You are on page 1of 5

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ LỚP 5 THEO HƯỚNG TÍCH CỰC

PHẦN I: LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI


1. Lí do chọn đề tài
     Một đất nước muốn phát triển biền vững thì phải có những con người tài giỏi,
có đủ đức, đủ tài. Vậy để có những con người hội tụ đầy đủ phẩm chất thì không
ai khác  ngoài những con người làm trong ngành giáo dục.  Giáo dục là ngành có
tầm quan trọng rất lớn đặc biệt trong công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội,
trong giai đoạn công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước hiện nay. Giáo dục đào
tạo thế hệ trẻ trên tất cả các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội. Và
trong lĩnh vực khoa học xã hội có một bộ môn hết sức quan trọng không thể
thiếu được đó là môn Lịch sử.
     Như chúng ta đã biết, dân tộc Việt Nam ta có một nền văn hoá, một bề dày
lịch sử lâu đời. Đó là những ngày đầu của các vua Hùng dựng nước cho đến
những năm tháng đấu tranh giữ nước và xây dựng Tổ quốc. Từng chặng đường,
từng giai đoạn lịch sử đã ghi lại những mốc son chói lọi, là niềm tự hào của cả
dân tộc Việt Nam. Vì vậy, mục đích lớn nhất của bộ môn Lịch sử là nhằm nâng
cao chất lượng dạy học môn Lịch sử , làm cho thế hệ trẻ hiểu được cội nguồn
dân tộc, quá trình dựng nước và giữ nước của cha ông ta từ xa xưa. Đúng như
lời Bác Hồ nhắc nhở:
                            “ Dân ta phải biết sử ta
                    Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
      Như vậy, việc nâng cao sự hiểu biết về lịch sử, kế thừa và phát huy truyền
thống tốt đẹp của cha ông, với lòng tự hào dân tộc, đem tài năng và trí tuệ phục
vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước là một trong những nhiệm vụ hết
sức quan trọng đối với một dân tộc, đặc biệt là những con người làm công việc
dạy học.
      Mặc dù vậy nhưng  hiện nay nhiều học sinh không hào hứng với môn học 
Lịch sử. Một số học sinh học môn lịch sử, tiếp thu bài một cách thụ động, không
biết được các sự kiện lịch sử đã diễn ra cách các em rất xa, nắm bắt kiến thức
lịch sử thụ động, ghi nhớ máy móc. Vì vậy nó đã tạo cho các em lười tư duy.
Điều này rất đáng lo ngại. Chính vì thế, tôi đã có suy nghĩ và  trăn trở: làm thế
nào để học sinh có hứng thú, yêu thích môn học Lịch sử. Nắm bắt được vấn đề
này, tôi đã đi sâu vào việc tìm hiểu, đổi mới phương pháp dạy học. Năm học
2018- 2019 này tôi đã mạnh dạn áp dụng Một số biện pháp dạy học phân môn
Lịch sử theo hướng tích cực cho học sinh lớp 5 trường tiểu học và bước đầu có
kết quả. Ở bài viết này , tôi xin chia sẻ  một số kinh nghiệm về việc  dạy học tích
cực cho học sinh lớp 5.

1/24
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ LỚP 5 THEO HƯỚNG TÍCH CỰC
2. Mục đích nghiên cứu
Do đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học còn thấp, chưa đầy đủ, sâu
sắc và chưa có khả năng tư duy cao. Vì thế, trên cơ sở khảo sát thực trạng việc
học lịch sử của học sinh, tôi đã nghiên cứu tìm tòi chọn lựa các phương pháp khi
dạy lịch sử để làm cho nội dung bài giảng thêm phong phú, giờ học sinh động,
hấp dẫn.
3. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện được mục đích nghiên cứu mà đề tài đã đề ra tôi xây dựng
các biện pháp nghiên cứu sau đây:
3.1. Nhóm các phương pháp lý thuyết : Tìm hiểu Sách giáo khoa và các
tài liệu liên quan đến môn Lịch sử.
3.2. Nhóm các phương pháp thực tiễn :
- Phương pháp điều tra- Phương pháp quan sát
- Phương pháp phỏng vấn
- Phương pháp thực nghiệm
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Phương pháp dạy – học phân môn lịch sử lớp 5 theo hướng tích cực
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Học sinh lớp 5A4 năm học 2019 – 2020
-  Nghiên cứu một số biện pháp dạy – học theo hướng tích cực phân môn
lịch sử lớp 5 tại trường Tiểu học trong dạy học chính khoá. 

2/24
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ LỚP 5 THEO HƯỚNG TÍCH CỰC
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận
Dân tộc Việt Nam ta có một nền văn hóa, một bề dày lịch sử lâu đời. Đó
là những ngày đầu của các vua Hùng dựng nước cho đến những năm tháng đấu
tranh giữ nước và xây dựng Tổ quốc. Từng chặng đường, từng giai đoạn lịch sử
đã ghi lại những mốc son chói lọi, là niềm tự hào của cả dân tộc Việt Nam. Mỗi
thế hệ, mỗi con người khi đi qua những chặng đường ấy luôn cảm thấy yêu quê
hương và con người Việt Nam biết chừng nào. Thế hệ trẻ hôm nay sẽ viết tiếp
những trang sử vàng cho dân tộc bằng tài năng, trí tuệ và nhiệt huyết của  mình.
Để làm được điều đó, trước hết các em phải yêu thích lịch sử quê hương, bởi vì
“Yêu lịch sử chính là làm cho tâm hồn ta luôn hướng về đất nước”.
Dạy lịch sử trong nhà trường chính là giúp học sinh hiểu được quá trình
phát triển của xã hội loài người nói chung, quá trình phát triển của xã hội Việt
Nam nói riêng. Trong chương trình lịch sử ở Tiểu học cũng có những bài nhằm
giúp học sinh tái tạo lại một sự kiện lịch sử từ đó giúp học sinh tăng thêm lòng
tự hào dân tộc và biết giữ gìn phát huy những truyền thống tốt đẹp đó. Cũng có
những bài cho học sinh có sự hiểu biết cụ thể hơn về nhân vật lịch sử và hoàn
cảnh của đất nước trong từng giai đoạn. Qua đó giáo dục học sinh lòng biết ơn,
lòng tự hào về những vị anh hùng, những danh nhân lớn của dân tộc.
Đổi mới phương pháp dạy học ở trường tiểu học là cả một vấn đề rất quan
trọng, đây là con đường giúp học sinh tiếp cận với tri thức mới. Nhằm thay đổi
phương pháp học tập của học sinh từ xưa tới nay là: “Thầy giảng-trò nghe; Thầy
đọc- trò chép” ghi nhớ máy móc. Theo quan niệm dạy học mới, dạy học là quá
trình phát triển, là quá trình học sinh tự khám phá, tự tìm ra chân lý.
Cũng như các môn học khác, phương pháp dạy học lịch sử cũng đổi mới
theo định hướng đó. Tuy vậy, cần xem xét những yếu tố đặc trưng của bộ môn.
Mà đặc trưng nổi bật của nhận thức lịch sử là con người không thể tri giác trực
tiếp những gì thuộc về quá khứ. Mặt khác, lịch sử là những việc đã diễn ra, là
hiện thực trong quá khứ, là tồn tại khách quan không thể phán đoán, suy luận.....
để biết lịch sử. Vì vậy, nhiệm vụ đầu tiên, tất yếu của việc dạy lịch sử là tái tạo
lịch sử, tức là cho học sinh tiếp nhận những thông tin từ sử liệu, tiếp xúc với
những chứng cứ vật chất, những dấu vết của quá khứ, tạo ra ở học sinh những
hình ảnh cụ thể, sinh động, chính xác về các sự kiện, hiện tượng lịch sử. Những
biểu tượng về con người và hành động của họ trong bối cảnh thời gian, không
gian xác định, trong những điều kiện lịch sử cụ thể. Vậy tái tạo lịch sử bằng
những phương thức nào?

3/24
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ LỚP 5 THEO HƯỚNG TÍCH CỰC
Trước hết phải kể đến lời nói sinh động, giàu hình ảnh của giáo viên. Đó
là tường thuật, miêu tả, kể chuyện, nêu đặc điểm của nhân vật lịch sử ...
Chương trình lịch sử lớp 5 tập trung cung cấp cho các em về một số sự
kiện, hiện tượng lịch sử và một số nhân vật lịch sử theo từng mốc giai đoạn thời
gian:
1858 – 1945: Hơn 80 năm chống thực dân Pháp.
1945 – 1954: Bảo vệ chính quyền non trẻ, trường kỳ kháng chiến chống
Pháp.
1954 – 1975: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh thống
nhất đất nước.
1975 - nay: Xây dựng chủ nghĩa xã hội trong cả nước.
Đối với lứa tuổi các em, việc tiếp thu và nhớ sự kiện lịch sử, nhân vật lịch
sử thật là khó, đặc biệt là với cách dạy thầy nói, trò nghe. Vậy làm thế nào để
các em yêu thích môn Sử, các em tự hào đến với lịch sử dân tộc. Và đây cũng
chính là niềm trăn trở của tất cả chúng ta, những người làm công tác trồng
người.
Với đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học còn hạn chế, chưa có khả
năng tư duy khái quát cao, để có cơ sở nhận thức cá thể, độc lâp, giáo viên cần
sử dụng các biện pháp tương tác xã hội (học theo nhóm, học cả lớp, đối thoại
thầy trò…) Nhờ vậy mà học sinh xây dựng sự nhận thức đúng đắn về môn Lịch
sử. Muốn làm được điều đó, việc trình bày và giảng dạy kiến thức phải hết sức
đơn giản, nhẹ nhàng, cụ thể, dễ hiểu, dễ nhớ, hấp dẫn và sinh động thông qua
các biện pháp: sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, tổ chức các trò chơi
lịch sử, ứng dụng công nghệ thông tin vào tiết dạy.
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
* Đối với học sinh:
Năm học 2019 - 2020 tôi được phân công tiếp tục giảng dạy lớp 5. Lớp tôi
có 54 học sinh. Trong quá trình giảng dạy nhiều năm ở khối lớp này, tôi nhận
thấy việc đổi mới phương pháp dạy học vẫn tiếp tục và thu được nhiều kết quả
đáng kể. Tuy nhiên, qua các đợt kiểm tra định kì, lớp tôi vẫn có điểm dưới trung
bình còn những em khác thì kết quả chưa cao. Vì vậy, tôi đã tiến hành khảo sát
tình hình yêu thích môn học thì chỉ có vài em là có vẻ yêu thích môn học còn có
tới hơn nửa số học sinh trong lớp chưa mấy mặn mà với môn học chưa kể đến
một số em còn có thái độ thờ ơ. Mặt khác, trình độ nhận thức của học sinh
không đồng đều, có em tiếp thu bài một cách máy móc, học vẹt, chưa hứng thú
nên dẫn đến tình trạng các em không nắm được kiến thức lịch sử. Qua tìm hiểu

4/24
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ LỚP 5 THEO HƯỚNG TÍCH CỰC
tôi chủ quan đánh giá nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó là  sự quan tâm của gia
đình đối với việc học môn lịch sử của các em chưa đúng mức.
Trước khập khiễng giữa yêu cầu và thực tế đó, vấn đề phương pháp giảng
dạy là một vấn đề được nhiều người quan tâm. Do đó, tôi mạnh dạn đầu tư suy
nghĩ, tìm tòi nghiên cứu và quyết định chọn hướng đi mới trong giờ dạy lịch sử
lớp 5 để nâng cao hiệu quả.
* Đối với giáo viên:
Việc đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên chưa mang lại kết quả
cao, sự đầu tư vào bài giảng đôi lúc còn chưa đúng mức, chưa phát huy được
tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, đồ dùng dạy học còn đơn điệu…
Vì vậy để tạo được sự đột biến trong đổi mới phương pháp dạy học, gây được sự
hứng thú học tập cho các em, làm thay đổi sự nhận thức của gia đình và cả cộng
đồng về bộ môn Lịch sử là vô cùng cần thiết. 
3. Một số biện pháp gây hứng thú, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng
tạo trong phân môn Lịch sử cho học sinh lớp 5 trường Tiểu học:
Lịch sử là những sự việc đã diễn ra, có thật, là tồn tại khách quan trong
quá khứ. Do đó, không thể phán đoán, suy luận, tưởng tượng để nhận thức lịch
sử. Nhận thức lịch sử phải thông qua những “dấu tích” của quá khứ, những
chứng cứ về sự tồn tại của các sự việc đã diễn ra. Do vậy, việc cho học sinh tiếp
cận thông tin từ sử liệu bằng nhiều hình thức khác nhau là điều tất yếu. Muốn
học sinh có biểu tượng về các sự kiện lịch sử đã diễn ra, với những hình ảnh cụ
thể, sinh động, rõ nét về các nhân vật lịch sử và hoạt động của họ trong thời
gian, không gian, trong những điều kiện lịch sử cụ thể, những quan hệ xã hội cụ
thể. Có nhiều phương pháp, nhiều con đường để tái tạo lịch sử, dựng lại hình
ảnh quá khứ. Người giáo viên cần biết xây dựng kế hoạch bài giảng theo loại bài
học cơ bản trong phân môn lịch sử 5 để lựa chọn phương pháp dạy học, hình
thức tổ chức dạy học phù hợp. Có như vậy mới gây hứng thú và phát huy tính
tích cực của học sinh. Khi đảm bảo các điều kiện đó, giáo viên sẽ tạo cho người
học sự tham gia hứng thú và trách nhiệm. Nó gắn cho người dạy vai trò xây
dựng kế hoạch, hướng dẫn hoạt động và hợp tác. Người học được người dạy
theo sát, giúp đỡ trong suốt quá trình học nên đã tích cực, tự giác và thể hiện sự
năng động trong hoạt động học tập, kết quả cuối cùng là người học đã tiếp thu
được những nguồn tri thức mới về lịch sử bằng sự khám phá của bản thân với
định hướng, giúp đỡ của giáo viên. Vì vậy, những kiến thức về lịch sử đối với
các em dễ nhớ hơn và nhớ lâu hơn. Sau đây là một số biện pháp tôi đã thực hiện
trong quá trình giảng dạy để giúp học sinh hứng thú, tích cực hơn trong quá
trình học tập. .

5/24

You might also like