You are on page 1of 8

II – Thực trạng đội ngũ trí thức thời kỳ quá độ lên CNXH:

1. Thực trạng đội ngũ trí thức thời kỳ quá độ lên CNXH tại Việt Nam:

a) Thời kỳ 1955-1975:

Trong tính tất yếu, nước ta xác định nhu cầu đi lên chủ nghĩa xã hội. Do đó
trong khoảng thời gian chưa thống nhất đất nước, thời kỳ quá độ được diễn ra trước
tiên ở Miền Bắc. Thời kỳ này bắt đầu từ năm 1954 sau khi miền Bắc được giải
phóng. Sau đó, các tính chất trong đấu tranh giải phóng và chi viện cho miền Nam
được thực hiện. Đến năm 1975, đất nước hoàn toàn độc lập và thống nhất hai miền
Nam Bắc. Khi đó, sự thống nhất trong vai trò lãnh đạo của Đảng đặt ra mục tiêu phát
triển đất nước.

Sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước của Việt Nam đến nay gắn liền với
công cuộc đổi mới do Đảng Cộng Sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo. Đổi mới với
các mục tiêu phát triển toàn diện và sâu rộng về kinh tế, văn hóa, khoa học và giáo
dục… nhằm đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp hiện đại và giàu mạnh,
dân chủ và thịnh vượng là một sự nghiệp lớn lao chưa từng có tiền lệ ở Việt Nam, mở
ra nhiều triển vọng nhưng cũng chứa đựng không ít rủi ro, thách thức. Sự nghiệp ấy
đòi hỏi có sự tham gia mạnh mẽ của đội ngũ trí thức, thúc đẩy giới trí thức thực hiện
vai trò chuyên môn và trách nhiệm xã hội của mình. Trong một thế giới đầy biến động
với những hình thái vận động mới của kinh tế tri thức và toàn cầu hóa, Việt Nam
không thể không có sự dẫn đường hay trợ giúp của những nhà trí thức.

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi, đất nước bước vào
thời kỳ mới: xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền
Nam. Đảng công bố “Chính sách của Đảng Lao động Việt Nam đối với trí thức”, nêu
rõ quan điểm, khẳng định vai trò của trí thức trong công cuộc xây dựng đất nước: “Trí
thức là một vốn quý của dân tộc. Không có trí thức hợp tác với công nông thì cách
mạng không thể thành công và sự nghiệp xây dựng một nước Việt Nam mới sẽ không
hoàn thành được...”, “Sử dụng trí thức theo đúng tài năng, sắp xếp công tác hợp lý,...
Bảo đảm cho trí thức phương tiện làm việc cần thiết, đãi ngộ trí thức một cách đúng
đắn và phù hợp với khả năng của Nhà nước”. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, giới trí thức
nêu cao ý chí kiên cường, phát huy cao độ tinh thần yêu nước, đóng góp tài năng, trí
tuệ, không quản hy sinh cho cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập, tự do và tiến bộ xã
hội. Trên miền Bắc, trí thức được công nông hóa, biên chế trong cơ quan, xí nghiệp,
tham gia các đoàn thể, là đoàn viên công đoàn. Trí thức hòa mình vào các phong trào
hợp tác hóa, cải tiến quản lý sản xuất, cải tiến kỹ thuật, góp phần đẩy mạnh phong trào
đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Thi đua với trí thức miền Bắc, đông đảo trí thức,
học sinh sinh viên miền Nam tích cực đấu tranh chống chính sách cai trị phản động
của Mỹ và tay sai, đóng góp vào cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam. Giới trí thức là
lực lượng nòng cốt trong dưỡng dục tinh thần yêu nước và đấu tranh trên lĩnh vực
chính trị tư tưởng, ý thức hệ, đấu tranh bảo vệ lợi ích dân tộc, hòa bình và công lý…

Từ tầng lớp trí thức có số lượng nhỏ bé và phân tán, bị o ép về văn hóa bởi chủ
nghĩa thực dân, đến năm 1954, miền Bắc đã có trên 500 người có trình độ đại học và
3.000 người có trình độ trung học chuyên nghiệp. Sau năm 1954, trên miền Bắc, giáo
dục đại học được đặc biệt quan tâm nhằm đào tạo nhân lực phục vụ sự nghiệp xây
dựng đất nước. Thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965), đào tạo đại học
và chuyên nghiệp được mở rộng trên quy mô lớn. Đến năm 1964, số người có trình độ
đại học và trung học chuyên nghiệp đã tăng lên 30.709 người; gấp 10 lần so với năm
1954. Những năm 1965-1975, trong điều kiện các trường phải sơ tán, đào tạo đại học
không những được duy trì mà tiếp tục phát triển. Đến năm 1975, trên miền Bắc có 41
trường, phân hiệu đại học, gấp 10,3 lần năm 1955. Bên cạnh đó, trường bổ túc văn hóa
công nông và phổ thông lao động được mở ở các địa phương, tạo nguồn để ngày càng
có đông đảo công nhân, nông dân và bộ đội sau khi xuất ngũ được vào đại học. Nhiều
người sau này trở thành cán bộ lãnh đạo, nhà khoa học tài năng.

Sau ngày đất nước thống nhất, các tỉnh miền Nam có trên 100 nghìn người có
trình độ trung học trở lên, trong đó trên 30 nghìn người trình độ từ trung cấp chuyên
nghiệp trở lên, 16 nghìn người trình độ đại học và trên đại học.

Nhờ đó mà hoạt động giáo dục đạt được những thành tựu lớn. Số người đi học
năm 1975 đạt 6.796,9 nghìn người, gấp 5,3 lần năm 1955. Tính bình quân cho 1 vạn
dân, năm 1955 có 949 người đi học thì đến năm 1975 có 2.769 người, gấp 2,9 lần.
Nhờ những cố gắng, nỗ lực của ngành Y, y tế nông thôn ở miền Bắc trong thời kỳ này
đã có những thay đổi rõ rệt. Số bệnh viện được đầu tư xây dựng ở miền Bắc, từ 57
bệnh viện, 17 bệnh xá năm 1955 lên thành 442 bệnh viện và 645 bệnh xá năm 1975.
Số lượng cán bộ ngành y cũng tăng nhanh từ 108 bác sĩ năm 1955 lên 5.684 bác sĩ
năm 1975. Năm 1975, thu nhập bình quân đầu người một tháng của gia đình công
nhân viên chức ở miền Bắc là 27,6 đồng (tăng 57,7% so với năm 1945); thu nhập bình
quân đầu người một tháng của gia đình xã viên hợp tác xã nông nghiệp ở miền Bắc là
18,6 đồng (gấp 2,6 lần).

b) Thời kỳ 1976-1985:

Thực hiện hai kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội là Kế hoạch 5 năm lần thứ
hai (1976-1980) và Kế hoạch 5 năm lần thứ ba (1981-1985), nhân dân Việt Nam đã
đạt được những thành tựu quan trọng: Khắc phục từng bước những hậu quả nặng nề
của chiến tranh; Khôi phục phần lớn những cơ sở công nghiệp, nông nghiệp, giao
thông ở miền Bắc và xây dựng lại các vùng nông thôn ở miền Nam bị chiến tranh tàn
phá. Đồng thời, giáo dục cũng được chú trọng phát triển.
Thực hiện cải cách giáo dục một cách tích cực và vững chắc, phù hợp với khả
năng kinh tế, chú trọng đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục ở vùng núi và vùng đồng bằng
từng bước theo kịp các vùng khác. Củng cố và phát triển giáo dục mầm non; từng
bước phổ cập giáo dục phổ thông cơ sở bằng nhiều hình thức học tập. Có chính sách
thỏa đáng để xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, cải tiến công tác quản lý giáo
dục. Hết sức coi trọng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Gắn chặt hơn nữa giáo
dục với nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, với sản xuất và đời sống. Đẩy mạnh giáo dục
kỹ thuật tổng hợp và hướng nghiệp cho học sinh phổ thông, chú trọng giáo dục chính
trị, tư tưởng, đạo đức cho học sinh. Tổ chức tốt việc nhà trường tham gia lao động sản
xuất. Ra sức phát triển phong trào bổ túc văn hoá. Nắm vững phương châm "Nhà
nước và nhân dân cùng làm" trong sự nghiệp phát triển giáo dục, kết hợp chặt chẽ nhà
trường, gia đình với xã hội để thực hiện thắng lợi cải cách giáo dục.

Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công nhân lành nghề, cán bộ khoa
học, kỹ thuật và cán bộ quản lý kinh tế, cân đối và đồng bộ, hợp với yêu cầu cách
mạng trong chặng đường sắp tới. Sắp xếp lại mạng lưới các trường đại học, cao đẳng
và trung học chuyên nghiệp, kết hợp tốt giữa đào tạo và lao động sản xuất. Xác định
quy mô đào tạo hợp lý, mở rộng công tác đào tạo tại chức, đào tạo cán bộ cho khu vực
kinh tế tập thể. Bồi dưỡng cán bộ chuyên môn đã tốt nghiệp các cấp, nhất là đào tạo
trên và sau đại học. Có biện pháp thích hợp để đào tạo, bồi dưỡng công nhân và cán
bộ dân tộc ít người. Kiểm kê và bố trí lại đội ngũ cán bộ chuyên môn hiện có, để sử
dụng hợp lý và có hiệu quả hơn.

Sắp xếp lại các trường, lớp dạy nghề của các bộ, các địa phương và các cơ sở,
cải tiến công tác tuyển sinh, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo. Xác định quy
mô đào tạo công nhân hợp với yêu cầu phát triển sản xuất, rất chú trọng việc đào tạo
công nhân kỹ thuật có tay nghề cao.

Ra sức phát triển và nâng cao chất lượng các hoạt động văn hoá, thông tin, thể
dục, thể thao. Ngoài số đầu tư của Nhà nước, cần động viên khả năng của nhân dân,
của các cơ sở, các đoàn thể và sử dụng tốt quỹ phúc lợi xí nghiệp để phát triển sự
nghiệp văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao, nhất là phong trào văn hoá quần chúng,
phong trào rèn luyện thân thể. Chú trọng phục vụ cơ sở, như các công trường, nông
trường, lâm trường và đơn vị vũ trang..., nhất là ở các tỉnh biên giới, các vùng kinh tế
mới.

Đấu tranh ráo riết và liên tục để quét sạch các loại văn hoá nô dịch, phản động,
lạc hậu, đồi truỵ. Kiên quyết bài trừ hủ tục, mê tín dị đoan và các tệ nạn xã hội.

Tăng cường bảo vệ sức khoẻ nhân dân, xây dựng nền y học dân tộc Việt Nam
trên cơ sở kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền. Làm tốt công tác vệ sinh, phòng
bệnh, chữa bệnh và vệ sinh môi trường. Mở rộng và nâng cao chất lượng công tác y
tế, hộ sinh, chăm sóc sức khỏe nhân dân bằng cách sử dụng ngân sách nhà nước, quỹ
phúc lợi công cộng và động viên sự đóng góp của nhân dân.

Khai thác nguồn dược liệu trong nước, chế biến các loại thuốc thông
thường, tích cực khắc phục tình trạng thiếu thuốc. Mỗi xã, mỗi huyện đều phải dành
đất đai và lao động để trồng cây thuốc. Đẩy mạnh xuất khẩu, hợp tác trồng cây thuốc
và gia công sản xuất thuốc chữa bệnh cho nước ngoài để đổi lấy nguyên liệu hoá dược
và tân dược. Tích cực chuẩn bị điều kiện, tiến tới tự sản xuất thuốc kháng sinh.

Cải tiến chính sách, chế độ và tận tình chăm sóc, giúp đỡ các gia đình có công
với cách mạng, anh chị em thương binh, gia đình liệt sĩ. Củng cố các trại nuôi dưỡng
thương binh, các cơ sở chỉnh hình, để phục hồi chức năng lao động và mở rộng việc
dạy nghề cho thương binh. Tổ chức tốt việc nuôi dạy các trẻ mồ côi, giúp đỡ những
người già yếu, tàn tật.

Chính phủ cũng chủ trương nhanh chóng xóa nạn mù chữ và đẩy mạnh bổ túc
văn hóa, xem đó là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu. Đầu năm 1978, tất cả các tỉnh và thành
phố miền Nam đã căn bản xoá nạn mù chữ. Trong tổng số 1.405,9 nghìn người được
xác định không biết chữ, có 1.323,7 nghìn người thoát nạn mù chữ. Công tác dạy nghề
phát triển cũng mạnh mẽ. Năm 1977, trên cả nước chỉ có 260 trường trung học chuyên
nghiệp, hơn 117 nghìn sinh viên và 7,8 nghìn giáo viên. Đến năm 1985, số trường
trung học chuyên nghiệp là 314 trường, với quy mô 128,5 nghìn sinh viên và 11,4
nghìn giáo viên (tăng 9% về số sinh viên và 44,9% về số giáo viên so với năm 1977).

Hệ thống y tế được mở rộng, xây mới và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Số
giường bệnh thuộc các cơ sở y tế tăng từ 89,4 nghìn giường năm 1976 lên 114,7 nghìn
giường năm 1985. Số nhân viên y tế tăng từ 110,9 nghìn người năm 1976 lên 160,2
nghìn người năm 1985, trong đó số bác sĩ tăng từ 9.104 người lên 19.029 người.

c) Thời kỳ 1986-2000:

Bước vào thời kỳ đổi mới, Đại hội lần thứ VI (1986) của Đảng Cộng sản Việt
Nam được coi là “cột mốc lịch sử quan trọng trong sự nghiệp cách mạng xã hội chủ
nghĩa của nhân dân ta”. Đại hội lần thứ VI của Đảng ta đã chính thức thông qua
đường lối đổi mới toàn diện nền kinh tế - chính trị của xã hội.

Đổi mới với nước ta như một vận hội để thành đạt, một thời cơ của lịch sử đòi
hỏi chúng ta phải biết nắm bắt. Nhưng Đảng ta cũng xác định được rằng, để thực hiện
được những mục tiêu của sự nghiệp đổi mới không chỉ bằng nhiệt tình và lòng dũng
cảm như trước đây, mà cần phải huy động trí tuệ và mọi tài năng sáng tạo của toàn
Đảng, toàn dân để tìm các giải pháp tích cực và phù hợp với hoàn cảnh của nước ta.
Để trở thành nước tiên tiến, nhanh chóng hòa nhập, chúng ta chỉ có một con đường là
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển khoa học và công nghệ.
Khoa học và công nghệ là chìa khóa để mở cửa đi vào khai thác những tiềm năng
thiên nhiên phong phú như: đất đai, khí hậu, động thực vật…và những tiềm năng trí
tuệ còn tiềm ẩn, trong đó nguồn tài nguyên trí tuệ đã trở thành tài sản quý báu nhất.
Rõ ràng, trong thời đại ngày nay, tri thức ngày càng giữ vai trò quyết định đối với sự
phát triển của đất nước. Trí thức Việt Nam đang đứng trước những thời cơ, vận hội
lớn và cả những thách thức gay gắt.

Đội ngũ trí thức ở nước ta được hình thành từ rất sớm và trong quá trình cách
mạng Việt nam, đội ngũ trí thức Việt Nam đã hình thành được số lượng đông đảo và
cũng đã khẳng định được vai trò của mình. Tuy nhiên, công cuộc đổi mới đất nước đặt
ra nhiều vấn đề trong xây dựng đội ngũ trí thức, vấn đề đào tạo mới, đào tạo lại và bồi
dưỡng thường xuyên kiến thức cho đội ngũ trí thức được coi là nhiệm vụ cấp bách.
Các Đại hội lần thứ VI, lần thứ VII, lần thứ VIII, Đảng đã có những quan điểm đổi
mới trong chính sách đào tạo đội ngũ trí thức. Những chính sách đó không nằm ngoài
chiến lược con người được Đảng nhấn mạnh trong rất nhiều văn kiện. Đảng đặt con
người vào vị trí trung tâm, chăm lo hạnh phúc cho con người là mục tiêu phấn đấu cao
nhất. Và để đào tạo được những con người có cả phẩm chất về trí tuệ, thể chất, tinh
thần, tư tưởng thì nhiệm vụ giáo dục đào tạo rất quan trọng. Đảng coi giáo dục, đào
tạo là “quốc sách hàng đầu”. Nếu khoa học và công nghệ giữ vai trò then chốt trong sự
phát triển lực lượng sản xuất và hiệu quả của nền kinh tế thì giáo dục và đào tạo góp
phần xây dựng lực lượng cán bộ khoa học và công nghệ có trình độ lao động cao,
trình độ trí tuệ phát triển và có một trình độ văn hóa phù hợp với yêu cầu của xã hội
mới. Phải chăng đó cũng chính là nguyện vọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh viết trong
di chúc: “Đảng và chính phủ cần chọn một số ưu tú nhất, cho các cháu ấy đi học thêm
các ngành, các nghề, để đào tạo thành những cán bộ và công nhân có kỹ thuật giỏi, tư
tưởng tốt, lập trường cách mạng vững chắc”. Những năm 1986, yêu cầu của đổi mới
đất nước là công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển khoa học và công nghệ,
song giáo dục và đào tạo phải trở thành điều kiện tiên quyết để hiện thực hóa những
mục tiêu của khoa học và công nghệ. Như vậy để có đội ngũ trí thức có trình độ kỹ
thuật cao thì phải coi giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, bên cạnh đó Đảng ta
cũng khẳng định: “giáo dục và đào tạo là chìa khóa để mở cửa tiến vào tương lai”.
Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII (12-1996) của Đảng khẳng định “Nhận thức sâu
sắc giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là nhân tố quyết định tăng
cường kinh tế và phát triển xã hội. Đầu tư cho giáo dục – đào tạo là đầu tư cho phát
triển”. Với mục tiêu đầu tư cho giáo dục, trong những năm đầu đổi mới chúng ta chú
trọng vào giáo dục Đại học, các trường Đại học là ngành Đào tạo chính đội ngũ trí
thức trẻ bổ sung cho lực lượng cán bộ khoa học – công nghệ và chuyên gia trong các
lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa khác. Xu hướng chung trong đổi mới giáo dục đại
học là giảm số lượng các trường Đại học, nhưng tăng quy mô đào tạo, nhiều loại hình
đào tạo Đại học mới ra đời như: Đại học đa lĩnh vực, đại học chuyên ngành, đại học
mở. Đào tạo sau đại học có hai hình thức: đào tạo thạc sỹ và tiến sĩ chuyên ngành. Đặc
biệt có một hình thức mới trong đào tạo đó là giáo dục thường xuyên. Đó là loại hình
dành cho người lao động, bởi trong sự phát triển nhanh của khoa học và công nghệ, thị
trường lao động buộc con người phải trau dồi kiến thức thường xuyên. Trong hệ thống
giáo dục quốc dân, ngoài loại hình trường công lập, Nhà nước còn khuyến khích phát
triển các loại trường bán công, dân lập, tư thục. Đầu tư cho giáo dục hàng năm cũng
tăng lên đáng kể. Trong mấy năm gần đây, xã hội cũng đặc biệt quan tâm đến giáo
dục, chương trình, cải cách, thi cử, như vậy chúng ta thấy giáo dục đào tạo ngày càng
đóng vai trò trong sự nghiệp đổi mới và cả trong đời sống xã hội.

Từ năm 1986 , Bộ Giáo dục và Đào tạo lần lượt qua các thời kỳ lãnh đạo của
các Bộ trưởng: Bộ trưởng Nguyễn Đình Tứ, Bộ trưởng Trần Hồng Quân
Giáo dục trong giai đoạn này đã đáp ứng được cơ bản nhu cầu học tập ngày
càng tăng của nhân dân. Thực hiện được các mục tiêu lớn trong Chiến lược phát triển
giáo dục: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ cho sự
nghiệp phát triển đất nước và hội nhập quốc tế thành công.
Sự nghiệp văn hóa, giáo dục, y tế và các lĩnh vực xã hội khác được củng cố và
tăng cường. Tại thời điểm 01/4/1999, cả nước có 90% số trẻ em 14 tuổi tốt nghiệp tiểu
học; 94% dân số trong độ tuổi 15-35 biết chữ. Sau 10 năm nỗ lực phấn đấu, đến giữa
năm 2000, cả nước hoàn thành chương trình mục tiêu chống mù chữ và phổ cập giáo
dục tiểu học. Chính sách cải cách tiền lương trong thời kỳ này đã thúc đẩy phát triển
sản xuất làm cho đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Thu nhập bình quân đầu
người một tháng của dân cư tăng từ khoảng 1.600 đồng năm 1986 lên đến 295.000
đồng năm 1999. Thu nhập tăng nhanh góp phần làm cho công cuộc xóa đói giảm
nghèo của nước ta trong giai đoạn này đạt được những kết quả đáng kể. Nếu như năm
1993, tỷ lệ nghèo chung của Việt Nam tính theo phương pháp của Ngân hàng Thế giới
là 58,1%, thì đến năm 1998 tỷ lệ nghèo này giảm xuống còn 37,4%.

Giáo dục trong thời kỳ này đã đáp ứng được cơ bản nhu cầu học tập ngày càng
tăng của nhân dân. Thực hiện được các mục tiêu lớn trong Chiến lược phát triển giáo
dục: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ cho sự nghiệp
phát triển đất nước và hội nhập quốc tế thành công.

Hệ thống trường lớp và quy mô giáo dục phát triển nhanh, thực hiện nền giáo
dục toàn dân, đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng tăng của nhân dân và nâng cao trình
độ đào tạo, trình độ và kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động. Công bằng xã hội
trong tiếp cận giáo dục có nhiều tiến bộ, nhất là đối với người dân tộc thiểu số, lao
động nông thôn, các đối tượng chính sách và người có hoàn cảnh khó khăn, bình đẳng
giới được bảo đảm. Chất lượng giáo dục và đào tạo được nâng lên, góp phần đáp ứng
yêu cầu nhân lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Công tác phát triển đội ngũ được đặc biệt chú trọng để củng cố và đổi mới. Cơ sở vật
chất kỹ thuật của hệ thống giáo dục và đào tạo được tăng thêm và từng bước hiện đại
hóa. Xã hội hóa giáo dục và hợp tác quốc tế được đẩy mạnh, đạt nhiều kết quả quan
trọng.

Từ Đại hội lần thứ VI của Đảng , trí thức được Đảng tin cậy và đánh giá cao
trong việc tham gia vào xây dựng lý luận và các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội,
đội ngũ trí thức thực sự được Đảng coi là vốn quý, là lực lượng nòng cốt của sự
nghiệp phát triển đất nước, là chỗ dựa của Đảng và Nhà nước.

Với những đổi mới trong công tác xây dựng đội ngũ trí thức của Đảng và Nhà
nước, chúng ta đã có một đội ngũ trí thức đầy đủ về số lượng, bước đầu đáp ứng được
yêu cầu về chất lượng, khắc phục được những hạn chế về cơ cấu, đào tạo được những
thế hệ trí thức trẻ năng động, chất lượng đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn cách mạng
mới.

Có thể nói, vận dụng quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng đội
ngũ trí thức và sau những lời dặn dò trong di chúc thiêng liêng của chủ tịch Hồ Chí
Minh, Đảng và Nhà nước đã nhận thức sâu sắc vai trò, tầm quan trọng của đội ngũ trí
thức trong công cuộc xây dựng đổi mới đất nước. Chắc chắn rằng với những chủ
trương, đường lối trong xây dựng đội ngũ trí thức của Đảng và Nhà nước và những
biện pháp, chính sách đãi ngộ và thu hút nhân tài, trong tương lai chúng ta sẽ có đội
ngũ trí thức xứng tầm trong giai đoạn cách mạng mới và họ sẽ đóng góp hơn nữa trí
tuệ của mình cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Tài liệu tham khảo:


[1].https://lyluanchinhtrivatruyenthong.vn/cong-tac-van-dong-tri-thuc-cua-dang-
thanh-tuu-va-mot-so-van-de-dat-ra-p23724.html

[2]. https://www.gso.gov.vn/su-kien/2020/09/23410/

[3].https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ban-chap-hanh-trung-uong-dang/dai-hoi-
dang/lan-thu-v/phuong-huong-nhiem-vu-va-nhung-muc-tieu-chu-yeu-ve-kinh-te-va-
xa-hoi-trong-5-nam-1981-1985-va-nhung-nam-1503

[4].http://tapchivatuyentap.tlu.edu.vn/Portals/10/So%2027/14-Ngoc%20Dung
%20_BO%20SUNG_.pdf

[5].https://moet.gov.vn/gioi-thieu/lich-su-phat-trien/Pages/default.aspx?ItemID=4089

You might also like