You are on page 1of 2

CHUYÊN ĐỀ: VĂN MINH ĐẠI VIỆT

I. Cơ sở hình thành văn minh Đại Việt


II. Thành tựu của Văn minh Đại Việt
2. Thành tựu về Kinh tế .
a. Nông nghiệp:
b. Thủ công nghiệp
- Dệt, gốm, sứ, luyện kim. 
- Các nghề: đục gỗ, chạm khắc đá, giấy, sơn mài, kim hoàn….
- Cục Bách tác: sản xuất các hàng độc quyền của triều đình: tiền, vũ khí, trang phục.
c. Thương nghiệp:
- Thời Lý: trang Vân Đồn (Quảng Ninh)… 
- Thế kỉ XVII, các công ty như Công ty Đông Ấn Hà Lan, Công ty Đông Ấn Anh và thương
nhân Trung Quốc, Nhật Bản, Đông Nam Á… đến Đại Việt buôn bán.
3. Thành tựu về tín ngưỡng, tôn giáo:
- Tín ngưỡng: 
+ Trong triều đình: từ thời Lý đã hình thành tín ngưỡng thờ thần Đồng Cổ. 
+ Trong dân gian: tục lệ thờ Thành hoàng làng, tín ngưỡng thờ Đạo Mẫu…
- Tôn giáo: Chủ yếu ảnh hưởng bởi 3 tôn giáo lớn là Nho giáo (được du nhập thời Bắc thuộc,
nhà Lý thừa nhận năm 1070, độc tôn thời Lê sơ), Phật giáo (Đạo Phật thịnh vượng thời Lý –
Trần: xây dựng nhiều chùa tháp, đúc chuông, tô tượng), và Đạo giáo. Đến năm 1533 Công giáo
mới xuất hiện và gây ảnh hưởng tới người dân.
4. Thành tựu về giáo dục, khoa cử:
Từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX, nền giáo dục, khoa cử của Đại Việt có điểm nổi bật:
- Sau khi đất nước ổn định, từ thời Lý trở đi đã có nhiều chính sách khuyến khích giáo dục.
- Các kì thi được tổ chức đều đặn hơn, đây là nguồn chính để tuyển chọn quan lại, đỉnh cao
trong giáo dục Đại Việt phải nhắc đến nhà Lê sơ - tổ chức được 26 khoa thi, lấy 1000 tiến sĩ và
20 trạng nguyên.
- Các vương triều Đại Việt quan tâm đến giáo dục, khoa cử vì:
+ Để đất nước phát triển đầu tiên bộ máy chính trị phải ổn định, những người trong giai cấp
thống trị phải là người tài giỏi, phải có năng lực. 
+ Những người đỗ đạt làm quan có thể là những người ở tầng lớp thấp trong xã hội, hiểu được
cuộc sống của nhân dân => đưa ra nhiều giải pháp phù hợp với tình hình thực tế.
+ Những người tài giỏi sẽ đưa ra mưu lược, đối sách ngoại giao trước sự lăm le xâm lược của
các nước láng giềng
+ Vì vậy các khoa thi được mở ra nhằm tuyển chọn nhân tài trong cả nước, không quan tâm
nguồn gốc xuất thân, tạo ra tính công bằng trong mỗi cuộc thi, từ đó giúp vua trị quốc.
5. Thành tựu về chữ viết và văn học
- Về chữ viết: 
+ Chữ Hán được du nhập vào nước ta từ thời Bắc thuộc và được sử dụng rộng rãi. 
+ Thế kỉ VIII người ta sáng tạo ra chữ Nôm
+ Đầu thế kỉ XVI, phát triển và hoàn thiện của chữ Quốc ngữ.
- Về văn học: gồm 2 bộ phận: văn học dân gian và văn học viết.
+ Văn học dân gian: phản ánh đời sống xã hội, đúc kết các kinh nghiệm sống,  được lưu truyền
và bổ sung qua các thế hệ, gồm các thể loại như: truyền thuyết, sử thi, cổ tích, ngụ ngôn, ca
dao...  
+ Văn học viết: thể hiện tình yêu đất nước, niềm tin tôn giáo, được sáng tác bằng chữ Hán,
Nôm gồm các thể loại: thơ, phú, hịch...

You might also like