You are on page 1of 72

70 NĂM TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI:

CHẶNG ĐƯỜNG, DẤU ẤN VÀ KÍ ỨC


(bản thảo Phần thứ nhất, lần thứ nhất)

1
MỤC LỤC

PHẦN THỨ NHẤT: NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN


I. Từ Ban Đại học Văn khoa đến Ban Sư phạm Đại học Văn khoa và Ban 3
Sư phạm Đại học Khoa học: những cơ sở ban đầu (1945 – 1950)
II. Trường Sư phạm Cao cấp tại khu Học xá Trung ương và Trường Dự 6
bị đại học – Sư phạm Cao cấp tại Liên khu IV: những chiếc nôi của
ngành sư phạm Việt Nam (1951 – 1954)
III. Trường Đại học Sư phạm Văn khoa và Đại học Sư phạm Khoa học: 13
đào tạo giáo viên cấp III, gây dựng đội ngũ cán bộ khoa học, kĩ thuật
(1954 – 1956)
IV. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội: xây dựng mô hình đại học sư phạm 16
hoàn chỉnh, “chiếc máy cái” của ngành giáo dục miền Bắc (1956 –
1967)
V. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I và Đại học Sư phạm Hà Nội II: 29
chia tách đơn vị, tiếp tục thực hiện nhiệm vụ trong hoàn cảnh chiến
tranh, sơ tán (1967 – 1975)
VI. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I: sáp nhập đơn vị, chi viện miền 34
Nam xây dựng nền giáo dục mới và xây dựng trường đại học sư phạm
trọng điểm, chuẩn mực (1975 – 1993)
VII. Trường Đại học Sư phạm: thành viên Đại học Quốc gia Hà Nội (1993 50
– 1999)
VIII. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội: chuẩn mực, sáng tạo, tiên phong 57
(1999 – 2021)

2
I. Từ Ban Đại học Văn khoa đến Ban Sư phạm Đại học Văn khoa và Ban Sư phạm
Đại học Khoa học: những cơ sở ban đầu (1945 – 1950)

Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945,


với sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa, nền giáo dục của chế độ mới từng bước
được xây dựng. Theo quyết nghị của Chính phủ
trong phiên họp ngày 4/10/1945, ở bậc đại học
và cao đẳng, hệ thống các ban trong mô hình
Đại học Đông Dương do người Pháp tổ chức
trước đó như Y khoa, Dược khoa, Khoa học, Mĩ
thuật, Cao đẳng Công chính, Canh nông... sẽ
hoạt động trở lại và khai giảng vào tháng
11/1945 với tên gọi chung là “Đại học Việt
Nam”. Cũng trong phiên họp này, Luật sư Vũ
Trọng Khánh - Bộ trưởng Bộ Tư pháp - đã đề
nghị Chính phủ thành lập một trường Đại học Sắc lệnh thành lập Ban Đại học
Văn chương (Văn khoa). Văn khoa, năm 1945

Ngày 10/10/1945, thay mặt Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh ban hành Sắc lệnh số
45 thành lập Ban Đại học Văn khoa, có nhiệm vụ “đào tạo giáo sư văn khoa ban trung
học”. Việc thành lập thêm Ban Đại học Văn khoa bên cạnh các ban theo mô hình Đại học
Đông Dương cũ xuất phát từ nhu cầu đào tạo đội ngũ giáo viên các môn khoa học xã hội ở
bậc trung học - một lĩnh vực đặc biệt quan trọng đối với công cuộc xây dựng, củng cố chế
độ mới và kiến thiết nước nhà. Tiếp đó, ngày 3/11/1945, Bộ Quốc gia Giáo dục ra Nghị
định về việc thành lập một lớp cao đẳng dạy các môn chính trị và xã hội học, tạm thời trực
thuộc Ban Đại học Văn khoa, có nhiệm vụ đào tạo viên chức hành chính cao cấp.

3
“Ban Văn khoa thì hoàn toàn mới. Mục đích của ban này
là phần thì để đào tạo lấy một số giáo sư cho nền trung
học, phần thì để gây lấy trong anh em thanh niên có một
căn bản vững bền để có thể tham gia được vào những
cuộc khảo cứu và phát minh trong mọi ngành triết lí, xã
hội, văn chương, sử kí, địa dư”.
Trích diễn văn của Giáo sư Nguyễn Văn Huyên - Giám
Chủ tịch Hồ Chí Minh dự Lễ khai giảng
đốc Đại học Vụ, Giám đốc Đại học Việt Nam - tại Lễ
Đại học Việt Nam tại Hà Nội, năm 1945
khai giảng Đại học Việt Nam, năm 1945.

Ngày 15/11/1945, Đại học Việt Nam tổ chức Lễ khai giảng tại Hà Nội với sự hiện diện của Chủ
tịch Hồ Chí Minh cùng nhiều vị lãnh đạo trong Chính phủ. Theo kế hoạch, trong năm học 1945 - 1946,
Đại học Việt Nam đào tạo 5 ban: Văn khoa, Khoa học, Y khoa, Chính trị - Xã hội, Mĩ thuật. Trong đó
Ban Văn khoa do Giáo sư Đặng Thai Mai làm Giám đốc (tức Hiệu trưởng). Tuy vậy trong thời gian sau
đó tình hình ngày càng phức tạp, hoạt động của Đại học Việt Nam không thể diễn ra như dự kiến, mặc dù
Ban Văn khoa đã có 253 sinh viên đăng kí. Tháng 2/1946, các ban của Đại học Việt Nam tạm đình giảng.
Bên cạnh việc khôi phục hệ thống trường đại học, cao đẳng, nhiệm vụ xây dựng và phát triển
ngành sư phạm nhằm đào tạo giáo viên các cấp cũng trở nên cấp thiết. Ngày 8/10/1946, Chính phủ
ra Sắc lệnh số 194/SL về việc thành lập ngành sư phạm, gồm 3 cấp:
- Sư phạm sơ cấp: đào tạo giáo viên cho bậc học cơ bản.
- Sư phạm trung cấp: đào tạo giáo viên cho bậc học thực nghiệp, trung học phổ thông và sư
phạm sơ cấp.
- Sư phạm cao cấp (tức bậc đại học): đào tạo giáo viên cho bậc học chuyên nghiệp và trung
học chuyên khoa.
Ngày 19/12/1946, cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Với đường lối “toàn dân, toàn diện,
trường kì, tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế”, từ năm 1947, hoạt động của các ban
Y – Dược, Công chính, Mĩ thuật... từng bước được nối lại và duy trì với nhiều hình thức ở khu vực
Việt Bắc, vùng tự do. Theo đề nghị của Bộ Quốc gia Giáo dục, khi sơ tán về quê nhà tại huyện Nam
Đàn (Nghệ An), Giáo sư Nguyễn Thúc Hào - Giám đốc Ban Đại học Khoa học trước đó - mở một
lớp Toán học đại cương. Từ năm 1947 đến năm 1950, lớp Toán học đại cương đào tạo được 4 khóa.
Riêng Ban Đại học Văn khoa chưa thể tổ chức lại được.

4
Ngày 19/7/1948, nhằm nối lại công tác đào tạo giáo viên bậc
cao, Bộ Quốc gia Giáo dục ra Nghị định 123-NĐ thành lập Ban
Sư phạm Đại học Văn khoa và Ban Sư phạm Đại học Khoa học.
Nguồn sinh viên được tuyển chọn chọn chủ yếu từ học sinh tốt
nghiệp bậc tú tài thời Pháp thuộc hoặc bậc trung học chuyên
nghiệp.
Trên cơ sở Nghị định 123-NĐ, năm 1949, tại vùng Thanh -
Nghệ thuộc Liên khu IV, Ban Sư phạm Đại học Văn khoa được tổ
GS. Đặng Thai Mai
chức do Giáo sư Đặng Thai Mai (ở Nghệ An, phụ trách chung) và
Giáo sư Cao Xuân Huy (ở Thanh Hóa) trực tiếp giảng dạy. Tháng
6/1950, 7 sinh viên tốt nghiệp Ban Sư phạm Đại học Văn khoa được
phân công về giảng dạy tại các trường cấp III và trung cấp sư phạm.
Năm 1949, tại huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Yên (nay thuộc
tỉnh Vĩnh Phúc), gần trụ sở Ủy ban Hành chính Bắc Bộ, Giáo sư
Nguyễn Xiển cũng mở lớp Toán học đại cương cho hơn 10 giáo
viên cấp II. Tuy vậy sau đó do thực dân Pháp tấn công lên Vĩnh
Yên, lớp này phải đình giảng.
Cuối năm 1950, do số lượng sinh viên ít và gặp nhiều khó GS. Cao Xuân Huy

khăn trong việc tổ chức trường lớp, Bộ Quốc gia Giáo dục quyết
định ngừng hoạt động của Ban Sư phạm Đại học Văn khoa và Ban
Sư phạm Đại học Khoa học, đồng thời chuẩn bị cho việc thành
lập các cơ sở đào tạo mới có quy mô lớn hơn.
Mặc dù tồn tại trong một thời gian không dài, hoạt động
đào tạo cũng không được tiến hành liên tục, nhưng Ban Đại học
Văn khoa rồi sau đó là Ban Sư phạm Đại học Văn khoa và Ban
Sư phạm Đại học Khoa học đã tạo nền tảng cho việc thành lập các
cơ sở đào tạo giáo viên bậc cao ở Việt Nam giai đoạn tiếp theo.
Xét về chức năng, nhiệm vụ chuyên môn, Ban Đại học Văn khoa GS. Nguyễn Xiển

và các ban sư phạm Đại học Văn khoa và Đại học Khoa học đã
đặt cơ sở ban đầu cho sự ra đời của Trường Đại học Sư phạm Hà
Nội về sau.

5
II. Trường Sư phạm Cao cấp tại khu Học xá Trung ương và Trường Dự bị đại
học - Sư phạm Cao cấp tại Liên khu IV: những chiếc nôi của ngành sư
phạm Việt Nam (1951 - 1954)

Sau Chiến dịch Biên giới Thu - Đông


năm 1950, căn cứ địa Việt Bắc được mở
rộng và thoát khỏi thế cô lập, biên giới Việt
- Trung được khai thông và nối liền với hệ
thống các nước bạn. Tình hình mới và triển
vọng thắng lợi của cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp đã đặt ra yêu cầu cần nhanh
chóng đào tạo đội ngũ giáo viên các cấp.
Từ tháng 7/1950, cuộc Cải cách giáo
dục lần thứ nhất được tiến hành. Theo
chương trình mới, nền giáo dục được chia
làm các bậc: phổ thông, bình dân, chuyên
nghiệp, đại học. Trong đó bậc phổ thông
gồm 3 cấp I, II, III, học trong 9 năm; bậc
giáo dục bình dân dành cho người lớn gồm
4 cấp: sơ cấp, dự bị bình dân, bổ túc bình
dân, trung cấp bình dân (hoặc trung học bình
dân); bậc giáo dục chuyên nghiệp gồm 2 hệ
sơ cấp và trung cấp; bậc giáo dục đại học
tuyển từ học sinh tốt nghiệp cấp III (hết lớp
9), nhưng phải trải qua 2 năm học dự bị đại
Nghị định số 276 của Bộ Quốc gia Giáo dục thành lập
học nhằm bổ túc kiến thức phổ thông và
Trường Sư phạm Cao cấp, ngày 11/10/1951
bước đầu chuyên sâu.

Từ năm 1950 - 1951, hệ thống trường sư phạm các cấp lần lượt hình thành. Ngày 9/10/1950,
Bộ Quốc gia Giáo dục ra Nghị định thành lập các lớp sư phạm đặc biệt, Trường Sư phạm Sơ cấp
(đào tạo giáo viên cấp I), Trường Sư phạm Trung cấp (đào tạo giáo viên cấp II) ở khu vực Việt
Bắc và vùng tự do. Tiếp đó, theo Nghị định số 276-NĐ ngày 11/10/1951, Trường Sư phạm Cao
cấp được thành lập, do Giáo sư, tiến sĩ khoa học Lê Văn Thiêm làm Giám đốc, có nhiệm vụ đào
tạo giáo viên cấp III. Trong thời gian đầu Trường đặt tại huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang).

6
GS.TSKH. Lê Văn Thiêm Sinh viên Ban Hóa - Sinh, Trường Sư phạm Cao cấp

Trong giờ thí nghiệm, năm 1953

Với sự ra đời chính thức của hệ thống trường sư phạm ở cả ba cấp, Sắc lệnh số 194/SL của
Chính phủ năm 1946 về việc thành lập ngành sư phạm đến thời điểm này mới được thực hiện
đầy đủ.
Tháng 10/1951, thực hiện thỏa thuận về việc hợp tác trên lĩnh vực khoa học, giáo dục,
Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quyết
định thành lập khu Học xá Trung ương tại thành phố Nam Ninh (tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc),
phục vụ việc đào tạo cán bộ, học sinh, sinh viên Việt Nam. Cơ sở này còn được gọi là Quảng
Tây Nam Ninh Dục tài Học hiệu, hoặc Trường Dục tài, với nghĩa là trường đào tạo tài năng. Một
thời gian ngắn sau khi thành lập, Trường Sư phạm Cao cấp chuyển sang khu Học xá Trung ương,
tại đây lần lượt có thêm các trường Sư phạm Sơ cấp, Sư phạm Trung cấp, Trường Trung văn,
Trường Khoa học Cơ bản (mang tính chất dự bị đại học, có nhiệm vụ bồi dưỡng kiến thức cho
những học sinh sẽ học lên bậc đại học về khoa học, kĩ thuật). Trong hai năm học đầu tiên, cơ sở
của các trường tạm thời đặt tại xã Tâm Hư, là địa bàn sinh sống của dân tộc Choang, cách thành
phố Nam Ninh hơn 10 km, đến đầu năm 1954 chuyển đến khu trường mới 3 tầng cách thành phố
Nam Ninh 4 km (nay thuộc khu Tây của Đại học Quảng Tây).
Về cơ cấu tổ chức, Trường Sư phạm Cao cấp có 3 ban: Toán – Lí, Lí – Hóa, Hóa – Sinh
(có thay đổi so với Nghị định thành lập). Khóa đầu tiên (1951 - 1953) có 27 sinh viên. Từ năm
1954, Trường tiếp tục đào tạo khóa thứ hai gồm 80 sinh viên đến khi trở về Hà Nội. Phần lớn
sinh viên là giáo viên ở các địa phương được tuyển chọn và cử đi học.

7
Cán bộ giảng dạy của Trường Sư phạm
Cao cấp giai đoạn này là những trí thức, học giả
nổi tiếng của nước nhà như: Lê Văn Thiêm,
Nguyễn Xiển, Ngụy Như Kon Tum, Hoàng
Ngọc Cang, Lê Khả Kế, Dương Trọng Bái,
Nguyễn Thạc Cát, Nguyễn Lân, Hoàng Thiếu
Sơn, Nguyễn Hữu Tảo, Đào Văn Tiến...
Do đặc thù về công tác tổ chức Đảng -
chính quyền cũng như quy mô đào tạo lúc đó,
chi bộ Đảng đầu tiên của Trường Sư phạm Cao
cấp chỉ có 15 đảng viên là sinh viên, do sinh viên
Nghiêm Chưởng Châu (Ban Toán - Lí) làm Bí
thư Chi bộ. Giáo sư Lê Văn Thiêm là đảng viên Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng thăm khu Học xá
Trung ương, năm 1953
bí mật, sinh hoạt riêng theo hình thức đặc biệt
với Chi ủy của Chi bộ. Toàn bộ công tác chính
trị - tư tưởng, chuyên môn và đời sống của
Trường Sư phạm Cao cấp đặt dưới sự chỉ đạo
của Chi bộ Đảng và Ban Giám đốc khu Học xá
Trung ương.

“Thời kì này Trung Quốc mới được giải phóng, nước bạn đang tiến hành công cuộc thổ
cải, tiễu phỉ trừ gian rất ác liệt. Để bảo đảm an ninh, thường xuyên có một đơn vị Giải
phóng quân đến đóng gần chỗ chúng tôi ngày đêm canh giữ. Sáng sớm khoảng 5h, nghe
tiếng chuông lắc của Hiệu bộ, chúng tôi dậy tập thể dục. Vệ sinh cá nhân, ăn sáng xong
là giờ lên lớp. Chiều 14h bắt đầu đi làm thí nghiệm hoặc lên lớp, tự học đến 17h là sinh
hoạt thể thao. Tối tự học từ 19h đến 22h thì tắt đèn đi ngủ. Hồi đó chưa có điện, phải
thắp đèn dầu hỏa...”.
Nguyễn Bá Thịnh, 2001, Những kỉ niệm không thể nào quên. Bài trong sách Đại học Sư
phạm Hà Nội một nửa thế kỉ. Nhà in Đại học Sư phạm Hà Nội, tr. 309.

8
Tại Liên khu IV, theo Nghị định số “Lúc này, bên Bộ Giáo dục (ông Nguyễn
277/NĐ ngày 11/10/1951 của Bộ Quốc gia Văn Huyên, Nguyễn Khánh Toàn) có ý
Giáo dục, Trường Dự bị đại học Việt Nam kiến lập ra Trường Dự bị đại học ở vùng
được thành lập, do Giáo sư Đặng Thai Mai giải phóng rộng lớn Thanh - Nghệ - Tĩnh,
làm Giám đốc, hai phó giám đốc là Giáo sư lấy Thanh Hóa làm trung tâm, cũng phần
Trần Văn Giàu (kiêm Trưởng ban Cán sự nào chuẩn bị thành lập trường đại học
Đảng) và Giáo sư Nguyễn Thúc Hào. Trường sau đó; thêm nữa cũng là để có một chỗ
Dự bị đại học có nhiệm vụ bồi dưỡng kiến thức sử dụng những tài năng của một số trí
cho học sinh tốt nghiệp cấp III (hệ phổ thông thức không ra chiến trường được, cũng
9 năm) tuyển chọn ở các địa phương và một số không tham gia sản xuất được, mà chỉ dạy
cán bộ, giáo viên, bộ đội được cử đi học, chuẩn trung cấp thì phí. Trường Dự bị đại học
bị cho việc thành lập lại các trường đại học sau đã ra đời như vậy”.
khi kháng chiến thành công. Chương trình đào Nguyễn Phan Quang, 2011. Giáo sư Trần
tạo của Trường là 2 năm, sau đó rút xuống 1 Văn Giàu - nghe thầy kể chuyện. Nxb
năm. Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, tr. 37.

Hội đồng Giáo sư Trường Dự bị đại học Việt Nam tại Liên khu IV, từ trái sang: Cao Xuân Huy, Nguyễn Thúc Hào, Tôn Thất
Chiêm Tế, Trần Văn Giàu, Nguyễn Mạnh Tường, Lê Văn Chất, Đặng Xuân Thiều, Hồ Đắc Liên, Trương Tửu, thầy giáo vụ,
Nguyễn Danh Hoàn, Nguyễn Lương Ngọc
9
Trong giai đoạn đầu, Trường Dự bị Đại học có hai phân hiệu: phân hiệu ở làng Ngọc
Lệ, huyện Thanh Chương (Nghệ An) do Giáo sư Đặng Thai Mai và Giáo sư Nguyễn Thúc Hào
phụ trách; phân hiệu ở khu phố Hậu Hiền, huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa) do Giáo sư Trần
Văn Giàu và Giáo sư Đặng Xuân Thiều phụ trách.
Đầu năm 1952, sau khi Giáo sư Đặng Thai Mai rời Nghệ An lên khu vực Việt Bắc,
Giáo sư Nguyễn Thúc Hào phụ trách phân hiệu ở Nghệ An. Tháng 8/1952, hai phân hiệu được
sáp nhập, đóng ở khu vực Cầu Kè, xã Thiệu Toán, huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa).

GS. Nguyễn Thúc Hào GS. Trần Văn Giàu

“Lớp học là những ngôi đình ẩn khuất dưới những lùm cây, bàn ghế không có, chỉ là
những chiếc “bàn kẹo kéo” xếp lên và sinh viên ngồi ngay dưới mặt đất. Học về ban đêm, ánh
sáng tự túc bằng ngọn đèn làm từ những hộp sắt mỏng và những lọ penicillin, ánh sáng càng
thu nhỏ càng tốt, vừa tiết kiệm dầu vừa tránh được máy bay địch. Mỗi tháng 15 cân gạo. Có
khi phải đi gánh xa hàng mấy chục cây số. Bữa ăn chỉ có rau. Có khi cuối tháng thức ăn chỉ
có rau muống chấm nước luộc pha tí muối. Giáo trình không có, chỉ có lời giảng của thầy. Có
những buổi học sử, thầy Đào Duy Anh nhường đèn cho sinh viên và thầy ngồi nói suốt 3 - 4
tiếng đồng hồ liền trong bóng tối về bao nhiêu sự kiện lịch sử, với hàng trăm số liệu không biết
làm sao mà thầy có thể nhớ hết được. Thầy Mai mệt vẫn nằm võng giảng cho chúng tôi nghe
về văn học Hi - La…”.
Phan Trọng Luận, 2001. Niềm hạnh phúc của thế hệ sinh viên Sư phạm đầu tiên. Bài trong
sách Đại học Sư phạm Hà Nội một nửa thế kỉ. Sđd, tr. 326 – 327.

10
Về cơ cấu tổ chức, Trường Dự bị đại học có 2 ban: Ban Khoa học (còn gọi là Ban A,
gồm 2 lớp Toán - Lí - Hóa và Lí - Hóa - Sinh) và Ban Văn học (tức Văn khoa, còn gọi là Ban
B, gồm lớp Văn - Sử). Trong giai đoạn đầu, phân hiệu Nghệ An có đủ 2 ban Khoa học và
Văn học, trong đó Ban Khoa học tiếp nhận thêm lớp Toán đại cương do Giáo sư Nguyễn
Thúc Hào mở từ năm 1947; phân hiệu Thanh Hóa chỉ có Ban Văn học. Ngoài các môn chuyên
ngành, sinh viên còn học các môn chung là Chủ nghĩa Mác - Lênin, Chính trị, Tâm lí.
Đội ngũ cán bộ giảng dạy của Trường Dự bị đại học là những trí thức, học giả, nhà
hoạt động chính trị - xã hội nổi tiếng của nước nhà tham gia kháng chiến, tiêu biểu như:
Đặng Thai Mai, Trần Văn Giàu, Đào Duy Anh, Nguyễn Thúc Hào, Nguyễn Mạnh Tường,
Cao Xuân Huy, Đặng Xuân Thiều, Trương Tửu, Nguyễn Lương Ngọc, Nguyễn Đức Chính,
Phó Đức Tố, Hồ Đắc Chiêm, Chiêm Tế... Trong đó Đặng Thai Mai, Cao Xuân Huy, Nguyễn
Mạnh Tường, Đào Duy Anh từng là những thành viên được Chính phủ cử làm giáo sư tại
Ban Đại học Văn khoa khi thành lập năm 1945.

Giáo sư Nguyễn Lương Ngọc và một số cựu sinh viên Trường


Dự bị đại học Việt Nam trong dịp kỉ niệm 30 năm thành lập
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, năm 1981

“Thời gian tự học đã được chúng tôi tận dụng và sử dụng có hiệu quả. Đặc biệt việc nghiên cứu tài
liệu trở thành một thói quen nghiêm ngặt. Hơn thế nữa là một niềm vui lớn lao. Chính từ nơi này tôi
nhận thức được vấn đề tự học gắn liền với nghiên cứu khoa học. Sách vở tư liệu hồi đó rất hiếm hoi.
Chi đoàn Thanh niên đã tổ chức một nhóm sinh viên in litô các đề cương bài giảng. Ngoài ra, bất cứ
tư liệu nào có được từ các bạn trong lớp và những người quen biết đó đây, chúng tôi đều in hết!”.
Đặng Thanh Lê, 2011. Sáu mươi năm trước chúng tôi bước chân vào Trường Dự bị đại học – Sư phạm
Cao cấp. Bản tin Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, số 40, tr. 59.

11
Lễ tiễn thầy và trò Trường Sư phạm Cao cấp tại

khu Học xá Trung ương về nước, năm 1954

Tháng 4/1953, sinh viên khóa đầu tiên của Trường Dự bị đại học hoàn thành chương trình
học và được cấp chứng chỉ tốt nghiệp. Tuy nhiên đến thời điểm này ở Liên khu IV vẫn chưa đủ
điều kiện để thành lập một trường đại học chính thức. Do vậy, tháng 5/1953, Bộ Quốc gia Giáo
dục cho phép Trường Dự bị đại học mở thêm lớp sư phạm cao cấp dành cho những sinh viên
vừa tốt nghiệp hệ dự bị đại học, còn gọi là lớp Sư phạm cao cấp cấp tốc đặc biệt, học trong 4
tháng.
Tháng 11/1953, sinh viên lớp Sư phạm cao cấp khóa đầu tiên nhận chứng chỉ tốt nghiệp
và được phân công về giảng dạy tại các trường cấp III ở vùng tự do. Do vừa đào tạo hệ dự bị đại
học, vừa có lớp sư phạm cao cấp, Trường Dự bị đại học Việt Nam tại Liên khu IV còn được gọi
là Trường Dự bị đại học - Sư phạm Cao cấp.
Trường Sư phạm Cao cấp tại khu Học xá Trung ương tại Nam Ninh (Trung Quốc) và
Trường Dự bị đại học – Sư phạm Cao cấp tại Liên khu IV là hai trong số ba cơ sở đại học được
thành lập và hoạt động liên tục trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1951 đến
năm 1954 (cùng với Trường Y khoa và Ban Quân dược tại khu vực Việt Bắc). Cả hai trường
đều có quyết định của Bộ Quốc gia Giáo dục thành lập trong cùng một ngày: 11/10/1951, sau
này được xác định là ngày thành lập Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

12
III. Trường Đại học Sư phạm Văn khoa và Đại học Sư phạm Khoa học: đào tạo
giáo viên cấp III, gây dựng đội ngũ cán bộ kĩ thuật, nghiên cứu (1954 – 1956)

Tòa nhà Đại học Đông Dương cũ

Cuối năm 1954, sau khi miền Bắc được giải phóng, hệ thống các trường đại học hình thành
trong thời kì kháng chiến trở về Thủ đô Hà Nội, tiếp quản các cơ sở bậc đại học và cao đẳng do
chính quyền thực dân Pháp tổ chức trước đó (chủ yếu là các trường: Đại học Khoa học, Đại học
Văn khoa, Đại học Luật khoa, Đại học Y - Dược, Cao đẳng Sư phạm).
Để đáp ứng yêu cầu trước mắt, tháng 11/1954, Chính phủ quyết định tạm thời thành lập hai
trường mới là Đại học Sư phạm Văn khoa (còn gọi là Đại học Sư phạm Văn học) và Đại học Sư
phạm Khoa học, đồng thời khôi phục lại hoạt động của Trường Đại học Y - Dược trên cơ sở Trường
Y khoa và Ban Quân dược trước đó, nhằm khẩn trương đào tạo đội ngũ giáo viên cấp III và cán bộ
khoa học, kĩ thuật bậc cao. Phụ trách Trường Đại học Sư phạm Văn khoa là Giáo sư Đặng Thai
Mai, phụ trách Trường Đại học Sư phạm Khoa học là Giáo sư Lê Văn Thiêm. Trong năm học 1954
– 1955, Trường Đại học Sư phạm Văn khoa có 140 sinh viên, Trường Đại học Sư phạm Khoa học
có 565 sinh viên.
Trong giai đoạn 1954 - 1956, giảng đường và khu vực hành chính các trường tập trung ở các
tòa nhà thuộc khu vực Đại học Đông Dương cũ, còn gọi là khu Đại học, số 19 phố Lê Thánh Tông,
quận Hoàn Kiếm. Mỗi trường có một tòa nhà kí túc xá sinh viên 3 tầng tại khu Việt Nam Học xá
(tức khu Đông Dương Học xá cũ, sau này thuộc cơ sở của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội).

13
Khu Học xá Đông Dương cũ

Về cơ cấu tổ chức, Trường Đại học Sư phạm Văn khoa có 2 ban: Văn, Sử - Địa, Trường
Đại học Sư phạm Khoa học có 3 ban: Toán, Lí, Hóa - Vạn vật học. Trong thời gian đầu, hai
trường có gần 30 cán bộ giảng dạy, sau đó tăng lên 40 người. Nguồn cán bộ Trường Đại học
Sư phạm Văn khoa hình thành chủ yếu trên cơ sở Ban Văn học của Trường Dự bị đại học tại
Liên khu IV trước đó, đồng thời được bổ sung thêm một số trí thức từ khu Học xá Trung ương,
từ nước ngoài trở về, hoặc giáo sư các trường đại học, cao đẳng ở Hà Nội trước đây, như: Phạm
Huy Thông, Trần Đức Thảo, Lê Văn Sáu, Hoàng Xuân Nhị, Nguyễn Lân, Hoàng Thiếu Sơn,
Đào Bá Cương, Lê Xuân Phương... Nguồn cán bộ Trường Đại học Sư phạm Khoa học hình
thành chủ yếu trên cơ sở Trường Sư phạm Cao cấp, Trường Khoa học Cơ bản tại khu Học xá
Trung ương và Ban Khoa học của Trường Dự bị đại học tại Liên khu IV trước đó, như: Lê Văn
Thiêm, Nguyễn Thúc Hào, Nguyễn Cảnh Toàn, Khúc Ngọc Khảm, Ngô Thúc Lanh, Ngụy
Như Kom Tum, Vũ Như Canh, Dương Trọng Bái, Ngô Quốc Quýnh, Hoàng Phương...
Năm 1955, thực hiện chủ trương củng cố hệ thống các trường đại học, Bộ Giáo dục chính
thức thành lập Trường Đại học Sư phạm Văn khoa do Giáo sư Đặng Thai Mai làm Giám đốc
và Trường Đại học Sư phạm Khoa học do Giáo sư Lê Văn Thiêm làm Giám đốc. Phụ trách
công tác Đảng của hai trường là Giáo sư Trần Văn Giàu. Trong năm học 1955 - 1956, Trường
Đại học Sư phạm Văn khoa có 40 sinh viên, Trường Đại học Sư phạm Khoa học có 213 sinh
viên. Chương trình, kế hoạch giảng dạy, học tập và các chức danh giảng dạy của hai trường
được thực hiện thống nhất theo quy định của Bộ Giáo dục. Từ giai đoạn này, hệ thống giáo
dục, đào tạo bậc đại học, cao đẳng ở miền Bắc từng bước chuyển đổi từ mô hình của Pháp sang
mô hình các nước xã hội chủ nghĩa, mà chủ yếu là Liên Xô (cũ), Trung Quốc.

14
Từ năm 1954 đến 1956, hai trường Đại học Sư phạm Văn khoa và Đại học Sư phạm
Khoa học đào tạo được 3 khóa sinh viên theo chương trình 3 năm nhưng tinh giản, rút gọn
và học liên tục. Khóa thứ nhất từ cuối năm 1954 đến đầu năm 1956, khóa thứ hai từ đầu năm
1955 đến giữa năm 1956, khóa thứ ba từ giữa năm 1955 đến giữa năm 1957. Các môn học
có sự kế thừa từ chương trình cũ của Trường Sư phạm Cao cấp và Trường Dự bị đại học
trước đó, đồng thời từng bước được sửa đổi, hoàn thiện. Phương pháp giảng dạy của cán bộ
hai trường cũng được đổi mới theo hướng tăng cường gợi ý, hướng dẫn cho sinh viên chủ
động tự học là chủ yếu. Việc đào tạo gấp rút xuất phát từ nhu cầu rất lớn và rất cấp bách về
đội ngũ giảng viên, giáo viên cho hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên
nghiệp sắp được mở cũng như các trường phổ thông, trường bổ túc công nông, bổ túc văn
hóa... trên toàn miền Bắc.
Mặc dù chỉ tồn tại trong hơn 2 năm, hai trường Đại học Sư phạm Văn khoa và Đại học
Sư phạm Khoa học đã đóng vai trò là cơ sở đào tạo cán bộ giảng dạy và giáo viên chủ yếu
cho các trường Đại học Tổng hợp, Đại học Chuyên nghiệp Bách khoa (nay là Trường Đại
học Bách khoa Hà Nội), Đại học Nông - Lâm (nay là Học viện Nông nghiệp Việt Nam và
Trường Đại học Lâm nghiệp) cùng hầu hết các trường trung cấp chuyên nghiệp, phổ thông
cấp III thành lập ở miền Bắc những năm sau đó. Nhiều sinh viên tốt nghiệp Đại học Sư phạm
Văn khoa và Đại học Sư phạm Khoa học về sau này đã trở thành những nhà giáo, nhà khoa
học, nhà hoạt động chính trị - xã hội nổi tiếng của Việt Nam.
“Sở dĩ đào tạo gấp rút như thế là vì nhu cầu về cán bộ dạy Toán, Lí, Hóa, Sinh cho các trường đại
học về khoa học kĩ thuật rất lớn. Nguồn duy nhất cung cấp cán bộ giảng dạy cho các trường đó là
Đại học Sư phạm Khoa học. Vì thế những sinh viên tốt nghiệp Đại học Khoa học loại khá, giỏi
đều được phân công về làm cán bộ giảng dạy tại các trường đại học... Nhiều người đã trở thành
những nhà khoa học tài năng, những cán bộ khoa học đầu ngành, những cán bộ lãnh đạo khoa
học có uy tín. Riêng về Toán, Lí, các nhà khoa học nổi tiếng Phan Đình Diệu, Nguyễn Văn Đạo,
Vũ Đình Cự, nhiều giáo sư, nhà khoa học tài danh khác đã xuất thân từ trường Đại học Sư phạm
Khoa học”.
Ngô Thúc Lanh, 2011. Trường Đại học Sư phạm Khoa học dưới sự lãnh đạo của Giáo sư Lê
Văn Thiêm. Bản tin Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, số 40, tr. 58.

15
IV. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội: xây dựng mô hình đại học sư phạm
hoàn chỉnh, “chiếc máy cái” của ngành giáo dục miền Bắc (1956 – 1967)

Từ năm 1956, ở miền Bắc, cuộc Cải cách giáo


“Trên cơ sở của Trường Đại
dục lần thứ hai được tiến hành, hệ thống giáo dục
học Sư phạm Văn khoa và Đại
phổ thông, chuyên nghiệp và đại học có sự điều
học Sư phạm Khoa học, xây
chỉnh. Giáo dục phổ thông từ 9 năm nâng lên 10
dựng một trường Đại học Tổng
năm. Bậc dự bị đại học được bãi bỏ. Từ giai đoạn
hợp để đào tạo cán bộ nghiên
này, gắn liền với quá trình phát triển kinh tế - văn
cứu khoa học và chuẩn bị cán
hóa và bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội, nền
bộ giảng dạy cho các trường
giáo dục của chế độ mới nhanh chóng phát triển ở
đại học sau này, cung cấp giáo
mọi cấp. Trong bối cảnh đó, tổ chức của hai trường
viên cho các lớp trên bậc phổ
Đại học Sư phạm Văn khoa và Đại học Sư phạm
thông... Cũng trên cơ sở hai
Khoa học cũng được thay đổi nhằm đáp ứng yêu cầu
trường nói trên, xây dựng một
của đất nước trong thời kì mới.
trường Đại học Sư phạm đào
Thực hiện chủ trương xây dựng và hoàn chỉnh
tạo giáo viên cấp III, giáo viên
hệ thống giáo dục bậc cao, ngày 4/6/1956, Chính
cho các trường sư phạm trung
phủ ra Quyết định số 2184/TC thành lập 5 trường
cấp và tiến tới đào tạo một
đại học, gồm: Đại học Sư phạm, Đại học Tổng hợp,
phần giáo viên cho cấp II phổ
Đại học Y - Dược (nay là Trường Đại học Y Hà Nội
thông”.
và Trường Đại học Dược Hà Nội), Đại học Chuyên
Bộ Giáo dục và Đào tạo, 1995. 50
nghiệp Bách khoa, Đại học Nông - Lâm. Trong đó
năm phát triển sự nghiệp giáo dục
Trường Đại học Sư phạm và Trường Đại học Tổng và đào tạo (1945 - 1995). Nxb
hợp được thành lập trên cơ sở hai trường Đại học Giáo dục, HN, tr. 197.
Sư phạm Khoa học và Đại học Sư phạm Văn khoa.

16
Theo quyết định trên, ngày 1/10/1956, Trường Đại
học Sư phạm chính thức được thành lập và tiến hành Lễ
khai giảng vào ngày 12/10/1956. Giám đốc Trường là
Giáo sư Phạm Huy Thông (từ năm 1956 đến năm 1967).
Về cơ cấu tổ chức, trong 3 năm học đầu tiên sau khi
thành lập (1956 - 1957, 1957 – 1958, 1958 - 1959),
Trường Đại học Sư phạm và Trường Đại học Tổng hợp
có chung 7 khoa: Toán, Lí, Hóa, Sinh, Văn, Sử, Địa (trên
cơ sở các ban trước đây của hai trường Đại học Sư phạm
Văn khoa và Đại học Sư phạm Khoa học). Các môn Giáo
dục học, Tâm lí học, Phương pháp dạy học được dạy riêng
cho sinh viên Trường Đại học Sư phạm. Lãnh đạo, điều
GS. Phạm Huy Thông
hành toàn bộ công tác của hai trường là “Đảng bộ Đại học
Sư phạm - Tổng hợp” do Giáo sư Trần Văn Giàu làm Bí
thư Đảng ủy và “Ban Lãnh đạo hai trường”. Các tổ chức
chung của hai trường Đại học Sư phạm và Đại học Tổng
hợp giai đoạn này như Ban Chủ nhiệm, Công đoàn, Đoàn
Thanh niên, Ban Đồng ca... thường được gọi tắt bằng từ “Sư
- Tổng”.

Tình trạng chung Đảng bộ, Ban Lãnh đạo, phòng ban, cán bộ giảng dạy và giảng
đường của Trường Đại học Sư phạm và Trường Đại học Tổng hợp xuất phát từ thực tế cả
hai trường trong thời gian đầu sau khi thành lập mới chỉ hình thành Ban Giám đốc và các
phòng ban hành chính, quản trị. Trường Đại học Tổng hợp đã tuyển sinh khóa 1 (1956 -
1959) nhưng chưa xây dựng đủ đội ngũ giảng viên.
Từ năm học 1956 - 1957, do số lượng sinh viên tăng nhanh, các khoa chung của hai
trường Đại học Sư phạm và Đại học Tổng hợp chuyển về cơ sở mới tại Trường Nữ Trung
học Trưng Vương (cũ), số 7 - 9 phố Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm (sau này là cơ sở của
Trung tâm Giáo dục kĩ thuật tổng hợp số 4 thuộc sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội). Cơ sở
của hai trường tại khu Đại học trên phố Lê Thánh Tông chỉ còn lại thư viện, hội trường lớn
và một số phòng thí nghiệm của Khoa Vật lí, Khoa Hóa học...

17
Trong giai đoạn 1957 - 1958, tại Trường Đại học Sư phạm diễn ra cuộc đấu tranh chống
ảnh hưởng của phong trào “Nhân văn - Giai phẩm” - một cuộc vận động yêu cầu mở rộng tự
do, dân chủ của một số trí thức, văn nghệ sĩ ở Hà Nội lúc đó. Cũng trong thời gian này, Nhà
trường diễn ra cuộc đấu tranh giữa những quan điểm khác nhau về tính chất của trường đại
học dưới chế độ mới. Dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, Ban Giám đốc và Công đoàn Trường đã
tổ chức các cuộc đấu tranh công khai trong đội ngũ cán bộ công nhân viên và sinh viên, từng
bước khẳng định, xác lập tính chất xã hội chủ nghĩa của Nhà trường.
Đến năm học 1958 - 1959, quá trình chia tách hai trường Đại học Sư phạm và Đại học
Tổng hợp về cơ bản hoàn thành, hai trường chỉ còn chung một số tổ bộ môn. Tháng 8/1958,
theo quyết định của Bộ Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm dời về địa bàn xã Dịch Vọng,
huyện Từ Liêm, ngoại thành Hà Nội, tiếp nhận hệ thống cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ công
nhân viên, sinh viên của Trường Sư phạm Trung cấp Trung ương tại km số 8 đường Hà Nội -
Sơn Tây, huyện Từ Liêm (nay là 136 đường Xuân Thủy, quận Cầu Giấy) và đội ngũ cán bộ
công nhân viên, sinh viên của Trường Trung cấp Ngoại ngữ. Địa điểm này về sau thường được
gọi là khu Sư phạm.
Trường Trung cấp Sư phạm Trung ương thành lập năm 1950 tại khu vực Việt Bắc, sau
đó chuyển sang khu Học xá Trung ương, đến năm 1956 trở về nước và đặt cơ sở tại Từ Liêm.
Trường Trung cấp Ngoại ngữ thành lập năm 1955 tại khu Việt Nam Học xá, còn gọi là
Trường Trung cấp Ngoại ngữ Bạch Mai, có nhiệm vụ đào tạo phiên dịch viên tiếng Nga và
tiếng Trung Quốc.
Từ năm 1958, Đảng ủy Trường Đại học Sư phạm chính thức được kiện toàn và ra hoạt
động công khai. Bí thư Đảng ủy Trường lần lượt là thầy Nguyễn Danh Hoàn (từ năm 1958
đến năm 1962), thầy Đỗ Đức Uyên (từ năm 1962 đến 1967).

Thầy Nguyễn Danh Hoàn Thầy Đỗ Đức Uyên

18
Từ tháng 7/1959, khi Phân hiệu Đại học Sư
phạm Vinh thành lập ở Nghệ An, Trường Đại học
Sư phạm ở Hà Nội dần được gọi là Đại học Sư
phạm Hà Nội, đến năm 1962 chính thức đổi gọi là
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Sau khi chuyển về địa điểm mới, từ hệ thống
cơ sở vật chất của Trường Sư phạm Trung cấp xây Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Văn Huyên
cắt băng khánh thành vườn hoa Lý Tự Trọng
dựng tại đây năm 1957 với 4 dãy nhà tranh vách của đoàn viên thanh niên Trường Đại học
Sư phạm, năm 1960
đất, Trường Đại học Sư phạm từng bước được đầu
tư cải tạo và xây dựng mới hệ thống giảng đường,
văn phòng, nhà ở. Tuy vậy điều kiện làm việc, học
tập, sinh hoạt của thầy và trò Nhà trường vẫn còn “Lớp học là nhà tranh vách đất,
tạm bợ, sơ sài trong nhiều năm. chỗ ở của sinh viên là nhà tranh
Trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn, thiếu vách đất. Mưa rào thì trường lớp,
thốn về mọi mặt, Trường Đại học Sư phạm vẫn đường, sân lầy lội, nắng gắt thì oi
kiên trì xác định nhiệm vụ và tính chất của một mô bức, nồng nặc, bão táp thì nhà đổ,
hình “nhà trường xã hội chủ nghĩa, nhằm đào tạo
nhà xiêu vẹo. Mọi người nơm nớp
những cán bộ trung thành với sự nghiệp xã hội chủ
nạn cháy nhà, nạn thiếu nước, nạn
nghĩa, một lòng một dạ phục vụ nhân dân”. Khi về
thiếu điện...”.
thăm Trường ngày 11/7/1960, Phó Thủ tướng
Nguyễn Lương Ngọc, 2004. Phạm
Trường Chinh nhấn mạnh: “Ngành sư phạm là
Huy Thông. Kỉ yếu Hội thảo
công nghiệp nặng của ngành giáo dục. Riêng
“Tưởng nhớ Giáo sư - Nhà giáo
Trường Đại học Sư phạm là một bộ phận chủ chốt
Nhân dân Nguyễn Lương Ngọc”.
trong toàn bộ cái “máy cái” đó của ngành giáo
dục”. Hà Nội, tr. 188.

19
Về cơ cấu tổ chức, sau khi chuyển về cơ sở mới tại Từ “Ngoài số học sinh còn có nhiều
Liêm, Trường Đại học Sư phạm có 4 khoa: Toán – Lí, Hóa - bộ đội được cử đi học. Do bị gián
Sinh - Địa, Văn - Sử, Ngoại ngữ và Phân hiệu Đào tạo giáo viên đoạn học tập vì chiến đấu nên đa
cấp II. Ngoài ra còn có các tổ bộ môn: Tâm lí - Giáo dục học,
số bộ đội học yếu, nhưng bù lại
Chính trị, Giáo dục Thể chất. Các khoa Toán - Lí, Hóa - Sinh -
họ rất quyết tâm học tập để không
Địa, Văn - Sử thành lập trên cơ sở 7 khoa của Trường giai đoạn
1956 - 1958. Mỗi khoa có từ 2 đến 3 ban gọi theo chuyên ngành. bị thua kém ai, họ học ngày, học
Việc nhập 7 khoa trước đây thành 4 khoa liên ngành xuất phát đêm, học cả Chủ nhật. Lớp học
từ tình trạng thiếu hụt nguồn cán bộ sau khi chia sẻ với các khoa đông tới 80 - 90 sinh viên nên
của Trường Đại học Tổng hợp và một số đơn vị khác. Khoa
quản lí chủ yếu theo tổ. Tổ lại
Ngoại ngữ thành lập trên cơ sở Trường Trung cấp Ngoại ngữ
chia thành các nhóm học tập để
trước đây, gồm 3 ban tiếng Nga, tiếng Trung Quốc và tiếng Anh,
đến năm 1962 thành lập thêm Ban Tiếng Pháp (giai đoạn đầu có giúp đỡ lẫn nhau. Tối tối từng
nhiệm vụ bồi dưỡng cán bộ đi làm chuyên gia ở châu Phi). Phân nhóm tự học với nhau, người khá
hiệu Đào tạo giáo viên cấp II thành lập trên cơ sở của Trường kèm người yếu, giảng lại cho
Sư phạm Trung cấp Trung ương trước đây. Từ năm học 1960 -
nhau những chỗ khó hiểu, gợi ý
1961, các ban thuộc các khoa chuyển thành các phân khoa. Từ
cách giải những bài toán khó.
năm học 1963 - 1964, các phân khoa trở thành khoa độc lập.
Năm 1965, Khoa Tâm lí - Giáo dục được thành lập trên cơ sở Nhóm nào cũng phấn đấu để cả
sáp nhập Tổ bộ môn Giáo dục - Tâm lí học của Trường Trung nhóm cùng vượt qua được các kì
cấp Sư phạm Trung ương trước đây và Tổ bộ môn Giáo dục - thi kiểm tra, không phải thi lại,
Tâm lí học của Trường Đại học Sư phạm.
không phải lưu ban... Nhà trường
Số lượng cán bộ giảng dạy của Trường Đại học Sư phạm
không cho thức quá khuya,
đầu những năm 60 từng bước tăng lên, từ 50 người trong năm
học 1958 – 1959 lên 522 người trong năm học 1965 – 1966. khoảng 23h thanh niên Cờ đỏ đi
Phần lớn cán bộ được bổ sung giai đoạn này là những sinh viên nhắc các lớp tắt đèn về ngủ. Vậy
xuất sắc tốt nghiệp hàng năm, bên cạnh đó còn có một số trí thức mà có người chỉ chờ thanh niên
từ nước ngoài trở về. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán
Cờ đỏ đi khỏi lại tiếp tục học”.
bộ được Nhà trường được thực hiện theo phương châm: bồi
Đinh Thị Anh, 2001. Một thời
dưỡng trong nước là chính, đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ của
các giáo sư đầu ngành và chuyên gia từ nước bạn. Từ đầu những hồn nhiên. Bài trong sách Đại
năm 60, một số cán bộ được bồi dưỡng theo chương trình cấp I học Sư phạm Hà Nội một nửa
(tương đương chương trình đào tạo thạc sĩ) tại Trường và thế kỉ. Sđd, tr. 549 - 550.
chương trình trên đại học (sau này là chương trình cấp II, tương
đương chương trình đào tạo tiến sĩ) do Ủy ban Khoa học Nhà
nước mở thí điểm.
20
Liệt sĩ Đặng Xuân Rương, Phó Bí thư Đoàn trường Đại
học Sư phạm Hà Nội, nhập ngũ năm 1964, hi sinh cuối
năm 1970 tại mặt trận Khe Sanh

Nguồn xét tuyển của Trường Đại học Sư phạm từ năm 1956 gồm nhiều thành phần,
độ tuổi khác nhau: học sinh tốt nghiệp phổ thông cấp III ở vùng tự do và căn cứ kháng
chiến cũ, học sinh đang học các trường dự bị đại học hoặc đỗ tú tài ở vùng địch tạm chiếm
trước đó (chủ yếu là ở Hà Nội). Bên cạnh đó Trường còn xét tuyển một số lượng lớn sinh
viên là bộ đội đã học xong các trường bổ túc văn hóa của quân đội, học sinh các trường
học sinh miền Nam, trường bổ túc công nông và một số giáo viên cấp II. Số lượng sinh
viên chính quy tăng lên nhanh chóng, từ 1.023 sinh viên trong năm học 1956 - 1957 lên
3.834 sinh viên trong năm học 1963 - 1964.
Về chương trình đào tạo, trong giai đoạn 1956 - 1959, Trường Đại học Sư phạm đào
tạo hệ sinh viên chính quy trong 3 năm. Đến năm 1960, theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và do
nhu cầu rất cấp bách về đội ngũ giáo viên, chương trình đào tạo được rút xuống còn 2 năm.
Sinh viên đang học năm thứ ba (riêng các ban ngoại ngữ là sinh viên năm thứ hai) được tổ
chức thi tốt nghiệp, nhận công tác ngay. Đến năm 1963, Trường lại chuyển sang hệ đào tạo 3
năm (từ khóa 1961 - 1964, 1962 - 1965). Ngoài nội dung chuyên môn, công tác giáo dục chính
trị, tư tưởng cho sinh viên được đặc biệt coi trọng với nhiều hình thức khác nhau.
Từ giữa những năm 60, một bộ phận sinh viên Trường Đại học Sư phạm đã lên
đường nhập ngũ, vào chiến trường miền Nam. Nhiều người trong số này đã trưởng thành
từ khói lửa chiến tranh, trở thành những văn nghệ sĩ nổi tiếng như: Nguyễn Khoa Điềm,
Phạm Tiến Duật, Từ Sơn, Tô Nhuận Vỹ, Tô Hoàng, Nguyễn Quốc Bảo, Trần Trâm
Phương, Vương Trí Nhàn…

21
Từ năm học 1958 - 1959, ngoài hệ sinh viên “Ở Khoa Văn đang tiến hành thi đua học tập
chính quy (đào tạo giáo viên cấp III và cả cấp II), tốt và lao động - sinh hoạt tốt. Các cán bộ

Trường Đại học Sư phạm còn được giao nhiệm giảng dạy tiến hành điều tra sách của thư viện

vụ mở các lớp - khóa tại chức, hàm thụ, chuyên để giúp đỡ sinh viên đặt kế hoạch đọc sách
tham khảo. Ở Khoa Sử đi sâu giải quyết vấn đề
tu, bổ túc văn hóa cho nhiều cơ quan, đơn vị, ban
cụ thể là làm bài tập như thế nào. Ở Khoa
ngành ở Hà Nội và một số địa phương khác. Đối
Toán và Khoa Lí tiếp tục phong trào xây dựng
tượng tuyển sinh chủ yếu là cán bộ, công nhân
tổ học tập Trần Thị Vân và học tập các gương
viên các cơ quan, đơn vị, địa phương được cử đi
điển hình tốt như chị Mai Lan, anh Đỗ Văn
học, xã viên các hợp tác xã trên địa bàn Hà Nội,
Phẩm ở Toán 2, anh Nguyễn Văn Hiệu ở Lí 1,
Hà Tây (cũ)… Trong năm học 1962 - 1963, toàn anh Hồ Đình Tá, anh Nguyễn Tiến Khôi ở Lí 2
Trường có 2.400 sinh viên ngoài hệ chính quy. và anh Lương Tất Đạt ở Lí 3. Ở Khoa Hóa tiến
Công tác đào tạo đầu những năm 60 gặp nhiều hành việc đăng kí sinh viên Tiên tiến và thi sinh
thách thức do số lượng sinh viên, học viên tăng viên giỏi Hóa. Ở Khoa Sinh tiến hành phong
nhanh, chất lượng tuyển sinh có dấu hiệu suy trào học tập tốt giành Huy hiệu “Bác Hồ”. Ở
giảm so với trước. Khoa Địa tiến hành học tập 11 giờ vàng ngọc

Từ năm 1956 đến năm 1965, Trường Đại hàng ngày, phong trào học tập đuổi và vượt
anh Nguyễn Thế Hoa ở Địa 1. Ở các khoa
học Sư phạm Hà Nội đã đào tạo, bồi dưỡng được
Ngoại ngữ có phong trào nói ngoại ngữ và giải
gần 10.000 giáo viên, đây là nguồn nhân lực chủ
quyết vấn đề độc lập suy nghĩ trong việc học
chốt cho quá trình phát triển của hệ thống giáo
ngoại ngữ như thế nào. Có khoa như Nga văn
dục phổ thông, các trường sư phạm sơ cấp, trung
tổ chức kì thi tập dịch cho sinh viên”.
cấp, trường bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 1964. Báo
lí giáo dục tại các tỉnh. Nhiều cán bộ và sinh viên cáo tổng kết Hội nghị chuyên đề “Độc lập suy
tốt nghiệp của Trường tiếp tục được cử đi xây nghĩ”. HN, tr. 12.
dựng các viện nghiên cứu, trường trung cấp
chuyên nghiệp, đặc biệt là các trường sư phạm,
các cơ quan của Bộ Giáo dục.

22
Nguồn cán bộ, sinh viên tốt nghiệp Trường “Ngay sau ngày tốt nghiệp, chúng tôi đã
Đại học Sư phạm cũng đóng vai trò quan trọng nhanh chóng, tự giác gia nhập quân đội,
trong quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ của nhiều hoặc đi thẳng tới chiến trường, hoặc có
trường đại học trên toàn miền Bắc thành lập từ sau mặt bên các em học sinh ở những trường

năm 1956, như: Trường Đại học Giao thông (nay lớp vùng cao, vùng sâu, truyền học vấn

là Trường Đại học Giao thông - Vận tải), Học viện và niềm tin đến mọi lứa tuổi hiếu học...

Thủy lợi (nay là Trường Đại học Thủy lợi), Tôi nhỡ mãi anh Trần Xuân Thế - Bí thư

Trường Đại học Kinh tế Tài chính (nay là Trường Chi đoàn 3B lớp chúng tôi. Hai chúng tôi
cùng vào chiến trường Thừa Thiên - Huế
Đại học Kinh tế Quốc dân)... Năm 1959, một bộ
một đợt. Trong một lần gặp nhau ở căn
phận cán bộ quản lí và giảng dạy của Trường Đại
cứ kháng chiến, anh khoe vừa tìm được
học Sư phạm do Giáo sư Nguyễn Thúc Hào (Phó
một quyển sách “Học vần” để dạy những
Giám đốc) phụ trách được điều chuyển đi thành
cháu nhỏ bị chiến tranh làm cho thất học.
lập và xây dựng Phân hiệu Đại học Sư phạm Vinh.
Anh là Ủy viên Thường vụ của Huyện ủy
Đến năm 1962, Phân hiệu Đại học Sư phạm Vinh
Phú Vang, thường xuyên bám trụ ở cơ sở.
trở thành Trường Đại học Sư phạm Vinh, do Giáo
Trong một trận càn, địch phát hiện hầm
sư Nguyễn Thúc Hào làm Hiệu trưởng.
bí mật của anh. Anh đã chiến đấu bằng
Bên cạnh vai trò là “máy cái” quan trọng
súng và lựu đạn cho đến hơi thở cuối
đặc biệt của ngành sư phạm và nền giáo dục phổ
cùng, trong người vẫn còn giữ quyển sách
thông, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội còn đào “Học vần” cho trẻ lớp 1”.
tạo, cung cấp một số lượng lớn cán bộ khoa học, Trích bài phát biểu của cựu sinh viên
kĩ thuật, văn hóa, giáo dục cho các cơ quan, đơn Nguyễn Khoa Điềm tại Lễ kỉ niệm 60
vị, ban ngành thuộc Trung ương, thành phố Hà Nội năm thành lập Trường Đại học Sư phạm
và toàn miền Bắc. Từ đầu những năm 60, nhiều Hà Nội, ngày 11/10/2011.
cán bộ và sinh viên tốt nghiệp của Trường được
điều động đi vào miền Nam, góp phần xây dựng
nền giáo dục cách mạng và công tác tuyên huấn ở
những vùng giải phóng.

23
Phó Thủ tướng Trường Chinh thăm

Trường Đại học Sư phạm, năm 1960

Từ cuối những năm 50, Trường Đại học Sư phạm cũng từng bước thiết lập mối quan
hệ với các trường đại học và viện nghiên cứu ở một số nước. Năm 1957, những chuyên gia
giáo dục đầu tiên của Liên Xô đã đến công tác tại Trường. Những năm sau đó, trong Trường
có trên 20 chuyên gia giáo dục nước ngoài từ Liên Xô, Trung Quốc và một số nước khác
tham gia hỗ trợ cán bộ giảng dạy về chuyên môn, nghiệp vụ, chủ yếu là trong lĩnh vực giảng
dạy ngoại ngữ.
Bên cạnh nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học, thực hiện phương châm giáo
dục “Học đi đôi với hành”, “Giáo dục kết hợp với lao động sản xuất”, từ năm học 1959 -
1960, nhiều xưởng lao động của Trường Đại học Sư phạm đã hình thành, thu hút sinh viên
các khoa đến thực hành, sản xuất. Đến năm học 1961 - 1962, toàn Trường có 50 gian xưởng.
Trong thời gian này, Nhà trường còn tổ chức trại sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi tại Cốt
Bài, thuộc Nông trường Cửu Long ở huyện Lương Sơn (Hòa Bình). Với công sức lao động
của đông đảo cán bộ công nhân viên và sinh viên, mỗi năm nông trại đem lại cho Trường
hàng chục tấn lương thực, thực phẩm, góp phần cải thiện đời sống và bổ sung nguồn kinh
phí hoạt động.

24
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Trường

Đại học Sư phạm, năm 1960

Từ đầu những năm 60, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội là đơn vị nổi bật trong phong trào
thi đua “Hai tốt”, phong trào xây dựng các tổ lao động xã hội chủ nghĩa và các hoạt động thực hiện
phương châm “Học đi đôi với hành”, “Giáo dục kết hợp với lao động sản xuất”, “Nhà trường gắn
liền với xã hội”… Đoàn Thanh niên, Hiệu đoàn (Hội Sinh viên) Trường cũng là đơn vị đi đầu khởi
xướng những phong trào, những cuộc vận động rộng lớn trong đoàn viên, thanh niên, sinh viên Hà
Nội và ở miền Bắc như phong trào “Ba sẵn sàng”, cuộc vận động “Xây dựng phong cách giảng
dạy mới, học tập mới”, “Học tập theo lối nghiên cứu”…
Những nỗ lực của đội ngũ cán bộ công nhân viên và sinh viên đã nhanh chóng đưa Trường
Đại học Sư phạm Hà Nội trưởng thành vượt bậc về mọi mặt, trở thành trường đại học hoàn chỉnh
với đầy đủ các chuyên ngành khoa học xã hội, khoa học tự nhiên và ngoại ngữ, có quy mô lớn nhất
về số lượng sinh viên, đội ngũ cán bộ và số khoa, đồng thời được đánh giá là đơn vị kiểu mẫu nhất
trong khối các trường đại học ở miền Bắc, là nơi thường xuyên được các cơ quan, đơn vị đến tham
quan, trao đổi kinh nghiệm, trong đó có nhiều đoàn khách quốc tế và các đoàn đại biểu miền Nam.
Nhiều vị lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước và Chính phủ như: Trường Chinh, Lê Duẩn, Phạm
Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Văn Huyên… cũng thường xuyên đến thăm và làm việc,
nói chuyện với cán bộ công nhân viên, sinh viên Nhà trường.
Một trong những vinh dự to lớn và đặc biệt của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội là Nhà
trường đã nhiều lần được đón Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm và nói chuyện với cán bộ, công
nhân viên, sinh viên: lần thứ nhất vào ngày 14/11/1955, lần thứ hai vào ngày 23/5/1957 (tại địa
điểm khu Đại học trên phố Lê Thánh Tông), lần thứ ba vào ngày 4/3/1960, lần thứ tư vào ngày
21/10/1964 (tại địa điểm mới trên địa bàn huyện Từ Liêm).

25
“Không thể quên ngày Bác Hồ đến
thăm Trường. Mọi người từ các lớp
đang học, từ các khu tập thể, kể cả cán
bộ chuyên gia Liên Xô lúc đó đến giảng
dạy, đều đổ xô về Hội trường lớn để
đón Bác. Nhiều người vội vã đến nỗi
giày dép tụt cũng mặc kệ, cứ chân
không mà chạy. Giày dép bỏ vương vãi
rải rác trên mặt đường rải đá”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Tổng thống Modibo Keita
thăm Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, năm 1964 Nguyễn Cao Sơn, 2001. Vẫn nguyên vẹn kỉ
niệm với Trường. Bài trong sách Đại học
Sư phạm Hà Nội một nửa thế kỉ. Sđd, tr.
535 – 536.

Ngày 21/10/1964, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng ngài Modibo Keita - tổng thống đầu tiên của
nước Cộng hòa Mali - đến thăm và nói chuyện với cán bộ công nhân viên, sinh viên Trường
Đại học Sư phạm Hà Nội tại hội trường lớn. Sau khi nêu lên những thành tựu, ưu điểm và
một số hạn chế còn tồn tại của Nhà trường, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn:

Trước hết phải đoàn kết, đoàn kết thật sự, giữa thầy và thầy, giữa trò và trò, giữa cán bộ và
công nhân. Toàn thể Nhà trường cần phải đoàn kết thành một khối, đoàn kết thật sự một trăm
phần trăm chứ không phải chỉ là đoàn kết miệng… Tất cả thầy trò, cán bộ, công nhân phải
phấn khởi thi đua phát triển ưu điểm, sửa chữa khuyết điểm, làm thế nào để Nhà trường này
chẳng những là trường Sư phạm mà còn là trường mô phạm của cả nước”.
Hồ Chí Minh, 2000. Toàn tập, tập 11. Nxb Chính trị Quốc gia, HN, tr. 329 – 332.

26
Dỡ nhà đi sơ tán, năm 1965 Lớp học nơi sơ tán, năm 1967

Từ năm 1965, cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam bằng không quân, hải
quân của Mĩ ngày càng diễn ra ác liệt. Ngày 5/8/1965, Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị số
88TTg-VG về việc chuyển hướng công tác giáo dục trước tình hình và nhiệm vụ mới. Để
đảm bảo an toàn cho cán bộ công nhân viên và sinh viên, phần lớn các đơn vị của Trường
Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức sơ tán về nhiều địa điểm trên địa bàn 10 huyện thuộc các
tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Tây (cũ). Thầy và trò
toàn Trường đã dành rất nhiều thời gian, công sức vận chuyển nhà cửa, bàn ghế, sách vở,
tài liệu, dụng cụ thí nghiệm đến nơi sơ tán, sắp xếp nơi ăn chốn ở, đào đắp hệ thống hầm
hào trú ẩn, xây dựng chế độ học tập, sinh hoạt mới. Chính quyền và nhân dân ở các địa
phương đã giúp đỡ tận tình đối với Nhà trường: nhường nhà ở cho cán bộ công nhân viên
và sinh viên, cung cấp đất và tre, gỗ làm lớp học, giúp đỡ một phần lương thực, thực phẩm...
Sau vài tháng, mọi hoạt động của Trường từng bước đi vào nề nếp ổn định. Tuy vậy việc
giảng dạy, học tập và sinh hoạt nơi sơ tán gặp rất nhiều khó khăn: lớp học tạm bợ, phân
tán, cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học thiếu thốn, thời khóa biểu bị xáo trộn
thường xuyên, cán bộ công nhân viên và sinh viên đều sống trong nhà dân, các khoa không
chỉ quản lí cán bộ, sinh viên mà còn phụ trách cả nhân viên văn phòng, thư viện, tài vụ, y
tế, cấp dưỡng, tiếp phẩm...

27
Sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Lớp bồi dưỡng đoàn viên ưu tú tại nơi sơ tán, tham gia phục vụ chiến đấu tại trận địa pháo
năm 1966 cầu Tào (Thanh Hóa), năm 1966

Trong bối cảnh thời chiến, sơ tán về nhiều địa phương, Trường Đại học Sư phạm Hà
Nội tiếp tục mở rộng về quy mô tổ chức, loại hình đào tạo. Khoa Tiếng Nga của Trường
tăng cường đào tạo, bồi dưỡng trên quy mô lớn cho hàng nghìn sĩ quan, chiến sĩ quân đội,
công an, cán bộ khoa học, kĩ thuật, phục vụ yêu cầu mới của sự nghiệp kháng chiến chống
Mĩ cứu nước. Từ năm 1965, thực hiện Chỉ thị 162 ngày 29/5/1965 của Ban Bí thư Trung
ương Đảng và Chỉ thị số 88TTg-VG của Thủ tướng Chính phủ, Nhà trường đẩy mạnh việc
tuyển chọn sinh viên tốt nghiệp hàng năm đi học sau đại học ở nước ngoài, chủ yếu là Liên
Xô và các nước xã hội chủ nghĩa tại Đông Âu.
Ngày 24/12/1966, tại nơi sơ tán ở huyện Phù Cừ (Hưng Yên), lớp Toán đặc biệt của
Trường Đại học Sư phạm được mở với 31 học sinh đầu tiên, thực hiện nhiệm vụ đào tạo,
bồi dưỡng đội ngũ học sinh giỏi môn Toán trên toàn miền Bắc. Cũng trong năm này, theo
Quyết định số 322/QĐ ngày 15/8/1966 của Bộ Giáo dục, hơn 30 cán bộ giảng dạy ở các
khoa và một bộ phận cán bộ quản lí của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội được điều chuyển
công tác phục vụ việc thành lập Trường Đại học Sư phạm Miền núi (tức Trường Đại học
Sư phạm Việt Bắc, nay là Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên). Nguồn cán
bộ, sinh viên tốt nghiệp từ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cũng đóng vai trò chủ chốt cho
việc xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên ban đầu của Trường Lí luận nghiệp vụ giáo dục,
thành lập năm 1966 (tiền thân của Học viện Quản lí giáo dục hiện nay).
Những thành tựu, cống hiến và vị trí nổi bật của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội giai
đoạn 1956 - 1967 gắn liền với sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước và Bộ Giáo dục,
với đóng góp của đội ngũ cán bộ công nhân viên, sinh viên Nhà trường, đặc biệt là vai trò
to lớn của Giáo sư Phạm Huy Thông, nhà trí thức tài danh của nước nhà, người gắn liền với
những năm tháng định hình diện mạo, giá trị và bản sắc của Nhà trường.

28
V. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I và Đại học Sư phạm Hà Nội II: chia tách đơn
vị, tiếp tục thực hiện nhiệm vụ trong hoàn cảnh chiến tranh, sơ tán (1967 – 1975)

Sau một thời gian từng bước kiện toàn và ổn định về mọi mặt, trong bối cảnh đang sơ
tán về các địa phương, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội có sự thay đổi lớn về tổ chức.
Ngày 14/8/1967, căn cứ vào nhiệm vụ giáo dục trong hoàn cảnh chiến tranh, Hội đồng
Chính phủ ban hành Chỉ thị 128/CP, chia Trường Đại học Sư phạm Hà Nội thành 3 đơn vị
để thuận tiện cho công tác tổ chức và hoàn thành các nhiệm vụ được giao:
- Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I, gồm các khoa: Văn, Lịch sử, Địa lí, Tâm lí - Giáo
dục và Khoa Đào tạo giáo viên cấp II về khoa học xã hội, do Giáo sư Nguyễn Lương
Ngọc làm Hiệu trưởng, thầy Nguyễn Chí Linh làm Bí thư Đảng ủy.
- Trường Đại học Sư phạm Hà Nội II, gồm các khoa: Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học,
Kĩ thuật Nông nghiệp và Khoa Đào tạo giáo viên cấp II về khoa học tự nhiên, do Giáo
sư, tiến sĩ khoa học Nguyễn Cảnh Toàn làm Hiệu trưởng, thầy Hà Năng Kháng làm Bí
thư Đảng ủy.
- Trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội (nay là Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại
học Quốc gia Hà Nội), do thầy Lê Văn Nguôn làm Hiệu trưởng, cô Phạm Thị Tỉnh
làm Bí thư Đảng ủy, gồm các khoa: Tiếng Nga, Tiếng Trung, Tiếng Anh, Tiếng Pháp.

GS. Nguyễn Lương Ngọc Thầy Nguyễn Chí Linh GS.TSKH. Nguyễn Cảnh Toàn Thầy Hà Năng Kháng

29
Thứ trưởng Bộ Giáo dục Lê Liêm (thứ 5 từ phải
qua, hàng đứng) thăm Khoa Toán ở nơi sơ tán tại Thầy Đoàn Ninh (Khoa Vật lí) chuẩn bị thiết bị
Ứng Hòa (Hà Tây), năm 1968 hướng dẫn sinh viên thực hành, năm 1968

Những năm sau đó, quy mô đào tạo của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I và
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội II tiếp tục tăng vọt để đáp ứng nhu cầu rất cấp bách về
đội ngũ giáo viên trên toàn miền Bắc, tạo ra sức ép rất lớn trong công tác quản lí và đào
tạo. Chỉ riêng Khoa Văn trong năm học 1966 - 1967 có tới 1.500 sinh viên hệ đại học
chính quy, tương đương số lượng sinh viên trung bình của một trường đại học ở miền
Bắc lúc đó. Trong năm học 1969 - 1970, tổng số học sinh, sinh viên của hai trường lên
tới 8.535 người.
Từ năm học 1967 - 1968, thực hiện Chỉ thị 49/TTg của Thủ tướng Chính phủ về
tăng cường công tác đào tạo cán bộ bằng hình thức học tại chức, Ban Hàm thụ của hai
trường Đại học Sư phạm I và Đại học Sư phạm Hà Nội II mở các lớp đào tạo tại chức
với quy mô lớn. Năm 1970, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội II thành lập Khoa Kĩ thuật
Công nghiệp (nay là Khoa Sư phạm Kĩ thuật), có nhiệm vụ đào tạo giáo viên kĩ thuật
công nghiệp cho các trường cấp III. Từ năm học 1970 - 1971, các trường còn nhận nhiệm
vụ đào tạo một số lượng lớn học sinh, sinh viên cho nước bạn Lào. Nguồn sinh viên tốt
nghiệp từ hai trường tiếp tục đóng vai trò chủ lực trong quá trình phát triển đội ngũ cán
bộ giảng dạy của các trường đại học và trung cấp chuyên nghiệp trên toàn miền Bắc, góp
phần đưa đến kết quả trong 10 năm 1958 - 1968, số lượng cán bộ giảng dạy các trường
đại học và trung cấp đã tăng lên gấp 60 lần. Tuy vậy kết quả này vẫn chưa đáp ứng đủ
nhu cầu thực tế.

30
Sinh viên thực hành bộ môn Hóa - Sinh, Lễ tiễn cán bộ, sinh viên lên đường nhập ngũ,
năm 1971
năm 1969

Chương trình đào tạo giai đoạn 1965 - 1975 cũng từng bước thay đổi. Từ năm học
1967 - 1968, song song với hệ đào tạo đại học 3 năm, hai trường Đại học Sư phạm Hà
Nội I và Đại học Sư phạm Hà Nội II bắt đầu thí điểm đào tạo hệ 4 năm. Trong 3 năm
đầu, sinh viên học kiến thức cơ bản, năm thứ tư học chuyên đề và làm luận văn tốt nghiệp.
Những sinh viên học hệ 2 năm hoặc 3 năm trước đây được yêu cầu trở lại trường học
thêm 1 năm và làm luận văn tốt nghiệp. Đến năm học 1971 - 1972, chương trình đào tạo
hệ 4 năm được thực hiện đại trà.
Trong giai đoạn 1967 - 1975, số lượng cán bộ, công nhân viên Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội I và Trường Đại học Sư phạm Hà Nội II không ngừng tăng lên. Trong năm
học 1969 - 1970, hai trường có 954 cán bộ, công nhân viên. Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ
đào tạo cán bộ có trình độ khoa học cao ngay trong nước, ngoài việc duy trì chương trình
cấp I, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội II đã tiến tới xây dựng chương trình cấp II với
sự tham gia của nhiều giáo sư, nhà khoa học đầu ngành.
Tháng 4/1970, 3 luận văn cấp II (tương đương luận án tiến sĩ hiện nay) về sinh học
được tổ chức bảo vệ thành công lần đầu tiên tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội II trong
điều kiện không có người hướng dẫn khoa học. Đây cũng là những luận án tiến sĩ được
bảo vệ đầu tiên ở Việt Nam, đặt cơ sở cho quá trình đào tạo tiến sĩ của các trường đại học
và viện nghiên cứu trên cả nước sau này. Những năm sau đó, việc bảo vệ luận văn cấp II
tiếp tục được triển khai ở hai trường Đại học Sư phạm Hà Nội I và Đại học Sư phạm Hà
Nội II. Số cán bộ có trình độ trên đại học của hai trường tăng lên nhanh chóng, từ 19 tiến
sĩ và phó tiến sĩ trong năm học 1965 - 1966 lên 61 tiến sĩ và phó tiến sĩ trong năm học
1974 - 1975.

31
Tổ Đài quan sát – Đại đội Tự vệ Trường Đại Liệt sĩ Vũ Đình Văn, sinh viên Khoa Văn, hi
học Sư phạm Hà Nội II trên sân thượng tòa sinh cuối năm 1972 trên trận địa tên lửa tại
nhà A7, năm 1972 Hà Tây

Trong những năm sơ tán, để bảo đảm an toàn, bí mật, các đơn vị của hai trường Đại
học Sư phạm Hà Nội I và Đại học Sư phạm Hà Nội II nhiều lần di chuyển. Khoa Toán từ
huyện Phù Cừ (Hưng Yên) chuyển về huyện Mĩ Đức, Ứng Hòa (Hà Tây) rồi về huyện
Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc); Khoa Văn chuyển về xã Phúc Lương, huyện Đại Từ (Thái
Nguyên), xã Nguyên Hòa, huyện Tiên Lữ (Hưng Yên) rồi về xã Cộng Hòa, huyện Yên
Mĩ (Hưng Yên); Khoa Lịch sử từ huyện Phù Cừ (Hưng Yên) chuyển về huyện Yên Mĩ
(Hưng Yên), sau đó lại sơ tán về huyện Vân Canh, Đan Phượng (Hà Tây)... Trong năm
học 1970 - 1971, sau khi không quân Mĩ tạm thời ngừng ném bom miền Bắc, một bộ
phận phòng ban chức năng và một số lớp sinh viên hai trường trở về cơ sở tại Từ Liêm.
Đến tháng 4/1972, việc sơ tán lại khẩn trương được tiến hành khi địch tiến hành chiến
tranh phá hoại trở lại. Sau khi Hiệp định Paris được kí kết (tháng 1/1973), các trường
trở về địa điểm cũ.
Trong bối cảnh thời chiến, công tác phòng không, huấn luyện quân sự và bảo đảm
an toàn, bí mật được hai trường Đại học Sư phạm Hà Nội I và Đại học Sư phạm Hà Nội
II thực hiện nghiêm túc, thường xuyên. Lãnh đạo hai trường cũng chỉ đạo các khoa và
phòng ban cải tiến tác phong, lề lối làm việc theo hướng nhanh gọn, hiệu quả. Công
đoàn Trường huy động cán bộ thực hiện “Hai cùng” (cùng ăn, cùng ở) để quản lí và
giúp đỡ sinh viên. Với mục tiêu đào tạo toàn diện kiến thức chuyên môn và rèn luyện
nghiệp vụ, sinh viên tiếp tục được tổ chức tham gia sản xuất và phục vụ sản xuất ngay
trên địa bàn sơ tán. Một bộ phận cán bộ, sinh viên tiếp tục lên đường nhập ngũ, tham
gia các quân binh chủng, trực tiếp chiến đấu trên các chiến trường trong cuộc kháng
chiến chống Mĩ, cứu nước.

32
Đoàn đại biểu Anh hùng, Chiến sĩ Thi đua các lực lượng vũ
trang Quân Giải phóng miền Nam thăm hai trường Đại học Sư
phạm Hà Nội I và Đại học Sư phạm Hà Nội II, năm 1974

Từ năm 1972, theo yêu cầu đột xuất của chiến trường miền Nam, số lượng cán bộ,
sinh viên hai trường Đại học Sư phạm Hà Nội I và Đại học Sư phạm Hà Nội II nhập ngũ
tăng lên nhanh chóng. “Gác bút nghiên lên đường đánh Mĩ” trở thành tâm nguyện của
thế hệ trẻ, thể hiện qua những lá đơn tình nguyện nhập ngũ được viết bằng máu gửi lên
cấp trên. Trong mùa hè năm 1972, có 517 cán bộ, sinh viên của hai trường gia nhập quân
đội. Trong đợt tuyển quân lần thứ ba cùng năm, riêng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
I đã có 170 cán bộ, sinh viên lên đường chiến đấu.
Ngay sau ngày 30/4/1975, ngành giáo dục nói chung và các trường đại học ở miền
Bắc đã nỗ lực chi viện cho miền Nam trong bối cảnh hoạt động giáo dục, đào tạo ở những
vùng mới giải phóng có nhiều biến động, thay đổi về đội ngũ nhà giáo và chương trình,
nội dung đào tạo. Trong năm 1975, hai trường Đại học Sư phạm Hà Nội I và Đại học Sư
phạm Hà Nội II đã điều động hàng trăm cán bộ đi công tác, tham gia tiếp quản, xây dựng
chương trình, kế hoạch quản lí, đào tạo và trực tiếp giảng dạy tại các trường Đại học Sư
phạm Sài Gòn, Đại học Sư phạm – Viện Đại học Huế và các khoa sư phạm thuộc các
trường đại học ở phía Nam.
Thành tựu và cống hiến trong những năm chiến tranh sơ tán, chia tách đơn vị của
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tiếp tục là nền tảng quan trọng cho quá trình xây dựng
và phát triển mới của Nhà trường từ sau năm 1975.

33
VI. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I: sáp nhập đơn vị, chi viện miền Nam xây dựng
nền giáo dục mới và xây dựng trường đại học sư phạm trọng điểm, chuẩn mực
(1975 – 1993)
Sau ngày đất nước thống nhất, trong bối cảnh mới, nền giáo dục nước nhà có những bước
chuyển biến quan trọng. Trong giai đoạn 1975 - 1980, ngành giáo dục tập trung cho việc chi viện,
củng cố và xây dựng lại các cơ sở giáo dục ở miền Nam. Từ năm học 1981 – 1982, trên cơ sở Nghị
quyết số 14-NQ/TW ngày 11/1/1979 của Bộ Chính trị, cuộc Cải cách giáo dục lần thứ ba từng bước
được triển khai. Nội dung giáo dục hướng vào việc “nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện (đức,
trí, thể, mĩ), tạo ra những lớp người lao động mới làm chủ tập thể, đủ sức gánh vác sự nghiệp xây
dựng chủ nghĩa xã hội của nhân dân…”. Nguyên lí của nền giáo dục tiếp tục được xác định là:
“Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động, nhà trường gắn liền với xã hội”. Hệ thống
giáo dục phổ thông 10 năm ở miền Bắc và 12 năm ở miền Nam trước đó được thay thế bằng hệ
thống giáo dục phổ thông 12 năm mới. Hệ thống trường cấp I và trường cấp II được sáp nhập thành
trường phổ thông cơ sở, từ lớp 1 đến lớp 9. Cũng từ cuộc Cải cách giáo dục lần thứ ba, nhiều trường
đại học và cao đẳng chuyên ngành được thành lập trên cả nước.
Ngày 11/10/1975, theo Quyết định số 782/QĐ của Bộ Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm
Hà Nội I và Trường Đại học Sư phạm Hà Nội II sáp nhập thành Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
I. Cũng trong thời gian này, một bộ phận cán bộ quản lí và giảng viên từ hai trường Đại học Sư
phạm Hà Nội I và Đại học Sư phạm Hà Nội II cũ được điều động đi xây dựng Trường Đại học
Sư phạm Hà Nội II tại thị trấn Xuân Hòa (nay thuộc thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc).

Cán bộ và sinh viên Khoa Hóa học tại phòng thí nghiệm, năm 1977

34
Từ năm 1975 đến năm 1993, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I là: Giáo
sư Dương Trọng Bái (1975 - 1980), Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Quý Tư (1980 - 1988),
Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Tuấn (1988 - 1992), Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nghiêm Đình Vỳ (1992 -
1997); Bí thư Đảng ủy Trường là: thầy Nguyễn Chí Linh (1976 - 1980), cô Trần Thị Thục
Nga (1980 - 1982), Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Thị Tâm Đan (1982 - 1983), Phó Giáo sư
Phan Sĩ Tấn (1983 - 1984), Giáo sư, Tiến sĩ Phan Ngọc Liên (1985 - 1990), Giáo sư, Tiến
sĩ Nguyễn Hữu Mình (1990 - 1992), Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Văn Huệ (1992 - 1999).

GS. Dương Trọng Bái PGS.TS. Phạm Quý Tư GS.TS. Vũ Tuấn PGS.TS. Nghiêm Đình Vỳ

Thầy Nguyễn Chí Linh Cô Trần Thị Thục Nga PGS.TS. Trần Thị Tâm Đan

PGS. Phan Sĩ Tấn GS.TS. Phan Ngọc Liên GS.TS. Nguyễn Hữu Mình GS.TS. Bùi Văn Huệ

35
Sau khi sáp nhập, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I được Chính phủ, Bộ Đại học
và Trung học chuyên nghiệp giao nhiệm vụ xây dựng thành trường đại học trọng điểm,
chuẩn mực trong hệ thống các trường đại học sư phạm cả nước. Với vị trí là trường đại
học sư phạm lớn nhất, Trường thực hiện những những nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Đào tạo giáo viên cấp III (trung học phổ thông) có chất lượng tốt, đáp ứng yêu cầu
mới của ngành giáo dục và sự nghiệp cải cách giáo dục.
- Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giảng dạy cho các trường đại học, cao đẳng sư
phạm trên cả nước.
- Nghiên cứu khoa học phục vụ các ngành giáo dục, kinh tế, xã hội trong công cuộc xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Chi viện cho việc xây dựng và phát triển của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội II, các
trường đại học sư phạm, cao đẳng sư phạm ở phía Nam và các nước bạn Lào,
Campuchia.

Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I và Hiệu trưởng

Trường Đại học Sư phạm Viên Chăn (Lào) kí biên bản hợp tác hữu nghị, năm 1983

36
Thực hiện yêu cầu và nhiệm vụ mới, gắn liền với bối cảnh kinh tế, xã hội của đất nước,
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội có những thay đổi lớn về cơ cấu tổ chức và loại hình đào tạo.
Một số khoa và bộ môn mới được thành lập: Khoa Sinh - Kĩ thuật Nông nghiệp (trên cơ sở sáp
nhập Khoa Sinh học và Khoa Kĩ thuật nông nghiệp), Khoa Lí luận Mác - Lênin, Khoa Dự bị Đại
học (năm 1976), Bộ môn Máy tính điện tử (năm 1979), Khoa Quân sự (năm 1982), Khoa Giáo
dục Tiểu học (năm 1983), Khoa Mẫu giáo (năm 1985). Ngoài hệ sinh viên chính quy, Trường còn
thành lập hệ Dự bị Đại học (từ năm 1976 đến năm 1987), Vừa học vừa làm (từ năm 1977 đến
năm 1984), ngoài ra còn có các lớp Chuyên tu cho giáo viên cấp I, cấp II, lớp đào tạo giáo viên
mẫu giáo, giáo viên tiểu học đạt trình độ đại học sư phạm, lớp Bồi dưỡng Tâm lí giáo dục cho cán
bộ Trung ương Đoàn, Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an), Bộ Quốc phòng… Bên cạnh đó Trường
còn nhận đào tạo một số lượng khá lớn sinh viên, thực tập sinh các nước bạn Lào, Campuchia.
Năm 1976, thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục, Trường mở khóa bồi dưỡng Sau đại học theo
hình thức tập trung 2 năm dành cho giảng viên các trường sư phạm phía Nam, trở thành cơ sở đầu
tiên đào tạo hệ Sau đại học ở Việt Nam. Năm 1977, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I được công
nhận chính thức là một trong 6 cơ sở đào tạo nghiên cứu sinh hệ Tập trung (4 năm) và hệ Tại chức
(5 năm).

Lễ bế giảng khóa thí điểm hệ Chuyên tu giáo dục cấp I, năm 1987

37
Từ sau năm 1975, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I tiếp tục cử hàng nghìn lượt cán bộ
quản lí, giảng viên, sinh viên tốt nghiệp về giảng dạy, công tác tại các trường đại học, cao đẳng,
phổ thông và các cơ quan quản lí giáo dục phía Nam. Đội ngũ cán bộ điều động và sinh viên tốt
nghiệp của Trường đóng vai trò quan trọng trong việc thành lập các trường và khoa sư phạm ở
miền Nam từ năm 1976 như: Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Sư phạm Huế,
Khoa Sư phạm thuộc Đại học Tây Nguyên, Đại học Cần Thơ, Đại học Đà Lạt... và nhiều trường
cao đẳng sư phạm tại các tỉnh thành. Từ năm 1977, thực hiện Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác
Việt Nam - Lào, Trường tiếp tục điều động nhiều lượt cán bộ sang giảng dạy, trao đổi khoa học
tại Trường Đại học Sư phạm Viên Chăn. Từ năm 1979, theo các hiệp ước về hợp tác văn hóa -
giáo dục giữa Việt Nam và Campuchia, Trường gửi hàng trăm lượt cán bộ giảng viên sang giúp
nước bạn gây dựng lại nền giáo dục đã bị tàn phá bởi chế độ Pol Pot. Đội ngũ cán bộ của Trường
đã góp phần quan trọng trong việc đào tạo nguồn giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục của
Campuchia, khôi phục hoạt động và phát triển Trường Đại học Sư phạm Phnôm Pênh. Nhiều
sinh viên, học viên Lào, Campuchia sau khi về nước đã đóng vai trò chủ chốt trong quá trình
phát triển ngành giáo dục của nước bạn.

Đoàn đại biểu Bộ Giáo dục Lào thăm và làm việc với Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I, năm 1982

38
Trong khi các loại hình đào tạo được mở rộng, quy mô tuyển sinh hệ đại học chính
quy của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I lại giảm mạnh do chính sách giáo dục của Nhà
nước và việc điều chỉnh chỉ tiêu tuyển sinh từ cấp trên. Sau hơn 2 thập kỉ liên tục chịu sức
ép rất lớn về quy mô đào tạo, từ đầu những năm 80, số lượng tuyển sinh hàng năm của
Trường sụt giảm nhanh chóng. Trong năm học 1976 - 1977 Trường tuyển 1.250 sinh viên,
năm học 1980 - 1981 tuyển 800 sinh viên, năm học 1985 - 1986 tuyển 470 sinh viên. Công
tác đào tạo sinh viên tiếp tục được thực hiện gắn liền với nhiều phong trào như: Xây dựng
Tập thể học sinh xã hội chủ nghĩa; Ba xung kích làm chủ tập thể; Thi đua dạy tốt, học tốt,
nghiên cứu khoa học tốt, phục vụ tốt; Hội nghị khoa học trẻ và các hình thức tọa đàm, tham
quan thực tế, tìm hiểu lịch sử, truyền thống và lí luận chính trị...

Sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I học quân sự

tại Trường Sĩ quan lục quân, năm 1980

39
Sau ngày đất nước thống nhất, với sự đầu tư của Nhà nước, hệ thống cơ sở vật chất
của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I được củng cố và trang bị mới một bước, chủ yếu là
phòng học, phòng thí nghiệm, thư viện... Trong những năm 1982 - 1983, Trường tiến hành
giải tỏa trên quy mô lớn để xây dựng một số công trình kiên cố, cải thiện một bước tình
trạng tạm bợ về lớp học, phòng làm việc. Năm 1984, 2 dãy nhà 4 tầng A8 - A9 dành cho
sinh viên, học viên nội trú được đưa vào sử dụng. Tình trạng sinh viên, học viên nhiều năm
ở trong khu nhà tranh vách đất dột nát giữa các tòa nhà từ A2 đến A5 và khu vực gần sân
vận động được giải quyết một phần.

Thầy và trò Hệ Phổ thông chuyên Toán trước giảng đường nhân kỉ niệm 10 năm ra trường, năm 1978

40
Từ cuối những năm 70 và trong thập kỉ 80, bên cạnh hoạt động chi viện, trợ giúp các
nước bạn Lào và Campuchia, lĩnh vực hợp tác quốc tế của Trường Đại học Sư phạm Hà
Nội ngày càng được tăng cường và mở rộng. Trong giai đoạn này Nhà trường cử lần lượt
gần 200 cán bộ giảng viên cốt cán sang làm chuyên gia giáo dục, trực tiếp giảng dạy và
tham gia nghiên cứu khoa học tại nhiều trường đại học ở các nước châu Phi. Năm 1979,
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và Trường Đại học Sư phạm Quốc gia Matxcơva mang
tên Lênin đã kí kết văn bản hợp tác trên nhiều lĩnh vực. Những năm sau đó, nhiều nhà khoa
học, nhà sư phạm có uy tín của Liên Xô và các nước Đông Âu đã đến hợp tác giảng dạy,
trao đổi chuyên môn với cán bộ giảng viên trong Trường. Cũng từ những năm 80, theo các
dự án trong Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc, nhiều chuyên gia từ Pháp, Ý, Hà Lan,
Úc, Niu Dilân, Sri Lanka, Philippin... đã sang trao đổi, hợp tác chuyên môn tại Trường.
Một số lượng lớn cán bộ giảng viên tiếp tục được gửi ra nước ngoài làm nghiên cứu sinh,
thực tập sinh, trao đổi khoa học.

Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I Phạm Quý Tư tiếp đoàn Đại học Harvard (Hoa Kì), năm 1987

41
Từ năm học 1980 - 1981 đến năm học 1984 - 1985, thực hiện yêu cầu của Bộ Giáo dục,
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I đóng vai trò chủ lực trong quá trình đổi mới chương trình
và nội dung đào tạo của các trường đại học, cao đẳng sư phạm trên cả nước theo phương
châm “sư phạm đi trước một bước”, phục vụ hiệu quả cuộc Cải cách giáo dục và nâng cao
chất lượng giáo dục phổ thông.
Trong giai đoạn 1975 - 1986, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I đã đào tạo, cung cấp
cho ngành giáo dục và một số ngành khác 10.968 cử nhân, 53 phó tiến sĩ, tiến sĩ và hơn
1.000 thạc sĩ, đây là nguồn nhân lực, nhân tài quý báu cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc trong thập niên đầu tiên cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Năm 1986,
Trường được Hội đồng Bộ trưởng (tức Chính phủ) công nhận là một trong 6 trường đại
học trọng điểm của cả nước, cùng các trường: Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Tổng
hợp Hà Nội, Đại học Nông nghiệp I Hà Nội, Đại học Y Hà Nội, Đại học Kinh tế Quốc dân.

Hội nghị khoa học tại Khoa Lí luận Mác – Lê nin, năm 1986

42
Bên cạnh những thuận lợi và kết quả bước đầu trong bối cảnh đất nước thống nhất,
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I tiếp tục đối diện với nhiều khó khăn, bất cập. Ngân
sách của Nhà nước, của ngành giáo dục dành cho Trường rất hạn chế. Đội ngũ cán bộ biến
động theo yêu cầu luân chuyển công tác, thực hiện nhiệm vụ của ngành, dẫn đến nhiều xáo
trộn trong công tác quản lí và giảng dạy. Đời sống vật chất của cán bộ, công nhân viên và
sinh viên ngày càng thiếu thốn, chật vật. Luơng thực, thực phẩm và các mặt hàng thiết yếu
từng bước trở nên khan hiếm. Thực đơn hàng ngày chủ yếu của sinh viên là cơm độn với
bột mì hấp, hạt bo bo, mì ép, khoai tây bi... Có những thời điểm Nhà ăn của Trường phải
đi vay lương thực, thực phẩm ở các cơ quan, xí nghiệp lân cận để thầy và trò khỏi “đứt
bữa”. Các khoảng đất trống giữa các dãy nhà A trở thành nơi tăng gia sản xuất, trồng rau
xanh bổ sung thực phẩm cho bếp ăn kí túc xá. Tình trạng nhà tranh tre dột nát trong khuôn
viên Trường còn phổ biến, nhiều lần xảy ra hỏa hoạn, gây tổn thất lớn. Khu nhà ở, nhà ăn
của cán bộ công nhân viên và sinh viên sau nhiều năm sử dụng không được cải tạo ngày
càng xuống cấp trầm trọng. Tình trạng thường xuyên mất điện, thiếu nước, cảnh quan lộn
xộn, vệ sinh yếu kém và thiếu ý thức công cộng, ý thức kỉ luật ở khu nội trú cũng trở thành
những vấn đề nan giải, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo và lòng tin của cán bộ
công nhân viên, sinh viên.

Lễ ra trường sinh viên khóa 1981 - 1985

43
Từ năm 1986, gắn liền với công cuộc đổi mới của đất nước, Trường Đại học Sư phạm
Hà Nội cũng từng bước có những chuyển biến toàn diện. Chủ trương của Đảng bộ Trường
đề ra là: Làm cho đảng viên, cán bộ, sinh viên nhận thức đúng đắn tình hình và nhiệm vụ...,
nâng cao trách nhiệm và tinh thần kiên định, nâng cao ý thức chủ động sáng tạo, khắc phục
khó khăn, vươn lên hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, khắc phục tư tưởng ngại khó,
giảm sút ý chí chiến đấu, thụ động, bàng quan chờ đợi sự biến chuyển của các điều kiện kinh
tế, xã hội. Những định hướng lớn của Nhà trường nửa cuối thập kỉ 80 là giữ vững ổn định
về chính trị, tư tưởng và tổ chức; dân chủ hóa Nhà trường, đổi mới tư duy, phong cách làm
việc; gắn Nhà trường với giáo dục phổ thông và thực tiễn cuộc sống, phục vụ tốt hơn các
mục tiêu kinh tế, xã hội và cải cách giáo dục; tăng thu nhập, cải thiện đời sống sinh hoạt của
cán bộ công nhân viên và sinh viên.

Tiết mục “Nguyễn Trãi tiễn cha qua biên giới” của học viên Sau đại học

Khoa Lịch sử trong chương trình “Dạ hội lịch sử”, năm 1986

44
Bên cạnh việc duy trì nề nếp và chất lượng dạy học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I tiếp
tục mở rộng cơ cấu tổ chức và loại hình đào tạo: mở hệ Đào tạo mở rộng (còn gọi là hệ Đóng học
phí, từ năm 1987); chuyển hệ Sau đại học sang hệ Cao học, đào tạo và cấp bằng thạc sĩ, thay thế
cho việc chỉ cấp chứng chỉ Sau đại học (từ năm 1991); thực hiện thí điểm chuyển chương trình
đào tạo từ niên chế sang học phần, đào tạo hai giai đoạn đại cương và chuyên ngành (từ năm học
1989 - 1990, triển khai chính thức từ năm học 1991- 1992); tổ chức tuyển sinh hệ Đại học chính
quy cho Khoa Giáo dục Tiểu học (từ năm 1992); thành lập Trung tâm Biên soạn sách giáo trình,
giáo khoa (năm 1989, nay là Nhà xuất bản Đại học Sư phạm); thành lập Trung tâm Giáo dục đặc
biệt, đào tạo giáo viên có trình độ đại học sư phạm dạy trẻ em khuyết tật (năm 1993, nay là Khoa
Giáo dục Đặc biệt); thành lập bộ môn Tin học thuộc Khoa Toán (năm 1993) và mở rộng việc
giảng dạy Tin học cho sinh viên. Trường cũng tổ chức thí điểm việc đào tạo lấy chứng chỉ về lao
động sản xuất; đào tạo sinh viên hệ Cử tuyển theo nhu cầu các tỉnh miền núi; tăng cường hỗ trợ
các trường sư phạm ở các tỉnh thành đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng giáo viên đạt trình độ chuẩn,
chủ yếu là bậc tiểu học và trung học cơ sở; thành lập Ban Hợp tác Quốc tế (năm 1987), đẩy mạnh
quan hệ hợp tác với bên ngoài...

Lễ bế giảng khóa thí điểm hệ Chuyên tu giáo dục cấp I, năm 1987

45
Từ nửa cuối những năm 80, quy mô tuyển sinh và đào tạo hệ Đại học chính quy của
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I tiếp tục bị thu hẹp, trung bình mỗi năm Trường chỉ
được tuyển sinh trên dưới 500 sinh viên. Trong năm học 1986 - 1987, Trường được giao
chỉ tiêu tuyển 450 sinh viên, trong khi tổng số cán bộ công nhân viên là 1.112 người, trong
đó có 765 cán bộ giảng dạy. Ở nhiều khoa có tình trạng số lượng giảng viên lớn hơn cả số
lượng sinh viên tuyển mới hàng năm. Chất lượng tuyển sinh có biểu hiện giảm sút. Điều
kiện phục vụ công tác học tập, nghiên cứu gặp nhiều rất hạn chế, đặc biệt là tình trạng thiếu
giáo trình, tài liệu tham khảo, thiếu địa điểm tự học, điện chiếu sáng ban đêm... Trong buổi
giao thời của cơ chế bao cấp và nền kinh tế thị trường, đối với một bộ phận thế hệ trẻ, cánh
cửa giảng đường sư phạm không còn hấp dẫn và đáng mơ ước như trước. Một số sinh viên
thi đỗ vào Trường cũng không có tinh thần học tập, phấn đấu nghiêm túc, ý thức kỉ luật và
chấp hành nội quy kém, lòng yêu nghề mờ nhạt.

Hội thảo về biên soạn giáo trình đại học sư phạm toàn quốc, năm 1993

46
Từ cuối những năm 80, đầu những năm 90, lĩnh vực nghiên cứu khoa học tiếp tục
được chú trọng và đạt được những thành tựu đáng kể. Nhiều đề tài độc lập trọng điểm cấp
Nhà nước đã được triển khai và hoàn thành tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I, nhận
được sự đánh giá cao của giới nghiên cứu trong nước và quốc tế. Cũng từ công tác nghiên
cứu khoa học, Nhà trường tiếp tục thể hiện vai trò đi đầu trong công tác đào tạo cán bộ
khoa học bậc cao. Năm 1991, tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I, hai giảng viên của
Trường là Bùi Văn Ba và Phan Nguyên Hồng trở thành hai người Việt Nam đầu tiên bảo
vệ thành công luận án tiến sĩ khoa học trong nước. Đến năm 1992, Trường đã tổ chức cho
hơn 100 nghiên cứu sinh bảo vệ thành công luận án tiến sĩ, phó tiến sĩ. Trong giai đoạn
này, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I là một trong những đơn vị đi đầu tổ chức định kì
“Tuần khoa học sinh viên”, trong đó trọng tâm là “Hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa
học”, góp phần đưa đến phong trào “Sinh viên nghiên cứu khoa học” trong các trường đại
học, cao đẳng trên toàn quốc từ năm 1990.
Về hệ thống cơ sở vật chất, từ cuối những năm 80, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
I từng bước tiến hành cải tạo, sửa chữa và nâng cấp khu tập thể của cán bộ (nhà B2, B3),
khu kí túc xá sinh viên và một số giảng đường, phòng thí nghiệm, vườn, xưởng thực hành.
Trong những năm 1991 - 1992, Trường được đầu tư xây dựng mới các khu giảng đường 4
tầng nhà B, nhà C và khu nhà Hiệu bộ 6 tầng.

Giải bóng đá sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I, năm 1990

47
Mặc dù có một số chuyển biến tích cực, nhưng trong những năm đầu tiên của thời kì
đổi mới, kinh phí đào tạo từ ngân sách Nhà nước dành cho Trường Đại học Sư phạm Hà
Nội I giảm đến mức thấp nhất so với trước, có những năm chỉ đáp ứng được khoảng 2/3
nhu cầu tối thiểu của Trường. Hệ thống cơ sở vật chất tiếp tục xuống cấp nhanh chóng, đặc
biệt là hệ thống nhà ở, nhà ăn của cán bộ công nhân viên, sinh viên. Đời sống của thầy và
trò Nhà trường từng bước rơi vào tình trạng điêu đứng: lương, gạo được cung cấp chậm và
không đủ nhu cầu tối thiểu, giá cả sinh hoạt đắt đỏ, mức sống giảm sút trầm trọng, nạn đói
trở nên gay gắt. Nhiều cán bộ, công nhân viên phải xoay ra làm thêm để kiếm sống, làm
việc trái nghề từ lao động chân tay đến buôn bán, làm dịch vụ. Nề nếp, kỉ cương và an ninh,
trật tự trong kí túc xá ngày càng trở nên phức tạp với nhiều hiện tượng tiêu cực. Môi trường
mô phạm suy thoái rõ rệt sau nhiều năm được duy trì một cách mẫu mực.

Dàn hợp xướng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I biểu diễn bài hát Bài ca sư phạm, phục vụ chương
trình truyền hình quốc gia, năm 1986

48
Từ năm 1989, khi công cuộc đổi mới bước đầu khởi sắc, cuộc khủng hoảng chính trị
ở Đông Âu và Liên Xô lại tạo nên những tác động tiêu cực về nhận thức và thái độ của một
bộ phận cán bộ công nhân viên, sinh viên. Nhiều người suy giảm niềm tin, có những biểu
hiện bi quan, chán nản, xa rời các hoạt động đoàn thể, thậm chí thường xuyên chống đối
tập thể và cấp trên. Tình hình Nhà trường vào cuối những năm 80 cũng nảy sinh phức tạp
do một số cán bộ chủ chốt sai phạm về quản lí kinh tế, vi phạm nguyên tắc dân chủ, công
khai trong công tác.
Trong giai đoạn 1975 - 1986, mặc dù đối diện với nhiều biến động, khó khăn, thử
thách, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã hoàn thành về cơ bản những nhiệm vụ, kế hoạch
mà Nhà nước và ngành giáo dục giao phó, đồng thời có những bước phát triển mới, tạo đà
cho quá trình phát triển nhanh chóng trong những năm sau đó.

Cán bộ và sinh viên Khoa Vật lí tại phòng thí nghiệm, năm 1986

49
VII. Trường Đại học Sư phạm: thành viên Đại học Quốc gia Hà Nội (1993 – 1999)
Từ đầu những năm 90, Việt Nam từng bước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội,
công cuộc đổi mới đã đưa đến những biến đổi tích cực và toàn diện trên mọi lĩnh vực. Trước
sự thay đổi nhanh chóng của thực tiễn, yêu cầu đổi mới tổ chức và nâng cao chất lượng đào
tạo của nền giáo dục đại học trở nên cấp thiết, trong đó trọng tâm là thực hiện Nghị quyết về
“Tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo” của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa
VIII (tháng 1/1993) và triển khai thực hiện 5 chương trình, mục tiêu trong kế hoạch 1991-
1995 của ngành đại học.
Ngày 10/12/1993, Chính phủ ra Nghị định số 97/CP thành lập Đại học Quốc gia Hà Nội,
trực thuộc sự chỉ đạo của Chính phủ, gồm 3 trường thành viên: Đại học Sư phạm Hà Nội I,
Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội và Đại học Tổng hợp Hà Nội (từ năm 1995 tách thành
hai trường: Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn). Giám đốc Đại
học Quốc gia Hà Nội là Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Nguyễn Văn Đạo - cựu sinh viên Ban Toán
- Trường Đại học Sư phạm Khoa học. Tháng 3/1995, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I chính
thức trở thành trường thành viên Đại học Quốc gia Hà Nội, sau đó được đổi gọi là Trường Đại
học Sư phạm - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Trong giai đoạn 1993 - 1999, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm là Phó Giáo sư, Tiến
sĩ Nghiêm Đình Vỳ (1992 - 1997), Giáo sư, Tiến sĩ Đinh Quang Báo (1997 - 2006).

GS.TSKH. Nguyễn Văn Đạo GS.TS. Đinh Quang Báo

50
Sau khi trở thành một đơn vị thành viên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, từ năm học
1994 - 1995 đến năm học 1998 - 1999, trong công tác đào tạo, Trường Đại học Sư phạm
triển khai các hoạt động lớn:
- Thực hiện quy trình đào tạo theo hai giai đoạn cho sinh viên hệ Đại học chính quy:
giai đoạn I gồm các môn học đại cương chung cho các khối ngành, do Trường Đại
học Đại cương - Đại học Quốc gia Hà Nội quản lí; giai đoạn II gồm các môn chuyên
ngành do các khoa trong Trường quản lí.
- Tiếp tục triển khai chủ trương đa dạng hóa các loại hình đào tạo: thành lập Trung tâm
Đào tạo từ xa và mở hệ đào tạo Từ xa, có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nâng trình độ
đạt chuẩn đại học sư phạm đối với giáo viên mầm non, tiểu học và trung học cơ sở ở
các tỉnh thành (từ năm 1994); mở các lớp tạo nguồn đào tạo thạc sĩ cho các tỉnh miền
núi, vùng sâu, vùng xa (từ năm 1995); mở hệ đào tạo Cử nhân Tài năng ở các khoa
Ngữ văn, Toán - Tin, Vật lí (từ năm 1997). Trường cũng từng bước triển khai đào tạo
cấp chứng chỉ về Tâm lí học sư phạm, Phương pháp giảng dạy đại học, Tin học...

Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến dự và phát biểu tại Hội thảo khoa học kỉ niệm 40 năm chiến thắng
Điện Biên Phủ, năm 1994

51
Năm 1994, bộ môn Máy tính điện tử trực thuộc Trường (thành lập năm 1979) và bộ
môn Tin học thuộc Khoa Toán (thành lập năm 1993) sáp nhập thành bộ môn Tin học, thuộc
Khoa Toán. Từ lúc này Khoa Toán được đổi gọi là Khoa Toán - Tin. Năm 1995, Hệ Phổ
thông chuyên Toán có thêm lớp chuyên Tin và được đổi gọi là Hệ Phổ thông chuyên Toán
- Tin, trực thuộc Khoa Toán - Tin.
Tháng 7/1998, Trường Trung học phổ thông bán công Nguyễn Tất Thành được thành
lập, đặt dưới sự quản lí trực tiếp của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và Sở Giáo dục và
Đào tạo Hà Nội, có nhiệm vụ đào tạo học sinh trung học phổ thông và trung học cơ sở chất
lượng cao, đồng thời là trường thực hành, phục vụ công tác đào tạo, rèn luyện nghiệp vụ
sư phạm cho sinh viên Trường Đại học Sư phạm.

Lớp học sinh Trường Trung học phổ thông bán công Nguyễn Tất Thành khóa 1998 - 2001

52
Trong giai đoạn là đơn vị thành viên Đại học Quốc gia Hà Nội, quy mô tuyển sinh và
số lượng sinh viên hàng năm của Trường Đại học Sư phạm tăng lên nhanh chóng. Sau
nhiều năm được yêu cầu cắt giảm chỉ tiêu tuyển sinh, Nhà trường lại đứng trước sức ép rất
lớn về quy mô đào tạo. Ngay trong năm học 1994 - 1995, số lượng tuyển sinh hệ Đại học
chính quy đã gần gấp đôi so với năm trước. Năm học 1995 - 1996 Trường tuyển 1.800 sinh
viên, đến năm học 1996 - 1997 tuyển 2.500 sinh viên. Ở một số khoa, số lượng sinh viên
khóa mới tăng vọt lên hàng chục lần so với những khóa trước, từ 20 - 30 sinh viên lên 200
- 300 sinh viên. Do số lượng tuyển sinh tăng nhanh, tổng số sinh viên hệ Đại học chính quy
của Trường qua các năm ngày càng lớn. Năm học 1997 – 1998 Trường có 6.939 sinh viên,
năm học 1999 – 2000 có 7.260 sinh viên.

Hội nghị Khoa học Sinh viên Trường Đại học Sư phạm – Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 1998

53
Từ năm 1993 đến năm 1999, bên cạnh công tác đào tạo, mọi mặt hoạt động của
Trường Đại học Sư phạm có những chuyển biến mạnh mẽ. Công tác nghiên cứu khoa học
được đẩy mạnh với việc triển khai hàng loạt đề tài nghiên cứu cấp Đại học Quốc gia, cấp
Thành phố, cấp Bộ, cấp Nhà nước và đề tài trọng điểm đặc biệt; tổ chức nhiều hội thảo
khoa học cấp Bộ, cấp Quốc gia và hội thảo khoa học Quốc tế. Cùng với các trường thành
viên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm từng bước thiết lập các
quan hệ hợp tác, liên kết trong nghiên cứu khoa học và đào tạo với nhiều trường đại học,
viện nghiên cứu, tổ chức phi chính phủ của các nước ở khu vực Tây Âu, Bắc Mĩ cùng nhiều
nước trong khu vực. Trường cũng nhận được sự viện trợ, giúp đỡ quý báu về tài chính, kĩ
thuật, trang thiết bị và tài liệu từ các tập đoàn, tổ chức quốc tế và chính phủ các nước Pháp,
Hà Lan, Bỉ, Úc...

Phái đoàn Hà Lan trao tặng kinh phí hỗ trợ đào tạo giáo dục đặc biệt cho Trường Đại học Sư phạm – Đại học
Quốc gia Hà Nội, năm 1998

54
Về cơ sở vật chất, trong giai đoạn 1993 - 1999, Đại học Quốc gia Hà Nội được đầu tư
xây dựng hàng loạt công trình lớn trong khuôn viên của Trường Đại học Sư phạm và Đại
học Sư phạm Ngoại ngữ như nhà điều hành, hội trường trung tâm, thư viện, hệ thống giảng
đường, trụ sở các khoa, các trung tâm nghiên cứu và đơn vị trực thuộc. Trường Đại học Sư
phạm cũng được đầu tư cải tạo sân vận động, sân tập đa năng (năm 1995), xây dựng tòa
nhà 3 tầng của Trường Trung học phổ thông Nguyễn Tất Thành và tòa nhà Trung tâm Giáo
dục Đặc biệt (năm 1998), cải tạo 2 dãy nhà C4 trong kí túc xá (năm 1999). Khu vực hội
trường lớn của Trường cũng được phá dỡ để giải phóng mặt bằng xây dựng các giảng
đường mới (năm 1998). Từ giữa những năm 90, Nhà trường từng bước thực hiện việc dành
một phần diện tích trong khuôn viên Trường để cấp đất xây dựng nhà ở cho cán bộ, công
nhân viên. Khuôn viên Trường trở thành một công trường lớn với nhiều hạng mục được
xây dựng khắp nơi, hàng loạt công trình cũ được dỡ bỏ, nhiều cơ sở và đơn vị chuyển dời
địa điểm. Diện mạo cơ sở vật chất và cảnh quan của Trường biến đổi nhanh chóng. Tình
trạng nhà ở của cán bộ, sinh viên xen lẫn với giảng đường, phòng thí nghiệm tạo thành
“làng Sư phạm” kéo dài nhiều năm về cơ bản chấm dứt. Đời sống vật chất và điều kiện
sinh hoạt của cán bộ, công nhân viên và sinh viên cũng được cải thiện rõ rệt sau nhiều thập
kỉ khó khăn, thiếu thốn.

Tổng Bí thư Đỗ Mười dự và phát biểu tại Đại hội Đảng bộ

Trường Đại học Sư phạm – Đại học Quốc gia Hà Nội lần thứ VIII, năm 1996

55
Mặc dù nhận được sự đầu tư trên quy mô lớn và có những bước phát triển nhanh chóng,
nhưng trong giai đoạn 1993 - 1999, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Quốc gia Hà Nội tiếp
tục gặp không ít thách thức, bất cập. Quy mô tuyển sinh hàng năm đột ngột tăng nhanh đã
khiến cho Trường bị quá tải, đặc biệt khi điều kiện cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ giảng dạy
chưa kịp bổ sung, đáp ứng yêu cầu đào tạo mới. Sau một thời gian dài không được tự chủ hoặc
không chú ý đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ kế cận, từ cuối những năm 90, nhiều khoa
trong Trường từng bước rơi vào tình trạng hụt hẫng về đội ngũ giảng viên. Công tác quản lí,
đào tạo sinh viên bộc lộ nhiều bất cập trước tình trạng quy mô tuyển sinh tăng nhanh và đào
tạo hai giai đoạn đại cương - chuyên ngành. Các khoa và đoàn thể cũng không thể theo dõi
sinh viên một cách chặt chẽ như trước khi một bộ phận lớn thuê trọ bên ngoài. Nề nếp trong
kí túc xá tiếp tục bị buông lỏng trong một thời gian dài. Những hiện tượng gây rối, đánh lộn,
trộm cắp, cư trú trái phép, chơi cờ bạc, say bia rượu... vẫn tồn tại trong một bộ phận sinh viên
cá biệt. Bên cạnh đó, một số chủ trương của lãnh đạo Đại học Quốc gia Hà Nội đối với Nhà
trường cũng chưa thật sát đúng và phù hợp với tính chất của một trường sư phạm. Một bộ phận
cán bộ, công nhân viên tỏ ra băn khoăn, lo lắng về vị trí, tương lai của Nhà trường trong mô
hình đại học mới có nhiều điểm khác biệt so với trước và được cho là không phù hợp với đặc
thù của một cơ sở đại học đào tạo giáo viên bậc cao.

Hội nghị về phương hướng phát triển Trường Đại học Sư phạm - Đại học Quốc gia Hà Nội,
năm 1998

56
VIII. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội: chuẩn mực, sáng tạo, tiên phong (1999 – 2021)
Từ năm 1999 đến năm 2021, gắn liền với quá trình phát triển nhanh chóng của đất
nước và ngành giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tiếp tục có những bước phát
triển mới toàn diện.
Ngày 24/12/1996, Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII)
thông qua Nghị quyết số 02-NQ/HNTW về định hướng chiến lược phát triển giáo dục -
đào tạo trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá và nhiệm vụ đến năm 2000. Đối với
ngành sư phạm, Nghị quyết nêu rõ: “Củng cố và tập trung đầu tư nâng cấp các trường sư
phạm. Xây dựng một số trường đại học sư phạm trọng điểm để vừa đào tạo giáo viên có
chất lượng cao vừa nghiên cứu khoa học giáo dục đạt trình độ tiên tiến. Không thu học phí
và thực hiện chế độ học bổng ưu đãi đối với học sinh, sinh viên nghành sư phạm. Có chính
sách thu hút học sinh tốt, khá, giỏi vào nghành sư phạm. Tǎng chỉ tiêu đào tạo của các
trường sư phạm…”.
Trên cơ sở tinh thần Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ hai (khóa
VIII) và ý kiến một bộ phận cán bộ giảng viên chủ chốt của Trường Đại học Sư phạm,
ngày 12/10/1999, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 201/1999/TTg, tách
Trường Đại học Sư phạm khỏi Đại học Quốc gia Hà Nội để xây dựng thành trường đại học
sư phạm trọng điểm của cả nước. Từ lúc này tên gọi chính thức của Trường là Trường Đại
học Sư phạm Hà Nội.

Lễ bế giảng và trao bằng cử nhân cho sinh viên tốt nghiệp, năm 2017

57
Từ năm 1999 đến năm 2021, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội là: Giáo
sư, Tiến sĩ Đinh Quang Báo (1997 - 2006), Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Viết Thịnh (2006 -
2012), Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Minh (từ năm 2012). Bí thư Đảng ủy Trường là: Giáo
sư, Tiến sĩ Đinh Quang Báo (Quyền Bí thư, 1999 - 2000), Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đinh Ngọc
Bảo (2000 - 2006), Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Ba (2006 - 2012), Phó Giáo sư, Tiến sĩ
Đặng Xuân Thư (2012 - 2020), Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Việt Hùng (từ năm 2020). Chủ tịch
Hội đồng Trường là Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Việt Hùng (từ năm 2018).

GS.TS. Nguyễn Viết Thịnh GS.TS. Nguyễn Văn Minh

PGS.TS. Đinh Ngọc Bảo PGS.TS. Trần Văn Ba

PGS.TS. Đặng Xuân Thư GS.TS. Đỗ Việt Hùng

58
Sau khi tách khỏi Đại học Quốc gia Hà Nội, cùng với quá trình xây dựng đại học sư
phạm trọng điểm, quy mô và loại hình đào tạo của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội ngày
mở rộng. Trường thành lập thêm nhiều đơn vị đào tạo mới: Khoa Giáo dục Đặc biệt, Khoa
Giáo dục Thể chất, Khoa Sư phạm Âm nhạc - Mĩ thuật (năm 2001), Khoa Công nghệ
Thông tin, Khoa Ngoại ngữ (năm 2003, sau đó tách thành các khoa: Tiếng Pháp (năm
2004), Tiếng Anh (năm 2004)), Khoa Việt Nam học, Khoa Quản lí Giáo dục (năm 2005),
Bộ môn Tiếng Trung Quốc, Khoa Triết học, Khoa Công tác Xã hội (năm 2011). Từ năm
2005, Hệ Trung học phổ thông chuyên Toán - Tin được đổi gọi là Khối Trung học phổ
thông chuyên - Đại học Sư phạm Hà Nội, đến năm 2009 chuyển thành Trường Trung học
Phổ thông Chuyên - Đại học Sư phạm Hà Nội và mở thêm các lớp chuyên Vật lí, Hóa học,
Sinh học, Ngữ Văn. Từ năm 2007, Khoa Sinh - Kĩ thuật Nông nghiệp đổi gọi là Khoa Sinh
học. Từ năm 2013, Khoa Giáo dục chính trị đổi gọi là Khoa Lí luận chính trị - Giáo dục
công dân.

Hội nghị về công tác đào tạo không chính quy, năm 1999

59
Trong giai đoạn 1999 - 2021, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội thành lập thêm một
số trung tâm, viện nghiên cứu và phòng ban mới: Trung tâm Nghiên cứu và Sản xuất học
liệu (năm 2000); Viện Nghiên cứu Sư phạm (năm 2001); Nhà xuất bản Đại học Sư phạm
(năm 2002); Trung tâm Bảo đảm chất lượng giáo dục và khảo thí; Trung tâm Công nghệ
Thông tin (năm 2005); Phòng Sau đại học; Phòng Khoa học - Công nghệ; Phòng Tạp chí
và Thông tin Khoa học - Công nghệ; Viện Khoa học Xã hội (năm 2007); Trung tâm Nghiên
cứu và phát triển nghiệp vụ sư phạm (năm 2017)...
Năm 2015, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tiếp nhận cơ sở vật chất và đội ngũ cán
bộ, giảng viên của Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nam, chuyển thành phân hiệu của Trường
tại Hà Nam. Trong những năm sau đó, Nhà trường từng bước cải tạo cơ sở vật chất, kiện
toàn các đơn vị phòng ban, thành lập Trường Tiểu học Nguyễn Tất Thành, Trường Trung
học cơ sở và Trung học phổ thông Nguyễn Tất Thành trực thuộc Phân hiệu Hà Nam.

Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tại Hà Nam

60
Trong 2 thập kỉ đầu của thế kỉ XXI, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội có sự phát
triển nhanh chóng và vượt bậc về quy mô, cơ cấu tổ chức. Số lượng các khoa đã tăng lên
gần gấp đôi so với trước. Đến năm 2021, toàn Trường có 23 khoa, 1 phân hiệu, 1 trường
trung học phổ thông, 1 trường trung học cơ sở và trung học phổ thông, 1 trường mầm non,
2 bộ môn trực thuộc. Cùng với việc thành lập các khoa và các chuyên ngành đào tạo mới
ở bậc đại học, từ năm 2001, Trường tiếp tục mở rộng đào tạo hệ Cử nhân Tài năng ở các
khoa Hóa học, Sinh - Kĩ thuật Nông nghiệp, Lịch sử, Địa lí, mở thêm chương trình đào tạo
Văn bằng 2, hệ Cử nhân khoa học (ngoài Sư phạm), hệ Đào tạo chính quy theo địa chỉ, hệ
Liên thông từ cao đẳng lên đại học. Chỉ tiêu tuyển sinh hệ Đại học chính quy hàng năm
của Trường tăng lên theo từng năm: năm 1999: 1.200 sinh viên, năm 2014: 2.760 sinh viên,
năm 2019: 3.677 sinh viên, đến năm 2021 tăng lên 7.090 sinh viên.

Lễ kỉ niệm 10 năm thành lập Khoa Tiếng Pháp, năm 2014

61
Từ giữa những năm 90, điểm chuẩn xét tuyển hệ Đại học chính quy của Trường Đại
học Sư phạm Hà Nội tiếp tục tăng lên và liên tục đứng trong nhóm những trường đại học có
điểm xét tuyển cao nhất trên cả nước. Chính sách miễn học phí của Nhà nước đối với sinh viên
các trường sư phạm cũng giúp cho Trường thu hút được nhiều học sinh xuất sắc từ các trường
phổ thông. Chất lượng sinh viên được tuyển vào Trường cao hơn so với trước, đặc biệt là trong
giai đoạn cuối những năm 90 đến giữa những năm 2000. Đến năm 2021, ở bậc đào tạo đại
học, cao đẳng, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội có 45 chương trình đào tạo hệ chính quy,
trong đó có 8 chương trình đào tạo chất lượng cao và liên kết nước ngoài.
Hệ đào tạo Sau đại học từ năm 1999 tiếp tục được mở rộng. Chỉ tiêu tuyển sinh cao học
và nghiên cứu sinh tăng lên so với trước. Trong giai đoạn 2000 - 2020, trung bình mỗi năm
Trường tuyển trên dưới 1.500 học viên cao học và 150 nghiên cứu sinh. Các khoa trong Trường
từng bước xây dựng, triển khai chương trình thạc sĩ nghiên cứu và thạc sĩ ứng dụng. Đến năm
2021, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội có 39 chương trình đào tạo tiến sĩ, 49 chương trình đào
tạo thạc sĩ và một số chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ liên kết với các trường đại học, viện
nghiên cứu ở các nước phát triển. Hoạt động đào tạo sinh viên nước ngoài cũng được mở rộng
ở bậc đại học và sau đại học. Trong năm học 2016 - 2017, tại Trường có 204 lưu học sinh đại
học và sau đại học từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Lào, Bỉ, Canada, Thụy Điển. Nhằm
đáp ứng nhu cầu học tiếng Việt của người nước ngoài, năm 2008, Trường thành lập Trung tâm
Đào tạo và Giáo dục Quốc tế, đến năm 2016 đổi tên là Viện Đào tạo và Giáo dục Quốc tế.

Lễ trang bằng tiến sĩ, bế giảng và trao bằng thạc sĩ khóa 26, năm 2019

62
Sau khi tách khỏi Đại học Quốc gia Hà Nội, từ năm học 1999 - 2000, Trường Đại
học Sư phạm Hà Nội chuyển phương thức đào tạo hai giai đoạn sang niên chế. Từ năm học
2009 - 2010, Trường tiến hành chuyển đổi phương thức đào tạo từ niên chế sang học chế
tín chỉ ở bậc đại học, xây dựng hoàn chỉnh chương trình khung và chương trình chi tiết ở
tất cả các mã ngành đào tạo. Chương trình đào tạo thạc sĩ cũng được chuyển đổi sang hệ
thống tín chỉ trên cơ sở hoàn thiện và chuẩn hóa. Từ năm học 2019 - 2020, Trường bắt đầu
thực hiện chương trình đào tạo mới ở bậc đại học. Trong 2 năm đầu, sinh viên được đào
tạo các môn chung và môn cơ sở, từ năm thứ ba học các môn chuyên ngành và nghiệp vụ.
Bên cạnh loại hình đào tạo chính quy, Trường tiếp tục mở rộng hệ đào tạo Chuyên
tu (đổi thành Chương trình đào tạo liên thông từ năm 2008), Tại chức (từ năm 2007 đổi gọi
là Vừa làm vừa học), Từ xa (ngừng tuyển sinh từ năm 2015) ở nhiều tỉnh, thành trên cả
nước, đào tạo nâng chuẩn và trên chuẩn đối với giáo viên mầm non, tiểu học và trung học
cơ sở. Liên tục trong nhiều năm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội là cơ sở đại học có quy
mô đào tạo hệ Vừa làm vừa học và hệ Từ xa lớn nhất cả nước với số lượng tuyển sinh hàng
năm từ khoảng 15.000 đến 20.000 học viên.
Công tác bồi dưỡng, cấp chứng chỉ, chứng nhận đối với đội ngũ giáo viên và cán bộ
quản lí giáo dục các cấp ở các địa phương tiếp tục được Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
duy trì thường xuyên, đặc biệt là từ năm học 2002 – 2003 và năm học 2018 – 2019, gắn
liền với việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa ở trường phổ thông dưới sự chỉ đạo của
Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Lễ tổng kết và trao bằng tốt nghiệp hệ Vừa làm vừa học, năm 2018

63
Từ cuối những năm 90, đầu những năm 2000 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đẩy
mạnh việc xây dựng đội ngũ giảng viên trẻ, chủ yếu từ nguồn sinh viên xuất sắc tốt nghiệp
hàng năm. Số lượng cán bộ, công nhân viên của Trường tăng từ 956 người năm 1999 lên
1.069 người năm 2021. Một số lượng lớn giảng viên trẻ được cử đi học thạc sĩ, tiến sĩ tại
nhiều nước ở Tây Âu, Bắc Mĩ, Úc, Nhật Bản, Trung Quốc… Trình độ chuyên môn, ngoại
ngữ, tin học của đội ngũ giảng viên được nâng lên so với trước. Trong năm học 2020 -
2021, toàn Trường có 17 giáo sư, 141 phó giáo sư, 276 tiến sĩ, 451 thạc sĩ. Từ sự phát triển
của nguồn nhân lực, lĩnh vực nghiên cứu khoa học được đẩy mạnh với nhiều đề tài khoa
học cấp Bộ, cấp Nhà nước. Trong nhiều năm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tiếp tục là
một trong 4 trường đại học dẫn đầu cả nước về số lượng bài báo đăng trên các tạp chí khoa
học quốc tế có chỉ số ISI. Tạp chí Khoa học của Trường là một trong 4 tạp chí khoa học
hàng đầu của cả nước được Bộ Giáo dục và Đào tạo đầu tư nâng cấp theo chuẩn ISI quốc
tế.

Lễ công bố quyết định bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư, năm 2021

64
Lĩnh vực hợp tác quốc tế của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội trong hai thập kỉ đầu
tiên của thế kỉ XXI được mở rộng nhanh chóng và mạnh mẽ dưới nhiều hình thức: liên kết
đào tạo đại học và sau đại học, trao đổi chuyên gia, bồi dưỡng cán bộ, nghiên cứu khoa
học... Đến năm 2021, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã thiết lập quan hệ hợp tác và trao
đổi biên bản ghi nhớ với trên 150 trường đại học, viện nghiên cứu và tổ chức khoa học,
giáo dục trên thế giới. Nhiều khoa trong Trường như Toán – Tin, Sinh học, Giáo dục Đặc
biệt, Vật lí, Công nghệ thông tin, Hóa học, Công tác xã hội… tiếp tục phát huy truyền
thống và thế mạnh trong hợp tác quốc tế.

Hội thảo “Giao lưu văn hóa Việt – Pháp: Thành tựu và triển vọng” do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

phối hợp với Trường Sư phạm Cao cấp Paris (Pháp) tổ chức tại Hà Nội, năm 2018

65
Từ ngân sách của Nhà nước và một phần kinh phí tự chủ, hệ thống cơ sở vật chất, kĩ
thuật phục vụ công tác nghiên cứu, đào tạo của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội được đầu
tư cải tạo, xây dựng trên quy mô lớn. Từ năm 2005 đến năm 2010, khu nhà Hiệu bộ, giảng
đường D3, giảng đường B cũng lần lượt được cải tạo, mở rộng diện tích sử dụng. Từ năm
học 2010 - 2011, Trường tiến hành cải tạo, nâng cấp Sân vận động đạt tiêu chuẩn FIFA,
khởi công xây dựng đơn nguyên 4 của Trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông
Nguyễn Tất Thành, khởi công xây dựng khu Hội trường lớn đa năng với sức chứa 1.200
chỗ ngồi và đưa vào sử dụng từ năm 2015. Năm 2019, tòa nhà D4 gồm 8 tầng của Trường
Trung học Phổ thông Chuyên được đưa vào sử dụng với tổng diện tích hơn 3.000 m2. Năm
2020, công trình Trung tâm học liệu và Chuyển giao công nghệ tại số 128 đường Xuân
Thủy được hoàn thành trên khu đất có diện tích 1.258 m2. Hệ thống nhà để xe và khu vực
đỗ xe trong khuôn viên Trường từng bước được quy hoạch, xây dựng lại. Cùng với việc
xây dựng các công trình mới, cảnh quan môi trường - đặc biệt là hệ thống cây xanh, thảm
cỏ, đường nội bộ, công trình vệ sinh - cũng được cải tạo, quy hoạch ngày càng sạch đẹp.
Diện mạo khuôn viên Nhà trường thay đổi hoàn toàn so với những thập kỉ trước.

Lễ khánh thành Hội trường lớn đa năng, năm 2015

66
Đến năm 2021, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội có 6 khu giảng đường lớn với gần
200 phòng học, phần lớn đã được trang bị các thiết bị, phương tiện hiện đại như hệ thống
âm thanh không dây, máy chiếu, điều hòa không khí, mạng wifi... Hệ thống phòng thí
nghiệm phục vụ nghiên cứu, đào tạo được nâng cấp với 29 phòng thí nghiệm chuyên ngành
(trong đó có 4 phòng thí nghiệm chuyên ngành trọng điểm), 29 phòng thí nghiệm cơ bản,
38 xưởng thực hành, 15 phòng máy tính, 1 vườn thực nghiệm. Trung tâm Thông tin - Thư
viện của Trường được trang bị hơn 100.000 đầu tài liệu với gần 400.000 bản, kho cơ sở dữ
liệu phong phú từng bước được số hóa. Hệ thống giáo trình, tài liệu tham khảo phục vụ
công tác nghiên cứu, đào tạo cũng được đầu tư biên soạn tương đối đầy đủ và cập nhật
thường xuyên.

Sinh viên Khoa Sinh học tại phòng thí nghiệm Công nghệ sinh học và vi sinh, năm 2019

67
Bên cạnh hệ thống cơ sở vật chất phục vụ công tác nghiên cứu, đào tạo, khu kí túc
xá sinh viên của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tiếp tục được đầu tư nâng cấp với việc
xây dựng và đưa vào sử dụng nhà A10, nhà A11 (năm 2003), cải tạo, sửa chữa các tòa nhà
A6, A8, A9 (năm 2008) theo hướng hiện đại, tiện nghi. Năm 2018, sau 8 năm khởi công
xây dựng, công trình nhà A12 gồm 12 tầng tại kí túc xá hoàn thành, trở thành một trong
những công trình nội trú sinh viên hiện đại bậc nhất ở Hà Nội. Khu nhà cấp 4 và hệ thống
nhà để xe, nhà tạm cũng được phá dỡ, giải tỏa mặt bằng để xây dựng thành vườn hoa, sân
chơi, sân thể thao. Cảnh quan, môi trường và điều kiện sinh hoạt tại khu nội trú của Trường
từng bước khang trang, sạch đẹp hơn hẳn so với trước, phục vụ tốt nhu cầu sinh hoạt của
hàng nghìn học viên, sinh

Khuôn viên kí túc xá Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

68
Bên cạnh những tiến bộ về cơ sở vật chất và điều kiện giảng dạy, học tập, sinh hoạt,
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cũng có những thay đổi tích cực trong công tác quản lí,
điều hành và quy trình làm việc theo hướng phát huy dân chủ, công khai, minh bạch. Từ
năm học 2014 – 2015, Nhà trường xây dựng và ban hành hàng loạt quy định mới về tiêu
chuẩn, chế độ làm việc đối với giảng viên, giáo viên thực hành, viên chức hành chính và
người lao động; về công tác thi đua khen thưởng; về đánh giá cán bộ; về thời gian làm việc
của viên chức; về việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ, thôi giữ chức
vụ, từ chức, miễn nhiệm, luân chuyển cán bộ quản lí. Nhà trường cũng tổ chức các buổi
tiếp xúc, đối thoại giữa Ban Giám hiệu và sinh viên, học viên sau đại học, cán bộ trẻ hàng
năm. Nề nếp, tác phong và lề lối làm việc, giao tiếp của các đơn vị và bộ phận phòng ban
chức năng cũng có sự đổi mới theo hướng ngày càng chuyên nghiệp, quy củ hơn. Việc ứng
dụng công nghệ thông tin trong quản lí, đào tạo và cung cấp thông tin trực tuyến được triển
khai có hệ thống, mang lại hiệu quả cao.
Sau một thời gian chuẩn bị, năm 2018, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã thành lập
Hội đồng Trường và bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng Trường đối với Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Việt
Hùng. Sau khi thành lập, Hội đồng Trường đã từng bước ban hành quy chế tổ chức và hoạt
động của Trường. Năm 2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra quyết định công nhận Hội đồng
Trường và Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội nhiệm kì 2020 – 2025.

Lễ công bố quyết định công nhận Hội đồng Trường, Chủ tịch Hội đồng

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, năm 2020

69
Quá trình xây dựng và phát triển của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội trong 2 thập
niên đầu tiên của thế kỉ XXI gắn liền với việc từng bước xác định sứ mạng, tầm nhìn, giá
trị cốt lõi và triết lí giáo dục. Sứ mạng của Nhà trường được xác định: Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội là trường đại học trọng điểm quốc gia và khu vực, đào tạo các chuyên gia
xuất sắc có đóng góp đặc biệt quan trọng cho hệ thống giáo dục và xã hội thông qua các
chương trình nghiên cứu, hợp tác đào tạo đại học và sau đại học có chất lượng cao. Về
tầm nhìn, đến năm 2030, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ có những kết quả vượt trội
trong nghiên cứu khoa học công nghệ, đặc biệt là khoa học giáo dục, đào tạo giáo viên chất
lượng cao ở tầm quốc gia và quốc tế. Giá trị cốt lõi của Nhà trường là: chuẩn mực, sáng
tạo, tiên phong. Triết lí giáo dục được xác định hướng đến đào tạo nhà giáo xuất sắc có
tinh thần nhân văn, tư duy hiện đại, hành động tích cực vì sự phát triển cộng đồng.

Tiếp xúc, đối thoại giữa Ban Giám hiệu và sinh viên, học viên cao học, năm 2016

70
Mặc dù đạt được những thành tựu và kết quả nổi bật, nhưng sau hơn 2 thập kỉ trong
quá trình xây dựng để trở thành trường đại học sư phạm trọng điểm của cả nước, Trường
Đại học Sư phạm Hà Nội vẫn còn những khó khăn, thách thức không nhỏ. Hệ thống cơ sở
vật chất, kĩ thuật phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu đã được đầu tư xây dựng trên quy mô
lớn nhưng vẫn chưa thực sự đồng bộ và tương xứng với nhu cầu thực tế. Một số chủ trương
lớn của Nhà trường về xây dựng cơ sở vật chất cũng không thể triển khai, trong đó có việc
xây dựng cơ sở 2 của Trường và xây dựng nhà ở cho cán bộ. Nguồn tài chính phân bổ hàng
năm từ ngân sách Nhà nước còn hạn chế. Việc thiếu tự chủ về tài chính cùng một số yếu tố
cơ chế và mô hình đã khiến Nhà trường gặp lúng túng khi tìm cách thực hiện những cải cách,
đổi mới có tính đột phá. Chương trình, nội dung đào tạo nhiều lần phải điều chỉnh, thay đổi
cũng khiến cho công tác quản lí và giảng dạy gặp không ít khó khăn, bất cập. Ý thức học
tập, rèn luyện, lối sống và văn hóa giảng đường của một bộ phận sinh viên chưa tương xứng
và phù hợp với môi trường sư phạm. Tình trạng hàng loạt các chuyên gia, nhà khoa học đầu
ngành nghỉ hưu trong khi đội ngũ cán bộ kế cận chưa kịp bổ sung đã ảnh hưởng trực tiếp
đến chất lượng nghiên cứu và giảng dạy, đặc biệt là trong bối cảnh quy mô đào tạo tăng lên.
Chỉ riêng Khoa Ngữ văn trong năm 2003 đã có tới 9 giáo sư và 7 phó giáo sư nghỉ hưu. Một
bộ phận sinh viên sau khi tốt nghiệp tạm thời thiếu việc làm, gặp khó khăn khi tìm việc hoặc
chuyển sang làm việc trái ngành nghề được đào tạo.

Hội thảo khoa học quốc tế Tư tưởng triết học

và giáo dục của Trần Đức Thảo, năm 2013

71
Từ năm 1951 đến năm 2021, qua hơn 70 năm xây dựng và phát triển, Trường Đại
học Sư phạm Hà Nội đã đào tạo được gần 100.000 cử nhân, gần 23.000 thạc sĩ (trong đó
có hơn 1.000 thạc sĩ theo dự án Đào tạo giáo viên trung học cơ sở) và trên 1.500 tiến sĩ,
góp phần to lớn vào sự nghiệp phát triển khoa học, giáo dục của nước nhà. Trường Trung
học Phổ thông Chuyên - Đại học Sư phạm Hà Nội đã đào tạo gần 4.000 học sinh tốt nghiệp
loại Giỏi, Xuất sắc, trong đó có gần 60 học sinh đoạt huy chương trong các kì thi Olympic
quốc tế. Những thành tựu, cống hiến liên tục của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội trong
quá trình xây dựng và phát triển đã được Nhà nước ghi nhận bằng những phần thưởng,
danh hiệu cao quý.
Truyền thống, thành tựu và di sản của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội qua 70 năm
tiếp tục là bệ đỡ vững chắc cho Nhà trường trong quá trình xây dựng trường đại học sư
phạm chuẩn mực, sáng tạo, tiên phong.

Một góc khuôn viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

72

You might also like