ tẻ, cục bộ nhưng không nhân rộng ra được vì tổng kết thiếu
sâu sắc, thiếu kế thừa, tân quan, tân chính sách, không chuẩn hóa, thể chế hóa được. Xã hội rất lo lắng về
giáo dục.
Lúc này, các sách giáo khoa cơ bản vẫn là dựa trên các sách cũ trước đó để cải biên lại.
– Một số vấn đề hệ lụy phát sinh trong quá trình này:
Thời kỳ này tư duy Cải cách Giáo dục Việt Nam phải tiến kịp trình độ Liên Xô và các nước Đông Âu nên
phải thay đổi chương trình, nội dung sách giáo khoa và cải tiến chữ viết. Chương trình quá nặng nên xuất
hiện giảng dậy kiểu nhồi nhét theo kiểu một chiều cho hoàn thành. Chữ viết bỏ lối viết truyền thống bị dư
luận xã hội phản ứng mạnh nên phải trở lại cách viết như cũ.
– Cải cách Giáo dục lần thứ tư: Thực hiện cải cách vào năm 2000. Việc đầu tiên là thay đổi toàn bộ
nội dung sách giáo khoa Hệ Phổ thông. Bước đầu thay đổi nội dung sách giáo khoa từ lớp 1 và lớp 6,
hoàn tất vào năm học 2008- 2009. Có nhận xét đây là kỳ thay đổi nội dung sách giáo khoa phổ thông có
trình tự nhất từ năm 1950 đến 2009. Dự kiến thiếu suy xét nên có một số người cho rằng từ năm 1996
trong cải cách nội dung Giáo dục Phổ thông sẽ tích hợp môn Lịch sử và Địa lý đã gây ra bất đồng sâu sắc
trong giới chuyên môn rồi đến phản ứng phản đối của toàn xã hội đến mức năm 2015 Quốc Hội Việt Nam
quyết định không cho phép bỏ môn Lịch sử trong Giáo dục Phổ thông.

Tuy nhiên, đất nước và nhân loại đã bước sang một giai đoạn phát triển mới

với những yêu cầu mới về phát triển nguồn nhân lực, phát triển con người.

Sau hơn 30 năm đổi mới, đất nước ta đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, đạt

được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Nước ta đã thoát khỏi tình trạng

kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình. Tuy

nhiên, những thành tựu về kinh tế của nước ta chưa vững chắc, chất lượng nguồn

nhân lực và sức cạnh tranh của nền kinh tế chưa cao, môi trường văn hoá còn tồn tại

nhiều hạn chế, chưa hội đủ các nhân tố để phát triển nhanh và bền vững.

Cũng trong khoảng thời gian trước và sau khi nước ta tiến hành đổi mới, thế

giới chứng kiến những biến đổi sâu sắc về mọi mặt. Các cuộc cách mạng công

nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư nối tiếp nhau ra đời, kinh tế tri thức phát triển mạnh

đem lại cơ hội phát triển vượt bậc, đồng thời cũng đặt ra những thách thức không

nhỏ đối với mỗi quốc gia, nhất là các quốc gia đang phát triển và chậm phát triển.

Mặt khác, những biến đổi về khí hậu, tình trạng cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi

trường, mất cân bằng sinh thái và những biến động về chính trị, xã hội cũng đặt ra

những thách thức có tính toàn cầu. Để bảo đảm phát triển bền vững, nhiều quốc gia

đã không ngừng đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông nói riêng, giáo dục đào
tạo nói chung để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trang bị cho các thế hệ tương

lai nền tảng văn hoá vững chắc và năng lực thích ứng cao trước mọi biến động của

thiên nhiên và xã hội. Đổi mới giáo dục đã trở thành nhu cầu cấp thiết và xu thế

mang tính toàn cầu.

You might also like