You are on page 1of 5

1.

Chính Trị:
* Thiết chế chính trị:
- Thời Ngô, Đinh, Tiền Lê tiếp thu mô hình thiết chế chính trị của Trung Quốc.
- Thời Lý – Trần, chính quyền chuyên chế TW tập quyền ngày càng được hoàn
thiện.
- Thời Lê Sơ: Nhà nước chuyên chế phát triển đến đỉnh cao.
- Thời Lý – Trần, nhà nước PK mang đặc điểm “Thân dân”, Từ thời Lê sơ trở đi,
thì mang tính quan liêu và chuyên chế đậm nét.
- Qua các triều đại phong kiến, còn có các cuộc cải cách, tiêu biểu là: Cải cách
của Hồ Quý Ly, Lê Thánh Tông, Minh Mạng….
* Luật pháp:
- Thời Ngô, Đinh, Tiền Lê: chưa có luật pháp thành văn mà chỉ có luật tục.
- Thời Lý: có bộ luật thành văn đầu tiên là bộ: Hình Thư.
- Thời Trần: có bộ Hình Luật
- Thời Lê sơ: có bộ Quốc triều hình luật còn gọi là Luật Hồng Đức.
- Thời Nguyễn: có bộ Hoàng Việt luật lệ, còn gọi là Luật Gia Long.

2. Kinh tế:
* Nông nghiệp:
- Nông nghiệp lúa nước và văn hóa làng xã vẫn là một trong những đặc trưng
của Văn minh Đại Việt.
- Các triều đại PK Việt Nam rất coi trọng kinh tế nông nghiệp, coi nông nghiệp
là kinh tế gốc, có nhiều chính sách để khuyến khích, thúc đẩy kinh tế nông
nghiệp phát triển:
+ Lập đàn Xã tắc cầu cho mưa thuận gió hòa.
+ Lễ cầy tịch điền, khuyến khích nhân dân cầy cấy.
+ Lập các cơ quan, quan lại chuyên trách đê điều (Hà đê xứ)…
+ Có chính sách khai hoang, bảo vệ sức kéo của đại gia súc…
- Nhân dân tích cực sản xuất, cải tiến kỹ thuật thâm canh, lai tạo giống…
* Thủ công nghiệp:
- Chia thành hai bộ phận:
+ Thủ công nghiệp dân gian với các nghề truyền thống: Dệt, gốm sứ, luyện kim,
trạm khắc, thuộc da, làm giấy, khảm trai, sơn mài, kim hoàn….
+ Thủ công nghiệp nhà nước (Quan xưởng – Cục bách tác): chuyên sản xuất các
mặt hàng phục vụ triều đình, vua quan, quý tộc: Đúc tiền, xây dựng cung điện,
lăng tẩm, đóng thuyền, may mặc trang phục và vật dụng hoàng cung…
- Thủ công nghiệp dần chuyên môn hóa dẫn tới việc xuất hiện các làng nghề,
phường thủ công ở các đô thị (Điển hình như ở Thăng Long với 36 phố
phường).
* Thương nghiệp:
- Nội thương:
+ Buôn bán trao đổi trong nước, giữa miền xuôi, miền ngược được đẩy mạnh.
+ Bắt đầu từ thời Tiền Lê, các triều đại đã cho đúc tiền kim loại riêng, thời Hồ
tiền giấy xuất hiện.
+ Xuất hiện các “Làng buôn”: chuyên kinh doanh, trao đổi, buôn bán.
- Ngoại thương:
+ Thế kỷ XII, nhà Lý cho lập trang Vân Đồn (Quảng Ninh) để trao đổi buôn bán
với nước ngoài như: Trung Quốc, Ấn Độ, Xiêm, Giava…
+ Thế kỷ XV, nhiều thương cảng xuất hiện do nhà nước quản lý.
+ Thế kỷ XVI, trong xu thế phát triển của giao thương Âu – Á và những chính
sách tiến bộ của chính quyền hai đàng, hoạt động ngoại thương của nước ta phát
triển mạnh mẽ với việc giao thương với cả phương Tây và sự hưng khởi của các
đô thị.
+ Thế kỷ XIX, khi vương triều Nguyễn được thiết lập, trước động thái nhòm
ngó xâm lược của tư bản nước ngoài, nhà nước đã thi hành chính sách “Bế quan
tỏa cảng” làm hoạt động ngoại thương đình đốn.

c. Tín ngưỡng, tư tưởng, tôn giáo.


* Tín ngưỡng dân gian:
- Duy trì những tín ngưỡng tốt đẹp của cha ông: Thờ cúng tổ tiên, anh hùng và
những người có công với đất nước.
- Từ thời Lý, tín ngưỡng thờ thần Đồng Cổ (Trống đồng) được đưa vào cung
đình nhằm giữ đạo trung với vua, với đất nước.
- Từ thế kỷ XVI, đạo Mẫu trở thành tín ngưỡng phổ biến: Mẫu Thượng Thiên
(trời), Mẫu Địa (đất), Mẫu Thoải (nước), Mẫu Thượng Ngàn (rừng), Mẫu Liễu
Hạnh (đồng nhất với Mẫu Thượng Thiên)…
- Tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng…
* Tư tưởng – Tôn giáo:
- Nho giáo:
+ Du nhập vào nước ta từ thời Bắc thuộc. Dưới thời Lý, lần đầu tiên Nho giáo
được đưa vào nội dung giáo dục thi cử để tuyển chọn quan lại. 1070 nhà Lý cho
lập Văn Miếu thờ Khổng Tử, năm 1076 cho lập Quốc Tử Giám…
+ Thời Lê sơ: thực hiện chính sách “Độc tôn Nho học”, Nho giáo trở thành hệ tư
tưởng chính thống của giai cấp thống trị và nhà nước quân chủ chuyên chế.
- Phật giáo:
+ Du nhập vào nước ta đầu Công nguyên, hòa quyện với tín ngưỡng dân gian và
phát triển mạnh cả trong cung đình và dân gian.
+ Thời Lý- Trần: Nho giáo được tôn sùng và phát triển cực thịnh, trở thành quốc
giáo.
+ Thời Lê sơ: Phật giáo không được coi trọng và vị trí như trước.
+ Thời Mạc: Phật giáo hưng thịnh trở lại.
- Đạo giáo: Có vị trí nhất định và cũng hòa lẫn vào tín ngưỡng dân gian, nhà
nước Phong kiến cũng cho xây dựng một số đạo quán..
=> “Tam giáo đồng nguyên” là đặc trưng văn minh thời Lý – Trần.
- Đạo Thiên chúa: Du nhập vào nước ta từ thế kỷ XVI, trong thời kỳ loạn lạc,
đất nước bị chia cắt, Đạo thiên chúa càng có điều kiện phát triển mạnh, đến thời
Nguyễn, nhà nước thi hành chính sách “Cấm đạo, đuổi giáo sỹ phương Tây” để
tránh sự dò xét của các nước Tư bản.

d. Giáo dục – Khoa cử:


- Nền giáo dục khoa cử nước ta bắt đầu từ thời Lý, với nd “Tam giáo”, khoa thi
đầu tiên mang tên “Minh kinh bác học”. Đến thời Trần khoa cử được tổ chức
quy củ và đều đặn hơn.
- Thời Lê sơ: Khoa cử Nho học phát triển thịnh đạt với các Lệ thi: Tam trường
(Thi Hương- Thi Hội – Thi Đình), lấy Tam khôi (Trạng Nguyên – Bảng Nhãn –
Thám Hoa), và có chính sách khuyến khích giáo dục như: Khắc bia Tiến sỹ ở
Văn Miếu; Lệ “Vinh quy bái tổ”…
- Nhiều nhà văn hóa lớn của dân tộc đã xuất hiện cùng với giáo dục, khoa cử
phong kiến như: Lê Văn Hưu, Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Lê Quý Đôn…

e. Chữ viết – Văn học:


* Chữ viết:
- Chữ Hán là văn tự chính thức, được sử dụng trong các văn bản hành chính của
nhà nước và khoa cử , giáo dục Đại Việt.
- Từ thế kỷ XIII, chữ Nôm được người Việt sáng tạo và sử dụng phổ biến.
- Thế kỷ XVII: cùng với sự du nhập Thiên chúa giáo, chữ Quốc ngữ xuất hiện
và dần hoàn thiện.
* Văn học:
- Văn học Đại Việt gồm hai bộ phận:
+ Văn học dân gian: hình thức truyền miệng với các thể: truyền thuyết, cổ tích,
ca dao, hò, vè…. Thường để phản ánh đời sống, ca ngợi, than thân, truyền đạt
kinh nghiệm….
+ Văn học viết: sáng tác chủ yếu bằng chữ Hán, chữ Nôm với các thể như: Phú,
Cáo, Chiếu, Biểu, Hịch… nội dung thể hiện tình yêu quê hương, đất nước; niềm
tin tôn giáo…

g. Nghệ thuật:
- Kiến trúc: Xây dụng các khu kinh đô, hoàng thành…. Đình chùa, đền miếu …
- Điêu khắc: Phát triển đến đỉnh cao qua các tác phẩm điêu khắc thể hiện trên
các công trình kiến trúc, điêu khắc tượng thần, phật và phù điêu …
- Tranh dân gian: Có hai loại chính là tranh thờ và tranh chơi tết, sáng tác chủ
yếu bằng bản in trên giấy dó; Đến thời Lê Trung Hưng xuất hiện các dòng tranh
dân gian nổi tiếng: Đông Hồ; Hàng Trống; Làng Sình…
- Nghệ thuật biểu diễn:
+ Dân gian: Tuồng, chèo, múa rối, ca trù, trầu văn
+ Cung đình: Năm 1437, xuất hiện Nhã nhạc cung đình.
- Thời phong kiến có 4 tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng được coi là “Tứ đại khí
Đại Việt” gồm:
+ Chuông Quy Điền
+ Vạc Phổ Minh
+ Tháp Báo Thiên
+ Tượng phật chùa Quỳnh Lâm.

h. Khoa học - Kỹ thuật”:


* Sử học:
- Thời Lý có bộ Sử ký của Đỗ Thiện nhưng đã bị thất truyền.
- Thời Trần, nhà nước lập Quốc sử viện- Cơ quan chuyên trách ghi chép sử và
có bộ Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu.
- Thời Lê sơ, việc chép và biên soạn sử được coi trọng với nhiều sử gia nổi tiếng
như: Phan Phu Tiên, Ngô Sỹ Liên, Vũ Quỳnh… với bộ quốc sử là Đại Việt sử
ký toàn thư.
- Nhà Nguyễn lập Quốc sử quán, với nhiều công trình sử học nổi tiếng như: Đại
Nam thực lục; Khâm định Việt sử thông giám cương mục…
* Địa lý:
Có các tác phẩm địa lý ghi chép về danh giới, núi sông, địa danh, phong tục….
như:
- Dư địa chí của Nguyễn Trãi
- Gia Định thành thông chí của Trình Hoài Đức.
- Nghệ An ký của Bùi Dương Lịch.
- Hoàng Việt nhất thống dư địa chí của Lê Quang Định.
- Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn.
- Hồng Đức bản đồ thời Lê sơ.
- Đại Nam nhất thống toàn đồ thời Nguyễn.
* Toán học:
- Đại thành toán pháp của Lương Thế Vinh.
- Lập thành toán pháp của Vũ Hữu
* Quân sự:
- Binh thư yếu lược, Vạn kiếp tông bí truyền thư của Trần Quốc Tuấn.
- Hồ trướng khu cơ của Đào Duy Từ.
- Chế tạo súng thần cơ, đại bác, thuyền chiến…
* Y học:
Tiêu biểu với các danh y như: Tuệ Tĩnh; Hải Thượng Lãn Ông…

4. Ý nghĩa của Văn minh Đại Việt trong lịch sử Việt Nam.
a. Ưu điểm và hạn chế của văn minh Đại Việt.
- Chính trị: Thời kỳ đầu đất nước độc lập tự chủ, thể chế chính trị quân chủ ở
nước ta còn mang tính chất tích cực “thân dân”; nhưng càng về sau thì càng
mang nặng tính chuyên chế, quan liêu với bộ máy cồng kềnh, quan lại thâm ô,
nhũng nhiễu.
- Kinh tế: Xuất phát từ nền tảng nông nghiệp trồng lúa nước, các vương triều
Đại Việt luôn trú trọng phát triển nông nghiệp, coi nông nghiệp là kinh tế gốc
“dĩ nông vi bản”, thủ công nghiệp cũng được khuyến khích; Thương nghiệp
không được đề cao trong một số thời kỳ do tư duy kinh tế phong kiến “trọng
nông – ức thương”.
- Về xã hội: Tôn ti trật tự trong xã hội phong kiến rất được đề cao
- Văn hóa:
+ Trong thời kỳ trung đại, người Việt ít có những phát minh khoa học kỹ thuật
do hạn chế của nền giáo dục Nho giáo chỉ thiên về khoa học xã hội mà ít quan
tâm tới khoa học tự nhiên.
- Tính cố kết cộng đồng được gia tăng trong cơ cấu xã hội làng xã, tuy nhiên lại
nảy sinh tâm lý bình quân, cào bằng, từ đó hạn chế động lực phát triển, sáng tạo
của xã hội và từng cá nhân.
- Nho giáo được đề cao, góp phần làm xã hội kỷ cương, ổn định, nhưng đồng
thời cũng tạo ra sự bảo thủ, chậm thích ứng, chậm cải cách đặc biệt là trước sự
xâm nhập của chủ nghĩa tư bản phương tây.

b. Ý nghĩa của văn minh Đại Việt.


- Khẳng định tinh thần quật khởi và sức lao động bền bỉ, sáng tạo của nhân dân.
Trước thách thức của tự nhiên, xã hội, xây dựng một nền văn minh mang đậm
bản sắc dân tộc trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những thành tựu văn minh ngoại
lai.
- Chứng minh sự phát triển vượt bậc về chính trị, kinh tế, văn hóa; góp phần tạo
nên sức mạnh dân tộc, góp phần thắng lợi trong các cuộc kháng chiến chống
ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập dân tộc.
- Là nền tảng để đạt được những thành tựu rực rỡ trong công cuộc xây dựng và
bảo vệ tổ quốc.
- Tạo dựng bản lĩnh, bản sắc riêng để vững vàng vượt qua những thử thách,
vững bước tiến vào kỷ nguyên mới: Hội nhập và phát triển.

You might also like