You are on page 1of 3

GIÁO DỤC VIỆT NAM THỜI PHONG KIẾN

* Bối cảnh lịch sử:


- Giáo dục Việt Nam thời kỳ phong kiến bắt đầu từ khi Ngô Quyền khởi dựng nền độc lập
đến khi thực dân Pháp xâm lược nước ta. Dấu ấn giáo dục đặc trưng của thời kỳ này là
giáo dục Nho học. Mục tiêu là dạy và học theo lý tưởng của Nho giáo: “Tu thân, Tề gia,
Trị quốc, Bình thiên hạ.”

* Đặc điểm về giáo dục:


- Mục tiêu giáo dục: Đào tạo con em quan lại thành người Quân tử, kẻ sĩ.
- Nội dung giáo dục chủ yếu là nho giáo: Đặc trưng nổi bật của giáo dục Việt Nam thời
Phong kiến là nền giáo dục Nho học. Thời kỳ đầu dựng nước, bên cạnh giáo dục nho học
có sự tồn tại của các loại hình giáo dục Phật giáo và Đạo giáo. Tuy có sự khác nhau
nhưng các loại hình giáo dục trên không bài trừ lẫn nhau. Tâm giáo thịnh vượng nhất là
thời Lý - Trần, triều đình nhiều lần đứng ra tổ chức kỳ thi Tam giáo bao gồm cả 3 nội
dung Nho - Phật - Đạo. Tuy nhiên, các triều đại Phong kiến nối tiếp nhau luôn lấy Nho
giáo làm hệ tư tưởng chính thống. Vì thế, Nho giáo gần như trở thành hệ thống giáo dục
chính thống và tồn tại trong suốt thời kỳ Phong kiến. - Sách giáo khoa chính của Nho
giáo ở bậc cao là Tứ thư, Ngũ kinh và Bắc sử.

- Phương pháp giáo dục: Trí dục và đức dục. - Trí dục: Chủ yếu phương pháp thuộc lòng,
dùi mài kinh sử, Kinh viện, giáo điều. - Đức dục: Chủ yếu sử dụng phương pháp nêu
gương (Thân giáo trọng ngôn giáo – Nguyễn Trãi)
- Tổ chức trường lớp và thi cử: Năm 1070, Lý Thánh Tông cho xây Văn miếu để thờ
Khổng Tử, Chu Công và tứ phối (Mạnh tử, Tăng Tử, Tử Tư¬, Nhan Uyên). Năm 1076,
Lý Nhân Tông cho xây dựng Quốc Tử Giám, làm nơi dạy học cho các hoàng tử. Thời Lý,
việc tổ chức khoa cử ngày càng nền nếp. Năm 1075, Lý Nhân Tông cho mở khoa thi đầu
tiên, lấy tên là Minh kinh bác học (các kỳ tiếp theo được tổ chức vào các năm 1086,
1186, 1195,…). Thời Trần, năm 1236, Quốc Tử Giám được đổi thành Quốc Học Viện,
dần dần mở rộng cho con em các đại quan vào học. Năm 1253, Trần Thái Tông xuống
chiếu cho các nho sĩ trong nước, những người thông kinh sử được đến Quốc Tử Viện học
tập. Tổ chức khoa cử đi vào quy củ, nền nếp hơn trước. Năm 1232, Trần Thái Tông cho
mở khoa thi Thái học sinh. Năm 1247, Trần Thái Tông đặt ra định chế tam khôi: (Trạng
nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa - 3 người có kết quả cao nhất trong cuộc thi đình). Thời
Hồ, Năm 1404, Hồ Hán Thương định cách thi cử nhân. Do tồn tại trong thời gian quá
ngắn nên triều Hồ chỉ tổ chức được 2 khoa thi, nhưng đã đào tạo được nhiều danh nho,
danh thần nổi tiếng (Nguyễn Trãi, Lý Tử Tấn, Vũ Mộng Nguyên).

- Nhìn chung, dưới các thời Lý - Trần - Hồ, hệ thống trường học được tổ chức từ bậc Ấu
học đến bậc Đại học. Tuy có sự phát triển, tiến bộ so với các thời kỳ trước, song sự phát
triển còn chậm, số trường học do nhà nước mở còn ít, chỉ có ở kinh đô và một số phủ,
châu. Việc học tập ở địa phương, hầu như do dân tự lo liệu, chủ yếu là do nhà chùa và các
nho sĩ mở. Dưới các triều Mạc - Lê, Trịnh - Nguyễn, việc học và thi tiếp tục được duy trì.
- Song, cùng với bước đường suy tàn của chế độ phong kiến, nền giáo dục nước ta có
nhiều bước thụt lùi về chất lượng. Nhiều giá trị hầu như bị đảo lộn, các sĩ tử theo lối học
chạy theo danh lợi, xa rời chính học. Tóm lại, từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII, chế độ giáo
dục và thi cử Nho học vẫn được các triều đại phong kiến ở cả 2 miền Nam Bắc duy trì.
* Ưu điểm và hạn chế:
- Ưu điểm của giáo dục thời Phong kiến Việt Nam bao gồm việc phát triển các trường
công, trường tư, giáo dục gia đình, góp phần vào việc gìn giữ đất nước và bảo vệ bản sắc
văn hoá dân tộc. Giáo dục thời đó còn để lại nhiều bài học quý về tổ chức giáo dục, thi cử
và bổ nhiệm người tài. Tuy nhiên, hạn chế của giáo dục thời Phong kiến bao gồm mục
đích đào tạo cho tầng lớp phong kiến, nội dung giáo dục nghèo nàn, phương pháp giáo
dục giáo điều, uy quyền, và tổ chức giáo dục bất bình đẳng, chỉ cho phép con em tầng lớp
quý tộc mới được đi thi. Ngoài ra, tổ chức thi cử rất nghiêm ngặt nhưng nội dung thi lại
rất khập khiễng.
- Tóm lại, dù có những hạn chế nhất định nhưng nền giáo dục thời Phong kiến đặc biệt là
những lúc đỉnh cao, đã có những đóng góp to lớn cho nền giáo dục nước nhà; thực sự là
đòn bẩy thúc đẩy tinh thần học tập, truyền thống hiếu học và bồi đắp nguyên khí cho
quốc gia trong những giai đoạn phát triển của lịch sử giáo dục dân tộc. Góp phần giữ gìn
bản sắc văn hoá dân tộc, để lại cho chúng ta nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong tổ
chức giáo dục hiện nay.

You might also like