You are on page 1of 6

ì


ơ
s

d


đ
p

L

b
c

h
u

i
t
g
n

ư
r
T
-

-
CUỘC CẢI CÁCH GIÁO DỤC LẦN 2 (1917 - 1929)
1. Hệ thống trường học: Trường được chia làm hai loại: trường Pháp chuyên
dạy cho học sinh người Pháp đang định cư và sinh sống trại Việt Nam theo
chương trình chính quốc. Trường Pháp-Việt chuyên dạy cho học sinh người
Việt theo chương trình bản xứ.
2. Mô hình giáo dục: 
Nền giáo dục bao gồm giáo dục phổ thông và giáo dục thực nghiệm (phổ thông
và dạy nghề).
Toàn bộ nền giáo dục Việt Nam từ 1917 đến 1929 được chia thành ba cấp:
1. Đệ nhất cấp: tiểu học
2. Đệ nhị cấp: trung học
3. Đệ tam cấp: cao đẳng hay đại học.
 Đối với hệ tiểu học:

Trường học Việt Nam thời Pháp thuộc Lớp học sơ đẳng thời pháp thuộc
+ Trường tiểu học bị thể : có 5 lớp: lớp đồng ấu, dự bị, sơ đẳng, lớp nhì và lớp
nhất. ở mỗi tỉnh lỵ và huyện lỵ có mộttrường tiểu học bị thể để dạy học trò đi thi
lấy bằng tốt nghiệp tiểu học.

+ Trường sơ đẳng tiểu học:tổ chức dạy hai hoặc ba lớp: lớp đồng ấu, dự bị, sơ
đẳng , những trường này chủ yếu mở ở các làng xã"học trò phần nhiều chỉ có thể
học mấy năm cho biết đọc biết viết rồi về làmruộng, không có chí học đến lấy bằng
tốt nghiệp tiểu học thì chỉ nên đặt trường sơ đẳng mà thôi.

 Đối với hệ trung học: chia thành hệ cao đẳng tiểu học và trung học
+ Cao đẳng tiểu học:
Cao đẳng tiểu học có 4 năm: đệ nhất, đệ nhị, đệ tam và đệ tứ niên,cuối năm thứ tư
học sinh được đi thi để lấy bằng cao đẳng tiểu học (còn gọi là bằng thành chung hay
"đí p lôm")
+ Trung học: Trung học học 2 năm kết thúc bằng kỳ thi lấy bằng tú tài. Đến
năm 1927 trung học được tăng thêm một năm nữa, dạy chủ yếu bằng tiếng
Pháp

 Hệ thực nghiệp: (trường dạy nghề cho học sinh):

Trường học thực nghiệp tương ứng với 2 bậc tiểu học và trung học.
+Ờ bậc tiểu học gồm những trường dạy nghề mộc, nề,rèn, trường gia chánh trường
canh nông, trường mỹ thuậtcông nghiệp và mỹ nghệ
+ Ở bậc trung học có các trường thực nghiệp bị thểnghĩa là dạy toàn khoá chứkhông
phải chỉ sơ lược như ở đệ nhất cấp.
Các trường này do người đứng đẩu đại phương quản lý trực tiếp.Sau khi tốt nghiệp sẽ
đi làm trong các cơ sở sản xuất.
 Hệ Cao đẳng ,đại học: là bậc học cao nhất của Pháp được áp dụng rộng rãi trên
toàn Đông Dương. Chuyên đào tạo ra các nguồn lực để phục vụ trong bộ máy hành
chính của bọn thực dân Pháp.

3. Mục tiêu đào tạo:


- Thông qua việc mở các trường dạy nghề mục đích thực dân Pháp muốn
tạo ra một đội ngũ nhân công lao động lành nghề có thể nghe hiểu tiếng
Pháp để phục vụ cho công cuộc khai thác thuộc địa lần hai của chúng
(1919-1929). Đồng thời cũng muốn tạo ra một tầng lớp thượng lưu thân
pháp làm tay sai cho chúng.
- Từ việc đưa nền giáo dục Pháp-Việt áp dụng trên ba miền Bắc, Trung,
Nam mà đối tượng chính là các thế hệ trẻ với mục đích xóa bỏ những ảnh
hưởng còn sót lại từ các sĩ phu yêu nước chống thực dân. Xóa bỏ nền Hán
học đã tồn tại từ ngàn năm lịch sử trong lòng mỗi người Việt. Tạo điều
kiện thuận lợi để chính quyền thực dân truyền bá văn hóa Pháp mà không
bị một thế lực hay tư tưởng nào chống lại.
4. Người Việt tiếp nhận chữ Quốc Ngữ:
- Với cải cách giáo dục lần thứ hai, việc đưa chữ Quốc ngữ vào tiểu học đã
giúp trẻ nhanh chóng biết đọc, biết viết (điều này hơn ngày xưa học chữ
Hán rất khó), giúp cho học sinh tiếp thu dễ dàng hơn một số kiến thức bổ
ích thiết thực, phục vụ cho cuộc sống lúc đó.
- Người Pháp đẩy mạnh việc cải cách giáo dục lần hai theo hệ thống giáo
dục phổ thông và dạy nghề khắp cả ba kì: Bắc Kì, Trung Kì và Nam Kì,
vì thế đã giải quyết phần nào nạn mù chữ đối với trẻ em thuộc mọi tầng
lớp nhân dân trong xã hội.
- Đào tạo cho xã hội Việt Nam thời thuộc địa một đội ngũ tri thức có trình
độ chuyên môn cao, một số ít phục vụ cho bộ máy nhà cầm quyền, còn đa
số những người trí thức này đều góp phần xây dựng đất nước, trở thành
những nhà cách mạng sau này đứng lên đấu tranh chống Pháp.
Tuy nhiên, cải cách giáo dục mà Pháp đặt ra cũng bộc lộ những yếu kém của
chính sách giáo dục thực dân. Đó là:
- Ở bậc Trung học, người học được dạy hoàn toàn bằng tiếng Pháp ở tất cả
các môn. Làm cho người học cảm thấy tiếng Pháp là ngôn ngữ chính
trong giao tiếp, làm cho thế hệ trẻ dần quên đi thứ ngôn ngữ đã gắn với
cội nguồn dân tộc qua bốn ngàn năm dựng nước.

5. Môn học, ngôn ngữ, trình độ giáo viên:


a ,Hệ tiểu học ( cấp đệ nhất)
- Mỗi xã mở ít nhất một trường tiểu học Pháp –Việt chỉ dành cho học sinh
nam
+ Số môn học gồm 6 môn: luân lí, thể dục, vệ sinh, khoa học sơ lược,
thủ văn, pháp văn và môn chữ Hán không bắt buộc.
+ Mỗi tuần học sinh học năm ngày (trừ thứ 7 và chủ nhật) với tổng giờ
học trên lớp là 27 giờ 30 phút.
- Ngôn ngữ dạy: Tiếng Pháp, Quốc ngữ, Tiếng Hán
- Trình độ Giáo viên: phải tốt nghiệp tiểu học sư phạm hoặc có bằng trung
học.

b. Hệ trung học ( đệ nhị cấp)


- Chương trình bậc Thành chung phải học 11 môn: Pháp văn, Luân lý,
Lịch sử, Việt văn và Hán văn, Địa lí, Toán học, ..Vẽ theo hình mẫu, tìm
hiểu công nghiệp.
+ Bên cạnh hệ thống trường công lập chính quy của nhà nước thì bấy
giờ cũng có hệ thống trường tư thục chủ yếu do giáo hội Thiên chúa
giáo thành lập.
- Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng chính quốc ( Pháp) là chính vì tiếng Quốc
ngữ là phụ.

c. Hệ Cao đẳng và Đại học ( đệ tam cấp)


- Dạy chủ yếu bằng tiếng Pháp,Chuyên đào tạo ra các nguồn lực để phục
vụ trong bộ máy hành chính của bọn thực dân Pháp.
d/Hệ thực nghiệm ( trường nghề).Dạy nghề mộc, nề,rèn, trường gia chánh
trường canh nông, trường mỹ thuậtcông nghiệp và mỹ nghệ……
- Trình độ giáo viên:có bằng sơ học yếu lược hoặc bằng khoá sinh.
6. Ưu và nhược điểm của mô hình giáo dục:
 Ưu điểm:
- Về hình thức, việc tổ chức hệ thống trường học, cấp học, lớp học có hệ
thống bài bản, với hình thức tổ chức dạy học tập trung.
- Về nội dung giáo dục, chương trình được xây dựng với nội dung giáo
dục toàn diện không chỉ có khoa học xả hội mà cả khoa học tự nhiên, kĩ
thuật, ngoại ngữ. Trang bị cho học sinh hai thứ ngôn ngữ hữu ích để mở
rộng giao tiếp và hiểu biết của mình đối với các nền văn hoá thế giới.
- Giáo dục Nam kì đã đào tạo được một đội ngũ tri thức Tây học, một tầng
lớp mới trong xã hội Nam kỳ lúc bấy giờ.
 Nhược điểm:
- Đặt ra nhiều bậc học: sơ học, tiểu học, cao đẳng tiểu học, trung học kéo
dài tới 13 năm và trải qua 8 kì thi
- Các trường đặt tại huyện lị, thị trấn và các thành phố nên con em nhà
nghèo không thể theo học được.

- Chính sách giáo dục theo chiều ngang chứ không theo chiều dọc. Điều
này đã hạn chế sự phát triển của nhân dân ta, các thế hệ tiếp nối không có
đủ tri thức để thoát ra khỏi ách áp bức của thực dân Pháp.
- Nền giáo dục mới mang tính chất triệt hạ dần nền văn hoá truyền thống
của dân tộc Việt Nam, loại bỏ cả những yếu tố tốt đẹp.
- Các trường Pháp mở ra cho người bản xứ là quá ít và kinh phí hầu như do
nhân dân lo liệu.
- Lực lượng trí thức do nền giáo dục từ các trường Pháp đào tạo ra không
đáp ứng đủ yêu cầu của đông đảo nhân dân.
7. Hệ quả của nền giáo dục:
- Hai cuộc cải cách giáo dục của thực dân Pháp thực hiện ở nước ta là
những cuộc cách cách chỉ mang tính chất cục bộ, hiệu quả của hai cuộc
cải cách này đem lại nó chỉ có tác động tới khoảng 5% dân số, số còn lại
là 95% dân số rơi vào tình trạng mù chữ. Đây cũng là một trong những
thủ đoạn mà thực dân Pháp muốn tiến hành nhằm thực hiện chính sách “
ngu dân” nhằm dễ bề cai trị.
8. Chế độ thi cử:
Các khoa thi sẽ chia làm hai loại: loại thi theo chương trình "bản xứ" và loại
thi theo chương trình Pháp.
Loại thi theo chương trình "bản xứ":
- Thi tốt nghiệp tiểu học.
- Thi tốt nghiệp trung học bao gồm cao đẳng tiểu học và trung học (tútài).
Loại thi theo chương trình Pháp:
- Bằng sơ học (Brevet élémenteire).

- Bằng cao đẳng (Brevet supérieur).

- Bằng tú tài Tây.


9. Nền giáo dục Pháp thuộc (cải cách giáo dục lần 2) ảnh hưởng đến giáo dục
Việt Nam:
- Nền giáo dục phong kiến được thay thế bằng nền giáo dục thực dân, chữ
Hán được xóa bỏ thay vào bằng tiếng Pháp và chữ Quốc ngữ. Giúp cho
học sinh thay đổi dần tư duy có săn trong sách vở được ghi chép hàng
ngàn năm trước, một số nội dung không còn phù hợp với xu thế thời đại.
Nền giáo dục mới giúp cho người học tiếp cận những tư tưởng tiến bộ
mới.
- Với cải cách giáo dục lần thứ hai, việc đưa chữ Quốc ngữ vào tiểu học
đã giúp trẻ nhanh chóng biết đọc, biết viết (điều này hơn ngày xưa học
chữ Hán rất khó), giúp cho học sinh tiếp thu dễ dàng hơn một số kiến
thức bổ ích thiết thực, phục vụ cho cuộc sống lúc đó.
- Đào tạo cho xã hội Việt Nam thời thuộc địa một đội ngũ tri thức có trình
độ chuyên môn cao, một số ít phục vụ cho bộ máy nhà cầm quyền, còn
đa số những người trí thức này đều góp phần xây dựng đất nước, trở
thành những nhà cách mạng sau này đứng lên đấu tranh chống Pháp.
- Chương trình giáo dục được quy định cụ thể về bậc học, môn học, thời
lượng tham gia học.
- Người Pháp đẩy mạnh việc cải cách giáo dục lần hai theo hệ thống giáo
dục phổ thông và dạy nghề khắp cả ba kì: Bắc Kì, Trung Kì và Nam Kì,
vì thế đã xóa bỏ phần nào nạn mù chữ đối với trẻ em thuộc mọi tầng lớp
nhân dân trong xã hội.

You might also like