You are on page 1of 3

 Nhà trường trong hình thái tư bản chủ nghĩa

+ Đòi nhà nước phải mở trường cho trẻ em bằng giáo dục miễn phí, bắt buộc và
không phụ thuộc và tôn giáo.
+ Vai trò của thầy giáo được đề cao, lý luận sư phạm được coi trọng, khoa học sư
phạm được chính thức đặt ra và đòi hỏi phải được quan tâm thích đáng.
+ Nội dung giáo dục con người được đề cập tới nhiều mặt như đức dục, trí dục, thể
dục ... Đây là những phẩm chất và năng lực được coi là cần thiết cho người lao
động ở thời kỳ sản xuất công nghiệp phát triển.
+ Nhân cách của trẻ được tôn trọng và trở thành một vấn đề quan tâm lớn của các
nhà sư phạm.

 Nhà trường thời kì đế quốc chủ nghĩa ở Tây âu (Cuối thế kỷ XIX, giữa thế kỉ
XX)
(Ra đời vào cuối thế kỷ 19, đầu trên ở Anh - 1889, sau đó lan sang các nước
khác ở Châu âu như: Pháp, Mỹ, Bỉ, Thụy Sĩ ...). Nhà trường mới có một số
đặc điểm sau:
+ Xây dựng ở nông thôn, ở nơi thoáng mát để trẻ em sống gần tự nhiên.
+ Nhà trường nội trú, trẻ sống thành từng nhóm từ 10 - 15 cm với sự chăm
sóc của vợ chồng thầy giáo hoặc của 1 phụ nữ giúp việc để tạo nên không
khí gia đình.
+ Nam, nữ học chung.
+ Tổ chức cho trẻ lao động ít nhất 1h30p/ngày với mục đích thực dụng.
+ Coi trọng hoạt động thể dục thể thao.
+ Việc truyền thụ kiến thức thông qua thực hành, thí nghiệm, lý luận đi sâu
về thực tiễn .
+ Giảng dạy dựa vào sự hoạt động của cá nhân và hứng thú của trẻ - dùng
phương pháp tích cực và tự do để trẻ tiếp nhận tri thức.
+ Số môn học không nhiều (mỗi ngày trẻ chỉ học 1 môn).
+ Giảng dạy ngoại ngữ theo phương pháp trực tiếp.
+ Dân chủ hóa nhà trường thông qua việc xây dựng một chế độ cộng hòa
hoặc quân chủ lập hiến (cho học sinh tham gia quản lý nhà trường, cho bầu
lãnh đạo).
+ Trường học do một cá nhân hoặc một tổ chức xã hội thành lập và chịu
trách nhiệm.
+ Học phí rất cao so với các loại trường khác.
 Nhà trường trong hình thái xã hội chủ nghĩa
- Nhà trường của Liên Xô:
Thực hiện triệt để nhà trường phi tôn giáo, bình đẳng trong giáo dục giữa
nam và nữ, giữa các dân tộc, nhà nước quản lý, bảo trợ và thực hiện một
hệ thống, một chương trình giáo dục, dạy học thống nhất. Tuy nhiên, còn
coi trọng lý thuyết cơ bản mà chưa chú ý thỏa đang tới việc rèn luyện kỹ
năng thực hành nghề nghiệp, phương pháp giáo dục chưa tạo được tính
năng động, sáng tạo, chủ động cho người học.
- Nhà trường ở VN sau CMT8 năm 1945 đến 1956
+ Nội dung cải cách:
Xây dựng cấu trúc hệ thống giáo dục phổ thông mới 9 năm từ 2 hệ thống
các trường Pháp - Việt cũ và hệ thống Hoàng Xuân Hãn.
*Hộ thống giáo dục Pháp - Việt
Tiểu học (6 năm): Cao đẳng tiểu học (4 năm), Tú tài (3 năm, năm cuối
chia làm 2 hoặc 3 ban)
*Hệ thống giáo dục Hoàng Xuân Hãn
Tiểu học (6 năm) Trung học phổ thông (4 năm có chia làm 2 ban khác
nhau về hán học và sinh ngữ), Trung học chuyên khoa (3 năm, chia làm 4
ban ngay từ năm thứ nhất: Khoa học A, B, Hán tự, sinh ngữ).
*Hệ thống giáo dục mới (năm 1950)
Hộ thống này quán triệt 2 tư tưởng chỉ đạo: Giáo dục phục vụ kháng
chiến và giáo dục phải thiết thực, không quá hàn lâm, cắt bỏ những phần
chưa cần thiết cho cuộc sống hiện tại.
Cấu trúc hệ thống này gồm: Vỡ lòng - 1 năm; tiểu học (cấp 1)- 4 năm;
cấp 2- 3
năm; cấp 3- 2 năm; dự bị đại học - 2 năm.
Hệ thống này rất tinh giản nhằm phù hợp với tình hình kháng chiến. Đặc
biệt lớp vỡ lòng là loại hình linh hoạt, không chính quy nhằm tận dụng và
phát huy năng lực của nhân dân để dạy học sinh biết đọc biết viết trước
khi vào học lớp 1.
* Cải cách giáo dục chuyên nghiệp trung và sơ cấp:
Chủ yếu xây dựng các nguyên tắc tổ chức nhằm định hướng cho ngành
này phát triển trong tương lai.
* Cải cách giáo dục đại học và cao đẳng:
Thay đổi hệ thống các trường đại học, cao đẳng phù hợp với tình hình
kháng chiến, đưa các trường về các chiến khu.
- Nhà trường ở VN sau 1956
+ Các giải pháp:
*Thống nhất 2 hệ thống giáo dục phổ thông cũ: ở vùng giải phóng tự do
là hệ thống 1 năm vỡ lòng và 9 năm phổ thông.
Ở vùng tạm chiếm là hệ thống 12 năm gồm: tiểu học (5 năm), THPT (4
năm), TH chuyên khoa (3 năm và chia làm 3 ban).
+ Hệ thống mới:
*Vỡ lòng - 1 năm; cấp 1- 4 năm; cấp 2- 3 năm; cấp 3 - 3 năm.
*Xây dựng hệ thống giáo dục đại học mới. Thành lập nhiều trường đại
học quan trọng như: Đại học Tổng hợp Hà Nội, Đại học Bách khoa Hà
Nội, Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Thuỷ Lợi, Đại học Kinh tế - Kế
hoạch, Đại học Giao thông...
*Tổ chức hệ bổ túc công nông để tạo nguồn cho giáo dục đại học từ học
sinh là con em lao động và cán bộ.
*Thành lập trường trung cấp sư phạm dân tộc, phát triển mạnh các trường
sự phạm trung và sơ cấp
*Đẩy mạnh việc cử học sinh du học ở các nước XHCN.
*Phát triển mạnh các trường trung học chuyên nghiệp.
*Đẩy mạnh xoá nạn mù chữ và hình thành ngành học bổ túc văn hoá.
*Xây dựng các trường dân tộc nội trú.
*Xây dựng các trường học sinh miền Nam trên đất Bắc.
*Thực hiện cuộc vận động xây dựng nhà trường XHCN.

You might also like