You are on page 1of 3

Trường: Đại học Đồng Tháp

Người hướng dẫn: Th.S Biền Thị Hoàng Anh


Tên học viên: Trần Thị Dung
Lớp: Địa 3

BÀI THU HOẠCH


MÔN: NHẬP MÔN LỊCH SỬ & ĐỊA LÍ
Đề bài: Phân tích các điều kiện để dạy học phát triển năng lực trong dạy học
chuyên môn Lịch sử cấp THCS phù hợp.
BÀI LÀM:
Trong công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo hiện nay,
đặt ra nhiều vấn đề về đổi mới đồng bộ các yếu tố của quá trình giáo dục, trong
đó yêu cầu về vấn đề dạy học phát triển năng lực ở người học và người dạy cần
được chú trọng đào tạo, bồi dưỡng. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực
là một mô hình dạy học hướng tới sự phát triển tối đa về phẩm chất và năng lực
của người học thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập độc lập, tích cực,
sáng tạo cho học sinh dưới sự hỗ trợ và hướng dẫn của giáo viên. Như vậy, để
dạy học phát triển năng lực trong chuyên môn Lịch sử cấp THCS chúng ta cần
có những điều kiện cơ bản sau: tổ chức và quản lí nhà trường; cán bộ quản lí,
giáo viên, nhân viên; cơ sở vật chất, tiết bị dạy học; xã hội hóa giáo dục.
Để phát triển được năng lực trong dạy và học, nhà trường cần phải có sứ
mệnh phát triển nhân cách cho mỗi học sinh và phục vụ yêu cầu phát triển kinh
tế- xã hội trong điều kiện thường xuyên thay đổi; là trung tâm văn hóa giáo dục
địa phương; được giao quyền tự chủ theo quy định của pháp luật; thực hiện Quy
chế dân chủ ở cơ sở; chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của
Nhà nước, sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương và cơ
quan quản lí giáo dục các cấp. Cơ cấu tổ chức bộ máy và quản lí hoạt động giáo
dục của nhà trường theo quy định của Điều lệ trường tiểu học, Điều lệ trường
trung học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Trên cơ sở đặc điểm môn học và những quy định chung của chương trình
giáo dục phổ thông mới, giáo viên Lịch sử ở các trường THCS bên cạnh việc
phải có những phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn thì họ phải có những
năng lực khác để có thể đáp ứng được những mục tiêu của chương trình giáo
dục phổ thông mới. Để dạy học theo mô hình phát triển năng lực, giáo viên cần
xác định mục tiêu dạy học theo định hướng năng lực cho mỗi bài học. Từ đó xác
định nội dung, hình thức dạy và cách kiểm tra, đánh giá để đạt được mục tiêu
đó. Các cách đánh giá phải có ý nghĩa và sáng tạo hơn nhằm đánh giá toàn diện
năng lực của học sinh hơn các bài kiểm tra đơn thuần của phương pháp truyền
thống. Ngoài ra, trong quá trình dạy học, giáo viên cần quan sát và đánh giá các
năng lực của học sinh để có cách dạy phù hợp đối với mỗi học sinh. Người dạy
cần liên tục nhận thức được sự thay đổi, tiến bộ của học sinh và đưa ra các hình
thức giảng dạy mới phù hợp hơn.
Mặt khác, giáo viên cần phải đa dạng hóa hình thức tổ chức dạy học như
chú trọng lối kể chuyện, dẫn chuyện lịch sử, ví dụ: giáo viên giúp cho học sinh
làm quen với lịch sử địa phương, lịch sử dân tộc, lịch sử khu vực và thế giới qua
các câu chuyện lịch sử; tạo cơ sở để học sinh bước đầu nhận thức về khái niệm
thời gian, không gian, đọc hiểu các nguồn sử liệu đơn giản về sự kiện, nhân vật
lịch sử . Dạy học gắn liền với việc khai thác tri thức từ các nguồn sử liệu như
phim ảnh, lược đồ, hình ảnh. Bên cạnh đó, giáo viên cần vận dụng linh hoạt và
đa dạng các phương pháp dạy học tích cực vào bài dạy như phương pháp dạy
học nêu vấn đề, dạy học theo dự án, phương pháp hướng dẫn học sinh tự học,
đóng vai, phương pháp sử dụng di sản, sử dụng tư liệu gốc hay phương pháp
tranh luận,... nhằm khơi dậy và nuôi dưỡng trí tò mò, sự ham hiểu biết và khám
phá lịch sử của học sinh.
Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, việc ứng dụng công nghệ
thông tin vào dạy học bộ môn Lịch sử có tác dụng thiết thực trong việc khơi gợi
hứng thú học tập và tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh.
Dạy học phát triển năng lực không chỉ ở giáo viên, nó còn đề cao vai trò
chủ thể học tập của học sinh, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo đòi hỏi
học sinh cần chủ động suy nghĩ, đưa ra quan điểm và cách giải quyết cá nhân
vào các vấn đề. Theo đó, học sinh sẽ tập trung rèn luyện năng lực tự học, bồi
dưỡng phương pháp học tập để học sinh có thể tiếp tục tìm hiểu, mở rộng vốn
văn hóa cần thiết cho bản thân, tự giải quyết vấn đề chứ không được “lười
biếng” về tư duy khi chỉ nghe, chép như phương pháp truyền thống.
Về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, chương trình giáo dục khuyến khích
việc xây dựng các phòng học bộ môn ở nơi có điều kiện; sử dụng các phương
tiện dạy học hiện đại, phù hợp với nội dung chương trình bao gồm các loại bản
đồ, hiện vật, phương tiện nghe- nhìn,... học sinh cần được tham gia các buổi
tham quan, học tập thực địa, có các hoạt động học tập theo nhóm để giải quyết
những bài tập nhận thức có mức độ phức tạp khác nhau. Tuy nhiên, cơ sở vật
chất và thiết bị dạy học ở một số trường học hiện nay còn gặp một số khó khăn
như: nguồn kinh phí chi cho cơ sở vật chất, thiết bị dạy học chưa đáp ứng được
yêu cầu; thiếu máy tính học tập cho học sinh; phòng học bộ môn còn thiếu so
với yêu cầu… việc học sinh tiếp cận với đồ dùng dạy học ở chương trình mới
còn rất ít đồng nghĩa với việc đổi mới các hoạt động giáo dục cũng như việc “
học đi đôi với hành” của học sinh sẽ bị hạn chế.
Đối với bộ môn Lịch sử, cần từng bước trang bị và sử dụng các thiết bị
dạy học, trong đó chú trọng các loại hình: Mô hình hiện vật, tranh ảnh lịch sử,
ảnh, băng ghi âm lời nói các nhân vật lịch sử, bản đồ, sơ đồ, các bản thống kê,
so sánh, phim video, các phiếu học tập có các nguồn sử liệu, phần mềm dạy học.
Việc sản xuất và sử dụng các thiết bị dạy học Lịch sử một mặt giúp minh họa
bài giảng của giáo viên, mặt khác nhằm tạo nguồn sử liệu phong phú, cụ thể,
sinh động, giàu hình ảnh và giàu sức thuyết phục, trên có sở đó tổ chức các hoạt
động học tập, tự tìm tri thức lịch sử của học sinh một cách tích cực, sáng tạo.
Ngoài những điều kiện nêu trên thì điều kiện về văn hóa giáo dục cũng
giữ vai trò quan trọng, dạy học phát triển theo năng lực có tác dụng nhiều mặt
của đời sống xã hội, trước hết đó là giáo dục tình cảm, đạo đức, thẩm mĩ cho thế
hệ trẻ và đặc biệt hơn hết nó góp phần hình thành cái tâm, tính, cần cù, chăm
chỉ, sáng tạo, yêu thương đùm bọc lẫn nhau, gắn tình yêu gia đình, làng xóm với
quê hương đất nước.
Như vậy, với chủ trương đổi mới căn bản toàn diện giáo dục chúng ta
thấy rõ vai trò của người giáo viên rất quan trọng. Do đó, để dạy học phát triển
năng lực dạy học chuyên môn Lịch sử người giáo viên cần phải rèn luyện,
không ngừng học hỏi để nâng cao các năng lực chuyên môn, năng lực bộ môn
và các năng lực dạy học khác để có thể thực hiện mục tiêu mà chương trình giáo
dục phổ thông mới đặt ra.

You might also like